Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


ĐÀO VĂN THANH

TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐẦU TƯ
Mã số :

62.31.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. PGS.TS TỪ QUANG PHƯƠNG
2. GS.TS NGUYỄN KHẮC MINH

HÀ NỘI - 2013


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

i

Lời cam đoan


ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ

xi

Danh mục phụ lục

xii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA

19

1.1

Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài


19

1.1.1

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

19

1.1.2

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

20

1.1.3

Các hình thức cơ bản đầu tư trực tiếp nước ngoài

21

1.1.4

Một số lý thuyết và động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài

24

1.2

Cơ sở lý luận về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các

doanh nghiệp nội địa

28

1.2.1

Khái niệm và các hình thức tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài

28

1.2.1.1. Khái niệm

28

1.2.1.2. Các hình thức

38

1.2.2

Các kênh truyền dẫn tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới
các doanh nghiệp nội địa

30

1.2.2.1

Các kênh truyền dẫn tác động tràn theo chiều ngang

30


1.2.2.2

Các kênh truyền dẫn tác động tràn theo chiều dọc

39

1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến các doanh nghiệp nội địa

42

1.3.1

Nhân tố nội tại của doanh nghiệp

42

1.3.1.1. Năng lực tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
1.3.1.2.

Nguồn nhân lực, khả năng hấp thụ và khoảng cách công nghệ của các
doanh nghiệp nước sở tại

1.3.1.3. Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước

42
43

45


iv

1.3.1.4. Quy mô của các doanh nghiệp trong nước

46

1.3.1.5. Năng lực tài chính

46

1.3.2

Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

47

1.3.2.1

Chiến lược của các công ty đa quốc gia

47

1.3.2.2

Yếu tố thể chế

47


1.3.2.3

Cạnh tranh tại thị trường trong nước

50

1.3.2.4

Đặc điểm của đầu tư nước ngoài và khả năng tiếp nhận công nghệ mới
của chính các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

51

1.3.2.5

Ảnh hưởng của vùng

54

1.3.2.6

Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ v à các ngành liên quan

55

1.3.2.7

Thông tin về thị trường


55

1.4

Mô hình đánh giá tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
tăng trưởng năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp nội địa

55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

56

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

61

2.1

Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp Dệt
may Việt Nam

61

2.1.1

Vốn và số dự án

61


2.1.2

Hình thức đầu tư

62

2.1.3

Cơ cấu đầu tư

63

2.1.4

Địa bàn đầu tư

64

2.1.5.

Đối tác đầu tư

65

2.2

Thực trạng tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các
doanh nghiệp thuộc ngành Dệt may Việt Nam


66

2.2.1

Thực trạng tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều
ngang

66

2.2.1.1

Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh

66

2.2.1.2

Bắt chước và trình diễn các hiệu ứng

71

2.2.1.3

Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Dệt may
trong nước

73

2.2.1.4


Nghiên cứu và phát triển

77


v

2.2.1.5

Lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp
trong nước và tăng cường đào tạo lao động của doanh nghiệp trong nước

80

2.2.1.6

Lan tỏa kỹ năng quản lý tiên tiến

82

2.2.2

Thực trạng tác động tràn của đầu tư trực tiế p nước ngoài theo chiều dọc

84

2.2.2.1

Tràn thông qua các mối liên kết ngược


84

2.2.2.2

Tràn thông qua các mối liên kết xuôi

87

2.3

Vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động tràn của đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất và hiệu q uả của các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam

89

2.3.1

Mô tả số liệu

89

2.3.2

Kết quả ước lượng

92

2.4


Đánh giá chung về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam

96

2.4.1

Những kết quả tích cực

96

2.4.2

Những hạn chế

102

2.4.3

Nguyên nhân của những hạn chế

106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

114

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÁC ĐỘNG TRÀN
TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TRÀN TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
VIỆT NAM

116

3.1.

Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành Dệt may Việt Nam

116

3.1.1

Mục tiêu phát triển ngành Dệt may đến năm 2020

116

3.1.2

Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt may Việt Nam

117

3.2

Quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động
tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp
Dệt may Việt Nam


118

Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam so với các doanh nghiệp Dệt may
nước ngoài

118

Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách tăng quy mô và tiềm lực tài

119

3.2.1

3.2.2


vi

chính, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và nguồn nhân lực của các
doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách thu hút đầu tư vào thượng nguồn
ngành dệt may, vào ngành công nghiệp hỗ trợ và chủ động liên kết chặt
chẽ với các doanh nghiệp nước ngoài

120


Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách sàng lọc các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài, lựa chọn, không thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam
kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án

121

Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách ư u tiên thu hút các nhà đầu tư
thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam

122

Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách t ăng cường công tác thanh, kiểm
tra và hậu kiểm tra doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

122

Giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn
tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp Dệt
may Việt Nam

123

3.3.1.

Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực


123

3.3.1.1

Tiếp nhận và đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực Dệt may

123

3.3.1.2

Tiếp nhận và tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ, nâng
cao chất lượng chuyển giao cô ng nghệ và trình độ quản lý

128

3.3.1.3

Tăng cường công tác nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm

132

3.3.1.4

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết sản xuất và
cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp Dệt may

135

3.3.1.5


Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các DN Dệt may từ các công ty
xuyên quốc gia lớn, có tiềm năng về công nghệ và tận dụng tối đa thế
mạnh về R&D của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

137

3.3.1.6

Giải pháp về nguồn vốn

140

3.3.2

Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực

143

3.3.2.1

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành Dệt may

143

3.3.2.2

Có chính sách “giữ chân” lao động, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám

148


3.3.2.3

Chú trọng phát triển thị trườn g trong nước, làm “hậu phương ” vững chắc,

150

3.2.3

3.2.4

3.2.5

3.2.6

3.3


vii

làm “bàn đạp” để xúc tiến thị trường nước ngoài
3.3.3.

