Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Lập kế hoạch cung ứng, dự trữ một số vật tư chủ yếu năm 2015 của công ty than khe chàm TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 138 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, sự
cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp
biết tận dụng một cách có hiệu quả khả năng của mình, biết nắm bắt nhu cầu của thị
trường một cách nhanh nhạy và trên cơ sở đó đề ra các chính sách chiến lược để đáp
ứng nhu cầu của thị trường là những doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh mạnh
mẽ trên thị trường. Tính tất yếu của sự cạnh tranh đã đưa vấn đề bức thiết nhất là
vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm chú trọng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp nhằm chiếm
lĩnh thị trường, nâng cao thị phần hoạt động, nâng cao doanh thu, lợi nhuận và xa
hơn nữa là thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng biến đổi.
Công ty than Khe Chàm là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Công
nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Công ty đã và đang phấn đấu tăng sản lượng
khai thác than và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Tập đoàn giao, đảm bảo chất lượng
sản phẩm để tiêu thụ, giảm giá thành, đa dạng hoá thị trường sản phẩm, có thị
trường tiêu thụ rộng rãi và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để đạt được mục tiêu nói trên, Công ty phải tổ chức phân công lao động hợp
lý, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở đó nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Qua quá trình thực tập tại Công ty than Khe Chàm– TKV, dựa vào những kiến
thức đã được học tác giả lựa chọn đề tài: " Lập kế hoạch cung ứng, dự trữ một số
vật tư chủ yếu năm 2015 của công ty than Khe Chàm - TKV " làm luận văn tốt
nghiệp.
Bản đồ án gồm 3 chương:


- Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công
ty Than Khe Chàm-TKV.
- Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than
Khe Chàm-TKV.
- Chương 3: Lập kế hoạch cung ứng, dự trữ một số vật tư chủ yếu năm
2015 của công ty than Khe Chàm - TKV.
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
1


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Than Khe Chàm –TKV
và các phòng ban, phân xưởng đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình thực
tập tại Công ty và xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế – Quản trị
kinh doanh, trường Đại học Mỏ - Địa chất, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Kim Ngân đã tận
tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin đề nghị được bảo vệ luận văn này trước hội đồng chấm tốt nghiệp
chuyên ngành kinh tế và quản trị doanh nghiệp, trường Đại học Mỏ - Địa Chất.
Hà Nội, tháng 06 năm 2015
Tác giả
Đỗ Thị Hà Phương

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
THAN KHE CHÀM - TKV

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
2


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.1.Tình hình chung của doanh nghiệp.
1.1.1. Giới thiệu về công ty.
- Tên công ty : công ty than Khe Chàm – TKV.
- Tên giao dịch: VKCC
- Địa chỉ: phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
- Điện thoại: 033.3868258
- Fax :
033.3868267
- Mã số thuế : 5700101228
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Than Khe Chàm-TKV ngày nay, tiền thân là Mỏ than Khe Chàm
được chia tách từ Mỏ Mông Dương-Khe Chàm từ ngày 01/01/1986 theo QĐ số
203/LH-THG-TCCB, ngày 11/01/1986 của Tổng Giám đốc Liên hiệp Than Hồng
Gai; QĐ số 22/1997/QĐ-BCN, ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
chuyển Mỏ than Khe Chàm trực thuộc Công ty Than Cẩm Phả thành doanh nghiệp
thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Than Việt Nam từ ngày

01/01/1998, Quyết định số 3231/QĐ-BCT, ngày 25/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Công
thương về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Than Khe Chàm-TKV
thành Công ty TNHH MTV Than Khe Chàm-TKV từ ngày 01/7/2009. Và đến nay
là Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam- Công ty Than
Khe Chàm-TKV, kể từ ngày 01/8/2013 (theoQĐ số 1170/QĐ-VINACOMIN, ngày
01/7/2013 của HĐTV Tập đoàn).
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công nhân của
Công ty đã đoàn kết một lòng, phát huy nội lực, thi đua lao động sản xuất, các năm
qua Công ty luôn luôn thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch SXKD và các mặt
công tác khác được Tập đoàn giao. Công ty cũng là một doanh nghiệp chú trọng
công tác đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư xây xây dựng các công trình phục vụ đời
sống cho CBCN. Trong SXKD, Công ty đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm
trước, việc làm, thu nhập và đời sống của tập thể người lao động được ổn định. Với
những thành tích đã đạt đước trong các năm qua, tập thể CBCN của Công ty đã
được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Nhà nước, của
Bộ Công thương, của tỉnh Quảng Ninh và của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng
sản Việt Nam.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu.
- Khai thác va thu gom than cứng, than non, than bùn.
- Vận tải hàng hóa đường sắt.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Xây dựng công trình công ích.
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
3


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

-

-

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác.
- Vận tải đường ống.
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghệ.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng hóa.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật có liên quan: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa
chữa các sản phẩm cơ khí, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép
và các thiết bị công nghiệp khác.
- Rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại.
- Gia công cơ khí xử lý và tráng phủ kim loại.
- Sửa chữa máy móc thiết bị.
- Sửa chữa thiết bị điện.
- Sửa chữa thiết bị khác.
- Sản xuất betong và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải.
- Khai thác đá cát, sỏi, đất sét.
- Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng.
- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế - nhân văn của doanh nghiệp.
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
Công ty than Khe Chàm nằm trên địa bàn phường Mông Dương, thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc nước ta.
Công ty than Khe Chàm nằm trong vùng chịu tác động của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27 0C - 300C.
Mùa này có giông bão kéo theo mưa lớn, lượng mưa trung bình 240 mm, mưa lớn
kéo dài nhiều ngày thuờng gây khó khăn cho khai thác xuống sâu và làm phức tạp
cho công tác thoát nước, gây tốn kém về chi phí bơm nước cưỡng bức và chi phí thuốc
nổ chịu nước.
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ mùa này từ 13 0C 170C, có khi xuống tới 30C - 50C, mùa này mưa ít nên lượng mưa không đáng kể,
thuận lợi cho khai thác xuống sâu. Tuy nhiên từ tháng 1 đến tháng 3 thường có
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
4


