Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bài thảo luận quản trị chiến lược bài tập tình huống: “Phân tích ngành sữa Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.24 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
Tóm tắt bài tập tình huống: “Phân tích ngành sữa Việt Nam”
Trong những năm qua, ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh. Nếu
như trước những năm 1990 cả nước mới chỉ có 1 đến 2 nhà sản xuất và phân
phối sữa thì hiện nay con số này đã tăng lên 72 công ty. Bên cạnh đó là sự thâm
nhập của các thương hiệu sữa nổi tiếng nước ngoài như Abbott, Dumex, Dutch
Lady, meiji,… Sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp sản xuất và chế biến trong
nước với các thương hiệu sữa nhập ngoại làm cho ngành sữa Việt Nam đứng
trước những thách thức lớn và cũng là cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị
trường.
Về bản chất, sữa là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe, mang lại nguồn
dinh dưỡng quý giá trong chế độ chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng mà
chưa có sản phẩm nào có thể thay thê được.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường sữa Việt Nam hiện nay vẫn đang
trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, có quy mô 3 tỷ USD với nhiều tên tuổi lớn
như Vinamilk, Fresland campina Vietnam, Ba Vì Milk, Mộc châu Milk,…
trong đó Vinamilk đang giữ thị phần lớn nhất.
Thị trường sữa Việt Nam có các nhóm sản phẩm chính như sau:
+ Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức
đặc biệt thay thế cho sữa mẹ. Các loại sữa bột công thức được chia theo lứa tuổi
như 0- 6 tháng, 6- 12 tháng, 1-3 tuổi, trên 3 tuổi. Đây là mảng sản phẩm có tốc
độ phát triển nhanh nhất trong ngành với mức tăng trưởng kép đạt 20,8% cho
giai đoạn 2004-2009. Năm 2012, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 65000
tấn sữa bột tương đương 2300 tỷ đồng trong đó 70% là nhập ngoại do tâm lý
sính ngoại của người tiêu dùng.
+ Sữa uống là nhóm sản phẩm đang có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường Việt
Nam. Các sản phẩm sữa uống bao gồm sữa nước, sữa bột khác và sữa đậu nành.
Trong đó sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất và sữa tiệt trùng. Đối với
phân khúc này hiện có hơn 10 doanh nghiệp tham gia, thì Vinamilk và
Friesland Campina Vietnam chiếm tới 66% thị phần toàn ngành.
+ Sữa bột khác là loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng, thường là người


1

1


trưởng thành với các sản phẩm như Dielac mama, Enfamama … Thị trường
chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh
dưỡng cho người dùng theo bệnh lý.
+ Tiếp theo là sữa đậu nành. Hiện nay sữa đậu nành có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong những năm qua do nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích
của sữa đậu nành ngày càng tăng. Ở phân đoạn này Vinasoy chiếm tới 70% thị
phần.
+ Cuối cùng là các loại sữa khác bao gồm sữa đặc có đường và sữa chua. Trong
đó phân khúc sữa đặc hiện đang bão hòa. Sữa chua gồm 2 loại sữa chua uống
và sữa chua ăn. Trong phân đoạn này Vinamilk chiếm thị phần 80% sữa đặc có
đường, 90% thị phần sữa chua.
Với sức tăng trưởng nhanh như vậy của thị trường sữa, nhu cầu về nguồn
nguyên vật liệu sữa tại Việt Nam đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách
được các doanh nghiệp trong ngành quan tâm.
Theo tổng kê cho thấy, hết năm 2012 đàn bò sữa đạt 170000 con. Số lượng bò
đang cho sữa chiếm khoảng 60% và chỉ đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu sản xuất
sữa nước. Nguồn thức ăn trong nước cho chăn nuôi bò sữa còn hạn chế, chưa
đáp ứng đủ nhu cầu nên phải nhập khẩu đến 80%, chi phí khá cao. Ở VN phổ
biến là loai cỏ voi, loại cỏ này không giúp bò cho nhiều sữa do đó phải nhập
khẩu cỏ từ nước ngoài. Lượng sữa tươi nguyên liệu hiện nay mới chỉ đáp ứng
được khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam, phần còn lại các công ty
sữa vẫn phải nhập khẩu, chủ yếu là sữa bột hoàn nguyên để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng sữa của 86 triệu người Việt (với mức tiêu thụ khoảng 14 lít
sữa/người/năm).
Câu hỏi:

1

Phân đoạn thị trường sữa Việt Nam và đánh giá tiềm năng của các
phân đoạn này?

2

Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng cạnh tranh
trong ngành sữa Việt Nam? Từ đó đánh giá cường độ cạnh tranh và
tính hấp dẫn của ngành sữa hiện nay?

2

2


Đề cương dàn ý:
Chương I: Thực trạng ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong giai đoạn
2010-2013
1, Sự đa dạng về chủng loại , mẫu mã
2, Nguồn nguyên liệu trong nước chưa được đáp ứng
3, Công nghiệp chế biến sữa tương đối hiện đại
4 Giá sữa
5, Chất lương sữa chưa đảm bảo
6, Thị trường sữa hậu WTO, cuộc chiến sữa thêm khốc liệt
Chương II- Phân đoạn thị trường sữa Việt Nam và đánh giá tiềm năng
của các phân đoạn này
1.1.
Sữa bột công thức
1.2.