Kiến nghị để thực hiện giải pháp

151

3.3.3.1

Kiến nghị với Nhà nước


151

3.3.3.2

Kiến nghị với Hiệp hội Dệt may Việt Nam

154

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

155

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

157

LUẬN ÁN

160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

161

PHỤ LỤC

P-1



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A. TIẾNG VIỆT:
TT

Chữ viết tắt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
21
22
23

24
26
27
28
30
31
32
33

CCKT
CGCN
CLSP
CNH
CPSX
CQNN
CSHT
CSVC
DN
DNLD
DNNN
DNV&N
ĐTNN
ĐTPT
ĐTRNN
GD&ĐT
GTGT
GTSP
HĐH
HĐHTKD
KCN

KCX
KHKT
KHCN
KKĐT
KTQT
KT-XH
MTĐT
NCKH
NLCT

Nghĩa đầy đủ

Cơ cấu kinh tế
Chuyển giao công nghệ
Chất lượng sản phẩm
Công nghiệp hóa
Chi phí sản xuất
Cơ quan nhà nước
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp vừa và n hỏ
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư phát triển
Đầu tư ra nước ngoài
Giáo dục và đào tạo
Giá trị gia tăng
Giá thành sản phẩm

Hiện đại hóa
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khoa học kỹ thuật
Khoa học công nghệ
Khuyến khích đầu tư
Kinh tế quốc tế
Kinh tế - xã hội
Môi trường đầu tư
Nghiên cứu khoa học
Năng lực cạnh tranh


ix

34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

49
50
51
52
53

NNL
NSLĐ
NSNN
NVL
QLCL
QLNN
QSD
R&D
SHTT
SXKD
TMQT
TNHH
TNTN
TTCK
XHCN
XTĐT
VINATEX
VITAS
VNN

Nguồn nhân lực
Năng suất lao động
Ngân sách Nhà nước
Nguyên vật liệu

Quản lý chất lượng
Quản lý nhà nước
Quyền sử dụng
Hoạt động Nghiên cứu và triển khai
Sở hữu trí tuệ
Sản xuất kinh doanh
Thương mại quốc tế
Trách nhiệm hữu hạn
Tài nguyên thiên nhiên
Thị trường chứng khoán
Xã hội chủ nghĩa
Xúc tiến đầu tư
Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Vốn nước ngoài

B. TIẾNG ANH:
TT

Chữ
viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

APEC

Asia Pacific Economic Co-operation


Nghĩa tiếng Việt
àn
hợp
tác kinh tế châu Á -TBD
Diễn đ

2

ASEAN

The Association of South East Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

ASEM

Asia - Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

4

AFTA

The Asean Free Trade Area

Hiệp định tự do Asean


5

BOT

Build - Operate - Tranfer

Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao

6

BT

Build - Tranfer

Xây dựng-Chuyển giao

7

BTO

Build - Tranfer - Operation

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

CIF

Cost, Insurance and Freight

Người bán sẽ mua bảo hiểm và trả cước
cho hàng tới cảng của bên mua


8

Nghĩa tiếng Anh


x

9

CMT

Cut - Make - Trim

Phương thức gia công hàng xuất khẩu

10

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

11

GDP

Gross Domestic Procduct


Tổng sản phẩm quốc nội

12

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

13

IPC

Investment Promotion Centre

Trung tâm xúc tiến đầu tư

14

JETRO

Japan External Trade Organization

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản

15

JICA


Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản

16

MFN

The Japenese International Cooperation
Agency
The Most Favoured Nation

17

ODA

Official Development Assitance

Hỗ trợ phát triển chính thức

18

TNCs

Trans-national Corperations

Công ty xuyên quốc gia

19

USD


The United States of Dollar

Đồng Đôla Mỹ

20

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Quy chế tối huệ quốc


xi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
I. Danh mục Bảng
Trang
Bảng 2.1

Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam

76

Bảng 2.2

Tỷ lệ chi cho hoạt động R&D so với doanh thu


78

Bảng 2.3

Chi phí cho nâng cao năng lực thiết kế ở VINATEX

78

Bảng 2.4

Nguồn cung cấp nguyên liệu dệt may của DN FDI (%)

84

Bảng 2.5

Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm dệt may c ủa DN FDI (%)

87

Bảng 2.5

Mô tả số liệu

89

II. Danh mục Hình vẽ
Hình 1.1
Hình 2.1


Sơ đồ các hình thức tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Số vốn và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt may
Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011

29
61

III. Danh mục Biểu đồ
Biểu đồ 2.1

Tỷ lệ dự án FDI của Đài Loan và Hàn Quốc vào ngành dệt, may,
sản xuất nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011

Biểu đồ 2.2

Vốn FDI đăng kí vào ngành Dệt may Việt Nam theo đối tác đầu
tư giai đoạn 2001 - 2011

63

65


xii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 2.1


Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt may giai đoạn 1998 - 2011

P-1

Phụ lục 2.2

Loại hình doanh nghiệp dệt may Việt Nam

P-1

Phụ lục 2.3

Tỷ lệ các DN dệt may Việt Nam năm 2011 phân theo số lao động

P-2

Phụ lục 2.4

10 nhà đầu tư lớn nhất vào ngành Dệt may Việt Nam

P-2

Phụ lục 2.5

Các kênh tràn và tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước

P-3

Phụ lục 2.6


Đánh giá về sức ép cạnh tranh

P-3

Phụ lục 2.7

Tổng vốn đầu tư cho ngành bông giai đoạn 2000 - 2015

P-4

Phụ lục 2.8

Năng lực sản xuất nguyên liệu năm 2010

P-4

Phụ lục 2.9

Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may năm 2010

P-4

Phụ lục 2.10 Công nghệ ngành dệt may Việt Nam

P-5

Phụ lục 2.11 Chi phí đầu tư thương hiệ u ở một số doanh nghiệp Việt Nam

P-5


Phụ lục 2.12 Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của các DN dệt may Việt Nam