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

sương mù và mưa phùn do đó gây bất lợi cho công tác vận chuyển đất và than do
đường trơn.
Trong khu mỏ đồi núi nối tiếp nhau, độ cao giảm dần từ phía Nam lên phía
Bắc. Độ cao trung bình 100 ÷ 150 mét và bị chia cắt bởi 2 hệ thống suối Bàng Nâu
và suối Khe Chàm.
Đặc điểm địa chất thủy văn:

+ Nước trên mặt: Nguồn cung cấp nước trên mặt chủ yếu là nước mưa và một
phần do nước của tầng chứa than cung cấp qua các điểm lộ. Trong Khu vực có hai
suối chính là Khe Chàm và Bàng Nâu. Suối Khe chàm lưu lượng Q = 0,045 l/s ÷
2688 l/s. Suối Bàng Nâu rộng từ 5 ÷ 7m với lưu lượng Q = 188,8 l/s ÷ 91686 l/s.
+ Nước dưới đất: Nước dưới đất tồn tại trong lớp đất phủ đệ tứ, các tầng đất đá
chứa nước như cát kết, cuội kết và bột kết bị nứt nẻ và trong các đứt gẫy kiến tạo.
Nguồn cung cấp nước cho phức hệ này chủ yếu là nước mưa. Do đất đá chứa
nước và không chứa nước nằm xen kẽ nhau tạo nên nhiều lớp chứa nước áp lực. Hệ
số thẩm thấu nước K= 0,012m/ngđ.
+ Nước trong đứt gẫy: Đất đá trong đứt gãy gồm cuội kết, sạn kết, cát két, bột
kết, sét kết nằm lẫn lộn, bị vò nhàu. Hầu hết các lỗ khoan bơm thí nghiệm đều
nghèo nước, đứt gãy A-A có hệ số thẩm thấu K= 0,006 m/ngđ. Nước trong các đứt
gãy có hệ số thẩm thấu trung bình k = 0,0014÷ 0,006 m/ngđ.
1.3.Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
1.3.1. Sơ đồ công nghệ.
Sơ đồ công nghệ khai thác than ở công ty than Khe Chàm được thể hiện trên
hình sau:

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
5


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Mở vỉa, đào lò xây dựng cơ bản

Đào lò chuẩn bị sản xuất
Khai thác than lò chợ
Vận tải trong lò ra ngoài mặt bằng
Vận tải từ cửa lò tới sân công nghiệp, bãi thải
Sàng tuyển than
Tiêu thụ
Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò.
Nội dung cơ bản của các bước trong dây truyền công nghệ sản xuất than như sau:
a. Mở vỉa, đào lò xây dựng cơ bản.
Công ty than Khe Chàm sử dụng hệ thống giếng nghiêng kết hợp các đường
lò xuyên vỉa tầng để tiếp cận các vỉa than và khai thác than.
b. Đào lò chuẩn bị sản xuất.
Là khâu đầu tiên trong dây chuyền công nghệ khai thác than hầm lò.Các
đường lò CBSX được đào đến giới hạn khai thác tạo diện khai thác lò chợ.
- Đối với lò đá: Việc thi công các đường lò đá dùng khoan hơi ép, nổ mìn, căn
cứ vào điều kiện cụ thể mà sử dụng thuốc nổ, kíp nổ cho phù hợp để nâng cao tốc
độ đào lò. Việc vận chuyển đá trong các gương lò dùng máng cào và máy xúc đá,
xúc nên goòng và được tầu điện đưa ra bãi thải. Vật liệu chống lò dùng vì chống sắt
CBII-17, CBII-22, CBII-27,... Ở một số vị trí quan trọng thì đổ bê tông hoặc bê tông
cốt thép.
- Đối với các đường lò trong than: áp dụng công nghệ khoan nổ mìn, kết hợp
xúc chống thủ công, dùng khoan điện và thuốc nổ AH1. Sau khi nổ mìn xong than
được đưa lên máng cào hoặc máng trượt vận chuyển xuống goòng, được tàu điện
kéo ra ngoài sau đó chở về kho than của Khu vực để chế biến.Vật liệu chống lò căn
cứ vào thời gian sử dụng để chọn vật liệu chống gỗ hoặc chống sắt cho phù hợp.
- Một số đường lò được đào bằng máy Combai.
c. Khai thác than lò chợ.
Tùy theo đặc điểm địa chất và cấu tạo của các vỉa than mà từng Khu vực khai
thác sử dụng các hệ thống khai thác khác nhau, hiện tại công ty áp dụng các hệ
thống khai thác sau:

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
6


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Hệ thống khai thác cột dài theo phương chia lớp bằng, chia lớp ngang
nghiêng, dùng cột thủy lực dịch trong, dịch ngoài, giá thủy lực di động. Chiều dài lò
chợ trung bình khoảng 50m.Hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chiều dài lò
chợ từ 15 đến 30m.
- Đối với những lò chợ ngắn áp dụng công nghệ khấu ngang nghiêng.
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ bám trụ hạ trần thu hồi than.
- Hệ thống khai thác liền gương...
Công nghệ khai thác than lò chợ: Khấu than bằng khoan nổ mìn, chống lò
bằng gỗ, cột thuỷ lực đơn kết hợp xà hộp hoặc sử dụng giá thuỷ lực di động. Hiện
nay công ty đang áp dụng điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần. Trừ trường
hợp áp lực quá lớn hoặc lò chợ lớn hơn 45 0 thì xếp cũi lợn sắt cố định, chống lò
hoàn toàn bằng gỗ.
d. Công nghệ vận chuyển trong lò.
Trong lò chợ than nguyên khai được tải bằng máng trượt hoặc máng cào. Đối
với các Khu vực khai thác lò chợ có độ dốc lò chợ trung bình α = 25 ÷ 300 Khu vực
sử dụng máng trượt để vận tải than trong lò chợ. Sử dụng máng cào SKAT - 60
năng suất 20T/giờ để vận tải than ở lòng song song chân.Dùng tàu điện 5 tấn để vận
tải than ở lò vận chyển chính. Sau đó được rót vào goòng và được tàu điện kéo về
các ga chân ngầm và được băng tải đưa lên mặt bằng.

