Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

bài tập nhóm luật thương mại 2 đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.76 KB, 14 trang )

A-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ
giữa các thương nhân thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội. Tùy thuộc vào đối tượng giao dịch, thời gian giao dịch, thị
trường cũng như tính chất, thời cơ của từng phương vụ, thương nhân có thể lựa
chọn phương thức giao dịch cho phù hợp. Trong sự phát triển của xã hội hiện nay,
việc các công ty mở rộng quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình để cạnh tranh
là việc rất phổ biến. Có rất nhiều hình thức để các công ty giới thiệu sản phẩm của
mình đến với người tiêu dùng. Một trong những hình thức phổ biến được nhiều
công ty lựa chọn là đại lý thương mại. Để làm rõ vấn đề này, nhóm em xin tìm
hiểu đề tài số 02:
“Tháng 11 năm 2013, giám đốc Công ty cổ phần Tuấn Anh ký hợp đồng đại
lý mua bán hàng hóa với giám đốc Công ty TNHH Minh Nguyệt. Theo hợp đồng,
công ty Tuấn Anh phải thực hiện việc bán sữa chua do công ty Minh Nguyệt sản
xuất với giá thành sản phẩm do công ty Minh Nguyệt ấn định. Thời hạn đại lý là 3
năm từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
1. Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành
nghề kinh doanh mà công ty Tuấn Anh và công ty Minh Nguyệt phải đăng ký).
2. Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được
chuyển giao cho công ty Tuấn Anh từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng
của công ty Tuấn Anh. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp
luật về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao
3. Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty Tuấn Anh bị
ngộ độc. Công ty Tuấn Anh hay công ty Minh Nguyệt phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho khách hàng?
4. Tháng 3 năm 2014, công ty Tuấn Anh nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại
lý mua bán sữa chua của công ty Sữa tươi Ba Vì. Công ty Tuấn Anh có thể đồng
thời là đại lý của công ty Minh Nguyệt và công ty Sữa tươi Ba Vì không? Vì sao?


Theo đề nghị của công ty Sữa tươi Ba Vì, công ty Tuấn Anh quyết định đơn
phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty Minh Nguyệt và yêu cầu công ty
Minh Nguyệt bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty Tuấn Anh đã làm


đại lý cho công ty Minh Nguyệt. Anh (chị) hãy nhận xét về hành vi nói trên của
công ty Tuấn Anh.”
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.

Câu 1: Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu
rõ ngành nghề kinh doanh mà công ty Tuấn Anh và công ty Minh Nguyệt
phải đăng ký).

Hiện nay Luật Thương Mại 2015 không có quy định cụ thể về điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng thương mai, vì vậy để xác định các điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng thương mại nói chung cũng như hợp đòng đại lý thương mại nói riêng thì
đều được xác định trên căn cứ của Bộ Luật Dân sự . Theo đó thì 1 trong những
điều kiện có hiệu lực của hợp đòng nói chung và chủ thể tham gia giao dịch có
năng lực hành vi dân sự (Điều 122 BLDS), do đó, trong thương mại là một ngành
luật chuyên ngành thì vẫn phải đảm bảo những điều kiện về chủ thể của hợp đồng
nói chung, ngoài ra cũng cần đảm bảo các điều kiện khác theo quy định của luật
thương mại 2015.
Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005, Đại lý thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân
danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của
bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Hay nói cách khác đại lý chỉ là
bên đứng ra bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thay cho doanh ngiệp. Các đại lý
tuyệt đối không được quy định các điều kiện về mua bán, giá cả,… trái với những
chính sách của doanh nghiệp trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng đại

lý.
Trong hoạt động đại lí thương mại, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý
tiền hoặc hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng,
chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn
bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý.
Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh
nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách
hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký
với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán
hàng) hoặc nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán


(đại lý mua hàng). Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho
bên giao đại lý.
Hợp đồng đại lý thương mai có 2 bên chủ thể là bên giao địa lý và bên đại
lý. Bên giao đại lý và bên đại lý theo Điều 167 Luật Thương mại 2015 quy định:
“ 1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao
tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho
đại lý cung ứng dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua
hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.”
Như vậy, 2 bên trong hợp đồng đại lý phải đảm bảo điều kiện đều là thương nhân.
Theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại 2015: “1. Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Chủ thể của hợp đòng đại lý thương
mại là thương nhân với điều kiện thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh theo
Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 và thực hiện đúng nghĩa vụ theo Khoản 1 Điều 9
Luật Doanh Nghiệp 2005.
Đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép,
thương nhân chỉ dược ký hợp đồng đại lý sau khi được Bộ Công Thương cho phép.

