Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.81 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang dần dần từng bước chuyển nền
kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với một nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, quan hệ sản xuất ngày càng trở nên phức tạp thì
đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước cũng phải đổi mới để điều khiển nền kinh
tế vĩ mô của đất nước sao cho hoạt động lành mạnh và không ngừng phát triển.
Trong khi cả nước đang chuyển dần vào guồng quay của kinh tế thị trường,
tìm mọi cách hạn chế tối đa những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường nhằm
đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo, thì một số các cán bộ có chức có quyền
lạm dụng quyền chức để tham nhũng, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nhiều
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trong nhiều năm liền làm thiệt hại cho Nhà nước
đến hàng nghìn tỷ đồng mà các cơ quan chức năng không hề hay biết chỉ đến khi
mà các doanh nghiệp này phá sản thì mới hay. Hơn thế nữa chính những lỗ hổng
trong các văn bản đã quy định về chế độ kế toán tài chính cũng là những nguyên
nhân để các “con mọt” tha hồ hoành hành, đục khoét của cải của nhân dân. Như
vậy phải chăng vai trò kiểm tra - kiểm soát của Nhà nứơc đã không phát huy hết
hiệu lực, chính những thực trạng đó và nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường
đã đặt ra đòi hỏi cấp bách đó là sự ra đời và phát triển của kiểm toán. Kiểm toán
ra đời và đặc biệt là sự ra đời của kiểm toán độc lập có ý nghĩa rất quan trọng
đối với các doanh nghiệp, các Nhà đầu tư trong mọi thành phần kinh tế của nền
kinh tế quốc dân và đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vậy để
biết tầm quan trọng của kiểm toán độc lập cụ thế như thế nào thì bài viết với đề
tài “ Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế chuyển đổi” sẽ làm sáng
tỏ vấn đề đó.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết không
tránh khỏi sai sót, rất mong sẽ nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
1



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về kiểm toán độc lập
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán
Để đi đến khái niệm về kiểm toán độc lập trước tiên ta can biết kiểm toán là
gì? Theo giáo trình kiểm toán của tác giả Alvin.A.Arens thì :
“ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập
và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một
đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các
thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”
1.1.2. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo định
nghĩa của liên đoàn kế toán quốc tế thì đó là quá trình các kiểm toán viên độc
lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo cáo tài chính được kiểm
toán.
Ở nước ta quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ghi rõ:
“ kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên
nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài
liệu , số liệu kế toán và báo các quyết toán của các doanh nghiệp các cơ quan tổ
chức đoàn thể tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này”.
Sau khi có xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thì các tài liệu, số
liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều
hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan
tài chính Nhà nước xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho
cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản nộp khác của đơn vị đối với ngân
sách Nhà nước, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh,
các khách hàng và các tổ chức, cá nhân xử lý các mối quan hệ về quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị.

