Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ và triển vọng cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 20102014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.74 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


DANH MỤC BẢNG
Trang

MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

2


LỜI MỞ ĐẦU
Mỹ được coi là trung tâm kinh tế của thế giới, là quốc gia có nền kinh tế vững mạnh
nhất hiện nay. Với dân số năm 2015 ở mức hơn 320 triệu dân, thu nhập bình quân đầu
người trên 56000 USD, Mỹ là một thị trường tiêu thụ rất lớn. Vì vậy mà hầu hết các nước
trên thế giới đều tìm cách thâm nhập vào thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng này.
Trước tình hình hội nhập hoá toàn cầu hoá, rất nhiều hiệp định song phương và đa
phương đã được kí kết giữa Mỹ và các nước nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Tuy
nhiên một trong những trở ngại lớn nhất đối với các quốc gia khi suất khẩu sang Mỹ đó là
những thông tin tổng quan hay sự hiểu biết nhất định về chính sách nhập khẩu của Mỹ.
Trên thị trường quốc tế, Việt Nam được biết đến là một quốc gia có thể mạnh về
nông sản, một quốc gia xuất khẩu nông sản. Kể từ khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận với Việt
Nam, các mặt hàng về nông sản của Việt Nam được xuất sang Mỹ ngày càng tăng và đem
lại nguồn thu lớn cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Tuy vậy Việt Nam cũng phải đối
mặt với sự cạnh tranh của các quốc gia khác khi Mỹ luôn là một thị trường hấp dẫn. Nhận
thấy được tính thời sự và độ quan trọng của vấn đề, chúng em đã cùng nhau nghiên cứu
đề tài:


“Chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ và
triển vọng cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2014”
Bài nghiên cứu của nhóm gồm ba phần:
Phần I:Chính sách nhập khẩu nông sản của Mỹ
Phần II: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2010-2014
Phần III: Một số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
nông sản sang Mỹ
Trong quá trình làm tiểu luận chúng em xin chân thành cảm ơn GV.TS Vũ Huyền
Phương - Bộ môn Chính sách Thương mại quốc tế đã hướng dẫn chúng em hoàn thành
bài tiểu luận này. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

3


I. CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU NÔNG SẢN CỦA MỸ
1. Khái quát chung về thị trường nông sản Mỹ
Nước Mỹ có nền nông nghiệp rất phát triển nhờ có diện tích lãnh thổ rộng lớn, có
nhiều miền khí hậu thuận lợi, công nghệ sinh học phát triển với khả năng ứng dụng cao.
Mỹ đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa mỳ, đậu tương…,đứng thứ ba thế giới về xuất
khẩu gạo, nước trái cây…
2. Hoạt động nhập khẩu nông sản Mỹ
Đối mặt với tình hình dân số gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày một
tăng cao nhưng vẫn có nhiều mặt hàng mà nền nông nghiệp Mỹ chưa thể đáp ứng được,
như là: hạt tiêu, cao su, cà phê, chè, nhân điều… .

Nguồn: Báo cáo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ 2014

Trong những năm qua, nhập khẩu nông sản của Mỹ tăng mạnh mẽ nhờ vào các yếu
tố như:





Cơ chế nhập khẩu của Mỹ tương đối mở.
Giá trị thương mại của đồng đô la tăng theo Cục dự trữ Liên Bang.
Sự gia tăng dân số và thu nhập bình quân đầu người tăng khiến nhu cầu của người

tiêu dùng ngày càng tăng lên và đa dạng hơn.
Biểu đồ . Thực trạng nhập khẩu nông sản của Mỹ từ năm 2009-2014(tỉ USD)
− Mỹ vẫn phải nhập khẩu nhiều mặt hàng với chất lượng tốt và giá thành rẻ hơn so
với các loại sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ.
Bảng . Kim ngạch nhập khẩu rau và hoa quả của Mỹ năm 2014

