Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HOẠT ĐỘNG xúc TIẾN THƯƠNG mại bản word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.12 KB, 12 trang )

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ XÚC
TIẾN THƯƠNG MẠI.
1.1 Khái niệm xúc tiến thương mại
Theo khoản 10 Điều 3 LTM 2005 quy định về xúc tiến thương mại như sau:
“ Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng
dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.”
Xúc tiến thương mại, theo quy định trên, mang bản chất là hoạt động xúc tiến bán hàng và cung
ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành. Đây cũng là định nghĩa duy nhất về xúc tiến thương mại
trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
1.2 Đặc điểm chung của hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện trong quá trình thực
hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó, xúc tiến thương mại có những đặc điểm
chung của hoạt động thương mại sau:
- Về mục đích: Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thông qua đó mục đích lợi nhuận của thương nhân đạt được.
Mặc dù đầu tư được coi là một loại hoạt động thương mại ( Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại
2005 ) nhưng theo quy định của Luật thương mại, mục đích của xúc tiến thương mại không bao
gồm việc tìm kiếm cơ hội thúc đấy đầu tư ( xúc tiến đầu tư ). Về mặt mặt lý luận, hoạt động
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng
cách thức để xúc tiến những hoạt động đó hì có nhiều nét tương đồng. Trong mọi trường hợp,
các biện pháp thông tin, quảng cáo, triển lãm… nhằm giới thiệu khuếch trương cho thương nhân
và hoạt động thương mại của họ mang đến hiệu quả thương mại, bao gồm cả đầu tư.
- Về chủ thể: Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân (người bán hàng, người cung ứng
dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại ) cho dù Luật thương mại quy
định đối tượng áp dụng của Luật là thương nhân và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến
hoạt động thương mại. Theo các quy định Luật thương mại thì “ tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến hoạt động thương mại” được hiểu là tổ chức, cá nhân có quan hệ thương mại với
thương nhân và trở thành một bên trong quan hệ đó ( ví dụ: Cơ quan báo chí trong hoạt động


phát hành sản phẩm quảng cáo với thương nhân ).
Chủ thể của hoạt động xúc tiến thương mại phải có tư cách pháp lý độc lập, là thương
nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Pháp luật không cho phép các văn phòng đại diện
tiến hành khuyến mãi, quảng cáo… và chỉ cho phép chi nhánh được xúc tiến thương mại phù
hợp với nội dung hoạt động ghi trong giấy phép.
- Về cách thức thực hiện: Do có đối tượng áp dụng chủ yếu là thương nhân nên Luật thương
mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành, bao gồm thương
nhân tự mình tiếp xúc thương mại cho mình, với các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo,
hội trợ triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ.


- Về đối tượng: đối tượng tác động của hoạt động xúc tiến thương mại là khách hàng, bao gồm
khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng đã và/hoặc đang có quan hệ mua bán hàng hóa hay
cung ứng dịch vụ với thương nhân xúc tiến thương mại. Khách hàng có thể là người tiêu dùng
hay đối tác thương mại của thương nhân. Đối tác thương mại của thương nhân có thể là thương
nhân mua bán hàng hóa hay cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ cho chính hoạt động thương mại của
họ hoặc là thương nhân làm trung gian thương mại như các nhà đại lý hay phân phối.
Bên cạnh các đặc điểm chung nêu trên, hoạt động xúc tiến thương mại còn có một số đặc điểm
riêng sẽ được trình bày khi đề cập đến từng hoạt động cụ thể đó.
Ví dụ: Nhằm mục đích xúc tiến đầu tư và thương mại sang thị trường Liên bang Nga, giới thiệu và quảng bá
các mặt hàng sữa Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng; đồng thời tiếp cận thị trường Nga, từ ngày
12/11 - 12/12/2015, Vinamilk đã tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao Matxcơva.
Gian hàng hơn 100m2 của Vinamilk tại hội chợ đã trưng bày, giới thiệu các dòng sản phẩm dinh dưỡng chất
lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho
sức khỏe gắn liền với các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay. Vinamilk cũng
tổ chức dùng thử tại chỗ và nhận được phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng Nga, đặc biệt các loại sữa
nước, sữa đậu nành, nước giải khát.
Với kinh nghiệm đã có từ việc xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia, trước thời điểm diễn ra hội chợ, Vinamilk đã có
những bước đi đầu tiên tiến vào thị trường Nga với các lô hàng xuất vào thành phố St.Petersburg. Thời gian
tới, Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển và mở rộng hoạt động ở các quốc gia này. Các kế

