Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Báo cáo chuyên đề chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.9 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

LỜI CẢM ƠN!
Môn học “Chuyên đề” là một môn học có nhiều nội dung rất quan trọng
trong chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Hạ tầng kỹ thuật của trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội. Thông qua môn học “Chuyên đề”, sinh viên được làm quen
và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế liên quan đến chuyên ngành, qua đó sinh
viên bước đầu biết cách tiếp cận làm quen với công tác thiết kế, thi công, giám
sát...biết tìm hiểu các hồ sơ khảo sát thiết kế thi công; các hồ sơ thẩm tra thẩm
định toán, quyết toán; các phương pháp tính toán thiết kế công trình,... đồng thời
biết cách thu thập các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp.
Thông qua báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô
giáo trong trường đại học Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô trong trong
Khoa Đô Thị đã trực tiếp giảng dạy cho chúng em môn học này.
Báo cáo này của em còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự chỉ bảo của các thầy,
cô để em có thêm những kiến thức quý báu phục vụ cho đồ án tốt nghiệp cũng như
công việc của em sau này.
Cuối cùng, em xin gửi đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô
giáo lời chúc sức khỏe và thành đạt trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 12 tháng 11 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Huệ

1

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2




TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

MỤC LỤC

NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ
I. Chuyên đề 1: Ứng dụng bản đồ và mặt cắt:
Giáo viên giảng dạy: KS.Lê Văn Chè
1. Sai số:
a. Khái niệm:
- Sai số là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo được hoặc tính được và giá trị thực hay
giá trị chính xác của một đại lượng nào đó.
- Khi đo đạc nhiều lần một đại lượng nào đó, thông thường dù cẩn thận đến mấy,
vẫn thấy các kết quả giữa các lần đo được hầu như đều khác nhau. Điều đó chứng
tỏ rằng trong kết quả đo được luôn luôn có sai số và kết quả chúng ta nhận được
chỉ là giá trị gần đúng của nó mà thôi.
Ta ký hiệu:
∆i = X - Li gọi là sai số thực
Vi = x - Li gọi là sai số gần đúng
Trong đó:
+ X là trị thực
2

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

+ x là trị gần đúng nhất (trị xác suất)
+ Li là trị đo lần thứ i
Do điều kiện đo khác nhau, dẫn đến ∆i và Vi cũng khác nhau giữa các lần đo.
b. Nguyên nhân
- Có nhiều nguyên nhân gây nên sai số, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
+ Do máy móc và dụng cụ đo thiếu chính xác, thiếu tinh vi
+ Do người đo với trình độ tay nghề chưa cao, khả năng các giác quan bị hạn chế
+ Do điều kiện ngoại cảnh bên ngoài tác động tới, như thời tiết thay đổi, mưa gió,
nóng lạnh bất thường,
c. Phân loại
Theo quy luật xuất hiện của sai số, người ta chia sai số thành các loại sau:

-


-

-



Sai lầm
Giả sử khi đo một chiều dài của một ngôi nhà là 50m, lại được kết quả đo là
52m, thì 2m này là sai lầm. Trong các kết quả đo đạc có thể chứa những sai
số rất lớn về giá trị tuyệt đối, đáng lẽ ra trong điều kiện ấy không mắc phải,
những sai số này được gọi là sai lầm.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên sai lầm là do người làm công tác đo đạc thiếu
cẩn thận, ghi sai, đo sai, tính sai, quên, …
Sai lầm phải tìm ra được để loại trừ khỏi kết quả đo bằng cách làm lại để
kiểm tra.
Sai số hệ thống
Giả sử dùng thước 20m để đo một đoạn thẳng nào đó, nhưng chiều dài thật
của thước lúc đó lại là 20,001m. Như vậy trong kết quả một lần kéo thước có
chứa 1mm, sai số này được gọi là sai số hệ thống.
Sai số hệ thóng có 2 loại: Sai số hệ thống cố định và sai số hệ thống thay
đổi.
Sai số hệ thống là những sai số thường có trị số và dấu không đổi, được lặp
đi, lặp lại trong tất cả các lần đo.
Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống do máy móc, dụng cụ chế tạo chưa
chuẩn, đôi khi do tật của người đo. Sai số này xuất hiện có quy luật,dễ tính
toán và hiệu chỉnh.
Sai số ngẫu nhiên
3

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

-

-


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Giả sử thước có vạch chia nhỏ nhất đến 1mm, thì sai số đọc thước ở phần
ước lượng nhỏ hơn mm là sai số ngẫu nhiên.
Sai số ngẫu nhiên là những sai số mà trị số và đặc điểm ảnh hưởng của nó
đến mỗi kết quả đo đạc không rõ ràng, khi thì xuất hiện thế này, khi thì xuất
hiện thế kia, ta không thể biết trước trị số và dấu của nó.
Vì vậy sai số ngẫu nhiên xuất hiện ngoài ý muốn chủ quan của con người,
chủ yếu do điều kiện bên ngoài, ta khó khắc phục mà chỉ có thể tìm cách hạn
chế ảnh hưởng của nó.
Sai số ngẫu nhiên có các đặc tính sau. Sai số ngẫu nhiên có trị số và dấu xuất
hiện không theo quy luật, nhưng trong cùng một điều kiện đo nhất định, sai
số ngẫu nhiên sẽ xuất hiện theo những quy luật.

