Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Kiến thức bản địa của dân tộc dao trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp ở tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG THỊ THANH VÂN

KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA DÂN TỘC DAO
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Ở TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG THỊ THANH VÂN

KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA DÂN TỘC DAO
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Ở TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC
Mã ngành: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG QUỲNH PHƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Dương Thị Thanh Vân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Địa lí,
các Thầy, Cô giáo khoa Địa lí, trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, Ban, ngành tỉnh Yên Bái và các cá nhân đã đã tạo
điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu

và thực địa tại địa phương.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Dương Quỳnh
Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Dương Thị Thanh Vân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ...................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...........................................5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 6
5. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................9

6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC .............................................................. 10
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................10
1.1.1. Tổng quan về dân tộc ................................................................................10
1.1.2. Tổng quan về KTBĐ .................................................................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................19
1.2.1. Khái quát về KTBĐ của các dân tộc ở Việt Nam .....................................19
1.2.2. Đôi nét về dân tộc Dao ở Việt Nam .......................................................... 20
Tiểu kết chương 1 .........................................................................................................27
Chƣơng 2. CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC DAO VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA
TỈNH YÊN BÁI ............................................................................. 28
2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên .........................................................................28
2.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................28
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................29
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii




2.2. Dân cư và thành phần dân tộc ..........................................................................37
2.2.1. Dân cư .......................................................................................................37
2.2.2. Thành phần dân tộc ...................................................................................39
2.3. Tổng quan về dân tộc Dao ở Yên Bái .............................................................. 41
2.3.1. Tên gọi và nguồn gốc của dân tộc Dao .....................................................41
2.3.2. Địa bàn cư trú ............................................................................................ 42
2.3.3. Phong tục tập quán của dân tộc Dao .........................................................44
2.4. Kiến thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ................................ 46

2.4.1. Trong hoạt động trồng trọt ........................................................................46
2.4.2. Trong hoạt động chăn nuôi .......................................................................62
2.5. Kiến thức bản địa trong hoạt động lâm nghiệp ................................................67
2.5.1. Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ .......................................................67
2.5.2. Hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng ............................................................ 74
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................76
Chƣơng 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KTBĐ CỦA DÂN TỘC DAO Ở TỈNH
YÊN BÁI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN, PHÁT
HUY KTBĐ .................................................................................... 77
3.1. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi của KTBĐ trong hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp hiện nay của người Dao ở tỉnh Yên Bái .....................................77
3.1.1. Các nhân tố bên ngoài ...............................................................................77
3.1.2. Nhân tố bên trong ..................................................................................... 84
3.2. Những biến đổi của KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp hiện
nay của người Dao ở tỉnh Yên Bái ..........................................................................86
3.2.1. Những biến đổi trong hoạt động trồng trọt ...............................................86
3.2.2. Những biến đổi trong hoạt động chăn nuôi ..............................................95
3.2.3. Những biến đổi trong khai thác và bảo vệ rừng ........................................97
3.3. Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy KTBĐ của dân tộc Dao ..............99
3.3.1. Giữ gìn và phát huy mặt tích cực của KTBĐ trong tập quán sản xuất và
sinh hoạt của dân tộc Dao tỉnh Yên Bái .............................................................. 99
3.3.2. Hỗ trợ cộng đồng bảo tồn KTBĐ của các dân tộc ..................................101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv




3.3.3. Kết hợp kiến thức bản địa và kiến thức mới ...........................................102
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................105
KẾT LUẬN ...............................................................................................................106

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN ......................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

DTTS

Dân tộc thiểu số

KHKT

Khoa học kỹ thuật


KT - XH

Kinh tế - xã hội

KTBĐ

Kiến thức bản địa

PGS.PTS

Phó giáo sư. Phó tiến sĩ

PTBV

Phát triển bền vững

STT

Số thứ tự

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TS

Tiến sĩ

TSKH


Tiến sĩ khoa học

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv




DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2013 phân theo huyện/quận/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh ........................................................................... 28
Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/quận/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh ........................................................................... 37
Bảng 2.3. Thành phần các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2009 ...................................... 39
Bảng 2.4. Dân tộc Dao của tỉnh Yên Bái phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh năm 2009 .......................................................................................... 43
Bảng 2.5. Cơ cấu dân tộc Dao phân theo theo huyện/thị xã/ thành phố trong cộng
đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2009 ............................................... 43
Bảng 2.6. Các xã có đông dân tộc Dao cư trú ............................................................ 44
Bảng 2.7. Tên gọi và đặc điểm của một số giống lúa nương địa phương của đồng
bào Dao Yên Bái ..................................................................................... 51
Bảng 3.1. Diện tích cây quế tại các huyện Văn Yên, huyện Trấn Yên và huyện
Văn Chấn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2012 ................................ 92


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv




DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái ..................................................................30
Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Yên Bái .......................................................... 38
Hình 2.3. Bản đồ phân bố một số dân tộc tỉnh Yên Bái .............................................40
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2009.............44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNvi




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kiến thức bản địa (KTBĐ) còn được gọi là tri thức bản địa hay kiến thức
truyền thống, kiến thức địa phương đã được khai thác trên phạm vi toàn cầu từ hàng
ngàn năm nay và được cộng đồng quốc tế nghiên cứu từ những thập niên cuối của thế
kỉ XX. Ngày nay, thế giới đã công nhận KTBĐ là nguồn tri thức có tính hữu dụng
cao trong sản xuất cũng như cuộc sống hàng ngày của con người và được xem là cơ
sở cho những sáng tạo kế tiếp của nhiều ngành khoa học khác nhau. Những kiến thức
này bao gồm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh học, trong sử dụng và quản
lý TNTN, chăm sóc sức khỏe con người, giáo dục và xóa đói giảm nghèo...
KTBĐ đã và đang được biết đến nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc vai trò
của nó ngày càng được nhìn nhận đúng hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là khi nhận thức
về giá trị của KTBĐ được nâng cao thì cũng là lúc những kiến thức này rơi vào tình

trạng bị đe dọa nghiêm trọng, chúng có nguy cơ bị mất đi không chỉ bởi sự tác động
của sự phát triển như vũ bão của KHKT và công nghệ hiện đại, mà còn bởi sự thiếu hụt
khả năng và điều kiện cần thiết để ghi nhận, đánh giá, bảo tồn và phát triển chúng của
cộng đồng thế giới.
Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất, đậm đà bản sắc từ cộng
đồng 54 dân tộc, trong đó những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc ít người
có vị trí quan trọng. Với điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra
phương thức ứng xử với tự nhiên khác nhau, hình thành nên những tập quán sản xuất
riêng biệt, góp phần tạo ra một kho tàng kiến thức dân gian đặc sắc và phong phú trên
nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên hiện nay những giá trị văn hóa truyền thống ấy đang dần bị
mai một, thậm chí là biến mất, hay những kiến thức truyền thống của đồng bào các
dân tộc chưa được sử dụng tương xứng với giá trị mà chúng có thể mang lại. Vì vậy
mà vấn đề nghiên cứu KTBĐ và bảo tồn nó đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có đông
đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống như Tày, Mông, Dao, Thái, Mường,
Nùng. Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa riêng và rất độc đáo. Trong đó,
người Dao là dân tộc di cư đến Yên Bái đã tạo dựng được nền văn hóa truyền thống
đặc sắc, mang đậm dấu ấn của dân tộc vùng cao.

1


Đặc điểm nổi bật về KTBĐ của dân tộc Dao đó là trong thế ứng xử văn hóa với
môi trường tự nhiên, thể hiện qua các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Họ luôn
vượt khó khăn, linh hoạt và tạo ra khả năng thích ứng văn hóa cao. Tuỳ theo từng
ĐKTN, môi trường sinh thái, người Dao đã tích lũy được một kho tàng rất phong phú
về kiến thức dân gian trong việc lựa chọn đất đai, địa hình canh tác và các giống cây
trồng, vật nuôi phù hợp.
Việc nghiên cứu KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp còn ẩn chứa
trong nền văn hoá của dân tộc Dao, từ đó phát huy tính tích cực và có sự kết hợp với

những kiến thức khoa học sẽ giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc sử dụng và
quản lý TNTN cũng như việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở khu vực
miền núi nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng. Từ những lí do trên, tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Kiến thức bản địa của dân tộc Dao trong hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Tầm quan trọng của KTBĐ trong mọi lĩnh vực của đời sống con người ngày càng
được nhìn nhận đúng đắn hơn. Đã có rất nhiều các công trình khảo cứu về KTBĐ trên
thế giới và có những công trình đã được ứng dụng vào thực tế, tiêu biểu là trong các dự
án phát triển nông nghiệp nông thôn. O.D. Atteh (1992) đã “coi KTBĐ là chìa khóa cho
sự phát triển cấp địa phương” [39]. Ngân hàng thế giới là một trong các tổ chức quốc tế
đã tích cực ủng hộ các chương trình nghiên cứu KTBĐ nhằm tăng tính hiệu quả cho các
dự án phát triển nông thôn. Hiện nay trên thế giới có trên 3000 chuyên gia tại khoảng
124 nước hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KTBĐ. Một mạng lưới quốc tế nghiên
cứu và sử dụng và sử dụng KTBĐ đã được thành lập năm 1987 thông qua Trung tâm
nghiên cứu KTBĐ phục vụ phát triển nông nghiệp (CIKARD) tại Đại học Iowa State,
Hoa Kỳ [39, tr. 40].
Ngoài mục đích làm tăng tính hiệu quả trong phát triển nông nghiệp và nông
thôn, quản lí bền vững TNTN và BVMT, nhiều quốc gia còn chú trọng khai thác
dạng tài nguyên này để phục vụ mục đích thương mại, mang lại hiệu quả kinh tế cao,
như trong lĩnh vực y học cổ truyền hay mỹ phẩm...
Năm 1998, tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank) đã thiết lập chương trình
“Tri thức bản địa cho sự phát triển” nhằm mục đích học tập từ các hệ thống tri thức địa

2


phương phục vụ phát triển tại các cộng đồng đó và từ đó mở rộng tính ứng dụng của tri
thức này.

