Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng việt và tiếng anh từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.39 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ KIM ANH

NGHI N CỨU TH NH NG

CH QUAN H

TRONG TI NG VI T V TI NG ANH
TỪ G C Đ

NG N NG

HỌC TRI NH N

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 62 22 01 02

TÓM TẮT LU N ÁN TI N SĨ NG

NGH AN - 2016

VĂN

H I


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


1.1. Quan hệ xã hội (QHXH) là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu bởi giá trị nhân văn và giá trị khoa học chứa đựng trong đó. Tình bạn, tình
yêu, hôn nhân được coi là những mối quan hệ cơ bản nhất, sâu rộng nhất, có tính chi
phối cao nhất trong đời sống xã hội của con người [134, tr.5]. Nghiên cứu vấn đề
QHXH biểu hiện qua ngôn ngữ hy vọng sẽ đóng góp vào việc hiểu và lý giải sâu sắc
hơn các mối QHXH cơ bản của con người.
1.2. Thành ngữ là kiểu loại đơn vị từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Được xem là
phương tiện giúp con người thể hiện sự nhận thức, hành vi và cả quá trình biến đổi
tâm - sinh lý - xã hội một cách hình ảnh, hàm ẩn, và cô đọng, thành ngữ là “một kho
báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc” [12, tr.142].
Thành ngữ giúp hiện thực hóa bức tranh văn hóa dân tộc của người bản ngữ thể hiện
qua quá trình ý niệm các mối QHXH. Sự phong phú về ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ
QHXH là một trong những lý do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đơn vị này cho
luận án.
1.3. Là một bộ phận của Khoa học tri nhận, Ngôn ngữ học tri nhận (NNH tri
nhận) tập trung nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên của con người như là phương tiện tổ
chức, xử lý và chuyển tải thông tin. Cho đến nay, mặc dù đã có một số nghiên cứu tập
trung xem xét thành ngữ theo hướng tiếp cận tri nhận luận, nhưng trên thực tế, việc
khảo sát ngữ nghĩa và đặc trưng văn hóa của thành ngữ chỉ các mối QHXH chưa
được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thành
ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ NNH Tri nhận. Đó cũng là
một lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án.
1.4. Một trong rất nhiều ứng dụng của NNH tri nhận về ẩn dụ là nghiên cứu
thành ngữ. Hầu như thành ngữ là sản phẩm của hệ thống ý niệm của chúng ta và
chúng không chỉ đơn giản là vấn đề ngôn ngữ. [111, tr. 231]. Thành ngữ được lựa
chọn nghiên cứu bởi đây được xem là lĩnh vực thực sự gây khó khăn trong quá trình
dạy và học ngoại ngữ. Do nghĩa của thành ngữ không thể suy đoán được từ nghĩa
thành phần, thành ngữ lại có nguồn gốc từ nền văn hóa lâu đời của mỗi dân tộc, nên
việc sử dụng thành ngữ như thế nào cho đúng trong từng ngữ cảnh cũng gây ra những
trở ngại nhất định cho người học. Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ góp phần cho



2
thấy tính thực tiễn và ứng dụng của lý thuyết về ẩn dụ. Từ đó, các giảng viên, học
viên, các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu phục vụ cho việc biên soạn tài liệu, giáo
trình phục vụ công tác đào tạo ở Việt Nam.
1.5. Thông qua việc tìm hiểu và tập hợp có chọn lọc kết quả nghiên cứu lý luận
về NNH tri nhận nói chung, về thành ngữ và ẩn dụ nói riêng, đặc biệt là quan điểm của
ngữ nghĩa học tri nhận về ngữ nghĩa và một số vấn đề lý thuyết liên quan đến ý niệm
của con người, luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận, là một đóng
góp mới, đẩy mạnh hướng nghiên cứu ngôn ngữ từ bình diện NNH tri nhận.
Nhận thấy đây là một vấn đề có nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chúng tôi
lựa chọn vấn đề Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng
Anh từ góc độ Ngôn ngữ học tri nhận làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa;
đồng thời chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm (ÂDYN) về
QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ NNH Tri nhận.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(i). Tìm hiểu và hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan
đến luận án
(ii). Khảo sát và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của ÂDYN về QHXH trong
thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
(iii). Phân tích, tổng hợp và lý giải những đặc điểm tương đồng và dị biệt trong
quá trình ý niệm hóa ba mối QHXH.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt luận án là phương pháp miêu tả và
phương pháp đối chiếu. Cụ thể, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ
học, phương pháp phân tích thành tố nghĩa, phương pháp phân tích diễn ngôn,

