Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Slide thuyết trình làm thế nào đề có thể xác định vần đề đạo đức trong kinh doanh và vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn để minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.84 KB, 33 trang )

BÀI BÁO CÁO
MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
GVHD: TS NGUYỄN NGỌC MINH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH
DOANHVẬN DỤNG VÀO HOÀN CẢNH THỰC TIỄN ĐỂ MINH HỌA


DANH SÁCH NHÓM
1. Trần Thị Bích
2. Lưu Hồ Thanh Bình
3. Huỳnh Thanh Duy
4. Nguyễn Minh Hải
5. Lê Khánh Hiền
6. Ngô Quang Hiền
7. Nguyễn Xuân Hiền
8. Vũ Đăng Khoa
9. Châu Ngọc Lợi
10. Trần Thị Ánh Phường

11. Lâm Hoàng Thân
12. Trần Quốc Tuấn


NỘI DUNG CHÍNH
I. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC KD
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KD
3. THẾ NÀO LÀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KD
4. CÁC DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KD


II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
CÁC VÍ DỤ MINH HỌA VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KD TẠI VIỆT NAM


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- Theo giáo sư Phillip V.Lewis (ĐH Abilene Christian, USA): "Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu
chuẩn, chuẩn mực hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về cách hành vì ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của một tổ
chức hoặc cá nhân trong những trường hợp nhất định".


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- Hay nói cách khác: Là tập hợp các nguyên tắc chuẩn mực để điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của
chủ thế kinh doanh. Chúng được những người hữu quan như chủ đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động hay
cả đổi thủ cạnh tranh,.. Sử dụng để phán xét hành động cụ thể đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đạo đức kinh doanh là rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội ngày nay:
- Các doanh nghiệp càng ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ
biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như:
+ Phân biệt thiện và ác,
+ Lương tâm, nghĩa vụ,
+ Vấn đề nhân đạo…



I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- Các doanh nghiệp còn cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới và các chuẩn mực đạo đức
mới để áp dụng vào kinh doanh như:
+ Tính trung thực,
+ Tính tập thể,…
- Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định hướng trong các
hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp
của mình.


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

- Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Nó góp phần hạn chế được sự kiếm lợi phi pháp, tham nhũng, buôn lậu
- Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung thành cũng như đội ngũ
nhân viên vững mạnh


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- ĐĐKD góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. Nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với
tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh vì tổ chức của mình
- ĐĐKD góp phần làm hài lòng khách hàng. hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm
- ĐĐKD góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp



I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
- ĐĐKD góp phần vào sự vững mạnh của các quốc gia
Các quốc gia có thể chế dựa vào niềm tin, có một hệ thống đạo đức sẽ giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch,
làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn. Trong hệ thống dựa vào thị trường có niềm tin lớn như Nhật bản, anh quốc,
canada, hoa kỳ, thụy điển, các doanh nghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác và niềm
tin.


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
3. NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐẠO ĐỨC

- Những vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn
- Mâu thuẫn thường xuất hiện trong những vấn đề liên quan đến lợi ích. Về cơ bản mâu thuẫn xuất hiện trên các khía cạnh
khác nhau như triết lý hành động, mối quan hệ quyền lực trong cơ cấu tổ chức, sự phối hợp trong các hoạt động tác nghiệp
hay phân phối lợi ích
- Mâu thuẫn có thể xuất hiện trong mỗi con người, giữa những người hữu quan bên trong như chủ sở hữu, người quản lý,
người lao động, hay với những người hữu quan bên ngoài như khách hàng, đối tác – đối thủ hay cộng đồng, xã hội


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
3. NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐẠO ĐỨC


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

3. NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐẠO ĐỨC

* Các đối tượng hữu quan là những người vì lý do riêng có mối quan tâm hoặc có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
bởi quyết định hay kết quả của một quyết định.
Họ là những người có quyền lợi, cần được bảo vệ và có thể có phản ứng hay khả năng can thiệp nhằm thay đổi quyết định
hay kết quả theo chiều hướng nhất định
Họ có thể là: Chủ sở hữu, người lao động, khách hàng, ngành, cộng đồng, chính phủ,..


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

3. NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐẠO ĐỨC
* Các khía cạnh của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn về triết lý
- Mâu thuẫn về quyền lực
- Mâu thuẫn trong sự phối hợp
- Mâu thuẫn về lợi ích
* Các lĩnh vực có mâu thuẫn: Marketing, phương tiện kỹ thuật, nhân lực, kế toán, tài chính, quản lý,..