P-6

Phụ lục 2.13 Một số thương hiệu may mặc nổi tiếng của Việt Nam

P-7

Phụ lục 2.14 Chi phí đào tạo nguồn nhân lực của ngành dệt may

P-8

Phụ lục 2.15 Nhu cầu đào tạo mới lao động dệt may giai đoạn 2008 - 2020

P-8

Phụ lục 2.16 Danh mục các vùng và các tỉnh Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu

P-9

Phụ lục 2.17 Phân bổ các doanh nghiệp dệt may theo vùng kinh tế qua các năm

P-10

Phụ lục 2.18 Phân phối của các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau
giai đoạn 2000 -2008
Phụ lục 2.19 Tốc độ tăng trưởng trung bình của các biến theo năm
Phụ lục 2.20 Giá trị trung bình của các biến tính từ các công thức (2)-(6)
trên cơ sở các bảng I-O của năm 2000-2008


P-11
P-12
P-12

Phụ lục 2.21 Hồi quy theo sai phân bậc nhất cho toàn bộ mẫu

P-13

Phụ lục 2.22 Hồi quy theo sai phân bậc nhất cho các doanh nghiệp trong nước

P-14

Phụ lục 2.23 Hồi quy theo sai phân bậc phân theo quy mô doanh nghiệp

P-15

Phụ lục 2.24 Quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

P-17

Phụ lục 2.26 Một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng giai đoạn 2005-2010

P-17

Phụ lục 2.27 Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiêu, công nghiệp mũi nhọn
giai đoạn 2007 -2010, tầm nhìn đến nă m 2020

P-18



xiii

Phụ lục 2.28
Phụ lục 2.29

Phụ lục 2.30
Phụ lục 2.31
Phụ lục 2.32
Phụ lục 2.33

Các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày
04/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ
Các chỉ tiêu chủ yếu theo Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
của Bộ Công thương
Các phương thức xuất khẩu hàng dệt may
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực n gành dệt may Việt Nam đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Phần dư Solow

P-19

P-19
P-20
P-22
P-28
P-33



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và
phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
FDI không chỉ cung cấp lượng vốn đầu tư lớn, tạo nhiều việc làm cho xã hội mà còn
thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu cũng như mang lại sự thay đổi về công nghệ và kỹ
năng quản lý hiện đại vào quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tại Việt Nam, sau khi thực hiện
chính sách cải cách và mở cửa, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể,
luồng FDI vào Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn
đầu tư xã hội qua các thời kỳ: từ 26,6 tỉ USD ( chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư xã hội)
giai đoạn 1991-2000 lên 69,5 tỉ USD (chiếm 22,7% tổng vốn đầu tư xã hội) giai đoạn
2001 - 2011. Tỉ trọng đóng góp của FDI trong GDP tăng từ 2% năm 1992 lên 10,7%
năm 2000, 16,9% năm 2006, 18,9% năm 2011 [21]. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới ( WTO) vào năm 2007 đã tạo cơ hội cho đầu tư cả ở trong nước
và ngoài nước, đồng thời cũng là một thách thức mới cho Việt Nam. Do đó, cần phải
nắm rõ được vai trò của FDI trong nền kinh tế, để từ đó đưa ra những chính sách
thích hợp nhằm thu hút FDI và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực FDI.
Bên cạnh những kết quả do FDI mang lại, nhiều ý kiến cho rằng, qua 25 năm
thu hút và sử dụng FDI, Việt Nam vẫn đang nổi lên không ít bất cập, nhiều kỳ vọng
chưa đạt được như mong muốn, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp,
FDI chỉ tập trung trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn
khiêm tốn, phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu ở
mức trung bình và có nguồn gốc từ châu Á… Một trong số các vấn đề đó là mức độ
“tràn” của FDI và vai trò của các doanh nghiệp ( DN) FDI đối với các DN Việt Nam
vẫn còn ở mức độ khiêm tốn và các DN Dệt may cũng không phải là ngoại lệ.
Ngành Dệt may trong những năm đổi mới đã có những bước phát triển khá ngoạn
mục, và là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Kim ngạch

xuất khẩu thường đứng thứ hai và nhiều năm gần đây đứng đầu ( vị trí số 1) trong
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, các DN Dệt


2

may đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới trong phát triển. Sản phẩm
dệt may, mặc dù đã có nhiều tiến bộ và cải thi ện cả về chất lượng và mẫu mã, song
vẫn còn nhiều yếu kém, thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp. So với yêu cầu ngày
càng “khắt khe-chuẩn mực” của thị trường và khách hàng, đòi hỏi các DN Dệt may
Việt Nam phải tiếp tục hiện đại hóa công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực (NNL), cải tiến mẫu mốt, tuân thủ các quy định, các tiêu
chuẩn quốc tế... từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN trong nước.
Sự có mặt của FDI dù dưới hình thức 100% vốn nước ngoài (VNN) hoặc liên
doanh sẽ tạo áp lực cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh (SXKD), thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ ( CGCN)
tiên tiến từ các nguồn khác nhau, qua đó thúc đẩy hoạt động nâng cao trình độ mọi
mặt của DN trong nước. Đồng thời, sự có mặt của FDI đã thúc đẩy liên kết giữa các
DN FDI với các nhà cung ứng trong nước thông qua việc DN địa phương là ng uồn
cung cấp hoặc được các DN FDI đặt hàng cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu
cho các DN FDI hoặc ngược lại, các DN FDI cung cấp các yếu tố đầu vào cho các
DN trong nước. Khi đó FDI sẽ có sự chuyển giao về công nghệ, điều này có thể dẫn
đến tăng khả năng sản xuất của DN. Đây chính là tác động tràn về năng suất của
FDI, góp phần làm tăng trưởng năng suất và hiệu quả của các DN Dệt may nói
riêng, cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung.
Trên thực tế, việc thu hút FDI và các tác động trà n của FDI tới các DN trong
nền kinh tế cũng có thể không xảy ra đồng thời. Có trường hợp thu hút được dòng
FDI khá lớn, làm tăng vốn đầu tư trong nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn
này vào tăng trưởng là thấp, tác động tràn của FDI hầu như không xảy ra. Và như
vậy, việc thu hút và sử dụng FDI như trên là chưa thành công, chưa tận dụng triệt để

nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng năng suất và hiệu quả. Thực trạng này khiến
cho các nhà kinh tế quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu và đánh giá tác độn g tràn
của FDI tới các DN, trong đó có các DN thuộc ngành Dệt may.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đối với một nền
kinh tế và thường sử dụng phươ ng pháp phân tích định lượng để kiểm định và


