Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực gia lâm đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI.........................................................................................................................10
1.1. Khái niệm về lưới điện .......................................................................................11
1.2. Phân loại lưới điện .............................................................................................12
1.3. Nội dung công tác quản lý vận hành lưới điện ..................................................12
1.4. Các yêu cầu về công tác quản lý vận hành lưới điện………………………….16
1.5. Một số phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối ............................................................................................................................21
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN
HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM ...24
2.1. Giới thiệu về Công ty điện lực Gia Lâm ............................................................25
2.2.Giới thiệu về thực trạng của lưới điện phân phối công ty Điện lực Gia Lâm.....26
2.3. Phân tích thực trạng nội dung công tác quản lý vận hành lưới điện ..................27
2.4. Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch cho quản lý vận hành lưới điện .....39
2.5. Phân tích thực trạng công tác tổ chức vận hành lưới điện .................................41
2.6. Phân tích các nhân tố khác ảnh hưởng đến quản lý vận hành lưới điện ............44
2.7. Tổng kết các tồn tại và nguyên nhân trong quản lý vận hành lưới điện ............53
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN
LỰC GIA LÂM ĐẾN NĂM 2020 ..........................................................................69
3.1. Những định hướng phát triển của Công ty điện lực Gia Lâm............................70
1



3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối của Công ty điện lực Gia Lâm đến năm 2020 ..................................................81
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................98
KẾT LUẬN ..............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
SAIFI
SAIDI

Diễn giải
Số lần gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện (System
Average Interruption Frequency Index);
Thời gian gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện
(System Average Interruption Duration Index);

CAIFI

Số lần mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average
Interruption Frequency Index);

CAIDI

Thời gian mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average
Interruption Duration Index);


ASAI
ASUI

Mức độ sẵn sàng cung cấp điện trong tháng (Average Service
Availability Index);
Mức độ không sẵn sàng cung cấp điện (Average Service
Unavailability Index);

ENS

Tổng điện năng không cung cấp (Energy Not Supplied);

AENS

Điện năng trung bình không cung cấp đến một khách hàng
(Average Energy Not Supplied);

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System);

VKTTĐ

Vùng kinh tế trọng điểm ;

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

TBA


Trạm biến áp;

MBA

Máy biến áp;

ĐD

Đường dây;

TSCĐ

Tài sản cố định;

CMIS

Hệ thống thông tin quản lý khách hàng (Customer Management
Information System);

VHLĐ

Vận hành lưới điện;

QLLĐ

Quản lý lưới điện;

3



Ký hiệu

Diễn giải

QLDA

Quản lý dự án;

QLĐK

Quản lý điện kế;

CBCNV

Cán bộ công nhân viên;

TP.HN

Thành phố Hà nội;

CSDL

Cơ sở dữ liệu;

KĐTM

Khu đô thị mới;

ĐTXD


Đầu tư xây dựng;

SCL

Sửa chữa lớn;

QLVH

Quản lý vận hành;

PP

Phân phối

Lv. Ths.

Luận văn thạc sĩ

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

TT

Trang

Bảng 2.1


Hạng mục lưới điện phân phối huyện Gia Lâm

26

Bảng 2.2

Tổng hợp sự cố lưới điện của Công ty Điện lực Gia Lâm
đến tháng 8/2016

30

Bảng 2.3

Bảng thống kê chi tiết sự cố lưới điện của Công ty Điện
lực Gia Lâm (Tính đến tháng 8 năm 2016)

33

Bảng 2.4

Tổng hợp chỉ số kỹ thuật và kinh doanh từ 2014 đến
38

tháng 8/2016

Bảng 2.5

Các chi phí quản lý vận hành lưới điện.


39

Bảng 2.6

Tổng hợp chỉ số độ tin cậy từ tháng 1/2015 đến tháng
8/2016

46

Bảng 2.7

Bảng thống kê kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực
Gia Lâm năm 2012 đến tháng 8/2016

