Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

quy trình làm việc tại công xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.47 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA THƢƠNG MẠI DU LỊCH
-----------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI: CÔNG TY DỆT LỤA TƠ TẰM KIMONO JAPAN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s HỒ VĂN DŨNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYẾN THỊ MINH
PHỤNG
MÃ SỐ SV: 10065851
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
NIÊN KHÓA 2010-2014

TP HCM, 5.2014


LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng trên giảng đường đại học là khoảng thời gian vô cùng quý báu
và quan trọng đối với em. Sự giảng dạy tận tình của thầy cô cũng như sự động
viên, an ủi về mặt tinh thần của gia đình, bạn bè, đó là hành tranh cần thiết để em
có đủ tự tin bước vào đời. Kỳ thực tập chính là khoảng thời gian để em có thể
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và là điều kiện quyết định cho em
hoàn thành khoá học này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô khoa Thương mại – Du lịch
trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tâm, nhiệt tình
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Hồ Văn Dũng - giảng viên khoa
Thương mại – Du lịch đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể anh chị trong công ty đã giúp


đỡ em trong quá trình thực tập. Tuy nhiên thời gian tiếp xúc với doanh nghiệp
còn ít và kiến thức bản thân có phần hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp của em còn
nhiều thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ của thầy cô, anh chị báo cáo tôt nghiệp
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Bảo lộc, tháng 30 năm 2014

i


Mục lục
Mục lục ............................................................................................................................ 1
Danh sách các bảng biểu. .............................................................................................. v
Lời nói đầu ...................................................................................................................... 1
Kết cấu đề tài. ................................................................................................................. 1
PHẦN 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ............ 2
DỆT LỤA TƠ TẰM KIMONO JAPAN ...................................................................... 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. ........................................................................... 2
1.2 Loại hình và quy mô của doanh nghiệp. ................................................................ 2
1.3 Chức năng, nhiệm vụ. .............................................................................................. 3
1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng cụ thể của từng bộ phận. ....................... 4
1.4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức ........................................................................... 4
1.4.2. Chức năng cụ thể của từng bộ phận....................................................... 4
1.5 Khái quát về tình hình nhân sự. ............................................................................ 6
1.6 Môi trƣờng làm việc và chế độ của công nhân viên. ............................................. 7
1.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình sản xuất. ......................................................... 7
1.7.1 Bộ phận văn phòng: .................................................................................. 7
1.7.2 Bộ phận sản xuất: ...................................................................................... 7
1.8 Tình hình sản xuất của công ty. .............................................................................. 8
1.8.1 Các mặt hàng chính của công ty ............................................................. 8

1.8.2 Quy trình sản xuất của công ty. .............................................................. 9
1.9 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. ............................................. 9
1.9.1 Thị trƣờng xuất khẩu chính ..................................................................... 9
1.9.1.1 Thị trƣờng Nhật Bản ............................................................................... 10
1.9.1.2 Thị trƣờng Hàn Quốc. ............................................................................. 14
1.9.2 Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu từ năm 20082014 . .................................................................................................................. 17
1.9.2.1 Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của công ty từ năm
2008-2014 .............................................................................................................. 17
1.9.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty từ năm 20082010 . ...................................................................................................................... 19
1.10 Tình hình nhập khẩu nguyên liệu. ..................................................................... 20
1.10.1 Các nguyên liệu nhập khẩu. ................................................................. 20
1.10.2 Thị trƣờng nhập khẩu nguyên liệu chính. .......................................... 21
ii


1.11 Đối thủ cạnh tranh của công ty.......................................................................... 21
1.12 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. ......................................... 21
1.12.1 Nhân tô vĩ mô. ....................................................................................... 21
1.12.1.1 Nhân tố kinh tế ....................................................................................... 21
1.12.1.2 Nhân tố văn hóa – xã hội. ...................................................................... 24
1.12.2 Nhân tố vi mô. ....................................................................................... 24
1.12.2.1 Đối thủ cạnh tranh. ................................................................................ 24
1.12.2.2 Nhà cung cấp. ......................................................................................... 25
1.12.2.3 Khách hàng. ............................................................................................ 25
1.12.3 Nhân tố bên trong doanh nghiệp. ....................................................... 25
1.12.3.1 Tiềm lực tài chính. ................................................................................. 25
1.12.3.2 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị.................................................. 26
1.12.3.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ. ................................................ 26
1.13 Đánh giá chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu của công ty. ................. 27
1.14 Những định hƣớng cho công ty trong thời gian tới. ......................................... 27

1.14.1 Về công tác quản trị sản xuất. ............................................................ 27
1.14.2 Về mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp. ........................................... 27
1.14.3 Các kỹ năng cần thiết ở nhà quản trị sản xuất. ................................. 27
1.14.4 Về thị trƣờng xuất nhập khẩu ............................................................ 28
PHẦN 2: NHỮNG NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
VỚI CÔNG TY ............................................................................................................ 29
2.1 Tình hình nhân sự. ................................................................................................. 29
2.2.1 Nhứng điểm đạt đƣợc. ............................................................................ 29
2.2.2 Những điểm hạn chế cần khắc phục .................................................... . 29
2.2.3 Những đề xuất cho công ty. .................................................................... 30
2.2 Về môi trƣờng làm việc và chế độ của công nhân viên. ..................................... 31
2.2.1 Những hạn chế về môi trƣờng làm việc và chế độ của công nhân viên.
31
2.3 Về cơ sở vật chất .................................................................................................... 31
2.3.1 Những điểm đạt về cơ sở vật chất của công ty. ................................... 31
2.3.2 Những điểm hạn chế về cơ sở vật chất. ................................................. 32
2.4 Quản trị sản xuất. .................................................................................................. 32
2.4.1 Những điểm đạt đƣợc trong công tác sản xuất. ................................... 32
2.4.2 Những điểm hạn chế trong công tác sản xuất. ..................................... 32
iii


