Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

GIÁM SÁT CACBON RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.24 KB, 25 trang )

DANH MỤC BẢNG


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Khoa Học – Đại học
Thái Nguyên, dưới sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường cũng như các
thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất, em đã được học tập và
trau dồi kiến thức một cách tốt nhất.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn Thầy Ngô Văn Giới đã đã trực tiếp giảng
dạy và hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập. Chân thành gửi
lời cảm ơn tới ông Nguyễn Văn Hiệp, xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin chi tiết góp phần
không nhỏ để em hoàn thiện bài báo cáo này.
Để làm bài báo cáo em đã cố gắng quan sát học hỏi thu thập thông tin và tài
liệu nhưng không thể tránh khỏi có những thiếu sót, kính mong thầy góp ý, bổ sung
để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
GHGs
OTC
UNFCCC
REDD
REDD+

Viết đầy đủ
Khí nhà kính
Ô tiêu chuẩn
Hiệp định khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng
Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng mở rộng thêm 3


nội dung: bảo tồn, tăng đa dạng sinh học; tăng cường dự trữ
carbon; quản lý rừng bền vững


LỜI NÓI ĐẦU
Sinh khối của rừng chính là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển
của các cá thể cây riêng lẻ trong quần thể cây rừng, cây rừng sinh trưởng nhanh thì
sinh khối tạo ra càng lớn, hàm lượng CO 2 hấp thụ, tích lũy được càng nhiều theo
thời gian. Dựa vào sinh khối của rừng và quá trình sinh trưởng mà các nhà nghiên
cứu đã phân loại, quản lý, quy hoạch rừng.
Hiện nay, khi mà biến đổi khí hậu đang là một vấn đề cấp bách của toàn cầu
thì sinh khối của rừng lại là cơ sở chính để tính toán hàm lượng carbon, hiệu quả,
lợi ích về môi trường mà rừng đem lại.
Nghiên cứu định lượng cacbon trong sinh khối của cây chè để đánh giá khả
năng tạo bể chứa cacbon trong sinh khối của cây chè trồng tại xã Tân Khánh,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát thải khí nhà kính, ứng phó với
biến đổi khí hậu. Cung cấp thông tin và số liệu khoa học cho việc triển khai
REDD, REDD+ tại Việt Nam để đem lại một khoản nhỏ về kinh tế cho sinh hoạt
người dân địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu :
“Tính toán hàm lượng carbon tích lũy của rừng chè xã Tân Khánh, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề ảnh
hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội, các kế hoạch phát triển và gây đói nghèo ở
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu được

khẳng định là do sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính (chủ yếu là khí
CO2) trong khí quyển (UNFCCC, 2007). Schimmel và cộng sự (1995) cũng cho
rằng gia tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác (GHGs) là nguyên nhân
chủ yếu gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay và gia tăng nhiệt độ bề mặt
trái đất. Bouman và cộng sự (1999) cho rằng các nghiên cứu để xác định cơ chế
hấp thụ carbon trong môi trường đã và đang gia tăng, các nghị định quốc tế về hấp
thụ carbon đang được phát triển mạnh mẽ (Brown và cộng sự, 1996). Hấp thụ
carbon hiện nay là một cơ chế quản lý rừng được công nhận và đi kèm với các cơ
chế kinh tế ở cấp vĩ mô, chủ yếu do sáng kiến “tín chỉ carbon” (Silver và cộng sự,
1996). Cho đến nay các nghiên cứu về carbon trên thế giới rất đa dạng với việc xác
định được khả năng hấp thụ carbon của nhiều kiểu rừng khác nhau. Giá trị hấp thụ
carbon thực sự được thừa nhận với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto (1997) và sự
ghi nhận của Nghị định này đối với vai trò của các hệ sinh thái rừng trong việc hấp
thụ carbon, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Trữ lượng CO 2 của một cây