51

Bảng 2.8

Thông số kỹ thuật các trạm 110kV cấp điện cho Gia Lâm

57

Bảng 2.9

Mang tải các đường dây cấp điện cho Huyện Gia Lâm

59

Bảng 3.1


Kết quả tính toán nhu cầu điện ngành công nghiệp, xây
dựng

73

Bảng 3.2

Kết quả tính toán nhu cầu điện nông nghiệp, thủy lợi

74

Bảng 3.3

Kết quả tính toán nhu cầu điện thương mại và dịch vụ

74

Bảng 3.4

Chỉ tiêu điện năng cho sinh hoạt khu dân cư

74

Bảng 3.5

Kết quả tính toán nhu cầu điện cho các hoạt động khác

75

Bảng 3.6


Tổng hợp nhu cầu điện toàn Huyện Gia Lâm

75

Bảng 3.7

So sánh điện năng thương phẩm Huyện Gia Lâm với toàn
thành phố Hà nội

76

Bảng 3.8

Phân vùng phụ tải đến năm 2020

78

5


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT
Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4


Hình 2.5

Tên hình vẽ, đồ thị
Chỉ số độ tin cậy SAIDI lưới điện phân phân phối một
số nước trên thế giới năm 2015
Chỉ số độ tin cậy SAIDI lưới điện phân phân phối một
số thành phố trên thế giới năm 2015
Chỉ số độ tin cậy SAIFI lưới điện phân phân phối một
số nước trên thế giới năm 2015
Chỉ số độ tin cậy SAIFI lưới điện phân phân phối một
số thành phố trên thế giới năm 2015
Sơ đồ hình xương cá về các nguyên nhân tác động đến
chất lượng quản lý vận hành lưới điện

6

Trang
40

41

42

43

68


PHẦN MỞ ĐẦU

A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tập
trung đầu tư, chỉ đạo một cách toàn diện đối với hoạt động của ngành điện. Trong
suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngành điện đã luôn cố gắng hoàn
thành một cách có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà
nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng
đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, ngành điện nói chung và Chi nhánh điện Gia Lâm (nay là Công ty Điện
lực Gia Lâm) nói riêng đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trong điều
kiện mới.
Khi Việt Nam hội nhập với thế giới, yêu cầu đổi mới ngành điện, thay đổi cơ
chế vận hành thị trường điện năng càng trở nên cấp bách. Thị trường phát điện cạnh
trạnh đã dần được hình thành, cơ chế bao cấp cho ngành điện từ từ bị loại bỏ. Vị thế
độc quyền của các Công ty điện lực dần được xóa bỏ, môi trường kinh doanh càng
ngày càng khó khăn, nguy cơ phải cạnh tranh với đối thủ trên thương trường đã hiện
hữu.
Là một cán bộ đã gần năm năm công tác trong ngành điện, tôi ý thức được
rằng đã đến lúc phải thay đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới, phù
hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu ngày càng
tăng của người tiêu dùng và thị trường. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phân tích và đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối của Công ty Điện lực Gia Lâm đến năm 2020”.

B. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
7



Đề xuất một giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới phân phối
của Công ty Điện lực Gia Lâm đến năm 2020.

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng điện năng và chất lượng quản lý vận
hành lưới điện của Công ty Điện lực Gia Lâm.
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện của
Công ty Điện lực Gia Lâm từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016

D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài : Phân tích chất lượng dựa trên
cơ sở những lý thuyết về quản trị chất lượng, phân tích trên các số liệu thống kê, so
sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, phân tích hệ thống để tìm nguyên
nhân khách quan, chủ quan của các vấn đề về chất lượng…

E. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa các khái niệm về lưới điện, tổn thất điện năng, ý nghĩa về việc
nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện và các tiêu chí đánh giá chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối.
Phân tích thực trạng chất lượng quản lý vận hành lưới điện Huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý,
đảm bảo nguồn nhân lực, giảm tổn thất điện năng và nâng cao sự hài lòng của
khách hàng tại Công ty Điện lực Gia Lâm đến năm 2020.

F. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Tên đề tài : “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Gia Lâm đến năm
2020”.
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện phân phối.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện tại
Công ty Điện lực Gia Lâm.
8


Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành
lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Gia Lâm.

9


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI

10


Ngày nay mọi tổ chức năng động có qui mô lớn hay nhỏ, hoạt động mang
tính địa phương hay toàn cầu đều đối mặt với những thách thức phải sản xuất ra
những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các đối tượng tiêu dùng của mình. Nhu cầu
của khách hàng đối với những sản phẩm và dịch vụ tốt có thể là yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến những dự đoán trong tương lai. Chất lượng được xác định bằng việc
một sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra hay cung cấp phải tạo được sự tin cậy và gần
gũi với khách hàng.
Một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường là “cạnh tranh”. Có rất
nhiều hình thức cạnh tranh: giá cả, chất lượng, thời hạn giao hàng, các dịch vụ bán
hàng và sau bán hàng, các hoạt động xúc tiến bán hàng… Tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể của từng môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng các loại vũ khí
trên ở mức độ khác nhau.