2.4.3 Những đề xuất cho công ty về quản trị sản xuất. ................................. 33
2.5 Về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. ............................................................ 33
2.5.1 Những điểm đạt đƣợc về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. ....... 33
2.5.2 Những điểm hạn chế về tình hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. . 34
2.5.3 Những đề xuất với công ty về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 34
2.6 Những hạn chế về tình hình nhập khẩu nguyên liệu. ......................................... 35
2.6.1 Những hạn chế về tình hình nhập khẩu nguyên liệu. .......................... 35
2.6.2 Giải pháp cho những hạn chế về nhập khẩu nguyên liệu. .................. 36

2.7 Đối thủ cạnh tranh. ................................................................................................ 36
2.7.1 Những hạn chế so với đối thủ cạnh tranh. ............................................ 36
2.7.2 Những giải pháp cho hạn chế về đối thủ cạnh tranh. .......................... 37
PHẦN 3 : NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA KHI ĐI THỰC TẬP Ý
KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA SINH VIÊN .................................................................... 39
3.1 Những chuẩn bị về kiến thức. ............................................................................... 39
3.1.1 Chuẩn bị về kiến thức chuyên ngành. ................................................... 39
3.1.2 Chuẩn bị về kiến thức tin học. ............................................................... 40
3.1.3 Chuẩn bị về kiến thức ngoại ngữ. .......................................................... 41
3.2 Những chuẩn bị về kỹ năng mền. ......................................................................... 42
3.2.1 Kỹ năng giao tiếp. ................................................................................... 42
3.2.2 Kỹ năng sử dụng các vật dụng trong văn phòng. ................................ 43
3.2.3Kỹ năng nghe điện thoại trong văn phòng. ........................................... 45
3.2.4Kỹ năng sử dụng email. ........................................................................... 45
3.3 Những chuẩn bị trƣớc khi đi thực tập. ................................................................ 46
3.3.1 Lập danh sách các chƣơng trình tuyển dụng. ...................................... 46
3.3.2 Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào các vị trí thực tập. ............................... 46
3.3. Tham gia phỏng vấn vào các vị trí thực tập. ...................................................... 47
3.4 Quá trình thực tập. ................................................................................................ 47
3.4.1 Tìm hiểu về công ty nơi mình thực tập. ................................................ 47
3.4.2 Lên kế hoạch chi tiết cho quá trình thực tập. ...................................... 48
3.4.3 Rút ra kinh nghiệm bản thân và định hƣớng nghề nghiệp trong tƣơng
lai. ...................................................................................................................... 49
3.5 Những đề xuất cho các bạn khoá sau. .................................................................. 49
3.6 Những đề xuất với nhà trƣờng. ............................................................................ 51
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 53
iv


Danh sách các bảng biểu.

Bảng 1.1 Bảng phân theo giới tính của nhân viên.
Bảng 1.2 Bảng phân theo trình độ của nhân viên.
Bảng 1.3 : Kết quả kinh doanh từ năm 2008 – 2013.
Bảng 1.4 : Kim ngạch xuất khẩu tơ se và lụa tơ tằm của công ty Kimono Japan từ
năm 2008 – 2013.
Bảng 1.5 : Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu tơ se và lụa tơ tằm.

v


Lời nói đầu
Từ xưa đến nay, ở bất kỳ thời đại nào, nền văn mình nào và quốc gia nào
thì việc học cũng phải đi đôi với thực hành. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế toàn cầu thì học lý thuyết là một nền tảng và
thực hành lại là sự quyết định thành công. Chính vì thế, sau mỗi khóa học nhà
trường lúc nào cũng tạo điều kiện cho sinh viên có dịp để áp dụng những kiến
thức trong quá trình học tập để áp dụng vào thực tiễn.
Hiện nay, đối với những khu kinh tế đang phát triển nguồn nhân lực địa
phương quả thật là rất khan hiến. Với ước mơ và hoài bão sẽ góp một phần sức
lực trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế của quê nhà đây là một trong những lý
do tôi chọn Bảo Lộc là nơi thực tập, hơn nữa đối với thành phố Bảo Lộc – Lâm
Đồng ngành dệt lụa tơ tằm là ngành công nghiệp chủ lực và lâu đời. Người dân ở
đây rất có kinh nghiệm trong việc ươm tơ và nuôi tằm, để được có cơ hội hiểu
biết thêm về ngành nghề chủ lực của địa phương tôi quyết định thực tập ở Bảo
Lộc và chọn công ty Kimono Japan để có cơ hội áp dụng những kiến thức của
mình vào thực tiễn.
Kết cấu đề tài.
PHẦN 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
DỆT LỤA TƠ TẰM KIMONO JAPAN.
PHẦN 2: NHỮNG NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ

XUẤT VỚI CÔNG TY.
PHẦN 3 : NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA KHI ĐI THỰC
TẬP Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA SINH VIÊN.

1


PHẦN 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
DỆT LỤA TƠ TẰM KIMONO JAPAN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty KIMONO JAPAN được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Công ty hoạt động theo giấy phép số 08_GP_KCN_L Đ ngày
25/4/2005 do ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh Lâm Đồng cấp.