phương pháp miêu tả kết hợp với giải thích, phương pháp so sánh đối chiếu. Ngoài ra
chúng tôi cũng áp dụng một số phương pháp và thủ pháp liên ngành khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc
trưng văn hóa của ÂDYN về QHXH qua hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.


3
4.2. Phạm vi tư liệu
(i) Các công trình nghiên cứu (sách, giáo trình, bài báo, luận án, luận văn,...)
liên quan đến đề tài luận án
(ii). Hai nguồn khối liệu: BNC và COCA
(iii) Các từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
(iv) Các trang thông tin điện tử đăng tải trên Internet.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, thông qua việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc
trưng văn hóa của các thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và tiếng
Anh từ góc độ NNH tri nhận, bức tranh ý niệm về thế giới của hai cộng đồng người
bản ngữ được miêu tả một cách logic hơn, hợp lý hơn và rõ nét hơn.
Thứ hai, thông qua việc so sánh ngôn ngữ và nền văn hóa của hai cộng đồng
người bản ngữ một cách hệ thống, luận án chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt
trong việc ý niệm hóa các QHXH giữa tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện qua thành ngữ.
Thứ ba, luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nghiên cứu
thành ngữ từ góc độ NNH tri nhận.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án
được trình bày theo 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án
Chương 2: Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội trong thành ngữ tiếng

Việt và tiếng Anh
Chương 3: Cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã
hội trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU
V CƠ SỞ LÝ THUY T CỦA LU N ÁN
1.1.

Dẫn nhập

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh
Cách tiếp cận thành ngữ trong tiếng Anh được chia thành năm phạm trù phản
ánh những cách tư duy khác nhau trong ngôn ngữ học ở các thời điểm khác nhau.
(i) Cấu trúc và sự đa dạng của cấu trúc thành ngữ (những năm 1960 đến đầu
những năm 1970)
Mặc dù đã chú ý đến nghĩa và các kết hợp thành ngữ, nhưng trọng tâm các
nghiên cứu của Uriel Weinreich [154], Makkai [121] Newmeyer [124], Fernando [79,
tr.36] là dạng thức của thành ngữ.
(ii) Quá trình xử lý và lưu giữ thành ngữ (cuối những năm 1970-1980)
Nippold và Martin [125], Nippold và Rudzinski [126], Bobrow và Bell [65],
Ortony [127], Swinney và Cutler [148], Gibbs [83] cho rằng thành ngữ được xử lý nhanh
hơn các chuỗi từ riêng lẻ. Điều này góp phần cho thấy thành ngữ được xem là một
tổ hợp từ, được xử lý như một từ độc lập và nghĩa bóng là nghĩa chủ đạo của thành ngữ.
(iii) Tính ẩn dụ của thành ngữ (1985 đến nay)
Gibbs [83, tr.471] là người tiên phong nghiên cứu thành ngữ và tính ẩn dụ của
chúng từ các quan điểm khác nhau và cho đến nay, tính hình tượng của thành ngữ

được chấp nhận rộng rãi và được xem là một trong những đặc trưng của thành ngữ.
(iv) Dạy - học thành ngữ (cuối những năm 1980 đến nay)
Đa số các nghiên cứu về thành ngữ được đặt trong mối liên hệ với việc dạy học
ngôn ngữ như là một ngoại ngữ. Các quan điểm xoay quanh việc có nên dạy các
thành ngữ hay không, và nếu dạy, thì dạy những thành ngữ nào. Một số nhà nghiên
cứu xem thành ngữ là một yếu tố không thể lĩnh hội thông qua giảng dạy, vì thành
ngữ thiếu các quy tắc chung [142].
(v) Thành ngữ theo quan niệm rộng và chức năng của thành ngữ (những
năm 1990)
Các nghiên cứu của Strässler [146], Fernando [79] cho thấy, thành ngữ khá
thông dụng, được sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau và phổ biến trong ngôn ngữ