2



Hoạt động kiểm toán độc lập còn giúp các đơn vị kế toán phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời các sai sót do vô tình hay cố ý, phòng ngừa các vi phạm và thiệt
hại có thể xẩy ra trong kinh doanh và sử dụng kinh phí.
1.2 Sự ra đời và phát triển của Kiểm toán độc lập.
1.2.1 Sự ra đời của Kiểm toán độc lập trên thế giới.
Kiểm toán độc lập là hoạt động đặc trưng của kinh tế thị trường. Đây là
các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách
hàng. Ở các nước sớm phát triển theo cơ chế thị trường, kiểm toán độc lập đã
hành nghề trước khi có những chuẩn mực chung (về kiểm toán viên) và chuẩn
mực chuyên ngành (về công tác kiểm toán). Cho đến nay trên thế giới đã có
hàng trăm ngàn tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và
tư vấn tài chính (riêng ở Mỹ có hơn 30000. tổ chức này).
Kinh nghiệm ở các nước có lịch sử phát triển kiểm toán lâu dài cho thấy
trong những năm phát triển, việc hành nghề riêng biệt của từng kiểm toán viên
hoặc của một nhóm nhân viên trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính khá phổ
biến. Đặc biệt ở Cộng hoà Pháp, các giám định viên hành nghề tự do đã đi vào
từng Công ty, từng hộ kinh doanh để làm các dịch vụ tư vấn kế toán, tài chính
và thuế. Mô hình này đã thích nghi hàng trăm năm nay và hiện nay vẫn còn có
hiệu quả đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ kể cả các hộ kinh doanh. Hiện nay,
Cộng hoà Pháp tổ chức 24 văn phòng kiểm toán khu vực nhưng thực tế hành
nghề lại ở 2500. cơ sở với gần 10000. người. Ngay ở Mỹ là nơi có nhiều Công
ty lớn song trong sè 36000. Công ty CPA có tới 95% các Công ty từ 1-25 người.
Trung Quốc cũng chỉ có số Ýt các tổ chức kiểm toán độc lập với qui mô hàng
trăm nhân viên do các Sở Tài chính đỡ đầu như Thượng Hải CPA (246 người)
và Bắc Kinh CPA (774 người)... Công ty liên doanh Deloitte Touche Toumatsu
Shanghai Certified Public Accountants Ltd (DTT- SCPA) cũng chỉ có 20 người.
Còn lại gần 600 văn phòng kiểm toán có qui mô rất nhỏ (3-5 kiểm toán viên).
Hiện nay, thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế của Kiểm toán độc lập đã
được thể hiện ở các Công ty kiểm toán có qui mô lớn quốc gia và xuyên quốc

gia. Chỉ tính riêng 28 Công ty lớn của thế giới đã có gần 50.0000 nhân viên, gần
3


gần 8000 văn phòng với doanh số trên 34.000 tỷ USD, bình quân 70.000
USD/người/năm. Trong số các Công ty nói trên có 6 Công ty xuyên quốc gia
đứng đầu thế giới là ERNST and YOUNG, KPMG Peat Marwick, Coopers and
Lybrand, ArthurAndersen, Deloitte Touche Toumatsu và Price Waterhouse. Các
Công ty này đều đã đến Việt Nam và có những Công ty đã hoạt động ở Việt
Nam trước năm 1976 và hiện đã có văn phòng ở Việt Nam. Các Công ty này đã
và đang cạnh tranh với nhau trên thị trường quốc tế. Lĩnh vực hoạt động của các
Công ty này tập trung vào 4 loại dịch vụ: kiểm toán (thường chiếm 50% doanh
thu), tư vấn tài chính, tư vấn thuế và dịch vụ tư vấn khác. Có Công ty có khả
năng cung cấp 196 dịch vụ cụ thể khác nhau.
1.2.2. Sự ra đời và phát triển của Kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, trước 1976 có Công ty kiểm toán độc lập của nước ngoài và
các giám định viên kế toán hành nghề độc lập ở các tỉnh và thành phố phía Nam.
Tuy nhiên sự hiện diện chính thức của Kiểm toán độc lập Việt Nam được đánh
dấu bằng sự ra đời của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch
vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính (AASC) . Từ 5/1991 cho đến nay đã
xuất hiện thêm nhiều Công ty Kiểm toán Việt Nam: Công ty Tư vấn và kiểm
toán (A và C), Công ty Tư vấn và kiểm toán Sài Gòn (AFC), Công ty Kiểm toán
Đà Nẵng (ĐAC), Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học (ATSC), Công ty Kiểm
toán Hạ Long (HAACo.), Công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội ...,Các Công ty
100% vốn nước ngoài gồm: Công ty Emst and Young Việt Nam (E and Y),
KPMG Peat Marwick Việt Nam (KPMG), Price Waterhourse Việt Nam (PW)…
Sự ra đời của các Công ty Kiểm toán độc lập này đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho những
người quan tâm trong cơ chế kinh tế mới ở Việt Nam.
Như vậy trong tương lai, ở Việt Nam sẽ từng bước hình thành một tổ chức

kiểm toán độc lập và tư vấn thuộc nhiều hình thức và nhiều thành phần kinh tế
khác nhau:
- Tổ chức kiểm toán độc lập thuộc sở hữu nhà nước.
4


