Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận Kinh tế môi trường El Nino, La Nina và tác động tới kinh tế thế giới và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.38 KB, 26 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa hai hiện tượng
1.1.1. Hiện tượng El Nino
El Nino là một hiện tượng thời tiết bất thường, gây thảm họa cho con
người hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng này xuất hiện thường xuyên hơn
với sức tàn phá ngày càng mãnh liệt, trở thành một vấn đề đáng quan tâm của
nhân loại.
Thuật ngữ El nino trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "đứa bé trai", có
ý nói đến Chúa Jesus hài đồng. Trước đây, nó là tên của dòng hải lưu chảy theo
hướng nam ngoài khơi bờ biển Pêru và Ecuađo dẫn đến sự nóng lên của bề mặt
nước phía đông Thái Bình Dương xích đạo dọc ngoài khơi bờ biển Pêru và
Ecuađo vốn thường là lạnh. Cứ trung bình 3 đến 10 năm, ngư dân
vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài
tuần trước Lễ Giáng Sinh. Chính vì thế, người dân gọi hiện tượng này là El
Nino.
Ngày nay, El Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường của
lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm dài gần 10.000 km, từ bờ
biển Nam Mỹ đến quần đảo Macsan, Marudơ ở khu vực giữa Thái Bình Dương,
kéo dài từ 8 đến 12 tháng hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 đến 4 năm một lần,
song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.
Những tác động dễ thấy nhất của El Nino là mưa bão, lụt lội. Dòng nước
ấm ở phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy
vào không khí một lượng hơi nước rất lớn, khiến cho các quốc gia ở Nam Mỹ
phải hứng chịu một lượng mưa bất thường, có khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi
ngày. Thêm vào đó, những cơn gió ở Thái Bình Dương bất ngờ đổi hướng vào
thời điểm có El Nino, chúng thổi ngược về phía đông thay vì phía tây như
thường lệ. Những cơn gió này có khả năng đưa mây vượt qua Nam Mỹ, đến tận
Romania, Bulgaria, hoặc bờ biển Đen của Nga, làm cho cả một vùng Tây bán


cầu bị bão lũ khống chế. Ngược lại, do mây tập trung vào một khu vực có mật


độ quá cao, phần còn lại của thế giới - Đông bán cầu - phải hứng chịu đợt hạn
hán nghiêm trọng. Các nước thường xuyên chịu ảnh hưởng khô hạn do El Nino
gây ra có thể kể đến là Australia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam...
1.1.2. Hiện tượng La Nina

La Nina là một hiện tượng gắn liền với El Nino. Hiện tượng El-Nino
thường lặp lại với chu kỳ từ 3 đến 4 năm. Giữa các thời kỳ nóng lên bất thường
của nước biển ở khu vực trên, đôi khi còn xảy ra hiện tượng ngược lại, nước
biển lạnh đi - Anti- El-Nino, hay còn được gọi là La Nina.
Trong tiếng Tây Ban Nha, La Nina có nghĩa là “đứa bé gái”, biểu thị sự
trái ngược với El Nino. Hiện tượng La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng
ba đến tháng sáu hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới
tháng hai năm sau. Hiện tượng La Nina thuộc dòng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ
của những vùng mà nó đi qua.
Hiện tượng La Nina sẽ gây nhiều bão tố trên Đại Tây Dương nhưng lại
làm giảm nguy cơ bão ở Thái Bình Dương. Ở Mỹ, nhiệt độ mùa đông ấm hơn
mức thông thường ở vùng Đông Nam và lạnh hơn ở vùng Tây Bắc. Nhiệt độ hạ
xuống thấp đáng kể nên sẽ gây ra trận rét đậm rét hại cho khu vưc chịu ảnh
hưởng.
Các loài động vật biển và ngư dân dường như lại được hưởng lợi từ La
Nina vì nước biển lạnh hơn mang loại nguồn cung cấp thức ăn mà dòng nước El
Nino cuốn đi.
Hiện tượng El Nino và La Nina được người ta biết đến như những hiện
tượng thời tiết thật sự khắc nghiệt và gây ra nhiều thiệt hại trên diện rộng.
Nghiên cứu hiện tượng El Nino và La Nina để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc
điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng, chúng
ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của El Nino và La Nina, những ảnh hưởng
có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế - xã hội để có những biện pháp



phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do El Nino và La Nina gây
ra.
1.2.

Nguyên nhân

1.2.1. Nguyên nhân hiện tượng El Nino

El Nino là kết quả của sự tương tác giữa bề mặt biển ở khu vực nhiệt đới
Thái Bình Dương với lớp khí quyển ngay bên trên nó. Đây là hiện tượng xảy ra
do nội lực giữa hai cực đại dương và khí quyển.
Ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương, trong điều kiện bình thường, gió
Mậu dịch thổi từ Đông sang Tây và dồn dòng nước nóng lại ở phía Tây Thái
Bình Dương. Do đó mực nước biển ở Indonesia cao hơn mực nước biển ở
Ecuador khoảng 0.5 m. Cùng lúc đó, ở Trung và Nam Mỹ, bề mặt phân cách
giữa lớp nước ấm bên trên và lớp nước lạnh bên dưới không sâu lắm, tạo điều
kiện cho nước lạnh từ bên dưới lớp nước mặt nổi lên bề mặt. Điều này khiến cho
nhiệt độ bề mặt biển ở phía Tây cao hơn ở phía Đông khoảng 8oC.
Nước nóng ở phía Tây làm không khí vùng đó nóng lên, gây ra những
hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, bao gồm mưa và bão. Trong khoảng thời gian
này vũ lượng tăng ở khu vực biển ấm (Tây Thái Bình Dương) và giảm ở khu
vực Đông Thái Bình Dương. Tất cả những hiện tượng tự nhiên này dẫn đến gió
thổi về phía Đông, là nguyên nhân của sự vận động để tự duy trì (selfperpetuating motion) ở Thái Bình Dương.
Sự vận động tự duy trì này tiếp diễn cho đến khi có những thay đổi dần
trong vùng biển cận xích đạo, được biết đến là hiện tượng El Nino. Lúc này, gió
Mậu dịch yếu dần ở khu trung tâm và Đông Thái Bình Dương. Dòng nước nóng
lan dần từ bờ Tây Thái Bình Dương về bờ Đông Thái Bình Dương. Quá trình
này làm cho bề mặt phân cách lớp nước nóng phía trên và lớp nước lạnh phía
dưới hạ xuống sâu hơn, do đó kiềm hãm sự nổi lên của lớp nước lạnh. Chênh
lệch nhiệt độ thông thường giữa phía Đông và phía Tây bị xóa bỏ, dòng nước



ấm nhất di chuyển về trung tâm Thái Bình Dương, làm cho khu vực này có
nhiều mưa.
Sự di chuyển của dòng nước cũng khiến cho vòng tuần hoàn gió thay đổi.
Trong thời gian này, gió thổi từ trung tâm đại dương ra cả hai bờ Đông và Tây,
vũ lượng cũng tăng theo chiều di chuyển của dòng nước nóng gây lũ lụt ở Peru
và khô hạn ở Indonesia và Australia.
Hiện tại, nguyên nhân khởi nguồn của hiện tượng El Nino vẫn đang được
các nhà khoa học nghiên cứu.
Khoa Sinh học môi trường và Trái đất tại Đại học Columbia mô tả sự di
chuyển dòng khí nóng vùng cận xích đạo và của dòng nước ấm trên Thái Bình
Dương như là sự dao động giữa bờ Đông và bờ Tây. Họ tin rằng sự dao động
này có thể do sự khác biệt về tốc độ của dòng Kelvin ở phía Đông và dòng
Rossby ở phía Tây.
Cũng theo mạch suy luận đó, PBS (Public Broadcasting Services) đã chỉ
ra nguyên nhân sâu xa của El Nino là sự tích tụ nước nóng ở phía Tây ở điều
kiện thông thường. Lượng nước ở phía Đông chứa năng lượng lớn, đạt đến điểm
cao nhất và quay ngước hướng trở lại, làm cho nước ở phía Tây chảy về phía
Đông. Nói cách khác, một trong những nguyên nhân khởi nguồn của El Nino là
người anh em sinh đôi với nó – La Nina và ngược lại.
Theo NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration), hiện
tượng El Nino đã xảy ra hàng nghìn năm trước. Vậy nên, nguyên nhân của El
Nino trong hiện tại chắc chắn không phải là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy
nhiên, trái đất nóng lên đã làm El Nino phát triển. Có bằng chứng cho rằng, El
Nino càng ngày càng trở nên thường xuyên và rộng lớn là hậu quả của việc nóng
lên toàn cầu.
1.2.2. Nguyên nhân hiện tượng La Nina

