Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Báo Cáo Tổng hợp tình hình, kinh tế, du lịch, quy hoạch Thành phố Đồng Hới 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.48 KB, 120 trang )

UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quý giá của Quốc gia, của xã hội; là tư liệu sản xuất
đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng
các công trình kinh tế - văn hóa - xã hội, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế,
dân sinh và an ninh, quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc
tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương”
(Khoản 3 Điều 25), “trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”
(Khoản 6 Điều 25), “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét
duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp”
(Khoản 3 Điều 26), “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được
được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó” (Khoản 8 Điều 21).
Đồng Hới là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã
hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình, có lợi thế về vị trí và tiềm năng
phát triển công nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ du lịch. Thực hiện Luật Đất
đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND thành phố đã tiến hành lập
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và
được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 2313/QĐ-UBND ngày 19/9/2007.
Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất những năm qua đã cơ
bản đáp ứng được các mục tiêu, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã
hội của Thành phố, đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo chỉnh
trang, phát triển không gian đô thị, khai thác sử dụng một cách hiệu quả tài
nguyên đất đai, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh;
đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân;


đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa, bảo
vệ cảnh quan và môi trường sinh thái. Mặt khác đây còn là cơ sở cho việc xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã, phường, là căn cứ pháp lý để thực
hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn Thành phố.
Nhiều công trình lớn đã được đầu tư như đường tránh Quốc lộ 1A, đường
Thống Nhất, khôi phục sân bay Đồng Hới, xây dựng các khu công nghiệp vùng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

1
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

Tây Bắc, Bắc Đồng Hới, khu du lịch Mỹ Cảnh, Nhật Lệ... Trong mối quan hệ
vùng tỉnh và cả nước, Đồng Hới ngày càng nổi bật và có những đòi hỏi cao hơn,
khi mà các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh phát triển như cửa khẩu quốc tế Cha
Lo, khu kinh tế cảng biển Hòn La, khu du lịch vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, địa danh nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới. Những yếu tố trên đã góp phần làm thay đổi cơ bản hình thái và tổ chức
không gian đô thị của Đồng Hới.
Để thực hiện tốt quy định của Luật Đất đai, đồng thời phục vụ chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thành phố trong giai đoạn
mới, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao cho UBND thành phố Đồng Hới lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015). Đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất gồm Trung tâm Môi trường đất
thuộc Trung tâm Điều tra, Đánh giá Tài nguyên đất (Tổng cục Quản lý đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường) kết hợp với Trung tâm Quy hoạch Tài nguyên

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình.
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011 - 2015) được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai phục
vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời huy động cao nhất các
nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lợi thế của Thành phố, đưa
đất đai trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao
tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển các mặt văn hoá xã hội tiến kịp mặt bằng
chung của cả nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển
kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh; xây dựng Đồng Hới ngày càng
giàu đẹp, văn minh, hiện đại, có nhiều bản sắc và bền vững trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới đến năm 2020 nhằm đạt
được các mục đích và yêu cầu sau:
- Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) phải phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả tỉnh, của Thành phố; cụ thể hoá một
bước Quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh đến năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố phải phù hợp với tình hình thực tế
phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; cân đối tính toán đưa
ra khung chung có tính nguyên tắc về phân bố hợp lý quỹ đất cho các mục đích
sử dụng, phù hợp với định hướng phát triển không gian về lâu dài, đồng thời đáp
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

2
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

ứng nhu cầu, các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, các phường xã cụ
thể đến năm 2020 và trong tương lai xa.
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm
2010 của Thành phố trước đây đã được UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện việc
khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp theo quy
hoạch. Các nhu cầu sử dụng đất được tính toán chi tiết đến từng công trình, từng
đơn vị phường xã, đồng thời phân kỳ kế hoạch thực hiện được cụ thể đến từng
năm của giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và những yêu
cầu cụ thể trong giai đoạn.
- Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới là cơ sở quan trọng để đảm
bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước về đất
đai, vừa tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tạo lập cơ sở pháp
lý cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hỗ trợ điều tiết thị trường bất động
sản, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả.
- Kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong phương án
quy hoạch phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công
lao động, cân đối giữa mục tiêu an ninh lương thực với phát triển công nghiệp và
đô thị, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển
kinh tế xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới đến năm 2020 được lập
dựa vào những căn cứ pháp lý và cơ sở sau dây:
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

3
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) của tỉnh Quảng Bình.
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005 - 2010)
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng
Hới thời kỳ 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đến năm 2020.
- Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đồng Hới khoá
XVIII trình Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
- Quyết định số 1944/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)

thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của 16 xã, phường trực thuộc
Thành phố đến năm 2010.
- Tài liệu, số liệu, bản đồ về kiểm kê, thống kê đất đai các năm 2000, 2005,
2010 của các xã, phường và của Thành phố.
- Quy hoạch và định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
- Các chương trình, dự án lớn trên địa bàn Thành phố đã được các cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp lập Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới:
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) của thành phố Đồng Hới được xây dựng và triển khai theo phương
pháp tiếp cận hai chiều (từ trên xuống, từ dưới lên), vừa dựa trên yêu cầu phân bổ
mà quy hoạch tỉnh đã xác định, vừa dựa trên đề xuất nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực và các xã, phường trực thuộc Thành phố. Đặt thành phố Đồng
Hới trong bối cảnh chung của cả tỉnh, của cả nước để dự báo biến động về quỹ
đất gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng dân số và yêu bảo vệ môi trường
cho thời kỳ 10 năm và 20 năm sau. Phương pháp cụ thể như sau:
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất của thành phố Đồng Hới tại thời
điểm năm 2010, quá trình sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng kỳ trước (2001 - 2010) và tiềm năng đất đai của Thành phố. Từ đó
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

4
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

xác định xu hướng biến động sử dụng đất và khả năng chuyển đổi quỹ đất, trong
đó đặc biệt quan tâm đối với một số loại đất quan trọng như đất trồng lúa nước,
đất rừng, đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, công
trình năng lượng, truyền thông) và hạ tầng xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục
thể thao), đất phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ.
- Phân tích nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các phường xã
trên địa bàn Thành phố thời kỳ 2011 - 2020 nhằm đáp ứng các mục tiêu phát
triển kinh tế - xă hội, các mục tiêu mà quy hoạch, định hướng phát triển của các
ngành, lĩnh vực đã xác định; phân bổ các yêu cầu của quy hoạch cấp trên đã các
định, nhằm phù hợp với chiến lược phát triển không gian đô thị của Thành phố;
từ đó tổng hợp và dự báo nhu cầu về quỹ đất cần phải bố trí đến năm 2020.
- Bố trí quỹ đất đối với từng loại đất để thực hiện các mục tiêu phát triển
của từng ngành, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, khả năng thực hiện chuyển
đổi quỹ đất, định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan
đến việc sử dụng đất.
- Báo cáo sử dụng các số liệu kiểm kê đất đai của các xã, phường trực
thuộc Thành phố vào các năm tiến hành tổng kiểm kê đất đai: năm 2000, 2005,
2010 và các số liệu thống kê đất đai hàng năm từ năm 2001 đến năm 2010, đồng
thời nghiên cứu tham khảo các số liệu của các ngành có liên quan để xây dựng bộ
số liệu thống nhất chung cho toàn Thành phố.
- Về bản đồ: sử dụng bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000 theo hệ tọa độ
VN-2000; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Thành phố và các xã, phường năm
2010; bản đồ quy hoạch của các ngành, lĩnh vực (bản đồ quy hoạch lâm nghiệp,
quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu vực đô thị,...), kết hợp sử dụng tư
liệu viễn thám và điều tra thực tế tại các địa phương để xây dựng thành bản đồ
hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác (sử dụng
công nghệ GIS, các phần mềm Mapinfor, Microstation; Arcview, MGE,...).
Bố cục của báo cáo:

Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) thành phố Đồng Hới ngoài phần mở đầu,
kết luận và kiến nghị, gồm các phần chính sau:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.
Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.
Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