- Các Công ty kiểm toán độc lập dưới hình thức Công ty cổ phần, Công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc tư nhân.
- Công ty 100% vốn nước ngoài hành nghề Kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
- Công ty kiểm toán liên doanh giữa Công ty Kiểm toán Việt Nam và Công
ty Kiểm toán quốc tế hành nghề kiểm toán ở Việt Nam.
1.3. Sự cần thiết, đối tượng và phạm vi của kiểm toán độc lập.
1.3.1. Sự cần thiết của kiểm toán độc lập
Kiểm toán rất quan trọng trong việc quản lý kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:
- Giúp cho việc xác nhận sự tin cậy và hữu Ých của các báo cáo tài chính.
- Các báo cáo tài chính có thể gửi cho ngân hàng nhằm mục đích để được
vay mượn và gửi cho các cổ đông để huy động vốn. Vì lợi Ých của mình nên
các ngân hàng, các chủ đầu tư và chính các chủ sở hữu coi kiểm toán là một
trong các điều kiện để xuất tiền cho vay.
- Góp phần vào việc tính toán chính xác sự tăng trưởng kinh tế thông qua
tính chuyên nghiệp, các chuẩn mực về kỹ thuật và chất lượng dịch vụ kiểm toán.
- Tạo ra sù tin cậy thông qua khuôn khổ đạo đức nghề nghiệp.
- Tạo ra sự tin cậy cho những người sử dụng báo cáo tài chính như cổ đông,
chủ nợ, nhân viên, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước...
Kiểm toán được chia ra thành kiểm toán trước (tiền kiểm) và kiểm toán sau
(hậu kiểm).
- Kiểm toán trước là hình thức kiểm tra được thực hiện trước hay ngay
trong khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm mục đích hướng các nghiệp vụ này
đi đúng nguyên tắc chế độ, nhằm kịp thời ngăn chặn sai phạm và thất thoát tài
sản vật chất.

Kiểm tra trước được thể hiện ngay trong cơ cấu tổ chức, trong các điều lệ,
quy định về lề lối làm việc trong từng đơn vị.
Kiểm tra trước được thực hiện từ khi lập các dự toán chi phí xây dựng, chi
phí kinh doanh, chi phí sản xuất, chi phí hành chính sự nghiệp và được tiến hành
đan xen trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hay đơn vị thông qua các
thủ tục quản lý tài chính, kế toán, thủ tục hành chính.
5


- Kiểm toán sau là hình thức kiểm tra kế toán được thực hiện sau khi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh dùa vào tài liệu phản ánh trên sổ sách kế toán.
Mục đích của kiểm toán sau là kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp đúng
đắn và xác thực của chứng từ, tài liệu, số liệu kế toán trong sổ sách kế toán, báo
cáo kế toán, phát hiện những sai sót trong công tác tài chính kế toán nhằm ngăn
chặn, sửa chữa trong tương lai những sai phạm, tham ô gây thất thoát tài sản của
đơn vị kinh doanh.
1.3.2. Đối tượng của kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập ở Việt Nam được thực hiện:
1. Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ở
Việt Nam.
2. Các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.
3. Các Doanh nghiệp tư nhân.
4. Các Hợp tác xã.
5. Các Doanh nghiệp nhà nước.
6. Các Tổ chức sự nghiệp, Đoàn thể xã hội.
7. Các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam.
Đối tượng của Kiểm toán độc lập chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế. Ngoài ra, đối tượng Kiểm toán độc lập còn có thể là các đơn
vị hành chính sự nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và các tổ
chức quốc tế, khi các tổ chức này có nhu cầu hoặc khi cơ quan quản lý cấp trên,

cơ quan thuế, cơ quan tài chính nhà nước yêu cầu.
1.3.3. Phạm vi của kiểm toán độc lập.
Để hình thành các ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính, kiểm toán viên
phải có được những căn cứ vững chắc cũng như các thông tin cốt yếu trong công
việc ghi chép kế toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy khác đã được dùng làm
cơ sở cho việc xây dựng các báo cáo tài chính. Kiểm toán viên đánh giá tính hợp
lý, đáng tin cậy và đầy đủ các thông tin trong các tài liệu kế toán chủ yếu và các
nguồn số liệu khác nhau bằng cách:
6