hoạch đầu tư và kinh doanh quốc tế tại đây sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu doanh số 3 tỷ USD và lọt Top
50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới của Vinamilk. Chính vì vậy, Vinamilk xem đây không chỉ là cơ hội mở
rộng thị trường mà còn tìm kiếm những đối tác phân phối tiềm năng để hợp tác. Ngoài việc tham dự hội chợ,
đại diện Vinamilk cũng tham gia các hoạt động, hội thảo xúc tiến thương mại bên lề chương trình.

1.3 Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, hoặc giữa các doanh nghiệp
với nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất, một hệ thống phân phối sản phẩm. Xúc tiến
thương mại thể hiện năng lực, uy tín, hình ảnh công ty, cho người tiêu dùng thấy doanh nghiệp
có gì, có thể làm gì và sẵn sàng làm gì. Với các bạn hàng, đối tác, xúc tiến thương mại góp phần
thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi, đẩy mạnh sự lưu thông, phân phối hàng
hóa.
Xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường một
cách bình đẳng, hiệu quả với nguồn lực của mình. Trước tiên, mọi doanh nghiệp đều có thể triển
khai hoạt động xúc tiến thương mại, không phụ thuộc vào ngành nghề, loại sản phẩm. Xúc tiến
thương mại cũng có thể giúp doanh nghiệp phát huy thế mạnh hoặc rút ngắn khoảng cách với các
doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Ở khía cạnh thứ nhất, một chiến dịch quảng cáo có thể giúp
nâng cao hình ảnh , định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp khắc sâu
một hay một số đặc tính vượt trội, dẫn đầu thị trường của mình. Ở khía cạnh thứ hai, xúc tiến
thương mại tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp bắt kịp với thị trường, một thương hiệu mới
vẫn có thể tiếp cận tốt với khách hàng nhờ triển khai hoạt động xúc tiến hợp lý. Một sản phẩm
không phải là tốt nhất vẫn có thể tồn tại trên thị trường nếu biết áp dụng hoạt động xúc tiến thông
minh, sáng tạo.
Xúc tiến thương mại tác động và góp phần làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Nhu cầu của người
tiêu dùng không cố định, họ luôn có những nhu cầu ở dạng tiềm ẩn và vai trò của xúc tiến
thương mại là phải đánh thức những nhu cầu đó và kích thích người tiêu dùng sẵn sàng chi trả
cho những sản phẩm mới.


Xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động bán hàng, giúp cho việc bán hàng dễ dàng và năng động