5
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hới là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, một trong những đô
thị trung tâm của khu vực Bắc miền Trung, được thành lập ngày 16 tháng 8 năm
2004 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực
thuộc của thị xã Đồng Hới (tại Nghị định số 156/2004/NĐ-CP của Chính phủ).
Mang tính chất của một đô thị loại III, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu quan trọng, có vai trò là động lực
phát triển kinh tế của cả tỉnh, có lợi thế về vị trí, tiềm năng phát triển công

nghiệp, khai thác chế biến thủy sản, thương mại và dịch vụ du lịch.
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 15.570,56 ha (chiếm 1,93 % diện
tích toàn tỉnh), dân số năm 2009 là 112.533 người (mật độ 723 người/Km2, trên
68% dân số sinh sống thuộc khu vực nội thị), phân bố trên địa bàn 16 đơn vị hành
chính gồm 10 phường và 6 xã. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 17 021’59” đến
17031’53” vĩ độ Bắc và từ 106029’26” đến 106041’08” kinh độ Đông.
+ Phía Bắc và Tây - Tây Bắc giáp huyện Bố Trạch;
+ Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Ninh;
+ Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 12 km.
Với vị trí nằm dọc bờ biển, ở vị trí trung độ của tỉnh, trên các trục giao
thông quan trọng xuyên quốc gia gồm Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường
sắt Bắc - Nam, đường biển, đường hàng không; cách khu du lịch di sản thiên
nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu Kinh tế Hòn
La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km,... đã tạo cho Đồng Hới nhiều điều
kiện thuận lợi trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội
với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa phong phú,
đa dạng với các ngành mũi nhọn, theo những thế mạnh đặc thù.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nằm về phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình Thành phố có đặc thù
nghiêng dần từ Tây sang Đông, nằm giữa núi đá vôi và biển với đại bộ phận lãnh
thổ là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, cụ thể chia thành các khu vực sau:
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

6
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

- Vùng gò đồi: chiếm 15% diện tích tự nhiên với các dãy đồi lượn sóng vắt
ngang từ Bắc xuống Nam tại khu vực phía Tây thành phố trên địa bàn các xã
phường Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Thuận Đức với cao độ trung bình từ 12 - 15 m,
độ dốc trung bình 7 - 10%. Thổ nhưỡng của vùng này có đặc điểm độ phì thấp,
đất đai nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất màu không dày, chủ yếu thuận lợi để
phát triển cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Vùng bán sơn địa xen kẽ đồng bằng: chiếm 37% diện tích tự nhiên với
cao độ trung bình từ 5 - 10 m (nơi cao nhất 18 m và thấp nhất là 2,5 m), độ dốc
trung bình từ 5 - 10%. Đây là một vòng cung có dạng gò đồi thấp xen kẽ đồng
bằng hẹp bao bọc lấy khu vực đồng bằng, kéo dài từ Bắc - Đông Bắc đến Tây Bắc
- Tây Nam và Nam - Đông Nam, phân bố dọc theo các phường xã Quang Phú, Lộc
Ninh, Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, là vùng sản xuất
lương thực hoa màu, đặc biệt là vành đai rau xanh phục vụ cho thành phố.
- Vùng đồng bằng: là vùng trung tâm Thành phố, chiếm khoảng 38% diện
tích tự nhiên, trên địa bàn các phường xã: Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú
Hải, Đức Ninh Đông, Đức Ninh, Nam Lý, Bắc Lý. Địa hình có dạng tương đối
bằng phẳng, đồng ruộng xen lẫn sông, hồ, kênh rạch, độ dốc nhỏ khoảng 0,2%,
cao độ trung bình 2 - 4 m, nơi thấp nhất là 0,5 m; đây là nơi tập trung mật độ dân
cư cao cùng với các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của Thành phố, thuận lợi cho
việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng cát ven biển: nằm về phía Đông Thành phố, chiếm khoảng 10%
diện tích tự nhiên, địa hình gồm các dãi đồi cát liên tục chạy song song bờ biển
với nhiều bãi ngang và cửa lạch, độ chia cắt nhỏ với cao độ trung bình 10 m, thấp
nhất là 3 m, phân bố đều trên địa bàn Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, thuận lợi
cho phát triển thủy sản, du lịch biển và một số chương trình rau sạch.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Đồng Hới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí
hậu đại dương. Tính chất khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với

đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông lạnh ở miền
Bắc với hai mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm là 24,40C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12, tháng 1)
khoảng 7,8 - 9,40C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6, tháng 7) khoảng 40,1 - 40,60C.
Tổng tích nhiệt đạt trị số 8.600 - 9.000 0C; biên độ nhiệt chênh lệch ngày đêm từ 5
- 80C; số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.
Như vậy, nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi cho
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

7
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đớ phát triển. Trừ những thời điểm
nhiệt độ tăng cao do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng, còn lại nền
nhiệt trung bình nằm trong khoảng 11,5 - 34,3 0C chưa vượt mức giới hạn về yêu
cầu sinh thái của các loại cây trồng vật nuôi hiện có trong vùng.
- Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.300 - 4.000 mm, phân bố không
đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm
75 - 80% tổng lượng mưa của cả năm, liên quan nhiều đến áp thấp nhiệt đới,
hoàn lưu bão và hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nên thường gây ngập lụt trên
diện rộng. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, lượng mưa ít, trùng với
mùa khô hanh nắng gắt, gắn với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây
nên hiện tượng thời tiết cực đoan khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời
sống. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 (502 - 668 mm), tháng
có lượng mưa thấp nhất là tháng 3, tháng 4 (44 - 46 mm).

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao từ 82 - 84%, ngay trong
những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình tháng vẫn đạt trên 70%
(riêng những ngày có gió phơn Tây Nam khô nóng, độ ẩm xuống thấp dưới
60%). Thời kỳ có độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng mùa đông, khi
khối không khí cực đới lục địa (gió mùa Đông Bắc) tràn về qua đường biển kết
hợp khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn
làm cho độ ẩm không khí rất lớn, thường trên 87%.
- Lượng bốc hơi bình quân trong năm khoảng 1.030 - 1.050 mm. Trong
mùa mưa, do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, nên lượng bốc hơi
nhỏ (chỉ chiếm 1/5 đến 1/2 so với lượng mưa). Vào mùa khô, do nhiệt độ không
khí cao, ẩm độ thấp, kết hợp với gió lớn nên cường độ bốc hơi thường lớn. Lượng
bốc hơi trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 7 cao hơn nhiều so với lượng mưa.
- Gió bão: hướng gió thịnh hành có sự phân bố rõ theo mùa gồm gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) mang theo không khí lạnh và hơi ẩm
làm cho nền nhiệt giảm mạnh từ 4 - 60C so với bình quân, gây nên hiện tượng
mưa dầm trên diện rộng; gió mùa Đông Nam và đặc biệt gió Tây Nam khô nóng
xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 (khoảng 30 đến 40 ngày/năm, tập trung chủ yếu
trong tháng 7), với những đợt nắng nóng kéo dài, tốc độ gió lớn đạt 20m/s, kết hợp
với thiếu mưa gây hạn hán, thời tiết vô cùng khắc nghiệt và có nhiều biến động.
Ngoài ra địa bàn Thành phố nằm trong khu vực miền Trung có nhiều cơn bão đi
qua, bình quân hằng năm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1 - 2 cơn bão (thường
từ tháng 7 đến tháng 11), gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân,
nhất là các khu vực thấp trũng, vùng ven biển.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

