Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

“Định hướng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 99 trang )

GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này và có kiến thức như ngày hôm nay, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Địa Lý QLTN, Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như kinh
nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Lương Thị Thành Vinh - giảng viên
khoa Địa Lý - QLTN, KS. Hà Văn Quế đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện
ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy
vô cùng quý báu cho bài báo cáo của em.
Trân trọng cảm ơn cán bộ phòng Kĩ thuật công ty cổ phần công viên
cây xanh thành phố Vinh đã cung cấp tài liệu cho em hoàn thành đề tài
nghiên cứu của mình.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên
nhân khách quan khác, bài báo cáo này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của
bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH: Lê Thị Hoa

1

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCN:


Trước công nguyên

TP:

Thành phố

CP:

Cổ phần

P:

Phường

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

VHTT:

Văn hóa thể thao

ODA:

Official Development Assistance


SVTH: Lê Thị Hoa

2

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

MỤC LỤC
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng......................................................................................................
Bảng 3.5. Tổng hợp quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính tại TP Vinh, Nghệ
An....................................................................................................................................

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.5. Tổng hợp quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính tại TP Vinh, Nghệ
An....................................................................................................................................

SVTH: Lê Thị Hoa

3

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh
DANH MỤC HÌNH
Bảng 3.5. Tổng hợp quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính tại TP Vinh, Nghệ
An....................................................................................................................................


SVTH: Lê Thị Hoa

4

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng
đã kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trở thành vấn đề vừa mang
tính toàn cầu vừa có tính riêng của từng quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện
địa lý tự nhiên và kinh tế phát triển, mỗi khu vực có hướng đi riêng nhưng
đều nhằm mục đích bảo vệ "ngôi nhà chung". Bảo vệ môi trường vừa là mục
tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững được
thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và từng địa phương. Có quy hoạch môi trường mới
quản lý tốt môi trường, mới thực hiện được chiến lược phát triển bền vững.
Như vậy có thể nói quy hoạch môi trường là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho
công tác quản lý, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm. Quy hoạch cây
xanh đô thị là quy hoạch một thành phần của môi trường, từng thành phần
của môi trường được quy hoạch hợp lý sẽ mang lại một bản quy hoạch môi
trường thích hợp. Quy hoạch phát triển cây xanh, một trong các nội dung
của quy hoạch và quản lý môi trường đô thị sẽ góp phần vào việc phòng
ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống,
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai. Cây
xanh là tài sản vô giá trong lòng đô thị, là lá phổi của đô thị, cũng như là
điểm hấp dẫn của đô thị, có tác dụng bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô

thị, nâng cao chất lượng môi trường sống, chất lượng bóng mát, góp phần
khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường do con người và thiên nhiên
tạo ra.
Thành phố Vinh là đô thị loại I ngày càng phát triển về mọi mặt đem
lại lợi ích cho người dân, xứng đáng với thành phố “Sáng - Xanh - Sạch Đẹp”. Quy hoạch cây xanh đô thị cho thành phố Vinh là việc hết sức quan
trọng và cần thiết. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan ban ngành,
SVTH: Lê Thị Hoa

1

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

cộng đồng dân cư và cơ quan chuyên trách về mảng xanh đô thị cần phải
quan tâm và tham gia một cách tích cực vào công tác lập quy hoạch và hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ
che phủ của cây xanh đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố… đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, yêu cầu của sự phát triển đô thị hiện nay.
Với những thực tiễn và ý nghĩa trên, tôi đã chọn đề tài: “Định hướng quy
hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030,
tầm nhìn 2050” để nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục đích
Dựa vào đánh giá tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về quy
hoạch cây xanh đô thị và phân tích hiện trạng cây xanh đô thị của thành phố
Vinh để định hướng quy hoạch không gian đô thị xanh cho thành phố Vinh
đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về quy hoạch cây xanh đô thị.
- Thực trạng phát triển cây xanh đô thị Thành phố Vinh giai đoạn 2010 - 2015.
- Định hướng quy hoạch cây xanh đô thị thành phố Vinh đến năm
2030, tầm nhìn 2050.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu và không gian nghiên cứu: Định
hướng tổ chức không gian xanh cho thành phố Vinh theo quy hoạch đô thị
Vinh đến năm 2030 (Phạm vi ranh giới hành chính mở rộng theo Quyết định
52/QĐ -TTg Ngày 14/1/2015, Thủ tướng Chính phủ). Trong đó, mô hình
hóa một số tuyến, điểm đặc thù trên địa bàn thành phố.
- Giới hạn về thời gian: Đề tài sử dụng chuỗi số liệu hiện trạng từ
2010 đến 2015, và số liệu dự báo cho năm 2030, tầm nhìn 2050.
3. Quan điểm nghiên cứu
3.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ

SVTH: Lê Thị Hoa

2

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

Đây là quan điểm chủ đạo được vận dụng trong đánh giá môi
trường sinh thái. Khi xem xét các đối tượng phải đặt chúng trong mối
quan hệ biện chứng giữa các thành phần, thể hiện mỗi quan hệ giữa tự
nhiên - kinh tế - xã hội. Quan điểm này không những được thể hiện
qua nội dung mà còn cụ thể hóa phương pháp nghiên cứu. Vì vậy khi
nghiên cứu về hệ thống quản lý cây xanh đô thị cần phải xem xét đầy đủ các

nhân tố trên. Mặt khác càng phải thấy rằng vai trò của cây xanh đối với con
người và tác động của các khí thải từ xe cộ, các nhà máy, tiếng ồn trong
thành phố và cả mức độ thực thi các biện pháp quản lý từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm quản lý cây xanh một cách hiệu quả và bền vững.
3.2. Quan điểm hệ thống
Trong tự nhiên, các thành phần đều có mối quan hệ biện chứng với
nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh. Tiếp cận hệ thống theo quan
điểm cấu trúc là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ trong một hệ thống.
Các nhân tố cấu thành trong một hệ thống luôn có mối quan hệ qua lại với
nhau và với các hệ thống bên cạnh, tạo thành hệ thống tự nhiên - xã hội lớn
hơn, các yếu tố như: Dân cư, kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan đô thị
luôn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về chất lượng sản phẩm và lượng khí
phát sinh ngày càng cao và đa dạng dẫn đến môi trường ngày càng ô nhiễm.
Cây xanh đô thị là một hợp phần không thể thiếu trong việc kiến tạo nên cảnh
quan đô thị cũng như là nhân tố cân bằng và tạo sự hài hòa với môi trường tự
nhiên và môi trường kinh tế, xã hội của đô thị. Mặt khác, việc trồng, chăm sóc
và quản lý cây xanh đô thị lại chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội khác. Chính vì lý do đó mà trong quá trình nghiên cứu chúng ta
không thể tách rời quan điểm hệ thống.
3.3. Quan điểm phát triển bền vững
Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển kinh tế bền vững
phải đảm bảo 3 mục tiêu: Bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế và ổn định,
công bằng xã hội. Quan điểm phát triển bền vững hướng tới sự hài hòa mối
SVTH: Lê Thị Hoa

3

Lớp: 53K1 - QLTN



GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự
nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình quy hoạch cây xanh đô thị.
3.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Khi xem xét sự vật phải nghiên cứu nó trong điều kiện thời gian và
không gian nhất định. Phải nghiên cứu quá trình vận động của nó trong quá
khứ hiện tại và dự kiến tương lai. Đối với cây xanh đô thị thì phải trồng một
cách có nguyên tắc để trong tương lai không bị gãy đổ hay rễ đâm lên phía trên
mặt đường.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
Thực hiện thu thập thông tin, số lượng cây xanh trên các tuyến đường
nghiên cứu, xác định loài, thông số chiều dài, rộng của các tuyến đường.
Xem xét đặc điểm thân, lá, rễ, hoa, quả của một số loài cây nghiên cứu.
Điều tra, thu thập thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao
thông, quy hoạch đô thị để hiểu rõ về diện tích đất để trồng cây xanh.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành đi khảo sát, kiểm đếm số lượng cây xanh đô thị trên từng
tuyến đường của thành phố nhằm bổ sung số liệu hoặc kiểm tra lại những số
liệu mà trong quá trình tổng hợp còn thiếu hoặc chưa hợp lí.
Khảo sát vùng nghiên cứu để xác định các tuyến, vùng, điểm cần quy
hoạch trồng cây xanh và đánh giá hiện trạng địa bàn quy hoạch.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.
Trên cơ sở số liệu thu thập được, cùng với các số liệu khảo sát thực tế
tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lý nguồn số liệu, sau đó chọn lọc các số
liệu cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.
4.4. Phương pháp chuyên gia.

Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia về môi trường, cây xanh đô thị phù
hợp và đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh đô thị.
4.5. Phương pháp bản đồ, GIS
SVTH: Lê Thị Hoa

4

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

Sử dụng công nghệ ứng dụng Gis trong quản lý dữ liệu, lưu trữ các
thông tin về cây xanh trên các tuyến đường trong thành phố. Đồng thời,
phương pháp GIS được sử dụng để xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch
không gian đô thị xanh cho thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
4.6. Phương pháp dự báo
Dựa vào các phương pháp dự báo dân số, dự báo về sự mở rộng diện
tích của quy hoạch đô thị Vinh đến 2030, tầm nhìn 2050 để dự báo và lượng
hóa được diện tích, mật độ và số lượng cây xanh sẽ được bố trí trong không
gian đô thị Vinh một cách hợp lý và hiệu quả.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quy hoạch cây xanh đô thị.
Chương 2: Thực trạng phát triển cây xanh đô thị thành phố Vinh giai
đoạn 2010 - 2015
Chương 3: Định hướng quy hoạch cây xanh đô thị thành phố Vinh đến
năm 2030, tầm nhìn 2050.