XẾP
HẠNG
1
2
3
4
5

HOA QUẢ
GIÁ TRỊ
TỶ
NK
QUỐC GIA
TRỌNG QUỐC GIA
(TRIỆU
(%)
USD)

Mexico
4,479.7
35.4 Mexico
Chile
1,753.8
13.9 Canada
Guatemala
1,015.7
8 Trung Quốc
Costa Rica
1,004.2
7.9 Peru
Việt Nam
615.9
4.9 Guatemala

RAU
GIÁ TRỊ
TỶ
NK
TRỌNG
(TRIỆU
(%)
USD)
5,124.9
61.6
1,525.3
18.3
379.8
4.6

360.2
4.3
165.4
2.0
Nguồn: www.trademap.org

4


Bảng 2. Kim ngạch nhập khẩu chè và cà phê của Mỹ năm 2014

XẾP
HẠNG
1
2
3
4
5

CÀ PHÊ
GIÁ TRỊ
NK
QUỐC GIA
(TRIỆU
USD)
Brazil
1,340.9
Colombia
1,164.9
Việt Nam

498.6
Canada
385.5
Guatemala
360.4

TỶ
TRỌNG
(%)
22.8
19.8
8.5
6.6
6.1

CHÈ
GIÁ TRỊ
TỶ
NK
TRỌNG
(TRIỆU
(%)
USD)
87.4
19.7
85.0
19.1
57.0
12.8
32.1

7.2
30.8
6.9

QUỐC GIA
Trung Quốc
Argentina
Ấn Độ
Sri Lanka
Nhật Bản

Nguồn: www.trademap.org

Về thị trường nhập khẩu, Mỹ nhập khẩu nông sản chủ yếu từ Canada, Mexico, các
nước thuộc Châu Mỹ, Đông Nam Á, Liên minh châu Âu.
Về khối lượng nhập khẩu, các nhà cung cấp nông sản lớn nhất nước Mỹ trong năm
2014 là Canada, Mexico, Guatemala, Costa Rica, và Trung Quốc.
Về mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng nông sản mà Mỹ chủ yếu nhập khẩu là rau
quả với giá trị lên đến 12 tỷ USD, hơn 8 tỷ USD thịt các loại, trên 5.5 tỷ USD 1 các sản
phẩm từ lúa mì.
3. Chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ
3.1.

Chính sách thuế
Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi là biểu thuế quan) HTS hiện hành của Mỹ được
ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 1 năm 1989.
Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Mỹ được đánh theo tỷ lệ trên giá
trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ mức
thuế tối huệ quốc năm 2014 đối với cỏ xạ hương là 4.8%, lá nguyệt quế 3.2 %.

Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản và
hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm
khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Mỹ. Ví dụ, mức thuế năm 2014 đối
với mặt hàng dứa không bao bì là 0.5 cent/1kg và có bao bì đóng gói là 1.1 cent/1kg.
1 Theo www.trademap.org

5


Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng.
Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản. Ví dụ thuế suất MFN đối với nấm mã
HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2014 là 8.8 cent/kg + 20%.
Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hoá khác phải chịu thuế hạn
ngạch. Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức
thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn
nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế MFN năm 2014 áp dụng đối với số
lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn
ngạch trung bình là 53%.
Thuế theo thời vụ:Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời
điểm nhập khẩu vào Mỹ trong năm. Ví dụ, mức thuế năm 2014 đối với mặt hàng dưa hấu
nhập khẩu từ ngày 1/12 đến ngày 31/3 là 9%. Mặt hàng lê tươi nhập khẩu từ ngày 1/4 đến
ngày 30/6 được miễn thuế, các khoảng thời gian khác là 0.3 cent/1kg

Bảng 3: Biểu quan thuế nhập khẩu các loại hạt của Mỹ
Mã số
Nhóm/
Phânnhóm
0801
0801.11.00


00

0801.19.01

Mô tả nhóm, mặt hàng
Cùi dừa, hạch Brazil, hạt điều,
tươi hoặc khô, có vỏ hoặc không
có vỏ
Cùi dừa:
Được phơi khô:..................................