Xuất phát từ đó, bên giao đại lý là nhà sản xuất hàn hóa có nghĩa vụ giao hàng, tiền
cho bên đại lý thì phải là thương nhân được sản xuất hàng hóa có nghĩa vụ giao
hàng, tiền cho bên đại lý thì phải là thương nhân được sản xuất hàng hóa đó, hoặc
được kinh doanh hàng hóa đó. Điều này ghi nhận trong giấy chứng nhận Đăng kí
kinh doanh của thương nhân. Mặc dù bên giao đại lý không trực tiếp thực hiện việc
mua bán hàng hóa . nhưng họ chính là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa hoặc bỏ
tiền ra để mua hàng hóa hay nói cách khác họ là người trực tiếp có nhu cầu, có lời
từ việc mua, bán hàng hóa này. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm
đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung
ứng dịch vụ.
Ngoài thương nhân Việt Nam với nhau thì có thể ký hợp đồng đại lý với
thương nhân nước ngoài. Thương nhân nước ngoài có thể được thương nhân Việt
Nam thuê làm đại lý nước ngoài các loại hàng hóa rừ hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm
ngừng xuất khẩu.


Các bên ký kết Hợp đồng phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghia vụ
phát sinh từ hợp đồng. Bên đại lý vừa là 1 bên chủ thể của hợp đồng đại lý thương
mại vừa là 1 bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nên để
đảm bảo năng lực chủ thể để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các hđ nói trên thì
bên đại lý vừa phải đkkd ngành nghề đại lý vừa phải có Đăng kí kinh doanh ngành
nghề phù hợp với loại hàng hóa, dịch vụ mà mình làm đại lý.
Vậy các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý thương mại giữa 2 công ty là:
- Mỗi công ty có đầy đủ năng lực chủ thể, cụ thể là công ty Tuấn Anh và
công ty Minh Nguyệt được thành lập hợp pháp có đăng kí kinh doanh đúng theo
ngành nghề mình kinh doanh. Ngoài ra Giám đốc công ty cổ phần Tuấn Anh và
Giám đốc công ty TNHH Minh Nguyệt phải là người đại diện theo pháp luật của
công ty hoặc là người được người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền để
ký kết hợp đồng.
- Công ty Minh Nguyệt phải có kinh doanh nghành nghề chế biến sữa (Mã

ngành 10500) hoặc bán buôn sữa và các sản phẩm từ sữa (Mã ngành 46326)Quyết định số 10/2007/Qđ-TTg và Quyết định số 337/Qđ-BKH
-Công ty Tuấn Anh phải có đăng kí kinh doanh ngành nghề đại lý (Mã
ngành 46102) và bán buôn sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc bán lẻ sửa và các sản
phẩm từ sữa trong cửa hàng chuyên ngành (Mã ngành 47224) - Quyết định số
10/2007/Qđ-TTg và Quyết định số 337/Qđ-BKH
Mặt hàng buôn bán sữa hoặc chế biến các sản phẩm từ sữa không thuộc mặt
hàng kinh doanh có điều kiện nên việc đăng kí kinh doanh chỉ cần đảm bảo đăng kí
theo đúng mã ngành kinh doanh. Để hợp đồng có hiệu lực thì các chủ thể phải
đảm bảo các điều kiện nêu trên.
2.

Câu 2: Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ
được chuyển giao cho công ty Tuấn Anh từ thời điểm hàng hóa được giao
đến kho hàng của công ty Tuấn Anh. Thỏa thuận này của các bên có phù
hợp quy định của pháp luật về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì
sao?

Sở hữu là một trong những yếu tố tự nhiên, xuất hiện, tồn tại và phát triển
cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Tùy từng quan
điểm khác nhau mà quyền sở hữu được khái quát thành những khái niệm khác
nhau.