+ Đặc tính giới hạn: Trong những điều kiện đo đạc cụ thể, trị tuyệt đối của sai số
ngẫu nhiên không vượt quá một giới hạn nhất định.
+ Đặc tính tập trung: Sai số ngẫu nhiên có trị tuyệt đối càng nhỏ, thì có khả năng
xuất hiện càng nhiều.
+ Đặc tính đối xứng: Sai số ngẫu nhiên dương và âm với trị số tuyệt đối bé có số
lần xuất hiện gần bằng nhau.
+ Đặc tính bù trừ: Khi số lần đo tiến tới vô cùng,thì số trung bình cộng của các sai
số đo đạc ngẫu nhiên của cùng một đại lượng sẽ tiến tới không. Tức là:


lim
n →∞

n
i =1


n

∆i

=0

2. Bản đồ:
-

-

Thể hiện thông tin trên bề mặt trái đất
Có nhiều loại bản đồ: bản đồ địa hình, hành chính, chuyên ngành, địa chất…
Nội dung bản đồ địa hình: thể hiện dáng đất, công trình mặt đất, thủy hệ,
thực phủ.
Tỉ lệ của bản đồ là tỉ số giữa 2 điểm trên bản đồ và độ dài nằm ngang 2 điểm
đó trên thực địa
Quy định tỉ lệ: 1/50000 (liên hệ vùng), 1/25000 và 1/10000 (quy hoạch
chung, 1/5000 và 1/2000 (quy hoạch phân khu), 1/500 và 1/200 (quy hoạch
chi tiết => QCVN 01:2008
Sai số cho phép trên bản đồ: vị trí điểm của bản đồ 1/M là m=0.3M.
4

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI



-

-

-

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Quy định sai số cho phép về cao độ: m=0.25h (h là khoảng cao đều của
đường đồng mức)
Kết luận: một điểm trên mặt đất thể hiện trên bản đồ tỉ lệ khác nhau thì sai
số khác nhau.
Kí hiệu trên bản đồ:
+ Kí hiệu tả thực: đúng tỉ lệ (bề rộng nét cơ bản là 0.1mm trên bản đồ), phi tỉ
lệ (theo tim công trình).
+ Kí hiệu mô phỏng: những quy định trong thể hiện bản đồ.
Tọa độ cao độ:
+ Tọa theo autocad
+ Tọa độ trắc địa.
Cao độ: cao độ quốc gia và cao độ giả định.

3. Mặt cắt:
a. Mặt cắt vẽ từ bản đồ:
-

Sai số trên mặt đất: chỉ sử dụng cho thiết kế sơ bộ

b. Yêu cầu về mặt cắt
c. Phương pháp đo và bố trí mặt cắt:
-


Lập các điểm khống chế: mặt bằng độ cao ko nằm trong phạm vi thi công.
Căn cứ vào phương án thiêt kế sơ bộ để xác định các điểm trên mặt cắt tại
hiện trường.
Đo mặt cắt theo các cọc đã cắm để có số liệu thiết kế kỹ thuật thi công.
Thông thường đo dài bằng thước thép
Cao độ đo bằng máy thủy bình theo phương pháp đo cao từ giữa.
Sau mỗi lần san lấp, phải cắm lại cọc trên mặt cắt.

II. Chuyên đề 2: Quy trình lập quy hoạch chung Đô Thị
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Thanh Huyền.



Luật xây dựng 2014:
Quy hoạch xây dựng:
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu

chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm
5

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch
xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. Quy hoạch xây dựng bao
gồm:
-

Quy hoạch vùng
Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu

chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong
địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

-

+ Vùng liên tỉnh
+ Vùng tỉnh
+ Vùng liên huyện
+ Vùng chức năng
+ Vùng dọc tuyến cao tốc
Quy hoạch Đô thị
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ

thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

-


+ Đô thị đặc biệt
+ Đô thị loại I, II, III, IV, V
Quy hoạch khu chức năng đặc thù:
Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù là việc tổ chức không gian kiến

trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm
vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm
6

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết
xây dựng.


-

+ Khu kinh tế
+ Khu công nghệ, khai chế
+ Khu công nghiệp cao
+ Khu du lịch
+ Khu bảo tồn, khu di tích
+ Khu nghiên cứu
Luật quy hoạch Đô thị 2009

Quy hoạch chung
Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ

tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển
bền vững. Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương,
thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới

-

+ Thành phố trực thuộc trung ương
+ Thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đô thị mới
+ Thị trấn
Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử
dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ
thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá
nội dung quy hoạch chung. Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực

-

trong thành phố, thị xã và đô thị mới.
Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội
dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. Quy hoạch chi tiết
được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu
đầu tư xây dựng.
7

SVTH: Nguyễn Minh Huệ

Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung,
quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung
ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch
chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

-

-

Thành phố trực thuộc TW, Đô thị
loại I trực thuộc tỉnh, Đô thị mới
có phạm vi ranh giới liên tỉnh
Thủ tướng phê duyệt
Bộ xây dựng thẩm định

Lập nhiệm vụ
QHC Đô thị

-



-

-

Thẩm định,
phê duyệt
nhiệm vụ quy
hoạch

Xác định tính chất, vai trò của Đô
thị
Tiềm năng, động lực, hướng phát
triển
Yêu cầu cơ bản

Thành phố trực thuộc thị xã, thị
trấn, Đô thị mới
UBND phê duyệt
Cơ quan quản lý Đô thị công trình
thẩm định

Lập đồ án
QHC Đô Thị

-

Thẩm định,
phê duyệt
QHC Đô thị


Xác định mục tiêu, động lực phát
triển
Quy mô dân số, diện tích
Mô hình phát triển
Đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung lập nhiệm vụ thiết kế
Lý do và sự cần thiết
8

