Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề tài: Phân tích vai trò và xu hướng phát triển của hải quan VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.94 KB, 16 trang )

Đề tài: Phân tích vai trò và xu hướng phát triển của hải quan VN trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam
Mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngoại thương trở
thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp. Hôm nay nhóm chúng tôi xin
phân tích rõ hơn về “vai trò và xu hướng phát triển của Hải quan Việt Nam trong thời
hội nhập kinh tế quốc tế” . Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK,
thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản
lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan ViệtNam đã luôn luôn thực hiện
theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra:“THUẬN LỢI, TẬN TỤY, CHÍNH XÁC “. Với thời gian
tìm hiểu có hạn cùng với những kiến thức còn hạn chế, nhất là kinh nghiệm đánh giá
thực tế chưa sâu sắc và đầy đủ. Vì vậy trong bài tiểu luận không tránh những sai sót,
kính mong thầy cùng các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn
trong những chuyên đề sau
I: Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam
1.1 Lịch sử Hải quan Việt Nam
Ngày 10-9-1945, theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay mặt Chính phủ ký
thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”. Với mục đích thiết lập chủ quyền thuế
quan của nước Việt Nam độc lập, đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa XNK và duy trì
nguồn thu ngân sách từ hoạt động này.
Ngày 03-10-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh để Sở Thuế
quan và thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 14-7-1951, Bộ trưởng Bộ tài chính Lê Văn Hiến ký Nghị định số 54-NĐ quy
định tổ chức Bộ Tài chính, trong đó Nha Thuế quan và Thuế gián thu được thu gọn
thành Phòng Thuế xuất nhập khẩu thuộc Sở Thuế.
Từ ngày 15 đến 20-9-1955, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I quyết định tách Bộ
Công thương thành 02 Bộ: Bộ Tài chính và Bộ Thương Nghiệp. Sở Hải quan Trung
ương trực thuộc Bộ Thương Nghiệp.
Từ ngày 16 đến 29-4-1958, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa I quyết định tách Bộ


Thương nghiệp thành 02 Bộ: Bộ Nội Thương và Bộ Ngoại Thương. Sở Hải quan Trung
ương trực thuộc Bộ Ngoại thương.


Ngày 27-02-1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 03-CP
ban hành Điều lệ Hải quan.
Từ 02-5-1975, Đoàn công tác của Hải quan từ vùng giải phóng trở về và các cán
bộ từ miền Bắc tăng cường tổ chức tiếp nhận các cơ sở của Tổng Nha thuế Ngụy tại
Sài Gòn và các vùng mới giải phóng ở Nam bộ.
Ngày 11-7-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra
Quyết định số 09-QĐ thành lập Cục Hải quan Miền Nam Việt Nam thuộc Tổng nha
Ngoại thương. Sau đó, ngày 15-01-1976, Bộ Ngoại thương xác định Cục Hải quan Miền
Nam Việt Nam do Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản
lý.
Ngày 25-4-1984 Thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về
đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan, và Nghị quyết số 547/NQHĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và
ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT
quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực
thuộc Chính phủ
Ngày 01-6-1994, Tổng cục trưởng TCHQ Phan Văn Dĩnh ký Quyết định số
91/TCHQ-TCCB đổi tên Hải quan tỉnh, Hải quan thành phố thành Cục Hải quan tỉnh,
Cục Hải quan thành phố.
Ngày 06-3-1998, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký công văn chính thức tham
gia Công ước HS về mô tả mã hóa hàng hóa. Theo đó, Công ước có hiệu lực ở Việt
Nam từ ngày 01-01-2000.
Ngày 29-6-2001, thay mặt Quốc hội nước CNXHCN Việt nam, Chủ tịch Quốc hội
Nông Đức Mạnh ký quyết định số 29/2001/QH10 ban hành Luật Hải quan. Luật Hải
quan được công bố chính thức theo Lệnh số 10/2001/L-CTN do Chủ tịch nước Trần
Đức Lương ký ngày 12-07-2001 và có hiệu lực từ 01-01-2002.
Ngày 04-9-2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số

113/2002/QĐ-TTg chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính.- Ngày 21-5-2004, 03
ngành Hải quan, Thuế, Kho bạc đã ký văn bản hợp tác
Ngày 26-01-2005, 05 cán bộ Hải quan Việt Nam nhận bằng danh dự của Tổ chức
Hải quan thế giới (WCO).
Ngày 14-6-2005, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã ký quyết định số
42/2005/QH11 ban hành "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan". Luật
này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006.