5
hàng ngày. Trong công trình khảo sát khối liệu về ngữ cố định trong tiếng Anh,
Rosamund Moon [123] đưa ra định nghĩa rộng hơn về thành ngữ.
Việc tiếp cận nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh đã có những thay đổi và
các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về thành ngữ tương ứng
với các cách tiếp cận đó.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt
Là bộ phận quan trọng trong vốn từ của mỗi một ngôn ngữ, thành ngữ tiếng
Việt cũng được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Hoàng Văn Hành [12] thừa nhận vai trò của đơn vị ngôn ngữ - văn hóa này
trong hệ thống vốn từ tiếng Việt, xem thành ngữ là “các tổ hợp từ cố định nhưng có
đặc điểm bền vững về hình thái cấu trúc và hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa” và “thành
ngữ là một trong những tiêu chí hàng đầu để nhận diện dân tộc” [12]. Các cuốn từ
điển thành ngữ như [55], [26], [25] được biên soạn công phu, dựa vào tư liệu phong
phú, được xem là cơ sở để các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên khai thác các dẫn
chứng, ví dụ, minh họa liên quan đến thành ngữ.
Nghiên cứu của Nguyễn Công Đức [8], Trần Thị Hồng Hạnh [13], [14] bàn về

khía cạnh cấu trúc hình thái - ngữ nghĩa của thành ngữ và mối liên hệ sâu sắc giữa thành
ngữ và ẩn dụ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở cấu trúc của thành ngữ.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ cũng chiếm một số
lượng đáng kể. Luận án của Phan Văn Quế [36] Ngô Minh Thủy [40], Đặng Nguyên
Giang [9] đề cập đến sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Việt với các
ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật.
Các nghiên cứu gần đây tập trung vào thành ngữ từ góc nhìn NNH Tri nhận,
đặc biệt nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa ẩn dụ và thành ngữ. Hữu Đạt [7] lựa chọn
nghiên cứu tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt; Phan
Thế Hưng [18], Trần Thị Phương Lý [27] hướng đến ÂDYN, một vấn đề quan trọng
trong ngữ nghĩa học tri nhận.
Kết hợp nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau
từ bình diện NNH tri nhận phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ [54], Trịnh
Thị Thanh Huệ [17], Huỳnh Ngọc Mai Kha [19], Ly Lan [22], Trần Bá Tiến [47], Vi
Trường Phúc [35]. Những đề tài mà các luận án này lựa chọn đã góp phần làm sáng
tỏ các đặc điểm ngữ nghĩa, đặc trưng văn hóa cũng như cơ sở tri nhận của đơn vị
ngôn ngữ này.


6
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu về hệ
thống thành ngữ biểu thị QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ quan điểm của
NNH tri nhận..
1.3. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án
1.3.1. Lý luận chung về Ngôn ngữ học tri nhận
Các công trình của một số học giả như Lakoff & Johnson [113], Lakoff [114,
116], Kövecses [109, 110, 111] đã gợi ra nhiều hướng nghiên cứu trong NNH tri
nhận. Lý Toàn Thắng [37] và Trần Văn Cơ [5, 6] có thể được xem là hai trong số các
tác giả tiên phong trong việc giới thiệu NNH tri nhận ở Việt Nam.
1.3.1.1. Kinh nghiệm và kinh nghiệm nghiệm thân