hơn, đưa hàng hóa vào kênh phân phối hợp lý, có lợi thế cho doanh nghiệp, từ đó giúp giảm chi
phí và đạt doanh thu cao.
Như vậy hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ là những biện pháp hỗ trợ cho chính sách giá,
chính sách sản phẩm mà còn trực tiếp nâng cao hiệu quả của những chính sách đó, cũng chính
là nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.4 Khái quát về pháp luật xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại tác động trước hết tới khách hàng nhưng cũng đồng thời tới môi
trường cạnh tranh, thậm chí được sử dụng là biện pháp cạnh tranh. Bởi vậy, sự điều chỉnh pháp
luật cũng nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thêm vào đó hoạt động xúc tiến
thương mại cũng có thể tác động đến lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước một cách tiêu cực, đòi hỏi
pháp luật phải đặt ra các điều kiện hoặc giới hạn mà khi thương nhân vượt qua các giới hạn đó
thì hoạt động xúc tiến thương mại của họ trở nên bất hợp pháp. Hoạt động xúc tiến thương mại
của thương nhân cũng có thể làm phát sinh các quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ, khi thương
nhân xúc tiến thương mại sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại của thương nhân khác và vì vậy
cũng cần được pháp luật điều chỉnh.
Như vậy hoạt động xúc tiến thương mại có thể được điều chỉnh pháp luật từ các góc độ khác
nhau. Trên thực tế, pháp luật thương mại, pháp luật cạnh tranh, pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dung, pháp luật về quảng cáo đều chứa đựng các quy phạm trực tiếp hoặc gián tiếp điều
chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỤ THỂ
2.1 Hoạt động khuyến mại
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
- Khái niệm: Điều 88 LTM 2005 đưa ra định nghĩa về khuyến mại như sau: “Khuyến mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”
Ở góc độ ngôn ngữ, “mãi” là mua, “mại” là bán. Khuyến mại, khuyến mãi được hiểu là hành vi
khuyến khích việc bán hàng, khuyến khích việc mua hàng. Do việc mua bán được tiến hành đồng
thời nên cả 2 thuật ngữ này đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ sử dụng
thuật ngữ “khuyến mại” với góc độ tiếp cận là hành vi của thương nhân nhằm tạo ra những điều
kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán hàng hóa.

- Đặc điểm:
+ Mục đích: Giống như các hoạt động xúc tiến thương mại khác, mục đích của khuyến mại là
xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ. để thực hiện mục đích này, mục tiêu bao trùm mà khuyến
mại hướng tới là tác động tới khách hàng, lôi kéo hành vi của khách hàng để họ mua sản phẩm,
sử dụng dịch vụ, giới thiệu một sản phẩm mới hay kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa
đến hàng hoá của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua, qua đó tăng thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ.
+ Chủ thể: Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Theo khoản 1 Điều 6 LTM
2005, thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
* Phân loại:
Để tạo nhiều cơ hội thương mại, pháp luật cho phép thương nhân có thể tự mình tổ chức thực
hiện việc khuyến mại hoặc sử dụng dịch vụ khuyến mại do thương nhân khác cung cấp trên cơ
sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại.


Như vậy, thương nhân thực hiện khuyến mại gồm có thương nhân tự tổ chức thực hiện khuyến
mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
- Trường hợp thương nhân tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại cho mình thì không cần
phải đăng kí để được phép thực hiện khuyến mại.
- Trường hợp thương nhân thuê dịch vụ khuyến mại do thương nhân khác cung cấp thì pháp luật
quy định điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại là cần phải có đăng kí
kinh doanh dịch vụ này.
+ Đối tượng: đối tượng hướng đến của hoạt động khuyến mại là khách hàng. Khách hàng của
một chương trình khuyến mãi có thể là người tiêu dùng nhưng cũng có thể là đối tượng thương
mại của thương nhân khuyến mại. Một chương trình khuyến mại có thể chỉ áp dụng đối với một
nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Trường hợp nhóm đối tượng nhất định là người tiêu dùng
thì chương trình khuyến mại thường được công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài việc phải thông báo công khai theo quy định tại điều 97,98 LTM 2005; trong khi đó các
chương trình khuyến mại chỉ áp dụng cho đối tượng khách hàng là đối tác thương mại thường chỉ

được thông báo đến nhóm khách hàng mục tiêu này mà thôi.
VD: Dầu gội Clear có đính kèm khăn bông thì đối tượng được khuyến mại là người tiêu dùng
sản phẩm dầu gội. Trường hợp cửa hàng mua sản phẩm của công ty về để bán với số lượng lớn
được tặng bình nước thì đối tượng được khuyến mại là cửa hàng bán sản phẩm của công ty đó
(trung gian phân phối).
+ Cách thức: Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại của khuyến mại là dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để tác động tới
thái độ và hành vi mua bán của họ là đặc trưng để phân biệt khuyến mại với các hình thức xúc
tiến thương mại khác như quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ,…
2.1.2 Cách hình thức khuyến mại
1. Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Điều 7 Nghị định 37/2006 quy định chi tiết:
“1. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là
hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên
thị trường.
2. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh
toán nào.
3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng
dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo
cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu”.
2. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền
Điều 8 Nghị định 37/2006 quy định:
“Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua,
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng,
cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền
và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ
đó”.
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó

được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo


Điều 9 Nghị định 37/2006 quy định chi tiết:
“1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa,
dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy
định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng
hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
3. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu
trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung
giá hoặc quy định giá tối thiểu.
4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn
hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương
trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.
5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ”.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách
hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định
Điều 10 Nghị định 37/2006 quy định:
“1. Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng
là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng
hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác.
2. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng
hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn
mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan
được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại”.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng
theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Điều 11 Nghị định 37/2006 quy định:

“1. Nội dung của phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97
Luật Thương mại.
2. Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến của đại diện
khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng.
4. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ và giải
thưởng mà thương nhân đã công bố”.
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà
việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa
trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Điều 12 Nghị định 37/2006 quy định:
“1. Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai,
theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong trường hợp giá trị giải thưởng
từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.


2. Trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm
theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực
hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hoá cho cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
3. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các
quy định sau đây:
a) Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không
được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng;
b) Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng,
giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội
dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;
c) Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.

4. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không
được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại
không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.
5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng, giải thưởng không
có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp
50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 96 Luật Thương
mại.
6. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện khoản 5 Điều
này”.
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng
căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện
dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức
khác
Điều 13 Nghị định 37/2006 quy định:
“1. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ quy định về thông báo các thông tin liên
quan tại Điều 97 Luật Thương mại; có trách nhiệm xác nhận kịp thời, chính xác sự tham gia của
khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.
2. Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung chủ
yếu sau đây:
a) Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu;
b) Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng
thường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy
đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách
hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình;
c) Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật Thương mại”.
8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự
kiện khác vì mục đích khuyến mại
9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp
thuận.
* Lưu ý: Điều 14 nghị định 37/2006 quy định: “Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa,

dịch vụ được khuyến mại được mua, bán hoặc cung ứng qua internet và các phương tiện điện tử
khác, thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại của Luật
Thương mại và Nghị định này”.


2.1.3 Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
Khi thực hiện hoạt động khuyến mại cần tuân thủ những nguyên tắc và quy định LTM 2005, theo
đó những hành vi sau sẽ bị cấm thực hiện trong hoạt động khuyến mại. Tại Điều 100 LTM
2005 quy định những hành vi sẽ bị cấm trong hoạt động khuyến mại đó là:
1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng
hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép
cung ứng.
3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi
hình thức.
5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ
con người và lợi ích công cộng khác.
7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức
tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản
4 Điều 94 của Luật này.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại được quy định tại điều 100 LTM 2005, khoản 7
điều 4 NĐ 37/2006/NĐCP nhằm bảo vệ 3 nhóm lợi ích khác nhau:
- lợi ích công cộng

- quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đặc biệt là của người tiêu dùng
- quyền cạnh tranh trong kinh doanh của thương nhân
Ví dụ: 1. Bột nêm massan:
Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì Công
ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí
Minh.
Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói
bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các
hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng
thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác
sản xuất”.
Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại
TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại.
2. Cà phê Trung Nguyên
Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những
doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty Trung Nguyên
đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestlé để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ


với sản phẩm Nescafé của Nestles. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá cả, số lượng, chất lượng, công
dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người
sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công ...
2.1.4 Trình tự, thủ tục thực hiện các hình thức khuyến mại
Để đảm bảo sự giám sát của nhà nước về việc tuân thủ quy định pháp luật của thương nhân cũng
như cam kết của thương nhân cũng như cam kết của thương nhân đối với khách hàng, trên cơ sở
đánh giá mức độ giám sát cần thiết đối với các hình thức khuyến mại, pháp luật đề ra 3 trình tự,
thủ tục thực hiện các hình thức khuyến mại khác nhau, bao gồm thủ tục thông báo, thủ tục đăng
kí và xác nhận, thủ tục đăng kí và chấp nhận.