e. Công nghệ vận chuyển ngoài mặt bằng.
Hiện nay công ty đang sử dụng băng tải và ô tô để vận chuyển than và đất đá
sau khi được đưa từ lò lên đến bãi thải hoặc kho than.
f. Công nghệ sàng tuyển.
Than nguyên khai được đưa vào máy sàng qua một hệ thống lưới để phân loại
3 cỡ hạt, sản phẩm qua sàng chủ yếu là than cám có cỡ hạt nhỏ hơn 13mm. Công
nghệ sàng đơn giản, công suất sàng lớn.. Nhìn chung toàn bộ dây chuyền sàng tuyển
gọn, đơn giản, giá thành sàng tuyển thấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện
nay của công ty.
Sau khi đã loại bỏ tạp chất, đất xít có lẫn trong than, tuyển chọn từng chủng
loại sản phẩm ra các địa điểm riêng biệt, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và được
đưa đi tiêu thụ.
Sau khi nghiên cứu dây truyền công nghệ tại công ty cho thấy do điều kiện địa
chất và tình trạng của các vỉa than đồng thời trình độ tay nghề của công nhân còn
hạn chế, nên trước đây công ty than Khe Chàm đã áp dụng một số công nghệ chưa
phù hợp, năng suất lao động thấp, hệ số an toàn lao động không cao. Nhưng năm
2014 được sự đầu tư nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng với sự phát triển chung của
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
7


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

ngành than, công ty đã đầu tư một số dây truyền công nghệ mới, hiện đại có tính cơ
giới hoá cao vào khai thác hầm lò nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất

lao động, hạn chế lao động nặng nhọc có tính nguy hiểm trong dây truyền khai thác.
Công nghệ khai thác được áp dụng hợp lý cho từng khu vực khai thác than một cách
hiệu quả và an toàn. Tại các khâu, các dây truyền sản xuất đã và đang từng bước cơ
giới hoá, đầu tư công nghệ tiên tiến cũng như đào tạo nâng cao trình độ tay nghề
cho công nhân để đáp ứng nhu cầu khai thác ngày càng mở rộng cho các năm tiếp
theo.
1.3.2. Trang thiết bị chủ yếu của Công ty.
Các máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ cho công tác khai thác than của công
ty được thống kê qua các năm ở bảng 1-1.
Qua số liệu bảng 1-1 cho thấy hàng năm nhất là năm 2013, 2014 hệ thống máy
móc thiết bị của công ty được trang bị nhiều hơn về số lượng. Điều này thể hiện sự
tăng trưởng của công ty một cách rõ ràng.
Một số năm lại đây, hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty được cải tiến
hợp lý hoá nhiều, cụ thể là hệ thống vận tải than, đất đá công ty đã đầu tư hệ thống
tời trục, xe goòng nhiều hơn ở trong các đường lò. Sự đầu tư trang thiết bị đã chứng
tỏ rằng quá trình cơ giới hoá, tự động hoá các quá trình lao động ở công ty ngày
càng cao, thể hiện sự phát triển đi lên về công nghệ mà công ty đang có.

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
8


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Thống kê máy móc thiết bị sử dụng trong khai thác than

của công ty than Khe Chàm – TKV.
Bảng 1- 1
Số lượng
2012
2013

T
T

Tên thiết bị

ĐV
T

2011

1

Xe Goòng

Cái

40

52

80

85


Cái

32

40

48

50

Bộ

10

10

12

12

2
3

Quạt gió lò các loại
Giá nạp đèn

2014

4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14

Khoan điện
Cái
22
28
40
45
Biến áp khoan
Cái
27
35
46
43
Khởi động từ
Cái
45
52
52
52
Máy khoan ép khí
Cái

10
17
23
23
Máng cào
Cái
18
6
10
8
Tầu điện
Cái
2
3
4
4
Máy đào lò
Cái
1
1
1
Máy biến áp các loại Cái
28
31
35
35
Băng tải
Cái
5
5

7
7
Máy phát điện
Cái
3
5
6
6
Quạt gió các loại
Cái
15
22
25
25
Máy bơm nước các
15
Cái
4
5
6
6
loại
16 Cột chống thuỷ lực
Cột
340
940
1050
1060
17 Xà kim loại


860
420
510
500
18 Giá thuỷ lực di động
Bộ
150
340
300
19 Máy bắn mìn
Cái
9
12
16
16
1.4.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp.
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Toàn bộ công ty được chia làm 15 phòng ban, 25 công trường phân xưởng
(trong đó 8 công trường khai thác đào lò, 7 công trường khai thác chế biến , 10 phân
xưởng phục vụ, phụ trợ) và 1 đơn vị nhà nghỉ. Cụ thể theo sơ đồ sau:

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
9


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

Hình1-2: Sơ đồ bộ máy Công ty

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
10


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
+Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho giám đốc và Chủ tịch Công ty trong việc
tổ chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ và
xây dựng các công trình phục vụ cho duy trì và phát triển Công ty. Lập kế hoạch,
phương án kỹ thuật cho các công tác sản xuất, tổ chức các công tác quản lý hệ
thống kỹ thuật trong công ty. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, phối
hợp với phòng Tổ chức lao động làm công tác đào tạo, thi nâng bậc, kèm cặp, thi
thợ giỏi, huấn luyện công nhân bắn mìn, bảo quản vật liệu nổ...
+ Phòng trắc địa địa chất: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công
ty trong việc tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác trắc địa, địa chất, sửa
chữa vật kiến trúc và các hạng mục công trình chuẩn bị sản xuất ngoài mặt bằng để
thực hiện nhịêm vụ SXKD, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty. Tổ chức lập
kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đề xuất các công tác trắc địa của các đơn vị...
+ Phòng thông gió: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch công ty
trong công tác thông gió và chế độ bụi khí của Công ty để thực hiện an toàn và hiệu