1.2 Tầm nhìn
VIỄN CẢNH
Xây dựng Hải quan Việt Nam thành lực lượng chuyên nghiệp cao, có chuyên môn
sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu
cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước.
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
- Chuyên nghiệp.
- Minh bạch.
- Hiệu quả.
TUYÊN NGÔN, NHIỆM VỤ
- Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều
kiện cho thương mại và sản xuất phát triển.
- Bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế
quốc gia.
- Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách.
- Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
- Góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội.
- Phục vụ quản lý kinh tế xã hội.
1.3 Lãnh đạo Tổng cục

II: Vai trò của hải quan VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam

2.1. Vai trò của hải quan Việt Nam trong nền kinh tế thế giới.


Với 69 năm hình thành và phát triển cục hải quan Việt Nam có vai trò to lớn
trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như trong nền kinh tế thế giới.
Hải quan Việt Nam là thành viên tích cực trong việc thực hiện các chương trình
sáng kiến hợp tác hải quan khu vực, cụ thể là việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch
Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN (SPCD), xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa
ASEAN, cơ chế quá cảnh hải quan ASEAN, xây dựng và thực hiện Hiệp định Hải quan
ASEAN mới, xây dựng và rà soát Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) trên
phiên bản HS cập nhật. Ngoài các hoạt động hợp tác nội khối, cùng với Hải quan các
nước ASEAN, Hải quan Việt Nam đã và đang tham gia sâu rộng trong các chương trình
hợp tác với các nước đối thoại và đối tác của ASEAN gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Úc-New Zealand, Mỹ với các hoạt động chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh
vực kỹ thuật nghiệp vụ hải quan.
Hải quan Việt nam đã tổ chức đăng cai nhiều hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ
hợp tác Hải quan ASEAN. Năm 1995 và 2004 Hải quan Việt Nam đã tổ chức thành
công Hội nghị Tổng cục trưởng hải quan ASEAN lần thứ 3 và lần thứ 12. Tháng 6/2014,
Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ
23.
Hải quan Việt Nam tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các hoạt động
hợp tác trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC, chủ
yếu thông qua Tiểu ban Thủ tục hải quan APEC (SCCP) và Ủy ban Thương mại và đầu
tư APEC (CTI): Hải quan Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan xây
dựng chương trình hành động quốc gia, đã và đang thực hiện các cam kết trong khuôn
khổ Kế hoạch hành động tập thể - CAP (gồm các nội dung liên quan đến nghiệp vụ Hải
quan). Hải quan Việt Nam cử cán bộ tham gia các hội thảo, phiên họp chương trình
đào tạo nghiệp vụ do APEC tổ chức; tích cực chủ động tham gia các phong trào, chiến
dịch do các thành viên APEC đề xuất.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, Hải quan Việt Nam

vừa là người bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia, vừa là người mở cửa, tạo thuận lợi cho
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại và đầu tư.
Để đạt được mục tiêu quan trọng này, Hải quan Việt Nam luôn duy trì việc mở
rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trên thế giới cũng như trong khu
vực. Hải quan Việt Nam rất chú trọng đến việc tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động
hợp tác này thông qua việc đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác song phương.
Trong khuôn khổ hợp tác đa phương và song phương, Hải quan Việt Nam đã
triển khai thực hiện các dự án:


Các dự án do Nhật Bản tài trợ: (1) Dự án Tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng
viên chủ chốt phục vụ tiến trình hiện đại hóa hành chính hải quan Việt Nam giai đoạn
2004-2007; (2) Dự án Tăng cường năng lực về quản lý rủi ro; (3) Dự án Tăng cường
năng lực cán bộ hải quan cửa khẩu; (4) Dự án xây dựng, triển khai hải quan điện tử và
thực hiện cơ chế hải quan một cửa phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam; (5) Dự
án JICA về hợp tác kỹ thuật thực hiện hải quan điện tử;
Các dự án do Hoa kỳ tài trợ: (1)Dự án thí điểm E-manifest; (2) Dự án Megaports
do Hoa Kỳ tài trợ về lắp đặt thiết bị phát hiện phóng xạ đối với hàng hóa vận chuyển
tại cụm cảng Cái mép Thị Vải, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu;
Các dự án khác: (1) Dự án ETV2- Cấu phần hải quan do EU tài trợ; (2) Dự án Hỗ
trợ kỹ thuật và tư vấn vùng R-PATA do ADB tài trợ; (3) Dự án về tăng cường năng lực
phát hiện phóng xạ tại Sân bay quốc tế Nội Bài do IAEA tài trợ.
2.2 Vai trò của Hải quan Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập tại Việt Nam.
Trong 69 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Hải quan luôn được lãnh đạo
Đảng, Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá cao về vai trò, trách nhiệm trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và tạo mọi điều kiện để ngành Hải quan hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ đó thấy được vai trò của Hải Quan Việt Nam
trong nền kinh tế hội nhập như sau:
- Hải quan có vai trò vô cùng quan trọng trong kích cầu nội địa và phát triển kinh
tế. Ở Việt Nam, nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách

nhà nước. Do tình hình suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nên tác động không nhỏ tới
hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và thu ngân sách nhà nước nói riêng chính vì vậy
Hải quan Việt Nam có vai trò vô cũng quan trọng trong việc chống lại sự suy giảm này
bằng việc cải cách, thông quan hàng hóa đơn giản, minh bạch.
- Hải quan được coi như là người gác cửa cho nền kinh tế: trong những năm gần
đây, khi nền kinh tế hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan
trọng, giúp chúng ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hải quan Việt
Nam có vai trò quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, Tạo môi trường
kinh doanh trong nước minh bạch, công bằng giúp tăng khả năng thu hút đầu tư tại
thị trường trong nước.
- Đóng góp vào chiến dịch chống tội phạm quốc tế thông qua kiểm tra, kiểm soát
xuất nhập cảnh.
- Nỗ lực không ngừng, giữ vững an ninh thương mại quốc gia. Thực hiện công tác
phòng chống buôn lậu thương mại cũng như ngăn cấm việc xuất/ nhập khẩu các loại
hàng cấm, hàng gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người và môi trường.


- Thu ngân sách nhà nước cho chính phủ( thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các
loại thuế khác), thống kê được lượng nội/ngoại tệ ra/ vào nước giúp cho chính phủ có
những chính sách đúng đắn trong chính sách tài chính để điều tiết nền kinh tế.
- Giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận lợi trong hoạt động thông quan
hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước thông qua những thủ tục hải quan
ngày càng được cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch và hài hòa với chuẩn mực
quốc tế.
- Hải quan Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế và mở rộng hợp
tác phát triển thông qua tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác, phối
hợp tuần tra, kiểm soát với hải quan các nước tiếp giáp, cũng như các lực lượng đứng
chân trên địa bàn.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 ngành Hải quan phải xây dựng Hải quan Việt
Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài

hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu
tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương
với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt
trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp,
phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã
hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
III: Xu hướng phát triển của hải quan VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt
Nam
3.1.1 Thực trạng hải quan việt nam trong những năm gần đây
Nhìn chung hải quan Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong hoạt động từ
khi được hình thành đến nay. Luật Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tháng
6/2014 với những quy định mới đã thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục
hải quan, từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử.
Hải quan việt nam đã áp dụng Hệ thống VNACCS/VCIS vào các quy trình thủ tục
hải quan đem lại một số các lợi ích như: giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình
làm thủ tục…tổng cục hải quan đã cập nhật các chính sách mới, công tác cải cách hành
chính, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam đã có những đổi mới tích cực phù hợp với sự hội nhập nền
kinh tế thế giới khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, tham gia vào các công
ước quốc tế về hải quan… cũng góp phần không nhỏ cho hải quan việt nam phát triển


hơn ví dụ như khuôn khổ hợp tác Hải quan trong ASEAN thì các nước thành viên cần
thống nhất một số vấn đề:
+) Sử dụng danh mục biểu thuế chung để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động trong khu vực thông qua việc tạo ra Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN
(AHTN).
+) Liên tục đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy trình, thủ tục hải quan để đảm
bảo thông quan nhanh hàng hoá, cắt giảm thời gian và chi phí giao dịch tại các cửa