- Thủ tục thông báo: áp dụng đối với các hình thức khuyến mại được quy định tại khoản 1-5, 7, 8
điều 92 LTM 2005. Đối với các hình thức khuyến mại này thương nhân chỉ cần làm thủ tục thông
báo mà không cần sự xác nhận hay chấp thuận của cơ quan quản lí nhà nước về thương mại.
riêng đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho
khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố thì thương nhân
khuyến mại còn phải thực hiện việc báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, về kết
quả trúng thưởng cũng như thông báo công khai kết quả trúng thưởng sau khi hết thời hạn trao
thưởng. Đối với các hình thức khuyến mại khác thuộc nhóm này thương nhân không cần phải
làm thủ tục báo cáo và thông báo kết quả thực hiện.
- Thủ tục đăng kí và xác nhận: áp dụng đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 điều
92 LTM 2005. Đối với hình thức này thương nhân phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước
về thương mại bằng một hồ sơ thông báo được quy định cụ thể. Trong thời hạn quy định cơ quan
này xem xét xác nhận bằng văn bản việc đăng kí thực hiện chương trình khuyến mại của thương
nhân, trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thương
nhân chỉ được thực hieenh hình thức này sau khi được cơ quan nhà nước quản lý về thương mại
có thẩm quyền xác nhận; trường hợp cơ quan xác nhận là Bộ công thương thì chỉ sau khi đã
thông báo cho sở Công thương nơi dự định thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo văn bản
xác nhận của Bộ công thương. Đối với hình thức khuyến mại này, thương nhân cũng phải báo
cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến mãi cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đã
xác nhận chương trình cũng như thông báo công khai kết quả với khách hàng. Quy định về báo
cáo kết quả thực hiện chương trình còn nhằm đảm bảo thực thi quy định pháp luật, theo đó
thương nhân khuyến mại phải trích nộp vào ngân sách nhà nước 50% giá trị giải thưởng khi
không có người trúng thưởng.
- Thủ tục đăng kí và chấp thuận: được áp dụng đối với các hình thức khuyến mại khác không
được quy định cụ thể tại khoản 1-8 điều 92 LTM 2005 hay được đề cập ở khoản 9 điều 92 luật
này.
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo thương mại
- Khái niệm: Theo điều 102 LTM 2005 “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương
mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

của mình.”
- Đặc điểm:
+ Mục đích: nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ.


+ Phương thức: giới thiệu bằng các thông tin về hàng hóa, dịch vụ hoặc về chính thương nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với khách hàng làm đối tượng tác động của quảng cáo.
+ Chủ thể: chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh
doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của
mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi
nhuận. Đây là đặc điểm khác biệt của quảng cáo thương mại đối với các hoạt động thông tin, cổ
động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội… thực hiện nhằm tuyên truyền về
đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo thương mại
khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc điểm là một quá trình thông
tin.
Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ
quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ
2.2.2 Vấn đề áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại
Vấn đề áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại được đặt ra khi bên cạnh
LTM 2005 có các quy định về hoạt động quảng cáo thương mại còn có Luật Quảng cáo 2012 quy
định về hoạt động quảng cáo nói chung, bao gồm quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm
mục đích sinh lợi và không nhằm mục đích sinh lợi.
2.2.3 Các vấn đề pháp lý quan trọng về quảng cáo thương mại
- sản phẩm quảng cáo là gì để xác định hành vi của thương nhân có phải là hành vi quảng cáo
không và có chịu sự điều chỉnh của pháp luật về quảng cáo không.
- phương tiện quảng cáo là gì và có loại phương tiện quảng cáo nào.
- các hành vi quảng cáo bị cấm để nhận biết quảng cáo nào là hợp pháp hay bất hợp pháp.
- vai trò và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khác nhau tham gia vào một hoạt động thương
mại cụ thể.