Tên công ty: Công ty KIMONO JAPAN



Trụ sở chính: H14 (CN20) khu công nghiệp Lộc Sơn – Bảo

Lộc – Lâm Đồng


Mã số thuế: 5800449996



Điện thoại: 0633.726.767




Fax:



Vốn điều lệ: 7,000,000USD



Vốn pháp định: 4,000,000USD



Tổng vốn kinh doanh: 30,340,000,000VND



Vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản) chiếm 100%



Thời gian hoạt động của công ty: Là 49 năm

0633.726.979

1.2 Loại hình và quy mô của doanh nghiệp.


Kimono Japan là doanh nghiệp được hình thành từ 100% vốn nước ngoài


(Nhật Bản). Nằm tên một diện tích lớn thuộc khu công nghiệp Lộc Sơn thành
phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.


Dù là một doanh nghiệp mới thành lập nhưng cơ sở vật chất của công ty

khá hoàn thiện bao gồm: Một nhà xưởng sản xuất, văn phòng, nhà ăn, phòng
nghỉ trưa.


Do chính sách khuyến khích xuất khẩu trong thời ky hội nhập kinh tế của

nhà nước cho nên doannh nghiệp được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
trong vòng năm năm đầu thành lập. Trong những năm qua công ty không ngừng
phát triển để nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Hiện công ty có
mối quan hệ xuất khẩu truyền thống với hai nước đó là Nhật Bản và Hàn Quốc

2


và công ty cũng đang định hướng tìm thêm nhiều bạn hàng tiềm năng trong
tương lai.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ.
 Công ty sản xuất kinh doanh hai mặt hàng chủ yếu là Tơ se và Dệt lụa tơ
tằm xuất khẩu. Nguyên liệu để sản xuất là nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ
nước ngoài: Như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sản phẩm của công ty
làm ra không tiêu thụ ở nội địa mà xuất khẩu một trăm phần trăm qua thị
trường nước ngoài là Nhật Bản và Hàn Quốc.
 Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng

ngày càng nhiều các nhu cầu mới của xã hội, tăng tính cạnh tranh trên thương
trường quốc tế, đóng góp tích cực và kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói
chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Mở rộng liên kết với các cơ sở kinh
doanh trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác kinh tế, ứng dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật của nước ngoài và sản xuất góp phần vào việc tổ chức
cải tạo sản xuất.
 Thực hiện lao động theo phân phối sản phẩm đảm bảo công bằng trong
hoạt động sản xuất, không ngừng nâng cao tay nghề và trình độ nghiệp vụ cho
nhân viên.
 Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng lực sản xuất,
tự bù đắp các chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân
sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ các khoản thuế cho
Nhà nước.
 Trong quá trình sản xuất công ty luôn chú trọng đến môi trường, xử lý tốt
các chất thải đảm bảo nguồn nước sạch. Tuyệt đối chấp hành đúng quy định
về phòng cháy chữa cháy, thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ.
 Hoạt động sản xuất theo khuôn khổ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung
thực theo quy định của Nhà nước đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động,
góp phần giữ gìn an ninh cho địa phương.

3


1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng cụ thể của từng bộ phận.
1.4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Giám Đốc

Phó giám
đốc


Bộ phận kế
toán

Kế
toán
trưởng

Kế
toán
tiền
lương

Bộ phận
nhân sự

Kế
toán
viên

Kế
toán
vật


Thủ
quỹ

Bộ
phận
xe tơ


Bộ
phận
chuẩn
bị

Các
ca
sản
xuất

Kế
toán
XN
K

Các ca
chuẩn
bị

Các ca
chuẩn
bị

Bộ phận
xuất nhập
khẩu

Quản Đốc


Bộ
phận
dệt lụa

Bộ
phận
kho,
KCS

Kiểm
hàng

Các
ca
sản
xuất

Các
ca
sản
xuất

Các
ca
sản
xuất

1.4.2. Chức năng cụ thể của từng bộ phận.
 Giám đốc: Là người điều hành cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ về kết quả hoạt động

của công ty.

4


 Phó giám đốc: là người giúp giám đốc trong công tác quản lý và điều
hành doanh nghiệp được giám đốc phân công và ủy quyền của giám đốc điều
hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
 Bộ phận kế toán: gồm kế toán trưởng và kế toán viên
- Kế toán trưởng: làm nhiệm vụ tổng hợp, kiểm tra hệ thống sổ sách
trước khi trình lên giám đốc. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ được giao, về các số liệu kế toán mà kế
toán trưởng nộp lên, các liên quan về báo cáo tài chính và hoạt động sản xuất của
công ty mà kế toán trưởng đã ký xác nhận.
- Kế toán viên: phải làm nhiệm vụ kế toán chi tiết: kế toán tiền
lương, kế toán vật tư, kế toán thu - chi (thủ quỹ), kế toán xuất nhập khẩu. Các kế
toán viên phải chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, ban Giám đốc và pháp luật
trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
+ Kế toán tiền lương: làm nhiệm vụ tổng kết ngày công làm việc của nhân
viên và tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên.
+ Kế toán vật tư: có nhiệm vụ ghi chép những lần nhập các nguyên vật liệu
về, theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu trong công ty để từ đó đề ra những kế
hoạch đặt nguyên vật liệu sao cho chi phí là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo được tiến
độ sản xuất.
+ Thủ quỹ: làm nhiệm vụ giữ và theo dõi tình hình thu - chi tiền mặt rồi ghi
chép vào sổ chi tiết tiền mặt để sau này đối chiếu với sổ cái, sổ tổng hợp thu chi.
Căn cứ vào giấy báo nợ, báo có của ngân hàng để theo dõi các khoản tiền trong
hai tài khoản tiền VND và tiền USD. Kế toán thu chi phải chịu trách nhiệm trước
ban giám đốc về những nhiệm vụ được giao.

