Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

giao an sinh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.39 KB, 53 trang )

Ngày soạn: 23/ 8 /2008
Phần một
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Tiết 1 : CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và
có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi + hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Thầy :
Soạn giáo án, tranh : H
1
.
2. Trò :
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
Giáo viên giới thiệu chương trình sinh học toàn cấp và lớp 10.
III. BÀI MỚI
1. Đặt vấn đề (2’)
Thế giới sống gồm các cấp độ khác nhau. Vậy các cấp độ đó là gì ? Đặc điểm


chung của các tổ chức sống ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(12’)
Hoạt động của thầy & trò Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H1
và đọc SGK, thảo luận các nội dung
sau :
- Em hãy nêu các cấp tổ chức của
thế giới sống?
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế
giới sống? Giãi thích các khái
niệm : tế bào, cơ thể, quần thể, quần
xã và hệ sinh thái ?
I.Các cấp tổ chức của thế giới sống:
- Thế giới sống được tổ chức theo
nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ : phân
tử→ bào quan→ tế bào→ mô → cơ
quan→ hệ cơ quan→ cơ thể → quần thể
→ quần xã → hệ sinh thái→ sinh quyển
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên
mọi cơ thể sinh vật
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới
sống bao gồm:tế bào, cơ thể, quần thể,
quần xã,hệ sinh thái.
- Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản
cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
- Virút có được coi là cơ thể sống?
HS. Quan sát H1, đọc SGK thu
thập thông tin, thảo luận và thống
nhất đáp án.

GV. Gọi đại diện 1-3 nhóm trả lời
câu hỏi và yêu cầu các nhóm còn lại
nhận xét và bổ sung.
HS. Thực hiện theo yêu cầu của
giáo viên.
GV. Bổ sung và tổng kết. .
b. Hoạt Động 2 (18’)
Hoạt động của thầy & trò Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi :
- Nguyên tắc thứ bậc là gì?
- Thế nào là đặc tính nổi trội ? Ví
dụ ?
- Đặc tinh nổi trội do đâu mà có ?
- Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ
thể sống là gì?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và
trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi :
- Tại sao cơ thể sống là một hệ
thống mở ?
- Tại sao các cơ thể sống luôn phải
tự điều chỉnh ?
- Tại sao ăn uống ko hợp lí sẽ dẫn
đến phát sinh các bệnh ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và
II.Đặc điểm chung của các cấp tổ
chức sống:

1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền
tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp
trên.
Bào quan→ tế bào→ mô→ cơ
quan→cơ thể..
-Tính nổi trội:
+ Chỉ có ở tổ chức cấp cao hơn.
+ Được hình thành do sự tương tác của
các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận
cấu thành không thể có được.
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng của cơ thể
sống : chuyển hoá vật chất và năng
lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát
triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh
và khả năng thích nghi.
2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi
trường sống luôn có tác động qua lại
qua quá trình trao đổi chất và năng
lượng.
- Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn
có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân
bằng động động trong hệ thống (cân
bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh
trưởng, phát triển…
trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi :

- Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ
thế hệ này sang thế hệ khác
-Do đâu sinh vật thích nghi với môi
trường?
-Vì sao cây xương rồng khi sông
trên sa mạc có nhiều gai nhọn?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và
trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
3) Thế giới sống liên tục tiến hoá:
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự
truyền thông tin di truyền trên ADN từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
-Thế giới sống có chung một nguồn gốc
trải qua hàng triệu triệu năm tiến hoá
tạo nên sự đa dạng và phong phú ngày
nay của sinh giới
-Sinh giới sinh vật không ngừng tiến
hoá.
IV. CỦNG CỐ(5’)
- Nêu các cấp độ tổ chức sống cơ bản ?
- Đặc tính nổi trội của cơ thể sống ?
V. DẶN DÒ(2’)
- Kiến thức trọng tâm :
+ Các cấp tổ chức sống cơ bản.
+ Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Đọc trước bài 2 và trả lời các câu hỏi sau :
+ Khái niệm giới ?
+ Đặc điển của giới nguyên sinh ?
+ Sự khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật ?