khẩu….
+) Ngoài ra thì việt nam cũng áp dụng các công ước quốc tế về hải quan: công
ước Kyoto, công ước HS
Hiện nay, ngành Hải quan đang trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển
Hải quan đến năm 2020 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai
đoạn 2011-2015 (đây là kế hoạch lần thứ 3, kế tiếp 2 kế hoạch của giai đoạn 20042006 và 2008-2010)
Tổng cục Hải quan đã tổ chức tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra cho các Cục
Hải quan tỉnh, thành phố. Thực tiễn hoạt động thanh tra của Tổng cục Hải quan thời
gian quan đã góp phần tích cực chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, cũng
như kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong các văn bản pháp luật. Nhưng
đây là một mảng hoạt động khá phức tạp, quá trình thực thi gặp không ít khó khăn.
Do đó, để nâng cao hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Hải quan đã
xây dựng quy trình thanh tra chuyên ngành và quy trình kiểm tra nội bộ.
Ngày 10/10/2014, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 14427/BTC TCHQ hướng
dẫn thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trong trường hợp hệ thống khai hải
quan điện tử gặp sự cố.Theo hướng dẫn này, khi xảy ra sự cố đối với Hệ thống khai hải
quan điện tử (Hệ thống KHQĐT) của doanh nghiệp ưu tiên, để đảm bảo việc thực hiện
thủ tục hải quan kịp thời, người khai hải quan có thể thực hiện thủ tục hải quan bằng
phương thức thủ công sau khi đã thông báo cho cơ quan Hải quan bằng văn bản hoặc
điện thoại hoặc bằng thư điện tử đã đăng ký với cơ quan hải quan về sự cố Hệ thống
KHQĐT.
Về thủ tục hải quan trong trường hợp Hệ thống KHQĐT gặp sự cố được thực
hiện theo hướng dẫn tại công văn số 11887/BTC-TCHQ ngày 25/8/2014 của Bộ Tài
chính.
3.1.2 Thành tích đạt được:


- Thứ nhất, thực hiện thủ tục hải quan điện tử sau quá trình thí điểm và mở rộng
thí điểm, đến nay, thủ tục hải quan đã được thực hiện chính thức và “phủ sóng” trên
phạm vi cả nước; thủ tục đã được chuyển đổi căn bản từ phương thức thủ công sang

điện tử.
- Thứ hai, triển khai thành công bước đầu Hệ thống thông quan tự động
VNACCS/VCIS. Việc triển khai Hệ thống này được thực hiện đúng kế hoạch, không gây
xáo trộn đối với hoạt động XNK, tạo dựng được nền tảng CNTT vững chắc. Đây là bước
đi quan trọng để nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hải quan điện tử dựa trên nền
tảng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng DN
và nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước về hải quan.
- Thứ ba, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN
đảm bảo cam kết của Chính phủ. Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Bộ Giao thông
vận tải, Bộ Công Thương thực hiện kết nối kĩ thuật NSW (tháng 2-2014) và phấn đấu
kết nối chính thức vào tháng 11 và tháng 12-2014. Đồng thời tiếp tục thực hiện giai
đoạn 2 của NSW với các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và
Môi trường.
- Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện Chương trình DN ưu tiên để nâng cao hiệu quả của
quan hệ đối tác Hải quan- DN. Tổng cục Hải quan đang áp dụng chế độ ưu tiên cho 24
DN và phấn đấu đến cuối năm có thể nâng con số này lên 25 hoặc 30 DN.
- Thứ năm, nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính; Thực hiện việc tiếp
nhận, kiểm tra hồ sơ, cấp số và phân luồng tờ khai trong vòng từ 1 đến 3 giây. Trước
đây, theo Tuyên ngôn phục vụ khách hàng Tổng cục Hải quan cam kết thực hiện quy
trình thủ tục này tối đa 30 phút… Đã chủ trì thực hiện cấu phần Nghiên cứu thời gian
giải phóng hàng của dự án “Hỗ trợ kĩ thuật tư vấn và chính sách vùng” nhằm công khai
hóa thời gian thông quan, làm rõ trách nhiệm của cơ quan Hải quan và các cơ quan
liên quan khác để có cơ sở kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành
cải cách thủ tục để giảm thời gian thông quan.
- Thứ sáu, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan. Theo đó,
song song với cải cách thủ tục hành chính phải tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn
lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cộng đồng nhằm mục
tiêu cải cách gắn liền với kiểm soát. Chú trọng công tác quản lí rủi ro, kiểm tra sau
thông quan theo phương pháp quản lí hải quan hiện đại để chuyển mạnh việc kiểm
tra từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