Như đã đề cập ở trên, La Nina là hiện tượng đi kèm với El Nino. La Nina

thường xuất hiện khi nhiệt độ mặt nước biển thấp hơn nhiệt độ chuẩn (khoảng


25oC) từ 0.5oC trở đi. Nếu nhiệt độ mặt nước biển chỉ thấp hơn nhiệt độ chuẩn
trong phạm vi từ 0 đến 0.5oC thì đó là trạng thái trung gian. Ngược lại, nếu nhiệt
độ mặt nước biển cao hơn nhiệt độ chuẩn thì đó là hiện tượng El Nino. Thông
thường, sau một chu kỳ El Nino thì đến chu kỳ trung gian hoặc chu kỳ La Nina.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA EL
NINO VÀ LA NINA
1. Thế giới
1.1. Môi trường tự nhiên
1.1.1. Thời tiết, khí hậu
a. Thay đổi về cường độ và số lượng bão nhiệt đới
Hầu hết các cơn bão nhiệt đới hình thành ở phía bên của sườn núi cận nhiệt đới gần
đường xích đạo, sau đó di chuyển về phía cực qua các trục sườn núi trước khi uốn
ngược lại vào trong vùng trung tâm của Gió Tây. Khu vực phía tây của Nhật Bản và
Hàn Quốc có xu hướng hứng chịu ít những tác động của bão nhiệt đới tháng 9 tháng
11 suốt những năm có El Nino và chu kỳ trung gian. Trong những năm có El Nino, vết
nứt của các mũi đất cận nhiệt đới có xu hướng nằm gần 130 ° Đông, thường rơi vào
các quần đảo của Nhật Bản.
Dọc bờ Đại Tây Dương, cường độ gió dọc tăng lên, gây cản trở bão nhiệt đới hình
thành và mạnh lên, bằng cách khiến những đợt gió tây trong khí quyển mạnh hơn.
Không khí trên vùng biển Đại Tây Dương có thể cũng sẽ khô và ổn định hơn trong các
đợt El Nino, điều này cũng có thể cản trở bão nhiệt đới xuất hiện và tăng cường.
Trong lưu vực Đông Thái Bình Dương: những đợt El Nino góp phần giảm cường độ
gió dọc phía đông và làm cho bão hoạt động mạnh hơn bình thường. Tuy nhiên, những
tác động của tình trạng ENSO trong khu vực này có thể khác nhau và chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi các đặc trưng khí hậu cơ bản. Các lưu vực Tây Thái Bình Dương sẽ trải
qua một sự thay đổi ở nơi mà bão nhiệt đới hình thành trong suốt thời gian có El Nino,

mà không có một sự thay đổi lớn nào số lượng bão nhiều lên mỗi năm.
Biểu đồ: Thống kê số lượng bão trung bình trong điều kiện bình thường và khi có El
Nino


Do sự thay đổi này Micronesia dường như sẽ bị ảnh hưởng bởi một vài trận bão nhiệt
đới, trong khi Trung Quốc thì giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiều bão nhiệt đới. Một
sự thay đổi trong vị trí bão nhiệt đới hình thành cũng xảy ra ở Nam Thái Bình Dương
giữa 135 ° Đông và 120 ° Tây, với bão nhiệt đới nhiều khả năng xuất hiện trong lưu
vực phía nam Thái Bình Dương hơn các vùng thuộc Australia. Do sự thay đổi này, bão
nhiệt đới có 50% khả năng ít hơn để tiếp cận Queensland, trong khi nguy cơ xuất hiện
bão nhiệt đới lại tăng lên với các quốc đảo như Niue, Polynesia thuộc Pháp, Tonga,
Tuvalu và quần đảo Cook.

b. Thay đổi khí hậu vùng nhiệt đới Đại Tây Dương
Một nghiên cứu cho các thống kê về khí hậu đã cho thấy rằng sự kiện El Nino trong
vùng xích đạo Thái Bình Dương thường đi kèm với sự ấm lên ở vùng nhiệt đới Bắc
Đại Tây Dương vào mùa xuân và mùa hè năm sau. Khoảng một nửa các sự kiện El
Nino vẫn tiếp tục tồn tại bình thường vào những tháng mùa xuân ở Tây Bán Cầu rồi
trở nên lớn bất thường trong mùa hè. Đôi khi, hiệu ứng El Nino với những dòng khí
của Đại Tây Dương trên khu vực Nam Mỹ làm tăng cường gió mậu dịch đông ở khu
vực tây xích đạo Đại tây Dương. Kết quả là, một sự giảm nhiệt độ bất thường có thể
xảy ra ở phía đông xích đạo Đại Tây Dương vào mùa xuân và mùa hè năm sau tiếp nối
sau khi El Nino đạt đỉnh điểm trong mùa đông. Các sự kiện liên quan tới El Nino trong
cả hai đại dương đồng thời có liên hệ với nạn đói nghiêm trọng do thiếu mưa gió mùa
trong thời gian dài.

c. Băng tan ở Châu Nam Cực
Có nhiều sự liên hệ với ENSO tồn tại ở các vĩ độ phía nam cao xung quanh Nam Cực.
Cụ thể, hiện tượng El Nino gây ra bất thường về cao áp trên vùng biển Amundsen và

Bellingshausen, gây băng tan và tăng lượng hải lưu nóng về phía cực trong các khu
vực này, cũng như ở Biển Ross. Biển Weddell, ngược lại, có xu hướng trở nên lạnh
hơn với nhiều băng biển hơn khi có El Nino. Điều ngược lại hoàn toàn về sự bất


thường của nhiệt độ và áp suất không khí xảy ra trong hiện tượng La Nina. Hiện tượng
biến đổi này được gọi là tình trạng lưỡng cực Nam Cực.

d. Mưa và lũ lụt
Các nước đang phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp và đánh bắt cá, đặc biệt là những
nước giáp với Thái Bình Dương, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ENSO. El Nino ảnh
hưởng trực tiếp một cách mạnh mẽ với Châu Mỹ. El Nino cùng với thời tiết ấm áp và
ẩm ướt vào tháng tư - tháng mười dọc theo bờ biển phía bắc của Peru và Ecuador, gây
ra lũ lụt lớn bất cứ khi nào nó trở nên mạnh hoặc cực mạnh.
Còn với La Nina, các vùng áp suất thấp góp phần làm tăng lượng mưa ở phần Đông
Nam của thế giới như Đông Nam Á và ở các nước như Ấn Độ hưởng lợi từ lượng mưa
tăng lên cho những mục đích nông nghiệp. Ví dụ vào năm 2008, hiện tượng này gây ra
sự sụt giảm đáng kể nhiệt độ bề mặt nước biển (2 độ C) trong khu vực Đông Nam Á
dẫn đến tăng lượng mưa. Nó cũng dẫn đến mưa lớn trên khắp Philippines, Indonesia,
và Malaysia.
Các đợt La Nina đỉnh điểm được biết là nguyên nhân gây ra lũ lụt thảm khốc tại miền
bắc Australia. Ví dụ, sau những đợt La Nina mạnh trong năm 2010, Queensland,
Australia đã phải trải qua những trận lụt tồi tệ nhất hơn bao giờ hết. Kết quả của sự
kiện thảm khốc này là hơn 10.000 người đã được di dời và buộc phải sơ tán. Sau khi
xảy ra thảm họa, người ta ước tính rằng tổng giá trị tài sản đã mất đi là trên 2 tỷ USD.
Trong quá khứ, Bolivia cũng đã trải qua một mất mát lớn về người và tài sản như một
kết quả của hiện tượng La Nina.

e. Hạn hán
Ở phía bắc Alaska, La Nina dẫn đến tình trạng khô hơn điều kiện bình thường.