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

-

-

-

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

+ Xác định tính chất và vai trò Đô thị
+ Xác định mục tiêu của việc lập quy hoạch
+ Xác định tiềm năng, động lực phát triển của Đô thị
Căn cứ lập quy hoạch:

+ Căn cứ pháp lý.
+ Các nguồn tài liệu, số liệu.
Nội dung nghiên cứu
+ Xác định ranh giới nghiên cứu
+ Dự báo sơ bộ quy mô dân số, quy mô dân cư
+ Xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
Hồ sơ đồ án quy hoạch
+ Tên các bản vẽ cần thực hiện
+ Thuyết minh và bản vẽ
Tổ chức thực hiện: Thời gian và tiến độ thực hiện, cơ quan thẩm định và phê

-

duyệt
Nội dung lập quy hoạch chung Đô thị:
Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu
Phân tích số liệu, lập dự báo phát triển
Đề xuất phương án quy hoạch
Báo cáo các cấp
Lập hồ sơ trình thẩm định
Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu
Đi khảo sát: Địa hình, thực trạng, hiện trạng các công trình
Ghi lại hình ảnh hiện trạng
Phỏng vấn cộng đồng đại điện các cơ quan chuyên môn.
Thu thập tài liệu về phát triển kinh tế xã hội.
Phân tích số liệu, lập dự báo phát triển:
Phân tích số liệu biến động dân số.
Xác định tiềm năng, động lưc, xác định tính chất đô thị.
Đưa ra dự báo phát triển:
+ Quy mô dân số.

+ Quy mô đất đai.
+ Chỉ tiêu kỹ thuật hạ tầng cho từng giai đoạn.
Đánh giá, phân tích quỹ đất xây dựng để làm cơ sở chọn đất phát triển đô


-

thị.
Đề xuất phương án quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất của đô thị.
Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.




-

9

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Đánh giá môi trường chiến lược.

Đề xuất hạng ục ưu tiên đầu tư về nguồn lực thực hiện.
Trong định hướng phát triển hạ tần kỹ thuật đô thị gồm có: chuẩn bị kỹ
thuật, giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, thông tin liên lạc,quản




-

lý chất thải rắn và nghĩa trang.
Chuẩn bị kỹ thuật:
Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đât phát triển đô thị: đánh giá về địa hình,
các tai biện địa chất, xác định khu vực xây dựng, hạn chế xây dựng.
Xác định lưu vực, phân lưu và hướng thoát nước chính.
Xác định quy mô các công trình tiêu thoát nước.
Xác định cao độ xâu dựng cho từng khu vực trong đô thị.
Xác định mạng lưới thoát nướ mặt đô thị.
Đề xuất phương án phòng chống tai biến, địa chất, ngập lụt, sạt lở.
Giao thông:
Dự báo nhu cầu vận tải, xác định cấu trúc phương tiện
Phân loại, phân cấp và tổ chức mạng lưới giao thông đối ngoại và đối nội.
Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình giao thông.
Thiết kế mặt cắt ngang điển hình các tuyến đường.
Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mạng lưới.
Thành phần hồ sơ quy hoạch chung đô thị:
Phần bản vẽ:
+ Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng.
+ Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá và lựa chọn đất xây dựng.
+ Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (sơ đồ này chỉ dung khi nghiên cứu báo cáo,
không nằm trong hồ sơ trình phê duyệt.

+ Bản đồ quy haochj sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giao đoạn
quy hoạch.
+ Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị.
+ Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi

-

trường.
+ Sơ đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật.
Phần văn bản:
+ Thuyết minh tổng hợp.
+ Tờ trình.
+ Quy định quản lý.
+ Dự thảo quyết định phê duyệt.
10

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

-

Tỉ lệ bản vẽ
+ Đối với đô thị đặc biệt, loại I: 1/25 000 – 1/10 000.
+ Đối với đô thị loại II, loại III : 1/10 000.
+ Đối với đô thị loại IV: 1/10 000 – 1/5 000.

+ Đối với đô thị loại V: 1/5 000 – 1/2 000.


-

Sơ đồ tổng hợp dường dây, đường ống kỹ thuật:
Bố trí sắp xếtp vị trí tuyến, hào, đường dây, đường ống và các công trình đầu
mối hạ tầng kỹ thuật tiền mặt bằng đặc biệt trên các đường phố chính quy

-

hoạch mới.
Xác định kích thước và khoảng cách giữa các tuyến với các công trình khác

-

trong giới hạn chỉ giới đường đỏ trên mặt cắt ngang.
Tại các nút giao nhau phức tạp cần thể hiện sơ bộ để xác định độ sâu và
khoàng cách đứng giữa các tuyến đường dây, đường ống kỹ thuật.

