Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

Bài 3 tầm quan trọng của rừng (bài giảng quản lý tài nguyên rừng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.15 KB, 41 trang )

TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỪNG ĐỐI VỚI CON
NGƯỜI & MÔI TRƯỜNG


Tầm quan trọng của rừng









Rừng là nguồn gen quí giá
Rừng cung cấp lâm sản
Rừng bảo vệ mùa màng
Vai trò cây xanh với khu dân cư
Vai trò của rừng trong sinh quyển
Vai trò của rừng trong khí quyển
Vai trò của rừng đối với thủy quyển
Vai trò của rừng đối với thạch quyển


Rừng là nguồn gen quí giá
• Ngân hàng tài nguyên gen to lớn và quý giá của nhân loại.
• Nhiều loại động thực vật hết sức quan trọng đối với môi
trường và cuộc sống con người.
• Có khoảng 2-3 triệu loài.
• Trong tổng số 250.000 loài động thực vật đã biết trong tự
nhiên, có 2/3 số loài (khoảng 170.000 loài) sống trong rừng


mưa nhiệt đới. ½ số đó phân bố ở vùng Nam Mỹ, 35.000 loài
ở vùng Châu Phi nhiệt đới và 40.000 loài ở Châu Á (trong đó
riêng rừng nhiệt đới ở Malaysia có 25.000 loài)


Rừng là nguồn gen quí giá
Các nhà khoa học đã thống kê được:
• Khoảng 10.000 loài thực vật bậc cao (1.000 loài cây gỗ lớn)
• 280 loài và phân loài thú
• Trên 1.020 loài và phân loài chim


Rừng là nguồn gen quí giá






259 loài bò sát
82 loài lưỡng cư
Hàng vạn loài sâu bọ và các sinh vật khác.
Riêng cây làm thuốc đã sơ bộ điều tra được khoảng 1.500
loài.


Rừng là nguồn gen quí giá
• Muốn phát huy được những đặc tính di truyền quí giá của giới
sinh vật và sử dụng những đặc tính đó vì cuộc sống con người,
trước tiên loài người phải bảo vệ được các nguồn gen.

• Nhiều nguồn gen đã và sẽ trở nên vô giá. Hiện nay, do việc khai
thác rừng quá mức, nhiều nguồn gen quí đã vĩnh viễn mất đi,
nhiều loài sinh vật bị đe dọa tuyệt chủng.


Rừng cung cấp lâm sản

• Rừng là nguồn cung cấp gỗ, củi.
• Năng suất rừng: khoảng 5 tấn/ha/năm.
• Rừng nhiệt đới là loại rừng có năng suất sinh học
cao nhất.


Rừng cung cấp lâm sản
Đầu thập kỷ 90, thế giới có 3,04 tỉ ha rừng, trong đó:
• Rừng nhiệt đới: 1,76 tỉ ha cung cấp 54,5% khối
lượng gỗ trên thế giới.
• Tổng sinh khối của rừng mưa nhiệt đới khoảng từ
122.500 đến 167.400 triệu m3
• Tổng trữ lượng có khả năng khai thác khoảng 70.500
triệu m3,
• Lượng tăng trưởng hàng năm từ 1.200 đến 2.400 m3
(Kiên & Hồng, 1990).


Rừng cung cấp lâm sản
• Giá trị khác cho công nghiệp như sợi, chất ta-nanh, thuốc
nhuộm, dầu béo, chất bột…
• Nhiều nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh
• Thức ăn cho người và động vật.

• Rừng còn là nơi sống của nhiều loài động thực vật, là nơi
bảo vệ các nguồn gen quí hiếm, có giá trị sinh thái cao.


Rừng bảo vệ mùa màng
Vùng duyên hải phía Bắc thường chịu ảnh hưởng gió mạnh của
hải dương hoặc đối với vùng khí hậu mùa hè, như khí hậu
Địa Trung Hải hoặc đối với vùng khí hậu lục địa ít mưa,
người ta áp dụng trồng những dãy rừng chắn gió phòng hộ
để:
• Tăng năng suất thu hoạch cho cây trồng
• Giảm cường độ gió


Rừng bảo vệ mùa màng





Hạn chế xói mòn mặt đất
Giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt và lớp khí quyển sát mặt đất
Giảm sự thất thoát ẩm độ và hơi nước của cây.
Chống gió mạnh, chống rét và băng giá


Rừng bảo vệ mùa màng
• ở Việt Nam, những dãy rừng phi lao ở huyện Lý Nhân (Nam
Hà) bảo vệ đồng ruộng chống gió mùa Đông bắc giá rét, gió
Tây nam khô nóng và tăng năng suất từ 10-15%.

• Rừng rút khói bụi và khí độc do các nhà máy công nghiệp
thải ra.
• Rừng ngăn cản ảnh hưởng của chất phóng xạ và giảm tiếng
ồn.
• Màu xanh của cây đem lại sự thanh thản cho tâm trí sau
những giờ làm việc căng thẳng.


Vai trò cây xanh với khu dân cư

Cây xanh có nhiều chức năng, riêng ở góc độ môi trường cây
xanh có những đặc tính quý giá như sau :
• Chống bụi: Một cây to mỗi ngày có thể giữ được 10 kg bụi.
• Chống ồn: Vòm tán cây trung bình thu nhận 25% tiếng ồn
và phản xạ lại là 75%.
• Diệt vi khuẩn: Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy
cây có khả năng tiết ra phitonxit có khả năng diệt vi khuẩn
gây bệnh.