Quyền sở hữu có thể được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, trong đó ghi nhận và đảm bảo cho chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với tài sản
thuộc sở hữu, chiếm hữu của mình.
Cũng có thể hiểu quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu
là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử

dụng và quyền định đoạt tài sản.
Như vậy, việc xác định ai là chủ sở hữu đối với một tài sản nhất định và thời
điểm nào quyền sở hữu đó được chuyển giao có ý nghĩa rất quan trọng để xác định
quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của chủ sở hữu đối với chính những lợi
ích hay những rủi ro phát sinh từ những hoạt động có liên quan đến tài sản đó đem
lại. Đặc biệt là trong các hoạt động thương mại.
Đại lí thương mại là một trong các hoạt động trung gian thương mại khá đặc
biệt, do đó mà Luật Thương mại năm 2005 có quy định rõ ràng hơn về quyền sở
hữu trong đại lý thương mại so với các hoạt động trung gian thương mại khác.
Điều 170 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối
với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.”
Đây cũng là đặc điểm để phân biệt hợp đồng đại lý thương mại với các hợp
đồng mua bán hàng hóa thông thường. Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa
thông thường, nếu không có thỏa thuận khác thì ở hợp đồng mua bán hàng hóa
luôn có sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa trực tiếp từ người bán sang người mua
cùng với đó là sự chuyển giao những rủi ro phát sinh đối với hàng hóa.
Còn đối với đại lý thương mại lại không phải vậy, trong thực hiện hoạt động
đại lý thương mại, bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà
chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Cơ sở để bên đại lý bán
hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý là sự ủy nhiệm quyền mua, bán hàng hóa
của bên giao đại lý. Chỉ khi hàng hóa được bán cho bên thứ ba thì quyền sở hữu
hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba. Hay nói khác đi, quyền sở
hữu hàng hóa trong đại lí thương mại không phải được chuyển trực tiếp từ bên giao
đại lý cho bên thứ ba mua hàng hóa mà còn qua một bên trung gian là bên đại lý.
Khi xác lập hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng đại lí thương mại
nói riêng, pháp luật vẫn thừa nhận và tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên về các
điều khoản trong hợp đồng. Các bên có quyền tự do thỏa thuận để xác lập các
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại (Khoản 1, Điều 11



Luật Thương mại năm 2005). Tuy nhiên, việc thỏa thuận này cũng cần phải tuân
thủ các nguyên tắc pháp luật chung, không được trái với các quy định của pháp
luật, thuần phong mĩ tục và đạo đức xã hội.
Như vậy, căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt
động thương mại là hợp đồng kí kết giữa các bên và Luật Thương mại năm 2005
cùng các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó, Luật Thương mại năm 2005 là
văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh về hoạt động
thương mại. Do đó, đáp ứng nguyên tắc áp dụng pháp luật chung thì sự thỏa thuận
của các bên trong hợp đồng thương mại về các điều khoản của hợp đồng cũng đều
phải dựa trên cơ sở của sự tuân thủ các quy định của pháp luật thương mại, không
được trái.
Trường hợp sự thỏa thuận điều khoản về quyền sỡ hữu trong hợp đồng đại lý
thương mại giữa Giám đốc Công ty Cổ phần Tuấn Anh với Giám đốc Công ty
TNHH Minh Nguyệt theo đề bài cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó, điều khoản
các bên thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao
cho Công ty Tuấn Anh từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công ty
Tuấn Anh là không phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động đại lý mua
bán hàng hóa. Cụ thể là không phù hợp với quy định tại Điều 170 Luật Thương
mại năm 2005: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho
bên đại lý.”
Dù tính đến thời điểm hàng hóa đã được vận chuyển từ kho hàng của Công
ty TNHH Minh Nguyệt đến kho hàng của Công ty Cổ phần Tuấn Anh thì quyền sở
hữu lúc này vẫn là thuộc về bên giao đại lý, tức Công ty TNHH Minh Nguyệt.
Quyền sở hữu đối với các mặt hàng sữa chua do Công Ty TNHH Minh Nguyệt sản
xuất chỉ được chuyển giao khi có bên thứ ba mua sản phẩm này và quyền sở hữu là
được chuyển từ Công ty TNHH Minh Nguyệt sang cho bên thứ ba mua mặt hàng
này.
3. Câu 3: Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty

Tuấn Anh bị ngộ độc. Công ty Tuấn Anh hay công ty Minh Nguyệt phải chịu

trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng?
Vấn đề bên nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng
không được pháp luật về đại lý thương mại quy định cụ thể. Để xác định vấn đề
này cần dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh khi tham gia vào quan hệ
đại lý thương mại.