Từ quan điểm của khách hàng, các yếu tố tác động đến việc mua một sản
phẩm hay dịch vụ chính là chất lượng sản phẩm, giá cả và công tác dịch vụ chăm
sóc khách hàng. Ở bất kỳ đối tượng khách hàng nào, chất lượng đều là mối quan
tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ. Đứng trước yêu cầu ngày
càng cao của người mua khi mà thị trường người tiêu dùng thay thế cho thị trường
người sản xuất trước kia, các doanh nghiệp đang gặp một bài toán khó để làm sao
sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao, giá thành rẻ nhằm đảm bảo lợi nhuận,
đồng thời sẵn sàng đáp ứng với giá cả cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu luật pháp.
Vì thế để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải đảm bảo được niềm tin cho
khách hàng về chất lượng và dịch vụ sản phẩm của mình thông qua một môi trường
sản xuất mà trong đó từng cá nhân ở mọi cấp độ đều tham gia và có ý thức về chất
lượng.

1.1. Khái niệm về lưới điện
Lưới điện: Theo định nghĩa, lưới điện là bộ phận của hệ thống điện làm
nhiệm vụ tải điện từ các nguồn điện đến các thiết bị dùng điện. Lưới điện bao gồm
các dây dẫn điện, các máy biến áp và các thiết bị phục vụ khác như: thiết bị đóng
cắt, thiết bị bảo vệ, thiết bị đo lường …Các thiết bị này được sắp xếp trên các
11


đường dây tải điện và các trạm điện như trạm biến áp, trạm cắt. ( Giáo trình lưới
điện, Trần Bách, 2007 )

1.2. Phân loại lưới điện
Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành
lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
Lưới điện truyền tải là lưới điện dùng để đưa năng lượng điện từ nơi sản xuất
điện đến lưới điện phân phối.
Lưới điện phân phối là lưới điện dùng để chuyển năng lượng điện từ lưới

truyền tải đến tổ chức, cá nhân sử dụng điện.

1.3 Các nội dung công tác quản lý vận hành lưới điện
1.3.1 Quy định công tác kiểm tra sửa chữa lưới điện và thí nghiệm
Kiểm tra sửa chữa củng cố lưới điện là toàn bộ công tác kiểm tra định kỳ,
kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện sớm các khiếm khuyết, các hiện tượng bất thường
trên lưới điện để kịp thời tổ chức sửa chữa củng cố lưới điện đảm bảo an toàn vận
hành, giảm thiểu sự cố.
Để thống nhất thời gian và tiến độ công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất
và thí nghiệm định kỳ thì ngay từ đầu năm các đơn vị quản lý vận hành là Phòng
điều độ và Đội quản lý vận hành trạm biến áp phải lập xong bản đăng ký kế hoạch
kiểm tra định kỳ, được Giám đốc phê duyệt và được phòng kỹ thuật theo dõi.
Công tác kiểm tra tang cường được lập kế hoạch tùy thuộc vào tình trạng vận
hành của từng đường dây.
Sau khi có kết quả kiểm tra và thí nghiệm đường dây và trạm biến áp phải
được trình duyệt Giám đốc. Bảng tổng hợp tồn tại phải nêu đầy đủ tình trạng vận
hành hiện tại, phương án khắc phục.
Tổ chức sửa chữa củng cố lưới điện được thực hiện
- Đối với các trường hợp đe dọa sự cố thì tổ chức thực hiện ngay theo quy
trình xử lý sự cố lưới điện.

12


- Đối với các hạng mục công việc nhỏ, các công việc cần thực hiện để ngăn
ngừa sự cố có thể xảy ra thì thực hiện theo quy trình lập và thực hiện phương án sửa
chữa thường xuyên nhằm kịp thời sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết.
- Đối với các hạng mục công việc lớn, thời gian kéo dài thì được thực hiện
theo quy trình sửa chữa lớn.
Công tác thí nghiệm định kỳ được thực hiện để thí nghiệm các vật tư thiết bị

trên lưới điện theo yêu cầu của từng loại thiết bị.