3

lượng hóa các tác động này. Đầu tiên là nghiên cứu của Caves (1974) về tác động
tràn công nghệ của FDI lên các DN nội địa [90]. Sau nghiên cứu này, đã có nhiều
nghiên cứu về tác động tràn cho nền kinh tế một nước hoặc một nhóm nước. Cụ thể,
nghiên cứu của Caves (1974) đối với 23 ngành sản xuất của Úc [90], Globerman
(1979) đối với các ngành sản xuất của Canada [108], một số nghiên cứu về các ngành
sản xuất ở Mehico và Indonesia của Blomström và Persson (1983), Blomström (1986),
Blomström và Edward Wolff (1994), Blomström và Sjöholm (1999) đã chỉ ra tác
động tràn tích cực của FDI [73], [74], [75], [79]. Trong khi đó, các nghiên cứu của
Aitken và Harrison (1999) cho các công ty của Venezuela, Djankov và Hoekman
(2000) của Cộng hòa Séc, Konings (2001) của Bulgaria và Romania lại đưa ra kết
luận ngược lại, là FDI có tác động tràn tiêu cực hoặc không tồn tại tác động tràn [59],
[95], [140]. Mặt khác, các nghiên cứu của Girma và Wakelin (2001), Harris và
Robinson (2003) cho các công ty của Anh [111], [118]; Barrios và Strobl (2002) của
Tây Ban Nha [66], Haddad và Harrison (1993) cho các công ty của Maroc [117];
Kokko (1996, 2001) cho các công ty của Uruguay [135], [138]; Kugler (2001) của
Colombia [142]; Kathuria (2000) cho Ấn Độ [129], Kinoshita (2001) cho Cộng hòa
Séc [133], Bosco (2001) cho Hungary [84] và Konings (2001) cho Ba Lan [140] cho
kết quả là FDI có tác động tràn không đáng kể hoặc hỗn hợp. Kết quả thực nghiệm
có sự khác nhau đó là do giai đoạn nghiên cứu khác nhau, hoặc do thực trạng nghiên
cứu cho từng nước, hoặc từng nhóm nước cụ thể. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới
trong những năm gần đây có những biến đổi nhanh chóng và phức tạp, đặc biệt là

các dòng FDI đã có những dịch chuyển đáng kể theo vùng lãnh thổ hoặc quốc gia,
do đó, kết quả sẽ có sự khác nhau.
Như vậy, vai t rò của FDI là rất lớn và cần phải có những chính sách thích hợp
trong việc thu hút và sử dụng nguồn lực FDI. Để có thể thích ứng nhanh với các yêu
cầu trong tình hình mới, một mặt bản thân các quốc gia/DN phải nỗ lực, nhưng mặt
khác phải tận dụng tốt những ưu điểm, lợi thế do FDI mang lại. Do vậy, vấn đề cấp
thiết là cần tiếp tục nghiên cứu tác động tràn của FDI ở phạm vi ngành hoặc phạm
vi DN nào đó.


4

Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về FDI, đặc biệt, có một số nghiên cứu về
tác động tràn của FDI tới các DN trong nước như: các nghiên cứu của Nguyễn Thị
Tuệ Anh (200 6), Nguyễn Phi Lân ( 2006), Lê Quốc Hội ( 2008), Lê Quốc Hội và
Nguyễn Quang Hồng (2009) [4], [22], [23], [165]… Tuy nhiên, cho đến nay, chưa
có một nghiên cứu về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam. Từ
đây, đặt ra một vấn đề phải giải quyết làm thế nào để tận dụng tốt những cơ hội và
tác động tràn tích cực của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam. Muốn vậy, phải có
nghiên cứu, đánh giá khách quan và xác thực hiện trạng của tác động tràn của FDI,
tìm ra các nguyên nhân cản trở, ách tắc để từ đó có quan điểm, giải pháp phù hợp,
trúng và hiệu quả. Góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Tác
động tràn của đ ầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt
may Việt N am” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI đến các
DN nội địa thuộc ngành Dệt may Việt Nam nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để
đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả các tác động tràn này. Cụ thể, luận án tập
trung giải quyết một số mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa lý luận về FDI và tác động tràn của FDI tới các DN nội địa .
- Chỉ ra một số kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may
Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may
Việt Nam bằng việc sử dụng phân tích định tính và mô hình định lượng .
- Phân tích một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tác động tràn của FDI tới các
DN Dệt may Việt Nam.
- Dựa vào những kết quả nghiên cứu và phân tích để đưa ra một số quan
điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tác động tràn tích cực và
hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI tới các DN D ệt may Việt Nam.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu của nước ngoài


