Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Luận án nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng việt và tiếng anh từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ KIM ANH

NGHI N CỨU TH NH NG

CH QUAN H

TRONG TI NG VI T V TI NG ANH
TỪ G C Đ

NG N NG

HỌC TRI NH N

LU N ÁN TI N SĨ NG

NGH AN - 2016

VĂN

H I


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ KIM ANH

NGHI N CỨU TH NH NG



CH QUAN H

H I

TRONG TI NG VI T V TI NG ANH
TỪ G C Đ

NG N NG

HỌC TRI NH N

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 62 22 01 02

LU N ÁN TI N SĨ NG

N

n

VĂN

n

o

PGS. TS. NGÔ ĐÌNH PHƢƠNG
PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH


NGH AN - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ nhan đề “Nghiên cứu thành ngữ chỉ
quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ Ngôn ngữ học tri nhận”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong
luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng để bảo vệ ở bất kì học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Nghệ An tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án

N uyễn T ị K m An

3


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án nghiên cứu tại trƣờng Đại học Vinh, tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các cấp lãnh đạo, các tổ chức và các
cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai ngƣời thầy của tôi,
PGS.TS. Ngô Đình Phƣơng và PGS.TS. Hoàng Trọng Canh đã tận tình hƣớng dẫn
khoa học cũng nhƣ luôn động viên, khích lệ cho tôi trong suốt quá trình hình thành,
hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Sƣ phạm Ngữ văn,
đặc biệt là tổ bộ môn Ngôn ngữ, Trƣờng Đại học Vinh vì đã giúp tôi trang bị những

kiến thức cần thiết để hoàn thành chƣơng trình nghiên cứu sinh cũng nhƣ hoàn thiện
luận án.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ và
tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành chƣơng trình. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng
nhất đến Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo Sau đại học, các phòng ban liên quan và
đặc biệt là Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Vinh vì những giúp đỡ quý báu đó.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban chủ nhiệm khoa, các đồng
nghiệp trong Khoa Sƣ phạm Ngoại ngữ, Trƣờng Đại học Vinh vì những sự ủng hộ,
động viên, chia sẻ công việc của họ trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới những ngƣời thân, gia đình
và bạn bè, những ngƣời luôn sát cánh bên cạnh tôi, ủng hộ tôi trên tất cả các phƣơng
diện để tôi hoàn thành tốt công tác học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Nghệ An, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án

N uyễn T ị K m An


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
BẢNG QUY ƢỚC VI T TẮT V KÍ HI U ........................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .......................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5

5. Cái mới của luận án ............................................................................................. 7
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUY T CỦA LU N ÁN ................................................................................ 9
1.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 10
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh ...................................... 10
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt ...................................... 17
1.3. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án ............................................................ 22
1.3.1. Lý luận chung về Ngôn ngữ học tri nhận ............................................... 22
1.3.2. Nguyên lý và lý thuyết của ngữ nghĩa học tri nhận ................................ 27
1.3.3. Ẩn dụ....................................................................................................... 30
1.3.4. Thành ngữ chỉ quan hệ xã hội ................................................................. 35
1.4. Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 43
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ Ý NI M QUAN H
TRONG TH NH NG

H I

TI NG VI T V TI NG ANH ................................... 45

2.1. Dẫn nhập ......................................................................................................... 45
2.2. Ẩn dụ ý niệm tình bạn .................................................................................... 46
2.2.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp .............................................................................. 47
2.2.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc .............................................................. 50


iv
2.2.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái ............................................................................ 51
2.2.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện .................................................................. 53

2.2.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp............................................................................. 54
2.2.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực ................................................. 56
2.2.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình bạn ....................................... 56
2.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu .................................................................................... 58
2.3.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp .............................................................................. 58
2.3.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc .............................................................. 62
2.3.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái ............................................................................ 66
2.3.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện .................................................................. 70
2.3.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp............................................................................. 75
2.3.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực .................................................. 77
2.3.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình yêu ....................................... 78
2.4. Ẩn dụ ý niệm hôn nhân .................................................................................. 80
2.4.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp .............................................................................. 80
2.4.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc .............................................................. 83
2.4.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái ............................................................................ 85
2.4.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện .................................................................. 91
2.4.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp............................................................................. 93
2.4.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực ................................................. 96
2.4.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm hôn nhân ..................................... 96
2.5. Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 98
Chƣơng 3. CƠ SỞ TRI NHẬN VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA CỦA ẨN DỤ
Ý NIỆM QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
VÀ TI NG ANH ................................................................................................... 100
3.1. Dẫn nhập ....................................................................................................... 100
3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ ....................................................... 100
3.2.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................ 100
3.2.2. Các đặc điểm của văn hóa..................................................................... 103
3.2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ ................................................ 104



v
3.3. Các mô hình tri nhận liên quan đến ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội ............... 108
3.4. Sự tƣơng đồng của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................................................... 111
3.4.1. Sự tƣơng đồng về loại miền nguồn ....................................................... 111
3.4.2. Sự tƣơng đồng trong nét nghĩa ẩn dụ ý niệm........................................ 117
3.5. Sự khác biệt văn hóa và cơ sở tri nhận của ẩn dụ ý niệm về quan hệ xã hội
trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................. 123
3.5.1. Sự khác biệt giao văn hóa ..................................................................... 124
3.5.2. Sự khác biệt nội văn hóa ....................................................................... 142
3.6. Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 144
K T LU N ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÁC C NG TRÌNH Đ C NG BỐ LIÊN QUAN
Đ N ĐỀ T I LU N ÁN....................................................................................... 149
DANH MỤC T I LI U THAM KHẢO ............................................................. 150


vi
BẢNG QUY ƢỚC VI T TẮT V KÍ HI U
Nội dung viết tắt

TT

Viết tắt/ kí hiệu

1.

Ẩn dụ ý niệm

ÂDYN


2.

British National Corpus

BNC

3.

Corpus of Contemporary American English

COCA

4.

Ngôn ngữ học

NNH

5.

Quan hệ xã hội

QHXH

Ví dụ trích dẫn nêu trong luận án đƣợc đánh theo số thứ tự xuất hiện trong
phụ lục, cụ thể trong tiếng Việt là [V-n] và trong tiếng Anh là [A-n]


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Phân loại các mối quan hệ xã hội .......................................................... 40
Sơ đồ 2.1. Cơ chế ánh xạ của TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH ................. 72
Sơ đồ 2.2. Cơ chế ánh xạ của HÔN NHÂN LÀ SỰ HỢP NHẤT ......................... 86
Sơ đồ 3.1. Mô hình tri nhận các ẩn dụ ý niệm QHXH ......................................... 110
Bảng:
Bảng 2.1.

Thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về tình bạn ........................................ 46

Bảng 2.2.

Nhóm ẩn dụ giao tiếp (Tình bạn) .......................................................... 47

Bảng 2.3.

Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc (Tình bạn) ........................................... 50

Bảng 2.4.

Nhóm ẩn dụ trạng thái (Tình bạn) ......................................................... 51

Bảng 2.5.

Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện (Tình bạn) ............................................... 53

Bảng 2.6.


Nhóm ẩn dụ phức hợp (Tình bạn) ......................................................... 54

Bảng 2.7.

Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực, tiêu cực (Tình bạn) .............................. 56

Bảng 2.8.

Thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về tình yêu ........................................ 58

Bảng 2.9.

Nhóm ẩn dụ giao tiếp (Tình yêu) .......................................................... 59

Bảng 2.10. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc (Tình yêu) ........................................... 62
Bảng 2.11. Nhóm ẩn dụ trạng thái (Tình yêu) ......................................................... 66
Bảng 2.12. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện (Tình yêu) ............................................... 70
Bảng 2.13. Nhóm ẩn dụ phức hợp (Tình yêu) ......................................................... 75
Bảng 2.14. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực (Tình yêu) .............................. 78
Bảng 2.15. Thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về hôn nhân ...................................... 80
Bảng 2.16. Nhóm ẩn dụ giao tiếp (Hôn nhân) ......................................................... 81
Bảng 2.17. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc (Hôn nhân).......................................... 83
Bảng 2.18. Nhóm ẩn dụ trạng thái (Hôn nhân) ........................................................ 85
Bảng 2.19. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện (Hôn nhân) ............................................. 91
Bảng 2.20. Nhóm ẩn dụ phức hợp (Hôn nhân) ........................................................ 93
Bảng 2.21. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực (Hôn nhân) ............................. 96
Bảng 3.1.

Số lƣợng thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về QHXH ......................... 111


Bảng 3.2.

Số lƣợng miền nguồn biểu thị ẩn dụ ý niệm QHXH ........................... 112

Bảng 3.3.

Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN QHXH ................ 124


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Quan hệ xã hội (QHXH) là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu bởi giá trị nhân văn và giá trị khoa học chứa đựng trong đó. Ngay từ khi
sinh ra, con ngƣời đã sống trong những mối QHXH nhất định và ít nhiều đều chịu
tác động của các mối quan hệ này. Về mặt học thuật, cho đến nay, đề tài liên quan
đến mối QHXH vẫn luôn là tâm điểm chú ý của nhiều ngành nghiên cứu nhƣ tâm lý
học, triết học, xã hội học và ngôn ngữ học... Theo Vangelisti & Perlman [151], các
mối QHXH là mấu chốt cho sự phát triển của mỗi một con ngƣời. Trong đó, tình
bạn, tình yêu, hôn nhân đƣợc coi là những mối quan hệ cơ bản nhất, sâu rộng nhất,
có tính chi phối cao nhất trong đời sống xã hội của con ngƣời [134, tr.5]. Cùng với
sự phát triển của xã hội, quan niệm về các mối QHXH cũng có những thay đổi đáng
kể giữa các nền văn hóa. Những cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau có thể sử
dụng những cách biểu đạt không hoàn toàn giống nhau, do việc biểu đạt ngôn ngữ
bao giờ cũng chịu sự tác động mạnh mẽ từ các quan niệm văn hóa về QHXH cũng
nhƣ cách thức tri nhận về QHXH ở các dân tộc đó. Nghiên cứu vấn đề QHXH biểu
hiện qua ngôn ngữ hy vọng sẽ đóng góp vào việc hiểu và lý giải sâu sắc hơn các
mối QHXH cơ bản của con ngƣời.
1.2. Thành ngữ là kiểu loại đơn vị từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Đƣợc xem là

phƣơng tiện giúp con ngƣời thể hiện sự nhận thức, hành vi và cả quá trình biến đổi
tâm - sinh lý - xã hội một cách hình ảnh, hàm ẩn, và cô đọng, thành ngữ là “một kho
báu lƣu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc” [12, tr.142].
Khi khảo sát thành ngữ biểu thị QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi nhận
thấy thành ngữ thuộc loại này chiếm số lƣợng đáng kể. Hơn thế nữa, thành ngữ giúp
hiện thực hóa bức tranh văn hóa dân tộc của ngƣời bản ngữ thể hiện qua quá trình ý
niệm các mối QHXH. Sự phong phú về ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ QHXH là một
trong những lý do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đơn vị này cho luận án.
1.3. Là một bộ phận của Khoa học tri nhận, Ngôn ngữ học tri nhận (NNH
tri nhận) tập trung nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên của con ngƣời nhƣ là phƣơng


2
tiện tổ chức, xử lý và chuyển tải thông tin. Ngôn ngữ đƣợc xem nhƣ là nguồn chứa
tri thức thế giới, là tập hợp cấu trúc của các phạm trù có nghĩa giúp giải quyết
những kinh nghiệm mới và chứa đựng các kinh nghiệm cũ. Cho đến nay, mặc dù
đã có một số nghiên cứu tập trung xem xét thành ngữ theo hƣớng tiếp cận tri nhận
luận, nhƣng trên thực tế, việc khảo sát ngữ nghĩa và đặc trƣng văn hóa của thành
ngữ chỉ các mối QHXH chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Đặc biệt, chƣa có tác
giả nào đi sâu nghiên cứu thành ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ
góc độ NNH tri nhận. Đó cũng là một lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu của luận án.
1.4. Một trong rất nhiều ứng dụng của NNH tri nhận về ẩn dụ là nghiên cứu
thành ngữ. Hầu nhƣ thành ngữ là sản phẩm của hệ thống ý niệm của chúng ta và
chúng không chỉ đơn giản là vấn đề ngôn ngữ. [111, tr. 231]. Thành ngữ đƣợc lựa
chọn nghiên cứu bởi đây đƣợc xem là lĩnh vực thực sự gây khó khăn trong quá trình
dạy và học ngoại ngữ. Do nghĩa của thành ngữ không thể suy đoán đƣợc từ nghĩa
thành phần, thành ngữ lại có nguồn gốc từ nền văn hóa lâu đời của mỗi dân tộc, nên
việc sử dụng thành ngữ nhƣ thế nào cho đúng trong từng ngữ cảnh cũng gây ra
những trở ngại nhất định cho ngƣời học. Fernando [79, tr.234] khẳng định rằng