III. Chuyên đề 3 : Hạ tầng Đô Thị hiện đại và phát triển Đô Thị thông minh
Giáo viên giảng dạy: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng
1. Tổng quan về Đô thị và hạ tầng kỹ thuật Đô thị
1.1. Khái niệm về Đô thị
a. Chức năng của đô thị
-

Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ
nhất định.


b. Đặc điểm và quy mô của đô thị
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%.
- Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người.
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
Như vậy: Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một miền lãnh
thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh trong huyện.
11

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

1.2. Đô thị thông minh
- Khái niệm “đô thị thông minh” ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Có người định
nghĩa cho rằng, đó là một đô thị hiện đại với đầy đủ các tính năng và tiện nghi
phục vụ cho nhu cầu của con người và công việc.
- Nền tảng của một thành phố tương lai sẽ là mạng lưới và những thông tin được
mạng truyền tải, cho phép tất cả các dịch vụ quan trọng, từ giao thông vận tải, an
ninh, tới giải trí, đào tạo, y tế… được kết nối với nhau, trở nên thông minh và thân
thiện với môi trường
- Cụ thể hơn, cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm nhà cửa, văn phòng, xe hơi, các phương
tiện giao thông công cộng, bệnh viện, trường học, năng lượng và các trang thiết bị
đều được kết nối thông qua cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến và hữu tuyến vào mạng

Internet.
Internet phát triển thành một "mạng lưới kết nối mọi thứ", chứ không còn chỉ bó
hẹp ở máy tính và các thiết bị di động truyền thống nữa.
- Theo nhiều chuyên gia cả trong nước và quốc tế, thách thức lớn nhất đối với việc
xây dựng, quy hoạch lên những “đô thị thông minh” là vấn đề về nhận thức, vì nếu
không nhìn trước được xu hướng phát triển của “đô thị thông minh” và sự phát
triển của công nghệ sẽ ra sao, để đáp ứng nhu cầu thực tế trong 5 - 10 năm tới thì
chất chất lượng sống của người dân khó được cải thiện. Và các đô thị của Việt
Nam khó có thể theo kịp được sự phát triển hiện đại, thông minh của các đô thị
trên thế giới.
- Để thực sự tạo ra “đô thị thông minh” tại Việt Nam thì bài toán đặt ra chính là sự
kết nối các giải pháp của các tòa nhà, khu đô thị với nhau. Bởi nếu chỉ phát triển
rời rạc, lẻ tẻ từng giải pháp thì sự “thông minh” chỉ giới hạn trong những ứng dụng
công nghệ của các nhà cung cấp khác nhau, và như thế sẽ khó có thể mà tạo được
những “đô thị thông minh”.
* Những thách thức
Nhưng việc xây dựng một thành phố thông minh đi kèm với nhiều thách
thức đòi hỏi phải vượt qua.
Không chỉ triển khai nhiều công nghệ hơn, lắp nhiều thiết bị thông minh
hơn, kết nối nhiều hơn mà còn phải đảm bảo an ninh thông tin dữ liệu và quyền
riêng tư của người dân.
12

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


Đảm bảo an ninh thông tin vốn được xem là tối quan trọng đối với các hệ
thống mạng ngày nay.
Vấn đề không chỉ có công nghệ mà còn liên quan đến người dùng cuối. Mọi
nền tảng luôn tồn tại những lỗ hổng an ninh, nên việc đào tạo tập trung đội ngũ
nhân viên chính quyền thành phố, những người sử dụng thiết bị điện toán là không
thể thiếu được.
Trong khi đó, quyền riêng tư của người dân cũng phải được đảm bảo khi họ
tham gia vào các mạng chia sẻ thông tin cùng chính quyền. Người dân có thể ngần
ngại nếu cảm thấy bị chính quyền giám sát hay thông tin cá nhân nhạy cảm bị thu
thập.
* VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM
- Thí điểm xây dựng tại Đà Nẵng, Hạ Long và Phú Quốc
Đề xuất này vừa được đưa ra tại Hội thảo “Đô thị thông minh: Thực tiễn và
kinh nghiệm quốc tế, triển vọng tại Việt Nam”, do Ban Thường trực UBTW
MTTQ Việt Nam tổ chức ngày 28/8/2015 tại Hà Nội.
Theo các chủ đề được thảo luận tại Hội thảo, một “Đô thị thông minh” có các
đặc điểm:
-

Là thành phố hiện đại có + nền kinh tế thông minh, + môi trường thông
minh, + quản trị thông minh, + giao thông thông minh, + năng lượng thông
minh, + y tế thông minh, + giáo dục thông minh, + lối sống thông minh, +
cộng đồng thông minh,…

nhờ ứng dụng những giải pháp CNTT tiên tiến nhất.
Việt Nam hiện có khoảng 780 đô thị lớn nhỏ (tính đến tháng 7 năm 2016),
trong đó có 2 đô thị đặc biệt (với quy mô lớn, trung bình khoảng 7-9 triệu người) là
Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; gần 30 đô thị tương đối lớn (các đô thị loại I
và loại II), có quy mô từ 25 vạn đến 1,5 triệu người.

Do đó, việc hình thành các đô thị Smart sẽ giúp chính quyền quản lý tốt hơn,
cùng đó, người dân cũng được thụ hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn.
Tuy nhiên, sự phát triển của đô thị hiện nay cũng đặt ra 4 vấn đề lớn cần giải
quyết, gồm:
- Đô thị hóa tăng (dân số đô thị tăng, số đô thị tăng);
13

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

- Hạ tầng lạc hậu, quá tải;
- Cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, giữa các vùng tăng;
- Đòi hỏi của người dân về chất lượng cuộc sống tăng.
Việt Nam cần phát triển các đô thị theo hướng đô thị thông minh với bốn mục tiêu:
Hiệu quả kinh tế ngày càng cao; môi trường sống ngày càng tốt; người dân được
phục vụ tốt hơn; và, tham gia quản lý đô thị, giám sát chính quyền.
Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân nói:
“Với vai trò của các đô thị đối với sự phát triển của đất nước, việc nghiên cứu, tìm
ra mô hình quản lý và phát triển các đô thị không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước
mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho sự phát triển của các đô thị nói
riêng, sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và xây dựng đô thị thông
minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại”, ông
Nhân nói.
1.3. Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đô thị
1.3.1. Khái niệm