quả. Lập kế hoạch, thực hiện, đôn đốc, quản lý mọi quy trình liên quan đến các quá
trình thông gió...
+ Phòng MT-XD: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty
trong lĩnh vực tổ chức quản lý công tác đầu tư XDCB các công trình hầm lò và mặt
bằng, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng,
nhằm duy trì và phát triển SXKD của Công ty. Tổ chức lập kế hoạch, lập các biện
pháp chỉ đạo, kiểm tra giám sát, nghiệm thu, quản lý liên quan đến các công trình
đầu tư XDCB...
+ Phòng quản lý dự án: Là phòng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về tư vấn,
quản lý giám sát chất lượng, theo dõi, đôn đốc tiến độ thi công công trình xây dựng
hệ thống băng tải đất đá và xây dựng nhà điều hành sản xuất của Công ty.
+ Phòng GS-ĐH : Là phòng tham mưu cho giám đốc công ty về mọi hoạt
động của công ty, nhằm báo cáo chính xác và kịp thời cho ban lanh đạo mọi hoạt
động của công ty.
+ Phòng an toàn: Tham mưu cho Giám đốc công ty và Chủ tịch Công ty trong
việc tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn- Bảo hộ lao
động của Công ty.
+ Phòng cơ điện: Tham mưu cho Giám đốc công ty và Chủ tịch Công ty trong
việc tổ chức, quản lý, kiểm tra, vận hành, sửa chữa trong công tác kỹ thuậtcơ điệnxe máy để thực hiện nhiệm vụ SXKD, XDCB và phụ vụ đời sống của công ty. Tổ
chức lập, trình duyệt, các dự án, tổ chức nghiệm thu, thanh toán bàn giao các hạng
mục công trình thuộc lĩnh vực cơ khí, cơ điện, xe máy...
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
11


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

+ Phòng vật tư: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty trong
việc tổ chức, quản lý, việc mua sắm, bảo quản, cấp phát vật tư, thiết bị phục vụ cho
sản xuất kinh doanh, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty. Tổ chức triển khai
việc mua sắm vật tư, thiết bị, theo yêu cầu kế hoạch, tổ chức cấp phát vật tư kịp
thời. Kết hợp cùng các phòng ban lập kế hoạch cung ứng, thu mua, dự trữ vật tư
hợp lý...
+Phòng TCCB: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty trong
việc tổ chức, quản lý, công tác hành chính- quản trị, thi đua tuyên truyền, văn hóa
thể thao của Công ty. Chuẩn bị báo cáo, dự thảo nghị quyết, chỉ thị của giám đốc,
tổng hợp chương trình kế hoạch của Giám đốc, phó Giám đốc hàng tháng,
quý...Đôn đốc việc thực hiện các quyết định của Giám đốc.
+ Phòng lao động tiền lương: Tham mưu gió Giám đốc Công ty và Chủ tịch
Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty việc quản
lý chỉ đạo công tác: Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương và chế độ cho
công nhân viên chức. Lập phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, cân
đối giúp Giám đốc bố trí sử dụng hợp lý lao động, xây dựng và thực hiện quy chế
lương, thưởng... lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo, bổ túc nâng cao tay
nghề cho công nhân kỹ thuật, thợ...
+ Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty trong
việc tổ chức, quản lý công tác thống kê, hạch toán kế toán, quản lý tài chính của
Công ty. Lập kế hoạch về vốn, chi phí, giá thành...,ghi chép đầy đủ các chứng từ
ban đầu, cập nhật sổ sách, tập hợp đầy đủ các chi phí sản xuất trong kỳ, lập báo cáo
hàng tháng, quý, năm...
+ Phòng kế hoạch: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty
trong việc tổ chức, quản lý, theo dõi thực hiện công tác kế hoạch, dự toán, hợp
đồng, tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Tổ chức triển khai việc lập kế hoạch bộ phận
cho các đơn vị. Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, tính toán yêu cầu vật tư, cấp
hạn mức vật tư, lậpvà quản lý các loại hợp đồng, phối hợp cùng các phòng ban liên

quan thực hiện công tác kế hoạch....
+ Phòng KCS: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty về
quản lý công tác chất lượng than từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Lập kế hoạch
về sản phẩm, chỉ đạo các phân xưởng, phối hợp cùng các phòng ban làm tốt công
tác chất lượng sản phẩm. Lập kế hoạch tiêu thụ than hàng tháng, quý, năm...cùng
các phòng liên quan xác định khối lượng than vận chuyển giao cho khách hàng làm
cơ sở thanh toán lương cho các phân xưởng cơ khí- vận tải...
+ Phòng kiểm toán: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty
thực hiện chế độ kiểm toán, thanh kiểm tra hoạt động quản lý. Xét giải quyết đơn
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
12


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

thư khiếu tố; xây dựng các biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật và quản lý công tác kiểm toán, thanh tra trong phạm vi Công ty.
Xây dựng chương trình kế hoạch thanh kiểm tra quý, năm và thanh tra việc thực
chính sách kinh tế xã hội, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch được giao...Tổ chức thực
hiện các chương trình, nhận xét đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính
sách, đề xuất với giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu tố,....
1.4.3. Chế độ làm việc của công ty.
Quy chế tiền lương, tiền thưởng (Quyết định số 1146/QĐ-VKCC ngày
24/03/2014 của giám đốc công ty than Khe Chàm - TKV) đảm bảo nghĩa vụ và
quyền lợi của 2 bên trong quan hệ lao động. Quy định này phù hợp với Luật Doanh

Nghiệp và điều lệ của Công Ty.
Công ty than Khe Chàm làm việc với hai chế độ:
Khối gián tiếp sản xuất và khối phòng ban chỉ đạo sản xuất chính thực hiện
chế độ làm việc theo giờ hành chính, thời gian làm việc trong ngày là 8h, sáng tư
7h÷ 11h30 chiều từ 13h÷ 16h30. Một tuần làm việc 48 giờ và nghỉ chủ nhật .
Khối trực tiếp sản xuất: công ty thực hiện làm việc 3 ca liên tục đối với các
công trường, phân xưởng thực hiện đổi ca đảm bảo cho dây chuyền sản xuất. Thời
gian làm việc 3 ca/ngày mỗi ca 8h với chế độ đảo ca nghịch, ( ca3÷ ca2 ÷ ca1 ).
Sơ đồ trao đổi ca và lịch đi ca được thể hiện như sau:
Ngày
T2
Ca sản xuất
Ca1
Ca2
Ca3