Trong quan hệ đại lý thương mại, hợp đồng thương mại tồn tại hai loại hợp
đồng: hợp đồng đại lí được xác lập giữa bên giao đại lí và bên đại lí, hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa bên đại lí và khách hàng, việc xác lập quan hệ hợp đồng này
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả bên giao đại lí, bên đại lí đối với khách
hàng. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, bên đại lí nhân danh chính mình
và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với bên thứ 3 ràng buộc bên đại lí với bên thứ 3.
tuy nhiên bản chất của quan hệ đại lí thương mại là “ bên giao đại lý là chủ sở hữu
đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lí( Điều 170 Luật thương mại năm
2014). Như vậy khi có sự kiện pháp lí xảy ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho khách hàng thì tùy vào từng trường hợp cụ thể để xem xét trách
nhiệm.
Bản chất của quan hệ hợp đồng là sự thỏa thuận, thể hiện sự tự đo ý chí của
các bên, khi các bên đã có sự thỏa thuận( không trái với pháp luật) thì pháp luật tôn
trọng sự thỏa thuận đó. Như vậy, khi khách hàng bị ngộ độc và phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu có trong hợp đồng đại lí giữa 2 công ty có quy định
về vấn đề này thì giải quyết theo hợp đồng hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên.
Trường hợp hai bên không có thỏa thuận về vấn đề này thì theo quy định
chung của Luật thương mại năm 2014. Theo Khoản 2 Điều 173 Luật thương mại
2005, bên giao đại lí có nghĩa vụ: “2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa
của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ”.
Còn theo Khoản 5 Điều 175 Luật thương mại 2005, bên đại lí có nghĩa vụ: ” 5.
Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại
lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng

hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do
mình gây ra”. Như vậy về nguyên tắc thì bên nào có lỗi gây thiệt hại thì bên đó có
trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp cả hai bên có lỗi thì phải liên đới chịu
trách nhiệm về hàng hóa đối với khách hàng.
Theo đề bài trách nhiệm bồi thường được giải quyết như sau:
+ Công ty cổ phần Tuấn Anh( bên đại lí) chịu trách nhiệm bồi thường cho
khách hàng khi lỗi hoàn toàn thuộc về công ty cổ phần Tuấn Anh. Là bên đại lí
công ty cổ phần Tuấn Anh có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa sau khi nhận. Như vậy
nghĩa là công ty Tuấn Anh phải có nghĩa vụ bảo quản số lượng sữa lấy từ công ty
Minh Nguyệt sang. Ví dụ: công ty Tuấn Anh phải bảo quản sữa ở 1 nhiệt độ nhất
định, thời hạn nhất định, không sử dụng sữa quá hạn… Nếu bên đại lí không làm
đúng, không đủ đối với nghĩa vụ hoặc có hành vị vi phạm pháp luật( như tráo đổi


hàng hóa) thì bên đại lý là công ty cổ phần Tuấn Anh phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại hoàn toàn.
+ Công ty Minh Nguyệt( bên giao đại lí) chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho khách hàng khi lỗi hoàn toàn thuộc về công ty Minh Nguyệt, bên giao đại
lí có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lí mua bán hàng
hóa. Nếu chất lượng sữa có vấn đề, ví dụ như công ty Minh Nguyệt giao sữa hết
hạn, sữa bị nhiễm độc, giao sữa giả…Vì vậy trong trường hợp công ty cổ phần
Tuấn Anh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc bảo quản các sản
phẩm sữa lấy từ công ty Minh Nguyệt và không có lỗi trong việc khách hàng bị
ngộ độc thì công ty Minh Nguyệt phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
+ Hai công ty Minh Nguyệt và công ty cổ phần Tuấn Anh liên đới chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trương hợp cả hai công ty đều có lỗi khiến khách
hàng bị ngộ độc thì hai công ty phảu liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: công ty Minh Nguyệt giao sữa quá hạn sử dụng, công ty Tuấn Anh biết
nhưng vẫn lấy sữa và bán cho người tiêu dùng.
4.