không một giáo viên ngôn ngữ hay một dịch giả nào lại có thể bỏ qua vấn đề thành
ngữ nếu mục tiêu hƣớng đến là ngôn ngữ tự nhiên đƣợc sử dụng trong đời sống
hàng ngày. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam
ngày càng gia tăng. Để nâng cao chất lƣợng dạy và học tiếng Anh, đảm bảo tính xác
thực của các văn bản dịch thuật, góp phần tăng cƣờng hiểu biết về ngôn ngữ và văn
hóa cho cộng đồng ngƣời sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng, việc
giảng dạy, nghiên cứu cần chú ý đến nhiều yếu tố nhƣ nội dung ngữ nghĩa, cơ sở tri
nhận hiện thực khách quan đƣợc thể hiện qua cách dùng biểu đạt ngôn ngữ. Việc
phân tích ngữ nghĩa cần gắn liền với hoạt động tri nhận của con ngƣời trong các
cộng đồng bản ngữ khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ góp phần cho
thấy tính thực tiễn và ứng dụng của lý thuyết về ẩn dụ. Từ đó, các giảng viên, học
viên, các nhà nghiên cứu có thêm tƣ liệu phục vụ cho việc biên soạn tài liệu, giáo
trình phục vụ công tác đào tạo ở Việt Nam.


3
1.5. Thông qua việc tìm hiểu và tập hợp có chọn lọc kết quả nghiên cứu lý
luận về NNH tri nhận nói chung, về thành ngữ và ẩn dụ nói riêng, đặc biệt là quan
điểm của ngữ nghĩa học tri nhận về ngữ nghĩa và một số vấn đề lý thuyết liên quan
đến ý niệm của con ngƣời, luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý
luận và nguồn tƣ liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ. Việc khảo sát ngữ nghĩa và cơ
sở tri nhận của các thành ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc nhìn
NNH tri nhận hy vọng là một đóng góp mới, đẩy mạnh hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ
từ bình diện NNH tri nhận.
Nhận thấy đây là một vấn đề có nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chúng tôi
lựa chọn vấn đề N

ên ứu t àn n ữ

t ến An từ góc độ N ôn n ữ


ỉ qu n ệ xã ộ tron t ến V ệt và

tr n ận làm đề tài luận án.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mụ đí

n

ên ứu

Đề tài luận án nhằm làm sáng tỏ đặc điểm của ẩn dụ ý niệm (ÂDYN)
QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ NNH tri nhận.
Đồng thời, luận án cũng quan tâm xác định cơ sở tri nhận, đặc trƣng văn
hóa của ÂDYN QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Luận án hƣớng đến việc chỉ ra những tƣơng đồng và dị biệt, chủ yếu là tính
dị biệt, trong cơ chế hình thành nghĩa của các thành ngữ chỉ QHXH đƣợc đặt trong
sự tƣơng tác với văn hóa và môi trƣờng.
2.2. N ệm vụ n

ên ứu

Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
(i). Tìm hiểu và hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên
cứu của luận án, phân tích và tổng hợp một số quan điểm về thành ngữ, về ẩn dụ từ
góc nhìn NNH tri nhận.
(ii). Khảo sát và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh biểu thị ÂDYN về ba mối QHXH (tình bạn, tình yêu, hôn nhân) từ góc
nhìn của NNH tri nhận.

(iii). Phân tích và tổng hợp những đặc điểm tƣơng đồng và dị biệt trong quá
trình ý niệm hóa ba mối QHXH cơ bản của hai cộng đồng ngƣời bản ngữ thông qua


4
các ánh xạ ÂDYN; đồng thời, lý giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng và dị biệt liên
quan đến cơ sở tri nhận của thành ngữ biểu đạt ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và
tiếng Anh.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận án phân
tích, tiếp cận thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trong môi trƣờng tồn tại và hành
chức của chúng. Bên cạnh đó, thành ngữ là một hiện tƣợng ngôn ngữ mang đậm
chất văn hóa, cho nên, trong quá trình khảo sát, đôi khi để làm sáng tỏ thêm một số
vấn đề, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi có vận dụng những thủ pháp liên
ngành khác. Tuy nhiên, phƣơng pháp nghiên cứu xuyên suốt luận án là phƣơng
pháp miêu tả và phƣơng pháp đối chiếu.
3.1. P

ơn p áp t ốn

ê n ôn n ữ

Sau khi thu thập tƣ liệu về các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi
sử dụng phƣơng pháp thống kê ngôn ngữ học để phân loại từng ÂDYN, xác định
mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ. Đây là bƣớc nghiên cứu tạo cơ sở cho việc
phân tích, miêu tả, giải thích các hiện tƣợng ngôn ngữ, với mục đích nhằm phát hiện
ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong việc ý niệm hóa các mối QHXH thể hiện qua hệ
thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
3.2. P


ơn pháp phân tích thành tố n

ĩ

Chúng tôi tiến hành phân tích từng yếu tố, tức là phân tích thành tố trong ngữ
nghĩa học, làm rõ ý nghĩa của từng hiện tƣợng ÂDYN trong cả hai ngôn ngữ, sau đó
tổng hợp thành các kết luận, làm sáng tỏ bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.
3.3. P

ơng pháp p ân tí

ễn n ôn

Để làm sáng tỏ đặc điểm của ÂDYN QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh, chúng tôi tiến hành phân tích các ví dụ đƣợc trích dẫn từ các nguồn
dữ liệu. Bằng việc đặt các thành ngữ trong ngữ cảnh để miêu tả, chúng tôi hy
vọng sẽ chỉ ra đƣợc những nét nghĩa biểu trƣng của các ÂDYN tình bạn, tình
yêu, hôn nhân.
3.4. P

ơn p áp m êu tả ết ợp v

ả t í

Trƣớc hết, chúng tôi phân loại các thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH thành
ba nhóm dựa vào các nét nghĩa biểu trƣng. Tiếp theo, chúng tôi tiến hành nghiên


5

cứu, miêu tả, phân tích các thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc đặt trong
ngữ cảnh nhằm phát hiện đặc điểm ngữ nghĩa của các ÂDYN trong hai ngôn ngữ
cũng nhƣ các mô hình tri nhận liên quan đến các ÂDYN này. Từ đó, tiến hành giải
thích và làm rõ các nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt.
3.5. P