T3

T4

T5

T6

T7

C
N

T2


T3

T4

T5

T T
6 7

B

A
B

C

C

AN
LSX

Hình 1-3: Sơ đồ đảo ca
Chế độ làm việc luôn phải gắn với tình hình thực tế vì sản xuất của mỏ phụ
thuộc vào thời vụ, công nghệ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nên cũng có lúc ảnh
hưởng đến chế độ công tác mỏ. Do đó đòi hỏi phải có sự bố trí linh hoạt hơn để
không bị ngừng trệ sản xuất, không bị lãng phí thiết bị và lao động.
Do công việc ở các công trường khai thác than rất vất vả nên mỏ bố trí nghỉ
giữa ca 30 phút để giúp công nhân có thời gian nghỉ ngơi trong ca làm việc, đảm
bảo năng suất và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.


Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
13


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Hàng năm người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương theo cấp bậc hiện giữ tại
nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ và mức lương tối thiểu
theo từng thời điểm cho ngày truyền thống ngành và các ngày nghỉ lễ sau đây :
+ Tết Dương lịch (01/01): 1 ngày
+ Ngày Chiến thắng (30/4): 1 ngày
+ Ngày Quốc tế lao động (01/5): 1 ngày
+ Ngày Quốc khánh (2/9): 1 ngày
+ Ngày Truyền thống công nhân mỏ (12/11): 1 ngày
+ Ngày Tết Nguyên đán: 5 ngày (1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch)
+ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương(10/3 âm lịch): 1 ngày
- Ngoài ra các ngày nghỉ theo chế độ vẫn được hưởng nguyên lương là:
+ 16 ngày/năm đối với lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm.
+ 14 ngày/năm đối với lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại.
+ 12 ngày đối với công việc trong điều kiện bình thường.
+ Nghỉ kết hôn: 4 ngày
+ Con kết hôn: 1 ngày
+ Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con chết: 3 ngày

Thời gian làm việc ban đêm của công ty được tính từ 22h ngày hôm trước đến
6h ngày hôm sau. Người lao động làm việc ca đêm được hưởng phụ cấp ca 3( đối
với các đơn vị sản xuất phụ cấp ca 3 được tính vào đơn giá tổng hợp).
Để quản lý chặt chẽ ngày công và chủ động trong việc bố trí lao động trong
dây chuyền sản xuất, tránh tình trạng lao động nghỉ tập trung vào các ngày đầu tuần
và cuối tuần làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Quản đốc các đơn vị phải bố
trí nhân lực đảm bảo dây chuyền sản xuất đồng thời công nhân có thể nghỉ tuỳ theo
nguyện vọng nhưng phải đảm bảo: Thợ lò tổng số ngày làm việc trong tháng không
dưới 22 công, cơ điện lò không dưới 23 công, lao động khác trong lò không dưới 24
công (tuỳ theo số ngày từng tháng).
Công ty quy định trả lương khuyến khích cho những công nhân có ngày công
năng suất cao theo hệ số khuyến khích. Không trả lương khuyến khích vào các ngày
chủ nhật, lễ tết cho những công nhân không đủ ngày công theo quy định của Nội
quy lao động, cụ thể quy định như sau:
- Công nhân khai thác và đào lò làm việc đảm bảo năng suất lao động trong tháng.
+ Công làm thực tế thứ: 22 và 23 - Hệ số khuyến khích: 1,1
+ Công làm thực tế thứ: ≥ 24 - Hệ số khuyến khích: 1,2
Việc trả lương khuyến khích: Công ty giao cho quản đốc các đơn vị thực hiện,
đơn vị phải tự cân đối quỹ lương thực hiện trong tháng của mình sao cho phù hợp.
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
14


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


Đối với lao động khác trả lương thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động
và Nội quy lao động của Công ty:
- Làm việc thêm giờ vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.
- Làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
- Làm việc thêm giờ vào ngày lễ, tết, ít nhất bằng 300%
Để động viên CBCNV trong Công ty giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn
nạn với tinh thần tương thân tương ái. Công ty cấp nguồn bổ sung thanh toán theo
lương thời gian (lương chế độ) cho các đơn vị những công đi phục vụ Đám tang (tối
đa 4 công/lượt); công đi phục vụ CBCNV của đơn vị bị tai nạn lao động phải nằm
viện điều trị (tối đa 15 công/lượt điều trị).
- Đối với số công đi phục vụ Đám tang được trả lương căn cứ theo giấy xác
nhận Ban chấp hành Công đoàn Công ty.
- Đối với số công đi phục vụ CBCNV của đơn vị bị tai nạn lao động phải
nằm viện điều trị được trả lương căn cứ theo giấy xác nhận của Công ty.
Ngoài ra, hàng năm Công ty còn tổ chức các hoạt động nghỉ mát, nghỉ ngày lễ
tết theo quy định của Nhà Nước cho các cán bộ CNV. Điều này tạo được lòng tin và
khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Công ty nhiệt tình và hăng say tham gia
sản xuất.
1.4.4. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty.
Để đạt được hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh thì ngoài
yếu tố về chuyên môn, tài chính, thì yếu tố về con người chính là một yếu tố cơ bản
quyết định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nắm bắt được
tầm quan trọng đó công ty đã có những chính sách phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả
nhất nguồn chất xám của công ty. Lao động có mặt đến thời điểm 31/12/2014 là
3650 người.
Số liệu cụ thể thể hiện trong các bảng sau
Bảng cơ cấu lao động.
Bảng 1-2.
TT
Danh mục

ĐVT
Số lượng
1
Cán bộ quản lý
Người
214
2
Nhân viên
Người
200
3
Công nhân kỹ thuật
Người
2838
4
Lao động phổ thông
Người
398
Tổng số
Người
3650