1.3.2 Nội dung điều tra và xử lý sự cố
Xử lý sự cố là việc nhanh chóng loại trừ phần tử sự cố, ngăn ngừa sự cố phát
triển làm tổn hại đến người và thiết bị, nhanh chóng khôi phục lại điện cho khách
hàng.
Khi xử lý sự cố phải đảm bảo sự làm việc chắc chắn của sơ đồ kết dây lưới
điện, nắm vững được tình hình diễn biến sự cố, dự đoán thời gian khôi phục các
thiết bị, trong quá trình xử lý sự cố không được vi phạm quy trình an toàn, quy trình
quản lý thiết bị.
Nguyên tắc xử lý sự cố:
- Áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn sự cố lan
rộng.
- Nhanh chóng khôi phục lại đường dây, TBA cấp điện cho khách hàng.
- Trong quá trình xử lý sự cố, nhân viên vận hành phải tuân thủ quy trình
chuyên ngành.
Phân loại sự cố trên lưới điện phân phối:
Khi xảy ra sự cố lưới điện, trưởng ca điều độ cần tập hợp đầy đủ các thông tin
về sự cố, phải ghi thông tin vào sổ nhật ký vận hành.
- Sự cố lưới điện trung thế: là sự cố các thiết bị trên lưới điện trung thế thuộc
quyền điều khiển, kiểm tra trung tâm điều độ cấp trên.
- Sự cố TBA là sự cố các thiết bị thuộc quyền điều khiển của Điều độ Công ty
Điện lực
- Sự cố lưới điện hạ thế.
13


Mỗi sự cố cũng như hiện tượng bất thường xảy ra phải được điều tra xem xét
cẩn thận, tìm ra nguyên nhân để khắc phục và ngăn ngừa vi phạm tái diễn.
Việc điều tra sự cố được bắt đầu ngay sau khi vụ việc xảy ra và kết thúc trong

thời hạn không quá 48h
Quy định về việc thống kê, báo cáo sự cố
- Tất cẩ các sự cố cũng như hiện tượng bất thường trong vận hành xảy ra trong
phạm vi quản lý của đơn vị đều phải được ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác vào
sổ Sổ theo dõi thống kê sự cố ( không quá 24h ).
- Thống kê số liệu đầy đủ, chính xác, nêu được đầy đủ, tỉ mỉ các nguyên nhân
sự cố.
- Có giải pháp phù hợp với nguyên nhân

1.3.3. Nội dung quản lý vận hành đường dây trung thế
Kiểm tra ban ngày: Yêu cầu nhân viên kiểm tra số lượng biên bản, ghi đầy đủ
các hạng mục biên bản yêu cầu. Các nội dung chính:
- Hành lang bảo vệ đường dây, tình hình cây cối trong và ngoài hành lang, công
trình nhà cửa xây dựng trong và ngoài hành lang. Các công trình nhà ở sửa chữa
gần đường dây có nguy cơ gây sự cố
- Cột, xà, sứ: Tình trạng cột có bị cong, vênh, biến dạng. Móng cột có bị lún, sói
lở, tình trạng bất thường của đất quanh cột.
- Dây dẫn và phụ kiện: dây dẫn có bính thường hay bị hở, đứt. Dây có bị xoắn,
bị võng xuống nhiều không.
- Kết cấu tiếp địa: còn hay mất, dây tiếp địa có bị gỉ, bong ra không.
Kiểm tra ban đêm: Yêu cầu nhân viên kiểm tra số lượng biên bản, ghi đầy đủ
các hạng mục biên bản yêu cầu. Các nội dung chính:
- Kiểm tra sự phát nhiệt nóng đỏ của dây dẫn, của các mối nối.
- Hiện tượng phóng điện bất thường từ đường dây, âm thanh bất thường từ
đường dây.

1.3.4. Nội dung quản lý vận hành trạm biến áp
1.3.4.1. Nội dung kiểm tra định kỳ
14



Kiểm tra ban ngày: Yêu cầu nhân viên kiểm tra số lượng biên bản, ghi đầy đủ
các hạng mục biên bản yêu cầu. Các nội dung chính:
- Máy biến áp, vỏ máy, bộ phận tản nhiệt có bị gỉ sét. Dầu máy biến áp có bị rò
không. Tiếng kêu máy biến áp có gì bất thường không.
- Tình trạng làm việc của dao cách ly, cầu chì tự rơi có tốt không.
- Tình trạng chống sét van, sứ cách điện có tốt không
- Tình trạng tiếp đất làm việc và tiếp đất an toàn tốt hay xấu.
- Tình trạng kết cấu xây dựng có tốt không, có hiện tượng bất thường không.
Kiểm tra ban đêm: Yêu cầu nhân viên kiểm tra số lượng biên bản, ghi đầy đủ
các hạng mục biên bản yêu cầu. Các nội dung chính:

- Kiểm tra sự phát nhiệt của các đầu cốt nối vào thiết bị, hiện tượng phóng
điện, âm thanh máy biến áp.
1.3.4.2. Nội dung thí nghiệm
Máy biến áp: 01 năm/ 01 lần
Tiếp địa trạm: 01 năm/01 lần.
Chống sét trạm: 01 năm/01 lần.
Atomat: 04 năm/01 lần.

1.3.5. Nội dung quản lý vận hành lưới điện hạ thế
Kiểm tra ban ngày: Yêu cầu nhân viên kiểm tra số lượng biên bản, ghi đầy đủ
các hạng mục biên bản yêu cầu. Các nội dung chính:
- Kiểm tra sự vi phạm hành lang tuyến ĐDK hạ thế
- Kiểm tra cột điện có bị nghiêng hay dấu hiệu bất thường gì không.
- Kiểm tra sứ cách điện có bị nứt, vỡ không.
- Kiểm tra dây dẫn có bị xoẵn lại không, võng quá không.
Kiểm tra ban đêm: Yêu cầu nhân viên kiểm tra số lượng biên bản, ghi đầy đủ
các hạng mục biên bản yêu cầu. Các nội dung chính:
- Kiểm tra mối nối, đầu cốt có phát sinh tia lửa hay không.

- Kiểm tra đo dòng vào giờ cao điểm tối xem dây dẫn có nóng quá không.

15


1.3.6. Nội dung hoạt động quản lý kỹ thuật phục vụ công tác quản lý
vận hành lưới điện
1.3.6.1. Mối quan hệ giữa các phòng, đội thuộc khối vận hành
Phòng kỹ thuật
Là cơ quan giúp việc cho Ban Giám đốc trong công tác theo dõi xử lý các vấn đề
về kỹ thuật của Công ty.
Lập, phê duyệt các phương án kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế và tổ chức nghiệm thu
các công trình điện.
Phòng điều độ vận hành
Là phòng chỉ huy, điều khiển các thao tác vận hành, xử lý sự cố lưới điện
trung,hạ áp Công ty.
Là nơi giải đáp khách hàng về tình hình cung ứng điện.
Là bộ phận tổng hợp báo cáo về Tổng Công ty.
Đội quản lý vận hành
Là đơn vị quản lý vận hành trạm biến áp phân phối, cung cấp các thông số vận
hành các trạm biến áp phân phối.
Có trách nhiệm báo cáo về phòng kỹ thuật về số lượng và tính trạng hoạt động
các thiết bị đang quản lý vận hành.

1.4. Các yêu cầu về công tác quản lý vận hành lưới điện
Đối với khách hàng sử dụng điện: đó là chất lượng điện năng được cung
cấp, đảm bảo thiết bị sử dụng điện đạt hiệu năng cao. Việc đánh giá chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối thông qua xác định chất lượng điện năng.
Tần số hệ thống điện: dao động trong phạm vi ±0,2Hz so với tần số danh
định 50Hz. Trong trường hợp hệ thống điện chưa ổn định cho phép làm việc với độ

lệch tần số ±0,5Hz. (Theo Luật điện lực 2005).
Điều chỉnh tần số hệ thống điện quốc gia được chia làm 3 cấp:
Điều chỉnh tần số cấp 1 ở các tổ máy phát điện được quy định trước sao cho
hệ thống ổn định ở tần số (50±0,2)Hz.