ơn p áp so sán đố

ếu

Bƣớc đầu tiên chúng tôi lựa chọn để tiến hành so sánh đối chiếu là xác lập cơ
sở lí luận của việc so sánh đối chiếu ÂDYN trong tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó,
tiếng Việt đƣợc xác định là đơn vị cơ sở.
Sau khi xác định đƣợc cơ sở đối chiếu, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh
đối chiếu các ÂDYN biểu thị QHXH trong thành ngữ tiếng Anh với tiếng Việt; nhằm
xác lập điểm tƣơng đồng và khác biệt; tiến hành phân tích và lý giải các nguyên nhân
dẫn đến sự tƣơng đồng và khác biệt đó. Từ đó, luận án có đƣợc những kết luận và
kiến giải sâu sắc hơn về quá trình ý niệm hóa các mối QHXH đƣợc thể hiện thông
qua hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đố t ợn n

ên ứu

Đối tƣợng khảo sát của luận án là hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh biểu thị ÂDYN về mối QHXH, cụ thể là tình bạn, tình yêu, hôn nhân. Trong
đó, chúng tôi tập trung vào khía cạnh sau:
- Đặc điểm của ÂDYN về ba mối QHXH (tình bạn, tình yêu, hôn nhân). Đây
đƣợc xem là những mối quan hệ cơ bản nhất, gần gũi nhất, có tác động sâu sắc nhất

trong đời sống mỗi con ngƣời. Các mối quan hệ này có mối quan hệ biện chứng với
nhau: tình bạn đƣợc xem là cơ sở phát triển của tình yêu nam nữ, tình yêu đôi lứa là
nền tảng của hôn nhân.
- Biểu đạt ngôn ngữ, cụ thể ở đây là thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, biểu
thị các ÂDYN tình bạn, tình yêu và hôn nhân. Thông qua việc phân tích các thành
ngữ thuộc loại này ở sáu nhóm ẩn dụ do Kövecses [107] đề xuất, chúng tôi khảo sát
các ÂDYN đƣợc hiện thực hóa nhƣ thế nào trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra những nét tƣơng đồng và dị biệt trong hệ
thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN QHXH.


6
- Cơ sở tri nhận và đặc trƣng văn hóa của các ÂDYN QHXH trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh.
4.2. P ạm v t l ệu
Để phục vụ cho nghiên cứu, nguồn tƣ liệu của chúng tôi đƣợc lựa chọn từ
những nguồn sau đây:
(i) Các công trình nghiên cứu (sách, giáo trình, bài báo, luận án, luận văn,...)
của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án: Ngôn ngữ học tri
nhận, Ngữ nghĩa học tri nhận, thành ngữ, quan hệ xã hội.
(ii). Hai nguồn khối liệu phong phú và hữu ích cho quá trình nghiên cứu của
chúng tôi là British National Corpus (BNC) và Corpus of Contemporary American
English (COCA). BNC là khối liệu gồm 100 triệu từ, với các nguồn tham khảo rất
đa dạng bao gồm các loại ngôn bản, từ các văn bản khoa học, kỹ thuật, báo chí đến
tiểu thuyết đƣợc trích dẫn từ năm 1980 đến 1993. Thêm vào đó, các dữ liệu mới
và cập nhật từ năm 1990 đến 2015 với khoảng 520 triệu từ trong COCA góp phần
tăng tính giá trị của các dẫn chứng trong luận án.
Chúng tôi quan tâm đến việc miêu tả cụ thể các thành ngữ nên nghiên cứu
tập trung sử dụng dữ liệu tự nhiên tìm thấy trong các khối học liệu (corpus). Các ví
dụ bao gồm các phát ngôn (nói và viết) đƣợc trích dẫn từ các nguồn khác nhau nhƣ

báo, tạp chí, tiểu thuyết, truyện ngắn, sách hƣớng dẫn du lịch, bản tin,… giúp ngƣời
đọc hiểu rõ hơn về phƣơng thức hoạt động của thành ngữ.
(iii) Các thành ngữ liên quan đến sự biểu đạt tình bạn, tình yêu, hôn nhân
trong các từ điển.
Một số lƣợng đáng kể ví dụ và kiến giải trong tiếng Việt của chúng tôi dựa
vào các cuốn từ điển tiếng Việt. Trong đó, phải kể đến cuốn Từ điển giải thích
thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên [55]. Cuốn từ điển đƣợc biên soạn
công phu, khoa học. Nguồn tƣ liệu phong phú với các trích dẫn từ các tác phẩm văn
học, sách giáo khoa, báo chí xuất bản ở Việt Nam minh họa cho cách dùng thành
ngữ trong giao tiếp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các ví dụ trong cuốn Từ
điển tục ngữ, thành ngữ Việt Nam trong hành chức của tác giả Đỗ Thị Kim Liên
(chủ biên) [25] với một số lƣợng lớn các thành ngữ đƣợc trích từ tác phẩm văn học.


7
Ngoài ra, chúng tôi cũng căn cứ vào một số từ điển và tài liệu tham khảo khác nhƣ
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam [24], Đi tìm điển tích thành ngữ [29]. Trên
cơ sở đó, chúng tôi muốn chứng minh sự phổ biến của các thành ngữ biểu thị
ÂDYN QHXH trong giao tiếp hàng ngày.
Bên cạnh hai nguồn khối liệu nêu trên, từ điển cũng đƣợc chúng tôi sử dụng
nhƣ là một trong những nguồn tài liệu nghiên cứu đặc trƣng văn hóa - dân tộc
trong hành vi ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ. Xuất bản năm 2004, từ điển Oxford
Dictionary of Idioms [140] đƣợc đánh giá là một trong số những cuốn sách tham
khảo đáng tin cậy nhất thế giới. Từ điển cung cấp hơn 5.000 thành ngữ, giải thích
nghĩa và nguồn gốc của chúng. Điều đặc biệt là từ điển cung cấp các thành ngữ
đƣợc sử dụng ở tất cả các nƣớc sử dụng tiếng Anh chứ không chỉ là tiếng Anh Mỹ hay tiếng Anh - Anh. Từ điển còn cung cấp khoảng 350 thành ngữ mới và
hàng trăm chú thích nguồn gốc của các thành ngữ này. Với hàng ngàn ví dụ cụ
thể, cả hiện đại và truyền thống, từ điển là một nguồn tham khảo rất hữu ích dành
cho những ngƣời quan tâm nghiên cứu đến thành ngữ tiếng Anh.
(iv) Các trích đoạn trong một số truyện ngắn, tác phẩm văn học

(v) Một phần ngữ liệu phong phú đƣợc lựa chọn từ các trang thông tin điện tử
đăng tải trên Internet.