được hấp thụ từ không khí thể hiện trong sinh khối của cây đó. Tổng hợp các kết
quả nghiên cứu về sinh khối của một số loại rừng trồng cho thấy, Thông caribaea ở
rừng Hantana có tổng lượng sinh khối là 231 tấn/ha (Mahesh Khadka, 2005), sinh
khối trên mặt đất của rừng trồng Tếch (Tecnona grandis) 30 tuổi tại Sri Lanka là
141 tấn/ha (Jha, 1995). Nghiên cứu được thực hiện bởi Negi và Sharma (1985) chỉ
ra rằng sinh khối khô trên mặt đất của bạch đàn cao sản (Eucalyptus hybrid) là 121
tấn/ha, 2 trong khi đó một nghiên cứu khác cho thấy sinh khối trên mặt đất của
bạch đàn (Eucalyptus grandis) là khoảng 112-130 tấn/ha (Tandon và cs, 1988).
Kaul và Sharma (1983) chỉ ra rằng lượng sinh khối khô trên mặt đất của Populus
deltoids ở vùng bán nội địa ở Ấn độ là 175 tấn/ha. Shorea robusta, một trong
những loài nhập ngoại được trồng phổ biến ở vùng bán lục địa có tổng lượng sinh
khối khô là 200-700 tấn/ha ở tuổi 100 (Rana, 1985; Negi và cs, 2003). Các nghiên
cứu về sinh khối, trữ lượng carbon và phương trình tương quan để ước tính trữ
lượng sinh khối của rừng ở Việt Nam cũng đang được quan tâm nghiên cứu xây

dựng cho một số loài cây như các loài keo, bạch đàn, Thông mã vĩ, Thông nhựa
(Ngô Đình Quế 2006; Vũ Tấn Phương 2008; Võ Đại Hải 2009). Ở phía Bắc Việt
Nam, Chè phân bố tập trung ở Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu và phân
bố ở độ cao tuyệt đối từ 500 - 1000m.Tại Võ Nhai, Thái Nguyên cây chè cũng là
loài cây được phát triển rộng rãi, có giá trị về kinh tế cũng như cảnh quan . Tuy
nhiên, nghiên cứu về sinh khối và các mô hình toán cho tính toán sinh khối cho chè
tại Thái Nguyên chưa được đề cập. Do vậy, nghiên cứu được triển khai nhằm xây
dựng mô hình toán cho tính toán sinh khối làm cơ sở cho việc xác định khả năng
hấp thụ carbon của rừng để thúc đẩy thương mại giá trị hấp thụ carbon.


1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Đặc điểm
Tên khoa học: Camellia sinensis
Thuộc họ: Theaceae
Bộ: Ericales


Hình 1: hình ảnh cây chè tại khu vực khảo sát
- Cây chè thuộc dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, trong kinh doanh chè hạt thường được
để ở chiều cao 30 – 50 cm
- Rễ chè: có bộ rễ hoàn chỉnh (rễ cọc: ăn sâu từ 1 – 2 m, rễ bên phân bố ở tầng đất
từ 5 – 50cm và rễ hấp thu). Về cuối năm rễ cọc dự trữ nhiều chất dinh dưỡng. Rễ
chè tổng hợp nhiều yếu tố kích thích cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Thân và cành chè: tạo nên bộ khung tán của cây chè. Nếu để tự nhiên có 3 dạng
thân (thân bụi, thân gỗ nhỏ, thân gỗ lớn) => có 3 dạng tán (tán hình suốt chỉ, hình
nửa cầu, hình mâm xôi). Trong sản xuất người ta chủ yếu trồng chè dạng mâm xôi
tạo tán thấp để dễ chăm sóc và thu hoạch.