Ngày soạn: 29/8/2008
Tiết 2 : CÁC GIỚI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.
-Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới).
-Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật(giới Khởi sinh, giới Nguyên
sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
B. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi + hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên :
- Soạn giáo án, phiếu học tập, tranh : H
2
.
2. Trò :
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
Đặc điểm chung của các cấp độ sống ?
III. BÀI MỚI
1. Đặt vấn đề (2’)
Sinh vật được phân chia thành các giới khác nhau. Vậy đặc điểm của các giới

là gì ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(12’)
Hoạt động của thầy & trò Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi :
- Giới là gì ?
- Hệ thống phân loại sinh vật
?
HS. Đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi
của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và
kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh quan
sát H
2
, đọc SGK và trả lời
các câu hỏi : nêu các giới
trong hệ thống phân loại 5
giới ?
HS. Quan sát H
2
và Đọc
SGK thu thập thông tin và
trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và
kết luận.
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1) Khái niệm giới:

- Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao
gồm các ngành sinh vật có chung những đặc
điểm nhất định.
- Giới  ngành  lớp  bộ  họ  chi 
loài.
2)Hệ thống phân loại 5 giới:
-Giới Khởi sinh (Monera)→ Tế bào nhân sơ
-Giới Nguyên sinh(Protista)
-Giới Nấm(Fungi) Tế bào
-Giới Thực vật(Plantae) nhân thực
-Giới Động vật(Animalia)
b. Hoạt Động 2 ()
Hoạt động của thầy & trò Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi :
Đặc điểm cấu tạo, môi
trường sống, phương thức
sống của giới Khởi sinh?
HS. Quan sát H
2
và Đọc
SGK thu thập thông tin và
trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và
kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi
sau : đặc điểm của các đại
diện ?
HS. Đọc SGK thu thập

II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới:
1)Giới Khởi sinh:( Monera)
- Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích
thước nhỏ 1-5µm.
- Môi trường sống : đất, nước, không khí, trên
cơ thể sinh vật khác.
- Phương thức sống đa dạng : hoại sinh, quang
tự dưõng, hoá tự dưỡng.
2) Giới Nguyên sinh:(Protista)
( Tảo, Nấm nhày và Động vật nguyên sinh)
-Tảo:S.vật nhân thực,đơn bào, đa bào.Hình
thức sống quang tự dưỡng(cơ thể có diệp lục)
-Nấm nhày:S.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2
pha đơn bào và hợp bào.Hình thức sống dị
dưỡng, hoại sinh.
thông tin và trả lời câu hỏi
của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và
kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi
sau :
- Giới Nấm gồm những đại
diện nào?
- Đặc điểm cấu tạo chung,
hình thức sống của giới
Nấm?
HS. Đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi
của giáo viên.

GV. Chỉnh lí, bổ sung và
kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi
sau :
- Đặc điểm của giới thực vật
? Đại diện ?
- Sự phát triển của thực vật
ở trên cạn ?
- Vai trò của giới thực vật ?
HS. Đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi
của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và
kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi
sau :
- Giới Động vật gồm những
đại diện nào?
- Đặc điểm cấu tạo chung,
hình thức sống của giới
Động vật?
HS. Đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi
- ĐVNS:S,vật nhân thực, đơn bào.Hình dạng
đa dạng, sống dị dưỡng.
3)Giới Nấm:(Fungi)
-Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc
đa bào. Thành tế bào chứa kitin.

- Sinh sản hữu tinh và vô tính(nhờ bào tử).
- Hình thức sống dị dưỡng: Hoại sinh, ký sinh,
cộng sinh.
4)Giới Thực vật:( Plantae)
(Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín)
-Sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu
tạo bằng xenlulôzơ.
-Hình thức sống:Sống cố định, có khả năng
quang hợp(có diệp lục) là sinh vật tự dưỡng,
cảm ứng chậm.
5)Giới Động vật:(Animalia)
(Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn,
Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và
Động vật có dây sống)
- Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức
tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá
cao.
- Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di
chuyển.
của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và
kết luận.
IV. CŨNG CỐ :
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập :
PHIẾU HỌC TẬP
Giới Đại diện đặc điểm Nhân sơ Nhân thực Đơn bào Đa bào Tự dưỡng dị dưỡng
Khởi
sinh
Vi khuẩn + + + +
Nguyên

sinh
Tảo + + + +
Nấm nhày + + +
ĐVNS
+ + + +
Nấm
Nấm men
+ + +
Nấm sợi
+ + +
Thực
vật
Rêu,Quyết
Hạt trần
Hạt kín
+ + + +
Động
vật
Đ vật có
dây sống
Cá,lưỡng