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
15


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

1.5.Phương hướng phát triển công ty trong năm 2015 và trong giai đoạn 5 năm
2016-2020.
1.5.1. Các giải pháp thực hiện năm 2015.
Để thực hiện kế hoạch giá thành và giao khoán chi phí năm 2015 đạt mục tiêu
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất kinh doanh, Công ty sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
1. Công tác đầu tư XDCB:
- Tập trung đào lò CBSX mỏ than Khe Chàm I để tạo diện khai thác sẵn sàng
cho các lò chợ và chuyển dịch một số công trường sang đào lò XDCB và CBSX mỏ
than Khe Chàm III để chuẩn bị diện khai thác, nâng cao sản lượng đảm bảo theo kế
hoạch Tập đoàn giao;
- Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III
đẩy nhanh tốc độ đào lò XDCB, làm các thủ tục đầu tư dự án sao cho đến quý III có
thể đưa lò chợ cơ giới hoá đồng bộ thu hồi than nóc vào khai thác tại mỏ than Khe
Chàm III để tăng mức độ an toàn, năng suất lao động và tận thu triệt để tài nguyên.
- Tập trung hoàn tất việc xây dựng các hạng mục công trình mỏ than Khe
Chàm III để có thể đưa vào sử dụng.
- Tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong
khai thác than hầm lò, tối ưu hóa, lựa chọn những công nghệ khai thác than lò chợ
có tính cơ giới hóa cao.
- Thu hồi tối đa vật tư, thiết bị tại mỏ than Khe Chàm I, sửa chữa để tái sử
dụng tại mỏ than Khe Chàm III nhằm giảm vốn đầu tư, hạ giá thành sản phẩm.
2. Công tác kỹ thuật khai thác:
- Lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp với từng điều kiện khai thác cụ
thể nhằm giảm chỉ tiêu tổn thất, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ: Tiết diện đường lò, tỷ lệ
mét lò đá, lò chống thép, hệ số mét lò, quản lý chất lượng than, quản lý chỉ tiêu tổn

thất tài nguyên, tỷ lệ hao hụt.
- Duy trì và làm tốt hơn nữa công tác KTCB, vệ sinh công nghiệp tạo môi
trường làm việc trong lò sạch, đẹp, an toàn và tạo cảm giác thoải mái để cho người
lao động yên tâm làm việc;
3. Công tác Cơ điện- Vận tải:
- Nghiên cứu sử dụng các loại vật tư, vật liệu thay thế trong quá trình sửa chữa
thiết bị theo hướng nếu chủng loại vật tư, vật liệu trong nước có sản xuất, có đặc
tính kỹthuật tương đương thì ưu tiên sử dụng để giảm chi phí, giảm giá thành (đặc
biệt các sản phẩm dịch vụ do các đơn vị trong TKV cung ứng được);

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
16


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Tổ chức vận hành hệ thống bơm thoát nước có công suất lớn vào các giờ
thấp điểm (trong điều kiện cho phép) để giảm giá thành và giảm áp lực về nguồn
cung cấp điện cho lưới điện trong giờ cao điểm.
4. Công tác điều hành sản xuất - Tiêu thụ:
- Bố trí cân đối nhân lực một cách hợp lý để đảm bảo vừa duy trì sản xuất tại
mỏ than Khe Chàm I vừa dịch chuyển dần sang sản xuất tại mỏ than Khe Chàm III
với sản lượng tăng dần nhằm sớm đạt được công suất mỏ theo thiết kế của dự án
một cách nhịp nhàng, đồng bộ.
- Chỉ đạo công tác tổ chức sản xuất, chế độ báo cáo hàng ca hạn chế tối đa sự

cố ách tắc trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của
máy móc thiết bị.
- Điều hành công tác gia công sàng tuyển – tiêu thụ hợp lý hạn chế tối đa việc
trung chuyển, pha trộn, gạt gom công nghệ. Chế biến sâu những sản phẩm than chất
lượng cao, than có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cỡ hạt đáp ứng nhu cầu của khách
hàng như các chủng loại than cám 4, 5a, 6a để tăng doanh thu.
5. Công tác khoán, quản trị chi phí nội bộ:
- Hoàn thiện khoán - quản trị chi phí nội bộ. Cân đối chi phí giao cho các
phòng, quản lý, theo dõi theo giá trị cụ thể theo cơ chế quản lý điều hành kế hoạch
sản xuất kinh doanh năm.
- Thực hiện triệt để công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, giảm chi phí
sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng lợi nhuận doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu nhà
nước cấp cũng như các nguồn vốn khác phải sử dụng đúng mục đích kinh doanh,
tiết kiệm và hiệu quả.
- Rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến các khâu công nghệ
trong quá trình đào lò, khai thác than áp dụng cho các đơn vị công trường phân
xưởng theo hướng tiết kiệm.
6. Công tác tổ chức đào tạo:
- Xây dựng phương án xắp xếp cơ cấu nhân sự khối phòng ban một cách hoàn
thiện theo nguyên tắc tinh giảm bộ máy quản lý của các phòng ban, giảm đầu mối
nhưng đảm bảo hiệu quả theo yêu cầu công tác và sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo một cách đồng bộ, chú trọng việc đào tạo để
nâng cao năng lực chỉ huy sản xuất, điều hành, quản lý; kỹ năng làm việc của cán
bộ và nhân viên các phòng ban.
- Tuyển sinh đào tạo CNKT nghề khai thác lò và cơ điện lò đáp ứng nhu cầu
sử dụng lao động của Công ty trong năm đặc biệt các năm sau này khi dự án Khe
chàm III vàohoạt động. Mở các lớp đào tạo kèm cặp nâng cao tay nghề, bậc thợ cho
đội ngũ công nhân kỹ thuật; bồi dưỡng cho cán bộ và nhân viên quản lý tại Công ty.
Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265