Sữa uống :
- sữa nước
- sữa bột khác( không bao gồm sữa bột công thức trẻ em) :
- sữa đậu nành :
1.3.
Các loại sữa khác: sữa đặc có đường và sữa chua
Chương III- Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng
canh tranh trong nghành sữa Việt Nam.Từ đó ta đánh giá cường độ cạnh
tranh và tính hấp dẫn của ngành sữa hiện nay
Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng canh tranh

1.

trong ngành sữa Việt Nam
a) Các lực lượng canh tranh trong ngành sữa Việt Nam
1.1.
Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm năng
1.2.
Sự có mặt, thiếu vắng của sản phẩm thay thế
1.3.
Áp lực bên cung ứng:
1.4.
Áp lực bên tiếp nhận: các đại lí, phân phối, hệ thống siêu thị và khách
1.5.

hàng
Áp lực từ các công ty cạnh tranh với nhau

b) Đánh giá cường độ cạnh tranh
2. Tính hấp dẫn của ngành sữa hiện nay

Cơ hội và thách thức của ngành sữa Việt Nam đến năm 2020
Cơ hội:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
- Thị trường rộng lớn.
- Môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng, hấp dẫn
- Nguồn nhân lực
3

3


Thách thức:
- Hội nhập kinh tế.
- nguồn nguyên liệu.
3. Giải pháp phát triển ngành sữa
3.1 Giải pháp về cơ cấu đầu tư
3.2 Giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu
3.3 Giải pháp về phát triển thị trường

Chương I-Thực trạng ngành sữa Việt Nam
1-Sự đa dạng về chủng loại mẫu mã
Sản phẩm ngành sữa ngày càng đa dạng phong phú, đáp ứng đủ mọi nhu
cầu của từng đối tượng cũng như từng độ tuổi khác nhau. Nếu như trước đây
4

4


các sản phẩm từ sữa xuất hiện ít chủng loại như sữa đặc có đường (từ năm
1975-1988), có thêm sản phẩm sữa bột các loại từ năm 1989 rồi đến tận năm

1981 mới xuất hiện thêm sữa tươi các loại , đến năm 2005 ra đời thêm sản
phẩm sữa chua thì nay danh mục sản phẩm đã rất đa dạng với hơn 90 chủng
loại sản phẩm . Từ các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng tiêu dùng
chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng các sản phẩm giành cho
hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh như quán café
2-Nguồn nguyên liệu chưa được đáp ứng:
Cho đến cuối năm 2010, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ
đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu và
o đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung tâm nghiên cứu, nuôi bò với quy mô lớn
là Ba Vì Hà Tây, Mộc Châu Sơn La và một số trung tâm nuôi bò sữa ở ven
TP. HCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ còn trông chờ vào 80% nguồn
nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland, Mỹ, Ấn Độ.. và
nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu.
Theo báo cáo mới nhất thì dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành
sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu.
Do phụ thuộc phần lớn “đầu vào” từ bên ngoài, dễ hiểu vì sao thị trường sữa
trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế
giới biến động về giá hay chất lượng (như vụ melamine)
Việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ
quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa
của nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên
năng suất và chất lượng đều chưa đạt yêu cầu.
3-Công nghệ chế biến tương đối hiện đại
Hiện nay đặc biệt là khi tham gia hội nhập , ngành công nghiệp chế biến sữa đã
chú trọng đến việc đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng tiếp nhận những kỹ
thuật mới từ các nước khác nhằm đưa ngành sữa ngày càng phát triển . Phần
5

5



lớn công nghệ và thiết bị chế biến sữa của các công ty lớn ở Việt Nam đều nhập
từ các nước có nền công nghiệp chế biến sữa tiên tiến nhất như Thụy Điển, Đan
Mạch, Hà Lan, Mỹ, Đức, Italia, Thụy Sỹ, Pháp…. Có thể nói ngành sữa ở Việt
Nam đã tiếp cận đến trình độ của thế giới cả về công nghệ, trang thiết bị , đã áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
4.-Giá sữa
Một bản báo cáo về tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho
trẻ em từ 0 - 12 tháng tuổi tại Việt Nam qua các năm 2009 - 2011 đã được Tổ
chức Thống nhất và Tín thức bảo vệ người tiêu dùng (CUTS International) công
bố hôm 17/10 tại Hà Nội.
Kết quả báo cáo này cho thấy, so với một số quốc gia trong khu vực khi xét theo
giá trị tuyệt đối, thì giá sữa tại Việt Nam hiện đang đứng ở mức trung bình. Cụ
thể, giá trung bình của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em từ 0 - 6 tháng tuổi
tại Việt Nam là 16 USD/kg và 15 USD/kg cho loại từ 6 - 12 tháng tuổi, tính vào
thời điểm quý 4/2011. Mức giá này thấp hơn giá sữa trung bình tại Hồng Kông,
Singapore, Trung Quốc nhưng cao hơn Indonesia (11 USD/kg và 10 USD/kg),
Malaysia (14 USD/kg và 12 USD/kg), Philippines (13 USD/kg và 13 USD/kg)
và Thái Lan (12 USD/kg).Bên cạnh đó, báo cáo còn cho rằng giá trung bình của
các dòng sản phẩm sữa bột cao cấp tại Việt Nam đứng vào hàng thấp trong khu
vực, chỉ cao hơn so với giá trung bình của các dòng sản phẩm tương ứng tại
Thái Lan. Tại Việt Nam, giá trung bình của các sản phẩm từ 0 - 6 tháng tuổi là
20,6 USD/kg và 20,4 USD/kg cho dòng từ 6 - 12 tháng tuổi. Tại Thái Lan tương
ứng là 18 USD/kg và USD/kg. Trong khi đó Malaysia là 27,3 USD/kg và 25,3
USD/kg, Indonesia 24,3 USD/kg và 23 USD/kg và Philippines 23 USD/kg và 21
USD/kg.Theo bà Phạm Quế Anh, Giám đốc Văn phòng CUTS Hà Nội, một yếu
tố khác tác động đến giá sữa tại Việt Nam là mức thuế. Giá sữa tại Việt Nam,
đặc biệt là sữa nhập khẩu (cả nguyên liệu và thành phẩm) đang chịu mức thuế
nhập khẩu 10% và thuế giá trị gia tăng 10% đều là mức cao so với các quốc gia
nói trên. “Đây cũng là một trong các nhân tố khiến giá sữa công thức cho trẻ em