8
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn, thủy triều
Vùng thành phố thuộc lưu vực sông Nhật Lệ, một trong 5 con sông chính
của tỉnh Quảng Bình. Sông Nhật Lệ do hai nhánh của hệ thống sông Đại Giang
và Kiến Giang hợp thành đổ ra biển Đông qua giữa lòng thành phố, tạo ra cảnh
quan môi trường đẹp. Ngoài ra còn có các sông Mỹ Cương là một nhánh nhỏ đổ
ra sông Lệ Kỳ, sông Lệ Kỳ là một nhánh nhỏ đổ ra sông Nhật Lệ và sông Cầu
Rào là những sông ngắn nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát
nước của thành phố.
Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn Thành phố có đặc điểm chung
là chiều dài ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt
và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở cửa
sông. Trong mùa mưa, lượng nước chảy dồn từ các sườn núi xuống các thung lũng
hẹp, tập trung về các con sông trên địa bàn, cùng với triều cường làm nước sông lên
rất nhanh gây lũ và ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về mùa khô, mực nước
sông xuống thấp, dòng chảy nhỏ đã hạn chế phần nào đến sản xuất và sinh hoạt, ở
các vùng đất thấp và hạ lưu các con sông thường bị xâm nhập mặn khá sâu về phía
thượng nguồn, ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng
đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
Về đặc điểm thủy triều, vùng biển Đồng Hới và sông Nhật Lệ chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều ngày với 2 đỉnh triều xen kẽ, biên độ triều cường trung
bình 1,2 m, có thể lợi dụng để tàu thuyền ra vào và neo đậu tại các cửa sông.
1.1.5. Đặc điểm địa chất công trình
Hiện nay chưa có tài liệu khảo sát tổng thể địa chất công trình cho toàn
vùng Thành phố, tuy nhiên qua các báo cáo địa chất công trình xây dựng trong
khu trung tâm Thành phố cho thấy nền địa chất khá ổn định, thuận lợi cho xây
dựng; mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 6 - 10 m, tuy nhiên các khu vực xây
dựng ven sông, biển cần có sự khảo sát kỹ, đề phòng nguồn nước ngầm mạch

nông có nhiễm mặn ảnh hưởng đến chất lượng móng công trình.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành
phố là 15.570,56 ha, trong đó diện tích đã được khai thác sử dụng vào các mục đích
nông nghiệp và phi nông nghiệp là 14.882,59 ha (chiếm tới 95,58%), đất chưa sử
dụng còn lại 687,97 ha (chiếm 4,42%). Kết quả điều tra nghiên cứu về mặt thổ
nhưỡng cho thấy đất đai của thành phố thuộc 5 nhóm đất chính bao gồm:
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

9
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

- Nhóm đất xám: có diện tích khoảng 9.060 ha (chiếm 58,25% diện tích tự
nhiên toàn Thành phố), phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, từ địa hình
thấp, bậc thềm bằng phẳng đến các vùng đồi ở hầu hết các xã phường nhưng tập
trung nhiều ở Thuận Đức, Đồng Sơn, Nam Lý và Bắc Lý. Đất được hình thành và
phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: đá sa phiến, đá biến chất, đá cát, đá
granit... có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, nghèo bazơ, độ giữ nước và
hấp thụ catrion thấp. Phản ứng đất chua, độ phì thấp, hàm lượng mùn và đạm
tổng số tầng mặt thấp, lân và kali dễ tiêu nghèo. Nhóm đất xám gồm có 5 loại đất
là đất xám feralit (4.689 ha), đất xám kết von (3.316 ha), đất xám bạc màu (580
ha), đất xám cơ giới nhẹ kết von sâu (135 ha) và đất xám loang lổ (340 ha). Đây
là nhóm đất có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nhưng có giá trị trong nông
nghiệp vì phần lớn diện tích đất nằm ở địa hình bằng thoải, thoáng khí, thoát nước,

dễ canh tác và thích hợp với nhu cầu sinh trưởng phát triển của nhiều cây trồng
cạn. Những nơi có địa hình cao thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp và các loại cây hoa màu, một số sử dụng vào trồng rừng chống xói mòn;
ngược lại nơi địa hình thấp có khả năng trồng lúa hoặc luân canh, lúa màu.
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 1.795 ha (chiếm 11,54% quỹ đất tự nhiên),
phân bố tập trung ở Phú Hải, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Nghĩa Ninh, Nam Lý,
Bắc Lý, Đồng Phú, Lộc Ninh trên địa hình tương đối bằng phẳng. Đất được hình
thành từ trầm tích sông suối lắng đọng vật liệu phù sa ở các cấp hạt khác nhau, có
thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng ít chua, tổng lượng cation kiềm trao đổi
dao động lớn, hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình khá, lân và ka li tổng số
từ nghèo đến khá, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu ở mức độ nghèo. Đất phù sa
được phân thành 6 loại đất phụ là đất phù sa chua điển hình (270 ha), đất phù sa
chua cơ giới nhẹ (545 ha), đất phù sa chua glây nông (450 ha), đất phù sa glây
sâu (310 ha), đất phù sa có tầng mặt loang lổ sâu (100 ha) và đất phù sa glây có
tầng đốm rỉ (120 ha). Hiện nay hầu hết quỹ đất phù sa đã được khai thác đưa vào
sử dụng để phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương
thực, thực phẩm cung cấp rau quả hàng ngày cho thành phố. Tuy nhiên trên đất
phù sa diện tích trồng lúa nước vẫn là phổ biến, hệ thống cây trồng chưa được đa
dạng hoá và mức độ thâm canh chưa cao nên năng suất cây trồng, hiệu quả sử
dụng đất còn thấp.
- Nhóm đất cát và cát biển: có diện tích 2.756 ha, chiếm 17,72% tổng diện
tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các phường xã ven biển (Bảo Ninh, Hải Thành,
Quang Phú), được hình thành do quá trình tích tụ bồi lắng của các hệ thống sông
mang vật liệu phong hóa đá (phổ biến là granit) từ vùng núi phía Tây kết hợp với
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

10
Trang



UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

sự hoạt động của biển (quá trình bờ biển: gió, thủy triều) tạo nên các cồn cát,
động cát hay dải cát ven sông, ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng
ít chua, hàm lượng mùn và đạm ở các tầng đều nghèo, lân, kali tổng số và dễ tiêu
đều rất thấp, tổng lượng cation kiềm trao đổi nghèo, dung tích hấp phụ thấp.
Hướng sử dụng chính đối với nhóm đất này là phát triển mô hình nông lâm kết
hợp, trồng trồng các loại cây rau màu kết hợp các băng rừng phòng hộ, chống cát
bay di động để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh
hoạt của dân cư trong vùng. Đồng thời hướng quy hoạch sử dụng hiệu quả vùng
cát ven biển là phát triển đô thị, du lịch và dịch vụ.
- Nhóm đất mặn: có diện tích khoảng 520 ha, chiếm 3,55% diện tích tự
nhiên, phân bố ở địa hình thấp trũng ven biển giáp với các cửa sông (sông Nhật
Lệ, Lệ Kỳ), tập trung ở phường Phú Hải, Hải Đình, Đức Ninh Đông. Đất được
hình thành từ các sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường
nước biển, có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, phản ứng chua vừa, hàm lượng
các chất dinh dưỡng thấp,... phù hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn và nuôi
trồng thủy sản nước mặn, lợ.
- Nhóm đất tầng mỏng: có diện tích 460 ha, chiếm 2,96% diện tích tự
nhiên, phân bố rải rác ở vùng đồi phía Tây. Đất tầng mỏng được hình thành trong
điều kiện địa hình dốc, thảm thực vật che phủ đã bị chặt phá và hậu quả của nhiều
năm canh tác quảng canh, không có biện pháp bảo vệ, phòng chống xói mòn nên
đất bị rửa trôi, thoái hóa nghiêm trọng, tầng đất còn lại mịn và mỏng (< 30 cm),
kết cấu chặt cứng và nghèo dinh dưỡng, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống
sông suối, ao hồ khá dày đặc và lượng nước mưa hàng năm lớn (trung bình 1.300
- 4.000 mm/năm), tuy nhiên phân bố không đều theo các tháng trong năm (tập

trung trên 75% vào mùa mưa). Tổng trữ lượng nước mặt ước tính đạt xấp xỉ 500 600 tỷ m3, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo một
phần cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước được cung cấp bởi hệ thống bốn
sông chính chảy qua gồm: sông Nhật Lệ, sông Mỹ Cương, sông Lệ Kỳ và sông
Cầu Rào, ngoài ra còn có 14 hồ, bàu chứa nước tự nhiên và nhân tạo khá phong
phú, như hồ Thành, hồ Bàu Tró, hồ Phú Vinh,... với trữ lượng khoảng 35 triệu
m3. Trong đó hồ Bàu Tró là hồ nước ngọt nằm ngay cạnh biển, là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt chủ yếu trước đây của Thành phố với trữ lượng khai thác khoảng
9.000 m3/ngày đêm; hồ Phú Vinh đã và đang cấp nước sạch cho Thành phố với
công suất 19.000 m3/ngày đêm.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