+ Kế toán xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ quản lý tất cả các tài liệu liên quan
đến việc xuất nhập khẩu, tính toán và ghi chép tất cả doanh thu và chi phí liên
quan đến xuất nhập khẩu, soạn thảo hợp đồng, công văn, mở L/C, và các thông
báo liên quan dưới sự chỉ định của ban giám đốc. Kế toán xuất nhập khẩu chịu
trách nhiệm trước ban giám đốc về những nhiệm vụ được giao.

5




Quản đốc: có nhiệm vụ giám sát và quản lý nhân viên làm việc

trong tất cá các quy trình sản xuất từ việc nhập tơ, làm mềm, đánh ống…cho
đến khi xuất hàng. Quản đốc phải chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về
nhiệm vụ được giao.


Bộ phận nhân sự: có nhiệm vụ quản lý năng suất lao động của

nhân viên, theo dõi, ghi chép và chấm công số lượng nhân viên đến làm việc
hằng ngày, báo cơm cho bộ phận nhà bếp, nắm bắt số lượng nhân viên vắng
mặt, sau đó trình lên bộ phận kế toán để kế toán tiền lương tiến hành tổng kết.


Bộ phận xuất nhập khẩu: Tổ chức hoạt động kinh doanh xuất

nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ theo điều lệ và giấy phép kinh
doanh của công ty, được giám đốc ủy thác trong việc trực tiêp đàm phán,
thương thảo, giao dịch và ký kết hợp đồng với các đối tác kinh doanh, quản lý

và giám sát việc giao hàng đến đúng địa điểm theo như quy định trong hợp
đồng, làm các thủ tục thông quan, tìm kiếm bạn hàng, liên doanh liên kết
trong kinh doanh xuất nhập khẩu
1.5 Khái quát về tình hình nhân sự.
Thời gian chính thức hoạt động của công ty từ ngày 25/4/2005. Công ty
chính thức đi vào hoạt động có hơn 150 nhân viên và đến nay tăng lên 200 người.
Đội ngũ cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu. Đội ngũ công nhân nhiệt tình, có tay nghề lâu năm trong ngành dệt may.


Phân theo giới tính

Bảng 1.1 Bảng phân theo giới tính của nhân viên
Giới tính

Số lƣợng ngƣời

Tỷ lệ (%)

Nam

20

10

Nữ

180

90


Nguồn: phòng kế toán của công ty dệt lụa tơ tằm Kimono Japan

6




Phân theo trình độ

Bảng 1.2 Bảng phân theo trình độ của nhân viên.
Trình độ

Số lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Đại học

10

5

Cao đẳng

15

7,5

Trung cấp


19

9,5

Lao động phổ thông

156

78

Nguồn: phòng kế toán của công ty dệt lụa tơ tăm Kimono Japan
Do tính chất hoạt động kinh doanh của công ty là ngành dệt may, các công
đoạn đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, do vậy lực lượng lao động nữ được xem là
nguồn lao động chủ lực, số nhân viên nữ là 180 người chiếm tỷ lệ 90% / tổng số
nhân viên, trong khi đó nhân viên nam chỉ có 20 người chiếm 10% trong tổng số
nhân viên của công ty.
1.6 Môi trƣờng làm việc và chế độ của công nhân viên.
Phần đa trong công ty chủ yếu là công nhân và nhân viên văn phòng, về
môi trường làm việc của công nhân làm việc trong môi trường nguy hiểm và gần
như là không đảm bảo về an toàn cũng như sức khỏe.
Nhân viên văn phòng làm việc có rất nhiều áp lực và hầu như là không có thời
gian nghỉ ngơi, môi trường làm việc không có cơ hội thăng tiến.
1.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã trang bị đầy đủ các trang
thiết bị máy móc nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng
phát triển. Hiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của công ty gồm có:
1.7.1 Bộ phận văn phòng:
Cơ sở vật chất của bộ phận văn phòng bao gồm: 1 máy photo copy, 2 máy
in, 1 máy Fax, 4 bộ máy tính có nối mạng Internet nhằm phục vụ cho quá trình

quản lý, thống kê, liên lạc, thu thập thông tin và in sao dữ liệu…
1.7.2 Bộ phận sản xuất:
Máy cuộn vải, máy dành cho bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hệ thống bóng điện, toàn bộ dây truyền sản xuất theo công nghệ của Nhật
Bản (máy mắc, máy đậu, máy dệt, máy xe, …)….
7


Ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở vật chất khác nhằm phục vụ thuận tiện cho việc
sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hóa cũng như việc xuất hàng.
1.8 Tình hình sản xuất của công ty.
1.8.1 Các mặt hàng chính của công ty
Công ty KIMONO JAPAN chuyên sản xuất và xuất khẩu tơ se và lụa tơ
tằm, các sản phẩm cụ thể:
+ Vải Tơ tằm 5050
+ Vải Tơ tằm 5048
+ Vải Tơ tằm A447
+ Vải tơ tằm Satin
+ Sinkodai
+ Silk Rinzu
+ G.C 4.5 M/M
+Tơ se 20/22D
+ Vải Kawarimnuji
+ Vải Jacquard
+ Vải Seikapalace
+ Vải lụa tơ tằm Jacquard
Các sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, độ bền cao. Nguyên liệu đầu vào
chủ yếu là nhập khẩu từ các nước như:
- Từ Nhật Bản gồm các nguyên liệu: tơ sống 20/22D, tơ Silk, dầu Emanol,
dầu chống mốc, mẫu bìa Jacquard đục lỗ…