6

6


tại Việt Nam không thể thấp hơn trong tầm chung của khu vực”.
Nghiên cứu của báo cáo này cũng chỉ ra rằng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam
đứng vào hàng cao nhất trong khu vực trong khoảng thời gian 2009 - 2011, tuy
nhiên tỷ suất tăng giá của các mặt hàng sữa công thức cho trẻ em từ 0 - 12 tháng
tuổi chỉ ở mức tương đương với các quốc gia khác trong khu vực. Thậm chí, tỷ
suất tăng giá sữa ở Việt Nam thấp hơn Trung Quốc và Thái Lan.
Do vậy, mặc dù báo cáo nhận định không có việc giá sữa tại Việt Nam cao gấp 2
- 3 lần khu vực, nhưng nếu xét về mức thu nhập bình quân theo đầu người (tính
theo sức mua trung bình) thì thu nhập trung bình của người dân Việt Nam hiện
đứng vào hàng thấp nhất so với các quốc gia trong khi vực.
Bảng so sánh giá giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực

5-Chất lượng sữa chưa được đảm bảo
Hiện nay, bên cạnh một số doanh nghiệp sản xuất sữa luôn đặt chất lượng sản
phẩm lên hàng đầu thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp

không rõ ràng

trong

chất lượng sản phẩm cũng như chưa quan tâm đến vấn đề này.
Vẫn còn tồn tại tình trạng những doanh nghiệp thiếu lương tâm đã không ngần
ngại sản xuất những sản phẩm sữa có hàm lượng đạm cực thấp để thu lợi
nhiều. Lợi nhuận và sự lơ là, tắc trách của ngành y tế đã khiến nhiều doanh
nghiệp sẵn sàng đánh lừa người tiêu thụ, bất kể sức khoẻ của trẻ nhỏ và người

7

7


cao niên, là thành phần mà sức khỏe cần được chăm sóc nhiều nhất.
6-Thị trường sữa hậu WTO
Việc gia nhập WTO sẽ đưa ngành chế biến sữa vào cuộc cạnh tranh mới quyết
liệt hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước trong cộng đồng tổ chức WTO
đang sản xuất sữa với giá thành cực rẻ. Đây là những nước được thiên nhiên ưu
đãi phù hợp với qui mô chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chi phí rất thấp. Sữa và
các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ
có 12 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại),
hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh
nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân.
Lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo
đó trong những năm tới thị trường sữa trong nước sẽ tăng từ 5% đến 10%. Dự
báo sẽ tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
Có thể nói, thị trường sữa Việt Nam là thị trường “mơ ước” của các nhà kinh
doanh sữa. Sữa và sản phẩm từ sữa những năm qua của các Công ty sữa
Việt Nam có thị trường tiêu thụ rất thuận lợi không chỉ trong nước mà còn
xuất khẩu ra nước ngoài, từng bước khẳng định thương hiệu sữa của Việt
Nam tại các thị trường tiềm năng như Irac, Trung Quốc, Cu ba, Myanma…

8

8


Chương II- Phân đoạn thị trường sữa Việt Nam và đánh

giá tiềm năng của các phân đoạn này
1.1. Sữa bột công thức:
là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thây thế cho
sữa mẹ hoặc bổ sung các vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng đặc biệt
thường là trẻ em dưới 3 tuổi. Các loại sữa bột công thức được chia theo lứa
tuổi trẻ em phổ biến là các lứa tuổi: 0- 6 tháng, 6-12 tháng, 1-3 tuổi, và trên 3
tuổi..Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành với
mức tăng trưởng kép hàng năm đạt 20,8% (2004- 2009).Theo số liệu thống kê
của Bộ công thương (2012) thì thị trường sữa bột Việt Nam đạt doanh thu
2.359 tỷ đồng chiếm đến ¼ doanh thu toàn ngành sữa.

Biểu đồ doanh thu sữa bột trên thị trường Việt Nam (2006-2012)
Do nền kinh tế phát triển thu nhập người dân tăng lên, tỉ lệ đô thị hóa nhanh, tỉ
lệ phụ nữ đi làm gia tăng nhanh, áp lực công việc ngày càng cao nên họ có rất ít
thời gian chăm sóc con cái. Hơn nữa, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở
nước ta còn nhiều bất cập, không được đảm bảo,...Đó là lí do vì sao ngày nay
rất nhiều bà mẹ Việt Nam tìm đến các loại sữa công thức trên thị trường.
-> Đây là phân đoạn thị trường sữa rất tiềm năng đối với các công ty sữa và hứa
9

9


hẹn sẽ mang lại doanh thu cao cho công ty.
- Tuy nhiên với tâm lý của người Vệt thích dùng hàng ngoại nên các hãng sữa
nước ngoài như: Abbot, Dumex, XO, Nestle',... đang chiếm thế thượng phong
với 70% thị phần, 30% còn lại từ các nhà sản xuất trong nước.
Thị phần của 1 số hãng sữa bột: ( biểu đồ tròn )

trong đó Vinamilk đóng góp 30% sản lượng nhưng chỉ chiếm 18% về giá trị,

NutiFood chiếm 4%.Tuy nhiên ngoài 2 cái tên kể trên những thương hiệu nội
gần như vắng bóng.
- Khảo sát của Euromonitor cho thấy, hầu hết những người dân có thu nhập
trung bình trở lên có xu hướng cho con dùng sữa ngoại. Điều này cũng dễ hiểu
vì dù là ngay ở trên sân khách, các thương hiệu ngoại luôn có một ưu thế cạnh
tranh đặc biệt, đó là độ nhận biết thương hiệu cao. Thêm vào đó là chiến lược
marketing bài bản, đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng. Hàng loạt dòng sản
phẩm ngoại với lời quảng cáo bổ sung DHA, Taurrin với những lời quảng cáo
"có cánh" đủ sức làm xiêu lòng mọi bà mẹ.
Giá sữa bột trong 5 năm qua đã tăng tới 30 lần và không biết khi nào dừng lại.
Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào so sánh chất lượng sữa nội - sữa
ngoại và sự khác biệt giữa việc bổ sung thêm các khoáng chất, chỉ biết càng bổ
10