Ở Đông và Trung Thái Bình Dương, La Nina được đặc trưng bởi áp suất cao hơn mức
bình thường. Điều này dẫn đến giảm sự hình thành mây và sau đó giảm lượng mưa ở
khu vực cụ thể. Indonesia và các khu vực lân cận đã từng phải trải qua hàng tháng trời
sống trong hạn hán. Ở bờ biển phía tây vùng nhiệt đới Nam Mỹ, những vùng đất thấp
của Nam Mỹ và Bờ Vịnh Mỹ phải trải qua điều kiện khô hơn mức bình thường. Hiện
tượng này cũng gây ra tình trạng khô hạn trên vùng xích đạo Đông Phi trong những


tháng từ tháng mười hai đến tháng Hai. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể dài hơn
hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hiện tượng La Nina. Trong thời
gian gần đây, khí hậu không thể đoán trước ở hầu hết các khu vực, chẳng hạn như có
những lúc điều kiện khô hạn hơn dự kiến, nhưng thay vào đó mưa vẫn xuất hiện ở các
khu vực này. Điều này cho thấy sự không thể dự báo và bất thường của hiện tượng La
Nina.

1.1.2. Đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
a. Tích cực
- Cách đây hơn 5000 năm, khi mà hiện tượng El Nino mới xuất hiện cũng đồng nghĩa
với “tin mừng” đối với ngư dân ở Peru. Vì lúc ấy nước biển tăng lên đủ ấm để vi sinh
vật phát triển, làm nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá biển. Nhờ thế ngành đánh bắt
cá của các nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh.
- El Nino làm hạn chế sự phát triển các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương.
- Các hiện tượng La Nina thường kết thúc vào mùa hè, sẽ tạo ra các điều kiện thời tiết
ôn hòa cho đến cuối mùa thu.
b. Tiêu cực
Tuy có những lợi ích nhất định như trên nhưng hiện tượng ENSO vẫn được chú ý
nhiều hơn về những ảnh hưởng đang ngày càng nghiêm trọng của nó đến thời tiết và
khí hậu. Khi El Nino xuất hiện, ban đầu những cơn gió ở Thái Bình Dương tự dưng
đổi hướng sang hướng đông, làm cho mặt nước bờ Đông sẽ nóng thêm 4 – 50 độ C,
gây mưa lớn, bão nhiệt đới mạnh, lũ quét, trượt đất, lũ bùn đá dữ dội. Trong khi đó,

vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương lạnh đi, vùng khí giáng biến mất, mây lại tập
trung mật độ quá cao bên phía đông gây nên khô hạn kéo dài. Ngoài El Nino, La Nina
cũng gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan khắp thế giới như bão tuyết, hạn hán, lũ
lụt,… Bởi thế, hiện tượng ENSO gây ra những tác động rất xấu đến đa dạng sinh học
của nhiều hệ sinh thái trên Trái Đất.
- Hệ sinh thái nông nghiệp: Lũ quét và hạn hán xảy ra tạo nên rất nhiều khó khăn cho
hệ sinh thái nông nghiệp, làm cho các loài thực vật không thể phát triển được, đặc biệt
là lúa - nguồn lương thực chính của thế giới, gây nên những mối đe dọa lớn vô cùng to
lớn cho vấn đề an ninh lương thực.
- Hệ sinh thái rừng:


+ Hạn hán kéo dài làm không khí trở nên khô và nóng. Trong điều kiện khô hanh như
thế, lửa rất dễ bị kích cháy ở các vùng đất than bùn giàu carbon gây nên các vụ cháy
rừng nghiêm trọng và có thể kéo dài hàng tháng trời không thể kiểm soát được làm
mất đi môi trường sống cũng như một số lượng lớn các loài động, thực vật.
Khi hiện tượng El Nino xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, mỗi năm có thêm 15 ngàn
người thiệt mạng vì các vụ cháy rừng. Lý do bởi tình trạng ô nhiễm hạt bụi cao hơn và
mức độ ozone trong khu vực cũng cao lên. Hạt bụi là những hạt có đường kính nhỏ
hơn 2,5 micro mét. Chúng đi qua mũi hay họng và đọng lại trong phổi con người.
Theo các nhà khoa học, thì tầng ozone là một lá chắn ngăn chặn những tác hại của tia
cực tím; thế nhưng khi ở trên mặt đất, ozone gây kích thích khí quản gây ra khó thở,
ho và tức ngực. Tình trạng này tác hại mạnh hơn đối với những người lớn tuổi, những
cá nhân có vấn đề về tim mạch và hô hấp. Cả hai nhân tố hạt bụi và mức ozone cao là
tác động gây hại nặng cho phổi và tim người. Con số được đưa ra cho khu vực có
chừng 540 triệu người sinh sống của Đông Nam Á, thì hằng năm có gần 11 ngàn chết
do các chứng tim mạch; và hơn 4 ngàn người tử vong vì ozone trong thời kỳ El Nino.
+ Cản trở sự phát triển của các quần thể ngập mặn tiên phong ra các cửa sông và bãi
bồi ven biển do rễ hô hấp bị thiếu oxi, ảnh hưởng đến mùa sinh sản và làm cho hệ sinh
thái rừng ngập mặn bị tổn thương.

- Hệ sinh thái biển:
+ Khi El Nino xuất hiện tức là nước biển nóng lên bất thường đột ngột gây chết các
loài vi sinh vật và các sinh vật phù du là nguồn thức ăn biển làm giảm số lượng cá biển
dẫn đến giảm số lượng chim biển (di cư xuống các vùng biển khác của Nam Mỹ).
+ El Nino diễn ra vào các năm khác còn làm tôm hùm di cư về phía nam bờ biển Peru,
các loài nhuyễn thể, bào ngư cũng tập trung với mật độ không bình thường ở dọc bờ
biển Peru và Chile.
+ Sóng thần xuất hiện do hậu quả của El Nino còn phá hủy các vùng tảo biển, làm mất
các loài nhuyễn thể ở vùng biển Ecuado và Chile.
- Hệ sinh thái ven bờ:
+ Vùng mưa nhiều:
Mưa nhiều và lớn làm cho nước dâng lên mạnh. Ở các vùng đất thấp ngập nước, các
sinh vật cũ mất đi, các sinh vật mới phát triển, các sinh vật ở đáy sông cũng bị thay đổi
do dòng chảy lớn. Còn ở các vùng khô cằn, một số cây cỏ, dược liệu, cây bụi di
chuyển về vùng thấp khi nước rút.
+ Ở vùng mưa ít:


ENSO gây nên hạn hán, khô cằn làm khó khăn cho các hoạt động sống của các sinh
vật.

1.2. Môi trường kinh tế
a. Nông nghiệp
Thống kê cho thấy trong lần hiện trượng El Nino trầm trọng gần đây nhất hồi năm
1988 có hơn 2000 người thiệt mạng và gây hại cho mùa màng, cơ sở hạ tầng cũng như
hầm mỏ tại Australia, và nhiều khu vực khác của Châu Á lên đến hằng tỷ đô la.
El Nino dẫn đến hạn hán mất mùa khiến giá cả các loại lương thực, ngũ cốc sẽ tăng lên
trong thời gian tới. Cụ thể giá bắp tăng hơn 60% trong hai tháng khi mà Hoa Kỳ đang
phải chịu hạn hán nặng nề nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua. Nguồn cung đậu nành
cũng hạn chế sau khi vụ mùa đậu nành tại Nam Mỹ bị hạn hán gây hại giảm sản lượng

đáng kể. Cách đây ba năm, El Nino khiến mưa mùa chậm gây hại đến vụ mùa mía
đường ở Ấn Độ. Đây là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ nhì thế giới. Do bị tác động,
giá đường lúc đó tăng cao nhất trong vòng 30 năm.
Bảng: Ảnh hưởng của cú sốc El Nino đối với giá cả thực tế của hàng hóa
(Đơn vị: %)
Mức độ tác Thống kê mức độ ảnh hưởng sau đó
động
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Giá
hàng 0,42
0,77
1,97
3,75
hóa không
thuộc loại
khí đốt
Giá dầu
1,20
4,23
7,80
11,09