- Tiến hành các nghiên cứu, đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế
kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên muốn dùa vào, kiểm tra các quy chế này để
xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các phương pháp kiểm toán khác.
- Tiến hành phân tích các thử nghiệm, thẩm tra để thẩm định các nghiệp
vụ kế toán, các số dư tài khoản mà kiểm toán viên cho là cần thiết.
Trong thực tế, phạm vi kiểm toán có thể bị hạn chế do doanh nghiệp
không thực hiện các hợp đồng kiểm toán, lẩn tránh hoặc từ chối cung cấp thông
tin, bằng chứng cần thiết, thậm chí ngăn chặn công việc kiểm tra của kiểm toán
viên. Sự hạn chế phạm vi kiểm toán có thể do hoàn cảnh. Đôi khi do hạn chế về
thời gian, kiểm toán viên không thể trực tiếp kiểm kê hàng tồn kho hay tài sản
cố định... hoặc các ghi chép kế toán của các doanh nghiệp không đầy đủ các
phương pháp kế toán cần thiết và phù hợp. Trong những trường hợp như vậy
Kiểm toán viên phải cố gắng tìm ra phương pháp hợp lý để thu thập các bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể nêu ý kiến “chấp nhận toàn bộ”
trong báo cáo kiểm toán.
1.4. Nền kinh tế chuyển đổi.
1.4.1. Nền kinh tế thị trường nói chung.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác
động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng

hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Ưu điểm: Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hoá cao hơn
lượng cung, thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến
khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất
hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản
xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu
quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi
nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị
đào thải.

7


1.4.2. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống
kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt
Nam từ thập niên 1990 .
Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa
có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích hạn chế và chung chung rằng, đó là
một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống
kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịc sử Thêm vào đó, công tác
lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn. Gần 20
năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy
đủ.

8



CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
TRONG NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI
2.1. Sự cần thiết của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế chuyển đổi
Kiểm toán độc lập là một loại kiểm toán được phân chia từ kiểm toán nói
chung theo chức năng và chủ thể của kiểm toán. Nó được ra đời theo yêu cầu
của cơ chế thị trường đòi hỏi qua quá trình phát triển của kiểm toán nói chung,
kiểm toán độc lập được tách ra phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của cơ
chế thị trường.
Nếu nói rằng nền kinh tế thị trường có hiệu quả hơn so với nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung thì kiểm toán độc lập chính là một công cụ quản lý kinh tế
tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả đó của nền kinh tế thị trường.
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là nhiều thành phần kinh tế, là tự do sản
xuất, kinh doanh và cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp có những biện pháp hạn chế
mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường và tự thân vận động phù hợp với những
đòi hỏi có những quy luật sống của nó. Tổ chức kiểm toán độc lập là những
doanh nghiệp không cạnh tranh với các doanh nghiệp mà bạn hàng giúp các
doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh.
Hơn thế nữa nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có
thông tin chính xác kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi
phải có bên thứ ba độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao được pháp
luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho đối tượng quan tâm. Vì vậy đã hình
thành nên loại hình kiểm toán độc lập này. Luật pháp nhiều quốc gia có nền kinh
tế thị trường phát triển đã quy định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm
toán độc lập mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy. Sự ra đời và phát triển của
kiểm toán độc lập trong nền kinh tê là xu hướng tất yếu khách quan có tinh quy
luật của cơ chế thị trường.


9


2.2. Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế chuyển đổi.
Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ trương đa dạng hoá
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế được mở rộng và ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều
kiện nền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo
cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các
thông tin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử
dụng cho các quyết định kinh tế.
Trên thế giới hầu hết các nước chuyển sang nền kinh tế thị trường đều có
hoạt động kiểm toán độc lập. Trái lại ở các nước đi theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung đều không có kiểm toán, thậm chí không truyền bá kiến thức về kiểm toán
độc lập.
Ở nước ta có thể nói hoạt động kiểm toán được hình thành và phát triển từ
trước ngày giải phóng miền Nam. Sau thống nhất đất nước, với cơ chế tập trung,
kiểm toán độc lập không tồn tại nữa. Mãi chi tới khi Đảng và nhà nước ta chủ
chương đa dạng hóa các loại hình sở hữu và đa phương hóa các đầu tư đã đặt ra
những đòi hỏi cấp thiết của kiểm toán độc lập thì loại hình kiểm toán độc lập
mới thực sự xuật hiện. Điều này hco thấy kiểm toán độc lập có vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế chuyển đổi hay rõ hơn là nền kinh tế thị trường.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm toán độc lập thể hiện trên các mặt
sau:
 Thứ nhất, kiểm toán độc lập tạo niềm tin cho những người quan tâm.
Dù hoạt dộng trong bất kì lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt
động hàng năm của doanh nghiệp đều không thể hiện trên báo cáo tài chính
(gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kế quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ,
thuyết minh báo cáo tài chính).
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doang nghiệp- người có