Lớp: QTKD- K56
17


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

7. Công tác quản lý lao động và chăm sóc sức khỏe:
- Tiếp tục chỉ đạo rà soát lại quy chế tuyển dụng lao động, xây dựng quy định
các vị trí chức danh công việc làm cơ sở cho việc xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt
động hiệu quả.
- Tăng cường công tác định mức năng suất lao động, quản lý lao động, quản lý
ngày công thực tế. Tỷ lệ giãn cách theo từng chức danh ngành nghề theo quy định
của Vinacomin. Xây dựng quy chế tiền lương phù hợp với điều kiện của Công ty.
- Thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người lao động: Tổ chức khám và chữa
bệnh tại trạm xá và lưu trú theo quy định hiện hành và thực hiện chế độ; Tổ chức tốt
công tác phục vụ chăm lo cải tạo điều kiện đi lại, điều kiện làm việc, cải thiện môi
trường lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động...tạo động lực cho sản xuất và để
người lao động yên tâm và gắn bó lâu dài với Công ty.
1.5.2. Định hướng tăng cường công tác quản trị chi phí giai đoạn kế hoạch 5
năm 2016-2020.
1. Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch giai đoạn 2016 ÷ 2020.
- Mục tiêu phát triển của Công ty trong giai đoạn 2016 ÷ 2020 là: Tập trung chỉ
đạo sản xuất đảm bảo AN TOÀN về mọi mặt, đảm bảo kế hoạch sản lượng than sản
xuất, tiêu thụ, đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đặc biệt là kế hoạch tăng
dần sản lượng nhằm sớm đạt được công suất thiết kế của Dự án đầu tư khai thác mỏ
than Khe Chàm III - TKV. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, quản trị chi phí,
sắp xếp hoàn thiện tổ chức sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực sản

xuất, thu nhập cho người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
18


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Luận văn tốt nghiệp

Bảng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật kế hoạch giai đoạn 2016 ÷ 2020.
Bảng 1-3
Năm
Năm

Năm
Năm
Tên chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2020
2016
2017
2018
2019
Than nguyên
1.000 T
1.800
2.000
2.200
2.400
2.500
khai SX
Đào lò mới
M
17.500 19.000 21.000 25.000
25.000
Mét lò XDCB

1.500
0
0
0
0
Mét lò CBSX


16.000 19.000 21.000 25.000
25.000
Than tiêu thụ
1.000 tấn
1.755
2.000
2.200
2.400
2.500
609.65 360.93 112.49
KH ĐTXD
Tr.đồng 1.008.615
120.648
8
6
2
Doanh thu
Tỷ đồng
2.441
2.521
2.635
2.834
2.749
Sản xuất than

2.337
2.514
2.628
2.827
2.787

SXKD khác

104
7
7
7
7
Thu nhập bình 1000đ/ng
10.424 11.049 11.479 12.082
12.532
quân
-th
Giá thành bình
1000đ/tấn
1.342
1.318
1.378
1.304
1.286
quân
Giá bán bình
1000đ/tấn
1.369
1.344
1.405
1.331
1.311
quân
Lợi nhuận
Tr.đồng

45.819 49.298 51.524 55.439
54.641
Lao động tổng
Người
3.967
4.391
4.395
5.096
4.974
số

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
19


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua phân tích đặc điểm và tình hình sản xuất của Công ty Than Khe ChàmTKV cho thấy vào năm 2014 Công ty Than Khe Chàm có những thuận lợi và khó
khăn sau:
Thuận lợi:
− Công ty Than Khe Chàm-TKV có đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực quản lý
đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của công việc. Đội ngũ cán bộ của Công
ty được đào tạo cơ bản, giàu kinh nghiệm và ngày càng được trẻ hoá, năng động.
Bên cạnh đó còn thêm truyền thống lao động anh hùng của công nhân vùng mỏ trở

thành yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển ổn định lâu dài của công ty.
− Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, không cồng kềnh đảm bảo sự thống
nhất giữa các phòng ban, phân xưởng;
− Lãnh đạo Công ty đã chú trọng trong việc đầu tư dây chuyền công nghệ
mới để tạo điều kiện cho dây chuyền sản xuất. Cụ thể đó là việc đưa công nghệ
chống thủy lực vào tất cả các lò chợ;
− Than khu vực khai thác có chất lượng tốt, hàm lượng than cục cao, than
trong vỉa chủ yếu là Antraxit có nhiệt lượng cao, rất có giá trị công nghiệp.
Khó khăn:
− Khu vực khai trường khai thác rất xa nơi bộ máy điều hành của Công ty
nên khó khăn trong công tác điều hành trực tiếp;
− Điều kiện địa chất khu vực phức tạp gây khó khăn cho việc áp dụng công
nghệ hiện đại;
Với các thuận lợi và khó khăn trên, Công ty vẫn duy trì được sản xuất phát triển,
sản lượng năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên được cải
thiện. Trong giai đoạn tới công ty cần có những biện pháp mới để nâng cao hơn nữa
năng suất lao động cũng như phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có của công ty.

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
20


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY THAN KHE CHÀM – TKV
NĂM 2014.

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
21


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

-

-

-

Luận văn tốt nghiệp

2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2014.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty là nghiên cứu một
cách toàn diện, có căn cứ khoa học tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm
rút ra những kết luận tổng quát về các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ ra những ưu nhược
điểm và đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty hiệu quả và phát triển bền vững.
Để có các nhận định tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014
của Công ty Than Khe Chàm-TKV, ta tiến hành đánh giá khái quát hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu được thể