SVTH: Lê Thị Hoa

5

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về cây xanh đô thị
1.1.1.1. Khái niệm về cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn
chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng
trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên,
thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong
công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực
công cộng khác trong đô thị.[1]
Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong
khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín
ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá
nhân quản lý và sử dụng.[1]
Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm
hoặc phục vụ nghiên cứu.
1.1.1.2. Vai trò của cây xanh với không gian đô thị
- Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Cây xanh với quá trình quang hợp đã hấp thu một lượng lớn khí CO 2,

giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm gia tăng
lượng khí O2 cho khí quyển.
Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự
hấp thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO2,
chì, các monoxít carbon, oxít azot…, các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn
ngăn cản di chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa hơn.

SVTH: Lê Thị Hoa

6

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

- Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí
Các vườn cây, rừng cây, rặng cây, bồn hoa, bãi cỏ trong đô thị góp
phần tạo nên không khí mát mẻ trong lành cho nhân dân nghỉ ngơi, tránh tạo
nên những khu vực ẩm thấp, mất vệ sinh. Tán cây làm giảm bức xạ mặt trời
chỉ còn 5 - 40%. Nhất là che chắn bức xạ nhiệt trên các nền bê tông, tường
bê tông. Cây xanh làm tăng sự lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát
dưới tán cây và bên ngoài, tạo thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ các
hàng cây trồng dọc ven đường.
Những khoảng không gian xanh có tác dụng tích cực đối với vấn đề
làm giảm hiệu ứng “nhà kính” cho môi trường.
- Cây xanh cản bớt tiềng ồn
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác
hại của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác
dụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó

làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng
ồn 5 - 6 lần so với đường không có cây. Theo nghiên cứu của Bộ Năng
lượng Hoa Kỳ, nếu trồng đai rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm
50% tiếng ồn.
- Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên không chỉ tạo nên bầu
không khí mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi
để thưởng thức, nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi
miền đất nước và của thế giới. Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được
các nghệ nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của
thiên nhiên.
- Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị
+ Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão
Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt những rừng cây phòng hộ, rừng
cây cảnh quan du lịch nằm ở xung quanh các đô thị góp phần quan trọng,
cản trở tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên.
SVTH: Lê Thị Hoa

7

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

+ Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất
và các công trình kiến trúc khác.
- Quản trị nước thải
Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải, có nhiều giải pháp
xử lý đã được áp dụng và một trong những giải pháp đó là thiết lập hệ thống

thải tưới đất. Hệ thống thải tưới đất làm giảm ô nhiễm các dòng sông, bảo tồn
và duy trì chu kỳ nước, cho phép dưỡng chất được luân chuyển và tái sử dụng.
Theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, Mỹ, hệ thống lọc sinh học
phù hợp nhất cho các thành phố nhỏ và vùng ngoại ô vì có sẵn đất
trống.Trong nghiên cứu các nhà khoa học ở đây thấy rằng với tốc độ lắng
5.08 cm mỗi tuần, chỉ cần 52 ha đất để thoát 4,5 triệu lít nước thải ra mỗi
ngày, chỉ yêu cầu 522 ha đất cho hệ thống lọc sinh học.
- Giảm sự chói sáng và phản chiếu
Cây cối có thể ngăn hay lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày đêm. Các cây
có thể được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có thể có
tác dụng bảo vệ suốt thời kỳ tăng trưởng của chúng. Cây xanh còn có thể được
dùng ở xa lộ để kiểm soát ánh sáng buổi sáng và ánh sáng buổi xế chiều.
- Kiểm soát giao thông
Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố mà còn định hướng mọi
người đi theo đường đã định. Nhiều vật liệu khác cũng có thể dùng làm rào
dậu như: Dây thép gai, hàng rào xây bằng bê tông, dây xích sắt… nhưng
chúng hủy hoại tự nhiên của cảnh quan đường phố.
- Tạo mĩ quan đô thị
Mỗi loài cây có những đặc trưng về hình dạng và màu sắc, kết cấu và
kích thước riêng. Do đó, cây xanh trong đô thị sẽ góp phần tạo nên những
kiến trúc riêng của cảnh quan đô thị. Các loại cây đường phố có thể dùng để
làm rào chắn, khoanh ranh giới, nối kết, mở rộng, thu nhỏ (tầm nhìn) hoặc
trang trí ngoại thất.
- Các công dụng khác

SVTH: Lê Thị Hoa

8

Lớp: 53K1 - QLTN



GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

Ngoài các công dụng chính đã nói ở trên, cây xanh còn có nhiều công
dụng khác nữa:
+ Cây xanh ở đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ, thay thế
sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như: Sao, dầu…
+ Cây xanh đô thị có thể tạo bóng mát làm chỗ vui chơi và nghỉ ngơi
cho trẻ em và người lớn.
+ Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng
niệm. Ví dụ lấy làm tên các địa danh như cây Gáo, cây Da Xà, Hàng Xanh…
+ Cây hoa kiểng trên các ban công, sân thượng bổ sung môi trường
thiên nhiên cho cảnh quan nội thị, vốn nhiều bê tông cốt thép.
+ Cây xanh trồng ở một nơi khác có thể là một vật gợi nhớ những kỉ
niệm quê hương hay một nơi thân thương đã trải qua trong đời khi nhìn sự hiện
diện của chúng hay ngửi những hương thơm, mùi, vị mà cây xanh có được.
1.1.2. Tổng quan về quy hoạch cây xanh đô thị
1.1.2.1. Khái niệm
Quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào
một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở
để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được
thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.[2]
Quy hoạch cây xanh đô thị là một bộ phận của quy hoạch đô thị. Do
đó, quy hoạch cây xanh đô thị có thể hiểu là việc tổ chức không gian hệ
thống cây xanh một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo
lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể

hiện thông qua đồ án quy hoạch cây xanh đô thị.
1.1.2.2. Vai trò của quy hoạch cây xanh đô thị
- Đảm bảo sự hài hòa về cảnh quan đô thị