5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, thông qua việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc
trƣng văn hóa của các thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và tiếng
Anh từ góc độ NNH tri nhận, bức tranh ý niệm về thế giới của hai cộng đồng ngƣời
bản ngữ đƣợc miêu tả một cách logic hơn, hợp lý hơn và rõ nét hơn.
Thứ hai, thông qua việc so sánh ngôn ngữ và nền văn hóa của hai cộng đồng
ngƣời bản ngữ một cách hệ thống, luận án chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt
trong việc ý niệm hóa các QHXH giữa tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện qua thành
ngữ. Kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng cung cấp thêm nguồn tƣ liệu cho việc
nghiên cứu và giảng dạy thành ngữ nói riêng, ngôn ngữ nói chung. Nghiên cứu của
luận án góp phần giúp ngƣời sử dụng ngôn ngữ, ngƣời học ngoại ngữ cũng nhƣ
những ngƣời quan tâm đến nghiên cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa


8
ngôn ngữ, văn hóa và tri nhận. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy cũng
nhƣ nghiên cứu và dịch thuật, trao đổi văn hóa giữa hai ngôn ngữ.
Thứ ba, trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến thành ngữ,
ÂDYN cũng nhƣ yếu tố văn hóa thể hiện trong các mối QHXH, luận án góp
phần làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nghiên cứu thành ngữ từ góc độ NNH
tri nhận. Đây là một cách tiếp cận ngôn ngữ tƣơng đối mới mẻ, dựa trên kinh
nghiệm của con ngƣời về thế giới và cách thức mà con ngƣời tri giác và ý niệm
hóa thế giới.

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án
đƣợc trình bày theo 3 chƣơng nhƣ sau:

Chƣơng 1:

Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án

Chƣơng 2:

Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh

Chƣơng 3:

Cơ sở tri nhận và đặc trƣng văn hóa của ẩn dụ ý niệm quan hệ
xã hội trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

.


9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU
V CƠ SỞ LÝ THUY T CỦA LU N ÁN

1.1. Dẫn nhập
NNH tri nhận hình thành và phát triển vào những năm 1980, gắn liền với tên
tuổi của Wallace Chafe, Charles Fillmore, George Lakoff, Ronald Langacker,
Leonard Talmy và một số học giả quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và trí
não. Đƣợc hiểu là một trƣờng phái nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên của con ngƣời với
tƣ cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức, vấn đề đƣợc coi trọng nhất trong
hƣớng tiếp cận mới này chính là quan điểm “mọi cấu trúc hình thức của ngôn ngữ
không đƣợc nghiên cứu nhƣ một khả năng tri nhận tự trị mà là sự phản ánh cách tổ

chức mang tính ý niệm tổng quát, các nguyên tắc phạm trù hóa, các cơ chế xử lý
thông tin, ảnh hƣởng của kinh nghiệm và môi trƣờng.” [95].
Vì ngôn ngữ đƣợc xem là một phần khả năng tri nhận của con ngƣời nên các
nghiên cứu trong NNH tri nhận tập trung vào các đặc điểm cấu trúc của phạm trù
hóa ngôn ngữ tự nhiên (tính điển hình, điển dạng, mô hình tri nhận, hình ảnh tinh
thần, ẩn dụ, v.v..) và nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ (tính phỏng hình, tính tự nhiên,
v.v..), mối liên hệ ý niệm giữa cú pháp và ngữ nghĩa, cơ sở kinh nghiệm và ngữ
dụng của ngôn ngữ đời sống. Mặc dù đƣợc xem là một trƣờng phái khá non trẻ và
vẫn còn những quan niệm và hƣớng nghiên cứu chƣa thống nhất, nhƣng hiện nay,
NNH tri nhận là một trong những khuynh hƣớng thu hút đƣợc sự quan tâm nhiều
của giới ngôn ngữ học.
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi một dân
tộc. Cùng với sự phát triển của ngành ngôn ngữ học, thành ngữ ngày càng nhận
đƣợc sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của nhiều giáo viên,
học viên. Tuy hiện nay vẫn còn tồn tại những quan niệm chƣa thống nhất về định
nghĩa cũng nhƣ bản chất của thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh, nhƣng những
nghiên cứu về thành ngữ cho đến nay đã góp phần làm phong phú và rõ nét hơn đặc
điểm của lớp từ vựng này. Trong chƣơng 1 của luận án, chúng tôi trình bày tổng


10
quan tình hình nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh, đặc biệt nhấn
mạnh đến các nghiên cứu từ góc độ NNH tri nhận, từ đó cung cấp một cái nhìn toàn
cảnh hơn về hiện tƣợng ngôn ngữ này.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Lị

sử n


ên ứu t àn n ữ tron t ến An

Cách tiếp cận nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh đã thay đổi đáng kể
theo thời gian. Thành ngữ đƣợc khảo sát dựa trên các quan điểm ngôn ngữ học
mang tính chi phối ở từng giai đoạn cụ thể. Có thể chia các cách tiếp cận thành ngữ
trong tiếng Anh thành năm phạm trù phản ánh những cách tƣ duy khác nhau trong
ngôn ngữ học ở các thời điểm khác nhau.
(i) Cấu trúc và sự đa dạng của cấu trúc thành ngữ (những năm 1960 đến đầu
những năm 1970)
Thành ngữ bắt đầu nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học vào
những năm 1960. Trong thực tế, các nghiên cứu cũng đã hƣớng đến thành ngữ và
các biểu đạt cú pháp, nhƣng chỉ đến giai đoạn này, thành ngữ mới bắt đầu đƣợc xem
xét đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Mặc dù nghĩa và các kết hợp thành ngữ đã đƣợc chú
ý nhƣng vấn đề trung tâm của các nghiên cứu trong giai đoạn này vẫn là dạng thức
của thành ngữ. Là ngƣời tiên phong nghiên cứu dạng thức của thành ngữ, Uriel
Weinreich [154] định nghĩa thành ngữ “là một biểu đạt phức hợp mà nghĩa của nó
không thể đƣợc suy ra từ nghĩa của các thành tố”. Thành ngữ đƣợc xem là một bộ
phận tách rời khỏi từ vựng. Tuy nhiên, tác giả chỉ nhấn mạnh đến hình thức chứ
không chú ý đến nghĩa của thành ngữ.
Vào những năm 1970, thành ngữ đƣợc xem xét dƣới ánh sáng của ngữ pháp
biến đổi. Bruce Fraser [82] lấy nghĩa làm xuất phát điểm. Fraser chia thành ngữ
thành hai loại: thành ngữ từ vựng (lexical idioms) và thành ngữ cụm (phrasal
idioms). Thành ngữ từ vựng bao gồm một vài hình vị nhƣng bị chi phối bởi một
thành tố cú pháp cụ thể nào đó, ví dụ turncoat (danh từ), overturn (động từ). Thành
ngữ cụm phải đƣợc phân tích thành câu nhƣ Has the cat got your tongue? Rõ ràng
là định nghĩa và cách xem xét của Fraser tồn tại một số vấn đề. Theo quan điểm
này, gần nhƣ bất kỳ một từ hay biểu đạt ngôn ngữ nào cũng đƣợc xem là một thành