2.3 Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm
Điều 117 LTM2005 quy định: “Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới
thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.”
Đặc điểm:
- Mục đích: nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Phương thức tác động: giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân.
- Phương thức thực hiện: hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ vừa có điểm khác vừa
có điểm giống với quảng cáo thương mại. Điểm khác là ở chỗ trong khi hàng hóa dịch vụ được
quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo thì trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ lại dùng
chính hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ đó để giới thiệu.
- Chủ thể: tương tự như quảng cáo thương mại, thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch
vụ có thể tự mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ này thực hiện việc trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ và qua đó làm phát sinh một quna hệ hợp đồng dịch vụ.
2.3.2 Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Theo quy định tại điều 120 LTM 2005 thì thương nhân có thể thực hiện việc trưng bày, giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức mở phòng trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tại các trung tâm thương mại hoặc trong các hoạt động giải trí,


văn hóa, thể thao, nghệ thuật; tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch
vụ; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên internet và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật.
2.3.3 Các điều kiện pháp lý đối với trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Điều kiện chung đối với hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu là hàng hóa , dịch vụ đó phải là
hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải là (1)những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh hợp pháp
trên thị trường (2)hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải tuân thủ các quy định của pháp
luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hoá.( điều 121 LTM 2005)
Riêng hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu còn phải (1). Là hàng hoá

được phép nhập khẩu vào Việt Nam;(2). Hàng hoá tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu phải
tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày
tạm nhập khẩu; nếu quá thời hạn trên thì phải làm thủ tục gia hạn tại hải quan nơi tạm nhập khẩu;
(3.) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì phải tuân thủ
các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu.(điều 122 LTM 2005)
Các trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ như sau :(1.) Tổ chức trưng bày,
giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường, sức
khoẻ con người.(2). Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện
trưng bày, giới thiệu trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt
Nam.(3). Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ làm lộ bí mật nhà nước.(4.) Trưng bày, giới
thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hoá của mình, trừ trường hợp hàng
hoá đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.(5.)
Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh về chất lượng,
giá, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác
nhằm lừa dối khách hàng.( điều 123 LTM 2005)
Việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi hoạt động hội chợ, triển lãm thương
mại còn phải tuân thủ các quy định về hoạt động này.
2.3.4 Kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; lựa chọn các hình thức
trưng bày, giới thiệu phù hợp; tự mình tổ chức hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng
bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình. Còn văn
phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của
thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó.
Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với
thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện trưng bày,
giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện. (điều 118 LTM 2005)
3. Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt nam muốn trưng bày,
giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ

trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Việt Nam thực hiện.
Việc thuê trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương. (điều 124 LTM 2005). Tuy nhiên, hợp đồng được giao
kết bằng lời nói không vì thế mà vô hiệu (điều 401 BLDS 2005). LTM 2005 cũng quy định về
quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng (điều 125-128) áp dụng cho trường hợp các bên không
thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó, các quy định chung về cung ứng dịch


vụ (Điều 74-87) cũng được áp dụng đối với những vấn đề mà các quy định về hợp đồng dịch vụ
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ không quy định.
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.1 Khái niệm và đặc điểm
- Khái niệm: Theo điều 129 LTM 2005: “Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến
thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để
thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.”
- Đặc điểm:
+ Mục đích: thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.
+ hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ của mình.
+ hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định.
Đặc điểm này giúp phân biệt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại với hoạt động trưng bày,
giới thiệu hàng hóa là hoạt động không đòi hỏi tính tập trung và không bị giới hạn về mặt thời
gian và địa điểm.
Các đặc điểm nêu trên của hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại chi phối phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật về hoạt động này.
2.4.2 Điều kiện tổ chức, tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.2.1 Điều kiện về chủ thể
Theo quy định tại khoản 1. Điều 131 LTM 2005 thì Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của
thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp

tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc
thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện. như vậy các chủ
thể nêu tại quy định này có 3 loại quyền khác nhau: (1) quyền trực tiếp tổ chức hội chợ, triễn lãm
thường mại, (2) quyền tham gia hội chợ triễn lãm thương mại ,(3) quyền thuê thương nhân khác
thực hiện việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại cho mình.
Còn theo quy định tại khoản 3. Điều 131 LTM 2005 thì Thương nhân nước ngoài chỉ có quyền
trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt
Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp
muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê
thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.
Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp
đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội
chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện.( k2.điều 131 LTM 2005).
Bên cạnh thương nhân, chủ thể tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại còn có thể là “ tổ chức
hoạt động liên quan đến thương mại”. đó là các đơn vị nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý,
vận hành các trung tâm hội chợ, triễn lãm thương mại thuộc sỡ hữu nhà nước.
2.4.2.2 Điều kiện đối vơi hàng hóa, dịch vụ:
Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại tại Việt Nam phải đáp ứng các điều
kiện quy định tại điều 134. LTM 2005. Nđ số 37/2006/NĐ-CP còn quy định về yêu cầu ghi nhãn
hàng hóa và yêu cầu đối với việc trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sỡ hữu trí tuệ để so
sánh với hàng thật.


Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại ở nước ngoài phải đáp ứng các điều
kiện quy định tại điều 135 LTM 2005
2.4.2.3 Các điều kiện pháp lý khác :
Ben cạnh các điều kiện nêu trên, pháp luật thương mại còn quy định các điều kiện pháp lý khác
đôi với hoạt động hội chợ, triễn lãm thương mại như: điều kiện Bán, tặng hàng hoá, cung ứng
dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam hay Bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ

của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài ( điều 136, 137 LTM 2005);
điều kiện về sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triễn lãm thương mại ( điều 31 NĐ số 37/2006/NĐCP); điều kiện về cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của thương nhân, tổ chức
hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại ( điều 32 nđ số 37/2006/NĐ-CP)
2.4.3 Các vấn đề về thủ tục
Tất cả các vấn đề về thủ tục đăng kí đối với việc tổ chức hội chợ, triễn lãm thường mại ở Việt
Nam; thủ tục thay đổi, bổ sung nội dung đăng kí tổ chức hội chợ, triễn lãm thường mại ở Việt
Nam ; thủ tục đăng kí tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm
thương mại ở nước ngoài; thủ tục thay đổi, bổ sung nội dung đăng kí tổ chức hội chợ, triễn lãm
thương mại ở nước ngoài đều được quy địn tại NĐ số 37/2006/NĐ-CP
Ví dụ: Theo thông tin từ Ban tổ chức, năm 2016 tại Hà Nội sẽ diễn ra 3 kỳ Triển lãm Quốc tế
Vietbuild, nhiều hơn 1 kỳ so với các năm trước đó. Cụ thể, Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội
lần thứ nhất diễn ra từ ngày 24 - 28/3/2016 có sự tham gia của 450 đơn vị với hơn 1.350 gian
hàng, trong đó có 216 doanh nghiệp trong nước, 171 doanh nghiệp liên doanh, 63 doanh nghiệp
nước ngoài đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Thụy sỹ, Úc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,…
Triển lãm lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 20 - 24/7/2016; Triển lãm lần thứ ba sẽ được tổ chức từ
ngày 16-20/11/2016.
Sản phẩm được trưng bày tại Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội lần I/2016 bao gồm các lĩnh
vực: Xây dựng – vật liệu xây dựng, bất động sản - thiết bị điện - cửa và phụ kiện cửa, trang trí
nội thất - thiết bị vệ sinh, sơn trang trí, chất chống thấm, hệ thống máy năng lượng mặt trời, ống
nước, khóa, phụ kiện xây dựng.



×