Quý 4
5,31

13,87

Hạn hán do El Nino gây ra cũng tác hại đến mùa màng ở những quốc gia như

Australia, nhiều vùng ở Châu Phi, Đông Nam Á và Ấn Độ.
Đông Nam Á sản xuất hàng năm 25 phần trăm lúa gạo trên thế giới, và mùa màng đã
bị thiệt hại nặng vì hạn hán. Trung Hoa, nước sản xuất gạo nhiều nhất thế giới khi đó
đã kêu gọi các nông dân tiết kiệm nước. Nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới, Thái
Lan, cũng đã báo động vì hiểm họa hạn hán. Gần đây, Cơ Quan Thực Phẩm và Nông
Nghiệp của Liên Hiệp Quốc (U.N. Food and Agriculture Organization viết tắt là FAO)
đã kêu gọi các nước Á Châu nên bắt đầu tích trữ lúa gạo để đề phòng nạn đói.
Nạn đói do hạn hán cũng đe dọa hàng triệu người dân ở Phi Châu và Nam Mỹ. Năm
nay Liên Hiệp Quốc đã báo động 700.000 người có thể bị đói ở các nước Trung Mỹ. Ở


Nam Phi, mùa màng đang bị đe dọa vì hạn hán. Ở Ba Tây, người ta đang lo ngại cho
các ruộng mía làm đường và đồn điền trồng cà phê.
Bảng: Một số ước tính thiệt hại vật chất do El Nino 1982 – 1983 đối với nông nghiệp
(Đơn vị: Triệu USD)
Thiệt hại
Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp
Thiệt hại về hạ tầng cơ sở sản xuất nông nghiệp
Thiệt hại về chăn nuôi

Peru
417
72
160

Ecuado
202,7
31,1

Trong khi hạn hán xảy ra ở Châu Á, Châu Úc, Phi Châu và một phần Nam Mỹ, thì El

Nino lại gây ra những trận bão lụt lớn tại nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là dọc theo
bờ biền Thái bình Dương thuộc Hoa Kỳ và Nam Mỹ và các nước ở Tây Âu. Năm
1998, những trận bão tuyết đã làm tê liệt miền Đông Bắc Mỹ, và miền Nam California
đã bị ngập lụt vì quá nhiều mưa. Trong lúc đó, các trận lụt lớn nhất từ trước đến nay đã
xãy ra tại Đông Phi Châu, Ecuador và Peru. Những cơn mưa cứ rơi không ngớt và
mực nước sông tiếp tục tăng. Cuối cùng các con sông bị tràn ra, tạo thành lũ quét phá
huỷ tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng, cuốn trôi người và gia súc. Ngập nước kéo
dài khiến cho loài muỗi phát triển mạnh, điều này đã gây nên một đợt bùng phát
nghiêm trọng của bệnh sốt rét – có khoảng 30.000 người nhiễm sốt rét chỉ riêng ở
Piula, gấp 3 lần con số trung bình trên tổng số 1,5 triệu dân ở nước này.

b. Công nghiệp
Ở Peru, lượng sản xuất cá biển đã bị sụt giảm nghiêm trọng tới 50% do nước ấm lên
bởi El Nino.
Bảng: Một số ước tính thiệt hại vật chất do El Nino 1982 – 1983 đối với ngành công
nghiệp đánh bắt cá (Đơn vị: Triệu USD)
Thiệt hại
Thiệt hại về hạ tầng cơ sở đánh cá
Thiệt hại về đánh bắt cá

Peru
7
99

Ecuado
117,2

Vào đầu tháng Bảy năm 2015, chính phủ Peru tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng
60 ngày. Đây không phải là bởi một thảm họa đã xảy ra, mà bởi để phòng trừ một
thiên tai sắp đến trong tương lai gần.



Lý do mà Peru đưa ra tình trạng báo động cao là bởi El Nino đã phát triển ở Thái Bình
Dương. El Nino là sự ấm lên của nước biển ở Thái Bình Dương và được biết đến là
ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn thế giới. Peru là một trong những nước thường bị tấn
công bởi lũ lụt trong suốt một đợt El Nino, vì vậy thời gian này chính phủ đã chuẩn bị
ứng phó với thảm họa sắp tới và đang cảnh báo người dân về một mối đe dọa sắp xảy
ra.
Trong suốt năm có El Nino, những cơn gió thổi dọc trên bề mặt của vùng nhiệt đới
Thái Bình Dương lại dịu bớt đi. Lí do vì sao điều này xảy ra thì chưa rõ, nhưng nó có
thể gây ảnh hưởng lớn. Nước ấm chảy ngược trở lại Nam Mỹ, khiến mất đi dòng nước
lạnh giàu dinh dưỡng và nguồn cung về cá trong thời gian ngắn.
Lý do giảm lượng cá là do El Nino lần đầu tiên được phát hiện bởi các ngư dân Peru.
Họ nhận thấy rằng cứ mỗi 3 – 7 năm, sẽ hầu như không có cá ở các vùng biển. Lượng
cá giảm gây ra bởi El Nino có thể rất lớn; một đợt trong năm 1972 - 1973 gần như
mang đến sự sụp đổ hoàn toàn cho ngành đánh bắt cá của Peru.
Các đợt El Nino hiện tại đã bắt đầu âm ỉ trong khoảng một năm nay. Năm ngoái đã có
một chút ấm lên trong nước ven bờ biển Peru; tuy không đủ để được coi như là El
Nino, nhưng đủ để tác động đến các ngành công nghiệp đánh bắt cá. Nước ấm hơn gây
ra sự sụt giảm khối lượng của cá cơm nước lạnh được đánh bắt trên các bờ biển. Peru
là nước sản xuất hàng đầu thế giới thức ăn chăn nuôi làm từ cá cơm, được biết đến như
bột cá, và thiếu cá cơm là một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế
chậm lại với tốc độ thấp nhất trong 5 năm qua.
Trong khi đó, La Nina lại đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới ngành công
nghiệp ở Thái Lan trong thời gian gần đây.
Sau khi đối mặt với cả một năm hạn hán liên tục do El Nino gây ra thì bây giờ Thái
Lan lại tiếp tục với một thảm hoạ khác mang tên La Nina. Theo nguồn tin từ Chính
phủ Thái Lan, các khu công nghiệp trước kia bị đe doạ bởi việc thiếu nước giờ lại phải
đối mặt với tình trạng ngập lụt kéo dài vào năm 2016.
Giám đốc Cục Khí tượng Thái Lan cho biết, thông thường cứ mỗi năm Thái Lan sẽ có

hai cơn bão nhiệt đới. Tuy nhiên, mùa mưa kéo dài hơn dự kiến có thể khiến những
cơn bão bình thường trở nên mạnh hơn, gây nên tình trạng ngập lụt cho các khu công
nghiệp, nhất là ở những vùng đất trũng.
Mưa lớn có thể là một hiện tượng tốt cho nông nghiệp khi mà nó giúp làm đầy các bể
tích trữ nước trên cả nước, giúp họ có đủ lượng cung nước cho năm sau. Tuy nhiên,


đây lại là một tin tức chẳng vui vẻ gì đối với các khu công nghiệp, nơi mà phụ thuộc
hoàn toàn vào hệ thống phòng chống lũ lụt.
Mưa như trút nước bắt đầu đổ bộ tới Bangkok và các vùng lân cận vào tuần cuối cùng
của tháng 6/2016, gây nên tình trạng nước ngập tới đầu gối ở các khu thương mại và
khu công nghiệp Bangpoo thuộc tỉnh Samut Prakan, cách trung tâm thủ đô khoảng 30
km. Lũ lụt đã làm ngừng hoạt động của 15 nhà máy trong khu công nghiệp này và gây
nên mối lo ngại lớn cho các chủ nhà máy trong những khu vực khác.
Những trận lũ lớn cũng đã gây ra một khoản thiệt hại lên tới 1,49 ngàn tỷ baht cho
Thái Lan vào năm 2011.
c. Dịch vụ
Những thay đổi trong thời tiết ảnh hưởng đến những nơi có các địa điểm du lịch hấp
dẫn. Vào mùa hè, tỉ lệ bão Đại Tây Dương thấp hơn làm cho các kỳ nghỉ tới Yucatan,
Mexico và Caribbean là một món hời. Thông thường, mùa bão Đông Thái Bình Dương
hoạt động mạnh hơn, có thể làm hỏng chuyến đi đến Baja và Riviera Mexico. Tuy
nhiên, về phía Trung Thái Bình Dương, tình trạng hạn hán trở nên thường xuyên hơn,
có nghĩa là ngày nắng nhiều hơn nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thảm thực vật
nhiệt đới trong các chuyến đi ở Hawaii. Hầu hết các đợt El Nino sẽ làm bùng nổ sự
phát triển của môn trượt tuyết và doanh số bán hàng các thiết bị trượt tuyết ở miền Tây
và gây nên sự trượt dốc của chúng ở vùng Trung Tây và Ontario. Dịch vụ trượt tuyết ở
miền Đông thay đổi tùy theo mức độ của các đợt El Nino.
Còn tại California, vào cuối năm 2015, khu vực phía bắc của thành phố Los Angeles
đã phải chứng kiến một trận lụt lớn đi kèm với mưa gió sấm sét tại thung lũng
Antelope, gây ra những trận sạt lở đất chết người, khiến cho người dân nơi đây phải