5

Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về tác động tràn của FDI tới các
DN nội địa và các nghiên cứu này thường sử dụng phương pháp phân tích định
lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động này. Các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra
tác động tràn của FDI theo hai hình thức: tác động tràn theo chiều ngang và tác
động tràn theo chiều dọc .
a) Tác động tràn của FDI theo chiều ngang (tràn trong nội bộ ngành) được
định nghĩa là những tác động có lợi của FDI tới các DN trong nước hoạt động trong
cùng ngành/lĩnh vực [59], [184].
Javorick (2004) nghiên cứu về tác động tràn của FDI ở các nước đang phát
triển, và kết luận tác động tràn của FDI có thể mang đến những thay đổi công nghệ,
tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện nguồn lực hoặc thay đổi kỹ năng công việc và
khả năng quản trị trong các nước này [123].
Các nghiên cứu về ảnh hưởng gia tăng sự hiện diện của DN FDI hầu như

không đạt được sự đồng thuận . Trong khi Kokko (1994), Blomström và Sjöholm
(1999), Keller và Yeaple (2003) đưa ra kết quả khẳng định tác động tích cực của
FDI vào năng suất của các DN trong nước trong cùng ngành, thì Haddad và
Harrison (1993) lại khẳng định không có tác động như vậy và Aitken và Harrison
(1999) còn tìm thấy tác động tiêu cực cho các DN của Venezuela [59], [79], [117],
[132], [134].
Tràn trong nội bộ ngành mang tính chất cạnh tranh, điều này có nghĩa là giữa
các DN FDI và DN nội địa sẽ cạnh tranh với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Do đó,
các DN nội địa sẽ cải tiến công nghệ và cải thiện nguồn lực [78]. Theo Aitken và
Harrision (1999), cạnh tranh có thể mang lại ảnh hưởng ngược với các DN nội địa
như các DN nội địa có thể cắt giảm sản lượng và năng suất, do cầu trong nước đối
với hàng hóa của các DN nội địa giảm. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch lao động cũng
được coi là một kênh tràn quan trọng, bởi vì các DN FDI sẽ thu hút lao động từ các
DN nội địa, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới DN nội địa [59]. Mặt khác, các DN
hướng vào xuất khẩu do nhằm vào thị trường bên ngoài thì ít có ảnh hưởng cạnh
tranh hay chèn ép đối với các DN trong nước [184].


6

b) Tác động tràn của FDI theo chiều dọc (tác động tràn liên ngành) bao gồm
các mối liên kết ngược và xuôi chiều.
Thứ nhất, các mối liên kết ngược (backward linkages) xảy ra khi các DN
FDI mua hàng hóa và dịch vụ từ các DN trong nước trong các ngành công nghiệp
thượng nguồn [79], [123].
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tác động tràn dương của mối liên kết
ngược của các DN FDI cho các DN nội địa như các nghiên cứu của Javorcik (2004),
Schoors và Van de Tal (2002), Blalock và Gertler (2008) [72], [123], [181].
Mức độ các mối liên kết theo chiều dọc của các MNCs phụ thuộc nhiều và o
chiến lược mua sắm của MNCs [91]. Các MNCs sẽ có xu hướng tích hợp ngược

theo chiều dọc tại nước chủ nhà khi các DN này chỉ cần những nguồn đầu vào
tương đối đơn giản [89], [106]. Mua sắm trong nước của các DN FDI có xu hướng
tăng dần theo thời gian khi họ tích lũy được những kinh nghiệm đầu tư, nâng cấp
được các yếu tố nội địa tại chỗ và có thể hạ thấp được chi phí mua sắm, chi tiêu nội
địa [96], [115], [157], [178]. Yếu tố thời gian được nhấn mạnh bởi Rasiah (1994) và
có liên quan tới kinh nghiệm và sự tích hợp với nước chủ nhà của các DN FDI
thông qua các hoạt động “ nội địa hóa ” mạnh mẽ hơn về quản lý [172]. Mức độ gắn
kết của các DN thường phụ thuộc vào việc các DN này đã hoạt động ở đó được bao
nhiêu năm và quá trình tích hợp thường được hình thành dầ n từng bước. McAleese
và McDonald (1978) cho rằng, các mối liên kết ngược có xu hướng tăng lên trước
hết với sự tham gia thêm vào theo thời gian của các công đoạn sản xuất và trong
mối tương quan với sự phát triển hạ tầng công nghiệp tại nước chủ nhà [157].
Thứ hai, các mối liên kết xuôi (forward linkages) được tạo ra khi các DN
FDI đầu tư cho các DN nội địa nhằm cải thiện công nghệ, giảm chi phí đầu vào
trung gian cho các sản phẩm [123]. Tuy nhiên, các DN FDI có thể đem đến những
khó khăn cho DN nội địa k hi họ cũng cung cấp các nguồn đầu vào tương tự như các
DN nội địa, điều này sẽ dẫn đến tác động ngược của liên kết xuôi n hư nghiên cứu
Javorcik (2004), Shoors và Van de Tal (2002) cho trường hợp cụ thể của Lithhuania
và Hungary [123], [181].


7

Như ở trên đề cập, kỳ vọng những tác động từ các DN FDI tới các DN nội
địa là dương. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu trái chiều nhau. Cụ thể, những nghiên
cứu chỉ ra tác động dương bao gồm: Caves (1974) trong trường hợp của Australia
[90], Globerman (1979) cho nghiên cứu của Canada [108], Bloomström và Perrson
(1983) nghiên cứu ở Mexico [74], Javorick (2004) cho Lithuanian [123], và
Sasidharan (2006) cho Ấn Độ [177]. Ngược lại, có một số nghiên cứu chỉ ra tác
động âm như: Haddad and Harrison (1993) nghiên cứu cho Morocco [117], Kokko