+ + +
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Đặc điểm chung của các giới sinh vật.
- Đọc thêm hệ thống 3 lãnh giới(tr13, sinh học 10 cơ bản).
-Lãnh giới 1: Vi sinh vật cổ (Archaea)
3 lãnh giới - Lãnh giới 2: Vi khuẩn ( Bacteria)
( Domain) -Lãnh giới 3 - Giới Nguyên sinh
( Eukarya) - Giới Nấm

- Giới Thực vật
- Giới Động vật
- Đọc trước bài 3 và trả lời câu hỏi : cấu trúc hoá học và vai trò của nước trong
tế bào ?
Ngày soạn : 6/9/2008
Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1 :THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng đối với tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý
hoá của nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng
hợp,…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :
Soạn giáo án, tranh : H3.1-2.
2. Trò :
Chuẩn bị theo yêu cầu cua giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)
Hãy nêu các đặc điểm của giới động vật và thực vật ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề(2’)
Không có nước thì không có sự sống. Vậy nước có vai trò như thế nào đối
với cơ thể sinh vật ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(17’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả
lời các câu hỏi sau :
- tại sao 4 nguyên tố C, H ,O ,N là
những nguyên tố chính cấu tạo nên tế
bào?
- vì sao C là nguyên tố quan trọng?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Tiếp tục yêu câu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Phân biệt nguyên tố đa lượng và vi
lượng ?
- Vai trò của nguyên tố đa lượng và vi
lượng ? Ví dụ ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
I. Các nguyên tố hoá học:

- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế
giới sống và không sống
- Các nguyên tố C,H,O,N chiếm 96%
khối lượng cơ thể sống
- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo
nên sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ
- Nguyên tố đa lượng:
+ Tham gia cấu tạo các đại phân tử như
protein, axit nucleic,…
+ VD : C, H, O, N, S, P, K…
- Các nguyên tố vi lượng:
+ Các nguyên tố có tỷ lệ < 0,01%
+ VD : F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co,
B, Cr…
+ Vai trò :
* Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế
bào.
* Thành phần cơ bản của enzim,
vitamin…
b. Hoạt Động 2 (13’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu câu học sinh quan sát H3.1-2,
đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Hãy nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá
của nước?
- Em nhận xét về mật độ và sự liên kết
giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng
và rắn?(khi cho nước đá vào cốc nước
thường)
- Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào

sống vào trong ngăn đá tủ lạnh? Giãi
thích ?
HS. Quan sát H3.1-2, đọc SGK thu
thập thông tin và trả lời câu hỏi của
giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Tiếp tục yêu câu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi sau : theo
em nước có vai trò như thế nào? đối với
tế bào cơ thể sống?( Điều gì xảy ra khi
các sinh vật không có nước?)
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
II.Nước và vai trò của nước trong tế
bào:
1)Cấu trúc và đặc tính lý hoá của
nước:
- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên
tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên
kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn
tĩnh điện( do liên kết hyđrô) tạo ra mạng
lưới nước.
2)Vai trò của nước đối với tế bào:
- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà
tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt
động sống của tế bào.
- Là môi trường và nguồn nguyên liệu

cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế
bào.
- Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế
bào và cơ thể…

IV. CŨNG CỐ(5’)
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa
thích?( Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể )
-Tại sao người ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng?
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : nguyên tố đa lượng và vi lượng, vai trò của nước.
- Đọc trước bài 4 và trả lời các câu hỏi sau :
+ Phân biệt các loại đường đơn, đường đôi và đường đa ?
+ Chức năng của cacbonhydrat ?
Ngày soạn : 12/9/2008
Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1 :THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 4: CÁCBOHYĐRAT VÀ LIPIT,PRÔTÊIN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa(đường
phức) có trong các cơ thể sinh vật.
-Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
-Liệt kê được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức
năng của các loại lipit trong cơ thể.
- Học sinh phải phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, bậc
2, bậc 3 và bậc 4.
-Nêu được chức năng của 1 số loại prôtêin và đưa ra được các ví dụ minh hoạ.
-Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích được ảnh
hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin

2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :
Soạn giáo án, tranh : H4.1-2, H5.1-2
2. Trò :
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)
- Phân biệt các nguyên tố đa lượng với vi lượng?
- Vai trò của nước đối với tế bào ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề(2’)
Trong tế bào có nhiều loại đường. Vậy chúng gồm những loại nào ? Vai trò của
đường đối với tế bào ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả
lời các câu hỏi sau :
Cấu tạo chung của cacbonhydrat ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.

