Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đặc điểm loại hình tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.51 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG THPT MẠC ĐỈNH CHI
GVHD : LÊ THỊ THU THỦY
LỚP THỰC TẬP : 11A10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
ĐOÀN THỰC TẬP SƯ PHẠM 1
GIÁO SINH : TRƯƠNG VƯƠNG LINH
BỘ MÔN : NGỮ VĂN

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT

Tuần : tiết :

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức
- Hiểu được những nét khái quát về đặc điểm loại hình tiếng Việt.
- Nắm được đặc điểm của tiếng với đơn vị cơ bản là ngữ pháp của tiếng Việt.
- Giúp HS nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng
Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.
- Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc dùng từ, đặt câu đúng qui
tắc ngữ pháp.
2. Về kỹ năng
- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN, CHUẨN BỊ
Chuẩn bị :
GV : SGK, SGV, giáo án.
HS : Chuẩn bị vở bài soạn, đọc và tìm hiểu trước bài mới.
C. LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ


3. Vào bài mới
Như các em được biết, con người chúng ta để tồn tại thì chúng ta cần phải giao tiếp
và công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người là ngôn ngữ. Chúng ta khác với
động vật ở chỗ là con người có tư duy, suy nghĩ và có giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Nhưng trong số chúng ta có ai dám khẳng định mình đã học được hết ngôn ngữ của
chúng ta chưa? Đó cũng chính là nguyên nhân để thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài
học ngày hôm nay đó là Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 : HS đọc ngữ liệu 1 và trả lời câu
hỏi?
? Có bao nhiêu loại hình ngôn ngữ? Và
tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ

Ghi bảng
I. LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT ( 8’ )

-

Có 2 loại hình ngôn ngữ :


nào?
GV gợi ý bằng VD để HS tìm ra khái
niệm loại hình ngôn ngữ. VD tại sao khi
thi tuyển thì nhà trường lại phân chia lớp
này với lớp kia. Đó là do nhà trường dựa
trên những đặc điểm gần giống nhau của
từng cá nhân trong lớp, như sở thích, học
lực, và lớp là sự phân chia để phân biệt
tập thể này với tập thể khác dựa trên

những đặc điểm giống nhau về các mặt.
Vậy loại hình ngôn ngữ là gì?
HĐ2 : GV yêu cầu HS xem lại phần 1.
GV gợi mở cho các em vào từng mục.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn
lập, mà ngôn ngữ đơn lập có đặc trưng cơ
bản như sau :
• Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
• Từ không biến đổi hình thái
Tại sao tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ
pháp : VD Sao anh không về chơi thôn
Vĩ? Vì tiếng là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo
nên câu.
? Em hãy lấy bất kỳ một từ nào trong
VD trên ghép với một từ khác có nghĩa?
HĐ3 : HS nhìn lên VD GV ghi trên bảng
Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
? Em hãy cho biết 2 câu thơ trên có bao
nhiêu tiếng và bao nhiêu từ?Sau đó em
hãy lấy 1 từ bất kì trong 2 câu ghép với
một từ hoặc cụm từ khác có nghĩa.
GV diễn giảng : mỗi tiếng là mỗi âm tiết,
mỗi tiếng khi được phát âm đều tách biệt
rõ ràng khác với tiếng Anh.

-

Loại hình ngôn ngữ đơn lập ( tiếng
Việt, Thái...)

Loại hình ngôn ngữ hòa kết ( Tiếng
Nga, Anh…)

-

Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia thành
những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc
trưng giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp.
II.

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH NGÔN
NGỮ ( 25’ )

Đặc điểm 1

-

-

Mỗi câu thơ có bảy tiếng, cũng là bảy âm tiết,
bảy từ, đọc và viết tách rời nhau.
Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

- VD : trở về, ăn chơi…

-

Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

• Số tiếng : 14, số từ 14
• VD : Buổi sáng, một đêm, tình cảm…
Về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết. Về mặt sử
dụng tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo
nên từ.

HĐ4 : VD : Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Thì người 1 và người 2 là bổ ngữ chỉ động từ
cười. Người 3 là chủ ngữ chỉ chủ thể của động
từ cười.
Xét về mặt ngữ âm và chữ viết thì hoàn toàn
không có sự thay đổi giữa 3 từ người.

? Theo em thì tiếng Việt có biến đổi hình
thái khi biểu thị ý nghĩa không?

Đặc điểm 2

-

Từ không biến đổi hình thái


Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
Các từ mình và ta khi làm chủ ngữ hay
phụ ngữ đều không biến đổi hình thái.
Còn trong tiếng Anh thì ngược lại.


- Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái
khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

“ I love him ”. và “ He loves me ”.
HĐ4 : Quan sát VD và trả lời câu hỏi?

Đặc điểm 3

Cười người hôm trước hôm sau người
cười
? Giữa cười người và người cười khi
thay đổi trật tự từ thì nghĩa có thay đổi
không?
Quan sát VD cuối SGK và trả lời câu
hỏi?
? Khi có thêm vào trong đó các hư từ
như đang, đã, vừa thì nghĩa của câu có
thay đổi không.? Và nghĩa biểu thị của
câu đó như thế nào?

- Sự thay đổi trật tự từ thường dẫn đến thay đổi
về nội dung

- Sự thay đổi về hư từ cũng làm cho nghĩa của
câu thay đổi.

? Vậy vai trò của hư từ trong câu là gì?

- Hư từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3


trong câu
- Nhờ hư từ mà quan hệ ngữ pháp giữa các từ
trong câu được biểu thị rõ
 Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử
dụng các hư từ.
-

III.
LUYỆN TẬP ( 5’ )
Trong đoạn văn có các hư từ :
• Đã : các hoạt động xãy ra trước
• Các : chỉ số nhiều
• Để : chỉ mục đích
• Lại : chỉ sự tiếp diễn của hoạt động
• Mà : chỉ mục đích


IV.
-

DẶN DÒ
Về nhà học thuộc bài, nắm được đặc điểm loại hình tiếng Việt – ngôn ngữ đơn lập
– để học tập và sử dụng tốt tiếng Việt.
Chuẩn bị, đọc, soạn trước bài mới.
V.
RÚT KINH NGHIỆM
Phê duyệt của GVHD


Lê Thị Thu Thủy

Tp.HCM, ngày tháng năm 2015
Giáo sinh thực tập

Trương Vương Linh

Chú thích

1.
2.
3.
4.

Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp (đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu)
Thực từ là từ đứng 1 mình có nghĩa – nhà, sách, ăn,…
Hư từ là từ phải ghép với từ khác mới tạo được từ có nghĩa – đang ăn, với ai,
Hình thái là cái biểu hiện bên ngoài



×