and Tansini (1996) cho Uruguayan [136], và nghiên cứu của Aitken and Harrison
(1999) cho Venezuela [59].
Tỷ lệ nội địa trong sản xuất của MNCs là một trong những yếu tố quyết định
chính sức mạnh của các mối liên kết [68], [194]. Các DN FDI hướng vào thị trường
nội địa nước chủ nhà thường mua nhiều hơn các nguyên liệu trong nước so với các
DN FDI hướng vào xuất khẩu do những yêu cầu thấp hơn về chất lượng cũng như
các chỉ tiêu kỹ thuật [61], [173].
Rodriguez Clare (1996) chỉ ra rằng, các MNCs có mức sử dụng cao các
nguyên liệu trung gian thì đồng thời tạo ra nhiều mối quan hệ hơn [174]. Với năng
lực tiếp thu hiện tại thì các nước đang phát triển khó có khả năng thu hút FDI với
tiềm năng hình thành các quan hệ ở mức độ cao [174], [187]. Do sản phẩm của các
DN trong nước có chất lượng thấp và không đủ tin cậy, nên các DN FDI có trình độ
công nghệ cao thường phải tìm kiếm các đầu vào từ bên ngoài [199]. Đối với trường
hợp cụ thể của Mexico, khoảng cách công nghệ và tỷ phần thị trường nước ngoài
lớ n, do đó không diễn ra tác động tràn [134]. Ngược lại, Sjöhlom (1999) chỉ ra rằng,
sẽ có tác động tràn nếu khoảng cách công nghệ là lớn, nhưng tác động này sẽ không
xảy ra trong ngắn hạn [180].
c) Về các nhân tố ảnh hưởng tới tác động tràn của FDI , Görg (2001) cho
rằng FDI có sinh ra tác động tràn về công nghệ, tuy nhiên việc xuất hiện tác động
tràn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thậm chí phụ thuộc cả
vào phương pháp ước lượng [110]. Kokko (1994) và Blomström (1986) đưa ra kết
luận l à tác động tràn ít xảy ra đối với các ngành được bảo hộ, đồng thời khẳng định,


8

năng lực hấp thụ công nghệ và khoảng cách về công nghệ của nước đầu tư và nước
nhận đầu tư là hai yếu tố ảnh hưởng tới việc xuất hiện tác động tràn [73], [134].
Balasubramanyam (1996) chứng minh rằng, FDI có tác động quan trọng tới tăng
trưởng, đóng góp của FDI có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế ở những nước có

chính sách khuyến khích xuất khẩu hơn là ở những nước thự c hiện chính sách thay
thế nhập khẩu [64]. Smarzynska (2002) cho rằng, các DN FDI sản xuất hướng vào
thị trường nội địa có tác động tích cực mạnh hơn tới năng suất của DN trong nước so
với các DN FDI hướng vào xuất khẩu [183]. Điều này cho thấy rằng chính sách
thương mại có tác động khá quan trọng tới vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế.
Xiang Li (2001) cho rằng hình thức sở hữu của DN trong nước cũng là một
yếu tố quyết định đến sự xuất hiện tác động tràn của FDI. Còn tác động tràn thông
qua bắt chước, sao chép công nghệ chỉ xuất hi ện ở các DN tư nhân mà không xuất
hiện ở các DNNN. Trái lại, tác động tràn do cạnh tranh lại xuất hiện ở DNNN, nhưng
không gây áp lực lớn cho DN tư nhân [151]. Nghiên cứu của Sjöholm (1999) không
tìm thấy sự khác nhau về mức độ của tác động tràn theo hình thức sở hữu của các
DN FDI [180]. Trong khi đó, nghiên cứu của Taki (2001) lại cho rằng DN có 100%
vốn nước ngoài tạo ra tác động tràn mạnh hơ n là DN liên doanh [188]. Haddad và
Harrison (1993) cũng tìm thấy bằng chứng của tác động tràn về năng suất, như ng
mức độ tác động yếu hơ n ở những ngành có nhiều DN FDI [117].
Theo Lall (1978), Dunning (1993), Javorcik (2008), Meyer và Sinani (2009),
sự hình thành các mối liên kết với các MNCs tại các nước đang phát triển là khác
nhau tùy theo ngành công nghiệp, chiến lược xây dựng mạng lưới và các yếu tố của
nước chủ nhà như bản chất của quá trình công nghiệp, mức độ phức tạp của công
nghệ và mức độ thay đổi công nghệ cần thiết, quy mô nền kinh tế và các yếu tố thị
trường. Quốc gia gốc của DN FDI, triết lý của DN và định hướng thị trường của DN
cũng có những ảnh hưởng trực tiếp tới bản chất và mức độ của các mối quan hệ
được hình thành tại nước chủ nhà [101], [124], [144], [161].
Khi thị trường nước chủ nhà rộng hơn và các nhà cung cấp nội địa có trình
độ công nghệ k hác nhau thì càng có nhiều triển vọng hình thành các mối liên kết


9

với các MNCs [152]. Blomström và Kokko (1997) cho rằng, quy mô thị trường, các

quy định trong nước cũng như quy mô và khả năng công nghệ của các DN nước chủ
nhà là những yếu tố có thể ảnh hư ởng tới mức độ của các mối liên kết [77]. Các
chính sách của chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối
liên kết theo chiều dọc với các MNCs [69], [194].
d) Về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu đánh giá tác
động trà n của FDI tới các DN nội địa trên thế giới khá phong phú và đa dạng.
Sagard (2001) chỉ ra có quan hệ tác động tràn dương của FDI lên TFP trong thời kỳ
1992-1999 trong các DN của Hungary. Nghiên cứu cũng chỉ ra biến đại diện cho tỷ
lệ vốn nước ngoài trong tổng số vốn của DN có ảnh hưởng dương đến tăng trưởng
TFP gộp [175]. Haddad và Harrison (1993) sử dụng số liệu hỗn hợp của các DN ngành
chế tạo của Maroc, rút ra được kết luận quan trọng là DN có tỷ lệ vốn nước ngoài lớn
lại tạo ra năng suất thấp hơn so với các DN có tỷ lệ FDI thấp [117]. Kohpaiboon
(2006) dựa trên phân tích liên ngành của ngành chế tạo ở Thái Lan cung cấp bằng
chứng về tác động tràn của FDI, đồng thời kiểm định giả thiết của Bhagwati về tác
động tràn của công nghệ [139].
Nghiên cứu thực nghiệm của Borensztein (1998) đã phát triển mô hình tăng
trưởng nội sinh để đo lường ảnh hưởng của tính tràn về công nghệ của FDI vào tăng
trưởng kinh tế tại 69 quốc gia đ ang phát triển trong 2 giai đoạn 1970 -1979 và 19801989, đã phát hiện FDI có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế [83].
Thêm nữa, bằng việc sử dụng dữ liệu mảng đối với 18 quốc gia tại Mỹ Latinh trong
giai đoạn 1970-1999, Bengoa và Sancher-Robles (2003) chỉ ra rằng, tác động tràn
của FDI vào tăng trưởng kinh tế là dương khi nước nhận đầu tư có NNL chất lượng
tốt, sự ổn định về kinh tế và tự do hoá thị trường [70]. Nghiên cứu của Wang (2003)
với việc sử dụng dữ liệu của 12 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1987-1997, đã chỉ
ra rằng, FDI trong khu vực sản xuất có tác động tràn tích cực và có ý nghĩa vào tăng
trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư, nhưng FDI trong khu vực không sản xuất
không đóng một vai trò nổi bật trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [198].
Aitken và Harrison (1999) đã sử dụng dữ liệu mảng cho DN từ năm 1976 -