16


Điều chỉnh tần số cấp 2 ở các tổ máy phát điện được quy định trước sao cho
hệ thống trong giới hạn (50±0,5)Hz.
Điều chỉnh tần số cấp 3 điều chỉnh bằng sự can thiệp của kỹ sư điều hành hệ
thống điện.
Khi có sự thay đổi về tần số thì có thể gây ra một số hậu quả xấu do các thiết
bị được thiết kế và tối ưu ở tần số định mức. Biến đổi tần số dẫn đến giảm năng suất
làm việc của thiết bị, ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sản xuất.
Độ lệch điện áp: dao động trong khoảng ±5% so với điện áp danh định. (Qui
phạm trang bị điện tập 1 – mục I.2.39, Bộ Công nghiệp). Trong trường hợp lưới
điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5%÷-10%. (Theo Luật điện lực
2005).
Các thiết bị điện trên lưới điện cũng như các phụ tải dùng điện của khách
hàng đều được thiết kế để vận hành trong một dải điện áp nhất định. Điện áp thấp
khiến phụ tải khách hàng không đủ điện áp để vận hành đúng định mức, thiết bị
chạy ì dẫn tới sinh nhiệt, tổn thất cao, lâu dần dẫn tới lão hóa vật liệu cách điện và
máy móc không chạy được hết công suất, ảnh hưởng đến năng suất tạo ra sản phẩm
của khách hàng và các yếu tố xã hội khác. Điện áp quá cao khiến phụ tải chạy vượt
công suất định mức, dễ gây cháy và hỏng thiết bị cũng như sản phẩm đi kèm.
Các chỉ số độ tin cậy:
Hiện nay, các Công ty Điện lực trong Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà
nội đang triển khai các chương trình theo dõi mất điện, thống kê số vụ, thời gian
mất điện nhưng chưa áp dụng các chỉ số cụ thể để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện

của lưới điện.
Các số liệu báo cáo của Tổng Công ty điện lực Hà nội năm 2015 như 409
vụ/366.37 giờ sự cố, 1094 vụ/859.34 giờ cắt điện đột xuất, ... chưa thể hiện được
mức độ, phạm vi mất điện, trình độ quản lý lưới điện.
Các Công ty điện lực trên thế giới thường xây dựng một số chỉ số định lượng
cụ thể để đánh giá. Các thông số báo cáo như bình quân khách hàng khu vực sinh
hoạt bị mất điện 3 vụ/năm, 120 phút/năm, ... sẽ cụ thể, dễ hiểu, dễ đánh giá hơn.
17


Mỗi đơn vị (Cơng ty Điện lực hoặc Hiệp hội điện lực) tự xây dựng các tiêu
chí để đánh giá. Các tổ chức điện lực uy tín như IEEE, EEI (Edison Electric
Institue), EPRI (Electric Power Reasearch Institute) và CEA (Canadian Electric
Association) xây dựng được nhiều chỉ số được nhiều đơn vị áp dụng. Trong đó, hệ
thống chỉ số của IEEE 1366 (The Institute of Electrical and Electronics
Engineers nghĩa là "Viện của các Kỹ Sư Điện và Điện Tử") là phổ biến nhất. Đây là
thước đo chính về chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng và doanh nghiệp
quản lý vận hành lưới điện.
SAIFI (System Average Interruption Frequency Index): Số lần gián
đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện;
SAIFI =

∑ So khach hang mat dien = ∑ N
∑ So khach hang hien huu N

i

(lan)

N : tổng số cơng tơ điện khách hàng hiện hữu

Ni : số cơng tơ điện khách hàng mất điện trong lần mất điện thứ i
SAIDI (System Average Interruption Duration Index): Thời gian gián
đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện;
SAIDI =

∑ thờigian kháchhàngmấtđiện= ∑U N
N
∑ sốkháchhànghiệnhữu
i

i

( phút
)

Ui: thời gian mất điện (phút) của khách hàng trong lần mất điện thứ i
CAIFI (Customer Average Interruption Frequency Index): Số lần mất
điện trung bình của khách hàng;
CAIFI =

∑ sốkháchhàngmấtđiện = ∑ N
∑ sốkháchhàngbòảnhhưởng N
*

i

(lần
)

N* : số cơng tơ điện khách hàng bị ảnh hưởng mất điện do sự cố

CAIDI (Customer Average Interruption Duration Index): Thời gian mất
điện trung bình của khách hàng;
CAIDI =

SAIDI
=
SAIFI

∑U N
∑N
i

i

( phút
)

i

18


ASAI (Average Service Availability Index): Mức độ sẵn sàng cung cấp
điện trong tháng;
ASAI =

∑ N × t − ∑U N
∑N × t
i


i

( ASAI < 1)

t: số giờ cung cấp điện trong tháng
ASUI (Average Service Unavailability Index): Mức độ không sẵn sàng
cung cấp điện;
ASUI = 1 − ASAI

ENS (Energy Not Supplied): Tổng điện năng không cung cấp;
ENS = ∑ LiU i

(kWh)