Đơn
vị
tính

Kg

Khác:..................................................

Mức thuế suất
12
Mức
chun
g

23

Ưu đãi

7.7

cent/kg
7.7
cent/kg

Miễn
Miễn

20
40

Có vỏ:................................................. Kg
Không vỏ:........................................... Kg
Hạch Brazil

0801.21.00

00

Có vỏ:.................................................

Miễn

0801.22.00

00

Không vỏ:...........................................

Miễn


9.9
cent/kg
9.9
cent/kg

Hạt điều
0801.31.00

00

Có vỏ:.................................................

Miễn

0801.32.00

00

Không vỏ:...........................................

Miễn

4.4
cent/kg
4.4
cent/kg

2 Dành cho tất cả các nước
3 Dành cho Triều Tiên và Cuba


6


0802
0802.11.00

00

0802.12.00

Các loại hạt khác, tươi hoặc khô,
có vỏ hoặc không vỏ:
Quả hạnh
Có vỏ:................................................. Kg
Không vỏ:...........................................

05
15
0802.21.00

Kg

Được chứng nhận hữu cơ:.................. Kg
Khác:.................................................. Kg
Hạt dẻ
Cóvỏ:.................................................. Kg

7.7
cent/kg
24

cent/kg

7
cent/kg

0802.22.00

00

Không vỏ:...........................................

Kg

14.1
cent/kg

0802.31.00

00

Quả óc chó
Có vỏ:.................................................

Kg

7
cent/kg

0802.32.00


00

Không vỏ:...........................................

Kg

24.5
cent/kg

0802.41.00
0802.42.00

00
00

Hạt dẻ Trùng Khánh
Có vỏ:................................................. Kg
Không vỏ:........................................... Kg

Miễn A+, AU, BH, CA, CL, CO, D, E,
IL, JO, KR, MA, MX, OM, P, PA, PE,
SG
Miễn A+, AU, BH, CA, CL, CO, D, E,
IL, JO, KR, MA, MX, OM, P, PA, PE,
SG

Miễn A+, AU, BH, CA, CL, CO, D, E,
IL, JO, MA, MX, OM, P, PA, PE, SG
KR: 1.4cent/kg
Miễn A+, AU, BH, CA, CL, CO, D, E,

IL, JO, KR, MA, MX, OM, P, PA, PE,
SG
Miễn A, AU, BH, CA, CL, CO, D, E,
IL, JO, KR, MA, MX, OM, P, PA, PE,
SG
Miễn A+, AU, BH, CA, CL, CO, D, E,
IL, JO, KR, MA, MX, OM, P, PA, PE,
SG

Miễn
Miễn

Miễn
Miễn

Nguồn: Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ USITC
Ở bảng 4 ta có thể thấy rằng một số loại hạt được Mỹ miễn thuế còn một số thì bị
đánh thuế tuyệt đối khá cao. Một điều đánh mừng đó là mặt hàng Hạt dẻ Trùng Khánh
của Việt Nam đã có được chỉ dẫn địa lý và mặt hàng này cũng đang được miễn thuế.
3.2.

Chính sách phi thuế
Các biện pháp hạn chế định lượng
Hạn ngạch nhập khẩu: Tổng thống sẽ quyết định áp dụng biện pháp thu phí nhập

khẩu hoặc quy định hạn ngạch nhập khẩu.Mỹ vẫn áp dụng cách khống chế này đối với
bông, sản phẩm sữa, lạc và sản phẩm lạc, đường tinh chế, sản phẩm có đường.
Giấy phép nhập khẩu: Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Mỹ được thực hiện
thông qua một hệ thống giấy phép: yêu cầu nông sản nhập khẩu phải xuất trình giấy phép
nhập khẩu cho cơ quan Hải quan kiểm tra. Giấy phép nhập khẩu có thể do Bộ Y tế,Cơ

quan Quản lý về Thực phẩm và Dược Phẩm(FDA), Trung tâm An toàn thực phẩm và
Dinh dưỡng, Văn phòng Nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp.
Các biện pháp kỹ thuật