- Từ Brazil: sợi tơ tằm chất lượng cao (5A),…
- Từ Trung Quốc: tơ sống 20/22D,…

8


1.8.2 Quy trình sản xuất của công ty.
Nhập tơ

Làm mềm

Đánh ống

Đậu lần 1

Xe lần 1

Đậu lần 2

Xe lần 2

Dệt

Guồng, côn

Mắc sợi

Xâu go
lược


Đánh suốt

Tơ se thành
phẩm

Dệt lụa tơ
tằm

KCS

KCS

Xuất khẩu

Xuất khẩu

1.9 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
1.9.1 Thị trƣờng xuất khẩu chính
Công ty dệt lụa tơ tằm KIMONO JAPAN có 100% là vốn đầu tư của Nhật
Bản, sản xuất theo công nghệ của Nhật Bản. Do đó, thị trường xuất khẩu chính
9


của công ty là thị trường Nhật Bản (chiếm 66.7% trong tổng kim ngạch hàng
xuất khẩu )(nguồn từ phòng kế toán), tiếp đến là thị trường Hàn Quốc. Khách
hàng chủ yếu là những bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài và trung thành
với công ty trong rất nhiều năm.
1.9.1.1 Thị trƣờng Nhật Bản
Nhật Bản là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới với trị giá nhập
khẩu được duy trì khá ổn định qua các năm. Trong năm 2009, tuy kinh tế thế giới

rơi vào suy thoái nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dệt may của Nhật vẫn
đạt 31,07 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với năm 2008 và tăng 2,2% trong năm
2010, đạt 31,76 tỷ USD. Dự báo trong năm 2011, trị giá nhập khẩu hàng dệt may
của nước này đạt 32,17 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm ngoái. Việt Nam trở thành
nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào Nhật nhưng thực tế thì kim ngạch xuất
khẩu chưa tương xứng với tiềm năng từ thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật trong năm 2011 dự báo đạt 1,5 tỷ USD,
tăng 30% so năm 2010. Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong
khối ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối.
Những khó khăn và thuận lợi khi xuất hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản.


Khó khăn

Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA là hàng dệt may Việt Nam
xuất sang Nhật Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Hàng dệt may xuất
sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc
của các nước ASEAN. Hiện nay, Nhận Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai
công đoạn” đối với mặt hàng dệt may trong EPA ở cả 6 nước ASEAN
(Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia, Thái Lan) và các nước này
đều đã được hạ thuế suất thuế xuất khẩu xuống 0%, VN không thể cạnh tranh
được với các nước này.
Hành trình để được hưởng ưu đãi từ EPA của các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam lại không đơn giản, bởi ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ
liệu nhập khẩu, nhất là khi trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập khẩu này
lại không được nhập từ Nhật và ASEAN.
Theo các DN, Nhật Bản vẫn sử dụng vải đưa từ Nhật Bản sang để DN Việt Nam
10



thực hiện các hợp đồng gia công, DN không có nhiều vải được sản xuất từ trong
nước. Hơn nữa, thị trường Nhật Bản đòi hỏi chất lượng sản phẩm khá khắt khe.
Ngoài ra, DN Việt Nam cũng khó tăng mạnh sản phẩm chất lượng cao vào NB.
Bởi vì, để chuyển đổi một dây chuyền sản xuất, đòi hỏi DN phải đầu tư về vốn và
thời gian. Lý do nữa, phân khúc hàng giá rẻ tại Nhật Bản, hàng Việt Nam không
thể cạnh tranh với sự thống trị của hàng Trung Quốc.


Thuận lợi

Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản,
hàng may mặc được sản xuất bằng nguyên phụ liệu Việt Nam được miễn thuế
hoàn toàn, trong khi hàng may mặc xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nhật Bản phải
chịu thuế từ 15-25%. Đây là tín hiệu đáng mừng ngành dệt may VN có thể cạnh
tranh với TQ.
Giảm thuế xuất khẩu vào Nhật Bản kể từ ngày 1/10/2009, các DN Việt
Nam nhận được tiền gia công từ đối tác tăng thêm. Giả sử, giá FOB là 50 USD,
giảm 10% thuế tức là giảm được 5 USD, thì chắc chắn đối tác sẽ tăng thêm công
may cho DN 1 USD.
Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng
cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài.
Việt Nam đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình này
còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và
hàng dệt may của Việt Nam nói riêng.
Nền kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, nhu cầu nhập khẩu đối với hàng
dệt may đang gia tăng cũng là một thuận lợi đối với ngành này.
Cùng với đó là những chính sách về tỷ giá nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh
cho hàng xuất khẩu cũng là một lợi thế cho ngành.
Xuất khẩu hàng dệt may các loại của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm

2013 đạt 17,95 tỷ USD (theo số liệu sơ bộ công bố ngày 17/01/2014 của Tổng
cục Hải quan), tăng 18,9% so với kết quả thực hiện của ngành hàng này trong
năm 2012. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu vải các loại đạt xấp xỉ 910 triệu USD,
chiếm khoảng 5% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong cả năm 2013. Trong
11