SVTH: Lê Thị Hoa

9

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

- Quy hoạch cây xanh góp phần cải thiện môi trường, phục vụ các
hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao và mỹ quan đô thị.
- Quy hoạch cây xanh có tác dụng trang trí, phân cách, chống bụi,
chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí hậu, vệ
sinh môi trường, chống nóng, không gây độc hại, nguy hiểm cho khách bộ
hành, an toàn cho giao thông và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng
đô thị (đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường)
1.1.2.3. Nguyên tắc quy hoạch cây xanh đô thị.
- Quy hoạch cây xanh đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô
thị được duyệt, góp phần cải thiện môi trường, phục vụ các hoạt động vui
chơi, giải trí, văn hoá, thể thao và mỹ quan đô thị.
- Quy hoạch cây xanh đô thị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí
hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không
gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền
thống tập quán cộng đồng của đô thị.
- Quy hoạch cây xanh đô thị phải tận dụng, khai thác, lựa chọn đất đai
thích hợp, phải kết hợp hài hoà với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ

chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú: Tuyến, điểm, diện.
- Quy hoạch cây xanh đô thị phải thiết kế hợp lí để có được tác dụng
trang trí, phân cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan
đường phố, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng, không gây
độc hại, nguy hiểm cho khách bộ hành, an toàn cho giao thông và không ảnh
hưởng tới các công trình hạ tầng đô thị (đường dây, đường ống, kết cấu vỉa
hè mặt đường). [3]
- Khi cải tạo xây dựng đô thị cũ và thiết kế quy hoạch đô thị mới cũng
như quy hoạch xây dựng các điểm dân cư cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng
hợp lí nhất các khu cây xanh hiện có kể cả các cây trồng cổ thụ có giá trị.
- Trong các công viên, vườn hoa tuỳ tính chất, quy mô mà bố trí thích
hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: Thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng và
các công trình phục vụ khác.
SVTH: Lê Thị Hoa

10

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

1.1.2.4. Nội dung của quy hoạch cây xanh đô thị
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của đô thị, đánh giá
hiệu quả của quy hoạch cây xanh đô thị kì trước và nghiên cứu quy hoạch đô
thị đã được phê duyệt.
- Xây dựng phương án quy hoạch cây xanh đô thị dựa trên quan điểm
phát triển chung của đô thị cũng như quan điểm phát triển cây xanh đô thị cho
tương lai.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho công tác triển khai

phương án quy hoạch cây xanh đô thị.
Sản phẩm cụ thể là báo cáo thuyết minh, bản đồ quy hoạch cây xanh
đô thị và hệ thống bảng biểu.
1.1.2.5. Nhiệm vụ lập quy hoạch cây xanh đô thị
- Xác định phạm vi, ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch.
- Xác định các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật.
- Các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan,
kết nối hạ tầng kỹ thuật và lựa chọn loại cây trồng phù hợp. [1]
1.1.2.6. Các bước lập quy hoạch
Bước 1: Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn  Chọn nội dung quy hoạch.
Bước 2: Điều tra thu thập thông tin, tài liệu, ý kiến  Cơ sở khoa học
của thực hiện quy hoạch.
Bước 3: Tổng hợp, phân tích, xử lý  Xây dựng phương án quy hoạch.
Bước 4: Khảo sát thực địa đánh giá địa bàn, chọn điểm, vùng và vạch
tuyến quy hoạch  Chọn phương án quy hoạch.
Bước 5: Xử lý dữ liệu không gian và số liệu thuộc tính  Xây dựng
bản đồ quy hoạch.
Bước 6: Sản phẩm, đánh giá sản phẩm  Đưa ra những cái làm được
và khó khăn.
1.1.2.7. Chỉ tiêu để định hướng lập quy hoạch cây xanh đô thị cho
thành phố Vinh

SVTH: Lê Thị Hoa

11

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh


Trong điều kiện phát triển của thành phố Vinh và dưới góc độ nghiên
cứu của đề tài, các tiêu chí được lựa chọn để đưa vào đinh hướng quy hoạch
cây xanh đô thị bao gồm:
- Chỉ tiêu về diện tích cây xanh, số lượng cây xanh
Bảng 1.1. Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng [3]
Tiêu chuẩn
đất cây xanh
Loại đô thị
sử dụng công
cộng (m2/ng)
Đặc biệt
12 - 15
I và II
10 - 12
III và IV
9 - 11
V
8 - 10