- Mầm chè: có 2 loại mầm là mầm sinh trưởng sinh dưỡng và mầm sinh trưởng
sinh thực. Hai loại mầm này sinh trưởng song song, không có giới hạn rõ ràng
(thường hạn chế lẫn nhau), trong sản xuất phải hạn chế mầm sinh trưởng sinh thực,
thúc đẩy mầm sinh trưởng sinh dưỡng.
- Búp chè: gồm 1 tôm + 2, 3 lá non. Có hai loại búp: búp thường và búp mù xòe.
Búp chè là đối tượng quan tâm đặc biệt của người làm chè.
- Lá chè: có hình dạng thuôn dài, bầu dục, mũi mác...mép có răng cưa, phiến lá
nhẵn hoặc lồi lõm. Tùy vào giống và chế độ canh tác, lá chè có các màu sắc khác
nhau: xanh nhạt, xanh vàng, xanh đậm.
- Hoa, quả chè: chè là cây trồng có rất nhiều hoa và quả liên tục (trên cây lúc nào
cũng tồn tại quá trình phát triển hoa và quả).
1.2.2 Giá trị
Lá trà được dùng trong Đông y để trị hen phế quản (như một loại thuốc trị hen
suyễn), nhiệt miệng, đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoài.
Ngày nay, trà xanh phổ biến khắp nơi, là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp
phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân. Trà chứa lượng
lớn catechins, một chất chống ôxy hóa. Trong các hoạt tính, catechin từ C.
sinensis làm kích thích PPARgamma, thụ quan hạt nhân, là mục tiêu dược lý hiện
hành cho điều trị đái tháo đường loại 2.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý


Tân Khánh là một xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm
ở phía bắc của huyện và thuộc khu vực trung du.
Ranh giới:
-

Phía bắc và tây bắc giáp với xã Bàn Đạt


-

Phía đông bắc giáp xã Tân Lợi của huyện Đồng Hỷ

-

Phía đông giáp xã Tân Kim

-

Phía nam giáp xã Bảo Lý

-

Phía tây nam giáp xã Đào Xá

Xã Tân Khánh có diện tích 21.94 km², dân số là 7260 người, mật độ dân số đạt 330
người/km². Tân Khánh gồm có 25 xóm là Hoàng Mai 1, Hoáng Mai 2, Nông
Trường, Ngò, Đồng Bẫu, Kim Bảng, Đồng Tiến 1, Đồng Tiến 2, Tre, Thông, Cầu
Ngần, La Tú, La Nuôi, Làng Cả, Na Ri, Đồng Đậu, Xuân Minh, Phố Chợ, Cà,
Bằng Sơn, Chanh, Kê, Cầu Cong, Đồng Hòa, Trại Mới.
Đặc điểm của khu rừng:
Chủ rừng chè là ông Nguyễn Văn Hiệp, xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh, huyện Phú
Bình, Tỉnh Thái Nguyên.
Tổng diện tích khu rừng: 0,8ha = 8000 m2
1.3.2. Địa hình
Chủ yếu là đồi núi thấp, dốc thoải.


1.3.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Thuộc
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và
mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí
hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.Có lượng mưa
trung bình khá lớn.
1.3.4. Đất đai
Tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất đồi dốc, đất chua, có độ pH từ 3 đến 4.

CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu: Tính toán khả năng hấp thụ Carbon của đồi chè nhà ông Nguyễn
Văn Hiệp, xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì tôi đã tiến hành nghiên cứu những nội
dung sau:
- Xác định sinh khối tươi của thảm mục và cỏ ở rừng trồng chè tại xã Tân
Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định sinh khối khô của cỏ,thảm mục ở rừng trồng chè tại xã Tân
Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định khả năng tích lũy carbon trong cỏ, thảm mục và so sánh với các
thành phần khác của cây ở rừng trồng tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên.


