Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Slide các khái niệm kinh tế cần thiết trong phân tích sử dụng tài nguyên thiên nhiên (môn kinh tế tài nguyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.25 KB, 22 trang )

Chương 1

Các khái niệm kinh tế cần thiết
trong phân tích sử dụng
tài nguyên thiên nhiên

1


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Có khả năng tái sinh

Không có khả năng tái sinh

Năng lượng
mặt trời

Không khí

Đất

Nước

Vi sinh vật

Thực vật

Động vật

Tạo tiền đề
tái sinh



Không thể
tái sinh
Tái chế:
Kim loại,
thủy tinh

Cạn kiệt:
dầu khí,
than đá

Sơ đồ phân loại nguồn tài nguyên tự nhiên

2


Mối quan hệ giữa
Tài nguyên thiên nhiên và Hệ thống kinh tế
Môi trường tự nhiên
Xử lý, tái chế
Doanh nghiệp

Nguyên vật liệu

(sản xuất)

Năng
lượng
Không
khí


Đầu ra

Đầu vào

Nước

Chất
thải

Hộ gia đình
(tiêu thụ)

Tiện nghi

Môi trường tự nhiên

Không xử lý
3


• Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (TNTN): sự
ứng dụng các nguyên tắc kinh tế vào việc
nghiên cứu sự khai thác và sử dụng TNTN.
• TNTN: đất, nước, bầu khí quyển; và tất cả
những thứ trong nước, dưới/trên mặt đất.
– Cung cấp nguồn đầu vào là yếu tố sản xuất cho
hệ thống kinh tế.

• Nhiều TNTN có đặc điểm như vốn tư bản:

– trước khi dùng trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ cần phải khai thác hoặc thu hoạch TNTN.
Như vốn tư bản, hầu hết TNTN phải được khai
thác bằng các yếu tố đầu vào khác, vd: lao động.
4


- TNTN tạo ra lợi ích theo thời gian.
Thời gian là yếu tố quan trọng trong phân
tích việc sử dụng TNTN.

• Phân loại TNTN:
• tái tạo được: cá, rừng, năng lượng mặt
trời, nước, khí quyển;
• không tái tạo được: khoáng sản, dầu mỏ.

– Hầu hết TNTN có thể tái tạo đều có
thể bị cạn kiệt nếu quản lý không đúng

• Các định luật vật lý cơ bản đặt ra
các giới hạn cho việc sử dụng
TNTN.
5


• Định luật nhiệt động học thứ nhất: vật chất
không tự sinh ra và không tự mất đi. Nó chỉ
chuyển từ dạng này sang dạng khác.
• Định luật nhiệt động học thứ hai: khi năng
lượng thay đổi trạng thái, nó sẽ chuyển thành

các thành phần có đặc điểm khác với vật chất
ban đầu.
=> Một khi TNTN đã chuyển sang dạng sản phẩm,
nó không thể trở lại dạng ban đầu trong môi
trường tự nhiên.
=> Khi sử dụng TNTN, môi trường tự nhiên đang
bị cạn kiệt theo thời gian.
6


• Môi trường tự nhiên không thể tránh
được một dòng phát thải từ quá trình
sản xuất và tiêu dùng (và cả từ môi
trường tự nhiên như núi lửa).
• Nếu dòng chất thải vào môi trường tự
nhiên vượt quá khả năng hấp thụ và
trung hoà của môi trường, hệ thống hỗ
trợ cuộc sống của môi trường tự nhiên
sẽ suy giảm theo thời gian.

7


• Kinh tế học phân tích nguồn lực khan hiếm
được phân bổ như thế nào giữa các cách sử
dụng khác nhau.
• Các nhà kinh tế thường lý luận rằng phúc lợi
xã hội sẽ tối đa khi nguồn lực và sản phẩm
được phân bổ theo cách sử dụng giá trị nhất.
• Tuy nhiên, giá trị của mỗi cách sử dụng lại

phụ thuộc vào thể chế và hoàn cảnh của từng
quốc gia.
• Bản chất và vấn đề phân phối quyền sở hữu
tài sản, của cải và thu nhập ảnh hưởng đến
giá trị của các cách thức sử dụng TN.