Sự quan tâm ngày càng lớn đến KTBĐ của cộng đồng, của các tổ chức trên thế
giới được thể hiện rõ trong những báo cáo của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ ở
nhiều quốc gia. Cùng với đó là sự thừa nhận rõ ràng về những đóng góp của KTBĐ
trong PTBV của các tổ chức Quốc tế như Ngân hàng thế giới, Tổ chức Lao động thế
giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc và Tổ chức Nông lương
thế giới...
2.2. Ở Việt Nam
Hiện nay vấn đề nghiên cứu KTBĐ đã và vẫn đang được các nhà khoa học Việt
Nam quan tâm và nghiên cứu rất nhiều, với đủ các lĩnh vực, nhiều trung tâm nghiên cứu
đã ra đời như: Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) với hai
lĩnh vực chủ yếu là: nghiên cứu tri thức bản địa, nghiên cứu về sinh kế và tiếp cận nước
sạch của cộng đồng ven sông. WARECOD đã đi tiên phong trong việc thực hiện và nhân
rộng mô hình nghiên cứu tri thức địa phương ra các địa bàn khác nhau trong cả nước
[37]; Viện Y học bản địa Việt Nam là nơi nghiên cứu và phát triển giá trị những kinh
nghiệm chữa bệnh và kiến thức về các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh của người
bản địa....
Ngoài ra còn nhiều bài viết, báo cáo, các tài liệu nghiên cứu về nhiều góc độ
của KTBĐ như KTBĐ về nguồn nước, về nông nghiệp, về y học... của các tổ chức,
tập thể và cá nhân trên hầu khắp các vùng miền đất nước, nổi bật là các công trình
nghiên cứu:
“Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài
nguyên thiên nhiên” (1998), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội của các tác giả Hoàng Xuân
Tý, Lê Trọng Cúc (Chủ biên) đã đưa ra các nội dung nghiên cứu của KTBĐ trong các
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, quản lý rừng và tài nguyên cộng đồng, kiến thức về
dinh dưỡng và sức khỏe con người, về tổ chức cộng đồng và truyền thụ kinh nghiệm
cho con cháu. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trong quá trình nghiên cứu và phát
triển KTBĐ ở Việt Nam đã dịch toàn văn cuốn “Sổ tay: thu thập và sử dụng kiến thức
bản địa” của Viện quốc tế tái thiết nông thôn (1996) với nhan đề “Phương pháp thu thập
và sử dụng kiến thức bản địa (tập II)” (2001) nhằm đẩy mạnh quá trình nghiên cứu và
phát triển KTBĐ ở Việt Nam, phục vụ tích cực trong các chương trình phát triển nông

thôn nước ta.
3


Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về người Dao nói riêng ở
nước ta cũng như những KTBĐ của họ ở các khía cạnh khác nhau xuất hiện ngày càng
nhiều và được trình bày dưới dạng các đề tài, các bài báo khoa học, báo cáo tổng kết...
Có thể kể tới như: Cuốn sách “Người Dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, Nxb
Văn hóa Dân tộc (2010) của tác giả Đỗ Quang Tụ và Nguyễn Liễn đã cho cung cấp cho
bạn đọc một cách tổng thể về người Dao về nhiều mặt như nguồn gốc, quá trình hình
thành dân tộc Dao ở Việt Nam và sự phân bố các nhóm Dao ở Việt Nam, văn hóa dân
tộc Dao và những đóng góp của họ trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Các tác giả
Hà Thị Thu Thủy, Dương Quỳnh Phương, Vũ Như Vân cũng đã có những công trình
nghiên cứu về dân tộc Dao ở nhiều khía cạnh, tiêu biểu như cuốn sách “Các dân tộc
Mông, Dao: Góc nhìn đa chiều từ địa lý dân tộc học lịch sử - sinh thái nhân văn miền
núi phía Bắc Việt Nam”(2012) đã mang đến cho người đọc cách nhìn đa chiều hơn về
dân tộc Dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, những tri thức và kinh nghiệm
bản địa trong sản xuất của người Dao. Hay như cuốn sách “Tri thức dân gian của dân
tộc Dao tỉnh Thái Nguyên” (2012), đã làm rõ hơn hững tri thức truyền thống được
lưu truyền trong dân gian của dân tộc Dao, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp.....
2.3. Ở tỉnh Yên Bái
Có thể nói nghiên cứu về người Dao ở Yên Bái mới chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát chung hay tìm hiểu về từng khía cạnh nhỏ như địa vực cư trú, các nét văn
hóa, phong tục tập quán và các tập quán chăm sóc sức khỏe....
Cuốn sách “Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (1900 - 2000)” do Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái biên soạn dưới dạng thông sử đã thể hiện
khá rõ nét và toàn diện về con người và lịch sử Yên Bái, trong đó có giới thiệu những
đặc điểm cơ bản về dân tộc Dao như địa bàn cư trú, các nhóm người Dao, nét văn
hóa, phong tục tập quán, các hoạt động kinh tế nổi bật của người Dao Yên Bái… đem

tới cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về Yên Bái trên hành trình phát triển và đổi
mới. Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Dao còn có trong cuốn sách “Yên
Bái - Đất và người trên hành trình phát triển” nằm trong khuôn khổ chương trình dự
án “Gương mặt Việt Nam”. Ngoài ra, nghiên cứu về văn hóa, đời sống sản xuất của
dân tộc Dao Yên Bái còn có trong các báo cáo, hội thảo khoa học, các bài báo trong
các trang báo và trang thông tin điện tử của tỉnh Yên Bái (,
).... Bài viết “Tri thức bản địa của người Dao ở Yên
4