2.2. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: Cây chè trong đồi chè của gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Đồi chè gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp, xã Tân Khánh,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu
Phỏng vấn gia đình chủ rừng để xác định khu vực khảo sát và thu thập các
thông tin liên quan về khu vực nghiên cứu như: diện tích rừng, loại cây trồng, tuổi
cây…
Tiến hành điều tra sơ bộ, quan sát trực tiếp trên hiện trường và lựa chọn khu
vực nghiên cứu.
Lựa chọn khu vực nghiên cứu dựa trên:
+ Đặc trưng của thảm thực vật
+ Điển hình về địa hình.
+ Điều kiện phù hợp, thuận lợi cho việc thực hiện điều tra đo đạc
2.3.2. Phương pháp điều tra hấp thụ carbon
2.3.2.1. Phương pháp thiết lập OTC
- Bản đồ, GPS (xác định vị trí).
- Dụng cụ: Thước mét, thước dây, xà beng, cuốc, xẻng, cân đồng hồ loại 5kg, dao
chặt, dao nhỏ, chổi tre nhỏ, hót rác.
- Túi bóng kính trắng đựng mẫu, túi bóng loại 5kg, mảnh nilon to, dây buộc, bút
viết nhãn mẫu, giấy nhớ, băng dính, hộp carton đựng mẫu mang về.
- Phiếu ghi chép hiện trường.


- Điều tra trên ô tiêu chuẩn sau khi đã lập được ô tiêu chuẩn:
+ Điều tra trong toàn bộ OTC: cây chè (thân, cành, lá, rễ), cây bụi thấp sát
mặt đất, thảm mục và đất.
+ Điều tra cấp tuổi, loài cây.

2.3.2.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu


Hình 2: hình ảnh tổng số mẫu của nhóm thu được
a, Lấy mẫu cây chè

-

-

Khảo sát sơ bộ trạng thái rừng tại các khu vực nghiên cứu. Qua bản đồ hiện
trạng và khảo sát thực địa của huyện Phú Bình chọn xã Tân Khánh để thực hiện
nghiên cứu .
Thiết lập OTC điển hình đại diện cho điều kiện lập địa, tuổi rừng, sinh
trưởng của rừng. OTC có diện tích 100 m2 (10 x 10m).


10m

10m

- Lựa chọn cây lấy mẫu:
+ Lập OTC phụ, kích thước 1m2 (1m x 1m). Tiến hành chặt hạ trong OTC
phụ đã lập.
+ Cây sau khi được chặt hạ tách riêng biệt các phần của cây thành: thân, cành
và lá. Sau đó, sử dụng cân để cân và xác định khối lượng của thân, cành, lá cây.
+ Ghi chép đầy đủ tất cả thông tin trong quá trình đo đếm sinh khối của cây
chè bằng phương pháp chặt hạ.
Các bước lấy mẫu:
+ Lấy 04 mẫu cho cây chặt hạ, đó là: mẫu thân, cành và lá cây. Mẫu được lấy
từ các vị trí khác nhau của thân, các phần khác nhau của cành và lá. Đối với mẫu rễ
phải tiến hành đào, chặt lấy rễ, đem cân và lấy lượng vừa đủ để làm mẫu phân tích.
+ Bảo quản mẫu trong túi nilon và buộc chặt để tránh bốc hơi nước.
+ Ghi nhãn mác cho tất cả các mẫu để dễ nhận dạng mẫu trong quá trình phân
tích, tổng hợp số liệu.