trách nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn che dấu các phần yếu kém hoặc
khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên bảng báo cáo tài chính đó Trái
lại những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của
10


doanh nghiệp lại đòi hỏi sự trung thực chính xác cuả bản báo cáo tài chính đó.
Vì thế cần có sự kiển tra xác nhận của người thứ ba. Kiểm toán viên độc lập
-những người hoạt động theo nguyên tắc bắt buộc và có đủ năng lực uy tín với
cả chủ doanh ngiệp và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính.
- Những người quan tâm có thể kể đến là :


Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều

tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán
để xem xét các doanh nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản quốc gia để
hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả không, có phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của Đất nước hay không. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào báo cáo tài
chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế trừ khi có nghi vấn mới kiêm tra lại.
Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các doang nghiệp thường muốn nộp ít để
chiếm chiếm dụng phần thếu phải nộp Nhà nước nên họ sẽ khai tăng các khoản
chi phí để làm giảm lợi nhuận và như thế thuế phải nộp sẽ ít đi. Tuy nhiên nếu
được kiểm toán thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.


Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của

doanh nghiệp tuy không có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản báo cáo tài chính,
do đó khi có trên tay bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác

nhận là trung thực hợp lý thì họ có thể yên tâm ăn chia lợi tức và quyết định tiếp
tục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp đó.


Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay

vốn cũng phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách
hàng để quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay. Kiểm toán viên sẽ
giúp ngân hàng hoặc những người cho vay làm việc đó.


Trong quan hệ kinh doanh các khách hàng có thể mua

chịu.Tuy nhiên nếu có báo cáo tài chính của người mua hàng được kiểm toán
viên có danh tiếng kiểm tra xác nhận là tốt thì người bán sãn sàng bán chịu.
Ngược lại xác nhận là tình hình tài chính khó khăn thì không gì người mua mua
được hàng khi chưa có tiền.

11




Trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn

nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một
doang nghiệp làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ hấp dẫn được
ngươì lao động cố chuyên môn trình độ và năng lực.



Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá

đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) đang được Nhà nước rất quan tâm, cụ thể
là đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam nhằm khuyến khính các nhà
đầu tư vào Việt Nam. Những nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi một báo cáo tài
chính được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh doanh của cvủa doanh nghiệp
mà họ dự định đầu tư.


Các nhà quản trị doang nghiệp và các nhà quản lý khác cũng

cần thông tin trung thực không chỉ riêng trên các bảng khai tài chính để có
những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo
và điều hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý. Những thông tin
đó chỉ có được thông qua kiểm toán.
 Thứ hai, kiểm toán độc lập góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề
nếp hoạt động tài chính kế toán.
Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồn những mối
qua hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ
thể. Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các quan hệ trên
không chỉ cần có định hướng đúng và thực hiện tốt mà cần thường xuyên soát
xem việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn. Hơn nữa
chính định hướng và tổ chức thực hiện tốt trên cơ sở những bài học thực tiễn
soát xét và luôn uốn nắn thường xuyên những lệch lạc trong quá trình thực hiện.
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế trong đó các quan
hệ tài chính chế độ kế toán thay đổi nhiều lần. Trong khi đó công tác kiểm tra
kiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyên
tắc chế độ tài chính kế toán. Đã có ý kiến cho rằng chưa thể cải cách công tác
kiểm tra trong khi chưa triển khai toàn diện và rộng khắp công tác kế toán. Tuy