gấp rút chuẩn bị đối phó với hiện tượng này. Chính quyền cho biết họ sẽ có thể sẽ phải
đối mặt với lượng mưa lên tới 200% so với bình thường, trái ngược với tình trạng hạn
hán trong suốt 4 năm nay của bang này.
Theo một nghiên cứu của công ty Switchfly, 60% người Mỹ đang chuẩn bị huỷ bỏ
chuyến đi của họ tới California trong thời tiết mưa bão mùa đông. Họ cũng nhận thấy
rằng, 23% người Mỹ chắc chắn sẽ huỷ kế hoạch nếu những cơn bão do El Nino tiếp
tục hoành hành; 37% sẽ cân nhắc những lựa chọn khác nếu El Nino giảm bớt; 50%
nam giới trên 65 tuổi nói họ sẽ vẫn tới California; và 17% thì sẽ huỷ bỏ hết các kế
hoạch hiện tại.
Mặt khác, Disneyland cũng đã từng phải đóng cửa 11 lần do điều kiện thời tiết xấu.


2.2. Tác động đến Việt Nam:
2.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên:
Khi xuất hiện, El Nino và La Nina có thể kéo theo những hiện tượng thời thiết
cực đoan như bão lũ, hạn hán, … gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
a. Bão và áp thấp nhiệt đới:
Nhìn chung, El Nino làm cho số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn còn La
Nina ngược lại làm cho con số tăng lên so với trung bình các năm. Tuy nhiên
đáng lưu ý là dù El Nino làm số lượng bão giảm đi nhưng cường độ bão lại
mạnh lên đáng kể, gây thiệt hại lớn.
Tần số bão và áp thấp nhiệt đới trung bình theo tháng (giai đoạn 1956 – 2000)
Tháng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tần số

0

0

0.1

0.1

0.1


0.7

0.7

1.2

1.4

1.3

1.0

0.3

TB
năm
0.575

Theo bảng trên số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến
Việt Nam trung bình mỗi năm là 6,9 cơn, trung bình mỗi tháng có 0,575 cơn.
Cùng thời gian trên có tổng số 150 tháng El Nino với 63 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp, như vậy trung bình mỗi tháng El Nino có 0,42
cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Trong khi đó, trung bình mỗi
tháng La Nina có 0,80 cơn (86 cơn/107 tháng), nhiều hơn trung bình nhiều năm
khoảng 38%. Bên cạnh đó, Mùa bão trong những năm El Nino kết thúc sớm hơn
bình thường, trong khi mùa bão trong những năm La Nina kết thúc muộn hơn
bình thường.
Với trường hợp El Nino, theo thống kê, khoảng 40% số năm El Nino có số
lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt
Nam ít hơn trung bình nhiều năm, 55% ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm và

chỉ có 5% số năm cao hơn trung bình nhiều năm.
Như vậy, nhìn chung là vào năm El Nino thì hoạt động của bão và áp thấp nhiệt
đới ít hơn hoặc xấp xỉ trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong các
năm El Nino lại ghi nhận các cơn bão mạnh và hiếm gặp như bão Linda (1997),
Xangsane (2006) và Ketsana (2009) gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản ở
Nam Bộ và Trung Bộ.
Ví dụ điển hình là cơn bão số 5 với tên quốc tế là Linda, đã gây thiệt hại và tang
tóc cho hàng ngàn gia đình. Cơn bão này với diễn biến hết sức dị thường, hình
thành ngay trên nam Biển Đông, mạnh lên và di chuyển với tốc độ nhanh hiếm
thấy 100km/h, chỉ trong vòng 48 giờ đã đổ bộ vào Cà Mau làm hơn 3000 người
chết, 200.000 ngôi nhà bị phá hủy, 325.000 ha hoa màu bị mất trắng.
b. Nhiệt độ:


Trong điều kiện El Nino nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn bình thường,
mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng
nhiều hơn phía Bắc. Ngược lại, trong điều kiện Lanina, nhiệt độ trung bình các
tháng thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía nam.
El Nino và La Nina đã gây ra những diễn biến bất thường trên nền nhiệt độ, cụ
thể là
Ghi nhận những kỷ lục về nhiệt độ thấp nhất và cao nhất:
Nguyên
nhân
El Nino
La Nina

Nhiệt
độ
Nhiệt
độ cao

nhất
Nhiệt
độ thấp
nhất

Lạng
Sơn
37.6

Hà Nội

Đà nẵng Pleiku

39.4

Nghệ
An
40.0

40.1

38.9

Cần
Thơ
36.0

-1.7

5.0


5.1

9.4

6.1

14.8

Hoạt động không khí lạnh trong năm 2015 ít hơn trung bình nhiều năm và năm
2014, nhưng đã gây ra 3 đợt rét đậm, rét hại; đặc biệt đợt không khí lạnh mạnh
xảy ra vào đêm 6/1/2015 đã làm nền nhiệt Bắc Bộ giảm sâu, tại Sa Pa tỉnh Lào
Cai đã xuất hiện mưa tuyết và băng giá, gây thiệt hại lớn cho hoa màu và vật
nuôi.
Ngược lại, nắng nóng diễn ra liên tục với 6 đợt nắng nóng diện rộng, cường độ
mạnh hơn trung bình nhiều năm, nhiều hơn so với năm 2014, trong đó ở miền
Trung khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Nam xuất hiện 2 đợt nắng nóng diện
rộng kéo dài, nhiều nơi đã vượt mức lịch sử quan trắc cùng thời kỳ.
c. Lượng mưa:
El Nino gây ra thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng, mức thâm hụt trung
bình các vùng trên cả nước là 20-50%, lớn nhất là ở Buôn Ma Thuột với mức
thâm hụt kỷ lục trong một đợt El Nino là 69%. Với La Nina thì chỉ gây thâm hụt
lượng mưa thấp hơn, khoảng 15-20%.
El Nino hoạt động mạnh còn làm mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, gây ra
hiện tượng hạn hán trầm trọng.Tình hình khô hạn thiếu nước đã xảy ra ở một số
tỉnh ven biển Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt
hạn hán đã xảy ra gay gắt trên diện rộng tại các tỉnh từ Khánh Hòa đến Ninh
Thuận với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2, cấp 3.



2.1.2. ảnh hưởng đến nền kinh tế
a. Nông nghiệp:
El Nino và La Nina tác động đến đủ mọi vùng và đến cả mọi lĩnh vực, tùy thuộc
vào thời điểm, thời gian và cường độ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ
nhất với ngành nông nghiệp của Việt Nam.
*Trồng trọt
Tình hình thiệt hại cây trồng tại một số khu vực ở Việt Nam
Khu vực
Bắc Bộ và Thanh Hóa
Tây Nguyên

Loại cây
Lúa
Cà phê

Đông Nam Bộ

Lúa
Cà phê

Đồng bằng Sông Cửu Long

Lúa
Lúa

Thiệt hại
14,200 ha bị hạn
74,400 ha bị hại, trong đó
14,000 ha bị chết
52,000 ha bị hại

2,300 ha bị chết, 13,000 ha
thiệt hại nghiêm trọng
2,800 ha bị hại
15,900 ha lúa đông xuân bị
hạn và nhiếm mặn, 7,777 ha
mất trắng, 7,100 ha bị thiếu
nước


Việc lượng mưa giảm 30% so trung bình nhiều năm, hạn hán kéo dài kèm theo
đó là thiếu hụt dòng chảy từ sông Mekong – dòng sông cung cấp lượng nước và
phù sa lớn về ĐBSCL – nơi chiếm phần lớn sản lượng lúa của Việt Nam, lượng
nước sông đổ về khu vực này đã giảm 50% làm sụt giảm nặng nề năng suất canh
tác
của
nơi
đây.
Theo số liệu Bộ NN&PTNN, hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến quá
trình canh tác lúa ở khu vực ĐBSCL, làm giảm năng suất lúa từ 30-70%, gây
thiệt hại lên đến gần 5000 tỷ đồng. Năm 2016 có thể là năm đầu tiên sản lượng
gạo Việt Nam sụt giảm kể từ 2001.