- Cơ sở hạ tầng đô thị là hệ thống các công trình, các phương tiện kỹ thuật có
nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng dân cư đô thị và là yếu tố phản ánh
mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của người dân đô thị theo lối sống đô thị.
Cơ sở hạ tầng đô thị gồm cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo
dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và
các công trình khác.
- Theo Luật Xây dựng số 50/14/QH13 thì khái niệm về hạ tầng kỹ thuật được hiểu
như sau:.
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử
lý các chất thải và các công trình khác.
- Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm:
+ Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông, kênh rạch;

14

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

+ Các công trình đầu mối kỹ thuật giao thông: cảng hàng không, nhà ga, bến xe,
cảng thủy;
- Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: + Các nguồn cung cấp nước mặt,
nước ngầm; + Các công trình kỹ thuật sản xuất nước sạch + Hệ thống phân phối
nước (đường ống, tăng áp, điều hòa)

- Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm:+ Các sông, ao, hồ điều hòa, đề,
đập; + Các cống rãnh, kênh mương máng thoát nước; + Các trạm bơm cố định
hoặc lưu động + Các trạm xử lý nước thải
- Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm:
+ Các nhà máy phát điện;+ Các trạm biến áp, tủ phân phối điện;+ Hệ thống đường
dây dẫn điện; + Cột và đèn chiếu sáng.
- Các công trình quản lý và xử lý các chất thải chủ yếu gồm:
+ Khu xử lý chất thải rắn; + Trạm trung chuyển chất thải rắn;
- Các công trình thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm:
+ Các tổng đài điện thoại; + Mạng lưới cáp điện thoại công cộng; + Các hộp đầu
cáp; đầu dây.
Ngoài ra, ở các đô thị có thể còn có các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ
thống cung cấp nhiệt, hệ thống cung cấp khí đốt, hệ thống đường ống vận chuyển
rác, hệ thống đường dây cáp truyền hình, truyền thanh, cáp internet...
1.3.2 Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
a. Vai trò cơ bản của Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Trong đô thị yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển và thành công của
nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Do đó việc đầu tư xây
dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở đô thị là hết sức quan trọng.
- Với chức năng làm cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu
dùng, kết cấu hạ tầng đô thị còn tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và lưu
thông, mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa các vùng lãnh thổ
trong nước và quốc tế.
- Quy hoạch phát triển không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệu quả khi hạ
tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước.
15

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

b. Đặc tính các công trình Hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có những đặc tính sau
đây:
- Tính thống nhất, đồng bộ và tổng hợp: Hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ
thống thống nhất và được tổ chức trong một không gian nhất định nhưng phải thực
hiện đồng bộ với nhiều đối tượng và nhiều ngành tham gia.
- Tính kinh tế: các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thường tốn nhiều kinh
phí và chiếm từ 25 ~ 40% ngân sách quốc gia. Kinh phí bỏ ra ban đầu lớn, nhưng
thu hồi phải có thời gian. Do vậy tính hấp dẫn đầu tư hạn chế.
- Tính xã hội: Hạ tầng kỹ thuật đô thị mang tính xã hội cao và là một hoại
hình dịch vụ công cộng phục vụ đa dạng.
- Tính phức tạp: Phức tạp trong công nghệ – kỹ thuật và cả trong quản lý.
- Tính thời gian và không gian: Không gian rộng và thời gian dài
- Tính an ninh quốc phòng: Hạ tầng kỹ thuật gắn bó mật thiết giữa xây dựng,
phát triển và bảo vệ thành quả phát triển.
* Điều 37. Nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị (Luật Quy hoạch đô thị 2009)
1. Quy hoạch giao thông đô thị bao gồm việc xác định quỹ đất dành cho xây dựng
và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ chức hệ thống giao
thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; xác định phạm vi bảo vệ và
hành lang an toàn giao thông
2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị (Quy hoạch Chuẩn bị kỹ thuật)
- Xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị, xác
định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng,
mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối.
- Giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

3. Quy hoạch cấp nước đô thị bao gồm:
- Xác định nhu cầu và lựa chọn nguồn nước, xác định vị trí, quy mô công trình cấp
nước gồm mạng lưới tuyến truyền tải và phân phối, nhà máy, trạm làm sạch.
- Xác định phạm vi bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ công trình cấp nước.
16

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

4. Quy hoạch thoát nước thải đô thị bao gồm:
- Xác định tổng lượng nước thải, vị trí và quy mô công trình thoát nước gồm mạng
lưới tuyến ống thoát, nhà máy, trạm xử lý nước thải.
- Xác định khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ công trình thoát nước thải
đô thị.
5. Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị bao gồm: Xác định nhu cầu sử
dụng năng lượng, nguồn cung cấp, yêu cầu bố trí địa điểm, quy mô công trình đầu
mối, mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối; hành lang an toàn và phạm vi bảo
vệ công trình; giải pháp tổng thể về chiếu sáng đô thị.
6. Quy hoạch thông tin liên lạc bao gồm việc xác định tuyến truyền dẫn thông tin,
vị trí, quy mô trạm vệ tinh, tổng đài và công trình phụ trợ kèm theo.
7. Quy hoạch xử lý chất thải rắn bao gồm: Xác định tổng lượng chất thải, vị trí,
quy mô trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn, công trình phụ trợ, khoảng
cách cách ly vệ sinh của cơ sở xử lý chất thải rắn.
8. Quy hoạch nghĩa trang bao gồm việc xác định nhu cầu an táng, vị trí, quy mô và
ranh giới nghĩa trang, phân khu chức năng, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật và

khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang.
1.4. Định hướng phát triển Hạ tầng kỹ thuật đô thị.
-