11
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

- Nguồn nước ngầm của Thành phố tuy mới được điều tra tổng thể, chưa
điều tra chi tiết để đánh giá đầy đủ, nhưng nhìn chung cũng khá phong phú, phân
bố không đồng đều; mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng
mưa theo mùa. Thông thường ở các địa phương vùng đồng bằng ven biển có mực
nước ngầm nông và dồi dào; các khu vực gò đồi phía Tây, Tây Bắc mực nước
ngầm thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Chất lượng nước ngầm khá tốt,
rất thích hợp cho việc khai thác sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, riêng các khu
vực ven biển nước ngầm mạch nông thường bị nhiễm phèn mặn, khả năng khai
thác còn hạn chế.
Để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước đáp ứng cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, thành phố cần tiếp tục điều tra khảo sát, đánh giá kỹ tình hình tồn

tại, vận động, trữ lượng, chất lượng, nguồn bổ sung của mạch nước ngầm, đồng
thời có kế hoạch khai thác, bảo vệ, dự trữ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước mặt.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Rừng của thành phố bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ
ven biển và rừng trồng sản xuất, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Bảo Ninh,
Thuận Đức, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Lộc Ninh, Quang Phú và phường Đồng
Sơn, với chức năng bảo vệ nguồn nước, đất đai, hạn chế hiện tượng cát bay, cát
nhảy... điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Các xã, phường vùng gò
đồi chủ yếu là rừng thông nhựa và rừng trồng sản xuất như: keo, bạch đàn; các xã
phường ven biển chủ yếu là rừng phi lao phòng hộ chắn cát, gió.
Năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố có 6.724,84 ha
(chiếm 66,81% trong đất nông nghiệp và 43,19% diện tích đất tự nhiên), bao gồm
đất rừng phòng hộ có 3.538,30 ha (chiếm 52,62% đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng
trồng phòng hộ) và đất rừng sản xuất là 3.186,54 ha (chiếm 47,38%, chủ yếu là
đất có rừng trồng sản xuất). Tỷ lệ che phủ bằng cây rừng đạt trên 43%, sản lượng
gỗ khai thác hàng năm đạt khoảng 120m3.
1.2.4. Tài nguyên biển
Thành phố có trên 15,7 km bờ biển từ Quang Phú đến Bảo Ninh, chiếm
13,53% chiều dài bờ biển của tỉnh Quảng Bình. Dọc theo bờ biển, có nhiều bãi cát
trắng thoải, môi trường sạch và cảnh quan đẹp là điều kiện thuận lợi cho khai thác
phát triển các loại hình du lịch biển và nghỉ dưỡng như bãi tắm Nhật Lệ, Quang
Phú, khu Sunspa Resrot (xã Bảo Ninh)... Bên cạnh đó, về nguồn lợi hải sản, vùng
biển Đồng Hới được đánh giá có nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú với
nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

12
Trang



UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

nang,... trong đó mực ống và mực nang có trữ lượng khá và chất lượng cao. Sản
lượng hải sản khai thác hàng năm có thể đạt khoảng 5.900 tấn các loại. Ngoài ra
vùng nội địa có nhiều sông suối, ao hồ, ruộng trũng, các bãi bồi ven sông, ven biển
cùng với cửa sông lớn Nhật Lệ chảy ra là thế mạnh để phát triển nuôi trồng thủy
sản và đánh bắt ven bờ. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên biển vẫn còn nhiều
hạn chế do ngư cụ thô sơ, chưa có nhiều tàu lớn để khai thác, đánh bắt xa bờ. Mặt
khác nguồn vốn của nhân dân còn nhiều khó khăn nên khả năng đầu tư cho sản xuất,
nuôi trồng và đánh bắt còn kém hiệu quả.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra khảo sát, trên địa bàn Thành phố chỉ có nguồn khoáng
sản phi kim loại (mang tính chất đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ) như: cao
lanh, cát trắng thạch anh,... trong đó đáng chú ý có mỏ cao lanh tại Lộc Ninh quy
mô và trữ lượng trên 30 triệu tấn, là mỏ thuộc loại lớn nhất nước ta rất có điều
kiện để khai thác chế biến công nghiệp. Hiện đã hoàn thành xây dựng và đi vào
hoạt động nhà máy chế biến cao lanh xuất khẩu của Cộng hòa Séc với công suất
50.000 tấn bột cao lanh và 40.000 tấn sơn nước/năm tại xã Lộc Ninh.
Ngoài ra, cát trắng thạch anh có trữ lượng hàng chục triệu tấn, phân bố trên
địa bàn các xã Lộc Ninh, Quang Phú, Hải Thành và Bảo Ninh; cát xây dựng cũng
có trữ lượng lớn, đã và đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng của
nhân dân; đồng thời còn có nhiều mỏ sét (trữ lượng khoảng 17 triệu m 3), là điều
kiện để phát triển sản xuất gốm sứ, gạch ngói và vật liệu xây dựng.
1.2.6. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình. Các hiện vật khai quật tại bàu Tró cho
thấy người Việt đã đến định cư ở khu vực này từ 5000 năm trước đây - giai đoạn
đồ đá mới. Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, đây là khu vực tranh chấp giữa

vương quốc Champa và Đại Việt, nơi giao tranh giữa các thế lực phong kiến, xây
thành đắp lũy để làm nơi trấn biên. Cùng với việc xây dựng thành là việc phát
triển thị (chợ búa) và dân cư tới sinh sống trong và xung quanh khu vực thành.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nhân dân nơi đây đã viết nên trang sử quê
hương rạng rỡ, với truyền thống văn hoá đặc sắc, gắn liền với truyền thống anh
dũng, kiên cường trong đấu tranh cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với Quảng Bình, Đồng
Hới vừa là lũy thép kiên cường, tuyến đầu đánh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp
của tiền tuyến lớn miền Nam. Những tên làng, tên đất, tên người như: dòng Nhật
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

13
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

Lệ, trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh, em bé Bảo Ninh, mẹ Suốt,... đã đi vào
lịch sử cùng với các công trình kiến trúc văn hoá, di tích lịch sử có giá trị lưu lại
mãi mãi như: cổng Tam Tòa, Quảng Bình Quan, luỹ Đào Duy Từ, hồ Bàu Tró, khu
vực Hồ Thành, khu vực đồi Giao Tế,... đây là tài nguyên phong phú về văn hoá vật
thể và phi vật thể không thể thay thế, cần được bảo tồn, tôn tạo.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1976 tỉnh Bình Trị Thiên
được thành lập trên cơ sở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, Đồng Hới
là một thị xã giữ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá của các huyện, khu vực phía
Bắc. Sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (01/7/1989), thị xã Đồng Hới trở lại vai trò
là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh và được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm từng
bước nâng cao chất lượng đô thị hạt nhân và ngày 16/8/2004, Chính phủ đã có