Tiêu chuẩn
đất cây xanh
công viên
(m2/ng)
7-9
6 - 7,5
5-7
4-6

Tiêu chuẩn đất Tiêu chuẩn đất

cây xanh vườn cây xanh đường
hoa (m2/ng)
phố (m2/ng)
3 - 3,6
2,5 - 2,8
2 - 2,2
1,6 - 1,8

1,7 - 2,0
1,9 - 2,2
2,0 - 2,3
2,0 - 2,5

- Chỉ tiêu đầu tư cho cây xanh đô thị
Đối với cây xanh đô thị thì việc đầu tư là rất quan trọng, việc đầu tư
về vườn ươm, chăm sóc cây xanh, cắt tỉa cành cần rất nhiều nguồn vốn, để
phát triển công viên, cây xanh đô thị ngoài nguồn vốn ngân sách, cần huy
động nguồn lực trong nhân dân và các thành phần kinh tế khác trong và
ngoài nước.
Để làm được điều đó, phải có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích
thu hút vốn đầu tư; công khai quy hoạch và danh sách các danh mục kêu gọi
đầu tư; xúc tiến đầu tư có hiệu quả; lồng ghép dự án công viên, cây xanh đô
thị với dự án sinh lời khác để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia
đầu tư.
Tăng cường công tác quản lý cây xanh đô thị trên các mặt trồng, duy
trì và bảo vệ cây xanh cũng là điều cần thiết. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh công cộng cần phải quy định cụ thể về việc cấp phép và thẩm quyền
cấp phép; phân công rõ chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà
nước mà trong đó chính quyền đô thị các cấp có trách nhiệm và vai trò quan
trọng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển công viên, cây xanh đô thị trên

địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.
SVTH: Lê Thị Hoa

12

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

- Chỉ tiêu về tỷ lệ cây xanh/dân đô thị
Trong tiêu chuẩn đô thị xanh, mỗi người phải có 10m 2 cây xanh để
hấp thu lượng khí do họ thải ra và tiêu chuẩn về diện tích đất cây xanh công
cộng là 10 - 12m2/người.[3] Như vậy, chỉ tiêu về tỷ lệ cây xanh/dân đô thị sẽ
là 1 cây xanh/người
- Chỉ tiêu về vườn ươm
Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không
bị úng nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt
nhất đối với vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời. [10]
Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu
sinh thái của các chủng loại cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất
thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.
Có nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm bảo
yêu cầu về chất lượng. Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chất
thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép.
1.1.2.8. Tiêu chuẩn lựa chọn loại cây xanh đô thị cho thành phố Vinh
- Tiêu chuẩn chung về lựa chọn cây xanh cho đô thị
Đối với thành phố Vinh - Nghệ An, khi chọn loài cây xanh đô thị,
ngoài tiêu chí phải phù hợp với kiến trúc đô thị và cảnh quan chung, cần
phải quan tâm đến các tiêu chí cho từng loại hình cây xanh trong đô thị.

Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh qua
các chỉ tiêu bằng phương pháp cho điểm. Điểm cho các chỉ tiêu dựa vào khả
năng bảo vệ môi trường và tính thẩm mỹ.
- Tiêu chuẩn chống bụi, chống ồn:
+ Thường xanh: Cho 4 điểm
+ Tán kín, dày: Cho 2 điểm
+ Lá to, dày, nhám: Cho 2 điểm
+ Khả năng tái sinh chồi mạnh: Cho 2 điểm
- Tiêu chuẩn hình dáng:
+ Thân thẳng đẹp: Cho 3 điểm
SVTH: Lê Thị Hoa

13

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

+ Tán có hình khối đẹp: Cho 4 điểm
+ Thân không có bạnh vè và không có rễ nổi: Cho 3 điểm
- Tiêu chuẩn hương sắc hoa:
+ Có hương, có sắc: Cho 3 điểm
+ Có hương, không sắc: Cho 2 điểm
+ Không hương, có sắc: Cho 2 điểm
+ Không hương, không sắc: Cho 1 điểm
- Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại:
+ Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm, độc hại: Cho 3 điểm
+ Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại vừa phải: Cho 2 điểm
+ Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại nhiều: Cho 1 điểm

- Tiêu chuẩn khả năng thích ứng:
+ Sinh trưởng tốt: Cho 2 điểm
+ Chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của đô thị: Cho 2 điểm
+ Tuổi thọ dài: Cho 2 điểm
+ Chịu cắt tỉa: Cho 2 điểm
+ Không sâu bệnh: Cho 2 điểm
- Tiêu chuẩn chống chịu gió bão:
+ Thân cành dẻo dai, khó đổ gẫy: Cho 4 điểm
+ Tán nhỏ nhẹ: Cho 3 điểm
+ Rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ: Cho 3 điểm
Trên đây là những thang điểm tối đa, còn loài nào vi phạm một trong
các tiêu chuẩn thì phụ thuộc vào mức độ mà giảm dần điểm: Ví dụ trong tiêu
chuẩn hình dáng: Thân thẳng đẹp tròn thì cho 3 điểm; thân không được
thẳng lắm 2 điểm; thân cong xù xì thì cho 1 điểm.
- Tiêu chuẩn riêng về lựa chọn cây xanh đô thị cho thành phố Vinh
+ Tiêu chuẩn chọn cây xanh quy hoạch dạng tuyến:
Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí,
phân cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố,
cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng, không gây độc hại, nguy
SVTH: Lê Thị Hoa

14

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

hiểm cho khách bộ hành, an toàn cho giao thông và không ảnh hưởng tới các
công trình hạ tầng đô thị (đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường).