10


1989 của Venezuela. Kết quả, tác giả chỉ ra rằng với những DN có lao động nhỏ
hơn 50 thì sẽ thu được ảnh hưởng với tràn công nghệ từ DN FDI. Thêm vào đó,
nghiên cứu chỉ ra rằng, với một vài ngành như nhau, sự tăng lên tỷ phần vốn củ a
DN FDI có thể tác động tới DN nội địa ở Venezuela [59]. Laura Alfaro (2003) sử
dụng phươ ng pháp hồi quy với dữ liệu mảng để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và
năng suất lao động ở các ngành khác nhau cho 47 quốc gia trong giai đoạn 19811999, và kết luận, FDI có tác động tích cực tới năng suất của DN ngành chế biến, và
có tác động tiêu cực tới tăng trưởng của ngành nông nghiệp và khai khoáng [60].
Mencinger (2003) sử dụng số liệu hỗn hợp cho thời kỳ 1994-2001 để khảo sát vai
trò của FDI tới tăng trưởng của 8 nước chuyển đổi ở Đông Âu và đã chỉ ra rằng,
FDI làm giảm khả năng bắt kịp về tăng trưởng của các nước này với EU [158].
Ekanayake và cộng sự (2003) ước lượng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR)
và mô hình sửa sai (ECM) để kiểm tra sự tồn tại và bản chất về mối quan hệ nhân
quả giữa tăng trưởng kinh tế, luồng vốn FDI và xuất khẩu bằng việc sử dụng dữ liệu
của các quốc gia đang phát triển và phát triển trong giai đoạn 1960-2001. Những
phát hiện của họ ủng hộ mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa gia tăng về xuất khẩu
và tăng trưở ng kinh tế nhưng quan hệ giữa FDI và tăng trưở ng kinh tế có kết quả
không rõ ràng [102].
Javorcik (2004) phân tích ảnh hưởng tràn của DN FDI ở Lithuania thông qua
sử dụng phương pháp bán tham số và khắc phục biến nội sinh t rong bộ dữ liệu
mảng của DN. Nghiên cứu này chỉ ra tác động dương của DN FDI tới tác nguồn
trung gian của DN nội địa, từ đó làm tăng năng suất cũng như nguồn cung của các
DN nội địa. Hiện tượng này xảy ra khi các DN FDI và DN nội địa hợp tác kinh
doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả không tìm thấy sự ảnh hưởng của DN FDI
thông qua các kênh tràn theo chiều ngang và tràn theo chiều dọc xuôi chiều [123].
Trong nghiên cứu của Blomström và Perrson (1983) cho các DN của Mexico
đã đưa ra cách đo lường hiệu quả công nghệ thông qua năng suất lao động. Kết quả
của tác giả giải thích rằng, các DN FDI không hỗ trợ cho các DN nội địa trong cùng
một ngành [74]. Bwalya (2005) kiểm tra tác động tràn của DN FDI đối với các DN



11

nội địa ở Zambia từ năm 1993 đến năm 1995 bằng cách sử dụng phương pháp ước
lượng GMM để xem xét tác động tràn theo chiều ngang và tác động tràn theo chiều
dọc của FDI. Tác giả đưa ra ba kết quả chính: Thứ nhất, đó là ảnh hưởng âm của
DN FDI thông qua liên kết ngang tới các DN nội địa. Thứ hai, DN nội địa có thể
thu được lợi ích từ sự tham gia của các DN FDI. Cuối cùng , kết quả cho thấy với
trường hợp có sự hỗ trợ của các DN FDI, các DN nội địa sẽ tăng được năng suất và
có sự chuyển dịch đáng kể đầu tư theo vùng [87].
Merlevede và Schoors (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của các DN FDI tới các
DN nội địa thông qua hai kênh truyền dẫn là tác động tràn theo chiều ngang và tác
động tràn theo chiều dọc bằng cách sử dụng phương pháp bán tham số với số liệu từ
năm 1996-2001 ở Romania [159]. Cách tiếp cận của tác giả được dựa trên đề xuất
của Olley và Parkes (1996) và điều chỉnh của Levinsohn và Petrin (2003). Kết quả
của tác giả đưa ra là, kênh tác động tràn theo chiều ngang là không có ý nghĩa thống
kê, trong khi đó tác động tràn của kênh liên kết dọc xuôi chiều là dương. Bên cạnh
đó, nghiên cứu của tác giả trong toàn bộ mẫu DN của nước này cho thấy ảnh hưởng
của kênh truyền dẫn liên kết xuôi là âm, nhưng chỉ số này lại là dương đối với các
DN trong ngành chế tạo [150], [168].
Sử dụng số liệu ở cấp DN trong ngành chế tạo của Lithuania, Smarzynska
(2002) đã xem xét v ấn đề là liệu năng suất của các DN nội địa có mối quan hệ
tương quan với các MNCs trong trong ngành không [183]. Đây là vấn đề chưa có
câu trả lời về tác động tràn của FDI thông qua mối liên kết ngược (tức là các thỏa
thuận giữa các DN nội địa với các nhà cung cấp đầu vào nội địa) chứ không phải là
thông qua nội bộ ngành (tức là lợi ích mà các DN nội địa hưởng lợi từ sự xuất hiện
của phía nước ngoài) và nghiên cứu này cũng ti ến xa hơn so với các nghiên cứu
trước đó trong việc chỉ ra rõ hơn tác động của yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ
này. Nghiên cứu giải quyết được một số khía cạnh định lượng mà các nghiên cứu
trước đây ước lượng chệch. Như vậy, mối tương quan dương giữa tăng trưởng năng

suất của các DN nội địa với mức độ tham gia nhiều hơn của phía nước ngoài trong các
ngành ở giai đoạn sau của chuỗi sản xuất không hàm ý kêu gọi việc trợ cấp cho DN