tổng doanh số trên của xuất khẩu hàng dệt may của cả nước thì xuất khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm gần 60%, tương
đương 10,69 tỷ USD.Hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị
trường các đối tác thương mại sau: Hoa Kỳ (8,61 tỷ USD, chiếm 48% tổng trị giá
xuất khẩu ngành hàng này), Nhật Bản (2,38 tỷ USD, chiếm 13,3%), Hàn Quốc
(1,64 tỷ USD, chiếm 9,1%), Đức (652 triệu USD, chiếm 3,6%), Tây Ban Nha
(535 triệu USD), Anh Quốc (471,3 triệu USD), Canada (391,2 triệu USD), Trung
Quốc (355,4 triệu USD), Hà Lan (254 triệu USD), Đài Loan (201,4 triệu USD),
Pháp (178,7 triệu USD), Bỉ (158,5 triệu USD), Italia (151,3 triệu USD) …Thị
trường Liên minh châu Âu (EU27) nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trị giá
2,73 tỷ USD, chiếm hơn 15% tổng trị giá xuất khẩu ngành hàng này.
Nhật Bản là thị trường bão hòa và tương đối phức tạp đối với các mặt hàng
dệt may. Những khó khăn về kinh tế gần đây đã khiến cho người tiêu dùng Nhật
Bản ngày càng cẩn thận hơn với việc chi tiêu của họ. Do đó, các nhãn hiệu bán lẻ
như Zara, H&M, Forever 21 và Uniqlo có những thuận lợi nhất định trên thị
trường này.Theo đánh giá của Viện kinh tế Yano, thị trường hàng dệt may Nhật
Bản ước tính đạt mức 1,64 nghìn tỷ Yên vào năm 2008 và xếp thứ hai trên thế
giới sau thị trường Hoa Kỳ. Thị trường này vẫn tiếp tục phát triển trong vài năm
vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Người tiêu
dùng và người mua hàng Nhật Bản có ý thức và mong muốn rất cao đối với vấn
đề thiết kế và chất lượng. Họ quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của sản phẩm. Các
sản phẩm dệt may sản xuất ở các nước đang phát triển vẫn thu hút sự quan tâm
của người tiêu dùng Nhật Bản. Trên thực tế, có nhiều công ty thời trang của Nhật

Bản đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc miễn là thương hiệu thời trang đó là
thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Giá cả cần đi đôi với chất lượng sản phẩm.


Thuế nhập khẩu, các quy định nhập khẩu và thủ tục hải quan

Các quy định tại thời điểm nhập khẩu: Nhật Bản không có hạn chế gì về
nhập khẩu hàng dệt may. Các sản phẩm dệt may sử dụng chất liệu lông hoặc da
với mục đích trang trí có thể sẽ phải tuân theo các quy định liên quan đến Công
ước Washington. Việc nhập khẩu hàng hóa phải tuân thủ theo Điều 71 Luật hải
quan, cấm nhập khẩu các mặt hàng giả hoặc các mặt hàng không rõ xuất xứ. Điều
12


69-11 của Luật hải quan quy định cấm nhập khẩu các mặt hàng có vi phạm về
quyền sở hữu trí tuệ.
Quy định tại thời điểm bán hàng.
Nhật Bản có các quy định sau đây liên quan đến việc bán các sản phẩm dệt
may:
- Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng
- Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
- Luật độc quyền và duy trì thương mại công bằng (Luật số 54 năm 1947)
- Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất độc hại
Các quy định về nhãn mác.
Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng và Luật chống lại việc đánh giá
cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm đưa ra các quy định về nhãn mác đối với
các mặt hàng dệt may.
Hàng dệt may cần phải có nhãn mác chứa đầy đủ các thông tin sau đây:
- Thành phần sợi vải
- Cách thức giặt sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác. Cách thức

giặt ủi tại nhà và các biện pháp xử lý sản phẩm khác cần phải ghi rõ sử dụng các
ký hiệu được mô tả trong JIS L 0217 (các ký hiệu nhãn mác đối với việc xử lý
các sản phẩm dệt may và cách thức dán nhãn đi kèm).
- Các sản phẩm không thấm nước: Với các sản phẩm dệt may có lớp bọc
bên ngoài đặc biệt phải dán nhãn ghi rõ không thấm nước. Đối với các sản phẩm
áo mưa, không cần thiết dán nhãn thông tin này trừ khi có lớp bọc bên ngoài với
mục đích khác.
- Ghi rõ loại da được sử dụng cho sản phẩm: Các mặt hàng dệt may được sử
dụng một phần chất liệu da hoặc da tổng hợp phải dán nhãn ghi rõ loại da phù
hợp với các điều khoản về dán nhãn chất lượng đối với các mặt hàng công nghiệp
sử dụng nhiều chất liệu theo Luật dán nhán chất lượng hàng gia dụng.
- Tên và địa chỉ hoặc số điện thoại của đơn vị dán nhãn phải được ghi rõ
trên nhãn. Đơn vị dán nhãn không phải là bên trực tiếp dán nhãn lên sản phẩm
mà là bên có trách nhiệm đối với việc dán nhãn chất lượng sản phẩm. Trong
trường hợp sản phẩm nhập khẩu, bên kinh doanh tại Nhật (thông thường là nhà
13


nhập khẩu) phải ghi rõ tên và địa chỉ hoặc số điện thoại dưới danh nghĩa là đơn vị
dán nhãn.
Dán nhãn theo Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây
hiểu lầm.
Hàng dệt may phải tuân thủ theo các quy định về dán nhãn nước xuất xứ.
Điều này là bắt buộc theo Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả
gây hiểu lầm và do Ủy ban thương mại công bằng của Nhật quản lý. “Nước xuất
xứ” nghĩa là nước diễn ra hoạt động làm thay đổi đáng kể bản chất của sản phẩm.
Để tìm hiểu về các mức thuế suất đối với hàng dệt may, có thể tham khảo trang
web của Cơ quan hải quan Nhật Bản
www.customs.go.jp/english/tariff/2010_4/index.htm. Thuế tiêu dùng tại Nhật
Bản là 5% (kể từ năm 2010).