11

ngữ. Đƣa ra định nghĩa về nghĩa cơ bản của một từ là một nhiệm vụ hết sức khó
khăn và nhiều từ có nhiều hơn một nghĩa đen, chƣa kể đến nghĩa ẩn dụ. Do vậy,
cách nhìn nhận về thành ngữ của tác giả là quá rộng. Mô hình thứ bậc đóng băng
(frozenness hierachies) đối với thành ngữ của ông bị phê phán và bị chính những
ngƣời bản xứ phản đối vì mang tính chủ quan. Fraser không tiến hành điều tra, khảo
sát thành ngữ mà chỉ sử dụng Ngữ pháp Biến đổi làm công cụ. Thực tế này phản
ánh hiện trạng nghiên cứu thành ngữ cũng nhƣ ngôn ngữ nói chung tại thời điểm
đó: việc định nghĩa, hiểu và lý giải các hiện tƣợng ngôn ngữ còn quá rộng và mang
tính chủ quan.
Tuy nhiên, Makkai [121] đã nỗ lực tạo ra một phân loại mang tính tầng bậc
đối với thành ngữ. Định nghĩa của Makkai có khác so với quan điểm về thành ngữ
đƣợc sử dụng trong luận án của chúng tôi, nhƣng về cơ bản là giống nhau, theo đó,
thành ngữ là một cụm từ cố định, bao gồm hai hoặc hơn hai từ. Tác giả cũng cho rằng
thành ngữ có thể dẫn đến việc “giải mã sai” và do vậy gây ra sự hiểu nhầm. Theo
phân loại của Makkai, thành ngữ đƣợc chia thành hai loại: thành ngữ tạo mã (idioms
of encoding) và thành ngữ giải mã (idioms of decoding). Những kết hợp từ đi liền với
nhau, ví dụ nhƣ động từ có đi kèm với giới từ “at” trong drive at 70mph đƣợc xem là
thành ngữ tạo mã, trong đó at không thể đƣợc thay thế bởi một từ khác. Sở dĩ chúng
đƣợc xem là thành ngữ vì tính chất kết hợp cố định của thành tố trong đó. Trong các
nghiên cứu của mình, tác giả quan tâm nhiều hơn đến thành ngữ giải mã, theo đó,
chúng đƣợc chia thành hai lĩnh vực căn cứ vào tầng nghĩa từ vựng (lexemic stratum)
và tầng ngữ nghĩa (sememic stratum). Thành ngữ giải mã là những ngữ cố định mang
nghĩa bóng và luôn tiềm ẩn hai cách hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Bản thân
Makkai [122, tr.59] cũng thừa nhận có sự chồng chéo giữa các phạm trù vì không
phải lúc nào cũng dễ dàng nhận diện đƣợc biên giới phân chia các phạm trù đó.
Tƣơng tự nhƣ các nhà nghiên cứu trƣớc đó, các nghiên cứu của Makkai cũng không
đi sâu vào ứng dụng thực tiễn của thành ngữ mà chủ yếu mang tính lý thuyết.
Newmeyer [124] tiếp cận thành ngữ từ một quan điểm khác. Mặc dù vẫn
xem xét đến dạng thức của thành ngữ, nhƣng đối với tác giả, tính hình ảnh là một
đặc trƣng nổi bật của thành ngữ. Do đó, cần xem xét cả nghĩa đen và nghĩa bóng



12
của thành ngữ. Sử dụng cấu trúc chuyển đổi của ngữ pháp biến đổi - tạo sinh có
thể giúp phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác. Thành ngữ pull
someone‟s leg (nghĩa đen: kéo chân ai; nghĩa bóng: trêu chọc ai) có thể đƣợc
chuyển sang dạng bị động bởi sự kết hợp nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên,
phải khẳng định rằng, đây không thể xem là tiêu chí để xem xét cú pháp của một
biểu đạt ngôn ngữ, cũng nhƣ không phản ánh đƣợc bản chất và nghĩa của thành
ngữ mặc dù đối với Newmeyer, nghĩa bóng (tính hình tƣợng) là tiêu chí quan
trọng nhất của thành ngữ.
Vào năm 1982, Barbara Greim [96] kết hợp cú pháp và ngữ nghĩa trong
việc nỗ lực tạo ra ngữ pháp của thành ngữ. Kế thừa các phân tích của Newmeyer
[124] về sự biến đổi thành ngữ, Greim đã đƣa ra cú pháp của thành ngữ, làm cơ sở
cho việc phạm trù hóa các biểu đạt ngôn ngữ này. Tác giả xem xét cú pháp của
thành ngữ và thành tố nghĩa đen. Bằng cách so sánh hai yếu tố này, bà cho rằng
việc biến đổi của thành ngữ có thể đƣợc giải thích đơn giản bằng sự tƣơng ứng cú
pháp giữa chúng.
Không giống nhƣ các tác giả trƣớc, Fernando [79] lại cho rằng thành ngữ là
tất cả các ngữ cố định không biến đổi hoặc biến đổi rất ít về cấu trúc và không nhất
thiết phải mang nghĩa bóng. Tuy nhiên, theo cách phân loại của tác giả, thành ngữ
đƣợc chia thành thành ngữ thuần nhất (pure idioms), thành ngữ bán nghĩa đen
(semi-literal idioms) và thành ngữ mang nghĩa đen (literal idioms). Thành ngữ
thuần nhất (pure idioms) là những thành ngữ hoàn toàn đƣợc hiểu theo nghĩa bóng
nhƣ spill the beans (để lọt tin tức ra ngoài một cách vô tình hay cố ý, tiết lộ một bí
mật quá sớm). Thành ngữ bán nghĩa đen chứa một từ mang nghĩa đen ví dụ nhƣ foot
a bill (tính tiền hóa đơn) trong đó từ bill (hóa đơn) mang nghĩa đen. Thành ngữ
mang nghĩa đen là một cụm từ, ví dụ nhƣ Happy birthday (Chúc mừng sinh nhật).
Cách xác định thành ngữ nhƣ thế này là quá rộng, chủ quan, chồng chéo và không
dựa trên đặc điểm của thành ngữ. Bên cạnh đó, Fernando [79, tr.36] còn chú ý đến

cấu trúc của thành ngữ, theo đó, tính bất biến (invariance) và biến đổi hạn chế
(restricted variation) đƣợc xem là các đặc trƣng nổi trội của thành ngữ. Tuy nhiên,
theo cách hiểu của chúng tôi, tính ẩn dụ mới là đặc trƣng nổi trội nhất của thành