+ Cân chính xác trọng lượng các mẫu lấy để phân tích sinh khối khô. Khối
lượng của mẫu phải được xác định ngay sau khi lấy mẫu.
+ Tất cả mẫu được gửi kịp thời tới phòng thí nghiệm Khoa khoa học môi
trường và Trái Đất – Trường ĐHKH để xử lý mẫu (sấy khô).
+ Thông tin về mẫu thu thập để phân tích sinh khối khô được ghi lại đầy đủ.
b, Lấy mẫu cây thân thảo sát mặt đất
Trên OTC phụ 1m2 (1m x 1m), sau khi chặt hạ chè, tiến hành phát cây thân thảo sát
mặt đất có trong ô, gom lại và tiến hành cân ngay tại hiện trường để xác định trọng
lượng tươi của cây thân thảo sát mặt đất. Sau đó cân chính xác một lượng mẫu cho
vào túi đựng mẫu đem về làm mẫu thí nghiệm.
c, Lấy mẫu thảm mục
Trên OTC phụ 1m2 (1m x 1m), sau khi lấy mẫu cây thân thảo sát mặt đất, ta tiến
hành quét sạch lấy mẫu thảm mục trên bề mặt đất, gom tất cả đem cân để xác định
trọng lượng tươi của thảm mục có trong đó. Sau khi xác định được khối lượng
thảm mục, cân lấy một lượng nhỏ thảm mục đem về làm mẫu thí nghiệm.
d, Lấy mẫu đất
Sau khi quét lấy mẫu rác hữu cơ và loại bỏ chúng, nhóm tiến hành đo một ô nhỏ
hơn trong mỗi OTC phụ quét rác hữu cơ với kích thước 50cm x 50cm x 30 cm. Sau
khi xác định các thông số cần thiết thì tiến hành đào lấy mẫu đất (đào với độ sâu
30cm). Mẫu đất đào lên được để riêng vào bao chứa, sau khi đào đúng chiều sâu 30
cm thì dừng lại và trộn đều mẫu sau đó cân tất cả mẫu đất đào được để xác định
trọng lượng tươi của đất có trong ô mẫu. Sau đó cân chính xác một lượng 0,3kg lấy
về để làm mẫu thí nghiệm.


e, Lấy mẫu cacbon trong đất (mẫu rễ)
Lấy mẫu rễ bằng cách đào rễ của cây chè vừa chặt hạ trong OTC phụ 1m 2 như đối
với phần thân cây và tiến hành đào, chặt lấy rễ, đem cân và lấy lượng vừa đủ để
làm mẫu phân tích.

2.3.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Hình 3: hình ảnh nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nhóm


Hình 4: hình ảnh với kết quả phân tích của nhóm
2.3.3.1. Xử lý mẫu
- Chuẩn bị: Cân phân tích, cối thủy tinh giã mẫu, rây 0.2mm.
- Tiến hành:
+ Sấy mẫu: Mẫu được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 0C để khô kiệt nước bên
trong, sau thời gian cho phép (1tuần) nhóm tiến hành lấy mẫu ra và đưa lên
cân phân tích cân lại chính xác lượng mẫu.
+ Giã, nghiền nhỏ mẫu: Sau khi cân chính xác, các mẫu được giã, nghiền nhỏ
tới mức tối đa rồi được sàng qua rây 0.2mm, lượng mẫu thu được cho vào túi
đựng mẫu để tiến hành thí nghiệm ở bước sau.
2.3.3.2. Tiến hành thí nghiệm


- Chuẩn bị dụng cụ:
1.
2.
3.
4.
5.
-

8 bình tam giác 500ml
Bures, pipest
Dd K2Cr2O7 1N, dd H2SO4 đặc, dd H3PO4 đặc, dd FeSO4 0,5N.
Nước cất, Chỉ thị điphenylamin

Các dụng cụ cần thiết khác: cân phân tích, phễu rót dung dịch, gang tay...
Phân tích: Tiến hành phân tích đồng thời các mẫu:

* Phân tích mẫu đất:
-

Cân chính xác 1 g mẫu đất cho vào bình đựng mẫu.
Thêm 10ml K2Cr2O7 1N + 20ml H2SO4đ (lắc nhẹ cho mẫu với dd hòa vào

-

nhau) để mẫu trong vòng 30 phút.
Cho tiếp 200ml nước cất + 10ml H3PO4đ để hỗn hợp nguội ở nhiệt độ
phòng.
- Cho thêm 1 ml chỉ chị điphenylamin và lắc nhẹ.
- Chuẩn độ hỗn hợp bằng dd FeSO 4 0,5N cho đến khi dd chuyển từ màu tím
sang màu xanh thì dừng lại. Đọc và ghi lại thể tích dd FeSO4 0,5N đã tiêu tốn.
* Phân tích mẫu thân, lá, cành, rễ, cây thân thảo sát mặt đất, thảm mục:
Các bước tiến hành tương tự như đối với phân tích mẫu đất, nhưng ta cân một
lượng mẫu ít hơn, cụ thể ở đây là 0,05g…
* Tiến hành phân tích mẫu trắng (chuẩn độ mẫu trắng đầu tiên):