Li : công suất không phân phối đến khách hàng trong lần mất điện thứ i
Ui : thời gian mất điện (phút) của khách hàng trong lần mất điện thứ i
AENS (Average Energy Not Supplied): Điện năng trung bình không
cung cấp đến một khách hàng;
AENS =

∑ LU
i

i

N

=

ENS

N

(kWh)

(Trích nguồn IEEE 1366 Std Guide for Electric Power Distribution Reliability
Indices)
Đối với Công ty điện lực Gia Lâm hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc tính
SAIDI, SAIFI để đánh giá chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng từ
tháng 1/2012 đến nay.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý vận hành lưới điện:
- Sự cố lưới điện, trạm điện.
- Tổn thất điện năng.
- Chi phí bảo trì, sửa chữa.
- Giá bán điện bình quân.
- Doanh thu bán điện.
- Mức độ thực hiện các mục tiêu kế hoạch về quản lý vận hành lưới điện.
Tổn thất điện năng
19


Tổn thất điện năng trong hệ thống điện: Là sự mất mát xảy ra trong quá trình
truyền tải điện năng từ nhà máy đến hộ tiêu thụ gồm: nhà máy, đường dây truyền
tải, trạm biến áp, hệ thống phân phối và hộ tiêu thụ. Gồm có các loại tổn thất sau:
- Tổn thất truyền tải (transmission losses): là lượng điện năng tiêu hao do các
đặc tính điện của đường dây như tổn thất do điện trở dây, do vầng quang, do dòng
điện rò qua sứ…
- Tổn thất trạm biến áp (Substation losses): là lượng điện năng tiêu hao qua
việc chuyển cấp điện áp lên hoặc xuống ở trạm biến áp trung gian hoặc TBA phân
phối.
- Tổn thất phân phối (distribution substation): là lượng điện năng tiêu hao

trong lưới phân phối điện: lưới phân phối sơ cấp, máy biến áp phân phối, lưới phân
phối thứ cấp, nhánh rẽ khách hàng, công tơ trong từng khách hàng sử dụng điện,
mất cắp.
Ý nghĩa về việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện
Việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện có tầm quan trọng sống
còn đối với doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ:
Chất lượng quản lý vận hành luôn là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định khả năng đáp ứng chất lượng điện năng, quyết định sự phát triển của xã
hội.
Tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh
nghiệp.
Tăng chất lượng quản lý vận hành tương đương với tăng năng suất lao động
xã hội.
Nâng cao chất lượng quản lý vận hành còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các
lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động.
Tiết kiệm chi phí vận hành, quản lý lưới điện, sửa chữa bảo trì.
Xây dựng được tác phong làm việc khoa học có tính hệ thống.
Nâng cao năng suất lao động.

20


Nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực để phát triển và sẵn sàng
cho giai đoạn tiếp theo của ngành điện – thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn.
Đối với người lao động trong ngành điện đó là khả năng nâng cao thu nhập
thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành điện.
Đối với người tiêu dùng thì đó là được sử dụng điện năng có chất lượng tốt
hơn, độ tin cậy cao hơn.

1.5. Một số phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vận hành

lưới điện phân phối
Nhằm nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện cần đề ra một số
phương hướng như sau.

1.5.1.Về nhân lực
Tối ưu hóa công tác tổ chức quản lý vận hành lưới điện. Sắp xếp bộ máy tổ
chức thật tinh gọn, đáp ứng được yêu cầu quản lý hiệu quả và linh hoạt.
Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý vận hành lưới điện,
khả năng giao tiếp khách hàng.
Tổ chức các lớp học và thi nâng cao trình độ cho kỹ sư, công nhân trực tiếp
sản xuất và đội ngũ lao động gián tiếp khối quản lý vận hành lưới điện.

1.5.2. Về cung cấp điện
Giải quyết đăng ký cắt điện phục vụ thi công cho các đơn vị thi công trên
lưới điện một cách khoa học và hợp lý, như là đề ra biện pháp thi công, tổ chức thi
công hợp lý khoa học, kết hợp nhiều cấp điện áp cùng lúc trên cùng một tuyến dây,
kết hợp nhiều công việc trên cùng một lộ đường dây, trường hợp nào giải quyết
được bằng giải pháp thi công hotline thì không giải quyết cắt điện để giảm tối đa
thời gian gián đoạn cung cấp điện.
Hoàn chỉnh qui trình tiếp nhận thông tin, giải quyết các phản ánh về sự cố
trong sử dụng điện của khách hàng.
Dự báo sát nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để có kế hoạch chuẩn bị
nguồn điện kịp thời.