12


nhiên kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm toán
mới có thể nhanh chóng tài chính kế toán đi vào nề nếp.
 Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
Rõ ràng kiểm toán không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức
năng tư vấn. Các chủ doang nghiệp không thể kiểm soát hàng ngàn, hàng vạn
nghiệp vụ tài chính kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp. Vì vậy các chủ doanh
nghiệp thường kiểm soát các nghiệp vụ tài chính kế toán cho người phụ tá. Để
biết được một cách chính xác, trung thực tình hình tài chính kế toán của mình
vào kì hạn nào đó, người chủ doanh nghiệp thường mời các kiểm toán viên
chuyên nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bảng báo
cáo tài chính của doang nghiệp mình do người phụ trách kế toán lập ra.
Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp kịp
thời phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý
để xử lý kịp thới hay ngăn ngừa các tổn thất. Điều đó giúp doanh nghiệp hạn chế
được những rủi ro hay phát hiện ra thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại
có trong doanh nghiệp.
Từ tất cả những điều trình bày trên, có thể thấy kiểm toán có vai trò trên
nhiều mặt : ”Đó là quan toà công minh của qúa khứ, người dẫn dắt cho hiện tại
và người cố vấn sáng suốt cho tương lai “.

13


CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN
ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở NƯỚC TA
3.1. Thực trạng kiểm toán độc lập ở nước ta
Từ nhu cầu của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, kiểm toán độc

lập đã có mặt chính thức ở nước ta vào năm 1991 theo giấy phếp số 957/PPLT
của thủ tướng chính phủ và bộ tài chính đã ký hai quyết định thành lập hai công
ty: Công ty kiểm toán việt nam với tên giao dịch là VACO( quyết định số 165TC/QĐ/TCCB)và công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán
(AASC-quyết định 164-TC/QĐ/TCCB). Với cương vị là các công ty đầu ngành
VACO và AASC đã đóng góp nhiều công sức không chỉ phát triển công ty, mở
rộng địa bàn kiểm toán mà cả trong việc cộng tác với các công ty kiểm toán
nước ngoài phat triển sự nghiệp kiểm toán việt nam . Hiện nay, theo số liệu
thống kê đến nay ở nước ta đã có gần 50 công ty kiểm toán thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau với các loại hình doanh nghiệp khác nhau( nhà nước, cổ phần,
TNHH…). Đặc biệt, hiện nay ở nước ta có mặt của cả các công ty kiểm toán lớn
trên thế giới như công ty ERNST and YOUNG Việt Nam (E and Y), KPMG
peat Marwick Việt Nam, Price Waterhuose Việt Nam(PW), công ty liên doanh
là công ty Coopers and Lybrand AISC….Tổng số nhân viên chuyên nghiệp làm
việc trong các công ty kiểm toán là hơn 1800 người, trong đó có hơn 500 người
có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài Chính cấp. Tổng doanh thu cung cấp
dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng qua các năm. Tuy vậy, chất lượng dịch vụ
kiểm toán bước đầu đã được khách hàng tin tưởng và ngày càng có uy tín. Tuy
vậy, trên thực tế sự phát triển của hoạt động dịch vụ kiểm toán hiện nay còn
nhiều bấi cập, gây trở ngại không Ýt đố với quá trình hội nhậpquốc tế và khu
vục. Trình độ, nưng lực,kinh nghiệm hành nghề và năng lực quản lý của nhiều
công ty kiểm toán còn hạn chế, các loại dịch vụ còn đơn điệu, chưa đủ sức cạnh
tranh với các công ty quốc tế, tính cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty
trong nước để tranh thủ khách hàng thông qua việc giảm giá phí vẫn còn tồn tại.
14