7


Rào cản kỹ thuật với thương mại: Cục hải quan Mỹ chịu trách nhiệm thi hành các
quy định kỹ thuật tại cửa khẩu. Mỹ yêu cầu tất cả những nông sản nhập khẩu phải đạt
phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) và
Luật về hiệp định bán sản phẩm nông nghiệp (1937): các mặt hàng nhập khẩu cũng phải
đáp ứng đúng các quy định về loại, kích cỡ, chất lượng và độ chín áp dụng cho các sản
phẩm sản xuất trong nước.
Biện pháp kiểm dịch động thực vật:Tại Mỹ, Các thanh tra viên của Cơ quan Thanh
tra sức khỏe Động Thực vật (Bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các
lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được
phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất
khẩu hoặc bị tiêu hủy.
Quy định về nhãn mác: Hàng tới tay người mua cuối cùng thì trên các bao bì, vật
dùng chứa đựng bao bì tiêu dùng của hàng hoá đó cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của
hàng hoá bên trong.
Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối xử sẽ được áp
dụng khi cần thiết.

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT
NAM SANG MỸ GIAI ĐOẠN 2010-2014
1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang Mỹ giai đoạn 2010-2014
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam trong
những năm trở lại đây với tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Năm

2010, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm tới 20.1% kim ngạch xuất khẩu của cả nước 4.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, nông sản là một trong những nhóm hàng quan
trọng. Mỹ cũng là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Nhu cầu tiêu thụ nông sản ở thị trường này rất phong phú do đặc tính đa dạng về dân số
và mức sống. Theo thống kê của tổng cục hải quan và tổng cục thống kê, kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng nông sản sang Mỹ trong 5 năm trở lại đây đều có giá trị hơn 1 tỷ USD
với các mặt hàng nông sản chủ lực: rau quả, hạt điều, chè, hạt tiêu, mật ong, cao su và cà
phê.
4Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010.

8


Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Mỹ
từ năm 2010-2014
Năm
Kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng
nông sản (tỷ USD)
Tổng kim ngạch
xuất khẩu sang Mỹ
(tỷ USD)

2010

2011

2012

2013


2014

1.07

1.32

1.75

1.56

2.06

14.24

16.93

19.67

23.85

28.66

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ . Tỉ lệ kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu so với tổng kim ngạch hàng hoá
xuất khẩu sang thị trường Mỹ (2010-2014)
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu ta có thể thấy, tỉ trọng xuất khẩu hàng hoá của Việt

Nam sang thị trường Mỹ ngày càng tăng qua các năm: Từ 14.24 tỷ USD năm 2010 cho
đến năm 2014 đã lên tới 28.66 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Mỹ là một thị trường tiêu thụ
hàng hoá lớn của Việt Nam và là khách hàng tiềm năng để nước ta hợp tác thương mại.
Trong 5 năm trở lại đây, tỉ trọng xuất khẩu hàng nông sản sang Mỹ có sự lên xuống
không đồng đều. Điều này phụ thuộc một phần vào sự thay đổi chính sách nhập khẩu của
Mỹ và do sự ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới. Lượng
kim ngạch thu về từ hoạt động xuất khẩu nông sản sang Mỹ có xu hướng tăng dần đều từ
năm 2010 đến năm 2012. Nhưng đến năm 2013, tỉ trọng xuất khẩu giảm mạnh xuống còn
6.54%, kim ngạch xuất khẩu nông sản còn 1.56 tỷ USD. Đến năm 2014, xuất khẩu nông
sản sang Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi dần. Có thể nói nông sản là loại hàng hoá theo
mùa vụ, việc tăng hay giảm lượng nông sản để xuất khẩu không chỉ phụ thuộc vào yếu tố
bên trong như chính sách nhà nước, luật xuất khẩu hay tỉ giá của đô la... mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, đất đai; do đó việc biến động
lượng xuất khẩu qua các năm có thể lý giải được.