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố[3]
Loại đô thị

Tiêu chuẩn

Quy mô dân số (người)

(m2/ng)
Đặc biệt
Trên hoặc bằng 1.500.000
1,7 - 2,0
I và II
Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 1.500.000
1,9 - 2,2
III và IV
Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 250.000
2,0 - 2,3
V
Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000
2,0 - 2,5
Chú thích: Diện tích đất cây xanh đường phố được tính bằng 10% diện
tích đường đô thị.
+ Các tuyến đường dọc theo hướng Bắc - Nam: Trồng những cây có

dáng cao, tán hình tháp dài để che ánh nắng theo hướng xiên ngang cho mặt
tiền nhà phía Tây.
+ Các tuyến đường ngang theo hướng Đông - Tây: Trồng những loại
cây có tán xoè rộng để che nắng theo hướng từ trên xuống.
+ Các tuyến đường lớn có vỉa hè rộng trên 5m chỉ được trồng các loại
cây khi trưởng thành có độ cao tối đa khoảng 15m.

+ Các tuyến đường hẹp có vỉa hè rộng từ 3 - 5m chỉ được trồng các
loại cây khi trưởng thành có độ cao tối đa khoảng 12m.
+ Tuỳ theo chủng loại khoảng cách các cây trồng trên đường phố có
thể từ 7m đến 10m.
+ Cây trồng phải cách trụ điện 2m, cách miệng hố ga 2m, cách giao lộ
5m, cách các mạng đường ống ngầm từ 1m đến 2m. [3]
+ Các tuyến đường có lưới điện cao thế chạy dọc trên vỉa hè có diện
tích hẹp, có công trình ngầm chỉ được trồng các loại cây cao không quá 4m
hoặc trồng hoa, trồng kiểng, trồng cây dây leo đẹp.
+ Các tuyến đường có chiều dài trên 2km có thể trồng từ 1 đến 3 loại
cây khác nhau.
Nhìn chung, những loài cây trồng đồng nhất thì chỉ nên tập trung vào
3 - 5 loài thì mới tạo ra được bản sắc rõ rệt, còn những đường cho trồng tự
do thì càng đa dạng càng tốt.
SVTH: Lê Thị Hoa

15

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

Các tuyến phố ở TP. Vinh chia làm hai loại chính, loại dọc theo hướng
Bắc - Nam và loại ngang theo hướng Đông - Tây. Hai loại này có sự chiếu
nắng khác nhau.
+ Các tuyến ngang Đông - Tây sẽ bị chiếu sáng cả ngày, nhưng bản
thân các toà nhà thì gần như không bị nắng. Vì vậy, mục tiêu là phải che
bóng từ trên xuống cho các tuyến đường chứ không cần che cho các mặt tiền
nhà. Nhìn chung, cây trồng phải có dạng tán tròn rộng, tốt nhất là trồng ở

giữa đường, giải phân cách, nếu không có giải phân cách thì trồng hai bên
đường, gần như phải khép tán ở giữa đường. Các cây nên có hình thái tán tự
nhiên, thân không quá nặng, quá cao, vì đây là vùng nhiều gió, rất dễ đổ và
rơi gãy cành.
+ Các tuyến dọc theo hướng Bắc - Nam thì bản thân nhà hai bên sẽ
che bóng cho đường. Đối với những đường hẹp, độ che bóng hai bên có thể
coi như tạm đủ, có thể không cần trồng thêm cây xanh. Đối với những
đường rộng thì chủ yếu mặt tiền hướng về phía Tây của các nhà sẽ bị chiếu
nắng về buổi chiều. Có thể trồng những cây có dáng cao, tán hình dài để che
bóng cho mặt tiền nhà như: Sao đen, sấu...
Trong việc trồng cây đường phố lưu ý phải trồng thẳng hàng song
song theo lề đường, không có cây nào chệch ra khỏi hàng để đề phòng tai
nạn giao thông. Khoảng cách giữa các cây tùy theo loài cây, mặt đường…,
thường từ 8 - 10m.
Vỉa hè tối thiểu để có thể trồng cây xanh mà vẫn đảm bảo cho người
đi bộ là 4m. Khi đó, nên trồng các loại cây tầm trung như: Sake, lim xẹt để
có thể đảm bảo không gian cho người đi bộ.
- Trồng cây xanh trên dải phân cách
Với các dải phân cách có chiều rộng trên 3m nên trồng các loại cây
xanh cho bóng mát ở tầm cao, tầm thấp trồng các loại cây bụi, cây trang trí.
Với các cây tầm cao khống chế chiều cao phân tán ở 5m.