Chất lượng dịch vụ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế đặt ra. Như
trong những năm gần đây với việc mở sàn giao dịch chứng khoán nhưng rất
nhiều công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn có kết quả thông báo kinh doanh song
thực chất thì có thể bị lỗ hoặn có lãi rất ít tuy nhiên phải sau nhiều lần kiểm toán

mới có thể đưa ra được kết lụân. Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội về dịch vụ
kiểm toán còn hạn chế,khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ kiểm
toán tuy đã có nhưng chưa đồng bộ và chưa đầy đủ. Các tổ chức nghề nghiệp
chưa đủ khả năng đảm nhận việc tổ chức và hướng dẫn chuyên môn….Đặc biệt
hiện nay có khuynh hướng một số công ty kiểm toán chiều theo ý của khách
hàng, do thiếu các kiểm toán viên được đào tạo một cách cơ bản và có đủ bản
lĩnh cần thiết, nên để xảy ra hiện tượng như bỏ qua sai sót cần điểu chỉnh, thay
đổi khiến ý kiến của kiểm toán theo ý kiến của khách hàng, mặt khác do chưa có
được một qui trình soát xét file hồ sơ còn lỏng lẻo, không quan tâm hoặc quan
tâm rất ít tới việc đào tạo nhân viên dẫn đến chất lượng của dịch vụ kiểm toán đã
không được đảm bảo, tính độc lập của kiểm toán đã bị ảnh hưởng, đôi khi vi
phạm đến đạo đức nghề nghiệp.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn hiện hệ thống kiểm toán độc lập ở nước
ta
Trước thực trạng đó, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát triển dịch vụ
kiểm toán ở nước ta là một tất yếu khách quan, là yêu cầu bức xúc nhằm đảm
bảo nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giớivà
khu vực. Để nâng cao chât lượng của kiểm toán ở nước ta cần thực hiện một số
định hướng sau trong thời gian tới. Đó là:
+ Tăng cường cả về số lượng và chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán
trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế về
kiểm toán được thừa nhận đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
+ Nâng cao sức cạnh tranh của các tổ chức, cá chức làm dịch vụ kiểm toán,
đảm bảo sự phát triển của dịch vụ này thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp
cho nhà nước điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế, đồng thời giúp cho doanh
nghiệp sủ dụng tốt các nguồn lực để phát triển.
15


+ Từng bước mở cửa và hội nhập thị trường dịch vụ kiểm toán quốc tế và

khu vực.
Để thực hiện các định hướng trên cần thực hịên một số giải pháp cơ bản
sau, để phát triển dịch vụ kiểm toán trong thời gian tới.
- Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kiểm toán. hiện nay văn bản có
giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kiểm toán là dùa vào luật kế toán có hiệu
lực ngày 1/1/2004. Luật này gồm các vấn đề liên quan đến công tác kế toán, làm
cơ sở quan trọng cho việc cung cấp dịch vụ kế toán đồng thời nó cũng là cơ sở
để cho hoạt động kiểm toán. Tuy vậy, để kiểm toán có thể phát triển như một
ngành độc lập thì cần phải có một hệ thống pháp luật riêng trong thời gian tới.
Luật kiểm toán này phải phù hợp với luật kế toán và phù hợp với hệ thống kiểm
toán quốc tế và khu vực được chấp nhận rộng rãi.
- Thứ hai, mở rộng diện kiểm toán bắt buộc, khuyến khích các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế tăng cường nhu cầu cung cấp thông tin tài chính, kế toán
thông qua dịch vụ kiểm toán. Thực hiện giải pháp này, nhà nước cần co những
qui định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh
tế phải được kiểm toán thông qua hợp đồng kiểm toán. Giá trị của báo cáo tài
chính chỉ được thừa nhận sau khi kiểm toán ( trước mắt, các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên). Mặt khác, cần tăng cường xử lý
các thông tin tài chính, kế toán … thông qua các dịch vụ tư vấn của các tổ chức,
cá nhân làm dịch vụ kiểm toán được pháp luật thừa nhận.
-Thứ ba, có bước đi thích hợp tăng về số lượng và đa dạng hoá loại hình
dịch vụ kiểm toán. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ
kiểm toán trong những năm qua, đúc rút kinh nghiệm và xây dựng lộ trình cho
việc thành lập mới các công ty dịch vụ kiểm toán. Chú trọng mở rộng loại hình
công ty như công ty hợp danh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài….Bảo đảm
viẹc thành lập công ty đơn giản, đúng thủ tục pháp luật,tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các công ty. Khuyến khích các công ty mở rộng qui mô,
nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm.