Bái” (2009), Tạp chí Văn hóa văn nghệ, số 300 của tác giả Lê Thanh Hòa đã đề cập
tới địa bàn cư trú và những tri thức dân gian của người Dao trong hoạt động canh tác
nông, lâm nghiệp, trong việc sử dụng và giữ gìn nguồn nước cùng một số nghi lễ, tín
ngưỡng liên quan đến các hoạt động sản xuất của người Dao.
Nhìn chung, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày
chi tiết và có hệ thống về KTBĐ nói chung cũng như trong hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp của dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái nói riêng, đặc biệt là dưới góc
độ nghiên cứu của Địa lí học. Chính vì thế tác giả nhận thấy hướng nghiên cứu
của đề tài là mới mẻ và cấp thiết. Các kết quả nghiên cứu về KTBĐ của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và của người Dao nói riêng sẽ là những sự
gợi mở hữu ích, những tư liệu tham khảo quý báu để tác giả tiếp cận và thực hiện
nghiên cứu về “Kiến thức bản địa của người Dao trong hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái”.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về KTBĐ của dân tộc
Dao ở tỉnh Yên Bái trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đề xuất một số giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các KTBĐ, hướng tới mục tiêu PTBV.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận về dân tộc và KTBĐ của các dân tộc.

- Nghiên cứu tổng quan về tỉnh Yên Bái.
- Khái quát về đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hóa của dân tộc
Dao ở tỉnh Yên Bái.
- Phân tích những KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của
người Dao ở tỉnh Yên Bái.
- Làm rõ được những biến đổi của các KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông,
lâm nghiệp của người Dao hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của KTBĐ trong sản xuất
nông, lâm nghiệp của người Dao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm
bảo sự PTBV cho khu vực miền núi.
3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về KTBĐ trong hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp, bao gồm các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, trồng rừng, khai
5


thác và bảo vệ rừng của người Dao ở tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó phân tích sự biến đổi
của một số KTBĐ trong giai đoạn hiện nay.
- Về nguồn tư liệu: Bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, các sách,
báo, tạp chí đã xuất bản có liên quan đến dân tộc Dao và hoạt động nông, lâm
nghiệp của đồng bào trên phạm vi cả nước nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng.
Cùng với đó là sưu tầm, tập hợp các nguồn tài liệu liên quan tại các Sở, Ban, ngành
của tỉnh Yên Bái; Phòng thống kê của UBND các huyện có đông người Dao sinh
sống. Ngoài ra để làm phong phú nguồn tài liệu và có ý nghĩa minh họa cho nội
dung đề tài, tác giả sẽ phải thực hiện thực địa, phỏng vấn….
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại các huyện có đông dân tộc
Dao sinh sống như Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn và Trấn Yên.
- Về thời gian: Nghiên cứu những KTBĐ trong sản xuất nông, lâm nghiệp
trong truyền thống và hiện tại của dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Việc nghiên cứu KTBĐ của dân tộc Dao trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở Yên
Bái không thể tách rời khỏi các vấn đề nghiên cứu về KTBĐ của các dân tộc khác trên
đất nước ta, đặc biệt là các DTTS ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhất là tại một
số tỉnh có đông dân tộc Dao sinh sống như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Quảng
Ninh, Cao Bằng... Nghiên cứu KTBĐ của dân tộc Dao trong sản xuất nông, lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh cần dựa trên cơ sở xem xét tác động tổng hợp của các yếu tố vị trí địa
lí, ĐKTN, điều kiện KT - XH... Bên cạnh đó là đề cập đến sự tác động trở lại của
KTBĐ trong sản xuất nông, lâm nghiệp của người Dao đối với các nhân tố này để vấn
đề nghiên cứu được xem xét một cách toàn diện và khách quan.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
KTBĐ là một hệ thống các tri thức đặc trưng của các cộng đồng người địa
phương, liên quan đến cách cộng đồng này tương tác với môi trường tự nhiên như các
phương thức sử dụng, quản lí và bảo tồn nguồn tài nguyên nước, đất đai, động thực vật;
cách thức sử dụng và bảo quản dược liệu... Nghiên cứu KTBĐ trong sản xuất nông, lâm
nghiệp của dân tộc Dao bao gồm có hệ thống kiến thức trong trồng trọt, trong chăn nuôi
và trong lâm nghiệp. Các hệ thống này có mối quan hệ tương tác, chặt chẽ với nhau và
tác động lớn đến đời sống của dân tộc Dao. Vì vậy cần tìm hiểu rõ mối quan hệ qua lại
6


giữa chúng, đánh giá được tác động của các yếu tố đó đến đời sống kinh tế hiện nay
của người Dao trên địa bàn tỉnh.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều hình thành và phát triển trong một khoảng
thời gian nhất định. Do đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể bỏ qua quan
điểm lịch sử. Dựa trên quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu vấn đề KTBĐ của dân tộc
Dao trong sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ xem xét, đánh giá được vấn đề quản lí, sử
dụng và bảo tồn KTBĐ trong một thời gian liên tục, kéo dài từ quá khứ đến hiện tại