GV. Chỉnh lí và kết luận.
I. Cacbohyđrat: ( Đường)
1. Cấu tạo chung :
- Hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố : C,
H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn
phân : glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
2. Các loại cacbonhydrat.
a. Đường đơn: (monosaccarit)
GV. Treo tranh các loại đường. Tiếp
tục yêu cầu học sinh quan sát tranh và
đọc SGK,trả lời các câu hỏi sau :
Phân biệt các loại đường ?
HS. Quan sát tranh và đọc SGK thu
thập thông tin và trả lời câu hỏi của
giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Tiếp tục yêu cầu học sinh đọc
SGK,trả lời các câu hỏi sau :
Chức năng của cacbonhydrat ?
HS. Quan sát tranh và đọc SGK thu
thập thông tin và trả lời câu hỏi của
giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên
tử C.
- Đường 5 C (Ribôzơ,đeôxyribôzơ),
đường 6 C (Glucôzơ, Fructôzơ,
Galactôzơ).
b.Đường đôi: (Disaccarit)

- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với
nhau bằng liên kết glucôzit.
- Mantôzơ(đường mạch nha) gồm 2 phân
tử Glucôzơ, Saccarôzơ(đường mía) gồm
1 ptử Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ,
Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 ptử glucôzơ
và 1 ptử galactôzơ.
c. Đường đa: (polisaccarit)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết
với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin…
3.Chức năng của Cacbohyđrat:
- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế
bào.
-Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ
phận của cơ thể…
b. Hoạt Động 2 (8’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu câu học sinh quan sát H4.2,
đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
Nêu cấu tạo của các loại lipit ?
HS. Quan sát H4.2, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Tiếp tục yêu câu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
Chức năng của các loại lipit ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.

GV. Chỉnh lỉ và kết luận
II. Lipit: ( chất béo)
1. Cấu tạo của lipit:
a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp)
-Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo
b.Phôtpholipit:(lipit đơn giản)
- Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2
axit béo và 1 nhóm phôtphat(alcol phức).
c. Stêrôit:
- Là Colesterôn, hoocmôn giới tính
ơstrôgen, testostêrôn.
d. Sắc tố và vitamin:
- Carôtenôit, vitamin A, D, E, K…
2. Chức năng:
- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
- Nguồn năng lượng dự trữ.
- Tham gia nhiều chức năng sinh học
khác.
c. Hoạt Động 3(12’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H5.1,
đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Cấu tạo chung của protein ?
- Phân biệt các cấu trúc của protein ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Tiếp tục yêu câu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
Chức năng của protien ? Ví dụ ?

HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
III. prôtêin
1.Cấu trúc của prôtêin:
Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà
đơn phân là các axit amin.
a. Cấu trúc bậc 1:
- Các axit amin liên kết với nhau tạo nên
1 chuỗi axit amin là chuỗi pôli peptit.
- Chuỗi pôli peptit có dạng mạch thẳng.
b. Cấu trúc bậc 2:
- Chuỗi pôli peptit co xoắn lại(xoắnα)
hoặc gấp nếp(β).
c. cấu trúc bậc 3 và bậc 4:
- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôli peptit cấu
trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian
3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc
3.
- Cấu trúc bậc 4: Các chuỗi cấu trúc bậc
2 liên kết với nhau theo 1 cách nào đó tạo
cấu trúc bậc 4
2. Chức năng của prôtêin:
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
(nhân, màng sinh học, bào quan…)
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất.( Hêmôglôbin)
- Bảo vệ cơ thể.( kháng thể)
- Thu nhận thông tin.(các thụ thể)
- Xúc tác cho các phản ứng.( enzim)

- Tham gia trao đổi chất (hoocmôn)
IV. CŨNG CỐ(5’)
Phân biệt các loại cacbonhydrat ? chức năng của chúng trong tế bào ?
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Chức năng các loại cacbonhydrat, lipit, protein.
- Đọc trước bài 6 và trả lời các câu hỏi sau : cấu trúc của ADN và ARN ?
Ngày soạn : 19/9/2008
Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1 :THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 5 : AXIT NUCLÊIC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải nêu được thành phần 1 nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN
- Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :Soạn giáo án, tranh : H6.1-2
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)

