Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO SINH 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.12 KB, 4 trang )

Bài tập Sinh 9 - Tháng 11 - 2008
CÁC DẠNG BÀI TẬP : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1) Một phân tử ADN chứa 650.000 Nu loại X, số Nu loại T bằng 2 lần Nu loại X .
a ) Chiều dài của phân tử ADN đó ( ra micromet ).
b ) Khi phân tử ADN này phân đôi, thì nó cần bao nhiêu Nu tự do trong môi trường nội bào ?
2) Cho biết các axit amin dưới đây tương ứng với các bộ ba đối mã hoá trên mARN như sau :
Val : GUU , Ala : GXX , Leu : UUG , Lys : AAA
a, Hãy xác định trình tự axit amin trong đoạn phân tử Protein được tổng hợp từ một đoạn gen có trình tự các cặp
Nu như sau ( không tính mã mở đầu và mã kết thúc ) : … XGG TTT XAA AAX …
… GXX AAA GTT TTG …
b, Một đoạn phân tử Prôtein có trình tự axit amin như sau : Leu – Ala – Val – Lys . Hãy xác định trình tự các
cặp Nu tương ứng trong đoạn ADN mang thông tin quy định cấu trúc của đoạn phân tử Protein đó .
3) Phân tử hemoglobin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi polipêptit α và 2 chuỗi polipeptit β . Gen quy
định tổng hợp chuỗi α ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết . Gen đột biến gây bệnh thiếu máu
( do hồng cầu hình lưỡi liềm ) hơn gen bình thường một liên kết hidro nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau .
a , Đột biến liên quan đến mấy cặp Nu ? Thuộc dạng đột biến gen nào ?
b, Số Nu mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu ?
c, Tính số lượng các axit amin của chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến .
4) Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n = 10 . Có bao nhiêu NST được dự đoán ở :
a , Thể một b, Thể ba c, Thể bốn
d, Thể ba kép e, Thể không
5) Một bộ NST lưỡng bội của 1 loài sinh vật có 2n = 24.
A . Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể đơn bội, thể tam bội , tứ bội.
B . Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ ; dạng nào là đa bội chẵn ?
C . Cơ chế hình thành các dạng đa bội trên như thế nào ?
6) Một đoạn mạch khuôn của gen có trình tự các Nu là : TAX TXA GXG XTA GXA
A. Viết trình tự tương ứng của mạch bổ sung.
B. Viết trình tự các mã của mARN được sao từ mạch trên và tên Axit amin tương ứng.
C. Chỉ ra hậu quả của đột biến riêng rẽ sau :
- Mất Nuclêôtit số 10.
- Thay thế Nu số 13 bằng Nu A.


7) Một có khối lượng phân tử: 9 . 10
5
(đ.v.C ) , trong đó có A = 600 Nu.
A. Tìm chiều dài của gen.
B. Số chu kì xoắn của gen.
C. Số liên kết Hiđro của gen.
D. Số liên kết hoá trị giữa các Nu của gen .
E. Giả sử gen này được tạo nên từ 3 loại Nu là : A ; T và G, thì có bao nhiêu kiều bộ 3 có trong phân tứ
gen đó ? Viết các kiều bộ 3 này ?
8) Một đoạn mARN có trình tự các Nu như sau : 5

… XAU AAG AAU XUU GX … 3

A) Viết trình tự các Nu của ADN đã tạo ra đoạn mARN này . ( ADN thì chiều 3

--- > 5

)
B) Viết 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên.
C) Cho rằng có đột biến thay thế Nu xảy ra trong ADN làm cho Nu thứ 3 là U của mARN được thay thế bằng
G, như sau : 5

… XAG
*
AAGAAUXUUGX … 3


- Hãy viết trình tự các Axit amin của chuỗi Polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.
D) Nếu bổ sung thêm 1 Nu xảy ra trong ADN làm cho G được thêm vào giữa Nu thứ 3 và thứ 4 của mARN
cụ thể : 5