Nghị định thành lập thành phố Đồng Hới (đô thị loại III) thuộc tỉnh Quảng Bình.
Nơi đây đã từng là xuất phát điểm của các cuộc Nam tiến, là địa bàn trọng
yếu của những tháng ngày máu lửa. Với nhiệm vụ xây dựng Thành phố sau sự
tàn phá khốc liệt của bom đạn, cùng với cái khắc nghiệt của thời tiết là công việc
vô cùng khó khăn, vất vả và nhiều thử thách. Nhưng với truyền thống anh hùng,
cách mạng, niềm tự hào quê hương; ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn,
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Hới đã huy động mọi nguồn lực, bước
đầu tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, du lịch,
phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công
cộng, chỉnh trang đô thị, phát triển thương mại, du lịch dịch vụ... phù hợp với xu
thế chung của cả nước, góp phần thúc đẩy thêm sự phát triển kinh tế - xã hội của
Quảng Bình và khu vực.
Cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn Thành phố chung sống gắn bó
đoàn kết, cần cù chịu khó, với những nét phong tục, lễ hội, tập quán văn hóa
mang đậm đà bản sắc dân tộc như: hò khoan chèo cạn, múa bông ở Bảo Ninh, lễ
hội cầu ngư ở Bảo Ninh, Hải Thành, lễ hội bơi trải truyền thống trên sông Nhật
Lệ,... làm đa dạng và phong phú đời sống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, cùng
những thành tựu đạt được trong lao động, sản xuất,... đã đánh dấu sự nỗ lực vươn
lên không ngừng của người dân xây dựng nên mảnh đất này. Kế thừa và phát huy
những kinh nghiệm, thành quả đạt được sẽ là tiền đề và điều kiện thuận lợi thúc
đẩy cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
1.3. Thực trạng môi trường
Là thành phố ven biển, Đồng Hới có các khu du lịch phong cảnh đẹp, cơ sở
hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư chỉnh trang, cải tạo và nâng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

14
Trang



UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

cấp, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn... đã ngày càng trở nên hấp dẫn đối với
du khách gần xa. Những năm qua, nhất là từ khi triển khai Luật Bảo vệ môi
trường, công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực môi trường đã có sự quan tâm,
chú ý. Đảng bộ, chính quyền các cấp của Thành phố đã sớm có những chủ trương,
giải pháp đúng đắn trong công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt công tác xã
hội hóa, phong trào vệ sinh môi trường trong các khu dân cư, các cơ quan, xí
nghiệp có nhiều chuyển biến, ý thức của người dân được nâng lên. Ô nhiễm môi
trường ở các khu vực trọng điểm được quan tâm xử lý. Tuy nhiên đây là vấn đề
còn khá mới mẻ, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong một số bộ phận nhân
dân vẫn còn hạn chế. Trong quá trình đẩy mạnh phát triển nền kinh tế xã hội, diễn
biến về môi trường sinh thái của Thành phố đang đứng trước nguy cơ bị xuống cấp
và suy thoái, ảnh hưởng xấu đến đời sống dân cư và sản xuất:
- Quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải chuyển đổi một phần diện tích các loại
đất nông nghiệp, lâm nghiệp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; xây dựng
các khu, cụm công nghiệp, các điểm dân cư, tăng nhanh dân số cơ học từ nông
thôn ra thành thị, cùng với hoạt động ngày càng tăng của các phương tiện giao
thông, việc sử dụng các loại hoá chất trong canh tác nông nghiệp (thuốc trừ sâu,
trừ cỏ, phân hóa học) chưa được kiểm soát chặt chẽ,... đã dẫn đến phá vỡ các hệ
sinh thái và gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Một số cơ sở sản xuất công nghệ đã cũ kỹ, lạc hậu gây ô nhiễm môi
trường; quá trình phát triển công nghiệp, các khu dân cư,... tạo ra nguồn rác thải,
nước thải khá lớn nhưng chưa được xử lý triệt để, không ít rác và nước thải do ý
thức còn hạn chế và thói quen của người dân đã xả trực tiếp xuống sông, kênh
rạch, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư sinh sống
xung quanh; việc xây dựng, cải tạo công trình, nhà cửa thiếu kiểm soát, việc vận
chuyển vật liệu đất đá xây dựng,... cũng góp phần làm tăng thêm độ ồn, gây ô

nhiễm không khí cho thành phố; việc khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản còn
mang tính tự phát theo phương pháp, hình thức khác nhau, thiếu khoa học cũng
làm ô nhiễm nguồn nước và cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ hải sản.
- Hạ tầng kỹ thuật môi trường, đặc biệt là cấp thoát nước đô thị tuy được cải
thiện, nhưng mức độ đầu tư còn thấp so với yêu cầu. Hiện tại mạng lưới thoát
nước, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn thành phố còn chưa theo kịp nhu cầu
phát triển. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp chỉ mới được xử lý cục bộ một
phần, còn phần lớn chưa được xử lý triệt để. Hệ thống thoát nước vẫn là hệ thống
cống chung, chưa bao phủ hết thành phố, mới chỉ tập trung ở khu vực các phường
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

15
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

nội thị như Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình. Rác thải thu gom mới đạt khoảng
80% so với thực tế, số còn lại vẫn còn tồn đọng chưa được thu gom.
Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm sắp tới, cùng với quá trình
khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống, đảm bảo cảnh quan môi trường sinh thái được bền vững và ổn
định cần phải có các quy định chính sách cụ thể trong đầu tư; đồng thời cần xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, tăng cường nguồn vốn cho
mục đích bảo vệ môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và
dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế khắc phục ô nhiễm.
Có các giải pháp lâu dài về xử lý ô nhiễm môi trường ở các khu cụm công
nghiệp, bệnh viện, hệ thống thoát nước ở các khu dân cư, đặc biệt là khu dân cư

đô thị. Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất; tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản; xử lý nghiêm các hành vi làm huỷ hoại môi trường sinh thái.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nền kinh tế của
Thành phố có những bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện; chất lượng tăng
trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện và bắt
đầu phát huy hiệu quả. Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn được tập trung khai thác,
chất lượng sản phẩm được từng bước nâng cao gắn với chế biến và xuất khẩu.
Bảng 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ THỜI KỲ 2001 - 2010
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giai đoạn
2001 - 2005

Giai đoạn
2006 - 2010

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân

%

12,5

14,0


- Nông - lâm - thủy sản



5,49

5,9

- Công nghiệp - xây dựng



14,18

16,9

- Dịch vụ



13,05

16,5

USD

750

1.150


2. Thu nhập bình quân GDP/người

Nguồn: Phòng Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài chính Kế hoạch thành phố
Thời kỳ 2001 - 2010, nền kinh tế luôn duy trì phát triển ổn định và liên tục
đạt mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai
đoạn 2006 - 2010 đạt 14,0% (chỉ tiêu kế hoạch 14 - 15%), cao hơn giai đoạn
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

16
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

2001 - 2005 (tăng trưởng bình quân đạt 12,5%), trong đó khu vực khu vực công
nghiệp - xây dựng giá trị sản xuất tăng bình quân 16,9%; khu vực thương mại
dịch vụ - du lịch tăng 16,5%; khu vực thủy sản - nông lâm nghiệp tăng 5,9%.
Các ngành kinh tế đều có sự phát triển, ngành công nghiệp - xây dựng, dịch
vụ tăng khá, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy còn
khó khăn nhưng đã có sự chuyển biến tích cực. Nguồn thu ngân sách tăng bình
quân 28,2%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đến 2010 ước đạt 69
triệu USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.150 USD/năm, gấp 1,53 lần so với
năm 2005.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong suốt thời kỳ 2001 - 2010, cơ cấu kinh tế của Thành phố theo GDP
có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế
chung của tỉnh. Tỷ trọng nhóm ngành ngư nông lâm nghiệp giảm dần và có sự

chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; tỷ trọng ngành công nghiệp và hoạt
động dịch vụ tăng nhanh, nhất là công nghiệp chế biến và du lịch, từ đó sản phẩm
hàng hóa xuất khẩu tăng, dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế động lực kéo
theo sự phát triển của một số ngành khác như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ
tầng cơ sở phục vụ cho phát triển du lịch, phù hợp dần với yêu cầu chuyển đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảng 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Tỷ trọng GDP (giá hiện hành)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