và hướng tới tương lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Việc nghiên cứu đề tài về KTBĐ cần dựa trên quan điểm PTBV bởi trước sự
phát triển như vũ bão của KHKT hiện đại hiện nay, nhiều tri thức dân gian của các tộc
người đang đứng trước nguy cơ bị mai một, nhất là trong hoạt động sản xuất nông, lâm
nghiệp. Vì vây, nghiên cứu KTBĐ trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo quan điểm bền
vững sẽ góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển những tri thức dân gian ấy nhằm đảm
bảo sử dụng hợp lí và hiệu quả nguồn TNTN, BVMT, nâng cao mức sống và đảm bảo sự
PTBV cho các tộc người.
4.1.5. Quan điểm viễn cảnh
Đề tài nghiên cứu có thể nhìn nhận và đánh giá được vai trò của KTBĐ trong
sản xuất nông, lâm nghiệp đối với đời sống kinh tế của dân tộc Dao, qua đó đánh giá
được tác động của các nhân tố ĐKTN và KT - XH đến việc giữ gìn, phát triển nguồn
KTBĐ đó trong hiện tại và tương lai cần phải dựa trên quan điểm viễn cảnh. Từ quan
điểm này sẽ thấy được ý nghĩa của KTBĐ trong việc phát triển KT - XH và đảm bảo
sự PTBV cho dân tộc Dao tại Yên Bái.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lí các số liệu, tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau trên cơ sở có chọn lọc để đảm bảo tính đa dạng và chính
xác của thông tin. Từ đó thực hiện các phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lí
các tài liệu, số liệu để đưa ra được cái nhìn hệ thống và khách quan nhất về
những KTBĐ có trong sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Dao ở Yên Bái
cũng như thực trạng sử dụng và phát triển các nguồn kiến thức đó.

7


4.2.2. Phương pháp thực địa
Là phương pháp quan sát trực tiếp tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh

Yên Bái nhằm xác minh tính chính xác, đánh giá và thu thập, bổ sung nguồn tư
liệu nghiên cứu. Đồng thời qua đó nâng cao sự hiểu biết về địa phương để từ đó
có thể đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm đóng góp một phần công sức nhỏ
bé của tác giả cho việc bảo tồn và phát huy những điểm tích cực trong KTBĐ của
dân tộc Dao trên mảnh đất quê hương.
4.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Từ những số liệu đã được thu thập, tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán
học để xử lí số liệu, so sánh và đánh giá để thấy được vai trò của ngành nông, lâm
nghiệp trong đời sống kinh tế của các huyện, các xã có đông dân tộc Dao sinh sống.
4.2.4. Phương pháp bản đồ - GIS
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lí, giúp các vấn đề
nghiên cứu trở nên cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các biểu đồ là hình ảnh trực
quan sinh động, được xây dựng dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu mà tác giả thu thập
và xử lí, phản ánh rõ được quy mô, cơ cấu, hiện trạng và sự biến động trong ngành
nông, lâm nghiệp của dân tộc Dao. Các bản đổ, lược đồ sẽ phản ánh rõ nét hơn sự
phân bố không gian của các đối tượng địa lí cần nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được thực hiện bằng cách gặp gỡ trực tiếp một số người Dao
bản địa trong nhóm độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động để có được những thông
tin chân thực nhất về những KTBĐ được lưu truyền trong dân gian, cũng như làm rõ
được sự biến đổi của chúng trong giai đoạn hiện nay. Cách thức thực hiện là dựa theo
một hệ thống các câu hỏi với đầy đủ thông tin của đối tượng được hỏi và nội dung
nghiên cứu theo các khía cạnh sản xuất nông nghiệp, hoạt động lâm nghiệp. Cách
điều tra phỏng vấn chủ yếu dựa trên những câu hỏi mở để tạo được tính linh hoạt
trong quá trình thực hiện điều tra phỏng vấn.
4.2.6. Phương pháp dự báo
Đây là phương pháp giúp cho ta khẳng định được vị trí và vai trò của KTBĐ
trong cộng đồng các dân tộc nói chung và của dân tộc Dao nói riêng trong công cuộc
phát triển kinh tế hiện nay, từ đó xác định được mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn
KTBĐ trước mắt cũng như lâu dài, phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển của

thời đại.
8


5. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc về cơ sở lí luận và thực tiễn về KTBĐ của đồng bào
các dân tộc trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Nghiên cứu tổng quan về tỉnh Yên Bái trên các mặt: vị trí địa lí, ĐKTN và
TNTN... từ đó thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hoạt động kinh tế nông,
lâm nghiệp của người Dao.
- Phân tích được đặc điểm cấu trúc cộng đồng của dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái,
thể hiện ở các khía cạnh: nguồn gốc lịch sử, tên gọi, số lượng, các nhóm chính và địa
bàn cư trú, phong tục tập quán...
- Làm nổi bật được những phương thức ứng xử văn hóa với môi trường tự
nhiên trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của người Dao ở tỉnh Yên Bái,
thông qua hệ thống KTBĐ.
- Làm rõ được những biến đổi của các KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông, lâm
nghiệp của người Dao hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực
của KTBĐ trong sản xuất nông, lâm nghiệp của người Dao, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống và đảm bảo sự PTBV cho đồng bào.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về KTBĐ của cộng đồng các dân tộc
Chương 2: Cộng đồng dân tộc Dao và KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông,
lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Những biến đổi về KTBĐ của dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái và một số
giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy KTBĐ.