-

Ta cho 10ml K2Cr2O7 1N + 20ml H2SO4đ vào bình tam giác để nguội trong

-

vòng 30 phút.
Cho tiếp 200ml nước cất + 10ml H3PO4đ để hỗn hợp nguội ở nhiệt độ

phòng + 1 ml chỉ chị điphenylamin và lắc nhẹ.
- Chuẩn độ hỗn hợp bằng dd FeSO 4 0,5N cho đến khi dd chuyển từ tím sang
màu xanh thì dừng lại. Đọc và ghi lại thể tích dd FeSO4 0,5N đã tiêu tốn.


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.1. Kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường
Tại các địa điểm khảo sát cho thấy: chè được trồng với khoảng cách như sau:
Hàng cách hàng 1,5 m; cây cách cây 0,5 m.
Trong ÔTC 100m2 thực tế thấy có 147 cây chè.
Bảng 3.1. Tổng hợp số liệu về mẫu ở hiện trường
STT

Tên mẫu

Diện tích
OTC (m2)

Khối lượng
tươi (kg)

Khối lượng
mẫu lấy (g)

Ghi chú

1

Thân


1

2.13

300

OTC phụ

2

Cành

1

1.26

300

OTC phụ

3



1

1.15

300


OTC phụ

4

Rễ

1

1.35

300

OTC phụ

5

Cỏ

1

0.46

300

OTC phụ

6

Thảm mục


1

0.65

200

OTC phụ

7

Đất

0.075m3

100

300

OTC phụ


3.2 Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
3.2.1 Kết quả xử lý mẫu.
Mẫu được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C trong 1 tuần (từ ngày 7/11/2016
đến ngày 14/11/2016) để khô kiệt nước bên trong, sau đó lấy mẫu ra và cân lại
chính xác khối lượng mẫu để tính toán tổng khối lượng nước đã mất.
Bảng 3.2. Kết quả mẫu sau xử lý sơ bộ
STT


Tên mẫu

1

Thân

2

Cành

3



4

Rễ

5

Cỏ

6

Thảm mục

7

Đất


Khối lượng mẫu
trước sấy (g)
300

Khối lượng mẫu
sau sấy (g)
150

Khối lượng nước
mất (g)
150

300

150

150

300

110

190

300

160

140


300

90

210

200

150

50

300

250

50


Sau khi cân chính xác, các mẫu được giã, nghiền nhỏ tới mức tối đa rồi sàng
qua rây 0.2mm, để tiến hành thí nghiệm.
3.2.2 Kết quả phân tích thí nghiệm.
Xác định chất hữu cơ trong mẫu theo phương pháp Walkley – Black.
Bảng 3.3. Kết quả thí nghiệm
STT

Tên mẫu

1


Thân

2

Cành

3



4

Rễ

5

Cỏ

6

Thảm mục

7

Đất

8

Mẫu trắng


Khối lượng (g)
0,05

Thể tích dung dịch FeSO4 0,5N
tiêu tốn (ml)
6.3

0,05

9

0,05

8.1

0,05

6.3

0,05

11

0,05

10.8

1

14


0

20

3.3. Tính hàm lượng chất hữu cơ trong các mẫu
3.3.1. Công thức tính
- Công thức tính phần trăm độ ẩm (A%)
mt
× 100
ms

-

A% =
+ mt là tổng khối lượng nước mất
+ ms là khối lượng mẫu sau khi sấy khô tuyệt đối tính bằng gam
Công thức tính hệ số khô kiệt K:
Áp dụng phương pháp W-B: Hệ số khô kiệt (theo TCVN 9297: 2012)
K=