9


2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng nông sản sang Mỹ giai đoạn 2010-2014.
Ta sẽ xem xét cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong năm 2010 và 2014 để
nhìn thấy một cách toàn thể nhất sự thay đổi của xuất khẩu nông sản qua giai đoạn 5 năm.
Biểu đồ . Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản
sang Mỹ năm 2010

Biểu đồ . Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản
sang Mỹ năm 2014

Nguồn: www.trademap.org

Nguồn:www.trademap.org


Biểu đồ . Kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng nông sản sang Mỹ
năm 2010-2014 (nghìn USD)
Nguồn:www.trademap.org

Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng, thứ hạng5 và tỷ trọng của mặt hàng nông sản Việt
Nam trên tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Mỹ giai đoạn 2010-2014
Mặt hàng
Hạt tiêu
Hạt điều
Mật ong
Cà phê
Rau quả
Chè
Cao su
Gạo

Tốc độ tăng
trưởng (%)
18
15
24
13
16
7
2
-4

Xếp hạng


Tỷ trọng (%)

1
1
2
3
5
9
21
37

33.4
51.7
21.9
10.4
4.9
2.8
0.7
0.1

5 So với các nước suất khẩu cùng mặt hàng vào thị trường Mỹ trên thế giới

10


Nguồn:www.trademap.org

3. Đánh giá
3.1.


Về thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Mỹ
Có thể nói, Mỹ là một trong những thị trường tiềm năng và quan trọng của nông sản

Việt Nam. Năm 2014, Mỹ vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với
mức tiêu thụ các mặt hàng cà phê lên tới 165.253 tấn. Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục là thị
trường hạt điều lớn nhất của Việt Nam khi xuất khẩu hạt điều sang thị trường Mỹ 2014
với kim ngạch đạt 608.433 triệu USD 6; chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều
cả nước. Việt Nam đã trở thành 1 trong 15 quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất các mặt
hàng nông sản sang Mỹ.
Ngoài những mặt hàng truyển thống, phải kể đến mặt hàng nông sản mới nổi có
mức tăng trưởng cao nhất đạt tới 24% đó là mật ong. Việt Nam đã vươn lên là quốc gia
thứ hai xuất khẩu mật ong sang thị trường Mỹ. Đây là mặt hàng được người Mỹ ưa
chuộng. Việc nhập khẩu mật ong vào Mỹ tăng cao do nhu cầu sản xuất các sản phẩm có
chiết xuất từ mật ong như sản phẩm chức năng, sữa tắm, thuốc,... Gần đây kinh ngạch
nhập khẩu rau quả, đặc biệt là hoa quả tươi của Mỹ từ Việt Nam ngày càng tăng cao.
Hiện nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu
rau quả sang Mỹ với tốc độ tăng trưởng lên tới 16%.
Tuy là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng kim ngạch của mặt hàng này
giữa Mỹ và nước ta lại rất thấp so với các mặt hàng khác. Trong những năm gần đây sản
lượng gạo suất khẩu sang Mỹ sụt giảm mạnh với tốc độ tăng tưởng là -4%.
3.2.

Thuận lợi và khó khăn
3.2.1

Thuận lợi

Thứ nhất, so với nhiều nước trên thế giới, thuế nhập khẩu các loại hoa quả vào Mỹ
hiện vẫn thấp hơn. Giá trị hoa quả nhập khẩu tại Mỹ mức thuế suất chỉ dưới 5%. Tại một
số thị trường phát triển khác như EU và Nhật Bản mức thuế suất cao hơn. Ví dụ, khoảng

60% hàng rau quả nhập khẩu vào các thị trường này chịu thuế suất từ 5%-25% và 20%
chịu mức thuế suất trên 25%.