12

FDI. Những kết quả này phù hợp với việc tồn tại tác động tràn tri thức từ các DN FDI
tới các nhà cung cấp bản địa, tuy nhiên nó cũng có thể là do việc gia tăng sức cạnh
tranh ở những ngành thuộc giai đoạn đầu của chuỗi sản xuất.
Như vậy, hầu hết số liệu được sử dụng trong các nghiên cứu được chia làm
hai loại: dạng ngành và dạng DN. Dữ liệu dạng DN có nhiều th ông tin hữu ích hơn
so với dữ liệu dạng ngành. Việc sử dụng dữ liệu dạng DN có thể đối diện với vấn đề
nội sinh, hoặc khó kiểm soát sự khác nhau về dữ liệu giữa các DN.

3.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về FDI nói chung là khá nhiều, nh ưng chỉ có một
số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động tràn của FDI tới các DN nội địa. Tuy nhiên,
các kết quả nghiên cứu được đưa ra có sự khác nhau đáng kể.
Xét về phương pháp luận, nghiên cứu về FDI ở Việt Nam chủ yếu sử dụng
phương pháp phân tích định tí nh, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa vào số
liệu thống kê mô tả. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ
yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có
vốn FDI vào GDP hoặc vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành. Nghiên cứu của
Nguyen Thi Phuong Hoa (2004) là một trong số nghiên cứu dùng cả hai phương
pháp định tính và định lượng, nhưng cũng chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới
tăng trưởng của các tỉnh và thành phố của Việt Nam nhằm mục đ ích cuối cùng là
tìm mối quan hệ giữa FDI và XĐGN.
Lê Thanh Thủy (2007) đã xác định mức độ tác động tràn của FDI lên
NSLĐ trong các DN Việt Nam, gồm 29 lĩnh vực trong 3 nhóm ngành công nghiệp
là: khai mỏ, chế biến chế tạo và sản xuất điện, khí đốt và cấp nước trong các giai

đoạn 1995-1999 và 2000-2002, bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb -Douglas,
và đã phát hiện ra rằng, khoảng cách về công nghệ là một trong những yếu tố có
tính quyết định quan trọng nhất của tác động tràn từ FDI. Khoảng cách công nghệ
lớn sẽ dẫn đến tác động tràn âm về mức sản xuất trong các DN nội địa do hiệu ứng
chèn đẩy. Kết quả hồi quy cũng chỉ ra bằng chứng về sự thay đổi năng lực hấp thụ
của các DN Việt Nam đối với nguồn FDI, chỉ những DN có công nghệ tiên tiến mới


13

có khả năng hấp thụ CGCN tiên tiến từ các MNCs. Tuy nhiên, tác động này suy
giảm theo thời gian khi trình độ công nghệ của các DN trong nước và nước ngoài
ngày càng thu hẹp dần. Tác giả cũng nhận thấy tác động tràn của giai đoạn 1995 1999 là lớn hơn so với giai đoạn 2000 -2002, và DN tư nhân trong nước cần phải nỗ
lực nâng cao khả năng hấp thụ tác động tràn từ FDI và các chính sách hỗ trợ phát
triển khối DN tư nhân đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khía cạnh này.
Năm 2008, Lê Quốc Hội và Richard Pomfret đưa ra nghiên cứ u tràn công nghệ
của FDI tới các DN nội địa ở Việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu điều tra DN của
Tổng cục Thống kê từ năm 2000 -2004, sử dụng phương pháp OLS với hiệu chỉnh
phương sai của sai số thay đổi và kiểm soát tính nội sinh giữa các biến bằng ướ c lượng
ảnh hưởng cố định theo vùng và thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng trái
chiều của tác động tràn công nghệ theo chiều ngang. Tác động này xảy ra khi các DN
tư nhân, DN nội địa có chỉ số nghiên cứu và phát triển (R&D) là thấp.
Trong một nghiên cứu khác, Lê Quốc Hội (2008) đã khai thác bộ số liệu ở
quy mô DN giai đoạn 2000 - 2004 và sử dụng hàm sản xuất Cobb -Douglas để ước
lượng tác động tràn công nghệ từ các DN FDI tới các DN nội địa tại Việt Nam qua
kênh tràn theo chiều ngang và qua mố i liên kết ngược, và đã tìm ra bằng chứng về
mối liên kết ngược giữa các DN FDI với các DN trong nước. Bên cạnh đó, năng
suất lao động trong các DN nội địa trong ngành công nghiệp có sự tham gia mạnh
mẽ của các DN FDI cũng vượt hơn ở những nơi khác. Tuy nh iên, tác động về sự có
mặt các DN FDI lên mức sản xuất trong các DN trong nước trong cùng lĩnh vực lại

được thấy là tác động âm mà nguyên nhân chính lại là do cạnh tranh gây ra. Hơn
nữa, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, mức sản xuất trong nước bị giảm sú t khi có
mặt của các DN sở hữu 100% vốn nước ngoài, nhưng các DN mà phía nước ngoài
chỉ sở hữu một phần vốn thì không gây ra tác động này. Ở một góc độ khác, tác
động của DN FDI hướng vào thị trường nội địa sẽ dẫn đến suy giảm mức sản xuất
của các DN trong nước, trong khi DN FDI hướng vào thị trường xuất khẩu thì
không gây ra hiện tượng này.
Nguyễn Khắc Minh (200 9) sử dụng dữ liệu mảng cho các DN giai đoạn 2000 -


×