13
ngữ, bên cạnh đặc điểm cấu trúc bất biến hoặc biến đổi hạn chế nhƣ Fernando đã
trình bày.
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu cấu trúc thành ngữ song hành với các quan điểm
nổi trội trong nghiên cứu ngôn ngữ ở thời điểm đó. Một số nhà nghiên cứu đã nỗ
lực miêu tả và phân loại thành ngữ và các biểu đạt ẩn dụ. Điểm chung của tất cả các
nghiên cứu này là không đƣa ra đƣợc một mô hình chung mang tính kết luận. Các
nghiên cứu đã chỉ ra sự đa dạng của cấu trúc thành ngữ, nhƣng vì thành ngữ và
phƣơng thức hoạt động của thành ngữ là không thể đoán trƣớc đƣợc, do đó việc
miêu tả đầy đủ về dạng thức của thành ngữ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
(ii) Quá trình xử lý và lƣu giữ thành ngữ (cuối những năm 1970-1980)
Quá trình xử lý và lƣu giữ thành ngữ trong bộ óc con ngƣời trở thành tâm
điểm chú ý vào những năm 1970 và là đề tài trong các nghiên cứu ngôn ngữ học
tâm lý vào thập niên sau đó. Thời kỳ này đã có sự thay đổi về đối tƣợng nghiên cứu,
từ nghiên cứu thành ngữ (ngôn ngữ) chuyển sang đối tƣợng sử dụng thành ngữ, xem
con ngƣời tiếp cận và ghi nhớ thành ngữ nhƣ thế nào (tiếp nhận ngôn ngữ). Ở đây
tồn tại hai hƣớng nghiên cứu chính liên quan đến nhau: lƣu giữ và xử lý thành ngữ.
Các nghiên cứu tập trung vào việc phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ
và xem xét xem khía cạnh nào đƣợc não bộ con ngƣời xử lý trƣớc, hay cả nghĩa đen
và nghĩa bóng đƣợc xử lý đồng thời.
Đối tƣợng lựa chọn thử nghiệm trong nghiên cứu của Nippold và Martin
[125], Nippold và Rudzinski [126] là ngƣời bản ngữ (bao gồm trẻ em và ngƣời
trƣởng thành). Kết quả cho thấy sự khác nhau trong việc tiếp nhận và xử lý thành
ngữ giữa hai đối tƣợng này, trong đó trẻ em thƣờng có xu hƣớng xử lý nghĩa đen
của thành ngữ trƣớc.

Cùng hƣớng nghiên cứu này, Bobrow và Bell [65] đƣa ra nhận định, con
ngƣời sử dụng các chiến lƣợc khác nhau trong việc xử lý thông tin giữa thành ngữ
và một chuỗi các từ riêng lẻ. Sở dĩ nhƣ vậy là do thành ngữ đƣợc xem là một từ.
Tuy nhiên, Ortony [127] lại đƣa ra một kết luận hoàn toàn khác. Theo tác giả, quá
trình hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng trong thực tế là tƣơng tự nhƣ nhau, đặc biệt là
khi thành ngữ xuất hiện trong một ngữ cảnh ngắn. Swinney và Cutler [148] cũng có


14
chung quan điểm và nhấn mạnh thêm rằng, thành ngữ thậm chí đƣợc xử lý nhanh
hơn các chuỗi từ riêng lẻ. Các nghiên cứu khác của Gibbs [83] cũng cho các kết quả
tƣơng tự. Đây là bằng chứng cho thấy thành ngữ đƣợc xem là từ, đƣợc xử lý nhƣ
một từ độc lập và nghĩa bóng là nghĩa chủ đạo của thành ngữ.
(iii) Tính ẩn dụ của thành ngữ (1985 đến nay)
Hƣớng nghiên cứu tập trung vào quá trình xử lý thành ngữ đóng vai trò chủ
đạo trong các nghiên cứu thành ngữ cho đến tận cuối những năm 1980, khi ngƣời ta
nhận ra tầm quan trọng của ẩn dụ trong thành ngữ. Các nghiên cứu đã chuyển
hƣớng sang bản chất nghĩa bóng của thành ngữ và cách hiểu thật sự về thành ngữ.
Theo Gibbs “Chỉ xem thành ngữ là một đơn vị từ riêng lẻ thì không thể nào phản
ánh đƣợc bản chất năng động của biểu đạt ngôn ngữ này.” [83, tr.471]. Gibbs cũng
là ngƣời tiên phong nghiên cứu thành ngữ và tính ẩn dụ của chúng từ các quan điểm
khác nhau và cho đến nay, tính hình tƣợng của thành ngữ đƣợc chấp nhận rộng rãi
và đƣợc xem là một trong những đặc trƣng của thành ngữ. Gibbs phản đối quan
điểm về tính không hoạt động của thành ngữ (dead and frozen), và khẳng định thêm
bản chất ẩn dụ và biến đổi của thành ngữ. Trong các nghiên cứu của mình, ông đã
sử dụng các thành ngữ điển dạng và đƣa ra kết luận rằng thành ngữ là các biểu đạt
ngôn ngữ có tính hình tƣợng và không dễ để có thể diễn giải nghĩa của chúng bằng
một nghĩa đen đơn lẻ. Gibbs đặc biệt quan tâm đến các thành ngữ biểu thị hoạt động
và tình cảm của con ngƣời nhƣ spill the beans (tiết lộ bí mật riêng tƣ), get steamed
up (giận sôi lên). Theo Gibbs, đối với các loại biểu đạt ngôn ngữ này, ngƣời sử

dụng không cần phải kết nối nghĩa đen và nghĩa bóng vì họ có thể hiểu và phân tích
đƣợc không mấy khó khăn. Hơn thế, những thành ngữ biểu thị hoạt động của con
ngƣời ít nhiều đều mang tính phổ quát, do vậy, có những biểu đạt tƣơng tự trong
các ngôn ngữ khác nhau, thậm chí trong một số ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt.
(iv) Dạy - học thành ngữ (cuối những năm 1980 đến nay)
Từ phƣơng diện sƣ phạm, việc dạy và học thành ngữ chƣa thật sự đƣợc
nghiên cứu rộng rãi. Levorato [120] xem xét việc tiếp nhận ngôn ngữ hình tƣợng ở
những đứa trẻ bản địa và đi đến kết luận rằng, ngôn ngữ hình tƣợng, bao gồm thành
ngữ, đƣợc tiếp nhận cùng với các kỹ năng ngôn ngữ khác. Đa số các nghiên cứu