10


sung nhiều chất, khách hàng càng phải móc ví nhiều hơn cho nhà sản xuất.
Đối với các công ty bán sữa bột cho trẻ em, marketing chiếm một phần rất quan
trọng. Chẳng hạn Nestle hay MeadJohnson có chi phí quảng cáo chiếm khoảng
30% tổng chi phí. Các hãng sản xuất không tiếc tiền quảng cáo cho sản phẩm
bởi sữa bột là loại mặt hàng mà một khi đã lựa chọn, khách hàng thường không
thay đổi.
Một khi đã chọn một loại sản phẩm sữa, việc chuyển đổi từ một loại sữa này
sang một loại sữa khác không hề dễ dàng vì có thể gây nên một số phản ứng ở
trẻ như trẻ không chịu bú, táo bón, chậm tăng cân… Khảo sát thị trường của
AC Nielsen cũng cho thấy: “ sữa bột cho trẻ em nằm trong nhóm các mặt hàng
có độ trung thành với thương hiệu rất cao và ít chịu ảnh hưởng từ tác động lạm
phát.”
Nhìn vào số lượng các doanh nghiệp đang tham gia, có thể thấy thị phần sữa

bột Việt Nam đang cạnh tranh mạnh. Tuy nhiên, đó lại không phải sân chơi cho
các doanh nghiệp nội.Với những ưu thế về cả thương hiệu và nguồn lực, các
thương hiệu ngoại vẫn sẽ độc chiếm thị phần sữa bột trong nước bất chấp giá có
tăng lên mức nào đi nữa.

1.2. Các sản phẩm sữa uống: sữa nước, sữa bột khác (không bao gồm sữa
công thức trẻ em) và sữa đậu nành.
-

Trong đó sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất( được làm từ 100%
sữa tươi ), và sữa tiệt trùng ( được chế biến từ sữa bột nhập khẩu còn gọi
là sữa hoàn nguyên.

→Đối với phân khúc này tham gia cuộc chơi giành thị phần gồm: Vinamilk,
Friesland Campina, Hanoimoilk, Đường Quảng Ngãi, sữa Ba Vì, sữa Mộc
Châu,...Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, tính
đến tháng 7/2013, thị phần sữa nước hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh
nghiệp sữa nội, trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là
FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH True Milk là 7,7% thị phần.
- Sữa bột khác: là các loại sữa bột dành cho từng đối tượng, thường là người
11

11


trưởng thành với các sản phẩm như: Dielac Mama( Vinamilk), Enfamama
(Abbott), Friso - mum ( Dutch Lady), ...hướng tới các đối tượng phụ nữ mang
thai; Anlene (Forterra Brand), Ensure (Abbott) dành cho người có nhu cầu dinh
dưỡng đặc biệt. Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa là dinh dưỡng co người
lơn tuổi và dinh dưỡng dành cho người dùng theo bệnh lý (sữa dành cho người

gầy, sữa dành cho người tiểu đường,...).
→ Đối với phân đoạn này rất tiềm năng cho các DN tham gia vào đây. Nền
kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng lên nên nhu cầu dinh dưỡng của họ
ngày càng cao. Đối với phụ nữ mang thai họ luôn muốn cho đứa con của mình
phát triển và khoẻ mạnh ngay từ trong bụng mẹ. Đối với người lớn tuổi nhu cầu
dinh dưỡng của họ rất được quan tâm. Việc uống sữa mỗi ngày để bổ sung các
dưỡng chất giúp người già khỏe mạnh hơn và vui chơi bên người thân. Tuy đời
sống của người dân ngày càng được cải thiện nhưng vấn đề ô nhiễm môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự được quan tâm nên ngày càng
có nhiều người mặc các bệnh nguy hiểm: ung thư, tiểu đường, ...Do vậy đối
tượng này cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, có các sản phẩm sữa dành
riêng cho họ.
- Mặt hàng sữa đậu nành


Ở phân khúc sữa đậu nành, Vinasoy đang được đánh giá là doanh nghiệp dẫn
đầu ngành với mức tăng trưởng vượt bậc, bình quân 40%/năm trong vòng 10
năm trở lại đây. Theo đó, xét trên tổng thể năng lực sản xuất, xem ra Vinamilk
mới có đủ thế mạnh để đối đầu với Vinasoy.
Hiện nay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua do nhận thức
của người tiêu dùng về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ các
chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất. Hiện nay công ty sữa đậu nành Vinasoy
chiếm 78% thị phần về sữa đậu nành hộp giấy với 2 sản phẩm chính : sữa đậu
nành Fami và sữa đậu nành mè đen. Thị phần còn lại là của Vinamilk với nhãn
hiệu Goldsoy. Sản phẩm sữa đậu nành của Vinasoy được xem là đối thủ đáng
gờm nhất của Vinamilk trong phân đoạn này.
12

12



"Vinasoy đang dẫn đầu ngành về năng lực sản xuất cũng như sản phẩm sữa đậu
nành. Và với xu hướng xã hội đang chuyển dần sang những thức uống có lợi
cho sức khỏe, thì sữa đậu nành được xem như thức uống giống sữa, có giá
thành rẻ hơn sữa là một lợi thế. Trong tương lai, sản phẩm này vẫn còn tiềm
năng phát triển rất lớn. Hiện nay, không chỉ Việt Nam hay Trung Quốc mà ở
những nước phương Tây, sữa đậu nành đang được nhiều người tiêu dùng lựa
chọn vì nó có lợi cho sức khỏe".
Tuy nhiên, đứng ở góc độ nhà tư vấn thương hiệu cho nhiều DN trong ngành
sữa,các chuyên gia cho biết : khi nói đến sữa đậu nành, phải rạch ròi giữa hai
phân khúc, gồm sản phẩm dùng tại chỗ (sữa đậu nành đóng chai) có thể mạnh
tại những quán nước giải khát, căn tin, cửa hàng ăn uống, trong khi sản phẩm
trong hộp giấy, định vị tốt hơn cho sức khỏe chủ yếu bán ở các siêu thị và cả
tiệm tạp hóa. Nếu thống kê rõ thì cả hai phân khúc đều có lượng lớn khách
hàng.