9



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan về dân tộc
1.1.1.1. Các khái niệm
Thuật ngữ “dân tộc” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ “ethnos”, khái niệm dân
tộc thực chất phải được hiểu là tộc người (ethnic). Tộc người là hình thái đặc biệt của
một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải là do ý nguyện của con người mà là trong
kết quả của quá trình tự nhiên - lịch sử. Điểm đặc trưng của các tộc người là ở chỗ nó
có tính bền vững, giống như là những quy tắc, các tộc người tồn tại hàng nghìn, hàng
nghìn năm [6, tr. 8].
Cho đến nay, khái niệm “dân tộc” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, bởi dân
tộc là sản phẩm của lịch sử, quá trình phát triển dân tộc phức tạp nên vấn đề về dân tộc
cũng phức tạp. Theo nghĩa rộng thì dân tộc được hiểu là cộng đồng các dân tộc - chính
trị, tức là dân tộc - quốc gia (Nation), trong đó có nhiều dân tộc cùng sinh sống, có nền
kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, ý thức tự giác dân tộc và gắn bó với nhau bởi các lợi
ích về chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt
quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa hẹp thì thuật ngữ “dân tộc”
dùng để chỉ một cộng đồng người được đặc trưng bởi những dấu hiệu như cùng chung
tiếng nói, lãnh thổ, lối sống văn hóa và ý thức tự giác dân tộc. Trong một số trường hợp,
những dấu hiệu cùng chung lãnh thổ có thể đóng vai trò kém quan trọng hơn.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “dân tộc” được hiểu theo nhiều cấp độ, nhiều phương
diện khác nhau. Theo “Từ điển Tiếng Việt” thì có những nghĩa về dân tộc như sau,
một là: “Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan
hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hóa và tính cách”; hai là
“Tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời
sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc”; ba là “Cộng đồng

người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình,
gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống
đấu tranh chung” [23, tr. 255]. Như vậy ta có thể hiểu, dân tộc là hình thái đặc biệt

10


của những cộng đồng người tương đối ổn định hoặc ổn định được hình thành và phát
triển trong quá trình lâu dài của lịch sử.
Một dân tộc được gọi là thiểu số hay đa số là căn cứ vào số lượng chứ không phải
căn cứ vào trình độ phát triển của dân tộc đó. Theo Từ điển Tiếng Việt thì dân tộc đa số
là “dân tộc chiếm số đông nhất so với các dân tộc chiếm số ít trong một nước có nhiều
dân tộc” [23], còn DTTS là “dân tộc chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong
một nước có nhiều dân tộc” [23]. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có cả dân tộc đa số
và những DTTS. Nhưng dù thuộc nhóm nào họ cũng đều đã tạo dựng được truyền thống
gắn bó keo sơn, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ
nước và phát triển đất nước. Mỗi dân tộc đều góp phần to lớn vào việc hình thành, củng
cố và phát triển cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Cộng đồng các dân tộc có thể hiểu là sự kết hợp hơn một đến nhiều dân tộc trên
một không gian lãnh thổ nhất định. Mỗi một dân tộc được hình thành và phát triển trong
những điều kiện lịch sử nhất định, với những đặc trưng cơ bản là cùng chung ngôn ngữ,
đặc điểm văn hóa, địa bàn cư trú và ý thức tự giác dân tộc. Tất cả hợp thành một cộng
đồng tộc người gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi. Từ điển
Tiếng Việt định nghĩa cộng đồng tộc người là “cộng đồng người có những đặc trưng về
tên gọi, ngôn ngữ, văn hóa.v.v. giống nhau, có thể gồm một hay nhiều tộc người thân
thuộc” [23]. Cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam cư trú phân tán, đan xen nhau trên
khắp đất nước với quy mô dân số và trình độ phát triển không đồng đều nhưng các dân
tộc đều có những kinh nghiệm phong phú và quý báu trong quá trình dựng nước và giữ
nước, trong chinh phục tự nhiên, khắc phục thiên tai và phát triển quê hương, đất nước.
1.1.1.2. Các tiêu chí xác định dân tộc

Theo Bế Viết Đẳng, cộng đồng tộc người hay dân tộc phải được coi là đơn vị
cơ bản để tiến hành xác minh thành phần các dân tộc... Có thể coi khối cộng đồng tộc
người hay dân tộc là một tập đoàn người tương đối ổn định hoặc ổn định được hình
thành trong quá trình lịch sử dựa trên những mối liên hệ chung về địa vực cư trú, sinh
hoạt kinh tế, tiếng nói, những đặc điểm sinh hoạt - văn hóa và dựa trên ý thức về
thành phần và tên gọi dân tộc chung [5, tr. 26]. Tại nhiều hội thảo khoa học về dân
tộc học hầu hết ý kiến đều tán thành các chỉ tiêu xác định thành phần dân tộc là: tiếng
nói, đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác dân tộc. Các nhà dân tộc học đều thống nhất
rằng: các cộng đồng dân tộc khác nhau không phải theo một đặc trưng nào đó mà
theo tổng thể các đặc trưng, đó là: [25]
11