6 Theo số liệu củawww.trademap.org 2014.

11


Thứ hai, nhu cầu nông sản nhiệt đới vẫn trong xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu
cầu thay đổi khẩu vị của người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của
một bộ phận người Mỹ gốc Á, Phi ngày càng tăng.
Thứ ba, năm 2015, nhiều cơ hội sẽ mở ra cho nông sản Việt Nam khi Hiệp định
thương mại tự do được thực thi. Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản có thể dễ dàng
mở rộng thị phần vào các thị trường rộng lớn của khu vực và quốc tế.
3.2.2

Khó khăn:

Thứ nhất, một trong những nguyên nhân khiến sản lượng xuất khẩu nông sản của
Việt Nam có sự sụt giảm trong thời gian vừa qua là khả năng tiếp thị của các doanh
nghiệp Việt Nam còn kém, chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao dẫn đến
năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu thấp.
Thứ hai, áp lực cạnh tranh lớn từ các nước xuất khẩu rau quả trên thế giới, đặc biệt
là những nước đang hưởng các ưu đãi thương mại từ các Hiệp định thương mại tự do
(FTA) như Canada, Mexico, Australia, Chi lê, Peru.
Thứ ba, Mỹ đang tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với thực phẩm nói
chung và rau quả nói riêng. Tại Mỹ, Cơ quan kiểm tra sức khỏe động vật và cây trồng đã
đưa ra những qui định và là cơ quan cấp các chứng nhận về hàng rau quả nhập khẩu tươi
sống, các qui định thanh tra hàng nhập khẩu có liên quan.


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG MỸ
Thứ nhất, tìm hiểu kỹ về thị trường. Nghiên cứu một thị trường bao gồm cả nắm bắt
nhu cầu và các luật định của thị trường.
Mỹ có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều đồ tươi sống, hạn chế những đồ khô,
đóng hộp. Chúng ta phải nắm bắt được tình hình, để đẩy mạnh, gia tăng sản xuất trong
nước, đáp ứng xu hướng của thị trường tiềm năng này. Ngoài ra cần đẩy cao công nghệ,
đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu cần chú trọng hơn nữa về yếu tố thị hiếu của thị trường mình đang
xuất khẩu.
Hoạt động thương mại của Mỹ đôi khi bị chịu ảnh hưởng từ luật lệ liên bang và của
riêng các bang. Do vậy việc nắm rõ luật lệ và thủ tục là rất quan trọng. Các doanh nghiệp
có thể nắm bắt thông tin về quy chế nhập khẩu, thuế, đối thủ cạnh tranh,… thông qua
12


việc tổ chức thăm quan, tham dự hội thảo, hội chợ có sự hỗ trợ của Nhà nước, qua các
hiệp hội ngành hàng, thông qua Ngân hàng dữ liệu quốc gia của Bộ Thương mại Mỹ qua
Internet,…
Thứ hai, chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm. Mỹ sẽ có quyền thu hồi hoặc
cấm vận xuất khẩu mặt hàng của ta nếu như không đáp ứng yêu cầu hay vi phạm những
yêu cầu của Mỹ về sản phẩm. Chúng ta cũng cần nâng cấp không chỉ vì thị trường Mỹ
yêu cầu mà còn để cạnh tranh so với các đối thủ như Úc và New Zealand. Khả năng cạnh
tranh của Việt Nam vẫn còn rất thấp, năng lực quản lý và trình độ công nghệ chưa cao.
Sau khi đã nắm được thị hiếu của nước bạn, chúng ta phải tự nâng cao giá trị sản phẩm,
bên cạnh nắm rõ các chính sách ưu đãi và có chiến lược, tầm nhìn lâu dài. Để đáp ứng
nhu cầu ở một thị trường khó tính như Mỹ, các doanh nghiệp nên đa dạng hóa sản phẩm,
đầu tư cho công nghệ, 13đồng thời xây dựng quy chuẩn GMP, ISO,.. để tăng uy tín cũng
như giá trị sản phẩm.
Thứ ba, dịch vụ và quảng bá thương hiệu. Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản

nổi trội như chè, cà phê,…nhưng chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ cũng
như quốc tế. Một vấn đề đặt ra là giải pháp cho các doanh nghiệp để có được nhãn hiệu
thương mại tại thị trường Mỹ. Tên thương hiệu cần mang tính quốc tế hóa để tạo dấu ấn
với người tiêu dùng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần có biện pháp đăng ký và bảo vệ tên
thương hiệu của mình.
Thứ tư, chiến lược về giá. Mỹ là dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm
lý càng mua sắm nhiều càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, từ đó kích thích
nền kinh tế phát triển. Tâm lý đó tác động đến hành vi sản xuất của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Hàng nông sản chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trong thị
trường này do đó các mặt hàng từ Việt Nam có thể đưa vào thị trường với chính sách giá
phân biệt nhằm gây ảnh hưởng tới người mua ở các mức độ khác nhau và thu được lợi
nhuận tối đa.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá và bình ổn giá cả của mặt hàng Việt Nam,
các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nguyên liệu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất,
hơn nữa là sử dụng công nghệ tiên tiến bằng việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong
nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn viện trợ chính thức ODA,… và tận dụng lợi
thế từ việc ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
13


Thứ năm, hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh. Mỹ là thị trường tiêu thủ khổng lồ mà
bất kỳ quốc gia nào cũng muốn thâm nhập. Do vậy các doanh nghiệp phải thật tỉnh táo
đánh giá điểm mạnh điểm yếu của cả mình và đối thủ để có được bước đi đúng đắn nhất.
Ví dụ mặt hàng mật ong, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về kim ngách xuất khẩu
mặt hàng này sang Mỹ, chỉ sau Argentina. Lợi thế của nước này đó là khoảng cách địa lý
với Mỹ thuận tiện hơn so với Việt Nam khiến chi phí vận chuyển rất nhỏ. Tuy nhiên thì
mật ong của Việt Nam lại được đánh giá cao hơn bởi phương pháp nuôi và lấy mật tự
nhiên. Đối với từng mặt hàng cụ thể, doanh nghiệp cần đánh giá điểm mạnh và yếu của
mình so với đối thủ để không bị áp đảo trên thị trường quốc tế.


14


KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên có thể thấy rằng Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn, đa dạng
nhưng khá khó tính. Từ các chính sách về thuế hay phi thuế cho tới sự cạnh tranh gay gắt
từ các quốc gia khác, Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề làm sao cho các sản phẩm
nông sản của mình vừa đảm bảo về chất lượng và số lượng cũng như giá cả cạnh tranh….
Để có chỗ đứng trên trường quốc tế, chính phủ cùng doanh nghiệp Việt Nam cần có
những bước đi đúng đắn để không phạm phải sai lầm như hiện nay và tạo được lòng tin
cho người tiêu dùng tại Mỹ.
Xác định đúng hướng đi và chọn mặt hàng chủ đạo để sản xuất phục vụ xuất khẩu
trong thời gian tới là rất quan trọng. Việt Nam cần đầu tư thêm vào các mặt hàng tiềm
năng như hoa quả và mật ong. Mỹ vẫn còn đang nhập khẩu rất nhiều hoa quả nhiệt đới,
điều này là một tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam. Ta cần tận dụng tất cả các lợi thế sẵn
có và tranh thủ các ưu đãi được hưởng từ các hiệp định thương mại để đạt được mục đích
lâu dài là tăng xuất khẩu giảm nhập khẩu.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, 2009, Giáo trình kinh tế ngoại

thương, NXB Lao động xã hội.
2. Báo cáo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ về giao dịch thương mại với nước ngoài năm 2014.
/>3. Biểu thuế quan nhập khẩu của Mỹ năm 2014, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa
Kỳ (USITC).

/>4. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, phân theo mặt hàng và nguồn gốc xuất xứ;
Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2014.
/>5. “Thị Trường Mỹ và Cơ hội cho các Doanh Nghiệp Nông Sản Việt Nam”.
/>6. Thực trạng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Mỹ năm 2010, 2011,2012, 2013, 2014
theo Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC
/>
16



×