3.1.3. Những điều còn yếu kém


Trước nhiệm vụ chung của tòan ngành, những năm qua các đơn vị hải quan cơ
sở đã không ngừng đẩy mạnh cải cách thủ tục và hiện đại hóa. Hiệu quả của công tác
này đã góp phần tích cực giúp ngành Hải quan hòan thành tốt nhiệm vụ đề ra. Tuy
nhiên, thực tế triển khai công tác này tại các đơn vị hải quan cơ sở đang bộc lộ những
bất cập đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục.
-Vẫn còn tồn tại những vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, đặc
biệt là các vướng mắc liên quan đến Hệ thống VNACCS/VCIS, thủ tục thông quan, kê
khai thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo ý kiến của một số doanh nghiệp thì thời
gian thông quan đối với một số lô hàng vẫn còn dài và phức tạp, mẫu tờ khai còn
rườm rà và cần thay đổi một số biểu mẫu, giấy tờ hồ sơ.
- Với sự phát triển của thương mại quốc tế thì hải quan việt nam gặp phải một số
khó khăn mà chúng ta vần chưa khắc phục được hoàn toàn như nạn buôn lậu hàng
hóa, rửa tiền, việc lợi dụng các lỗ hổng trong hệ thống luật để trốn thuế, tránh thuế
cảu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,quốc tế…
- Về đội ngũ cán bộ, nhân lực ở các đơn vị hải quan còn thiếu và yếu. Do yếu tố
lịch sử, phần lớn nguồn cán bộ được biên chế vào ngành trước đây là từ các ngành
như công an, quân đội, thuế...chuyển sang, tuy có nhiệt huyết với nghề nhưng trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do biên chế ít và chính
sách đãi ngộ chưa hợp lý nên hải quan địa phương rất khó thu hút nhân tài, tuyển
dụng được các đối tượng có trình độ cao, giỏi công nghệ thông tin. Điều đó đã tạo nên
hiện tượng thừa người hưởng lương, nhưng thiếu những người giỏi. Đơn cử tại Cục
Hải quan Hà Nội trong 5 năm qua số biên chế chỉ tăng khỏang 20% so với yêu cầu,
trong khi lượng công việc tăng gần chục lần, tại Cục Hải quan Long An, đơn vị quản lý
hải quan tại 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, đây là cửa ngõ giao thương khu vực
miền Tây và một phần của vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ nhưng chỉ có
107 biên chế, lực lượng cán bộ quá mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ nên nhiều bộ phận
phải bố trí làm việc kiêm nhiệm. Thiếu số lượng và không đồng đều về chất lượng cán

bộ, cơ sở vật chất phục vụ làm việc không tăng đang là bất cập hạn chế hiệu quả hiện
đại hóa và cải cách thủ tục hải quan.
- Yếu kém trong công tác quản lý và thủ tục hải quan, trong đó nổi lên là việc tổ
chức, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý và cải cách thủ tục hải quan
nhiều trường hợp còn chậm, chưa thật hiệu quả; công tác tham mưu nhằm xây dựng,
hoàn thiện các quy định về quản lý và thủ tục hải quan chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là
theo hướng đơn giản, minh bạch, công bằng, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc
tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp và chưa khắc phục được kẽ hở chuyển giá của các