… XAUG
*
AAGAAUXUUGX … 3

Hãy viết trình tự các a.a được tổng hợp từ gen bị đột biến trên . ( Bài 5 – SGK – trang 65 )
GV : Trần Minh Quýnh - Cam Lộ- DĐ: 0985398715 Trang : 1
Bài tập Sinh 9 - Tháng 11 - 2008
9)Cho cà chua thân cao, quả đỏ lai với cà chua thân thấp quả vàng; F1 thu được hoàn toàn thân cao, quả
đỏ. Cho F1 giao phấn thu được F2 : 718 cao, đỏ ; 241 cao, vàng ; 236 thấp đỏ ; 80 thấp vàng. Biết mỗi gen xác
định 1 tính trạng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 .
Gợi ý : xét từng cặp tính trạng : Cao / thấp = ( 718 + 241 ) / ( 236 + 80 : = 3 / 1
Tính trạng : đỏ / vàng = 3 / 1 == > tính trạng …. trội ; tính trạng …. lặn .
Sau đó tiến hành lai kiểm chứng.
10) Trong 1 thí nghiệm người ta cho cây hoa đỏ lai với một cây hoa trắng và thu được F1 hoàn toàn hoa đỏ. Cho
các cây F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình là 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ .
Hãy giải thích kết quả lai và viết sơ đồ lai từ thế hệ P tới F1 và F2.
11) Gen có chiều dài 5100 Ă. Trong đó số Nu G = 22 % số Nu của gen. Gen nhân đôi liên tiếp 3 đợt tạo ra các
gen con. Hãy tính :
A. Số lượng Nu mỗi loại môi trường cần cung cấp.
B. Số Nu mỗi loại trong các gen con mà 2 mạch đơn tạo ra có nguyên liệu hoàn toàn mới.
C. Số liên kết hoá trị được hình thành giữa các Nu để cấu trúc nên các mạch đơn của các gen con.
D. Số liên kết Hiđrô giữa các cặp bazơ nitric bị phá huỷ sau các đợt nhân đôi của gen này.
12) Bộ NST của một loài kí hiệu như sau : A đồng dạng với a ; B đồng dạng với b ; C đồng dạng với c ( Mỗi
chữ cái ứng với 1 NST đơn ) . Hãy viết kí hiệu bộ NST của loài này ở các kì :
A. Của phân bào nguyên phân ( gồm 5 kì ) ( Nâng cao )
B. Của phân bào giảm phân ( 8 kì ) . Giă sử không có hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến.
13) Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8) có khoảng 2,83 . 10
8
cặp Nu. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi

giấm vào kì giữa khoảng 2 Micromet ( µm ) , thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài
kéo thẳng của ADN ( Nâng cao )
14) Biết bộ ba trên mARN mã hoá các a.a tương ứng là: Met = AUG ; Val = GUU ; Ala = GXX ; Phe = UUU
Lơ =UUG ; Liz = AAA ; Kết thúc = UAG.
A. Hãy xác định trình tự các cặp Nu trên gen đã tổng hợp đoạn poli peptit có trật tự là:
Met – Alanin – Lizin – Valin - Lơxin - Kết thúc. Đoạn này có mấy liên kết hoá trị ?
B. Nếu xảy ra đột biến gen làm mất 3 cặp nu số 7 ; 8 ; 9 trong gen thì sẽ có ảnh hưởng thế nào đến mARN và
đoạn Poli peptit tương ứng ?
C. Nếu cặp Nu số 10 bị chuyển thành cặp A – T , thì hậu quả sẽ ra sao ? ( Nâng cao )
15) Ở 1 loài , khi TB sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 đợt, đã tạo ra số TB con tất cả là 144 . Tính :
A. Bộ NST lưỡng bội của loài này ? Khi nguyên phân NST có bị đột biến không ? Loại ĐB gì ?
B. Có bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST ? ( Nâng cao )
16) Có 2 nhiễm sắc thể cấu trúc như sau : A B C D E
.
F G H ; M N O P Q
.
R
A. Hãy cho biết tên và giải thích các đột biến cấu trúc NST tạo ra các NST có cấu trúc và trình tự gen tương ứng
với 6 trường hợp sau :
1. A B C F . E D G H
2. A B C B C D E . F G H
3. A B C E . F G H
4. A D E . F B C G H
5. M N O A B C D E . F G H P Q . R
6. A D C B E . F G H
( Vị trí dấu chấm là tâm động của NST )
GV : Trần Minh Quýnh - Cam Lộ- DĐ: 0985398715 Trang : 2
Bài tập Sinh 9 - Tháng 11 - 2008
TRẮC NGHIỆM NÂNG CAO
Câu 1 : Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là :

A. Tháo xoắn phân tử ADN.
B. Bẻ gãy các phân tử hiđro giữa 2 mạch của ADN.
C. Lắp ráp các Nu tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mỗi mạch khuôn của ADN.
D. Cả : A ; B và C
Câu 2 : Sự nhân đôi của AND ở sinh vật nhân thực có sự phân biệt với nhân đôi ADN ở E. coli về :
1- Chiều tổng hợp ; 2- Các enzim tham gia. 3- thành phần tham gia.
4- Số lượng các đơn vị nhân đôi. 5- nguyên tắc nhân đôi