1.3.Các loại sữa khác bao gồm: sữa đặc có đường và sữa chua.
-

Giống như sữa bột, sữa chua và sữa nước, “sữa đặc ”từng làm nên những
cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà sản xuất, nổi bật nhất là Vinamilk

13

13


và Friesland Campina Việt Nam (Dutch Lady). Theo Euromonitor
International, năm 2009 Vinamilk có vị thế độc tôn khi chiếm 79% thị
phần với 2 nhãn hiệu Ông Thọ và Phương Nam. Trong khi đó, Friesland

Campina tham gia thị trường muộn hơn nhưng cũng chiếm 21% thị phần
với 3 nhãn hiệu Cô gái Hà Lan, Hoàn Hảo và Trường Sinh. Hiện nay đã
xuất hiện thêm Vixumilk với nhãn hiệu Daily nhưng phát triển còn khá
èo uột. Do đó, thị trường sữa đặc hiện nay không sôi động như các dòng
sản phẩm sữa khác.
→ Trong đó phân khúc sữa đặc có đường hiện nay đã bão hòa do người tiêu
dùng thành phố bắt đầu nhận thức được sữa đặc có đường không tốt cho sức
khỏe và hiện nay sữa đặc có đường phổ biến hơn ở nông thôn.
- Phân đoạn sữa chua: rất tiềm năng và hấp dẫn, gồm 2 loại đó là sữa chua
ăn và sữa chua uống. Người tiêu dùng đã nhận thức được lợi ích của việc ăn
sữa chau rất tốt cho hệ tiêu hóa và nhất là đói với chị em phụ nữ giúp cho làn da
sáng, trẻ và khỏe hơn. Với việc nghiên cứu khách hàng và các chiêu thức quảng
cáo nên thị trường sữa chua rất phổ biến và việc tiêu thụ ngày càng nhiều.
Trong phân đoạn này Vinamilk chiếm thị phần với 80% thị phần sữa đặc có
đường ( Friesland Campina VN chiếm 20% ), và 90% thị phần sữa chua (IDP
chiếm 7.5%, TH Milk chiếm 2% và các hãng khác chiếm khoảng 0.05%)
Theo dự đoán của các chuyên gia, khoảng 3 năm nữa thị trường sữa chua sẽ
phát triển như sữa tươi. Mức độ cạnh tranh ở thị trường này sẽ tăng từ năm
2014, khi đó doanh nghiệp nào có sản phẩm tốt, thương hiệu mạnh sẽ phát triển
và chiếm ưu thế.
Hiện nay, so với các nước trên thế giới, tỷ lệ sử dụng sữa chua so với sữa ở Việt
Nam còn rất thấp. Đơn cử tại Pháp tỷ lệ này là 80:20, ở Singapore là 70:30 hay
Thái Lan đạt 50:50. Trong khi đó, tỷ lệ ở Việt Nam chỉ khoảng 20:80.
Tuy nhiên các sản phẩm sữa chua tại thị trường Việt rất có tiềm năng phát
triển. Theo số liệu thống kê của Euromonitor International, doanh thu từ sữa
14

14



chua tại Việt Nam năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, năm 2012 là 5.737 tỷ đồng, còn
qua năm 2013 ước đạt khoảng 12.465 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này cho thấy xu
hướng người tiêu dùng ngày càng chú trọng về các sản phẩm sữa chua. Đây
cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cung cấp và sản xuất sữa chua tại Việt
Nam.
Hiện tại các nhà sản xuất trong nước chiếm thế thượng phong trong phân khúc
sữa tươi, sữa chua. Bên cạnh đó, những sản phẩm ngoại nhập cũng khá phong
phú đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn

15

15


Chương III- Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực
lượng canh tranh trong nghành sữa Việt Nam.Từ đó ta đánh giá
cường độ cạnh tranh và tính hấp dẫn của ngành sữa hiện nay
1.

Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng canh tranh
trong ngành sữa Việt Nam

a) Các lực lượng canh tranh trong ngành sữa Việt Nam
1.1. Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh trạnh tiềm năng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường sữa Việt Nam hiện nay vẫn trong
giai đoạn tăng trưởng mạnh, có quy mô 3 tỷ USD với nhiều tên tuổi lớn:
Vinamilk, Fresland Campina Vietnam, Ba Vì Milk, Mộc Châu Millk…Trong
đó, Vinamilk chiếm giữ thị phần lớn nhất, tiếp theo đó là Fresland Campina
Vietnam. Bên cạnh đó, năm 2010 hàng rào thuế quan đã được lược bỏ là một
thách thức lớn cho thị trường sữa trong nước, với sự xâm nhập của các thương

hiệu sữa nổi tiếng nước ngoài như: Abbott, Dumex, Ducth Lady, Nestle.. Tên
tuổi gia nhập nghành sữa gần đây nhất là TH Milk với nhãn hiệu TH True Milk.
Xuất hiện từ 12/2010, qua hai năm phát triển, với tốc độ rất nhanh chóng TH
True Milk đẫ làm thay đổi thị trường sữa Viet Nam. Việt Nam là một nước
đông dân với 86 triệu người, mức tiêu thụ sữa trên đầu người còn thấp nên thị
trường sữa Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và có sức hấp dẫn cao.
Tuy nhiên, với lợi thế cạnh tranh của Vinamilk hiện có trên thị trường nội địa
rất sáng lạng, Vinamilk vẫn đang giữ thị phần hàng tiêu dùng chính như sữa đặc
(chiếm 80% thị phần), sữa chua (chiếm 90% thị phần) và sữa nước (chiếm 50%)
với mức thị phần gần như độc quyền, Vinamilk hoàn toàn có thể đứng vững trên
thị trường sữa trong nước.
1.2. Sự có mặt, thiếu vắng của sản phẩm thay thế
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng cải thiện nhu cầu đáp ứng đầy đủ về dinh
dưỡng là điều tất yếu. Mặt khác khoa học cũng đã chứng minh rằng sữa là sản
phẩm thiết yếu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng về nhu cầu thiết yếu của con người.
16