Ở khu vực Tây Nguyên, sự khô hạn cao điểm đã làm hàng trăm ngàn hecta cà
phê chết cháy, thiệt hại nặng nề nhất là Đắk Lắk (61.000 ha), Lâm Đồng (60.000
ha), Đắk Nông (17.000 ha) vốn được mệnh danh là các vùng “đất thánh cà phê
của Việt Nam”. Sự điêu tàn khiến Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa)
cảnh báo, sản lượng cà phê trong mùa vụ tới (2015-2016) sẽ giảm mạnh.

*Thủy hải sản



Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn
3.260 km, thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên El Nino
đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành này.
Đối với ngành cá tra, El-nino kéo dài làm tăng dịch bệnh và thiếu diện tích nuôi
trồng dẫn đến tình trạng thiếu nguồn hàng để sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2016, ngành cá tra nguyên liệu sụt giảm lần đầu tiên
trong 10 năm làm các nhà máy không đủ nguồn nguyên liệu để chế biến. Ngoài
một ít sản lượng cá còn tồn đọng từ 2015 chuyển qua, lượng cá tra nuôi vụ mới
trong dân và doanh nghiệp chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 tấn so với nhu cầu
phục vụ chế biến và xuất khẩu là 1,2 triệu tấn nguyên liệu.

Đối với ngành nuôi tôm, mặc dù nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu được nhập
khẩu từ các nước như Ấn Độ, Indonesia, nhưng El-nino kéo dài cũng tác động
xấu tới ngành. Tác động mới nhất là những ngày này, hàng nghìn hộ nuôi tôm
quảng canh tự nhiên ở ĐBSCL đang phải chịu thiệt hại do tình trạng khô hạn, độ
mặn tăng cao, khiến tôm chết hàng loạt. Chỉ tính riêng tại Kiên Giang, Bạc Liêu
và Trà Vinh, diện tích tôm bị thiệt hại đã lên tới hơn 20.000 ha.
b. Công nghiệp thủy điện
Ngành thủy điện là ngành chịu tác động trực tiếp từ hiện tượng thời tiết này khi
sản lượng sản xuất của các nhà máy thủy điện phụ thuộc trực tiếp vào thủy văn
mà cụ thể là lượng mưa và dòng chảy của các sông.
El-nino dẫn đến lượng mưa và dòng chảy thâm hụt nặng so với trung bình nhiều
năm gây khó khăn cho hoạt động sản xuất thủy điện.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đợt El Nino năm 20152016 sẽ ở mức tương tự như đợt El Nino mạnh kỷ lục trong hai năm 1997-1998.
Tuy nhiên, các mô hình dự báo còn cho thấy, đợt El Nino này còn có thời gian
kéo dài hơn và diện phủ rộng hơn.
Dưới tác động của El Nino, nhiều doanh nghiệp thủy điện trải dài trên cả nước
lâm vào tình trạng khóc không thành tiếng, nhiều nhà máy thủy điện phải rời
khỏi thị trường điện do không đủ nước phát hay giá bán không thể cạnh tranh.



Kết quả kinh doanh năm 2015 của các doanh nghiệp đều chung kịch bản giảm
sút.
Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng lượng nước về các
hồ thủy điện khu vực miền Trung, miền Nam tính đến thời điểm hiện nay thấp
hơn trung bình nhiều năm khoảng 11,1 tỉ m3
Hiện thủy điện chiếm tỉ trọng 42% trong tổng công suất nguồn hệ thống điện
quốc gia. Với tác động của El Nino gây khô hạn trên diện rộng thời gian gần
đây, nhiều thủy điện phải dừng hoạt động và chắc chắn gây thiếu hụt nguồn phát
của thủy điện không nhỏ.
Ở khu vực Bắc Bộ, Công ty cổ phần (CP) Thủy điện Thác Bà (TBC) với nhà
máy công suất 120 MW đã có một năm 2015 kinh doanh giảm sút nghiêm trọng
do lưu lượng nước về hồ thấp khiến sản lượng điện thương phẩm giảm. Ghi
nhận cả năm, Công ty cho biết doanh thu đạt 251 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
144 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 17% so với kết quả thực hiện năm 2014.
Tại khu vực Trung Bộ, Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) với
Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn (công suất 66 MW), Sông Hinh (công suất 70
MW) cũng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 không mấy khả quan. Cụ thể,
Công ty này đạt doanh thu thuần 467 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước; lợi
nhuận sau thuế giảm 30%, chỉ đạt 252 tỷ đồng và hoàn thành 88% kế hoạch lợi
nhuận cả năm.
Tại khu vực Nam Bộ, Công ty CP thủy điện Thác Mơ (TMP) với nhà máy công
suất 150 MW cho biết, năm 2015, lưu lượng nước về hồ Thác Mơ thấp hơn năm
2014 dẫn đến sản lượng điện sản xuất chỉ đạt 639,5 kWh, giảm 25%. Vì vậy,
doanh thu và lợi nhuận trong năm giảm lần lượt 18% và 12% so với kết quả thực
hiện năm trước.
Ngược lại, nếu La-nina xảy ra vào cuối năm 2016 là cơ hội cho các nhà máy
thủy điện hồi phục mạnh mẽ nhờ lượng nước về tăng mạnh vào mùa khô.
*Du lịch:

El Nino và La Nino đe dọa tương lai của ngành du lịch tại Việt Nam.
El Nino kèm theo sự gia tăng nhiệt độ khiến mùa nóng kéo dài hơn. Trong khi
đó, ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thời gian tốt nhất cho khách du lịch đến từ
nước ngoài là mùa thu, mùa đông và mùa xuân khi nhiệt độ từ 15-22 độ C. Do
vậy, điều này đã tác động không nhỏ tới doanh thu của toàn ngành du lịch nước
ta.
Nhiệt độ tăng lên cũng khiến cho dịch bệnh cũ và nhiều dịch bệnh mới phát triển
mà con người khó có thể kiểm soát. Trong báo cáo gần đây của Ủy ban Liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC) đã khẳng định, dưới tác động của nhiệt độ
các căn bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm phổi… đều tăng lên.


Thực tế cũng đã cho thấy, dịch bệnh liên tục xuất hiện từ 2003 đến nay như
SARS, cúm gia cầm, tiêu chảy… đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch
tại
Việt
Nam.
Ngược lại, La Nina lại gây ra hiện tượng lạnh đột biến với những kỷ lục về nhiệt
độ
thấp
nhất
trong
lịch
sử.
Sáng ngày 6/7/2015, Trạm khí tượng Sa Pa (Lào Cai) quan trắc được nhiệt độ
giảm tới 12,6’C, trời rét lạnh,dù đang giữa mùa hè và nhiệt độ đang ở mức 24 –
26’C.
Dù sinh sống nhiều năm ở Sa Pa nhưng người dân địa phương vẫn ngỡ ngàng
trước hiện tượng thời tiết bất thường này. Trời rét đột ngột đã khiến nhiều du
khách phải mua áo, giày chống rét; một số phải hủy bỏ tour du lịch đến các bản

làng vùng núi cao.