doanh nghiệp. “Thủ tục xuất khẩu mất 4 ngày, cao gấp 2 lần so với bình quân khu vực,
thủ tục hải quan cho nhập khẩu là 4 ngày trong khi đó bình quân khu vực là 3 ngày”
- Vấn đề cán bộ Hải quan những nhiễu, tham ô đang là một vấn nạn quan trọng.
Chỉ cần lướt qua mặt báo, sẽ bắt gặp rất nhiều vụ việc về hành vi trái pháp luật, đạo
đức nghề nghiệp của cán bộ Hải quan. Có thể kể đến như vụ “Để xuất khẩu hàng hóa
qua cửa khẩu Mường Khương (Lào Cai) ngoài giờ hành chính, doanh nghiệp phải chi
1-3 triệu đồng phí ngoài giờ, đồng thời bồi dưỡng ông Thượng – Chi cục trưởng Hải
quan Mường Khương, Lào Cao 2 triệu đồng cho mỗi container hàng”, hay “Hai cán bộ
hải quan “để lọt” 24 container hàng lậu Trung Quốc”, Hai cán bộ hải quan sân bay Nội
Bài bị truy tố với cáo buộc tiếp tay cho buôn lậu để nhập trái phép tổ yến từ Malaysia
và Indonesia về Việt Nam, vụ 10 container hàng lậu ngang nhiên qua được "ải" hải
quan và "rồng rắn" đánh tháo ra khỏi Cảng Vict (Q.7, TP HCM),… và còn rất nhiều vụ
việc khác đã gây sự chú ý của dư luận trong suốt thời gian vừa qua.
- Về cơ sở vật chất, nhìn chung các đơn vị hải quan cơ sở đã được đầu tư theo
chiều rộng nếu tính đến các số liệu như số máy tính trên tỷ lệ cán bộ, số lượng phần
mềm quản lý, đầu mối đơn vị kết nối mạng Internet…Tuy nhiên, chất lượng và hiệu
quả của sự đầu tư này chưa cao, thậm chí còn dàn trải, gây lãng phí. Qua thực tế các
đơn vị hải quan ở vùng xa, vùng biên giới như Móng Cái (Quảng Ninh), Cha Lo (Quảng
Bình), La Lay (Quảng Trị) và Cầu Treo ( Hà Tĩnh)…chất lượng đường truyền dữ liệu
chưa được tốt, công tác truyền, nhận thông tin nội bộ đến các đơn vị hải quan cửa

khẩu này cũng hay gặp lỗi, thường xuyên trục trặc. Cùng với đó là nhà làm việc, trang
thiết bị ở hải quan cơ sở phần lớn được xây dựng từ trước, có chỗ, có nơi không phù
hợp với trang bị hiện đại hóa.
3.2

Xu hướng phát triển của nền kinh tế việt nam trong thời hội nhập.

Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực
lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm
vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung
tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế
thế giới như WTO, EU, AFTA...và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu
hoá đem lại. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất
thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng
như sau này. Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên
lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế.
Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế quan hệ bạn hàng ngày càng
được mở rộng. Ngày nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia


thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh
thổ; là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Chúng ta đã có 98
cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế giớ. Cùng
với việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế
độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập thị trường
thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết tám FTA, gồm: ASEAN, ASEAN+ (Ấn Độ, Australia,
New Zeland, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Việt Nam - Chile, Việt Nam - Nhật Bản.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa các Hiệp định thương mại tự do với

nhiều đối tác lớn trên thế giới, trước hết là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) đang đi vào giai đoạn nước rút, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh châu Âu (EU)… dự kiến kết thúc đàm phán cuối năm nay. Đây là cơ hội lớn để
Việt Nam mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm bớt rủi ro phụ thuộc
vào một số thị trường.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trải qua 20 vòng đàm phán và
được kỳ vọng có thể hoàn tất vào cuối năm nay. Theo cam kết trong hiệp định, các
nước thành viên sẽ phải xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu, trong đó khoảng 90% là xóa bỏ
ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Chỉ riêng các nước tham gia hiệp định này đã chiếm tới 40% tổng GDP và 30%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu. Nếu đàm phán, ký kết được hiệp định này,
hàng hóa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ,
Canada, Mexico, Nhật Bản...
Trong đó, dệt may là một trong những ngành được dự báo có nhiều lợi thế khi
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương được ký kết. Khoảng 1.000 dòng thuế đối với
hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ (thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam) sẽ được
cắt giảm dần về 0%, thay vì 18% như hiện nay.
Bên cạnh hiệp định TPP, trong năm nay, Việt Nam còn tham gia đàm phán một số
hiệp định thương mại khác như: Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU, Việt
Nam - Hàn Quốc, Việt Nam và Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan.
Với nhiều ưu đãi về thuế quan, thông qua các hiệp định thương mại này, Việt
Nam có thêm nhiều cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông
sản, vốn đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, tới đây có thể đến được
các thị trường tiềm năng khác.
Đứng trước cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại, Việt Nam đang tích cực đàm
phán để đạt được những thỏa thuận có lợi cho việc mở rộng thị trường xuất nhập


khẩu của Việt Nam thời gian tới. Nếu quá trình đàm phán thành công, khả năng tăng
xuất khẩu mặt hàng lợi thế sẽ tăng lên rõ rệt do ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính.