hiện trong bảng 2-1.
Một công ty hoạt động có hiệu quả phải đảm bảo thực hiện được hai nhiệm vụ
chính:
+ Về kinh tế: phải bảo toàn được vốn kinh doanh và thu lợi nhuận.
+ Về mặt xã hội: giải quyết được công ăn, việc làm, đảm bảo được đời sống của
người lao động và thực hiện các mục tiêu xã hội khác như nộp ngân sách, bảo vệ
môi trường.
Qua bảng 2-1 cho thấy quy mô sản xuất của doanh nghiệp năm 2014 tăng so
với năm 2013, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều tăng so với năm
2013 như: tổng doanh thu,tổng sản lượng chỉ tiêu sản xuất. So với kế hoạch năm
2014 đề ra đã hoàn thành gần với mục tiêu đề ra. Cụ thể:
Tổng doanh thu năm 2014 đạt 1.778.178 tr.đồng, tăng 382.823 tr.đồng so với năm
2013, tương ứng tăng 28,36%. Đồng thời cũng vượt kế hoạch đề ra 278.178 tr.đồng,
tương ứng tăng 18,55% so với kế hoạch. Năm 2014 tổng sản lượng sản xuất và tiêu
thụ của công ty tăng lên 1 cách rõ rệt. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với công ty.
Tổng sản lượng sản xuất năm 2014 đạt 1.355.565 tấn, tăng 222.337 tấn so với năm
2013, tương ứng tăng 19,62%. Nguyên nhân chủ yếu do công ty đã đầu tư mua mới
thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, mặt khác do số lượng
công nhân khai thác tăng lên. Đây là việc đáng khích lệ cần phát huy.
Sản lượng tiêu thụ năm 2014 đạt 1.295.568 tấn, tăng 206.641 tấn so với năm 2013,
tương ứng tăng 18,98%.
Tổng số lao động năm 2014 tăng lên 154 người so với năm 2013. NSLĐ theo hiện
vật cho 1 lao động sản xuất chính năm 2014 đạt 412,28 tấn/người, tăng 37 tấn so
với năm 2013, tương ứng tăng 9,94%. Theo giá trị tính cho 1 lao động sản xuất
chính thì năm 2014 tăng 540,81tr.đ/người, tương đương 17,97% so với năm 2013.
Điều này thể hiện công ty đã có những biện pháp tích cực thúc đẩy hoạt động sản
xuất của người lao động để tăng năng suất lao động.

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265


Lớp: QTKD- K56
22


Trường Đại học Mỏ - Địa chất
-

Luận văn tốt nghiệp

Thu nhập bình quân đầu người của công ty năm 2014 đạt 10,238 triệu
đồng/người/tháng. Tăng 0,86 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 9,21%.
Đây là mức lương tăng khá cao, qua đó kích thích người lao động tích cực hơn
trong công việc, đời sống của người lao động được nâng lên. Cùng với sự tăng lên
của thu nhập, tổng quỹ lương năm 2014 của công ty cũng tăng lên. Cụ thể, tổng quỹ
lương năm 2014 đạt 448.421tr.đồng, tăng 55.121 tr.đồng so với năm 2013. Điều đó
chứng tỏ đời sống của người lao động đã được cải thiện hơn.

-

Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 đạt 37.541 tr.đồng trong khi kế hoạch đề
ra là 16.649 tr.đồng, tăng 20.892tr.đồng so với kế hoạch đề ra và tăng 31.550
tr.đồng so với năm 2013. Nguyên nhân do năm 2014 sản xuất được nhiều, nhu cầu
thị trường lớn,dẫn đến giá bán than tăng mạnh.
Tóm lại, qua phân tích đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của
Công ty Khe Chàm -TKV năm 2014 cho thấy tình hình khai thác, sản xuất kinh
doanh than của Công ty ổn định hơn so với năm 2013. Công ty cần tiếp tục cố gắng
phát huy trong những năm tiếp theo.

Đỗ Thị Hà Phương

MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
23


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Bảng các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2014 của công ty than Khe Chàm –TKV
Bảng 2-1
Năm 2014
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2013

So sánh TH năm 2014 với

Kế hoạch

Thực hiện

KH 2014

TH 2013


(+/-)

%

(+/-)

%

1

Than sản xuất

tấn

1.133.228

1.300.000

1.355.565

55.565

4,27

222.337

19,62

3


Than tiêu thụ

tấn

1.088.927

1.236.000

1.295.568

59.568

4,82

206.641

18,98

4

Tổng doanh thu

tr.đồng

1.385.355

1.500.000

1.778.178


278.178

18,55

392.823

28,36

5

Tổng tài sản bình
quân

tr.đồng

2.629.031

2.692.804

3.209.808

517.004

19,20

580.777

22,09


a

Tài sản ngắn hạn

tr.đồng

147.206

186.004

260.482

74.478

40,04

113.276

76,95

b

Tài sản dài hạn

tr.đồng

2.481.825

2.506.800


2.949.326

442.526

17,65

467.501

18,84

6

Tổng số lao động

Người

3.496

3.532

3.650

118

3,34

154

4,41


a

Lao động trực tiếp

Người

3.022

3.200

3.288

88

2,75

266

8,80

b

Lao động gián tiếp

Người

474

332


362

30

9,04

-112

26,63

7

Tổng quỹ lương

tr.đồng

393.300

436.661

448.421

11.760

2,69

55.121

14,02


8

Giá thành đơn vị sp

tr.đồng

911.209

956.400

1.048.328

91.928

9,61

137.119

15,05

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
24


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

9


Luận văn tốt nghiệp

Năng suất lao động
bình quân
Theo giá trị

a

Tính cho 1 CNV

tr.đ/ngnăm

396,27

464,21

487,17

22,96

4,95

91

22,94

b

Tính cho 1 lao động

chính

tr.đ/ngnăm

458,42

512,37

540,81

28,44

5,55

82

17,97

Theo hiện vật
a

Tính cho 1 CNV

tấn/ngnăm

324,15

368,06

371,39


3

0,90

47

14,57

b

Tính cho 1 lao động
chính

tấn/ngnăm

374,99

406,25

412,28

6

1,48

37

9,94


10

Tiền lương lao động
bình quân

tr.đ/ng-th

9,375

10,302

10,238

-0,06

-0,62

0,86

9,21

11

Tổng lợi nhuận
trước thuế

tr.đ

7.497


28.500

37.541

9.041

31,72

30.044

400,75

12

Thuế TNDN

tr.đồng

1.506

11.851

0

-11.851

0

-1.506


0

13

Lợi nhuận sau thế
thu nhập doanh
nghiệp

tr.đồng

5.991

16.649

37.541

20.892

125,49

31.550

526,62

Đỗ Thị Hà Phương
MSV: 1124010265

Lớp: QTKD- K56
25



×