21


Đánh giá chính xác khả năng tải của các đường dây, trạm biến áp để có thể
đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của phụ tải.


1.5.3. Về quản lý vận hành
Nghiên cứu các biện pháp giảm sự cố.
Đảm bảo vận hành lưới điện ở điện áp ổn định.
Nghiên cứu phương pháp vận hành tối ưu hệ thống điện.
Phân tích sự cố theo các phương pháp hiện đại nhằm tìm ra chính xác nguyên
nhân dẫn đến sự cố để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện định kỳ để kịp thời xử lý các điểm có
nguy cơ gây ra sự cố trên lưới điện.
Đảm bảo công tác bảo trì, bảo dưỡng lưới điện vào mùa khô để giảm sự cố
thường xảy ra vào mùa mưa, thời tiết nắng nóng.
Triển khai phòng trào thi đua xây dựng đường dây, trạm biến áp kiểu mẫu,
an toàn, sạch đẹp.
Ứng dụng GIS (GIS-Geographic Information System –Hệ thống thông tin
địa lý) vào quản lý vận hành lưới điện.
Ứng dụng các thiết bị kỹ thuật số vào để khai thác, thu thập thông tin lưới
điện từ xa.
Quản lý và khai thác các phần tử lưới điện bằng các chương trình tin học
chuyên dụng.
Chuẩn hóa các tiêu chuẩn vật tư thiết bị lưới điện.

1.5.4. Về công tác ĐTXD mới lưới điện và sửa chữa lớn lưới điện
Đại tu sửa chữa đúng định kỳ, đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành lâu dài.
Nâng cao chất lượng công tác khảo sát thiết kế, giám sát thi công lưới điện.
Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị.
Nâng cao chất lượng nghiệm thu công trình.

22


Tóm tắt chương 1

Trong chương này bản luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận quan trọng
của đề tài như: Khái niệm về lưới điện, phân loại lưới điện; tổng kết một số tiêu chí
đánh giá về chất lượng điện năng cung cấp và chất lượng quản lý vận hành lưới
phân phối điện trên các quan điểm khác nhau: từ quan điểm của Điện lực (nhà cung
ứng) và quan điểm của khách hàng. Đây là các căn cứ khoa học cần thiết để thực
hiện những phân tích trong chương 2 của Luận văn.

23


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC GIA LÂM

24


2.1. Giới thiệu về Công ty điện lực Gia Lâm
Công ty Điện lực Gia Lâm (Tiền thân là Chi nhánh điện Gia Lâm- Một chi
nhánh của Công ty điện lực TP. Hà Nội được thành lập từ ngày 01/08/2004) là một
doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ ngày 01/08/2004 theo quyết định của Hội
đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội.
Công ty Điện lực Gia Lâm là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của
Tổng Công ty điện lực TP.Hà Nội chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với
Tổng Công ty điện lực TP.Hà Nội, không có quyền tự chủ hoàn toàn trong các hoạt
động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình. Là Công ty Điện lực
hoạt động trên địa bàn Huyện Gia Lâm – TP.Hà Nội về chuyên ngành kinh doanh
điện năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế, xã hội của Huyện.
Do những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật, trình độ công nghệ của ngành điện và
đặc điểm của sản phẩm điện năng đòi hỏi phải tập trung thống nhất về tổ chức và

quản lý ở trình độ cao mới đưa lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh điện năng nên Công ty Điện lực Gia Lâm được tổ chức và hoạt động với các
nhiệm vụ chính sau:
- Kinh doanh điện năng.
- Quản lý vận hành lưới điện phân phối.
- Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có

liên

quan.
- Xây lắp các công trình lưới điện từ cấp điện áp 35 kV trở xuống.
- Tư vấn thiết kế, giám sát thi công các công trình lưới điện từ cấp điện áp
35kV trở xuống.
- Thiết kế lưới điện cấp điện áp < 35kV.
- Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.
- Kinh doanh vật tư thiết bị điện, phụ kiện điện và đồ dùng dân dụng.
- Xây lắp các công trình viễn thông công cộng.
- Đại lý bảo hiểm.
- Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo (trừ dịch vụ quảng cáo
25


×