15
khác về thành ngữ đƣợc đặt trong mối liên hệ với việc dạy học ngôn ngữ nhƣ là một
ngoại ngữ. Các quan điểm xoay quanh việc có nên dạy các thành ngữ hay không, và
nếu dạy, thì dạy những thành ngữ nào. Một số nhà nghiên cứu xem thành ngữ là
một yếu tố không thể lĩnh hội thông qua giảng dạy, vì thành ngữ thiếu các quy tắc
chung [142].
Glaser [88] lại nhấn mạnh đến vai trò của thành ngữ trong việc cung cấp
nguồn tƣ liệu phong phú và tăng sự hứng thú cho việc dạy và học ngoại ngữ. Trong
một số nghiên cứu liên quan đến việc giảng dạy ngoại ngữ, và việc tiếp nhận thành
ngữ ở ngƣời sử dụng ngôn ngữ không bản địa, cách tiếp cận chủ yếu dựa vào sự
khác biệt giữa thành ngữ ở ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, tìm xem chúng có sự
tƣơng ứng nào không, và nếu có thì đó là nét tƣơng đồng nào [60]. Grant và Bauer
[92] lại đƣa ra một định nghĩa hẹp hơn về thành ngữ, theo đó, nghĩa của thành ngữ
không thể đƣợc suy đoán từ nghĩa thành phần và chúng không mang nghĩa bóng.
Quan niệm này sẽ có giá trị hơn cho việc dạy và học thành ngữ.
(v) Thành ngữ theo quan niệm rộng và chức năng của thành ngữ (những
năm 1990)
Theo Fernando [79, tr.121], thành ngữ có các chức năng khác nhau trong mỗi
loại diễn ngôn khác nhau và chúng thƣờng đƣợc dùng để diễn tả thái độ và sự đánh

giá nhƣ đồng tình, phê phán, ngƣỡng mộ. Việc lựa chọn thành ngữ thay vì một biểu
đạt ngôn ngữ mang nghĩa đen mang lại những nét nghĩa mới cho ngƣời sử dụng.
Tiên phong trong xu hƣớng này là Strässler [146]. Với việc miêu tả và phân tích các
hình thức diễn ngôn khác nhau, ông cũng đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu
trƣớc đây khi cho rằng, thành ngữ là một biểu đạt ngôn ngữ bao gồm hơn một từ mà
nghĩa của chúng không thể đƣợc suy ra từ nghĩa thành phần. Kết quả nghiên cứu
của Strässler [146] cũng cho thấy, thành ngữ khá thông dụng và phổ biến trong
ngôn ngữ hàng ngày.
Khi các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến từ vựng và ngữ dụng học,
hƣớng tiếp cận thành ngữ đã hoàn toàn thay đổi. Cùng với sự hỗ trợ của các khối liệu
ngôn ngữ khổng lồ trên máy tính, việc khảo sát tần suất sử dụng và hành chức của các
thành ngữ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Fernando [79] chia dữ liệu thu thập đƣợc
thành hai loại: thành ngữ và các kết hợp từ theo thói quen (habitual collocation); theo


16
đó, chúng lại đƣợc tiếp tục phân loại dựa trên đặc điểm biến thể và tính hình tƣợng
của thành ngữ. Hệ thống phân loại của Fernando là một trong rất ít nghiên cứu kết
hợp đƣợc hai đặc trƣng này của thành ngữ và nó khá cụ thể, chi tiết, do đó có giá trị
định hƣớng cho các nghiên cứu về sau. Theo phân loại của Fernando, thành ngữ đƣợc
chia thành hai loại: thành ngữ thuần nhất (pure idioms) và một số biểu đạt ngôn ngữ
đƣợc xem là thành ngữ bán nghĩa đen (semi-literal idioms). Cách phân loại này hoàn
toàn phù hợp với cách định nghĩa hiện nay về thành ngữ. Không chỉ căn cứ vào đặc
trƣng của thành ngữ, Fernando còn dựa vào chức năng mà chúng đảm nhiệm để phân
loại: biểu đạt nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Mặc dù một số
phân loại còn mang tính tranh cãi và chồng chéo, nhƣng điều này củng cố thêm nhận
định rằng, thành ngữ có thể đƣợc sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau.
Nghiên cứu gần đây nhất về thành ngữ phải kể đến công trình khảo sát khối
liệu về ngữ cố định trong tiếng Anh vào năm 1998 của Rosamund Moon [123]. Số
liệu trong khảo sát của Strässler [146] chủ yếu dựa vào một số lƣợng hạn chế các

văn bản và đƣợc phân tích dựa trên định nghĩa hẹp về thành ngữ. Fernando [79]
định nghĩa thành ngữ rộng hơn và tiếp cận từ quan điểm chức năng sử dụng khối
liệu làm nguồn ví dụ và dẫn chứng. Trong khi đó, Moon [123] đã dùng khối liệu
làm công cụ chính và các dẫn chứng đƣợc khảo sát lấy từ khối liệu dựa vào các biến
và các đặc tính khác nhau của thành ngữ. Moon [123] đƣa ra định nghĩa rộng hơn
về thành ngữ và do đó, bà thích dùng thuật ngữ “ngữ cố định” (fixed expressions)
thay cho thành ngữ (idioms). Theo tác giả, ngữ cố định không nhất thiết phải cố
định, bởi lẽ, trong thực tế, chúng có thể có những thay đổi về cú pháp và hoặc từ
vựng. Theo cách phân loại này, các ngữ cố định đƣợc chia ra thành (i) các kết hợp
không theo quy tắc (anomalous collocation), (ii) kết hợp theo công thức (formulae)
và (iii) ẩn dụ (metaphor). Các kết hợp từ không theo quy tắc thể hiện quan điểm ngữ
pháp từ vựng; kết hợp theo công thức liên quan đến ngữ dụng và ẩn dụ liên quan
đến ngữ nghĩa. Theo đó, thành ngữ đƣợc bao hàm trong phạm trù ẩn dụ.
Có thể thấy rằng, cùng với thời gian, việc tiếp cận nghiên cứu thành ngữ
trong tiếng Anh đã có những thay đổi và các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã
đƣa ra các định nghĩa khác nhau về thành ngữ tƣơng ứng với các cách tiếp cận đó.


×