Phân biệt các loại cacbonhydrat? Vai trò của cacbonhydrat ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề(2’)
Axit anuclêic gồm những loại nào ? Cấu trúc và chức năng của từng loại nuclêotit ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân. Vậy đơn phân của ADN là gì ?
I. Axit đêôxiribônuclêic: (ADN)
1) Cấu trúc của ADN:
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân,mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit.
- 1 nuclêôtit gồm- 1 phân tử đường 5C
Cấu tạo của một đơn phân ? các loại
đơn phân ?
GV. Treo và giới thiệu H6.1, yêu cầu
học sinh trả lời các câu hỏi.
HS. Quan sát H6.1, đọc SGK thu thập
thông tin, trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Sự liên kết giữa các đơn phân của
ADN ở trên một mạch và hai mạch ?
HS. Quan sát H6.1 và đọc SGK thu
thập thông tin và trả lời câu hỏi của
giáo viên.
GV. Nhận xét và kết luận.
GV. Nêu cấu trúc không gian của ADN
?
HS. Quan sát H6.1, đọc SGK thu thập

thông tin và trả lời câu hỏi.
GV. Nhận xét và kết luận.
GV. Tiếp tục yêu cầu học sinh đọc
SGK,trả lời các câu hỏi sau :
Chức năng của ADN ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
- 1 nhóm
phôtphat( H
3
PO
4
)
- 1 gốc
bazơnitơ(A,T,G,X)
- Lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit.
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo 1
chiều xác định tạo thành chuỗi
pôlinuclêôtit.
- Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với
nhau bằng liên kết H giữa các bazơ của
các nu theo NTBS
Nguyên tắc bổ sung:
( A=T, G=X ) Bazơ có kích thước lớn
( A ,G) liên kết với bazơ có kích thước bé
( T ,X) → làm cho phân tử AND khá
bền vững và linh hoạt
- 2 chuỗi polinu của AND xoăn đều
quanh trục tao nên xoắn kép đều và giống

1 cầu thang xoắn
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay
thang là đường và axit phôtpho
- Khoảng cách 2 cặp bazơ là 3,4 A
0
2. Chức năng của ADN:
- Mang thông tin di truyền:
Thông tin di truyền : trình tự các
nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các
axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
- Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai
sót trên phân tử ADN hầu hết đều được
các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào
sửa chữa.
- Truyền đạt thông tin di truyền(qua nhân
đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.
b. Hoạt Động 2 (8’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau
:
Cấu tạo chung của ARN ?
HS. Quan sát H4.2, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H6.2 và
đọc SGK trả lời câu hỏi : phân biệt các
loại ARN ?
II. Axit Ribônuclêic:
1) Cấu trúc của ARN:

a. cấu tạo chung :
- Cấu tạo theo nguyên tắc da phân mà
đơn phân là nuclêôtit.
- Có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X.
- Gồm một chuỗi pôlinuclêotit.
b. Cấu trúc:
- ARN thông tin(mARN) dạng mạch
thẳng.
- ARN vận chuyển ( t ARN) xoắn lại 1
đầu tạo 3 thuỳ.
- ARN ribôxôm(rARN)nhiều xoắn kép
HS. Quan sát H6.2, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau
:
Chức năng của các loại ARN ?
HS. Quan sát H4.2, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
cục bộ
2. Chức năng của ARN:
- mARN truyền thông tin di truyền từ
ADN đến ribôxôm đê tổng hợp prôtêin.
- t ARN vận chuyển axit amin đến
ribôxôm.
-rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên
ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.

IV. CŨNG CỐ(5’)
So sánh giữa ADN và ARN về cấu trúc và chức năng
ADN ARN
Cấu tạo
Chức năng
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Cấu tạo của ADN và ARN
- Đọc trước bài 7 và trả lời các câu hỏi sau :
+ Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ?
+ Đặc điểm cấu tạo của tế bào chất ?
Ngày soạn : 27/9/2008
Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 2 :CẤU TRÚC TẾ BÀO
Tiết 6 : TẾ BÀO NHÂN SƠ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.
- Giải thích lợi thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :Soạn giáo án, tranh : H7.1-2
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)
Nêu cấu tạo của ADN ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề(2’)
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Thế giới sống được cấu tạo từ
hai loại tế bào : tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tất cả các loại tế bào này gồm 3
thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(8’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả
lời các câu hỏi sau :
- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ?
- Kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì cho
tế bào nhân sơ ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO
NHÂN SƠ.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa có
màng nhân bao bọc)→ Nhân sơ.
- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng
và không có các bào quan có màng bao
bọc.
- Khoảng 1- 5µm, bằng khoảng 1/10 tế
bào nhân thực.=>Lợi thế : Kích thước
nhỏ giúp trao đổi chất với môi trường