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến
năm 2020 là:

-

Xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch, được phân
bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước,

-

Đảm bảo cho mỗi đô thị, theo vị trí và chức năng của mình phát huy được
đầy đủ các thế mạnh để phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và trường
tồn, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ
nghĩa và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo nội dung Quy hoạch tổng thể đô thị Việt Nam đến năm 2020, định hướng
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được khái quát là:

17

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI


-

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Ưu tiên phát triển, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng liên các đô thị và khu dân cư
nông thôn trên địa bàn cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm, tạo tiền đề
hình thành, phát triển các đô thị và đô thị hóa nông thôn,

- Đảm bảo liên hệ mật thiết với các nước trong khu vực và trên thế giới và sự giao
lưu thông thoáng trong mọi thời tiết, trên các tuyến giao thông huyết mạch, tuyến
xương sống và các tuyến nhánh nối các đô thị với các vùng và với các trung tâm
miền núi.
Trong từng vùng lãnh thổ phải cân đối việc cấp điện, nước, giao thông, thông tin
liên lạc tùy theo yêu cầu và mức độ phát triển của đô thị.
- Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị như : giao thông, cấp
điện, cấp nước, thoát nứơc bẩn và thông tin liên lạc theo hướng đồng bộ, với trình
độ và chất lượng thích hợp hoặc hiện đại tùy theo yêu cầu và mức độ phát triển của
từng khu đô thị, đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông minh, hạ tầng kỹ thuật xanh, bền vững
2.1. Hệ thống giao thông thông minh
2.1.1. Giới thiệu chung


Giao thông đô thị đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch của đô thị liên
kết giữa bên trong và ngoài đô thị, giữa các khu chức năng đô thị với nhau
và là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển và trình độ văn
minh của một đô thị.




Bên cạnh thực hiện tốt công tác quy hoạch, việc quản lý hệ thống giao thông
cần phải đảm bảo được 3 mục tiêu:

+ Về khía cạnh kinh tế, thiết lập được một hệ thống giao thông hỗ trợ tốt cho
việc phát triển kinh tế đô thị và chi phí hợp lý.
+ Về khía cạnh xã hội, hệ thống giao thông phải đảm bảo quyền đi lại và
bình đẳng cho mọi đối tượng trong xã hội.
+ Về khía cạnh môi trường, phát triển không gây ô nhiễm, đảm bảo phát
triển với bảo vệ môi trường.
2.1.2. Vai trò của giao thông đô thị.

18

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ



Giao thông đô thị quyết định tới hình thái tổ chức không gian, hướng phát
triển, cơ cấu tổ chức sử dụng đất và mối quan hệ giữa các khu chức năng
trong đô thị




Giao thông là một trong những vấn đề trọng yếu nhất của QH đô thị và có
ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng của môi trường sống đô thị và sự
phát triển nền kinh tế.



Đảm bảo các điều kiện thông thoáng; chiếu sáng cũng như vệ sinh môi
trường và là cơ sở giúp cho con người cảm thụ được vẻ đẹp của đô thị.



Là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị như hệ thống cấp nước,
thoát nước, cấp điện, cấp khí đốt, thông tin liên lạc...

2.1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý xây dựng mạng lưới đường đô thị.
a. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội


- Dân số, số việc làm thực tế hiện nay và dự kiến tới năm 2030;



- Cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi



- Nhu cầu, thói quen đi lại của nhân dân;

b. Yếu tố quy hoạch



- Cơ cấu phương tiện và định hướng phát triển trong tương lai;



- Các văn bản pháp quy, định hướng, các quy hoạch



- Hiện trạng, quỹ đất phát triển đô thị;

c.Yếu tố quản lý


Bộ máy quản lý nhà nước và cách thức vận hành;



Mô hình quản lý, các giải pháp công nghệ, kỹ thuật hiện đại;



Cơ chế chính sách. ….

2.1.4. Giao thông thông minh (ITS)
a. Mục đích của giao thông thông minh:


Nâng cao hiệu quả và năng suất vận tải; An toàn và an ninh;




Tác động tới môi trường được giảm thiểu và
19

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ



“khả năng thích nghi” được nâng cao, đặc biệt là trong các trung tâm thành
phố đông đúc.



Giao thông, và các hệ thống liên kết ITS, bao gồm 3 bộ phận hợp thành sau:



- Cơ sở hạ tầng - cả trên và dưới bề mặt (như là hệ thống tín hiệu giao thông,
liên lạc, điện toán, trạm thu phí, cảm biến);



- Phương tiện - các loại phương tiện, đặc trưng an toàn, mức độ sử dụng điện

tử và điện toán tiên tiến;



- Yếu tố con người - các hành vi, sở thích và việc sử dụng các loại hình giao
thông, và những qui tắc bắt buộc.

b. Giải pháp hệ thống giao thông thông minh (ITS)


Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là công nghệ mới phát triển trên thế
giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao
gồm tai nạn và ùn tắc giao thông.



ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết
giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu
thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho
việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc và đường đô thị.



Để thực hiện điều này cần được nhất thể hóa về mặt quản lý trên toàn bộ
thành phố sau đó triển khai các trục đường chính cụ thể tới các quận…



Nhất thiết phải đầu tư xây dựng trung tâm thông tin thông tin trực tuyến và
cơ sở dữ liệu về hệ thống giao thông cho TP Hà Nội (trực thuộc Sở GTVT);




Trung tâm này có nhiệm vụ thu thập thông tin, chia sẻ, phân tích và cung cấp
thông tin cho các cơ quan quản lý, cơ quan quy hoạch, cơ quan thông tin
(VOV Giao thông).