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP
3.1.1.Dự báo diễn biến hiện tượng El Nino và tác động của nó tới kinh tế
Việt Nam
a. Dự báo diễn biến hiện tượng El Nino trong năm 2016 : El Nino 2016 sẽ
kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan
Theo các chuyên gia về khí tượng-thủy văn, trong năm 2016, El Nino sẽ
còn tiếp tục kéo dài hết mùa hè và gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
Đây là lần El Nino kỷ lục vì nó xuất phát từ cuối năm 2014, kéo dài suốt năm
2015 và có khả năng còn tiếp tục. Mặc dù nó đã qua ngưỡng đỉnh, nhưng còn có
khả năng kéo dài.
El Nino đồng nghĩa với nhiệt độ cao, nhiều nắng nóng và ít mưa so với
trung bình năm.T rong năm 2016, các hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn đang
chờ đón chúng ta như: Mùa mưa sẽ đến muộn hơn, rất nhiều thiên tai có tính
chất cục bộ như dông, tố lốc,… Với những ảnh hưởng của El Nino, các chỉ số
dự báo cho thấy số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và trực tiếp ảnh
hưởng đến Việt Nam là điều tất nhiên. năm 2016, các tỉnh cần lưu ý tình trạng
hạn hán, nhất là Tây Nguyên năm nay cũng sẽ gia tăng hạn hán nhiều hơn so với
năm 2015. Với những phân tích như trên, theo dự báo, năm nay tình trạng khô
hạn tiếp tục căng thẳng. Mưa trái mùa có khả năng xuất hiện trong những tháng


mùa đông xuân ở các tỉnh Bắc Bộ. Nếu điều này xảy ra thì đây sẽ là năm thứ ba
liên tiếp xuất hiện hiện tượng này.
b.Dự báo các tác động của El Nino tới kinh tế Việt Nam trong năm 2016
Theo dự báo, mùa mưa có xu hướng đến muộn hơn so với trung bình nhiều
năm (TBNN) ở hầu hết các khu vực trên toàn quốc, tổng lượng mưa từ tháng 3
đến tháng 5-2016 phổ biến thiếu hụt so với TBNN từ 15-30% ở Bắc bộ, Bắc và
Trung Trung bộ. Đặc biệt khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ thiếu

hụt phổ biến từ 40-60% so với TBNN cùng thời kỳ. Do vậy, tình trạng khô hạn
và xâm nhập mặn ở Tây Nguyên và Nam bộ có khả năng đến đầu tháng 6 và tại
Trung và Nam Trung bộ có khả năng đến cuối tháng 8 đầu tháng 9-2016 mới
được cải thiện.Thiếu lượng mưa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tưới tiêu nông
nghiệp , các nhà máy thủy lợi không cung cấp được đầy đủ điện năng cho sản
xuất công nghiệp nông nghiệp , dịch vụ tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt
Nam
Dòng chảy trên các sông Trung bộ và khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm
dần. Do thiếu hụt dòng chảy trên các sông và hồ chứa ở khu vực Trung bộ, Tây
Nguyên nên trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2016 tình trạng khô hạn,
thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng sẽ xảy ra trên diện rộng và khốc liệt hơn
so với năm 2015.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện dòng chảy từ
thượng lưu sông Mekong về vùng ĐBSCL trong mùa khô 2016 đang ở mức
thấp, ngoài ra dòng chảy thượng lưu sông Mekong đang diễn biến rất phức tạp
do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu. Do vậy, hạn hán và xâm nhập
mặn dự báo cũng sẽ hết sức nghiêm trọng. Khả năng xâm nhập mặn vùng cửa
sông Nam bộ tiếp tục sâu hơn và cao hơn cùng kỳ.Xấm nhập mặn cao ảnh
hưởng trực tiếp tới trồng trọt nông nghiệp , dẫn đến sản lượng nông nghiệp thấp
hơn.
Thiên tai xảy ra sẽ kéo theo sự mất mát cả về người và tài sản gây thiệt hại
to lớn cho kinh tế , xã hội Việt Nam


3.1.2. Dự báo diễn biến hiện tượng La Nina và tác động của nó tới kinh tế
Việt Nam
a. Dự báo diễn biến hiện tượng La Nina trong năm 2016 -2017
Đài quan sát Trái Đất của NASA vừa đưa ra cảnh báo, La Nina 2016 có
nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào giữa mùa hè, gây nên hàng loạt các cơn bão lớn
tại vùng biển Đại Tây Dương cũng như hiện tượng thời tiết cực đoan khắp thế

giới.
+ Các nhà khí tượng học dự báo, khoảng 70% La Nina sẽ xảy ra vào mùa
hè và đầu thu năm nay (2016).
Sự biến chuyển giữa El Nino sang La Nina tạo nên một dạng tàn phá khủng
khiếp với con người và môi sinh. La Nina còn gây ra loạt các thời tiết cực đoan
đáng sợ trên toàn thế giới như: tuyết rơi kỷ lục vào mùa đông, lũ lụt vào mùa
xuân, hạn hán vào mùa hè (đặc biệt ở Mỹ, Đông Phi) và lũ lụt ở các nước Đông
Nam Á, Australia.
Do những tác động khủng khiếp từ La Nina, lương thực toàn cầu cũng gặp
phải các hệ lụy như gây ra mất mùa, nạn đói liên miên tại các quốc gia còn
nghèo ở châu Phi, châu Á...
b. .Dự báo các tác động của La Nina tới kinh tế Việt Nam trong năm 2016
Trong điều kiện La Nina, nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn bình
thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía nam.Ảnh hưởng tới trồng
trọt và chăn nuôi ở khu vực phía Bắc.
La Nina làm giảm độ mặn của nước biển ở vùng ven biển và hải đảo nước
ta ( trái ngược với El Nino ) có thể giúp trung hòa độ mặn mà hiện tượng El
Nino đã gây ra trước đó.Ảnh hưởng tích cực tới kinh tế
La Nina góp phần thuận lợi cho việc tăng sản lượng thuỷ điện của các nhà
máy.Tăng sản lượng điện , phát triển sản xuất công nghiệp , dịch vụ , nông
nghiệp.


La Nina, năng suất lúa bình quân vụ Đông xuân và vụ mùa đều sẽ có khả
năng tăng so với vụ trước đó, trong đó vụ Đông xuân rõ nhất ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ, vụ mùa rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Khi xảy ra hiện tượng La Nina, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng
đến nước ta sẽ nhiều hơn bình thường khoảng 28%.Gây thiệt hại cả về người và
tài sản cản trở sự phát triển kinh tế
Như vậy El Nino thường sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam

trong khi đó La Nina có cả những yếu tố tích cực và tiêu cực.
3.2.1 Giải pháp từ nhà nước
3.2.1.1 Đối với El Nino
A) Giải pháp ngắn hạn
Cần thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết để có biện pháp xử lí kịp
thời. Trong các biện pháp, quan trọng nhất là điều tiết nước hợp lí, cân bằng
giữa thủy điện và nông nghiệp. Thủy điện An Khê – Ka Nak – được mệnh danh
là “công trình sai lầm thế kỉ” là một những ví dụ điển hình của sự mất cân bằng
này. Việc thủy điện chặn đầu nguồn sông Ba rồi cho nước chảy về tỉnh Bình
Định đã hủy hoại môi trường, gây hạn hán vào mùa khô và ngập lụt vào mùa
mưa, ảnh hưởng nặng nề tới hàng triệu người dân hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên
chính là bài học xương máu cho các ngành chức năng trong quy hoạch thủy
điện. Ngoài ra, cần đóng cống ngăn mặn, đắp đê giữ nước ngọt sinh hoạt và sản
xuất. Việc điều tiết cống ngăn mặn cần được thực hiện linh hoạt, khống chế mặn
đồng thời vẫn phải giải quyết nhu cầu nước ngọt của người dân. Nếu tình hình
hạn quá căng thẳng, có thể chuyển nước tới các vùng bị hạn đặc biệt nghiêm
trọng. Biện pháp này đã được áp dụng tại Bình Thuận vào đỉnh điểm đợt hạn
2016, tuy chỉ là giải pháp tình thế, nhưng cũng đã giải tỏa một phần sức ép cho
người dân. Ngoài ra, cũng cần kêu gọi người dân sử dụng điện nước hợp lí, gieo
trồng theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, tránh để thiệt hại đáng tiếc.
B) Giải pháp dài hạn
Đầu tiên cần xây dựng và hoàn thiện các phương án giám sát, dự báo và
cảnh báo các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Cũng phải có quy hoạch và
quản lý tổng thể các lưu vực sông, hệ thống các hồ chứa nước. Những điều này
tuy luôn được nhắc tới mỗi mùa mưa bão, mỗi kì họp Quốc hội, nhưng thực tế
cho thấy người dân phải chống đỡ bị động khi có thiên tai. Cùng với đó là nâng
cấp và bảo dưỡng hệ thống kênh, các cống ngăn để điều tiết nước phù hợp. Song
song với đó cần hỗ trợ, vận động nông dân gieo trồng theo quy hoạch, sử dụng
hệ thống tưới tiết kiệm, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp,… Việc này cần được
thực hiện đúng, sát với thực tế, tránh đưa ra các kế hoạch “trên trời”, không khả

thi hoặc không hiệu quả. Không thể thiếu việc gia tăng các biện pháp ngăn chặn
phá rừng và gây cháy rừng, khuyến khích trồng rừng. Nhiều biện pháp đã được