16



- Thứ tư, đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về kiểm
toán. Để thực hiên giải pháp này, trước hết đối với các trường đại học, học viện,
trung học chuyên nghiệp thuộc khối kinh tế, nơi đào tạo căn bản, bước đầu làm
nền tảng cho việc tao lập nghề kiểm toán cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn
cho các công ty kiểm toán cần phải có sự đổi mới căn bản nội dung, chương
trình theo hướng gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn. Kết cấu cấc khối kiến thức
cơ sở ngành phải phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề kiểm
toán. Cần tăng cường các kíên thức về pháp luật nói chung và luật chuyên ngành
nói riêng.Trình độ kiến thức kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên
ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phải được tăng cường về khả năng thích
ứng với thực tiễn. Đối với các công ty kiểm toán hàng năm cần có kế hoạch bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngò nhân viên chuyên nghiệp. Đối với hội
nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phân định trách nhiệm
rõ ràng trong công tác quản lý và hướng dẫn chuyên môn cũng như xây dựng
các chính sách, chế độ và các tiêu chuẩn tuyển dụng, thi tuyển, cấp chứng chỉ
hành nghề. Hàng năm phải có sự đánh giá chất lượng nhân viên kiểm toán làm
dịch vụ bởi một hội đồng đánh giá chất lượng nghề nghiệp. Hội đồng này cần có
sự tham gia của nhiều phía như: đại diện cơ quan quản ly nhà nước về kiểm
toán, hội đồng nghề nghiệp, đại diện của công ty kiểm toán…
- Thứ năm, các công ty kiểm toán cần xác định rõ tầm quan trọng của việc
giữ vững và nâng cao chất lượng kiểm toán và coi đây là tôn chỉ mục đích chung
của toàn ngành kiểm toán, loại bỏ các lợi ích cục bộ như hạ giá phi để giữ khách
hàng cung cấp cho khách hàng những thông tin không trung thực về đồng
nghiệp của mình….
- Thứ sáu, định kỳ các công ty kiểm toán cần có những cuộc trao đổi về
chuyên môn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc phục vụ khách hàng
như: giá phí, hợp tác kiểm toán, điều chuyển kiểm toán viên….
- Thứ bảy, chấm dứt tình trạng “cho thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên”

vì trong thực tế có một số kiểm toán viên không hành nghề kiểm toán trong khi

17


lại đăng ký nganh nghề và giúp cho các công ty kiểm toán có đủ số lượng kiểm
toán viên cần thiết để thành lập công ty hoặc quảng cáo đến khách hàng.
Tóm lại, để hệ thống kiểm toán nước ta phát triển bắt kịp với quá trình hội
nhập và nhu cầu về độ chính xác của thông tin, thì đòi hỏi kiểm toán nước ta
phải có những bước đi thích hợp. Phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường
trong giai đoạn mới.

18


KẾT LUẬN
Với chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa của đảng ta được thực hiện từ năm 1986, nền kinh tế nước ta đã có
những biến đổi to lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì lượng thông tin
được phát ra tù nền kinh tế cũng ngày một nhiều và phức tạp. Ngày càng có
nhiều thông tin “gây nhiễu” được phát ra vì vậy mà sự lựa chọn các thông tin
ngày một gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì để có
được một thông tin chính xác phục vụ cho những quyết định quản lý, đầu tư vốn
của những người sử dụng thông tin ngày một khó khăn. Với nước ta, từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì một thực tế
đặt ra là vai trò của kiểm tra- thanh tra nhà nước không còn phát huy đối với các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong khi đó nó lại là đối tượng quan tâm
của nhiều người trong nền kinh tế bao gồm cả nhà quản lý, các nhà đầu tư,
người lao động….Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó mà kiểm toán độc lập đã xuất

hiện ở nước ta.
Với thời gian tồn tại còn ngắn ngủi song kiểm toán độc lập ở nước ta cũng
đã đạt được những thành tựu bước đầu góp phần tạo cho môi trường kinh tế của
nước ta dược an toàn hơn. Tuy nhiên, vì nó là một khoa học mới ở nước ta vì
vậy mà nó đòi hỏi phải có thời gian để tự hoàn thiện dần. Do vậy mà trong
những bước đi ban đầu không tránh khỏi những sai sót ,vấp váp đòi hỏi phải có
sự điều chỉnh dần dần.

19


MỤC LỤC

20



×