- Cùng nói một ngôn ngữ hay nói cách khác mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng
của mình. Ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến bản sắc tộc người, là một phương tiện để
phát triển các hình thái quan trọng nhất đối với đời sống văn hóa tinh thần của từng tộc
người. Đây là đặc điểm ít bị phân hóa rõ nét hơn cả.
- Đặc điểm văn hóa: là những đặc điểm riêng có mà mỗi dân tộc xây dựng nên
trong quá trình hình thành và phát triển.
- Ý thức dân tộc hay sự tự giác dân tộc: đây là kết quả sự tác động lẫn nhau của
các yếu tố cơ bản hình thành nên một cộng đồng dân tộc, là tiêu chí quan trọng khi xác
định thành phần dân tộc.
- Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ như một điều kiện
vật chất cơ bản để hình thành các cộng đồng dân tộc.
Ngoài những đặc trưng trên, các nhà nghiên cứu còn đề cập tới một số khía cạnh
khác khi xác định dân tộc, như việc coi cộng đồng kinh tế như một dấu hiệu để hình
thành cộng đồng dân tộc hay dấu hiệu tâm lí của mỗi cộng đồng người cũng như cách
ứng xử và phản ứng khác nhau trước mỗi tình huống, hoàn cảnh... đều là các tiêu chí để
xác định dân tộc.
1.1.1.3. Quan niệm về dân tộc bản địa

Khái niệm “dân tộc bản địa” đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật
quốc tế và được sử dụng như một khái niệm chung chính thức. Các văn kiện quốc tế
quan trọng nhất hiện hành về vấn đề này bao gồm Công ước 169 của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) tại Điều 1, dân tộc bản địa được định nghĩa là: “Các dân tộc ở
những nước độc lập được coi là bản địa vì họ là hậu duệ của những nhóm dân cư
sống ở nước đó, hay một khu vực địa lý mà quốc gia đó thuộc về, vào thời điểm bị
xâm lược hay thuộc địa hoá hay thiết lập các biên giới nhà nước hiện tại và những
người, không phân biệt địa vị pháp lý, gìn giữ một số hay tất cả thể chế xã hội, kinh
tế, văn hoá và chính trị” [26]. Liên Hợp Quốc quan niệm: “Dân tộc bản địa hay còn
gọi là thổ dân là nhóm người đã từng có mặt trên một lĩnh vực đất đai, trước ngày di
dân của nhóm dân tộc khác vào lãnh thổ của họ” [19]. Như vậy có thể hiểu người bản
địa hay dân tộc bản địa là nhóm người có sự đồng nhất và đặc trưng về văn hóa cùng với
nguồn gốc định cư.
Ở nước ta thuật ngữ “dân tộc bản địa” hoặc “người bản xứ” được sử dụng
trong thời kỳ Pháp thuộc, dùng để chỉ tất cả các cộng đồng dân tộc Việt Nam (kể cả
người Kinh và các DTTS). Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân
12


chủ Cộng hòa ra đời, người dân Việt Nam làm chủ đất nước của mình, không còn là
“dân bản địa” hay “bản xứ nữa”. Trong Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: Nhà nước
tôn trọng quyền bình đẳng của tất cả các công dân thuộc các dân tộc sinh sống trên
đất nước Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 đã quy định “Tất cả các công dân Việt Nam
đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Đối với các DTTS,
Hiến pháp cũng đã quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”.
Từ năm 1945 đến nay, thuật ngữ “dân tộc bản địa” hay “người bản xứ” chỉ còn
dùng trong văn bản lịch sử hoặc trong ký ức... Hiện tại trong tất cả các văn bản hành
chính và đời sống văn hóa xã hội nước ta không còn sử dụng thuật ngữ “dân tộc bản
địa” để chỉ vị thế của người dân hoặc nói về các dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống

trên đất nước Việt Nam [19].
1.1.2. Tổng quan về KTBĐ
1.1.2.1. Khái niệm về KTBĐ
KTBĐ (Indigenouse knowledge) còn được gọi là kiến thức truyền thống
(Traditional knowledge) hay kiến thức địa phương (Local knowledge). Theo D. Michael
Warren, thuật ngữ này được Robert Chambers dùng đầu tiên trong một ấn phẩm phát
hành năm 1979. Tiếp theo đó Brokensha và D.M. Warren sử dụng vào năm 1980 và tiếp
tục phát triển cho đến ngày nay [39].
KTBĐ là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại
một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với
sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng (người già, trẻ, đàn ông, phụ nữ) ở một
vùng địa lí xác định (Louise G.1996) [39, tr. 12].
KTBĐ là thuật ngữ được các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp dùng phổ biến trong những năm gần đây để khu biệt với hệ thống tri
thức “chính quy”, “khoa học”, “phương Tây”, “quốc tế” hay “hiện đại”. KTBĐ là
nguồn tài nguyên phi vật thể quý giá và quan trọng của từng địa phương, từng quốc
gia và của toàn cầu.
Tổ chức UNESCO đã định nghĩa: “KTBĐ liên quan đến kiến thức, sáng kiến, kỹ
năng và các hoạt động của người dân bản địa và các cộng đồng địa phương, những
người đã phát triển, đã lưu truyền những kiến thức đó bên ngoài hệ thống giáo dục
chính thức. Những kiến thức truyền thống gắn liền với nền văn hoá lâu đời và là đặc
thù riêng của từng làng, từng xã, từng địa phương cụ thể. Đó là cơ sở để cộng đồng
13


có những quyết định đảm bảo an toàn lương thực, đảm bảo sức khoẻ cho chính mình
cũng như vật nuôi; để giáo dục và quản lý thiên nhiên” [11].
Khác với “kiến thức hàn lâm” (Academic Knowledge) được hình thành chủ
yếu của các nhà thông thái, được hệ thống hóa và truyền lại qua sách, các KTBĐ
được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân trong cộng đồng, được hoàn