100 + A
100

Trong đó A% là độ ẩm của mẫu tính theo phần trăm khối lượng


-

Hàm lượng các bon hữu cơ theo phần trăm (% OC) khối lượng phần

khô kiệt được tính theo công thức:
% OC =

Trong đó
+ V: Thể tích dung dịch K2Cr2O7 sử dụng tính bằng mililit (ml);
+ a: Thể tích dung dịch muối Mohr (FeSO4) chuẩn độ mẫu trắng tính bằng mililit
(ml);
+ b: Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu thử tính bằng mililit (ml);
+ m: Khối lượng mẫu cân để xác định tính bằng gam (g);
+ 3: Đương lượng gam của các bon tính bằng gam (g);
+ 100/75: Hệ số quy đổi (do phương pháp này có khả năng oxy hóa 75% tổng
lượng các bon hữu cơ).
3.3.2. Trữ lượng carbon hấp thụ trong cỏ.
A% = %
K=
% OC =


Hàm lượng cacbon trong cỏ ô tiêu chuẩn phụ
+ 300 g mẫu cỏ tươi thì sau sấy được 90 g. Vậy 0.46 kg cỏ tươi thì được số kg cỏ

khô là: (0.46 x 90) : 300= 0.138 kg.
+ Hàm lượng cacbon trong cỏ ô tiêu chuẩn phụ là: 0.138 x 120.00% = 0.1656 kg.


Hàm lượng carbon trong cỏ ô tiêu chuẩn chính:

Được tính bằng: hàm lượng cacbon trong cỏ ở OTC phụ x tỷ lệ diện tích giữa
OTC chính với OTC phụ ( =100 lần)



= 0.1656 x 100 = 16.56 kg


Hàm lượng cacbon trong cỏ cả khu vực nghiên cứu:

Ta có 100 m2 có 16.56 kg carbon lưu trữ trong cỏ.Vậy trong 0,8 ha thì có hàm
lượng carbon trong cỏ là: (8000x16.56): 100 =1324 kg.
3.3.2. Trữ lượng carbon hấp thụ trong thảm mục.
A% = %
K=
% OC =


Hàm lượng cacbon trong thảm mục ô tiêu chuẩn phụ
+ 200 g mẫu thảm mục trước sấy thì sau sấy được 150 g. Vậy 0.65 kg thảm mục

trước sấy thì được số kg thảm mục khô là: (0.65 x 150) : 200= 0.4875 kg.
+ Hàm lượng cacbon trong thảm mục ô tiêu chuẩn phụ là: 0.4875 x 49.06% =
0.2392 kg.


Hàm lượng carbon trong thảm mục ô tiêu chuẩn chính:

Được tính bằng: hàm lượng cacbon trong thảm mục ở OTC phụ x tỷ lệ diện tích
giữa OTC chính với OTC phụ ( =100 lần)
= 0.2392 x 100 = 23.92 kg


Hàm lượng cacbon trong thảm mục cả khu vực nghiên cứu:


Ta có 100 m2 có 23.92 kg carbon lưu trữ trong thảm mục.Vậy trong 0,8 ha thì có
hàm lượng carbon trong thảm mục là: (8000x23.92): 100 =1913.6 kg.

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả của khu vực


Thành phần

Trữ lượng cacbon (kg)

Thân
Cành

4435.2


Rễ

5918.4

Cây thân thảo sát mặt đất

1324

Thảm mục

1913.6

Đất

Tổng cộng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Võ Đại Hải, 2008. Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại
carbon của một số dạng trồng rừng chính ở Việt Nam. Báo cáo tổng

2.

kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Phạm Xuân Hoàn, 2005. Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại

3.

carbon trong lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp và PTNT.
Vũ Tấn Phương, 2006. Nghiên cứu carbon thảm tươi cây bụi: Cơ sở
để xác định lượng carbon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng


rừng theo cơ chế phát triển sạch Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và
4.

Phát triển Nông thôn, Số 8/2006, p. 81- 84.
Ngô Đình Quế và cộng sự, 2005. Khả năng hấp thụ CO2 của một số
loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo khoa học, Viện Khoa

học Lâm nghiệp.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×