Câu 4: Tháng 3 năm 2014, công ty Tuấn Anh nhận được đề nghị giao kết
hợp đồng đại lý mua bán sữa chua của công ty Sữa tươi Ba Vì. Công ty Tuấn
Anh có thể đồng thời là đại lý của công ty Minh Nguyệt và công ty Sữa tươi
Ba Vì không? Vì sao? Theo đề nghị của công ty Sữa tươi Ba Vì, công ty
Tuấn Anh quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty
Minh Nguyệt và yêu cầu công ty Minh Nguyệt bồi thường 50 triệu cho
khoảng thời gian công ty Tuấn Anh đã làm đại lý cho công ty Minh Nguyệt.
Anh (chị) hãy nhận xét về hành vi nói trên của công ty Tuấn Anh.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 Luật thương mại 2005 về quyền của
bên đại lý thì : trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên địa lý có quyền “Giao kết
hợp đồng đại lý với một hoặc bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7
Điều 175 của Luật này”. Theo khoản 7 Điều 175 Luật thương mại 2005 về nghĩa
vụ của bên đại lý thì “Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý
chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng
hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó”. Thông
thường, bên đại lý được quyền ký kết hợp đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên không có thỏa thuận. Quy
định này liên quan đến điều khoản không cạnh tranh (non- competition) mà các
bên thường sử dụng trong hợp đồng đại lý. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận:
trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý hoặc một thời gian sau khi chấm dứt


quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không được ký hợp đồng đại lý với các đối thủ
cạnh tranh của bên giao đại lý để bảo vệ lợi ích của bên giao đại lý. Đây là nội
dung mới chưa được đề cập trong pháp luật Việt Nam nhưng đã được pháp luật các
nước trên thế giới đề cập đến. Mục đích của việc thỏa thuận này là để ngăn chặn
bên đại lý không được quyền ký kết với các đối thủ cạnh tranh của bên giao đại lý.
Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc trường hợp pháp luật có

quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên
giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì Công ty Tuấn Anh
với tư cách là bên đại lý hoàn toàn có quyền nhận đề nghị giao kết hợp đồng đại lý
mua bán sữa chua của Công ty Sữa chua Ba Vì và đồng thời là đại lý của Công Ty
Minh Nguyệt và Công ty Sữa chua Ba Vì.
Trong tình huống này, ta có thể thấy rõ ràng rằng sữa chua không thuộc loại
hàng hóa mà pháp luật hiện hành quy định về việc bên đại lý chỉ được làm đại lý
bán sữa chua cho một hãng sản xuất sữa chua nên việc Công Ty Tuấn Anh có thể
đồng thời là đại lý của Công ty Minh Nguyệt và Công ty Sữa chua Ba Vì hay
không hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng đại lý giữa Công ty
Tuấn Anh và Công ty Minh Nguyệt. Do đề bài không đưa ra chi tiết về nội dung
thỏa thuận giữa hai bên nên ta có thể chia thành hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1, Công ty Minh Nguyệt và Công ty Tuấn Anh có thỏa thuận
với nhau về điều khoản hạn chế giao kết hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa của
Công ty Tuấn Anh như : trong thời gian làm đại lý cho Công ty Minh Nguyệt,
Công ty Tuấn Anh không được làm đại lý cho bất kỳ một thương nhân nào khác.
Trong trường hợp có thỏa thuận như trên trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
giữa hai công ty thì công ty Tuấn Anh có nghĩa vụ thực hiện đúng thỏa thuận như
trong hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty Tuấn Anh không thể đồng
thời là đại lý mua bán sữa chua cho Công ty Minh Nguyệt và Công ty Sữa chua Ba
Vì.
Trường hợp 2, giữa Công ty Minh Nguyệt và Công ty Tuấn Anh không có
thỏa thuận về việc Công ty Tuấn Anh có được giao kết hợp đồng đại lý mua bán
sữa chua với bên giao đại lý khác hay không. Trong trường hợp này thì Công ty
Tuấn Anh đương nhiên có quyền giao kết hợp đồng đại lý với bên giao đại lý khác.
Do đó, nếu như không có thỏa thuận như trên thì Công ty Tuấn Anh có thể đồng
thời là đại lý mua bán sữa chua cho Công ty Minh Nguyệt và Công ty Sữa chua Ba
Vì.