3.3 Xu hướng phát triển Hải Quan Việt Nam trong thời hội nhập kinh tế quốc tế.
Hải quan là cánh cửa thông quan Việt Nam với thị trường thế giới. Để thúc đấy
hoạt động kinh doanh quốc tế, Hải Quan phải phát triển để giải quyết tốt các vấn đề
thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.
Hải quan VN đề ra chiến lược đến năm 2020 với mục tiêu sau:
Mục tiêu :
Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch,
thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng
công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý
rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt
động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo
an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Để hoàn thành mục tiêu, bên cạnh việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông
tin, đào tạo nguồn nhân lực thì việc từng bước hoàn thiện hệ thống thể chế là một
yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan.
- Về thể chế: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng
hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn
mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ
các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi
cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài,
xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải
quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp
luật khác có liên quan.
- Về công tác nghiệp vụ hải quan: Phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục
và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn
mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức
điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng

đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử; thực hiện cơ chế
doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của Tổ chức
Hải quan thế giới (WCO); áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống


trong các khâu nghiệp vụ hải quan. Từ năm 2012, từng bước xử lý dữ liệu thông quan
tập trung tại cấp Cục Hải quan; thực hiện cơ chế một cửa hải quan quốc gia (NSW) và
tham gia cơ chế một cửa ASEAN.
Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế ngang tầm với các nước trong khu vực.
Đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn
mực quốc tế. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo
lợi ích quốc gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập.
Đảm bảo nguồn thu của Ngân sách Nhà nước.
Tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản và phòng,
chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm qua
biên giới. Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong công tác phòng, chống khủng
bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác hải quan về kiểm soát
chung. Thực hiện việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật theo quy định của pháp luật và
phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đến năm 2020, hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp,
chuyên sâu, hiệu quả, dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ
được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp
chế tài, xử lý nghiêm minh.
- Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: Xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện
đại và theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và tăng cường sự quản lý của Nhà nước, góp phần giữ gìn an ninh, an
toàn quốc gia. Xây dựng lực lượng hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động
minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi
trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.
- Về ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải

quan hiện đại trên nền tảng tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức
năng, xử lý hồ sơ hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép
điện tử; xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu cấp vùng đạt mức độ 2+ trở lên, trung
tâm xử lý dữ liệu ngành đạt mức độ 3+ trở lên, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin
đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 24/7) và quản lý theo hướng dịch vụ;
xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan,
thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN.
Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của số liệu thống kê nhà nước về hải
quan làm cơ sở cho việc theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình xuất khẩu,
nhập khẩu và các hoạt động khác phục vụ kịp thời cho công tác hoạch định, chỉ đạo,
điều hành về các chính sách kinh tế, thương mại và thuế của các cơ quan nhà nước.


- Một số chỉ tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện:
+ Thực hiện thủ tục hải quan điện tử: đến 2015 có 100% các Cục Hải quan, 100%
các Chi cục Hải quan tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu
đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình hải quan cơ bản,
70% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Đến 2020 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại
hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% doanh nghiệp thực hiện
thủ tục hải quan điện tử.
+ Thời gian thông quan hàng hóa đến 2015 bằng với mức trung bình của các
nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010 và đến 2020 phấn đấu
bằng với mức của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm.
+ Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu
đạt dưới 7%.
+ Tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan
quốc gia đến 2015 là 50% và đến 2020 là 90%.
+ Tập trung hóa xử lý dữ liệu điện tử của hệ thống thông quan hải quan vào năm
2015.