SVTH: Lê Thị Hoa

16

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh


Với các dải phân cách có chiều rộng nhỏ hơn 3m chỉ nên trồng các
loài cây bụi, cây trang trí. Đặc biệt với các tuyến đường theo hướng Bắc Nam có thể ưu tiên trồng các loài như: Hoàng Nam.
+ Tiêu chuẩn chọn cây xanh quy hoạch dạng điểm:
Cơ sở khoa học để bố trí loại cây xanh tại các khu chức năng: Căn cứ
theo TCVN 9257 : 2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các
đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế được Chính phủ quy định.
Các loài cho bóng mát nên được ưu tiên là: Sấu, Lim Xẹt, Xà cừ, Me
tây, Long não, Bồ đề...
Các loài hoa đẹp và mùi hương thơm nên được ưu tiên là: Ngọc lan,
Hoàng lan, Chuông vàng, Bò cạp nước, Phượng vĩ, Móng bò tím, Lộc vừng.
(Phụ lục 1)
Bảng 1.3 - Diện tích đất tối thiểu của các loại công viên
Phân loại

Quy mô (ha)

1. Công viên trung tâm đô thị

15

2. Công viên văn hóa nghỉ ngơi (đa chức năng)
3. Công viên khu vực (Quận, phường)
4. Công viên khu nhà ở
5. Vườn dạo
6. Vườn công cộng ở đô thị nhỏ
7. Công viên rừng thành phố

11 - 14
10

3
0,5
2
50

+ Tiêu chuẩn chọn cây xanh quy hoạch dạng vùng
Theo quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt, không gian đô
thị Vinh được phân thành 4 vùng:
+ Khu vực đô thị trung tâm và mở rộng về phía Tây thuộc huyện
Hưng Nguyên, có chức năng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn
hóa, đầu mối về thương mại, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, công nghiệp
sạch và công nghiệp công nghệ cao và các khu đô thị mới. Với khu vực này
thì nên trồng cây xanh tạo được bóng mát cho tuyến đường, cây trồng có
thân thẳng, tán đẹp, không cụt ngọn, cây không bị sâu bệnh về thân cây, về
SVTH: Lê Thị Hoa

17

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

lá, và đang trong đà phát triển tốt, đồng thời đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, an
toàn giao thông, vệ sinh môi trường; hạn chế làm ảnh hưởng đến các công
trình xung quanh.
+ Khu vực đô thị Cửa Lò hiện hữu và các xã thuộc khu kinh tế Đông
Nam, mở rộng về phía Tây thuộc huyện Nghi Lộc, có chức năng là đô thị du
lịch biển, đồng thời phát triển các khu đô thị mới có trọng tâm về các lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, thể dục, thể thao, du lịch nghỉ dưỡng. Vì vậy, khu

vực này nên thiết kế cây xanh một cách đơn giản hoá và tự nhiên nhất, chọn
các cây trồng tạo được bóng mát, thân không quá nặng, quá cao, vì đây là
vùng nhiều gió, rất dễ đổ và rơi gãy cành.
+ Khu đô thị Quán Hành - Khu kinh tế Đông Nam: Đây là khu trung
tâm công nghiệp và đầu mối vận tải hàng hóa, đồng thời phát triển các khu
đô thị mới. Vì thế, nên chọn các cây thân gỗ có tán lá rậm, giảm thiểu được
lượng bụi trong không khí, hấp thụ được khí độc, bụi bẩn, làm giảm tiếng ồn
và thanh lọc môi trường không khí và đáp ứng được yêu cầu xanh, sạch, đẹp,
an toàn.
+ Vùng đệm thuộc vùng nông thôn và vùng ven của các phân vùng
phát triển, đây là khu vực nông thôn - nông nghiệp, khu vực dự trữ phát triển
và hệ thống sông hồ, là không gian đệm giữa các khu vực đô thị. Vì thế, nên
chọn lựa các cây che bóng mát, tạo cảm giác trong lành và mang tính đặc thù
đối với khu vực nông thôn.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn quy hoạch vườn ươm
Căn cứ tính chất và quy mô, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, định
hướng phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng cần phải xác định quỹ đất
tối thiểu dành cho vườn ươm cây. Diện tích vườn ươm cây được tính theo
quy mô dân số đô thị như sau:
- Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 diện tích đất tối thiểu cho vườn
ươm cây khoảng 1m2/người.
- Đối với các đô thị còn lại, diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây
khoảng 0,5m2/người. [5]
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm [11]
Chỉ tiêu
SVTH: Lê Thị Hoa

Thích hợp

Chấp nhận được

18

Đối tượng áp
Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

1. Nguồn
nước tưới

Cách vườn < 20m, Cách vườn < 50m, đào
đủ tưới mùa khô
thêm giếng đủ tưới mùa
khô
2. Chất lượng Nước ngọt, độ PH Nước ngọt, độ PH 6,0 nước tưới
6,5- 7,0, hàm lượng 7,5, hàm lượng muối
muối NaCl < 0,2%
NaCl < 0,3%
3. Nguồn điện Cung cấp đủ, đều Nguồn điện yếu có thể
(điện áp đủ và ổn khắc phục bằng máy ổn
định)
áp tự động
4. Giao thông Cách trục
giao Cách trục giao thông <
thông < 50m, xe tải 100m, xe tải 2,5 tấn có
5,7 tấn có thể vào thể vào vườn, phải đầu tư
vườn, không phải ít để sửa đường
đầu tư xây dựng
đường