A. 1 và 2 B. 2 và 3. C. 2 và 4. D. 3 và 5
Câu 3 : Mã di truyền mang tính thoái hoá nghĩa là :
A. Một bộ ba mã hoá 1 axit amin. B. Một axit amin có thể được mã hoá bởi 2 hay nhiều bộ ba.
C. Có một số bộ ba không mã hoá axit amin. D. Có 1 bộ ba mở đầu.
Câu 4 : Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều :
A. Bắt đầu bằng axit amin Met. B. Bắt đầu bằng axit amin fooc min - Met
C. Có Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim D. Cả A và C
Câu 5 : Trong cơ chế điều hoà hoạt động của nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là :
A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN polimeraza. B. Mang thông tin qui định prôtêin ức chế.
C. Mang thông tin qui định enzim ARN polimeraza. D. Nơi liên kết với Prôtêin điều hoà.
Câu 6 : Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã :
A. mARN B. ADN. C. tARN D. Ribôxôm
Câu 7 : Thành phần cấu tạo của 1 Ôpêrôn Lac.
A. Một vùng vận hành ( O ) và 1 nhóm gen cấu trúc.
B. Một vùng khởi động ( P ) và 1 nhóm gen cấu trúc.
C. Một vùng khởi động ( P ) ; một vùng vận hành ( O ) và 1 nhóm gen cấu trúc.
D. Một vùng khởi động ( P ) ; một vùng vận hành ( O ) ; 1 nhóm gen cấu trúc và gen điều hoà ( R ).
Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến điểm :
A. Trong các loại đột biến điểm thì đột biến thay thế 1 cặp Nu là ít gây hại nhất.
B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
C. Trong bất cứ trường hợp nàothì tuyệt đại đa số đột biến điểm đều có hại.
D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.

Câu 9 : Đột biến gen là :
A. Sự biến đổi tạo ra các alen mới. B. Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
C. Sự biến đổi một hay 1 số cặp Nu trong gen. D. Sự biến đổi một cặp Nu trong gen.
Câu 10 : Đột biến gen gồm các dạng :
A. Mất , thêm , đảo 1 đoạn NST. B. Mất , thêm , thay 1 đoạn NST.
C. Mất , thêm , thay 1 hay 1 số cặp Nu. D. Mất, thêm, đảo 1 hay 1 số cặp Nu.
Câu 11 : Đột biến Nhiễm sắc thể gồm 2 dạng chính là :
A. Đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST. B. Đột biến NST và đột biến gen.
C. Đột biến và thường biến D. Thể lệch bội và thể đa bội
GV : Trần Minh Quýnh - Cam Lộ- DĐ: 0985398715 Trang : 3
Bài tập Sinh 9 - Tháng 11 - 2008
Câu 12 : Đoạn OKAZAKI là :
A. Đoạn ADN được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
B. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi.
C. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
D. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn , ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
Câu 13 : Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong cơ chế:
A. Nhân đôi. B. Điều hoà hoạt động của gen.
C. Phiên mã. D. Dịch mã.
Câu 14 : Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là :
A. A – A + G = T + X. B. Một bazơ lớn (A, G ) bù 1 bazơ bé (T, X )
C. A + G / T + X = 1 D. A liên kết với T ; G liên kết với X.
Câu 15 : Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng trình tự Nu của đoạn ADN :
A. 5’ …A T G X A T …3’ B. 3’… A G A A X T …5’
3’ …A U X G T A …5 3’… A X T T G A …5’
C. 5’… A G G A X X T …3’ D. 5’… A G X T A G …3’ E. 5’… A G G T X A… 3’
5’… T X X T G G A …3’ 3’ …T X G A T X … 5’ 3’… T X G A G T …5’


Câu 16 :Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, dạng đột biến nào loài đột biến gen:

1. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) 2. Mất cặp nuclêôtit
3. Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân 4. Thay cặp nuclêôtit
5. Đảo đoạn NST 6. Thêm cặp nuclêôtit 7. Mất đoạn NST
A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 2, 4, 6 C. 2, 3, 4, 6
D. 1, 5, 6 E. 2, 4
Câu 17 : Đột biến nhiễm sắc thể (NST) gồm các dạng:
A. Đa bội và dị bội B. Thêm đoạn và đảo đoạn
C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ D. Đột biến số lượng và cấu trúc NST
E. Đa bộ chẵn và đa bội lẻ
Câu 18 : Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do:
A. Đứt gãy NST B. Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
C. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường D. Rối loại phân li NST trong phân bào
E. Tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường
Câu 19 Tác nhân gây ra đột biến:
A. Các tác nhân vật lí như tia X, tia cực tím... B. Các tác nhân hoá học như cônxixin, nicôtin...
C. Các rối loạn sinh lí, sinh hoá nội bào D. A và B đúng
E. A, B và C đều đúng
Câu 20 : Liên kết peptit là :
A. Liên kết giữa các Nu trên cùng 1 mạch của ADN và ARN.
B. Liên kết giữa axit amin này với axit amin kế bên.
C. Nu của mạch đơn này với Nu của mạch đơn kia trong ADN.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21 : NST giới tính là loại NST :
A. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm 2 chiếc giống hệt nhau trong tế boà sinh dưỡng.
B. Luôn giống nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.
C. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở tất cả các cá thể đực.
D. Chỉ có 1 cặp trong TB sinh dưỡng và khác nhau giữa các thể đực và cái trong mỗi loài.
GV : Trần Minh Quýnh - Cam Lộ- DĐ: 0985398715 Trang : 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×