16


Cộng với những tính năng ưu việt của sữa nên sản phẩm từ sữa ngày càng trở
nên thiết yếu với con người.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống có không ít người “ bị dị ứng” không thể
dung nạp lactose từ sữa bò, vì các nguyên nhân như: ăn kiêng (tránh cholesterol
và chất béo bão hòa), niềm tin tôn giáo (Phật giáo), chủ nghĩa môi trường (cứu
vãn hành tinh), và sự lựa chọn cá nhân (không thích những sản phẩm từ sữa, lo
ngại những bệnh truyền nhiễm từ sữa), lý do y học (không dung nạp sữa, gluten,
dị ứng).
Những điều này làm tăng thêm mối quan tâm đối với các loại thức uống thay thế
sữa. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều khách hàng không thể sự dụng

các sản phẩm từ sữa. Thế nên sự ra đời của các sản phẩm thay thế sữa là điều
khách quan trong xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đã góp
phần giúp chúng ta tạo ra nhiều sản phẩm thay thế sữa một cách hiệu quả (nước
ép trái cây, nước tinh khiết, chè, cà phê..). Tuy nhiên sữa là sản phẩm mang tính
đặc trưng, thiết yếu và quan trọng đối với việc hoàn thiện thể chất và trí tuệ cho
con người.
Vậy nên, đe dọa từ các sản phẩm thay thế trong nghành sữa Việt Nam là không
nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất sữa nên tăng cường công tác sản
xuất, nghiên cứu ra những loại sữa mối có thể đáp ứng tối ưu nhất yêu cầu của
khách hàng.

1.3.Áp lực từ nhà cung ứng
Năng lực sản xuất của toàn nghành sữa năm 2007 đạt 1.056 triệu lít sữa, đạt
bình quân trên đầu người là 12,36 lít/năm. Tổng mức sản xuất sữa của Việt
Nam hiện là 234.000 tấn, mới chỉ đáp ứng 22% nhu cầu trong nước, nhưng mức
nhập khẩu sản phẩm sữa hàng năm đã có dấu hiệu giảm từ 90% xuống còn
78%. Với sức tăng trưởng nhanh chóng của thị trường sữa như hiện nay, nhu
cầu về nguồn nguyên vật liệu sữa ở Việt Nam đã trở thành vấn đề cấp bách
được các doanh nghiệp trong nghành hết sức quan tâm và tìm kiếm giải pháp.
Theo số liệu của Tổng cuc Thống kê cho thấy: đến hết năm 2012, đàn bò sữa cả
17

17


nước có gần 170.000 con, tăng 17% so với năm ngoái, sồ lượng đàn bò cho sữa
chiếm khoảng 60% và chỉ đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu sản xuất sữa nước.
Nguồn thức ăn cho bò còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên phải nhập
khẩu 80% tứ nước ngoài (cả thức ăn tinh và thức ăn thô) với chi phí rất cao.
Mặt khác, ở Việt Nam phổ biến là loại cỏ voi, loại cỏ này không thích hợp cho

bò sản xuất ra lượng sữa cao, chỉ có loại cỏ nhập khẩu như Alfalfa, các cây họ
đậu…có chứa lượng đạm cao, đáp ứng được lượng chất cần thiết để nuôi bò cao
sản. Các loại cỏ Panicum, cỏ hỗn hợp úc, Brach, Mulato..cũng giúp bò tăng
năng suất sữa cao. Tuy nhiên nếu bò chỉ ăn đủ lượng mà không đủ chất thì sữa
cũng không đạt chất lượng tiêu chuẩn, do đó thức ăn cho bò không chỉ gồm
thức ăn thô mà cần phải đảm bảo chất xơ. Vì vậy, nghành sữa Việt Nam không
những phải nhập giống bò cho sữa tốt mà còn phải nhập cả loại cỏ cho nhiều
sữa , phải đầu tư cả đất trồng phù hợp cho cỏ.
Không những thế, phần lớn công nghệ và thiết bị chế biến sữa của các doanh
nghiệp lớn ở Việt Nam (Vinamilk..) đều phải nhập khẩu từ các nước có nền
công nghiệp chế biến sữa tiên tiến như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ…
Có thể nói nghành sữa Việt Nam đã và đang tiếp cận tới trình độ của Thế giới
về cả công nghệ, trang thiết bị, Việt Nam đã áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Theo báo cáo mới nhất, dù đã
tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng nghành sữa Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
80% tổng nhu cầu về nguyên liệu “đầu vào “ từ nước ngoài, điều đó lý giải vì
sao thị trường sữa Việt Nam luôn bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi thị
trường sữa Thế giới biến động về giá hay chất lượng.
Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu Thế giới trong lĩnh vực sữa và
xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên
toàn Thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính cho nhiều công ty nổi tiếng trên
Thế giới cũng như công ty Vinamilk cua Việt Nam.

18

18


Một số nhà cung ứng lớn của công ty Vinamilk:


Name of Supplier

Product(s) Supplied

Fonterra (SEA) Pte Ltd

Milk powder

Hoogwegt International BV

Milk powder

Perstima Binh Duong

Tins

Do phần lớn các nguyên liệu đầu vào đều là nhập khẩu từ nước ngoài nên
nghành sữa Việt Nam chịu mối đe dọa rất lớn từ các nhà cung ứng.

1.4. Áp lực bên tiếp nhận: các đại lí, phân phối, hệ thống siêu thị và khách
hàng
Ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm
sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà
khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất lợi
từ phia nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương lượng
của người mua thấp
Sản phẩm sữa đến tay người tiêu dùng chủ yếu là qua các đại lí ,cửa hàng , các
siêu thị ... tạm gọi là các trung gian .
Các công ty sữa thường phân phối sản phẩm của mình cho các đại lí,
các cửa hàng lớn thông qua bộ phận giới thiệu sản phẩm và bộ phận bán hàng

của công ty và từ đó sản phẩm của hãng mới đến với người tiêu dùng thông qua
trung gian này.
Trung gian này dễ dàng có thể chuyển đổi nhà cung cấp cho mình nếu họ thấy
không thu được lời nhiều và vốn đọng lâu .
Từ những phân tích trên cho thấy áp lực về giá đối với những trung gian