100,0

100,0

100,0

Khu vực I: Nông - lâm - thủy sản

12,5

8,5


5,1

Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng

36,7

39,5

41,5

Khu vực III: Dịch vụ

50,8

52,0

53,4

Nguồn: Phòng Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài chính Kế hoạch thành phố
Khu vực thủy sản nông lâm có tỷ trọng giảm liên tục trong cơ cấu GDP của
Thành phố từ 12,5% năm 2000 xuống còn 8,5% năm 2005 và đến năm 2010 còn
5,1% (chỉ tiêu kế hoạch là 6 - 8%). Ngược lại tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ trong GDP tăng dần, tương ứng tăng từ 36,7% và
50,8% năm 2000 lên 39,5% và 52,0% năm 2005, đạt 41,5% và 53,4% năm 2010 (kế
hoạch là 40 - 41% và 52 - 53%).
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Thành phố những năm qua đã chuyển dịch
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

17
Trang



UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

theo hướng tích cực và thay đổi đều ở cả ba khu vực, ngày càng củng cố dần cơ
cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông lâm thủy sản. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch
kinh tế hiện nay diễn ra vẫn còn chưa có bước đột phá.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông, lâm, ngư nghiệp của Thành phố là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất
trong cơ cấu giá trị sản xuất GDP (năm 2010 là 5,1%), tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,9%/năm. Xu thế phát triển theo hướng tập
trung, tích cực thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất, tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển; khai thác
thủy sản bước đầu gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; hoạt động lâm
nghiệp chuyển dần sang lâm nghiệp xã hội hóa; kinh tế trang trại bước đầu phát
triển cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng vùng. Cơ cấu kinh tế nội bộ
ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng nông, lâm
nghiệp. Phát triển nông nghiệp đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có giá trị
và chất lượng cao gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.
a) Lĩnh vực nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng trên địa bàn Thành phố đang
định hình rõ nét dần theo xu thế chuyên canh, tạo được nhiều điều kiện thuận lợi
cho sản xuất hàng hóa, cơ bản từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn. Giai đoạn 2006 - 2010 do quá trình đô thị hóa nên diện
tích gieo trồng lúa giảm đáng kể, giảm từ 2.244 ha năm 2005 xuống còn 2.111 ha
năm 2008, đến 2010 còn 2.040 ha, tuy vậy năng suất lúa vẫn đảm bảo ổn định và
có tăng nhẹ bình quân 0,74%/năm. Diện tích các cây trồng khác tăng đáng kể như
ngô tăng bình quân 16,9%/năm, lạc tăng 8,4%/năm, ớt tăng 11,8%/năm; khoai
lang và khoai các loại giảm nhẹ. Cơ cấu cây trồng và mùa vụ đã có nhiều chuyển

đổi; trong nội bộ ngành, giá trị sản lượng trồng trọt giảm từ 44,3% năm 2005
xuống còn 43% năm 2009. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt khoảng
20.800 triệu đồng, tăng 2,5% so với năm 2009, trong đó tổng diện tích gieo trồng
là 2.587 ha, sản lượng lương thực đạt trên 11.200 tấn, năng suất lúa bình quân đạt
trên 55 tạ/ha, diện tích thâm canh lúa cao sản tăng 3,3%, diện tích có giá trị thu
nhập trên 50 triệu đồng/1ha chiếm khoảng 30% diện tích đất canh tác.
Về chăn nuôi, tiếp tục phát triển theo hướng tập trung, trong đó phát triển
mạnh mô hình trang trại, chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn và thu được kết
quả tốt. Cơ cấu trong chăn nuôi đã có thay đổi giữa tỷ lệ các nhóm vật nuôi,
chuyển đổi mạnh về hình thức nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sản
phẩm chăn nuôi đa dạng, phong phú, chất lượng vật nuôi được cải tạo và nâng
cao rõ rệt. So với năm 2005, giá trị chăn nuôi tăng bình quân 4,5%/năm; tỷ trọng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

18
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 đạt 49,1%; tổng
đàn trâu tăng 1,7%/năm; tổng đàn bò tăng 1,4%/năm; tổng đàn lợn tăng
2,2%/năm; tổng đàn gia cầm giảm 6,7%/năm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng
13,6%/năm. Chất lượng đàn bò, lợn được cải thiện, tỷ lệ bò lai, lợn ngoại trong
tổng đàn ngày càng tăng và cơ bản chủ động được giống lợn ngoại cung ứng cho
nhân dân nuôi nái, nuôi thịt. Chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp tiếp
tục phát triển, bước đầu đã đạt được những kết quả rõ nét về số lượng và quy mô,
nhất là các trang trại chăn nuôi lợn, bò, trang trại tổng hợp, tập trung chủ yếu ở

vùng gò đồi như xã Thuận Đức, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa. Nhiều hộ đã mạnh dạn
đầu tư tiền vốn lớn để xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay
đã có 44 trang trại đạt tiêu chí (6 trang trại trồng trọt, 10 trang trại chăn nuôi, 16
trang trại thủy sản và 12 trang trại tổng hợp) với tổng giá trị sản lượng hàng hoá
của các trang trại năm 2009 là 34.472 triệu đồng. Bình quân giá trị sản lượng
hàng hoá 784 triệu đồng/trang trại; trong đó trang trại chăn nuôi có doanh thu khá
cao, bình quân trên 1,3 tỷ đồng/trang trại.
Hiện tại thành phố đã xây dựng một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác kiểm dịch vật nuôi được
tăng cường, các dịch vụ về thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y ngày càng nhiều, đáp
ứng nhu cầu người chăn nuôi, không để bùng phát các loại dịch bệnh. Người
chăn nuôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác giống nên đã thực
hiện tốt các chương trình sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn,... nâng cao được chất
lượng gia súc, gia cầm.
b) Lĩnh vực lâm nghiệp: Trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của
thành phố, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ với tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt
khoảng 18.925 triệu đồng. Giai đoạn 2005 - 2010 hoạt động lâm nghiệp đã có
nhiều cố gắng thực hiện, đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng được tăng cường, việc duy trì và trồng rừng tập trung ở các
vùng cát ven biển, vùng đồi trọc được đẩy mạnh,... đã góp phần ngăn chặn được
tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng. Công tác giao đất, giao rừng,
xây dựng vườn rừng, đồi rừng đã được thực hiện tốt; công tác trồng, chăm sóc,
bảo vệ rừng được chú trọng đẩy mạnh bằng nhiều nguồn vốn đầu tư và đạt kết quả
khá, đã trở thành phong trào của quần chúng nhân dân. Thành phố đã giao và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích trên 350 ha cho các hộ dân chủ
động sản xuất, phát triển kinh tế vùng đồi, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Giai đoạn 2001 - 2010, bình quân mỗi năm trồng mới 40 ha rừng tập trung
và hàng vạn cây phân tán trên các trục đường chính, tại các công viên, trường
học, đã góp phần cải thiện dần từng bước môi trường sinh thái, tạo vẻ đẹp cho
Báo cáo thuyết minh tổng hợp


19
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

cảnh quan đô thị. Đến nay, toàn thành phố có 6.725 ha đất rừng, trong đó rừng
phòng hộ 3.538 ha, rừng sản xuất 3.187 ha, độ che phủ rừng trên tổng diện tích
đất tự nhiên của thành phố đạt trên 43%, sản lượng gỗ tròn khai thác hàng năm đạt
120 m3. Đã tổ chức quản lý bảo vệ cho 3.128 ha rừng, trồng và chăm sóc rừng
cho 200 ha, khoanh nuôi đơn giản cho 654 ha rừng. Tuy nhiên rừng trong khu vực
đang có nguy cơ suy giảm do cháy rừng, phá rừng để nuôi trồng thuỷ sản... việc
khôi phục lại rừng trong các năm tới sẽ là cần thiết.
c) Lĩnh vực thủy sản: được xác định là ngành kinh tế quan trọng (đứng vị
trí thứ 2 trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp), do đó trong những năm qua
thành phố đã khai thác tốt tiềm năng, tận dụng lợi thế để phát triển toàn diện cả
đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản. Giá trị sản xuất ngành thủy sản
năm 2010 đạt 64.900 triệu đồng với tổng sản lượng thủy sản đạt 8.900 tấn, tăng
44,4% so với năm 2005 (tốc độ tăng bình quân là 8,8%/năm).
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác có nhiều đổi mới và chuyển dịch theo hướng
đánh bắt xa bờ, chú trọng các đối tượng xuất khẩu. Ngư dân đã mạnh dạn đầu tư
đổi mới thiết bị ngư cụ, chuyển đổi nghề nghiệp, năng lực khai thác tăng lên đáng
kể. Đến nay toàn thành phố có 539 tàu với tổng công suất gần 30 nghìn CV (bình
quân 55 CV/tàu), tăng so với năm 2005 là 71 tàu thuyền, sản lượng thủy sản khai
thác tăng bình quân 3 - 4%/năm. Đã thành lập và phát triển đa dạng các mô hình
đánh bắt hải sản (54 tổ đội với 318 tàu thuyền tham gia), chú trọng mở rộng ngư
trường, kết hợp khai thác đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi

trường sinh thái biển.
Nuôi trồng thủy sản có bước chuyển biến mạnh trên cơ sở ổn định về diện
tích và nâng cao chất lượng theo hướng hàng hóa. Năm 2010 toàn thành phố có
465 ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm thủy sản nước mặn, lợ là 222 ha, nước ngọt
243 ha, với tổng sản lượng đạt 1.462 tấn (trong đó cá nước ngọt chiếm 45%), sản
lượng tăng bình quân 12,8%/năm. Diện tích nuôi thủy sản mặn, lợ tập trung chủ
yếu tại các phường Đức Ninh Đông, Phú Hải, Đồng Phú,... với các đối tượng nuôi
chính là tôm sú, tôm chân trắng, cá mú, cá hồng mỹ, cá diêu hồng. Nuôi thủy sản
nước ngọt được nhân rộng theo mô hình lúa cá, phù hợp với những chân ruộng
trũng trên địa bàn các xã Đức Ninh, Lộc Ninh, phường Bắc Lý,... với các đối
tượng nuôi truyền thống như trắm cỏ, trôi, chép,... ngoài ra còn du nhập và phát
triển các giống mới như cá lăng, cá chép môi trề, trê lai, rô phi đơn tính,... mang lại
giá trị kinh tế cao.
* Nuôi trồng thủy sản: Với 2 hình thức nuôi trồng thủy sản là nuôi thủy
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

20
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

sản mặn lợ và thủy sản ngọt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển mạnh theo
hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 ước đạt 455 ha
(diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ là 183 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản
ngọt là 272 ha).
Hình thức nuôi cá - lúa phát triển mạnh, phù hợp với như ở 2 xã là Đức
Ninh, Lộc Ninh và phường Bắc Lý.

Nhìn chung, kết quả nuôi trồng thuỷ sản chưa ổn định, rủi ro còn khá cao,
thậm chí còn bị mất mùa trắng do việc nuôi trồng còn mang tính tự phát, không
theo quy hoạch; quy trình kỹ thuật nuôi áp dụng còn tùy tiện, ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản còn yếu, nhất là phòng chống dịch bệnh, hệ
thống cấp thoát nước chưa được đồng bộ.
* Chế biến thủy sản: Hiện nay, hoạt động thu mua và chế biến thủy sản
xuất khẩu trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do các đơn vị chuyển sang cổ phần
hóa và chuyển đổi chủ đầu tư nên hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu bị
ngưng trệ trong thời gian qua. Với các mặt hàng chế biến chủ yếu là tôm và mực
đông lạnh chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản, ngoài ra còn có mặt
hàng khô cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt
500 tấn, năm 2007 đạt 530 tấn, năm 2008 đạt 670 tấn, phấn đấu tăng bình quân
hàng năm 13,2% về sản lượng và 20% về giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra, chế biến nội địa như: nước mắm, cá khô cũng được đẩy mạnh,
chất lượng sản phẩm được đảm bảo và tiêu thụ tốt, góp phần giải quyế tốt đầu ra
cho đánh bắt, giải quyết việc làm cho ngư dân và đáp ứng được tiêu dùng của
người dân (năm 2006 đạt 340 tấn, năm 2007 đạt 365 tấn, năm 2008 đạt 370 tấn,
sáu tháng đầu năm 2009 đạt 205 tấn). Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đã vượt
chỉ tiêu kế hoạch, song việc chế biến hải sản còn yếu, sản phẩm đơn điệu, chất
lượng thấp, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm hải sản yếu, do đó khả năng
cạnh tranh thấp trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Hoạt động sản xuất Công nghiệp - TTCN đang từng bước ổn định và giữ
được tốc độ tăng trưởng khá, được chỉ đạo đầu tư phát triển mạnh về sản xuất vật
liệu xây dựng và công nghiệp chế biến, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN năm
2010 ước đạt 1.182,000 triệu đồng tăng 15,8% so với năm 2009. Tốc độ tăng
trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010
đạt 16,9%, vượt mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 18 và
nghị quyết 04/NQ-TV đề ra. Sự phát triển của ngành trong thời gian qua góp
Báo cáo thuyết minh tổng hợp


21
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

phần tích cực trong sự chuyển dịch cơ cấu, nâng cao tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng trong tổng giá trị chung của nền kinh tế, tăng từ 41,4% năm 2009 đến năm
2010 là 41,5% .
Tổng số cơ sở xản xuất Công nghiệp - TTCN năm 2005 trên địa bàn có
1552 cơ sở, đến năm 2009 tăng 488 cơ sở và 1914 lao động so với năm 2005, giải
quyết việc làm cho hơn 10.470 lao động. Dự kiến đến cuối năm 2010 trên địa bàn
có 2300 đến 2400 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho 11.100 đến 11.200 lao
động có việc làm.
Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, thành phố đã triển khai một loạt dự án đầu tư với
quy mô vừa và nhỏ, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững, đã có nhiều doanh
nghiệp đầu tư vào các cụm TTCN, cụ thể: các doanh nghiệp đầu tư vào cụm
TTCN Thuận Đức với 7 dự án, điểm TTCN Tân Sơn (trên địa bàn Đức Ninh) với
6 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 21 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có các doanh
nghiệp triển khai trên địa bàn như Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình,
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú
Quý, xí nghiệp gỗ mỹ nghệ Phương Anh, nhà máy đóng tàu VINASIN Quảng
Bình, nhà máy gạch Ciramic Đồng Hới, công ty cổ phần vật liệu xây dựng 1.5,…
Giai đoạn 2006-2010 các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục sắp xếp lại theo
hình thức cổ phần hóa do tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước có
xu hướng giảm dần (năm 2006 chiếm 62,9%, năm 2007 chiếm 55,6%, năm 2008
là 52,8%, năm 2009 chiếm 51,3%, và năm 2010 chiếm 46,7%). Bên cạnh đó,

kinh tế tư nhân lại góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng chung của toàn ngành,
giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân năm 2006 chiếm tỷ trọng 37,1%,
năm 2009 chiếm 48,7% và năm 2010 chiếm 53,3% trong tổng giá trị chung.
Ngành công nghiệp chuyên môn hóa vẫn được duy trì ổn định và giữ được
tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành như sản xuất
chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa;
sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sửa chữa xe có
động cơ luôn chiếm tỷ trọng cao so với toàn ngành. Giai đoạn 2006-2010 ước tốc
độ tăng trưởng bình quân năm của ngành chế biến gỗ đạt 41,7%, dệt may đạt
33,26%, in ấn đạt 29,34%; lương thực, thực phẩm đạt 21,91%, sản xuất sản phẩm
từ chất khoáng phi kim loại đạt 12,3%, sản xuất sản phẩm từ kim loại đạt 11,5%.
Theo quyết định số 3277/QĐ-UB ngày 12/10/2004 của UBND tỉnh Quảng
Bình về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Cụm TTCN&NNNT tỉnh
Quảng Bình”, thành phố Đồng Hới được tỉnh cho phép quy hoạch 7 cụm và 9
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