Vai trò cây xanh với khu dân cư

• Cung cấp oxy: Cây xanh là sinh vật duy nhất sản sinh ra
oxy trả lại khí quyển. 1 hecta thông có thể cho 30 tấn
oxy/năm, ngoài ra còn cho một lượng ozon (O3) có khả
năng diệt vi trùng lao cho nên người mắc bệnh lao thường
được điều trị và an dưỡng tại rừng thông.
• Cây xanh cản gió, nhưng nếu bố cục tạo thành hành lang
cây theo hướng gió tốt thì không khí khu đông người được
trong lành thoáng mát.



Vai trò cây xanh với khu dân cư
• Cây xanh là cái ‘‘máy lọc không khí tự nhiên’’. Cây xanh
hút khí CO2 góp phần làm giảm lượng CO2 trong khí
quyển.
• Một số cây xanh và hoa có khả năng hấp thụ những chất
ô nhiễm do các nhà máy thải ra như cây thông, cây hội
bách; cây phi lao hấp thu khí sunfurơ va clo, cây ráy
thơm khử được 86% formaldehyde ; cây vạn thiên thanh
khử benzen và toluen ; Hoa cúc trắng vẫn nở trong môi
trường có khí SO2.


Vai trò cây xanh với khu dân cư

• Tổ tiên ta ngày xưa đã biết giá trị cây xanh đối với môi
trường.
• Ở các làng bản có hàng rào dâm bụt, cây cau, cây chanh,
cây mít, lũy tre xanh.
• Các khu công trình văn hóa, đình đền, miếu mạo đều được
xây dựng dưới một quần thể cây xanh, vừa tạo được một
cảnh quan đẹp, mát vừa tạo được không gian xanh cho
một khu dân cư hay đô thị.


Vai trò cây xanh với khu dân cư
• Ở các đô thị hay thành phố lớn, việc thiết kế và xây dựng
một không gian xanh là vấn đế tối cần thiết.
• Ở Châu Âu có 12m2 cây xanh/đầu người. Ở các nước

trong khu vực 6m2 cây xanh/đầu người.


Vai trò của rừng trong sinh quyển
• Phòng hộ, bảo đảm nguồn nước, khống chế lũ lụt, giảm
cường độ xói mòn.
• Rừng giữ vai trò điều hòa khí hậu.
• Rừng điều hoà dòng chảy, giảm cường độ lũ.


Vai trò của rừng trong sinh quyển
• Rừng giữ được nước mưa, hạn chế tốc độ dòng chảy bề mặt,
tăng độ thấm, chuyển nước mặt thành nước ngầm, nhờ vậy
tăng dòng chảy trong mùa khô.
• Đất rừng ngấm thấm lớp gấp 4 – 5 lần so với đất trồng trọt.
• Hàng năm hấp thụ khoảng 400 tỉ tấn CO2, đưa ra 300 tỉ tấn
O2, giữ cân bằng oxy cho khí quyển.


Vai trò của rừng trong sinh quyển
• Rừng còn đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân của mỗi nước.
• Rừng cung cấp gỗ, vật liệu xây dựng, dược liệu năng lượng,
lương thực, động vật hoang dã...
• Rừng còn tạo những cảnh quan đẹp, những khu rừng quốc
gia, những rừng nguyên thủy để con người tham quan nghiên
cứu.


Vai trò của rừng trong sinh quyển

• Rừng là nơi ở của 300 triệu người trên thế giới.
• Có 10 triệu loài động vật và thực vật sống nhờ rừng.
• Phá rừng nhiệt đới là nguyên nhân làm mất một số chủng
loại động thực vật.
• Nhân loại đã sử dụng hơn 10.000 loài thực vật để ăn, mà
ngày nay chỉ còn khoảng 150 loài.


Vai trò của rừng trong sinh quyển
• Cứ 25 triệu ha rừng cung cấp:
- 50 triệu tấn oxy
- Bảo đảm 20 triệu tấn nước mưa
- Giữ cho 5,7 tỉ m3 đất khỏi bị xói mòn và sạt lở
- Che chở cho 80 loài chim thú,
- Thức ăn cho khoảng 4.000 triệu gia súc gia cầm
- Cung cấp gỗ quý và dược liệu cho người.


Vai trò của rừng trong sinh quyển
• Theo số liệu mới đây, mỗi năm thế giới mất từ 5 – 7 triệu ha
đất trồng trọt bị suy thoái là do hơn 17 triệu ha rừng bị phá
hoại. Hiện nay trái đất chỉ còn khoảng 9 triệu km2 rừng nhiệt
đới.


Vai trò của rừng trong sinh quyển
Đối với khí quyển
• Nhân tố chủ yếu tham gia vào việc giữ cân bằng nồng độ
oxy cho khí quyển.
• Hàng năm thông qua quang hợp cây rừng đã đưa vào khí

quyển trung bình 16 tấn oxy/ha rừng, trong đó rừng thông
thoát ra lượng oxy còn nhiều hơn (30 tấn/ha).
• Cây trồng trên đồng ruộng chỉ thoát khoảng 3 – 10 tấn/ha.
• Rừng còn ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi nước của môi
trường xung quanh điều hoà khí hậu, có lợi cho cây trồng.


Vai trò của rừng trong sinh quyển
• Ở nhiều nơi, rừng được trồng quanh các khu dân cư và các
khu công nghiệp. Vai trò của rừng ở đây không chỉ là cung
cấp oxy mà còn giữ vai trò màng lọc cho không khí trong
lành, cản khói bụi. Môi trường không khí trong lành sẽ hạn
chế nhiều loại vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển.


×