19

19


này gây ra là rất lớn nhất là trong điều kiện về kinh tế địa lí ở việt nam
1.5. Đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh trong nghành.
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với
tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được
cải thiện rõ rệt. Nếu như trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của
nhiều người thì hôm nay, khi đất nước đã gia nhập WTO lại là “ăn no mặc
đẹp”. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu như trước
những năm 90 cả nước chỉ có 1 đến 2 nhà sản xuất và phân phối sữa, chủ yếu là
sữa bột và sữa đặc (nhập ngoại), thì hiện nay thị trường sữa Việt Nam gần có
20 hãng nội địa và 72 công ty phân phối sữa trên một thị trường tiềm năng với
dân số 86 triệu dân. Theo Tổng cục thống kê, tổng ượng tiêu thụ sữa Việt Nam
liên tuc tăng mạnh với mức từ 15-20%/năm, mức tiêu thụ sữa đã tăng gấp đôi
(2010) so với những năm trước, Mức tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người tăng
7.85% mỗi năm, từ gần 9 lít năm 2000 lên gần 15 lít năm 2009.
Ngành sữa Việt Nam đang tăng trưởng ngày càng cao: trong 12 tháng tính đến
tháng 3/2013, tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành hàng tiêu dùng (trừ bia)
tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, và tăng 15% về doanh thu. Trong đó, tăng
trưởng sản lượng của sản phẩm chế biến từ sữa tăng 19% so với một năm trước,
và tăng trưởng 22% về doanh thu. Thị trường sữa Việt Nam vô cùng tiềm năng

và hấp dẫn. Các doanh nghiệp lớn trong nghành đang từng ngày cải tiến công
nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế ví dụ như: Vinamilk đã điền tên tuổi sữa Việt Nam
trên bản đồ Thế giới, vơi tầm nhìn: đưa Vinamilk trở thành 1 trong 50 doanh
nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017. Vinamilk đã
có 5 trang trại quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia. Ngoài
đầu tư phát triển 5 trang trại với khoảng 8.000 con bò sữa cho 90 tấn sữa/ngày,
Vinamilk còn liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa, với hơn 65.000
con bò trên cả nước, thu mua sản lượng 460 tấn sữa/ngày. Sắp tới, Vinamilk sẽ
đầu tư thêm 3 trang trại mới hiện đại tại Hà Tĩnh (3.000 con bò), Tây Ninh
20

20


(10.000 con bò) và Thanh Hóa (20.000 con bò). Vinamilk duy trì đồng thời cả
hai nguồn cung cấp sữa bò tươi nguyên liệu trên, nhằm đáp ứng nhu cầu sữa
tươi nguyên liệu chất lượng cao và tạo nhiều công ăn việc làm cho nông dân,
góp phần xây dựng một ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo
hướng ổn định và bền vững. Vinamilk còn đầu tư tại Mỹ, châu Âu - những
“trung tâm hàng đầu” về chăn nuôi bò sữa.
Năm 2012, VNM đã đưa Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động. Tháng
4/2013, VNM đưa thêm Nhà máy Sữa bột trẻ em Việt Nam đi vào hoạt động.
Trong quý II, VNM dự kiến sẽ đưa thêm Nhà máy Sữa nước Việt Nam giai đoạn
1 với công suất 400 triệu lít sữa/năm vào hoạt động.
Tổng công suất của VNM dự kiến đến năm 2016 sẽ đạt 1,6 triệu tấn/năm khi
Nhà máy Sữa nước Việt Nam giai đoạn hai đi vào hoạt động. Tổng đầu tư 4,9
ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2016 hoàn toàn bằng vốn tự có, trong đó giải
ngân khoảng 2,6 ngàn tỷ đồng trong 2013 để đầu tư mở rộng công suất và chuỗi
cung ứng. VNM kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 10% trong năm nay.
Ngành sữa còn vấp phải sự cạnh tranh cao ở các công ty sữa trong ngành

như TH TrueMilk, Hanoimilk, Abbott, Mead Jonson, Nestlé, Dutch lady…Trong
tương lai, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh ngày
càng cao.

b) Đánh giá cường độ cạnh tranh
Tóm lại, sau quá trình tìm hiểu và phân tích các nhóm lực lượng cạnh tranh
trong ngành sữa Việt Nam theo mô hình năm nhóm lực lượng cạnh tranh của
M.Poter. Chúng tôi nhận thấy rằng với ngành sữa Việt Nam đe dọa lớn nhất là
đe dọa từ nhà cung ứng. Chính vì thế trong những năm vừa qua, cũng như trong
tương lai ngành sữa Việt Nam nói chung va các doanh nghiệp lớn: Vinamilk,
TH True Milk
Fresland Campina Vietnam…phải tăng cường biện pháp nhằm giảm mối đe dọa
từ các nhà cung ứng. Các doanh nghiệp có thể tự cung cấp nguồn nguyên kiệu
đầu vào cho chính mình, xây dựng các quy trình chăm sóc chế biến đáp ứng các
21

21


tiêu chuẩn về an toàn theo chứng chỉ quốc tế. Nhờ sự chú trọng đầu tư kịp thời
và có hiệu quả nên các doanh nghiệp sữa Việt Nam điển hình là Vinamillk đã
phần nào giảm sụ lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tạo thế mạnh
cạnh tranh cho riêng mình.
Việt Nam gia nhập WTO là sự kiện quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều thành phần
kinh tế trong đó có tập đoàn sữa Vinamilk, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
trong ngành, thêm vào đó là các đố thủ tiềm ẩn có thể xâm nhập vào thị trường
bất cứ khi nào. Điều này tạo ra một yêu cầu khách quan về sự phát triển bền
vững của các doanh nghiệp, đó là sự phát triển hợp tác cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tạo cho
mình chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

1.

Tính hấp dẫn của ngành sữa hiện nay

Cơ hội-thách thức của ngành sữa Việt Nam đến năm 2020
Cơ hội


Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng đi vào ổn định với tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh, mức sống của người dân đang ngày càng nâng cao, thu nhập
cũng từng bước đi vào ổn định, nhu cầu tiêu dùng sữa cũng theo đó gia tăng.
Đây sẽ là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp sản xuất sữa.


Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Do nhận thức được tầm quan trọng của sữa đối với sức khỏe , nhu cầu tiêu thụ
sữa của con người ngày càng gia tăng. Với dân số đông hơn 86 triệu dân, Việt
Nam đang ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ sữa hấp dẫn cho các doanh
nghiệp sản xuất sữa cả trong và ngoài nước.


Môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng, hấp dẫn.

Việt Nam được đánh giá là một môi trường đầu tư thoáng và bình đẳng cho các
nhà đầu tư, nền chính trị ổn định, đó là một lợi thế có khả năng thu hút ngày
càng nhiều các nhà đầu tư tham gia vào. Điều này đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sữa nói riêng thuận lợi trong hoạt

22

22


động sản xuất kinh doanh.


Nguồn nhân lực:

Việt Nam là nước có nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào…do đó các nhà đầu tư sẽ
tiết kiệm được các chi phí lao động. Bước vào hội nhập WTO, đất nước ta
không ngừng đổi mới và phát triển, bên cạnh đó, đảng và nhà nước ta đang có
các chính sách bồi dưỡng nhân tài, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại…để
đổi mới và phát triển đất nước.
Ngày nay, thương trường được xem là chiến trường, thế hệ trẻ không ngừng
học hỏi, nâng cao kiến thức, tích lũy những kinh nghiệm cần thiết khi bước vào
hội nhập…
Thách thức.


Hội nhập kinh tế.

Tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế , trở thành thành viên của các tổ chức
kinh tế trên thế giới là một cơ hội thuận lợi cho Việt Nam có thể phát triển và
nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra
khá nhiều thách thức cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam. Cụ thể là, sau khi gia
nhập WTO, từ năm 2010 hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, theo đó các doanh
nghiệp sữa từ các nước khác nhau có nhiều cơ hội gia nhập vào thị trường Việt
Nam, đây là yếu tố bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất sữa trong thị trường

nội địa,buộc các doanh nghiệp trong nước không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu
của người tiêu dùng.


Nguồn nguyên liệu.

Nguồn nguyên liệu là một điều kiện cần thiết cho ngành sữa nói chung và
ngành sữa Việt Nam nói riêng. Phát triển nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao
khả năng thay thế một phần nguyên liệu nhập từ nước ngoài là một thách thức
lớn đối với nghề chăn nuôi bò sữa ở nước ta. Muốn ngành sữa phát triển bền
vững và ổn định thì nguồn nguyên liệu sữa sản xuất tại chỗ phải đáp ứng 4050% nhu cầu, trong khi hiện nay sản xuất tại chỗ của nước ta chỉ chiếm 20%,
23

23


còn những 80% là nhập khẩu từ nước ngoài, điều này cho thấy chúng ta đang
thiếu nguồn nguyên liệu và đang phải nhập một lượng nguyên liệu lớn với chi
phí khá cao. Theo dự báo, sản lượng sữa Việt Nam đến năm 2015 sẽ đạt khoảng
1.9 tỷ lít quy sữa tươi, đáp ứng 35% nhu cầu của người tiêu dùng. Đến năm
2025 là 2.4 tỷ lít, đạt trung bình 34 lít/người/năm. Tuy nhiên lượng sữa tươi
nguyên liệu hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng sữa
ở Việt Nam, phần còn lại các công ty sữa vẫn phải nhập khẩu.
3. Giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam.
3.1. Giải pháp về cơ cấu đầu tư.
Nâng cao và mở rộng các xí nghiệp sữa hiện có, xây dựng các nhà máy hiện đại
với công suất lớn, tạo ra các sản phẩm sữa đa dạng, chất lượng cao ở các vùng
trọng điểm. Xem xét đầu tư nhà máy bao bì phục vụ cho ngành sữa để có thể tự
chủ về mẫu mã, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những

công doạn mà Việt Nam có thể tự làm được để giảm bớt giá thành của bao bì.
Đầu tư các nhà máy chế biến thức ăn tinh cho bò và các xưởng dự trữ ủ cỏ và
các phụ phẩm.
3.2. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu.
Ngành công nghiệp chế biến sữa cần phải kết hợp với ngành nông nghiệp đầu tư
phát triển đàn bò. Quy hoạch phát triển bò sữa từ tổ chức chăn nuôi đến thu
mua. Chọn lọc những bò sữa tốt để làm giống và sản xuất sữa. Áp dụng tiến bộ
khoa học –kỹ thuật trong công tác giống: nhập nguồn gen mới, nhập một số bò
đực giống Hà Lan cao sản thuần chủng đã kiểm tra năng suất cá thể từ nước
ngoài.
Tạo dựng mối liên kết giữa người chăn nuôi bò sữa với nhà sản xuất chế biến
sữa để cùng đầu tư cho một quy trình nuôi bò công nghiệp quy mô, để chia sẻ
chi phí, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi.
3.3. Giải pháp về thị trường.
Đối với thị trường trong nước:
Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng
24

24


đối với sản của ngành, từ đó cho ra đời những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, sở
thích của từng đối tượng khách hàng.
Tăng cường khuếch trương, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Chú trọng duy trì và phát triển các kênh phân phối. Củng cố các đại
lý sữa đã có, tăng cường kiểm soát, mở rộng mạng lưới phân phối từ các vùng
trọng điểm đến các địa phương nhỏ lẻ. Đưa sữa vào các trường học , khuyến
khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen
uống sữa ngay từ bé, đồng thời dần mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đa dạng hóa sản phẩm kết hợp với việc cải tiến bao bì, mẫu mã, đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối với thị trường ngoài nước:
Nâng cao chất lượng, uy tín, cải tiến mẫu mã sản phẩm trên thị trường ngoài
nước. Luôn tiếp cận về ngành sữa trên thị trường thế giới để tìm hiểu nhu cầu,
sở thích cũng như những xu hướng biến động, từ đó có hướng phân đoạn thị
trường thích hợp, lựa chọn và khai thác thị trường tiềm năng, đồng thời đối phó
được với những biến động có thể xảy ra.
Tăng cường các mối quan hệ quốc tế ngành nói chung và các đơn vị trong ngành
nói riêng.

25

25


×