Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Slide quản lý rủi ro tín dụng (Bài giảng quản trị rủi ro tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.41 KB, 33 trang )

CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG


Mục tiêu
• Hiểu được quan hệ giữa rủi ro tín dụng trong hoạt động của doanh
nghiệp và của ngân hàng.
• Tư vấn và thực hiện các giao dịch nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý rủi
ro tín dụng
• Phân tích nguyên nhân rủi ro tín dụng
• Tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn.


Khái niệm về rủi ro tín dụng
• Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khả năng bên vay nợ không thể trả nợ được
cho chủ nợ như đã cam kết ban đầu.
 Đối với doanh nghiệp: rủi ro tín dụng xảy ra khi bên mua hàng hóa không thể
thanh toán cho bên bán đùng theo ký kết trong hợp đồng mua bán
 Đối với ngân hàng: Rủi ro tín dụng là rủi ro bị tổn thất tài sản khi bên vay là
những khách hàng hay các ngân hàng không có khả năng thanh toán khoản vay
theo đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký kết.


Nhận dạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp
• Từ báo cáo tài chính:
- Khả năng thanh khoản giảm
- Sự thay đổi của tài sản cố định
- Doanh số bán hàng giảm
- Các khoản nợ và vay tăng đột biến
- Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm
- Dòng tiền hoạt động âm




Nhận dạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp
• Từ hoạt động kinh doanh:
- Khối lượng sản xuất giảm
- Số lượng đơn đặt hàng giảm đáng kể
• Từ quản trị công ty:
- Sự thay đổi cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp
- Sự thay đổi về vốn, quyền sở hữu đối với những thành viên chủ chốt
của doanh nghiệp


Quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp
• Thực hiện chính sách bán chịu phù hợp với doanh nghiệp
• Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro:
- Bao thanh toán trong nước
- Bao thanh toán xuất khẩu


Quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp
Bao thanh toán là một nghiệp vụ tài chính, theo đó một doanh nghiệp
bán các khoản phải thu của nó cho một bên thứ ba (gọi là người bao
thanh toán) với một chiết khấu nhất định.


Quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp
Ưu điểm của dịch vụ bao thanh toán:
- Đánh giá uy tín tín dụng của người mua
- Theo dõi thu hồi nợ của người mua
- Nhận vốn ứng trước từ ngân hàng

- Bảo hiểm rủi ro tín dụng từ ngân hàng


Nhận dạng rủi ro tín dụng ngân hàng
• Các rủi ro liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
• Khả năng rủi ro phát sinh
- Các khoản thua lỗ tín dụng vượt quá dự tính do các quyết định về
tín dụng sai lầm từ ban đầu, thiếu giám sát hoặc thiếu những hoạt động
xử lý kịp thời các khoản vay quá hạn.


Nhận dạng rủi ro tín dụng ngân hàng
• Khả năng rủi ro phát sinh (tt)
- Danh mục tín dụng thể hiện sự tập trung vào những khách
hàng cá biệt hoặc những ngành nghề/khu vực cá biệt
- Vi phạm hợp đồng từ phía đối tác, nhà phát hành hoặc do sự
thất bại trong việc thanh toán/chuyển giao


Nhận dạng rủi ro tín dụng ngân hàng
• Quy trình quản lý rủi ro:
- Tiêu chuẩn cấp tín dụng
- Hệ thống xếp hạng tín dụng
- Hạn mức tín dụng
- Giám sát các khoản vay cụ thể và giám sát các danh mục tín dụng
- Kiểm tra tín dụng độc lập


Nhận dạng rủi ro tín dụng ngân hàng
• Các chỉ số đánh giá rủi ro:

- Tỷ lệ % nợ quá hạn (nợ xấu)/tổng dư nợ theo chi nhánh
- Tỷ lệ dư nợ trong từng chủng loại theo xếp hạng tín dụng
- Xoá sổ nợ thực tế so với dự toán ban đầu
- Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ cho vay theo chi nhánh
- Mức độ tập trung thực tế trong danh mục tín dụng


Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng
• Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro
• Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng


Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng
• Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro
- Rủi ro tín dụng phát sinh từ khách hàng vay vốn
+ Chủ quan
+ Khách quan
- Rủi ro tín dụng phát sinh từ ngân hàng


Rủi ro tín dụng phát sinh từ ngân hàng
Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch
(Rủi ro liên quan đến một khoản
vay)
Rủi ro xét
duyệt

Rủi ro kiểm

soát

Rủi ro đảm bảo

Rủi ro danh mục
(Rủi ro liên quan đến danh mục
các khoản vay)
Rủi ro cá
biệt

Rủi ro tập
trung


Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng
• Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng
- Phân tích và thẩm định tín dụng
- Chấm điểm và xếp hạng tín dụng
- Bảo đảm tín dụng
- Kiểm tra trong quá trình cho vay.
- Bảo hiểm tín dụng
- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng


Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng
Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là giảm thiểu rủi ro tín dụng
xuống mức thấp nhất có thể. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ

+ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
+ Mức độ phân bổ dư nợ


Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng (tt)
Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm và công cụ do Hội đồng tín dụng
đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục tiêu quản lý tốt
dư nợ và rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng thể hiện ở những nội dung sau:
+ Lãi suất cho vay
+ Tỷ lệ tham gia của vốn ngân hàng so với tổng nhu cầu vốn
+ Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo
+ Quy trình đánh giá và xét duyệt cho vay.


Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Phân tích và thẩm định tín dụng
Phân tích tín dụng là quá trình phân tích đánh giá đối với khách
hàng vay vốn nhằm mục tiêu đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả
nợ và tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng vay vốn.
+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
+ Phân tích phương án sản xuất kinh doanh


Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Phân tích và thẩm định tín dụng (tt)
Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh
giá mức độ tin cậy và rủi ro của phương án/ dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho
việc ra quyết định tín dụng.
+ Thẩm định tư cách pháp nhân

+ Thẩm định tình hình tài chính
+ Thẩm định mục đích sử dụng vốn
+ Thẩm định tính khả thi của phương án/dự án
+ Thẩm định tài sản đảm bảo.


Nội dung thẩm định việc đánh giá, phân tích về tình hình tài chính của
khách hàng.
Tập trung ở một số khoản mục (tùy đặc điểm từng DN, ngành):
+ Các khoản phải thu ngắn hạn  Đánh giá tình hình thu hồi công nợ
+ Hàng tồn kho: chất lượng, khả năng luân chuyển
+ Nguồn vốn:
Cơ cấu vốn huy động  khả năng chiếm dụng/ vay nợ/mất cân đối
Nhận xét những thay đổi lớn trong tài sản, nguồn vốn; Đánh giá sự phù hợp cơ cấu tài sản - nguồn
vốn.
Một số chỉ tiêu tài chính cần quan tâm (so với trung bình ngành):
+ Khả năng thanh toán
+ Vòng quay VLĐ/ hàng tồn kho/ khoản phải thu
+ Hệ số nợ phải trả/ Vốn CSH  năng lực tài chính KH
Hoạt động SXKD:
- Doanh thu, lợi nhuận theo các lĩnh vực kinh doanh
- ROA, ROE


Nội dung đánh giá kết quả thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ
 Thẩm định kết quả tính hạn mức vốn lưu động


Thẩm định phương án SXKD: Dự báo kinh tế vĩ mô, dự báo ngành




Tình hình SXKD của DN những năm gần đây (sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của từng lĩnh vực hoạt động)



So sánh giá doanh thu, sản lượng hợp lý để xác định nhu cầu VLĐ

 Thẩm doanh thu, sản lượng, mức giá tiêu thụ dự kiến năm kế hoạch
 Đánh định các nguồn vốn tài trợ VLĐ:
- Vốn tự có/ coi như tự có
- Các khoản huy động khác: chiếm dụng của người bán, người mua trả tiền trước…
- Vốn vay các TCTD khác
 Đánh giá các chỉ tiêu, số liệu và nhận xét kết quả tính toán


Nội dung đánh giá kết quả thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ (tt)
Đánh giá kết quả thẩm định dự án về:
- Sự cần thiết đầu tư
+ Quy hoạch ngành (nếu có)
+ Cung - cầu thị trường về sản phẩm của DA  Khả năng gia nhập thị trường của sản
phẩm. (thiếu hụt nguồn cung/ SP có ưu thế so với SP hiện có/ mạng lưới phân phối sẵn có …)
- Phương diện kỹ thuật: quy mô, công nghệ
- Chi phí đầu tư: Tổng mức đầu tư, suất đầu tư có phù hợp?
- Nguồn vốn đầu tư dự án: vốn tự có, vốn huy động, vốn vay
- Hiệu quả tài chính dự án NPV, IRR, PP
 Đưa ra các nhận xét, khuyến nghị về rủi ro và các biện pháp phòng ngừa


Tóm tắt quan hệ giữa phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng

Phân tích tín dụng
Mục tiêu

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Nội dung Phân tích tình hình và
tài chính DN
Kết quả

Phân tích phương
án SXKD

Rủi ro tín
Quyết định
dụng
cho vay
Giảm thiểu rủi Ra quyết định
ro
đúng
Rủi ro thế nào? Cho vay hay
không cho vay

Tốt

+

Khả thi =>

Rủi ro thấp


Cho vay

Tốt

+

T/đối khả thi =>

Có rủi ro

Có thể cho vay

Bình thường

+

Khả thi =>

Có rủi ro

Có thể cho vay

Không tốt

+

Không khả thi =>

Rủi ro cao


Không cho vay

+

Phản ánh tương lai

Kỳ vọng

Kỳ vọng

Đặc tính Phản ánh quá khứ


Tóm tắt quan hệ giữa thẩm định tín dụng và rủi ro tín dụng
Thẩm định tín dụng

Mục tiêu
Nội dung

Kết quả

Đặc tính

Rủi ro tín Quyết định
dụng
cho vay
Đánh giá mức độ tin cậy của PA SXKD và Giảm thiểu Ra quyết định
dự án đầu tư
rủi ro
đúng

Thẩm định
Thẩm định Thẩm định các Rủi ro thế Cho vay hay
dòng tiền
chi phí sử
chỉ tiêu NPV,
nào?
không cho
dụng vốn
IRR, PP
vay?
Tin cậy cao

Tin cậy cao

Tin cậy cao

Không rõ
ràng
Không đáng
tin cậy
Phản ánh kỳ
vọng

Không rõ
Không rõ ràng
ràng
Không đáng Không đáng
tin cậy
tin cậy
Phản ánh kỳ Phản ánh kỳ

vọng
vọng

Rủi ro thấp

Cho vay

Có rủi ro

Làm lại dự án

Rủi ro cao

Không cho
vay
Kỳ vọng

Kỳ vọng


×