Các cơ quan pháp lý:
- Văn phòng tư vấn hải quan, Cơ quan hải quan Nhật Bản (tại Tokyo) – đưa
ra các quy định hải quan
- Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp – đưa ra Luật dán nhãn chất lượng
hàng gia dụng: Bộ phận an toàn sản phẩm, Nhóm chính sách phân phối và
thương mại, Ban chính sách thông tin và thương mại.
- Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội – Luật Kiểm soát sản phẩm tiêu
dùng có chứa các chất độc hại: Bộ phận đánh giá và cấp phép, Ban an toàn thực
phẩm và dược phẩm
- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp – Công ước Washington: Bộ
phận cấp phép thương mại, Phòng kiểm soát thương mại, Ban Hợp tác kinh tế và
thương mại
- Ủy ban thương mại công bằng Nhật Bản – Luật chống lại việc đánh giá
cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm – Bộ phận thương mại có liên quan, Phòng
thông lệ thương mại.
1.9.1.2 Thị trƣờng Hàn Quốc.
Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn
cầu, nhưng ngành dệt may Hàn Quốc trong những năm qua vẫn có sự tăng trưởng
mạnh mẽ với sự phát triển của cả các hãng thời trang trong và ngoài nước. Từ đó,
14


kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ và đem lại nhiều chủng loại
hàng dệt may phong phú trên thị trường.Các kênh phân phối mới, như thương
mại điện tử, bán hàng trực tiếp tại nhà thông qua các kênh TV, các khu cửa hàng
thời trang và các cửa hàng giảm giá, cách đây 10 năm chưa xuất hiện trên thị
trường, thì bây giờ đã được phát triển mạnh mẽ hướng tới nhiều nhóm khách
hàng mục tiêu khác nhau. Năm 2010, dự tính ngành hàng dệt may Hàn Quốc đạt
doanh thu xấp xỉ 25 tỷ USD, tăng khoảng 5% so với mức 24 tỷ USD năm 2009.
Các kênh phân phối mới này hiện nay chiếm khoảng hơn một nửa doanh số bán

hàng dệt may tại Hàn Quốc. Người ta kỳ vọng rằng những hình thức marketing
mới này sẽ ngày càng trở thành các kênh phân phối quan trọng trong tương lai
gần do các công ty Hàn Quốc cũng đang cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng về việc có nhiều lựa chọn hình thức mua hàng khác
nhau.Cũng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các kênh phân phối, khách hàng Hàn
Quốc ngày càng có nhiều lựa chọn. Đặc biệt, nhiều công ty Hàn Quốc sẽ cung
cấp cả các mặt hàng thời trang sản xuất trong nước và nước ngoài. Theo báo cáo
của Thời báo Kinh tế Seoul (Seoul Economic Daily) hồi tháng 9 năm nay, Hàn
Quốc được biết đến là một trong những thị trường hàng thời trang nhạy cảm và
đặc biệt nhất trên thế giới. Đây cũng là thị trường mà rất nhiều hãng thời trang
toàn cầu chọn làm thị trường thử nghiệm trước khi họ đưa các sản phẩm mới đến
với khách hàng tại những thị trường khác trên thế giới.
Yêu cầu của thị trường
Người tiêu dùng Hàn Quốc ở lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến 30 tuổi đang
ngày càng trở nên đa dạng. Do Hàn Quốc là một trong những nước mở cửa nhất
trên thế giới, người tiêu dùng nước này có thể tiếp cận và chấp nhận những mặt
hàng thời trang chưa từng có mặt trên thị trường. Nếu như người tiêu dùng truyền
thống của Hàn Quốc quen đánh giá các nhãn hiệu thời trang thông qua việc so
sánh đó là nhãn hiệu sản xuất trong nước hay nhập khẩu, thì ngày nay, người tiêu
dùng ở lứa tuổi thanh thiếu niên đến 30 tuổi cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau.
Một vài yếu tố trong số đó bao gồm sự vừa vặn, giá cả và tính thời trang.Các
nhãn hiệu SPA (Specialty Retailer of Private Label Apparel - nhà bán lẻ đặc biệt
của những hãng thời trang nhãn hiệu cá nhân) cũng góp phần vào việc hình thành
15


xu thế cho người tiêu dùng. Với việc ra đời của các nhãn hiệu SPA tại Hàn Quốc,
thời trang bắt đầu có tính mùa vụ hơn. Các mặt hàng thời trang thường được bày
bán trong một mùa và hết mùa sẽ được bán giảm giá.
Với các mặt hàng thời trang hết mùa và được bán hạ giá, người tiêu dùng

Hàn Quốc thường ưu tiên mua qua các kênh bán lẻ hơn là mua tại các trung tâm
mua sắm lớn. Ngày nay, các kênh bán lẻ này xuất hiện ngày càng nhiều ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, như các cửa hàng bán hàng trực tuyến, hệ thống bán hàng tại
nhà thông qua các kênh TV, các cửa hàng giảm giá và các cửa hàng thời trang tư
nhân.Người tiêu dùng truyền thống, những người ở độ tuổi 40 trở lên và có thu
nhập ổn định, có thói quen mua hàng ở các trung tâm mua sắm lớn. Họ cho rằng,
mua sắm tại các trung tâm này tiện lợi hơn mua hàng trực tuyến hay mua hàng
qua các kênh mua bán trên TV.
Số liệu thị trường
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, kinh tế Hàn Quốc đứng thứ
15 trên thế giới. Kinh tế Hàn Quốc đạt khoảng gần 1 nghìn tỷ USD và GDP bình
quân đầu người khoảng 19.000 USD. Không kể Nhật Bản, Hàn Quốc là nước có
GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các nước Châu Á với khoảng hơn 30
triệu dân. Theo Viện nghiên cứu Kinh tế Samsung, tăng trưởng kinh tế năm 2010
của Hàn Quốc ước đạt 4,3%.Năm 2010, thị trường thời trang Hàn Quốc ước tính
sẽ đạt doanh thu 25 tỷ USD, tăng khoảng 5% so với năm 2009. Mặc dù chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 2008, 2009 nhưng thị
trường hàng dệt may Hàn Quốc vẫn đứng vững do nhiều công ty Hàn Quốc đã
nhanh chóng thích nghi với các thách thức mới bằng việc giảm đầu tư, giảm quy
mô sản xuất và giảm quy mô các cửa hàng không sinh lợi nhuận. Các công ty tập
trung vào những hình thức bán hàng vẫn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có
khoảng 20 công ty thời trang quy mô vừa và nhỏ đã phải đóng cửa. Các chuyên
gia ngành hàng dệt may Hàn Quốc cho rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng dự tính
của ngành năm 2010 không cao nhưng việc ngành vẫn tăng trưởng năm 2010 cho
thấy các công ty thời trang Hàn Quốc đã vượt qua được ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới. Theo Tạp chí Thời trang Fashion Journal
& Textiles, động lực tăng trưởng của năm 2010 sẽ là các ngành hàng quần áo thể
16