đưa ra, từ tuyên truyền, giao rừng cho người dân quản lí cho tới đóng cửa hoàn
toàn các khu rừng. Tuy nhiên tình trạng phá rừng vẫn diễn ra, thậm chí có phần
ngang nhiên, táo tợn hơn, và có dấu hiệu bỏ qua, thậm chí tiếp tay của chính
quyền địa phương. Điều này đặt ra bài toán cần có lời giải càng sớm càng tốt
cho cơ quan trung ương. Cuối cùng, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà
khoa học nghiên cứu, cải tiến các công nghệ tiết kiệm điện, nước.
3.2.1.2 Đối với La Nina
A) Giải pháp ngắn hạn
Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết để có biện pháp xử lí kịp thời
cũng là yêu cầu bắt buộc để ứng phó với những thiên tai mà La Nina mang đến.
Trong đó nguy hiểm nhất là bão, lũ quét, sạt lở đất. Trong tình huống đó cần
chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu bè, di dời người dân, sẵn sàng lực lượng cứu
hộ cứu nạn. Trong đó cần quan tâm tới các khu vực miền núi, tuy thường không
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lại hay chịu thiệt hại lớn về kinh tế và
con người do lũ quét và sạt lở. Ngoài bão ra, chúng ta còn phải đối mặt với mùa
đông lạnh hơn thông thường. Chuẩn bị các phương án chống rét cho người, gia
súc và cây trồng vào mùa đông, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc phải được
chuẩn bị kĩ, sẵn sàng cho mọi tình huống. Nhất là khi chỉ mới năm ngoái, đợt
lạnh kỉ lục đã làm thiệt hại gần 13000 gia súc, hơn 45000 gia cầm, và hơn
30000ha đất nông nghiệp. Hoặc quay trở lại năm 2008, đợt rét đậm, rét hại 38
ngày đã làm thiệt hại 52000 con trâu bò, 150000 ha lúa, thiệt hại ước tính 400 tỉ
đống. Có thể thấy đây không phải vấn đề mới, nhưng vẫn cần được chú trọng.
Ngoài các tác hại kể trên, La Nina cũng có thể đem lại thuận lợi cho ngành nông
nghiệp, đặc biệt là với những người trồng lúa. Do đó, nên hỗ trợ, chuẩn bị đầu ra
cho nông sản, đặc biệt là lúa, tránh tình trạng “Được mùa mất giá” từng nhiều
lần xảy ra. Cũng không thể quên việc tuyên truyền để người dân hiểu và làm

theo khuyến cáo của cơ quan chức năng.
b) Giải pháp dài hạn
Quan trọng nhất vẫn là việc xây dựng và hoàn thiện các phương án giám
sát, dự báo và cảnh báo các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Cũng cần
nâng cấp và bảo dưỡng hệ thống đê điều, tránh nguy cơ xảy ra ngập lụt. Ngoài
ra phải hỗ trợ xây dựng nhà kiên cố cho người dân, tránh thiệt hại đáng tiếc do
bão lũ gây ra. Cuối cùng, gia tăng các biện pháp ngăn chặn phá rừng và gây
cháy rừng, khuyến khích trồng rừng luôn là khoản đầu tư dài hạn tốt nhất để
giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai.
3.2.2 Giải pháp từ người dân
3.2.2.1 Đối với El Nino
Nên chuyển sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn. Thay vì trồng
lúa, có thể trồng ngô, đậu tương, cỏ,… cho tới khi tình hình nước tưới được cải
thiện. Ngoài ra cũng cần tiếp thu khoa học kĩ thuật, tránh tư duy bảo thủ, ngại


thay đổi. Ví dụ điển hình có thể nói đến mô hình tưới nhỏ giọt cho cà phê ở Tây
Nguyên. Cách tưới này giúp giảm lượng nước cần dùng từ 700-1000m 3 khi tưới
đẫm xuống 300-500m3, chưa kể lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tưới qua
hệ thống này cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên bà con nghi ngại, cho rằng với
lượng nước như vậy cây sẽ không thể cho trái được. Cùng với đó là giá thành
của hệ thống còn cao (50 triệu đồng/ ha) nên chỉ có khoảng 5% diện tích cà phê
sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm. Chỉ tới đợt hạn kỉ lục năm nay tầm quan
trọng của hệ thống mới cho thấy rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không thể hay không
có điều kiện thực hiện các biện pháp trên, đơn giản hơn cả là sử dụng điện, nước
một cách tiết kiệm. Điều này sẽ giúp nhiều đồng bào có thể sử dụng những
nguồn tài nguyên quý giá này.
3.2.2.2 Đối với La Nina
Quan trọng hơn cả là thực hiện tốt yêu cầu của cơ quan chức năng khi xảy
ra bão lũ. Không nên vì mục tiêu kinh tế mà ở lại các lồng bè hải sản, hay nhà

cửa ở khu vực chân đồi, núi. Việc ngư dân tham luồng cá tránh bão cũng có thể
gây thiệt hại không đáng có về người và của. Sau đó tới việc sẵn sàng các biện
pháp chống rét như phủ nilon cho cây trồng; che chắn nhà cửa, chuồng trại,
tránh để gió lùa; chuẩn bị thức ăn cho người và vật nuôi, tránh ra ngoài khi có
rét đậm, rét hại, không để vật nuôi đứng/ nằm trên nền đất lạnh… Cuối cùng
cũng cần nhắc tới việc trồng trọt theo đúng quy hoạch, tránh trồng ồ ạt một loại
cây theo phong trào. Điều này rất dễ xảy ra khi mà La Nina tới sau El Nino,
nhiều nông dân tái vườn sau thời gian hạn hán.
3.3.3 Kiến nghị từ phía tác giả
El Nino và La Nina là những hiện tượng có mức ảnh hưởng rộng lớn, có
thể gây những thiệt hại khôn lường. Để giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của
chúng cần có sự chung tay của toàn xã hội chứ không chỉ riêng ai. Là sinh viên –
một lực lượng lớn trong thành phần dân số Việt Nam, chúng ta không thể chối
bỏ trách nhiệm này. Việc làm đơn giản nhất mà ai cũng có thể là sống thân thiện
với môi trường, thể hiện qua mỗi hành động nhỏ: sử dụng xe đạp, xe bus hay đi
chung xe khi có thể; Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên; Sử dụng các đồ dùng có
nhãn sinh thái/ tiết kiệm năng lượng; Tránh sử dụng túi nilon;… Ngoài ra sinh
viên cũng có thể tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người trong việc này:
Có thể bắt đầu từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… hay rộng hơn là tới cả
cộng đồng qua việc tham gia các chiến dịch, phong trào như Giờ Trái Đất, chiến
dịch 350, ăn chay vì môi trường,… Còn nếu như thực sự quan tâm tới vấn đề,
mong muốn tìm giải pháp mang tầm vĩ mô, các bạn sinh viên có thể tham gia
nghiên cứu khoa học, với rất nhiều đề tài có khả năng ứng dụng cao như cải tiến
hệ thống tưới tiết kiệm nhằm giúp người dân dễ tiếp cận hơn, hay tìm ra mức ô
nhiễm tối ưu cho nơi mình đang sống, thậm chí cả Việt Nam. Và không có lúc
nào tốt hơn để bắt đầu những việc này ngoài chính giây phút này.


×