5. Độ thoát
Sau cơn mưa nước Sau cơn mưa nước úng
nước
tiêu thoát ngay
không quá 3 - 4 giờ trong
ngày
6. Độ dày
> 50cm
> 30cm
tầng đất mặt

Tất cả các loại
vườn ươm
Tất cả các loại
vườn ươm
Vườn ươm trung
bình, lớn, bán lâu
dài, lâu dài
Vườn ươm lớn,
trung bình, bán lâu
dài

Tất cả các loại
vườn ươm

Vườn giống lấy
hom
Khu luân canh
7. Thành phần
Thịt trung bình

Thịt nhẹ đến sét nhẹ
Vườn giống lấy
hom Khu luân
canh
8. Mầm mống
Không có mầm
Có mầm mống sâu bệnh Tất cả các loại
sâu bệnh hại
mống sâu bệnh hại. hại nhẹ. Phải xử lý đất vườn ươm
của đất
Không phải xử lý bằng biện pháp thông
đất
thường, ít tốn kém,
không ô nhiễm môi
trường
1.1.2.9. Đặc điểm sinh thái một số cây xanh đô thị
a) Xà cừ: Khaya senegalensis A.Juss

SVTH: Lê Thị Hoa

19

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

Hình 1.1: Hình ảnh về cây xà cừ
Xà cừ là cây thuộc họ xoan (Meliaceae), cây gỗ lớn cao 15 - 20m,
đường kính 0.6 - 1.2m, thân tương đối tròn, thẳng. Phân cành ở độ cao 4 - 6m,

cành nhánh rậm rạp, nặng nề. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, mang
3 - 6 đôi lá chét. Tán hình trứng, đường kính tán từ 10 - 15m, mật độ lá dày, tán
xanh quanh năm. Hoa nhỏ không đáng kể, màu xanh vàng, nở tháng 4 - 6. Lúc
nhỏ rễ cọc phát triển rất mạnh nhưng về sau đâm nhiều rễ ngang, rễ rất to nổi
cả lên mặt đất, gốc có bạnh vè. Tán lá nặng nề, phân bố không đều, hay bị đổ
khi gió bão. Cây chịu được đất khô hạn, nghèo xấu.
b) Bằng lăng (Tử vi tàu): Lagerstroemia speciosa(L) Pers.

Hình 1.2: Hình ảnh về cây bằng lăng
Bằng lăng là cây thuộc họ săng lẻ (Lythraceae), thân gỗ nhỡ cao 15 25m, thân thẳng, đường kính 0.4 - 0.6m, vỏ xám nâu nứt dọc. Phân cành ở độ
cao 4 - 6m. Tán hình thuỗn tròn, đường kính tán 8 - 10m, mật độ lá dày, cây
rụng lá hoàn toàn vào mùa đông. Lá đơn, mọc gần đối, hình trái xoan, dài 10
SVTH: Lê Thị Hoa

20

Lớp: 53K1 - QLTN


GVHD: TS. Lương Thị Thành Vinh

-15cm, rộng 5 - 10cm. Hoa tự chùm hoặc xim viên chuỳ ở đầu cành, dài 20 30cm, màu tím hồng, nở tháng 5 - 7. Quả hình trứng tròn, đường kính 1.8 2.5cm. Bộ rễ khoẻ, rễ cọc ăn sâu, không có rễ nổi, không có bạnh vè. Bằng
lăng là cây lâu năm, dễ trồng lớn nhanh, có hoa đẹp, màu sắc nhẹ nhàng nên
thường được trồng ở đường phố, khu nhà ở, trường học, bệnh viện...
c) Sấu: Dracontomelum duperreanum Pierre

Hình 1.3: Hình ảnh về cây sấu
Họ xoài: Anacardiaceae.
Cây gỗ lớn cao 20 - 30m, thân thẳng, đường kính thân 0.6 - 1m, gốc
có bạnh vè, vỏ màu xám tro, loang lổ, phía gốc bong vẩy nhỏ. Phân cành ở

độ cao 4 - 5m. Lá kép lông chim lẻ, dài từ 30 - 45cm, có 11 - 15 lá chét. Hoa
mọc thành chùm viên chùy ở nách lá hoặc đầu cành, màu xanh vàng nhạt, có
mùi thơm nhẹ, nở vào tháng 3 - 5. Quả mọc thành chùm hình cầu, đường
kính từ 2 - 2.5cm, khi chín màu vàng nhạt, ăn được và làm thuốc. Rễ ăn nổi
lan rộng 2 - 3m, gốc có bạnh vè và có u bướu. Sấu ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt
độ thích hợp 25 - 30oC, lượng mưa từ 1000 - 2000mm. Sấu có tốc độ tăng
trưởng trung bình, trở thành cây cổ thụ, cho nhiều bóng mát, nên trồng ở các
khu vực rộng rãi như công viên, trường học, đường phố,....
d) Bàng Terminalia catappa Linn.

SVTH: Lê Thị Hoa

21

Lớp: 53K1 - QLTN


×