Các thông tin thu thập và cơ sở dữ liệu sẽ là cơ sở rất quan trọng trong việc
định hướng trong lập quy hoạch, xây dựng, cải tạo, tổ chức giao thông các
tuyến đường trong Thành phố.

2.2. Giao thông xanh
2.2.1. Quan điểm về giao thông xanh

20

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế khí thải CO2 và các
loại khí độc hại khác ra môi trường. Khuyến khích su dung giao thông công

cộng

2.2.2. Các yếu tố để tạo nên Giao thông xanh


Các yếu tố để tạo nên giao thông xanh bao gồm các tiêu chí sau đây:



- Quy hoạch giao thông tốt:



Hệ thống cây xanh trên đường phố làm giảm tiếng ồn và khói bụi




Sử dụng tối đa giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân
Vật liệu sử dụng thân thiện môi trường và giảm khói bụi và khí thải đến môi
trường

2.2.3. Giải pháp giao thông xanh
a. Giải pháp xây dựng hệ thống giao thông xanh trên địa bàn quận Thanh Xuân, là
một trong những giải pháp phù hợp với nền Kinh tế xanh và với khái niệm Tăng
trưởng xanh đang được cổ vũ hiện nay, là giải pháp hướng tới giao thông đô thị
bền vững.


Quy hoạch mạng lưới đường




Quy hoạch mạng lưới đường là thiết kế và nối các tuyến đường với nhau
thành mạng lưới có sự liên kết với nhau.



Hệ thống giao thông xanh luôn ưu tiên đường dành cho người đi bộ, đi xe
đạp và xe công cộng. Đây là những phương tiện tham gia giao thông thân
thiện với môi trường, giảm khí thải ra môi trường và bảo vệ sức khỏe con
người.

b. Giải pháp giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu sạch thân thiện với môi
trường
Phương tiện giao thông công cộng hiện nay được sử dụng chủ yếu là xe buýt,
tuy nhiên xe buýt vẫn chạy bằng dầu, thải rất nhiều khí độc hại ra môi trường.
Vì vậy, để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, luận văn đề xuất cần tổ chức
tuyến giao thông công cộng bằng xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch thân thiện với
môi trường như: xe buýt sử dụng khí thiên nhiên, xe điện thân thiện môi trường
c. Các giải pháp thân thiện với môi trường
21

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


Các giải pháp chống ồn và khói bụi


Cần lập lại hệ thống cây xanh, đặc biêt là loại cây xanh có chức năng chống
ồn và khói bụi (các tuyến đường thuộc các phường Nhân Chính, Thanh
Xuân Bắc, TX Nam …)



Vật liệu lát giao thông, ngoài những yếu tố đảm bảo chất lượng. Sử dụng vật
liệu lát giao thông thân thiện môi trường như gạch không nung, gạch lát hút
bụi …



Trồng cây là bảo vệ “lá phổi xanh” của chúng ta. Cây xanh hút CO2 và thải
O2 giúp môi trường thoáng mát và trong lành hơn

3. Hệ thống thoát nước bên vững – SUDS
3.1. Phân loại hệ thống thoát nước
Tùy thuộc vào phương thức thu gom, vận chuyển, mục đích yêu cầu xử lý và sử
dụng nước thải mà chúng ta phân loại các hệ thống thoát nước sau:
- Hệ thống thoát nước chung
- Hệ thống thoát nước riêng
- Hệ thống thoát nước nửa riêng
3.2. Các mô hình xử lý nước thải

22


SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Hình. Sơ đồ hệ thống thoát nước tập trung và phi tập trung
3.3. Mô hình thoát nước mưa bền vững (SUDS)
Các giải pháp kỹ thuật trong SUDS


Giải pháp kiểm soát tại nguồn: Sử dụng các hệ thống lưu trữ và tái sử dụng
nước mưa tại mỗi gia đình.



Giải pháp kiểm soát trên mặt bằng: Diện tích mặt bằng 2 – 5ha, thường áp
dụng các kỹ thuật dưới đây:

- Chắn lọc sinh học:là lớp chắn thực vật được thiết kế xử lý dòng chảy tràn trên
mặt bằng, lớp thực vật này có chức năng làm giảm tốc độ của dòng chảy, cho phép
lắng trầm tích và các loại ô nhiễm khác, nước có thể thấm qua lớp lọc phía bên
dưới.
-

Kênh thực vật: là kênh dẫn với dòng chảy chậm, được phủ lớp thực vật hai
bên bờ cũng như dưới đáy.




Giải pháp kiểm soát trên toàn lưu vực (Diện tích mặt bằng áp dụng: >10ha)

a. Đề xuất các giải pháp kiểm soát nước mưa ngay tại nguồn


Lắp đặt,xây dựng hệ thống lưu trữ ( bể chứa trên mái, bể chứa ngầm, thùng
chứa, giếng thấm, bể chứa đặt ở lòng đường ...)



tái sử dụng nước mưa từ trên các mái nhà có diện tích khá lớn như chung cư
cao tầng, nhà công sở, siêu thị, khách sạn, khu giải trí, trường học,...



sử dụng nguồn nước này để tưới cây, rửa mặt đường, rửa xe, tắm vật
nuôi,...hoặc đổ đi khi cơn mưa đã kết thúc.

b. Đề xuất các giải pháp kiểm soát nước mưa trên mặt bằng
- Các khu vực như vỉa hè, khu vực công viên, sân vận động, nhà thi đấu, nhà
thể thao...thiết kế bề mặt thấm kết hợp kho chứa nước ngầm thay cho sân bê
tông hóa
3.4. Giải pháp thoát nước luân lưu
3.4.1. Cơ sở khoa học về giải pháp thoát nước luân lưu (giải pháp thoát nước
chậm)

23


SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ



Giải pháp thoát nước nhanh là giải pháp thoát nước truyền thống, thường
được thiết kế vận chuyển nước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng
tốt.