sống nhanh→ sinh trưởng, sinh sản
nhanh( thời gian sinh sản ngắn).
b. Hoạt Động 2 (22’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H.1,đọc
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Cấu tạo của thành tế bào? Vai trò của
thành tế bào ? Phân biệt vi khuẩn Gram
dương và vi khuẩn Gram âm ?
- Vai trò của lớp vỏ nhầy, lông và roi ?
- Cấu tạo của màng sinh chất ?
HS. Quan sát H7.1, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sát đọc
SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và chức
năng của tế bào chất ?
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông
và roi.
- (peptiđôglican=cacbohyđrat và prôtêin)
quy định hình dạng tế bào.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học
của thành tế bào vi khuẩn chia làm 2 loại
là vi khuẩn Gram dương(G
+
) và Gram
âm(G
-

).
- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp
vỏ nhày(vi khuẩn gây bệnh ở người).
- Màng sinh chất gồm 2 lớp phôtpholipit
và prôtêin.
- Một số có thêm roi( tiên mao) để di
chuyển, lông( nhung mao) để bám vào
vật chủ.
2. Tế bào chất
- Cấu tạo : Gồm bào tương, ribôxôm và
hạt dự trữ.
- Chức năng : là nơi diễn ra các phản
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sát đọc
SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và chức
năng của vùng nhân ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
ứng sinh hoá : tổng hợp hay phân giải các
chất.
3. Vùng nhân
- Cấu tạo : 1 phân tử ADN dạng vòng.
Một số vi khuẩn khác có thêm plasmit.
- Chức năng :
+ Lưu trử và truyền đạt thông tin di
truyền.
+ Điều khiển các hoạt động sống.

IV. CŨNG CỐ(5’)
Cấu tạo và chức năng của thành tế bào, vùng nhân ?
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Cấu tạo và chức năng của thành tế bào, tế chất và vùng nhân.
- Đọc trước bài 8 và trả lời câu hỏi sau :
Điểm khác nhau cơ bản của tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ ?
Ngày soạn : 4/10/2008
Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 2 :CẤU TRÚC TẾ BÀO
Tiết 7 : TẾ BÀO NHÂN THỰC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải trình bày được các đặc điểm chung của tế bào nhân thực .
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào chất:lưới mội chất,
bộ máy gôngi, ty thể, lục lạp, ribôxôm, không bào, lizôxôm…
- Phân biệt được tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :Soạn giáo án, tranh : H8.1-2
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.

II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)
Nêu cấu tạo của chung của tế bào nhân sơ ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề(2’)
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Thế giới sống được cấu tạo từ
hai loại tế bào : tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tất cả các loại tế bào này gồm 3
thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(5’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả
lời các câu hỏi sau : Phân biệt tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực.
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
I. Đặc điểm chung
- Kích thước lớn
- Cấu trúc phức tạp
+ Có nhân tế bào có màng nhân
+ Có hệ thông màng chia tế bào chất
thành các xoang riêng biệt
+ Có các bào quan có màng bao bọc
b. Hoạt Động 2 (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H.1,đọc
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Cấu tạo của thành tế bào? Vai trò của
thành tế bào ? Phân biệt vi khuẩn Gram
dương và vi khuẩn Gram âm ?

- Vai trò của lớp vỏ nhầy, lông và roi ?
- Cấu tạo của màng sinh chất ?
HS. Quan sát H7.1, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
II . Cấu trúc của tế bào nhân thực
1. Nhân tế bào:
a. Cấu tạo
-Thường có dạng hình cầu, đường kính
khoảng 5µm. Có lớp màng kép bao bọc.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc( ADN
và prôtêin) và nhân con.
- Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ.
b. Chức năng.
- Lưu trữ và truyền đạt thông tin di
truyền.
- Quy định các đặc điểm của tế bào.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sátH8.1,
đọc SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và
chức năng của lưới nội chất ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sátH8.1,
đọc SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và
chức năng của ribôxôm ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận

GV. Yêu cầu học sinh quan sátH8.1,
đọc SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và
chức năng của bộ máy Gôngi ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
- Điều khiển các hoạt động sống của tế
bào.
2. Lưới nội chất:
a. Cấu tạo.
Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông
với nhau gồm lưới nội chất trơn và có
hạt.
b. Chức năng.
- Là nơi tổng hợp prôtêin.
- Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit,
chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc
hại đối với tế bào, cơ thể.
3. Ribôxôm.
a. Cấu tạo:
- Ribôxôm là bào quan không có màng.
- Cấu tạo từ : rARN và protein
b. Chức năng :
Là nơi tổng hợp prôtêin.
4. Bộ máy Gôngi:
a. Cấu tạo :
Có dạng các túi dẹp xếp cạnh nhau
nhưng cái nọ tách biệt với cai kia.
b. Chức năng
Giữ chức năng lắp ráp, đóng gói và phân

phối các sản phẩm của tế bào.
IV. CŨNG CỐ(5’)
Cấu tạovà chức năng của nhân ?
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào ?
- Đọc trước bài 9 và trả lời câu hỏi sau :
Cấu tạo và chức năng của ti thể và lục lạp ?
Ngày soạn : 11/10/2008
Tiết 8 : TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải trình bày được các đặc điểm chung của tế bào nhân thực .
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào chất:lưới mội chất,
bộ máy gôngi, ty thể, lục lạp, ribôxôm, không bào, lizôxôm…
- Phân biệt được tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :Soạn giáo án, tranh : H8.1-2
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)

Nêu cấu tạo của chung của tế bào nhân sơ ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề(2’)
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Thế giới sống được cấu tạo từ
hai loại tế bào : tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tất cả các loại tế bào này gồm 3
thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(5’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả
lời các câu hỏi sau : Phân biệt tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực.
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
b. Hoạt Động 2 (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H.1,đọc
II . Cấu trúc của tế bào nhân thực
1. Nhân tế bào:
a. Cấu tạo
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Cấu tạo của thành tế bào? Vai trò của
thành tế bào ? Phân biệt vi khuẩn Gram
dương và vi khuẩn Gram âm ?
- Vai trò của lớp vỏ nhầy, lông và roi ?
- Cấu tạo của màng sinh chất ?
HS. Quan sát H7.1, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên.

GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sátH8.1,
đọc SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và
chức năng của lưới nội chất ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sátH8.1,
đọc SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và
chức năng của ribôxôm ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sátH8.1,
đọc SGK trả lời câu hỏi : cấu tạo và
chức năng của bộ máy Gôngi ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
-Thường có dạng hình cầu, đường kính
khoảng 5µm. Có lớp màng kép bao bọc.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc( ADN
và prôtêin) và nhân con.
- Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ.
b. Chức năng.
- Lưu trữ và truyền đạt thông tin di
truyền.
- Quy định các đặc điểm của tế bào.
- Điều khiển các hoạt động sống của tế
bào.

2. Lưới nội chất:
a. Cấu tạo.
Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông
với nhau gồm lưới nội chất trơn và có
hạt.
b. Chức năng.
- Là nơi tổng hợp prôtêin.
- Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit,
chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc
hại đối với tế bào, cơ thể.
3. Ribôxôm.
a. Cấu tạo:
- Ribôxôm là bào quan không có màng.
- Cấu tạo từ : rARN và protein
b. Chức năng :
Là nơi tổng hợp prôtêin.
4. Bộ máy Gôngi:
a. Cấu tạo :
Có dạng các túi dẹp xếp cạnh nhau
nhưng cái nọ tách biệt với cai kia.
b. Chức năng
Giữ chức năng lắp ráp, đóng gói và phân
phối các sản phẩm của tế bào.
IV. CŨNG CỐ(5’)
Cấu tạovà chức năng của nhân ?
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào ?
- Đọc trước bài 9 và trả lời câu hỏi sau :
Cấu tạo và chức năng của ti thể và lục lạp ?
Ngày soạn : 20/10/2008