thao, quần áo thông thường và nội y. Ngược lại, các mặt hàng quần áo cho đàn
ông và quần áo trẻ em sẽ không tăng trưởng nhiều.
1.9.2 Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu từ năm
2008-2014
1.9.2.1 Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của công ty từ
năm 2008-2014
Trong khi nền kinh tế trong nước đang tham gia hội nhập cùng nền kinh tế
khu vực và thế giới, doanh nghiệp đã thích nghi được với cơ chế mới, không
ngừng nỗ lực vươn lên, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm ngày càng được nâng
cao, quy mô ngày càng được mở rộng, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển.
Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng hiện nay công ty đã trở thành một
trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may có khả năng cạnh tranh lớn
trong địa bàn thành phố Bảo Lộc.
Những năm qua, thị trường có nhiều chuyển biến phức tạp gây khó khăn
cho hoạt động của công ty, nhất là thị trương xuất nhập khẩu. Giá cả các sản
phẩm của ngành dệt may luôn biến động không ổn định và có xu hướng giảm
trong năm 2009 do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2010 xu
hướng xuất khẩu và kinhi doanh có xu hướng tăng hơn và ổn định trong năm
2011 nhưng đến năm 2012 do giá nguyên vật liệu tăng cao nên tình hình kinh
doanh gặp nhiều khó khăn vì thế lơị nhận của công ty có xu hướng giảm so, đến
năm 2013 do điều chỉnh được giá bán với khách hàng nên doanh thu và lợi nhuận
có phần gia tăng và năm 2014 là năm đầy kỳ vọng của doanh nghiệp.
Bảng 1.3 : Kết quả kinh doanh từ năm 2008 – 2013
Doanh thu

Chi phí

lợi nhuận

2008


37.150.883.153

34.919.361.613

2.231.521.540

2009

22.114.629.961

20.148.028.789

1.966.601.108

2010

28.148.213.390

25.994.282.880

2.153.930.510

2011

28.423.123.180

26.173.180.220

2.249.943.036


2012

28.425.789.230

26.795.156.770

1.630.632.240

2013

29.123.056.072

27.112.113.720

2.010.942.352

Nguồn: Phòng kế toán của công ty Kimono Japan
17


Bảng 1.4 : Kim ngạch xuất khẩu tơ se và lụa tơ tằm của công ty Kimono
Japan từ năm 2008 – 2013
ĐVT: USD
Năm

Kim ngạch xuất khẩu

2008


2.159.675

2009

1.104.132

2010

1.993.746

2011

2.052.128

2012

1.056.220

2013

2.153.772

Nguồn: Phòng kế toán của công ty Kimono Japan
Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2008 đạt 2.159.675 triệu USD
sang năm 2009 kim ngạch này giảm chỉ còn 1.104.132 USD năm này do chiu ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty
giảm. Năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là 1.993.746 triệu USD
trong năm này khủng hoảng kinh tế vẫn đang bao trùm nên dù đã cố gắng thì lợi
nhuận của công ty cũng được cải thiện nhưng không đáng kể. đến năm 2011 nền
kinh tế vẫn trong thời kỳ khó khăn nên sự suy thoái kinh tế vẫn còn nên lợi nhuận

có tăng nhưng không đáng kể. Trong năm 2012 do giá nguyên liệu tăng cao nên
lơi nhuận của công ty suy giảm trầm trọng. Trong năm 2013 nền kinh tế đang
dẫn hồi phục nhưng chưa đáng kể, nhưng nhờ sự lãnh đạo và hiệu quả quản lý
của ban lãnh đạo nên doanh thu và lợi nhuận của công ty gia tăng đáng kể. Trong
năm 2014 giá cả của nguyên vật liệu đã được ổn định, khả năng lãnh đạo của ban
giám đốc ngày càng hiệu quả năm nay là một năm kỳ vọng cao của công ty.

18


1.9.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty từ năm 2008-2010
* Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận thu được tù hoạt động xuất khẩu
Bảng 1.5 : Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu tơ se và lụa tơ tằm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Doanh thu xuất 37.150.883.153 22.114.629.961 28.148.213.390 28.423.123.180 28.425.789.230 29.123.056.072
khẩu
Chi


phí

xuất 34.919.361.613 20.148.028.789 25.994.282.880 26.173.180.220 26.795.156.770 27.112.113.720

khẩu
Lợi nhuận xuất 2.231.215.540

1.966.601.108

2.153.930.510

2.249.943.036

1.630.632.240

2.010.942.352

0,09

0,08

0.079

0.057

0.069

khẩu
tỷ trọng lợi nhuậ 0,06

xk/doanh

thu

xuất khẩu
Nguồn: Phòng kế toán kinh doanh XNK

19


×