8


• Tại sao lại nghiên cứu TNTN riêng rẽ?
– Nhiều chính sách đang quan tâm đến việc sử
dụng TNTN và kiến thức về bản chất kinh tế
của việc sử dụng TNTN rất có giá trị để giải
quyết các vấn đề thực tế.
– TNTN có đặc điểm khác với các chủ đề kinh tế
khác: sự không thể tái tạo và vấn đề tự do tiếp
cận.
– Ngoại tác có trong mọi cách sử dụng TNTN.
– Kinh tế học TNTN nhấn mạnh khái niệm cân
bằng động trong kinh tế và quyết định chính
sách theo chuỗi thời gian.
9


Khái niệm Quyền sở hữu tài sản và
việc sử dụng TN
• Quyền sở hữu tài sản là một tập hợp các đặc
tính mang quyền lực đến cho người chủ sở hữu
tài sản: tính loại trừ, tính thực thi, tính phân
chia và tính chuyển nhượng.

• Quyền sở hữu có thể bị giới hạn bởi các chính
phủ hoặc các cá nhân.
• Thời gian sở hữu cũng là một đặc tính quan
trọng: sở hữu vô hạn (freehold) và sở hữu giới
hạn thời gian (leasehold).
10


• Một điểm phân biệt quan trọng giữa
các loại hình sở hữu: tính loại trừ.
– Tài sản tư nhân mang tính loại trừ.
– Tài sản chung có những cam kết chia sẻ
TNTN cho thành viên trong nhóm sở hữu.
– Tài sản tự do tiếp cận hoàn toàn không
mang tính loại trừ.

• Sự có/không có tính loại trừ có ảnh
hưởng rất nhiều đến các vấn đề kinh tế
và vai trò của chính phủ.
11


Tại sao quyền sở hữu rõ ràng lại quan trọng?
Nhắc lại: Nếu không có quyền sở hữu rõ ràng:
Thặng dư sẽ biến mất
Cũng sẽ có sự lãng phí do:
Sản xuất nhiều hơn
Sử dụng nhiều đầu vào hơn (cũng gọi là
vốn hóa quá độ)
Nhưng lợi nhuận kém hơn


12


Khái niệm về Thặng dư (Rent) và
Giá trị của TNTN
Thặng dư về cơ bản là giá trị của một TN.
Nó là phần dôi ra – chênh lệch giữa giá cả của một
hàng hóa được sản xuất có sử dụng một TNTN và
giá thành của việc chuyển TN đó thành hàng hóa.
Nó là thu nhập của việc làm chủ một TN.
Có liên quan đến sự khan hiếm.
Quan trọng vì nó xác định việc sử dụng TN.
Thặng dư bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

13


Thặng dư từ TNTN
• Giá tự nhiên (in situ price) của một TNTN là giá của
nó khi còn ở trong thế giới tự nhiên.
– Giá bán gỗ khi cây còn đứng, là một giá tự nhiên, trong khi
giá gỗ giao tới một nhà máy không phải là giá tự nhiên, vì
giá đó bao gồm giá tự nhiên cộng chi phí thu hoạch.
– Giá cá trên bờ không phải là một giá tự nhiên, vì giá đó
phản ánh cả giá trị của tài nguyên khi còn ở biển và chi phí
đánh bắt và đưa cá ra thị trường.
– Giá tự nhiên của quặng đồng là giá của một tấn đồng trong
lòng đất, trước khi nó được khai thác và đưa tới một nhà
máy luyện đồng.

– Giá đất được sử dụng để trồng trọt, hoặc để xây nhà trên
đó, là một giá tự nhiên.
• Trong kinh tế học TNTN, giá tự nhiên của một TNTN thường
được gọi là thặng dư tài nguyên (resource rent).
14


Ví dụ về thặng dư tài nguyên trong thị trường tôm hùm
Giá mỗi
cân Anh

MWTP

MTC=MCC+UC
MCC
$3.50
$2.80

0

1.8

Số lượng tôm (triệu cân Anh)

Số lượng tôm có hiệu
quả động là 1. 8 triệu
cân Anh. Giá hiệu
quả là $3.5/cân. Chi
phí thu hoạch biên là
$2.8/cân. Thặng dư

biên của tôm là
$0.7/cân. Tổng thặng
dư = $0.7×1.8 triệu
cân = $1.26 triệu.
Ta thấy Thặng dư
biên cũng bằng Chi
phí người sử dụng
($0.7).