thiện dần dần và truyền thụ cho các thế hệ tiếp sau bằng truyền khẩu trong gia đình,
trong thôn bản, hoặc thể hiện trong ca hát, ngạn ngữ, trường ca, tập tục...[39, tr. 12].
Như vậy KTBĐ là một dạng kiến thức sinh kế, gắn liền với kinh nghiệm trong sinh
hoạt và ứng xử với môi trường tự nhiên, cách thức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của
người dân địa phương. KTBĐ mang tính đặc thù cho mỗi cộng đồng và mỗi khu vực
nhất định, được hình thành, tích lũy, kế thừa và tiếp tục phát triển kiến thức này:
- Dựa vào kinh nghiệm.
- Đã được thử nghiệm qua nhiều thế kỉ áp dụng.
- Phù hợp với văn hóa môi trường của từng địa phương.
- Thay đổi theo cuộc sống của người bản xứ [40].
Tuy nhiên, KTBĐ không chỉ đơn thuần là kiến thức của một số bộ tộc hay
nhóm người bản xứ của một vùng và KTBĐ cũng không chỉ giới hạn trong khu vực
dân cư nông thôn. Chính xác hơn, KTBĐ thuộc sở hữu tất cả cộng đồng: nông thôn,
thành thị, định cư và du cư, người bản xứ và người di cư đến. Khái niệm KTBĐ bao
hàm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
quản lý tài nguyên và quản lý cộng đồng...
Ngày nay, trong thời đại của KHKT phát triển, KTBĐ vẫn đang được các nhà
khoa học quan tâm và nghiên cứu rất nhiều. Chúng ta có thể tìm thấy ở KTBĐ một
nguồn trí tuệ to lớn và cũng chính nhờ kho kiến thức này mà nhiều giải pháp công
nghệ mới ra đời.
1.1.2.2. Vai trò của KTBĐ
Trong vài thập kỉ trở lại đây, KTBĐ đã được các nhà nghiên cứu tập trung chú ý.
Qua phân tích những thành tựu và thất bại của nhiều dự án phát triển nông thôn và miền
núi tại châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, KTBĐ đã được thừa nhận như một nguồn tài
nguyên quan trọng để đưa ra các quyết định đúng đắn cho các dự án tại cộng đồng [39].
Đã có nhiều ý kiến khẳng định rằng KTBĐ đã và đang góp một phần quan trọng vào
việc giải quyết các vấn đề của địa phương.

14



Trong cuốn sách “Tri thức dân gian người Dao tỉnh Thái Nguyên” (2012), đã
trình bày những vai trò cơ bản của KTBĐ như sau [33, tr. 10-11]:
- Hệ thống KTBĐ có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên. Các ĐKTN, TNTN và trạng thái môi trường là cơ sở vật chất
khách quan tác động tới các dân tộc sinh tụ và phát triển trong môi trường tự nhiên
đó. Trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc đã tích lũy được những kinh
nghiệm cũng như những ứng xử phù hợp với điều kiện môi trường họ sinh sống, đặc
biệt là tài nguyên đất và rừng.
- KTBĐ đã hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học và có một phần vai trò trong
các sáng kiến phát triển.
- KTBĐ được sử dụng để đánh giá tác động của quá trình phát triển, là một
phương án thay thế có hiệu quả công nghệ KHKT hiện đại, cung cấp cho người dân địa
phương và cán bộ triển khai các dự án phát triển những giải pháp bổ sung. Thay vì việc
tìm kiếm những công nghệ hiện đại cho những giải pháp khả thi.
- KTBĐ được sử dụng như một công cụ để lựa chọn, quyết định, là cơ sở để nâng
cao năng lực và khả năng cạnh tranh của địa phương. Tuy nhiên, KTBĐ cũng cần phải
có sự giao thoa với tri thức khoa học, cái này dựa trên cái kia để có sự thích ứng bền
vững và hiệu quả với các môi trường tự nhiên và KT - XH khác nhau.
Ngoài ra KTBĐ còn giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa dạng
sinh học và quản lý rừng tự nhiên, đóng góp vào khoa học những hiểu biết sâu sắc, giúp
các nhà khoa học nhận thức đúng đắn về những kiến thức trong khai thác, bảo vệ và
PTBV TNTN. Đồng thời KTBĐ còn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển
kinh tế của cộng đồng, địa phương, quốc gia và khu vực. Một tài liệu cho biết: “Theo
thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong lĩnh vực y học cổ
truyền, năm 1999 Trung Quốc đã thu được 6 tỷ USD, châu Âu thu được 11,9 tỷ USD.
Ở Việt Nam, riêng năm 2003, sản lượng xuất khẩu dược liệu cổ truyền đạt khoảng
10.000 tấn, đóng góp kim ngạch xuất khẩu 10 triệu - 20 triệu USD. Giá trị thương
mại của KTBĐ trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay,
với khoảng 80% dân số thế giới sử dụng thuốc cổ truyền để chăm sóc sức khỏe. Các

sản phẩm khai thác tri thức truyền thống khác (như các sản phẩm lưu niệm thủ công,
các sản phẩm của làng nghề truyền thống, các tác phẩm văn hóa dân gian...) cũng
mang lại những lợi ích kinh tế to lớn” (TSKH. Trần Công Khánh: Cây thuốc dân tộc

15


×