Về tổng thể, Tổng cục Hải quan xác định các mục tiêu và cũng là giải pháp trọng
tâm để cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thời gian tới. Đó là: Tập trung
triển khai có hiệu quả Luật Hải quan (có hiệu lực từ ngày 1-1-2015); Tiếp tục khẩn
trương thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về NSW và một cửa ASEAN;
Thực hiện đánh giá chỉ số thời gian thông quan xác định rõ thời gian từng cơ quan,
từng khâu tác nghiệp để có những kiến nghị phù hợp nhằm giảm thời gian giải phóng
hàng ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực; Tiếp tục đẩy mạnh công tác
hiện đại hóa hải quan theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các
phương tiện kĩ thuật hiện đại, áp dụng đầy đủ phương pháp quản lí rủi ro trong kiểm
tra, giám sát hải quan; Tập trung nguồn lực để vận hành thành công Hệ thống
VNACCS/VCIS giai đoạn I và chuẩn bị thủ tục để triển khai giai đoạn II.
Đối với ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan xác định phải thực hiện nghiêm thời
gian thông quan, cụ thể, thời gian đăng kí tờ khai không quá 5 phút, kiểm tra hồ sơ
không quá 2 giờ (đối với hàng thuộc diện quản lí chất lượng), kiểm tra thực tế không
quá 8 giờ đối với hàng hóa thuộc diện rủi ro cao phải kiểm tra thực tế (theo Luật Hải
quan vừa được Quốc hội thông qua, những lô hàng phức tạp thời gian kiểm tra không
quá 2 ngày)… Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ


chức đo thời gian giải phóng hàng và sự hài lòng của DN ở các Cục Hải quan địa
phương, trước mắt là Cục Hải quan Bình Dương.
Tổng cục Hải quan cũng sẽ xử lí dứt điểm những vướng mắc liên quan đến việc
Hệ thống VNACCS/VCIS chỉ cho phép khai tối đa 50 dòng hàng/tờ khai; không để xảy
ra ách tắc ở khâu giám sát cổng cảng, ứng dụng công nghệ thông tin như hệ thống mã
vạch trên tờ khai hải quan để đảm bảo giám sát ở cổng cảng không quá 3 phút; phối
hợp với Ngân hàng, Kho bạc để cập nhật việc nộp thuế, lệ phí theo phương thức
online vào Hệ thống Hải quan...
Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong ngành Hải quan đang
được quy định tại Quyết định 02/2010/QĐ-TTg ngày 15-1-2010 của Thủ tướng Chính
phủ sẽ được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa. Hoạt

động của Hải quan các cấp sẽ được quy định rõ ràng, cụ thể, tránh sự chồng chéo
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan.
Để thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải
quan nói riêng và các mục tiêu, nhiệm vụ toàn Ngành nói chung, cần đặc biệt chú
trọng: Công tác tổ chức thực hiện, vấn đề con người luôn luôn giữ vai trò quyết định.
Thực tế có không ít chủ trương đúng nhưng tổ chức thực hiện ở cơ sở lại sai lệch, làm
ảnh hưởng đến mục tiêu chung và chủ trương của Ngành gây dư luận không tốt.
Do đó, vấn đề con người, công tác cán bộ phải được đặt lên hàng đầu, và đòi hỏi
lãnh đạo Hải quan các cấp, đặc biệt là ở đơn vị Hải quan cơ sở phải luôn nêu cao tinh
thần trách nhiệm trong thực thi công vụ. Cơ quan kiên quyết xử lí nghiêm những
trường hợp công chức vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có biểu hiện gây phiền hà sách
nhiễu, cản trở quá trình cải cách hiện đại hóa của ngành.
KẾT LUẬN
Xu thế của thế giới hiện nay là hội nhập toàn cầu, bản thân mỗi quốc gia đã và
đang cố gắng hòa nhập cùng với xu thế của thế giới. Tuân theo quy luật tất yếu đó,
Việt Nam cũng đang tích cực mở cửa và cải cách các thủ tục hành chính theo hướng
hiện đại, thông thoáng, phù hợp với các chuẩn mực của thế giới. Hiện đại hóa Hải
quan với những ưu điểm vượt trội không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí
thời gian và tiền bạc mà còn phục vụ nhu cầu hiện đại hoá ngành Hải quan, giúp công
tác quản lý và xử lý công việc của Hải quan được chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn, hiệu
quả hơn; từ đó, từng bước tiến tới phù hợp với những yêu cầu của Hải quan trong khu
vực và trên thế giới.
Sau khi nghiên cứu xong đề tài “ vai trò và xu hướng phát triển của Hải quan Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”. Nhóm mong bài của mình có thể giúp


mọi người hoàn thiện hơn về mặt kiến thức cũng như tăng thêm sự hiểu biết về Hải
quan Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của nó trong thời gian tới.




×