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

4. NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
- Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của quản lý và kinh doanh.
- Chúng là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, công ty
=> Vì vậy, nhận ra được những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn, hợp
đạo lý trong quản lý và kinh doanh


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

4. NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

- Việc nhận diện các vấn đề đạo đức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa các tác nhân
(phương diện, lĩnh vực, nhân tố, đối tượng hữu quan) liên quan đến các vấn đề đạo đức trong một tình huống, hoạt động kinh
doanh thực tiễn.
- Để việc xác định các vấn đề đạo đức được thuận lợi, có thể tiến hành theo trình tự:


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

4. NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
- Thứ nhất, xác minh những mối quan hệ hữu quan.
+ Đối tượng hữu quan bên trong hay bên ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ diện trong các tình tiết liên quan hay
tiềm ẩn.
+ Khảo sát các đối tượng này về quan điểm, triết lý bởi chúng quyết định cách thức, phản ứng của họ.


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

4. NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
- Thứ hai, xác minh mối quan tâm, mong muốn của các đối tượng hữu quan thể hiện thông qua một sự việc, tình huống cụ thể.
+ Khi mối quan tâm và mong muốn của các đối tượng đối với nhau không mâu thuẫn hoặc không xung đột, cơ hội nảy
sinh vấn đề đạo đức là hầu như không có.
+ Ngược lại, nếu mối quan tâm và mong muốn ở nhau không thể hài hòa, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh.
+ Các đối tượng cũng có thể tự - mâu thuẫn nếu các mối quan tâm và mong muốn là không thống nhất hay không thể dung
hòa được với nhau.


I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

4. NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
-Thứ ba, xác định bản chất vấn đề đạo đức.

+ Vấn đề đạo đức bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản nào, sự khác nhau như thế nào về quan điểm, lợi ích của từng đối
tượng hữu quan


II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực gì? Có 2 yếu tố quan trọng nhất, đó là tính trung thực và sự
tôn trọng con người. Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời,
cạnh tranh không lành mạnh
DN phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất kinh doanh hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.


II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Văn hóa kinh doanh, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là đạo đức kinh doanh, cho đến nay vẫn là vấn đề mà dư luận
chung trong xã hội cho là vẫn còn “bỏ ngõ”.
Chính vì vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hằng năm đã xảy ra hàng vạn vụ việc vi phạm luật pháp và
đạo đức kinh doanh với rất nhiều hiện tượng tiêu cực như sử dụng cả các thủ đoạn không chính đáng, thậm chí bất hợp pháp, để
đạt lợi nhuận


II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Tình trạng yếu kém hoặc vi phạm đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề “nhức nhối” trong xã hội Việt Nam hiện
nay. Chỉ riêng vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đã dấy lên hồi chuông báo động đỏ. Một
đại biểu Quốc hội đã phát biểu rất bức xúc: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế!”.
Truyền hình Việt Nam VTV cũng có hẳn một chuyên mục “Nói không với thực phẩm bẩn!”.



II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Một số minh chứng cho việc thiếu đạo đức trong kinh doanh tại các doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam
- Công ty URC vi phạm ĐĐKD, gieo rắc hiểm họa: Thông tin nước giải khát C2 và Rồng đỏ của Công ty URC Việt Nam nhiễm
chì vượt mức cho phép khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang, theo kết quả của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm
Quốc gia (NIFC, Bộ Y tế) thì hàm lượng chì là 0,84mg/l. Trong khi đó, hàm lượng chì cho phép là không quá 0,05mg/l trong thành
phẩm và 0,5mg/l trong nguyên liệu, có nghĩa là hàm lượng chì của C2 vượt tới 9 lần, Rồng đỏ vượt tới 4 lần mức chuẩn theo quy
định


II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN


II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
- Bắt giữ hàng loạt vụ buôn bán hàng giả, hàng cấm, thu giữ gần 7.000 sản phẩm điện gia dụng nhái
Tại kho hàng của Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Thương mại Hoàng Lan (quận Hoàng Mai, Hà Nội), lực lượng chức
năng đã bắt giữ gần 7.000 sản phẩm gồm ổ cắm, phích cắm, bảng điện nhãn hiệu Vinakip của Việt Nam được đặt làm nhái từ Trung
Quốc và trà trộn bán cùng hàng chính hãng.
Mặc dù là hàng nhái, tem chống hàng giả dán trên các sản phẩm này gần như trùng khớp với những dấu hiệu nhận biết của tem
thật.


×