Ghi chú:
MCC: marginal current costs; UC: user costs
(UC: bất cứ thứ gì ảnh hưởng đến các lợi ích ròng tương lai
được bao gồm trong user cots)

15


Kinh tế học phúc lợi và vai trò
của chính phủ
• Thất bại thị trường dẫn đến sự can thiệp của
chính phủ: do tương tác tự do giữa các cá nhân
trong nền kinh tế đã dẫn tới kết quả không
hiệu quả.
• Để làm tương phản và đánh giá sự khác nhau
giữa phân bổ nguồn lực tối ưu xã hội và tối ưu
tư nhân, chúng ta sẽ dựa trên các lý thuyết
kinh tế học phúc lợi.
• Kinh tế học phúc lợi là việc nghiên cứu mức
độ và phân phối phúc lợi của cá nhân và nhóm
trong nền kinh tế.

16


Thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng
Giá P

Cung

a

CS

e

P*

PS
d

Cầu
Q*

Lượng Q

Hình 1.6: Phúc lợi xã hội tối ưu khi tổng thặng dư sản xuất và thặng
dư tiêu dùng được tối đa hoá. Đối với thị trường cạnh tranh, điều này
xảy ra khi cung và cầu gặp nhau tạo ra giá P* và lượng Q* cân bằng.
Tại điểm P* và Q*, thặng dư tiêu dùng là diện tích P*ae, thặng dư sản
xuất là P*ed.


17


Ra quyết định theo thời gian
Sử dụng TNTN bao gồm việc ra quyết định theo thời
gian.
• Phân phối theo thời gian
– Hiệu quả động (Dynamic Efficiency) đòi hỏi tối
đa hóa dòng lợi ích theo thời gian
– Hàm mục tiêu: Giá trị hiện tại ròng (Net Present
Value)
– Trong cân bằng động mọi tài sản phải cho cùng
thu nhập
• Lãi suất sẽ luôn là một phần của điều kiện cân
bằng
• Đường cung của TNTN luôn dịch chuyển do sự cạn
kiệt tài nguyên không thể tái tạo và sự thay đổi tính
chất vật lý, sinh thái của tài nguyên có thể tái tạo.

18


Lãi suất
Lãi suất là mối liên kết chủ yếu giữa các giai đoạn.


1.

2.
3.


Ví dụ về việc ra quyết định:
Tôi có nên bán mảnh đất của tôi ở quê?
Bán được $100.000 ở ngay hiện tại (giai đoạn t) và
gởi tiền vào ngân hàng với lãi suất 10%, sau một
năm (giai đoạn t+1), tôi có $100.000 + $10.000 =
$110.000.
Không bán bây giờ mà để đến sang năm (giai đoạn
t+1) mới bán với giá $112.000.
Nếu sang năm chỉ bán được $104.000.
=> Chọn cách nào/thời điểm nào?
19


Tương lai hoá (compounding)
• Tương lai hoá (lãi kép) là để tiền vốn (ví dụ $V)
tăng lên và tiền lãi được tính dựa trên tiền lãi thu
được từ các giai đoạn trước.
Công thức tổng quát: FV = PV(1+r)t
• Tốc độ tăng là lượng thay đổi của V(t) chia cho
giá trị V(t).
V (12) − V (11)
Ví dụ:
=r
V (11)

Với lãi suất cố định, V tăng với tốc độ r

20



Chiết khấu (tính giá trị hiện tại)
• Quá trình này ngược với quá trình tương lai hoá.
Công thức: PV = FV/(1+r)t
=> V được chiết khấu về hiện tại (giai đoạn 0).
Chiết khấu cho phép ta so sánh giá trị ở các thời điểm
khác nhau trong tương lai.
Ví dụ ứng dụng: Mất bao lâu để $100 trong ngân hàng
tăng gấp đôi với lãi suất 8%?
Giải bài toán: $200 = $100(1,08)t
=> t = 9 năm
•Tổng giá trị của dòng tiền V mỗi năm kéo dài mãi
mãi với lãi suất r sẽ là:
Z = V/r
21


• Quan điểm chọn suất chiết khấu:
- Một số nhà kinh tế học đề nghị sử dụng
lãi suất thị trường trung bình: những lãi
suất mà các công ty tư nhân phải chịu khi
vay vốn thực hiện những dự án đầu tư
lớn.
- Một số khác đề nghị dùng suất chiết
khấu xã hội: lãi suất phản ánh chi phí vay
vốn của chính phủ đã điều chỉnh rủi ro và
những biến dạng của nền kinh tế như thuế
thu nhập và thuế doanh thu.
22




×