Tiết 9 :
TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) VÀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG
SINH CHẤT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải trình bày được cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào.
- Mô tả được cấu trúc và nêu chức năng của màng sinh chất.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào.
- Học sinh phải hiểu và trình bày được các kiểu vận chuyển thụ động và vận
chuyển chủ động.
- Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
- Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :Soạn giáo án, tranh : H10.1-2, H11.1-2
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)
Cấu tạo và chức năng của ti thể và lục lạp ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề(2’)
Màng sinh chất là thành phần cấu tạo quan trọng của tế bào. Vậy cấu tạo và chức

năng của màng sinh chất ? Sự trao đổi chất qua mang sinh chất như thế nào ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(12’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H10.1
đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : cấu
tạo và chức năng của khung xương tế
bào ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H10.2
đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
8. Khung xương tế bào:
- Là 1 hệ thống các vi ống, vi sợi và
sợi trung gian.
- Chức năng như 1 giá đỡ, tạo hình
dạng cho tế bào động vật và neo giữ
các bào quan.
9. Màng sinh chất:
a. Cấu tạo:
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm
- Các thành phấn tham gia cấutạo màng
sinh chất ?
- Chức năng của màng sinh chất ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả
lời các câu hỏi sau :

- Cấu tạo và chức năng của thành tế bào
?
- Cấu tạovà chức năng của chất nền
ngoại bào ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
động dày 9mm
- Gồm 1 lớp kép phôtpholipit . Có các
phân tử prôtêin xen kẽ (xuyên màng)
hoặc ở bề mặt.
- Các tế bào động vật có colestêron
làm tăng sự ổn định của màng sinh
chất.
- Bên ngoài có các sợi của chất nền
ngoại bào, prôtêin liên kết với lipit tạo
lipôprôtêin hay liên kết với
cacbohyđrat tạo glicôprôtêin
b. Chức năng:
- Trao đổi chất với môi trường một
cách có chọn lọc( bán thấm).
- Prôtêin thụ thể thu nhận thông tin
cho tế bào.
- Glicôprôtêin-"dấu chuẩn"giữ chức
năng nhận biết nhau và các tế bào
"lạ"(tế bào của các cơ thể khác).
10. Cấu trúc bên ngoài màng sinh
chất
a. Thành tế bào
- Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ

yếu bằng xenlulôzơ và ở nấm là kitin.
- Thành tế bào giữ chức năng quy định
hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
b. Chất nền ngoại bào:
- Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi
glicôprôtêin(cacbohyđrat liên kết với
prôtêin kết hợp với các chất vô cơ và
hữu cơ khác).
- Chức năng giúp các tế bào liên kết
với nhau và thu nhận thông tin.
b. Hoạt Động 2 (18’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát
H.11.1,đọc SGK và trả lời các câu hỏi
sau :
- Nguyên lí vận chuyển thụ động ?
- Các con đường vận chuyển thụ động ?
- Đặc điểm chất vận chuyển ?
- Điều kiện vận chuyển ?
HS. Quan sát H11.1, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo
I. Vận chuyển thụ động:
1. Nguyên lý vận chuyển:
Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp
2. Đặc điểm chất vận chuyển
- Qua lớp photpholipit:
+ Kích thước nhỏ hơn lổ màng
+ Không phân cực ( co
2

, o
2
)
- Qua kênh prôtêin
+ Các chất phân cực
viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh quan sátH11.2,
đọc SGK trả lời câu hỏi :
- Đặc điểm của các chất cần vận chuyển
?
- Đặc điểm của cơ chế vận chuyển chủ
động ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời
câu hỏi :
Đặc điểm của xuất bào và nhập bào ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lỉ và kết luận
+ Có kích thước lớn : H
+
, Pr, gluco
3. Điều kiện vận chuyển
- Chênh lệch nồng độ các chất.
- Pr vận chuyển có cấu trúc phù hợp
với chất vận chuyển
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ

khuếch tán qua màng
- Nhiệt độ môi trường
- Nồng độ các chất trong và ngoài
màng
II. Vận chuyển chủ động:
1. Đăc điểm các chất vận chuyển
- Chất tế bào cần, chất độc hại
- Chất có kích thước lớn hơn lổ màng
2. Đặc điểm
- Vận chuyển các chất từ nơi có nồng
độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Có các “máy bơm” đặc chủng cho
từng loại chất.
- Tiêu tốn năng lượng
III. Nhập bào và xuất bào:
1. Nhập bào:
Màng tế bào biến dạng để lấy các
chất hữu cơ có kích thước lớn (thực
bào) hoặc giọt dịch ngoại bào (ẩm
bào).
2. Xuất bào:
Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế
bào.
IV. CŨNG CỐ(5’)
Phân biệt cơ chế vận chuyển chủ động và cơ chế vận chuyển thụ động ?
V. DẶN DÒ (2’)
Đọc bài 12 và nắm vững các bước thực hành.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×