Như đã nói ở trên, bên đại lý chỉ thay mặt bên giao đại lý thực hiện hoạt
động mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và nhận thù lao. Tuy nhiên trong
quá trình hoạt động, nếu bên đại lý thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào
ví dụ như: thay hàng thật của công ty bằng hàng giả, háng nhái để kiếm lời, thực
hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các đại lý khác,… thì bên đại lý sẽ
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi do mình gây ra. Còn
nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của bên
giao đại lý thì bên này sẽ liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật
của bên đại lý ví dụ: bên giao đại lý cung cấp hàng kém chất lượng, hết hạn sử
dụng cho bên đại lý bán,…
Trong quan hệ đại lý thương mại, pháp luật quy định cụ thể các quyền và
nghĩa vụ cho các bên đối với bên còn lại. Cụ thể: Quyền và nghĩa vụ của bên đại lí
đối với bên giao đại lí quy định trong Điều 174 và Điều 175 Luật Thương mại
2005; Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lí đối với bên đại lí được quy định trong
Điều 172 và Điều 173 Luật Thương mại 2005. Trong đó, một quyền cơ bản trong
quan hệ đại lí thương mại là Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Về chủ thể: chủ thể có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương
mại là bên đại lý và bên giao đại lý. Điều kiện của chủ thể: bên đại lý và bên giao
đại lý đều phải là thương nhân (Điều 167 Luật Thương mại). Về điều kiện: Nếu
không có thỏa thuận khác thì các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý
và chỉ cần thông báo cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý trong thời hạn
quy định là sáu mươi ngày (Điều 177 Luật Thương mại). Và việc thông báo chấm
dứt hợp đồng đại lý phải được thể hiện bằng hình thức văn bản.
Như vậy, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý được xem xét khi
đáp ứng đủ hai điều kiện:
+ Thứ nhất, theo thỏa thuận giữa các bên: Nếu như các bên có thỏa thuận
hợp đồng đại lý chấm dứt vào thời điểm thông báo hay hợp đồng đại lý chấm dứt
khi một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm nghĩa vụ … thì khi đó việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng đại lý sẽ được xem xét theo thỏa thuận giữa các bên.
+ Thứ hai, theo quy định của pháp luật: Các bên có quyền đơn phương

chấm dứt hợp đồng đại lý với điều kiện là thông báo cho bên kia bằng văn bản
trong thời hạn hợp lý nhưng ít nhất là 60 ngày.
Pháp luật thương mại Việt Nam hiện hành không quy định một cách tổng
quát về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại, song căn cứ vào quy


định của BLDSnăm 2005, hợp đồng đại lý thương mại chấm dứt trong các trường
hợp do các bên thỏa thuận và trong những trường hợp sau:
+ Một là, hợp đồng đã được thực hiện xong, hết thời hạn hiệu lực.
+ Hai là, một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất tích hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, mất tư cách thương nhân.
+ Ba là, hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
Về quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí thương mại: Theo quy
định tại Điều 525 Bộ luật dân sự năm 2005: “ 1. Trong trường hợp việc tiếp tục
thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo trước cho bên
cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý (…);
2. Trong trường hợp bên thuê dich vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc
thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Điều 177 LTM 2005 quy định: “ 1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời
hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi
ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc
chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt
hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên
giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên
giao đại lý đó; Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình
trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại
lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được

tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý
thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà
mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”.
Như phân tích đặc điểm của hợp đồng đại lí thương mại, đây là loại hợp
đồng dịch vụ, do vậy, theo quy định Bộ luật dân sự 2005, các bên tham gia hợp
đồng đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong những trường
hợp sau:


+ Thứ nhất, việc tiếp tục hợp đồng không có lợi cho bên giao đại lý thì bên
giao đại lý có quyền đơn phương chấm đứt hợp đồng.
+ Thứ hai, bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực
hiện không đúng thỏa thuận thì bên đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Trong hợp đồng đại lý, các bên có thể thỏa thuận về thời hạn hiệu lực của
hợp đồng. Nếu bên nào tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn này thì phải bồi
thường cho bên còn lại. Giá trị của khoản bồi thường này sẽ được xác định dựa
trên các thiệt hại mà việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn gây ra Tuy nhiên nếu,
các bên không thỏa thuận thì hợp đồng đại lý sẽ chỉ chấm dứt sau một thời hạn
không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày 1 trong 2 bên thông báo cho bên kia về việc
chấm dứt hợp đồng. Cần lưu ý là thông báo này cũng phải được thực hiện bằng văn
bản. Rõ ràng, quy định của Luật Thương mại đã mở rộng phạm vi quyền của các
chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lí.
Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt theo yêu cầu của bên đại lý thì
bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà
mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý. Còn nếu hợp đồng đại lý được chấm dứt
theo yêu cầu của bên giao đại lý thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi
thường cho mình một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý. Giá trị
khoản bồi thường được tính như sau:
- Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong

thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.
- Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được
tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. Trong
trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý không có
quyền yêu cầu bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
Xét tình huống ở đề bài: Theo đề nghị của công ty Sữa tươi Ba Vì, công ty
Tuấn Anh quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty Minh
Nguyệt và yêu cầu công ty Minh Nguyệt bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian
công ty Tuấn Anh đã làm đại lý cho công ty Minh Nguyệt.
Thứ nhất, trong trường hợp này, công ty Tuấn Anh đã kí hợp đông đại lí với
công ty Minh Nguyệt trong thời hạn 3 năm. Ngày kí hợp đồng là tháng 11/2014,
tháng 3/2014 công ty sữa Ba Vì đề nghị công ty Tuấn Anh làm đại lí sữa cho mình,
thời hạn hợp đồng của công ty Tuấn Anh và Minh Nguyệt mới được 5 tháng. Hợp
đồng đại lí chưa hết hiệu lực.


Thứ hai, nếu bên giao đại lí là công ty Minh Nguyệt thông báo chấm dứt hợp
đồng đại lí sớm hơn 60 ngày kể từ ngày thông báo bằng văn bản với bên đại lí thì
bên đại lí có quyền yêu cầu bên giao đại lí bồi thường một khoảng tiền cho thời
gian mình làm đại lí cho bên giao đại lí.
Thứ ba, theo quy định của KHoản 3 Điều 177 Luật Thương mại 2005 thì :”
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý
thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà
mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”.
Như vậy, trong trường hợp này công ty Tuấn Anh (bên đại lí) đơn phương
yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lí với công ty Minh Nguyệt thì công ty Tuấn Anh
không được phép yêu cầu công ty Minh Nguyệt bồi thường thiệt hại. Công ty Tuấn
Anh quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty Minh Nguyệt và
yêu cầu công ty Minh Nguyệt bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty
Tuấn Anh đã làm đại lý cho công ty Minh Nguyệt là không đúng quy định của

pháp luật. Trong trường hợp này công ty Minh Nguyệt sẽ không bồi thường cho
công ty Tuấn Anh.
B- KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Khi một doanh nghiệp có ý định mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm của
mình dưới hình thức đại lý thương mại hoặc cá nhân, tổ chức nào có ý định trở
thành đại lý của một doanh nghiệp để nhận thù lao thì cần tìm hiểu rõ các quy định
của pháp luật về đại lý thương mại để có thể bảo vệ quyền lợi của mình ở mức tối
ưu nhất.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

-

Giáo trình Luật thương mại tập II, NXB Công an nhân dân, năm 2015
Luật thương mại năm 2005
Bộ luật Dân sự 2005
/>Khóa luận tốt nghiệp: Các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động
đại lí thương mại, Trân Trung Nguyên, 2006
/>


×