22
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

điểm với diện tích dự kiến 102 ha. Hiện nay trên, đã thực hiện xây dựng được
điểm Tân Sơn (quy mô 1,5 ha), cụm Thuận Đức (quy mô 10,8 ha), cụm TTCN
Bắc Nghĩa (quy mô 13,25 ha), điểm Phú Hải (quy mô 22.000 m2), cụm Nghĩa
Ninh (quy mô 10 ha); trong năm 2010 sẽ xây dựng các cụm điểm TTCN tại
Quang Phú, Hải Thành, Đức Ninh Đông. Hiện tại đã có 13 dự án đi vào sản xuất
và phát huy được hiệu quả với tổng số vốn đầu tư đạt 269 tỷ đồng, thu hút trên

2000 lao động.
Nhìn chung, kết quả phát triển công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu
cầu đề ra, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất hạn chế,
đặc biệt là vốn đầu tư xây dựng các cụm điểm TTCN, vốn đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn vay, do đó hạn chế đến khả năng tích lũy tái đầu tư
của các cơ sở sản xuất. Các ngành công nghiệp như cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ
trợ còn ít và với quy mô nhỏ chủ yếu là gia công, lắp ráp; sản xuất công nghiệp
-TTCN chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
- Dịch vụ thương mại: Ngành thương mại trong những năm qua đã tập
chung kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống
cho nhân dân trên địa bàn và khách du lịch như: vật tư nông nghiệp, công nghệ
phẩm, văn hóa phẩm, thực phẩm, các mặt hàng mỹ nghệ, hàng trang trí nội thất,
dịch vụ, ăn uống…với tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng trưởng ổn định với
nhịp độ khá, năm 2009 đạt 2.712 tỷ đồng (tăng 17,8%). Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển khá nhanh, phong phú, đa dạng, hàng hóa lưu thông ngày càng
thuận lợi, góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của xã hội cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế.
Lực lượng lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng lên cả về mặt
số lượng và chất lượng, năm 2010 trên địa bàn thành phố ước có 17.933 lao động
kinh doanh trên ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong đó lao
động trong khu vực quốc doanh là 1.600 (chiếm 8,9%), lao động trong khu vực
tập thể là 60 người (chiếm 0,33%), lao động tư nhân và cá thể là 16.273 người
(chiếm 90,74% tổng số lao động toàn ngành), ngoài ra còn có 600 doanh nghiệp
tư nhân và 5.548 cơ sở cá thể kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
Mạng lưới dịch vụ thương mại phát triển phong phú ngày càng được mở
rộng, các cơ sở kinh doanh tăng nhanh từ năm 2006 tổng số cơ sở kinh doanh
thương mại là 4.233, năm 2010 số cơ sở kinh doanh thương mại là 5.548 cơ sở.
Hiện tại thành phố có 13 chợ trong đó có 7 chợ nội thành, 6 chợ nông thôn, bình
Báo cáo thuyết minh tổng hợp


23
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

quân mỗi xã có 1 chợ, tuy nhiên số chợ phân bố không đều làm hạn chế trực tiếp
đến nhu cầu mua sắm của nhân dân như xã Bảo Ninh, phường Phú Hải, Hải
Thành và một số xã, phường khác. Ngoài ra còn có 2 trung tâm thương mại hạng
III là chợ Đồng Hới và chợ Nam Lý, cùng với 3 siêu thị chuyên doanh loại III là
2 siêu thị sách và siêu thị Hiếu Hằng. Nhìn chung, cơ sở vật chất ngày càng được
tăng cường, hàng hóa và thị trường thương mại trao đổi mạnh, thương mại nội
địa phát triển nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tạo được nguồn hàng ổn định chất
lượng, cơ chế quản lý kinh doanh còn thiếu năng động, khả năng cạnh tranh thấp,
hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Dịch vụ du lịch: Phát triển nhanh, diễn ra sôi động, nhộn nhịp và trở
thành một ngành kinh tế độc lập, quan trọng. Các hoạt động du lịch phong phú đa
dạng với nhiều loại hình, một số khu du lịch chất lượng cao được xây dựng; nhiều
nhà hàng, khách sạn được đầu tư nâng cấp và xây mới nhất là khu vực biển, thu hút
được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tỷ lệ cán bộ phục vụ trong ngành du
lịch qua đào tạo được nâng cao rõ rệt, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của du
khách. Quy mô và loại hình du lịch ngày càng phát triển, năm 2009 có 8.170 cơ sở
hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch với 1.206 nhà hàng, khách sạn. Lượng khách
du lịch đến Đồng Hới ngày càng tăng, năm 2009 có 416.904 lượt người (tăng 14%),
đạt 102,1% kế hoạch và tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt doanh thu 742 tỷ đồng. Trên
địa bàn ước tính trong năm 2010 có 1.332 nhà hàng, khách sạn (trong đó bao gồm
119 khách sạn, nhà nghỉ với 2.089 phòng, với nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1
đến 2 sao, đặc biệt khu du lịch sinh thái Sunspa Resort trên địa bàn xã Bảo Ninh đạt

tiêu chuẩn 4 sao, với 214 buồng và 400 giường), đáp ứng được yêu cầu của du
khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,…) chưa được đồng bộ,
sản phẩm du lịch còn nghèo và chất lượng dịch vụ, công tác phục vụ ngành du lịch
chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
- Dịch vụ khác: Bao gồm dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông,
vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí,… ngày càng phát triển. Vận tải hàng hóa, hành
khách chất lượng được nâng cao, đáp ứng hầu hết nhu cầu đi lại của nhân dân.
Dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp như cơ khí sửa chữa, đào tạo nghề được
chú trọng, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
Năm 2010 dân số Thành phố ước tính là 113.973 người bao gồm 78.568
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

24
Trang


UBND Thành phố Đồng Hới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

nhân khẩu thành thị (chiếm 68,93%); dân số trong độ tuổi lao động là 67.130
người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 12,26‰. Dân cư phân bố không
đồng đều giữa các đơn vị hành chính phường, xã; đa số tập trung với mật độ cao
tại khu vực các phường nội thị và nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ
thống hạ tầng cơ sở đồng bộ; còn các khu vực khác thì mật độ dân cư thưa thớt,
cụ thể: Mật độ dân số bình quân chung của Thành phố năm 2009 là 719
người/km2, những phường có mật độ dân số cao là phường Đồng Mỹ (4.652

người/km2); Nam Lý (3.504 người/km2), Hải Đình (2.607 người/km2) và những xã
có mật độ dân số thấp như xã Thuận Đức (86 người/km2), xã Nghĩa Ninh (280
người/km2).
Thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình năm 2009 toàn Thành phố
đã đạt 95% kế hoạch được giao; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 10,32%, giảm
0,8% so với cùng kỳ, giảm tỷ suất sinh 0,51‰ so với năm 2008; qua đó ta thấy
công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, mức giảm sinh hàng năm
được duy trì. Tuy nhiên, gần đây dân số liên tục gia tăng cơ học do sức hút từ quá
trình mở mang, phát triển đô thị và các khu dân cư mới. Với tốc độ thị hóa ngày
càng cao như hiện nay; cùng với việc phát triển và hình thành, mở rộng về phía
Tây thành phố các khu công nghiệp, các khu du lịch, khu dân cư trong thời gian
tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.
2.3.2. Lao động
Bằng các giải pháp đồng bộ, Thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực
từ các thành phần kinh tế, kết hợp với các chương trình, dự án để tạo việc làm
cho người lao động, đưa 2.858 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,
bình quân giải quyết việc làm cho 6.700 lao động/năm, nâng cao đời sống cho
người dân. Lao động trong các nghành kinh tế là 56.753 người, trong đó: Lao
động nông, lâm, thủy sản là 12.228 người, lao động trong công nghiệp - xây dựng
là 18.628 người, trong ngành dịch vụ là 25.717 người. Lao động trong độ tuổi
không có việc làm là 3.419 người, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là
22.754 người, lao động trong ngành thương mại là trên địa bàn thành phố ước
17.933 người.
Thông qua chính sách thu hút lao động giỏi làm việc tại địa phương, đến
nay trình độ học vấn trong lực lượng lao động xu hướng được nâng lên và có khả
năng tăng nhanh trong các năm sau, công tác đào tạo lại lao động được chú trọng
quan tâm. Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40.2 % so với tổng số lao
động trên địa bàn.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp


25
Trang


×