Giải pháp thoát nước truyền thống này đã bị ảnh hưởng đáng kể do tốc
độ đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Dòng chảy trong khu vực đô thị bị
thay đổi bởi sự gia tăng của các bề mặt không thấm nước, làm giảm lượng
thấm qua các bề mặt như mái nhà, mặt đường, sân bãi ô tô…



Khi đó, giải pháp thoát nước nhanh cần phải được xem xét do có những
nhược điểm sau:



- Sự thay đổi lớn về mặt thủy lực của các công trình dẫn nước làm tăng vận
tốc dòng chảy và tăng lưu lượng đỉnh lũ, gây ra tình trạng ngập lụt trong

nhiều khu đô thị kể cả những đô thị vốn đã có một HTTN khá bài bản.



- Gây ô nhiễm cho môi trường tiếp nhận.



- Hạn chế điều kiện thấm nên làm mất khả năng bổ cập tại chỗ cho các tầng
chứa nước ngầm.




- Chi phí xây dựng và vận hành, bảo dưỡng HTTN thường rất lớn.
Để khắc phục những nhược điểm của giải pháp thoát nước nhanh, giải
pháp công nghệ mới có tên gọi là “giải pháp luân lưu” đã ra đời và dần trở
thành giải pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là các nước
phát triển.

3.4.2 Nội dung chủ yếu của giải pháp luân lưu
- Giải pháp thoát nước luân lưu là một trong những giải pháp thoát nước mặt bền
vững hay còn gọi là giải pháp thoát nước chậm, nghĩa là nước mưa được chuyển
động từ trạng thái này sang trạng thái khác nhằm kéo dài thời gian dòng chảy để
đưa đường quá trình dòng chảy trong đô thị trở lại gần giống với đường quá trình
dòng chảy trong môi trường tự nhiên.
- Các kỹ thuật luân lưu có mục đích giới hạn bề mặt hoạt động để tạo thuận lợi cho
nước thấm vào đất hoặc giới hạn lưu lượng đỉnh xả vào mạng lưới nhờ biện pháp
chứa.
3.4.3 Giải pháp thoát nước luân lưu bằng kỹ thuật thấm

a/ Thiết bị thấm nước
24

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ



Thiết bị thấm nước là trong đó người ta sử dụng các loại vật liệu có lỗ
rỗng có thể là vật liệu tự nhiên như cát, sỏi hoặc những vật liệu nhân tạo như
những khối bằng chất dẻo, hình tổ ong có độ bền cao đặt ở dưới lòng đường,
bãi đỗ xe, vỉa hè, sân thể thao, sân trường học …để thực hiện quá trình chứa
và phân bố nước mưa.



Nó có thể bố trí trong những khu vực mật độ xây dựng cao tùy theo tính chất
tự nhiên của đất và mực nước ngầm, tuy nhiên đáy của các thiết bị này nên
cách trên mực nước ngầm tối thiểu là 1m.



Nước sau khi qua thiết bị sẽ được thấm ra môi trường đất tự nhiên hoặc dẫn
ra nguồn xả.


b/ Bãi lọc trồng cây
Bãi lọc trồng cây là những bãi lầy trồng thực vật tuy có chức năng chính là xử lý
nước thải nhưng chúng cũng có tác dụng làm giảm lưu lượng đỉnh của dòng chảy
bề mặt nhờ quá trình thấm và chứa. Ngoài ra, bãi lọc trồng cây được kết hợp làm
tiểu cảnh để tạo cảnh quan kiến trúc cho khu vực
c/ Vỉa hè thấm nước
Vỉa hè thấm nước được sử dụng hầu hết cho các bãi đỗ xe và có thể cũng sử dụng
cho những nơi không có phương tiện giao thông hoặc giao thông với tải trọng nhẹ
như sân thể thao, sân trường học, sân các công trình công cộng …
Kết cấu điển hình của vỉa hè thấm nước ở Anh được minh họa trên
hình . Cấu
tạo các lớp bao gồm: 1 lớp gạch Block (có thể thay bằng bê tông asphalt có lỗ
rỗng).
Gạch Block này có lỗ rỗng cho phép nước đi qua vật liệu hoặc có thể dùng gạch
Block không có lỗ rỗng nhưng nước được thấm qua khe hở giữa các viên gạch để
tới các lớp tiếp theo.
Dưới lớp gạch Block là lớp cát hoặc sỏi kích thước nhỏ, nó được ngăn cách với lớp
sub – base phía dưới bằng lớp vải địa kỹ thuật thấm nước. Lớp sub-base bao gồm
đá dăm hoặc những vật liệu plastic. Dưới lớp sub–base là lớp vải địa kỹ thuật
không thấm nước nếu bên trong kết cấu vỉa hè có đặt hệ thống thu nước .
3.4.4 Giải pháp thoát nước luân lưu bằng kỹ thuật chứa
a/ Hệ thống chứa nước trên mái
25

SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Lớp: 2012D2


×