Theo Lakoff & Johnson [113], tri thức về thế giới mà con người có được là do
sự tương tác của cơ thể với hiện thực khách quan, và được kiểm chứng qua hoạt động
thực tiễn.
1.3.1.2. Ý niệm và ý niệm hóa
Vấn đề được xem là trung tâm của NNH tri nhận là ý niệm. Theo Trần Văn Cơ,
ý niệm chứa đựng ba thành tố, bao gồm khái niệm, cảm xúc - hình tượng và văn hóa
[6, tr.93].
Lý Toàn Thắng [38] cho rằng, việc ý niệm hóa thế giới cho ta những “bức
tranh thế giới” khác nhau. Mỗi một ngôn ngữ tự nhiên phản ánh một phương thức
nhất định nhằm ý niệm hóa thế giới của dân tộc mình. Điều này khiến cho bức tranh
ngôn ngữ về thế giới mang đậm dấu ấn của từng dân tộc.
1.3.1.3. Phạm trù và phạm trù hóa
Theo Trần Văn Cơ [5], phạm trù hóa kết hợp những đơn vị giống nhau hoặc
đồng nhất về mặt nào đó lại với nhau thành những lớp lớn hơn.
1.3.1.4. Điển dạng
Theo Rosch [137], chúng ta phạm trù hóa các sự vật thông qua điển dạng. Điển
dạng được xem là một biểu tượng tinh thần tương đối trừu tượng, tập hợp các đặc
điểm hay đặc tính tiêu biểu nhất của một phạm trù nào đó.
1.3.1.5. Mô hình tri nhận
Mô hình tri nhận là một cấu trúc tri thức phi ngôn ngữ của các ý niệm. Mỗi mô
hình tri nhận là một sự khái quát hóa toàn bộ các kinh nghiệm được tái lập. Do được
lý tưởng hóa, nên các mô hình tri nhận không hoàn toàn tương ứng với thế giới khách
quan mà tùy thuộc vào cách lý giải của con người. Các mô hình tri nhận là nền tảng


7
tri thức gắn liền với sự hiểu biết về một ý niệm cụ thể, bao gồm những ý niệm và các
quan hệ giữa các ý niệm đó với nhau [77, tr.13].
1.3.2. Nguyên lý và lý thuyết của Ngữ nghĩa học tri nhận
1.3.2.1. Nguyên lý chủ đạo của Ngữ nghĩa học tri nhận

Evans, V et al [77] tổng kết lại bốn nguyên lý chủ đạo: (a). Cấu trúc ý niệm
được nghiệm thân; (b). Cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc ý niệm; (c). Biểu đạt nghĩa có
tính chất bách khoa; (d). Kết cấu nghĩa là sự ý niệm hóa.
1.3.2.2. Một số lý thuyết trong Ngữ nghĩa học tri nhận
(a). Lý thuyết sơ đồ hình ảnh
Johnson [102] cho rằng, một cách để các kinh nghiệm nghiệm thân thể hiện ở
cấp độ tri nhận là căn cứ vào lý thuyết sơ đồ hình ảnh.
(b). Mô hình tri nhận lý tưởng
Lakoff [116] cho rằng phạm trù hóa liên quan đến mô hình tri nhận lý tưởng
(ICMs). Đây là các biểu đạt tinh thần tương đối ổn định thể hiện các lý thuyết về
thế giới.
(c). Lý thuyết ẩn dụ tri nhận
Lakoff & Johnson [113] cho rằng bản thân tư duy về cơ bản có tính ẩn dụ. Cấu
trúc ý niệm được tổ chức thông qua ánh xạ giữa các miền và các biểu đạt tương ứng.
(d). Hoán dụ tri nhận
Theo Lakoff & Turner [115], cơ chế hoán dụ cho phép một thực thể này đại
diện cho một thực thể khác, bởi cả hai ý niệm đó cùng tồn tại chung trong một miền.
1.3.3. Ẩn dụ
1.3.3.1. Ẩn dụ trong quan niệm truyền thống
Ẩn dụ được coi là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai
sự vật có sự tương đồng nào đó. Kövecses [98] tổng kết đặc điểm của ẩn dụ trong
quan niệm truyền thống: Thứ nhất, ẩn dụ là lời nói hoa mỹ mang tính tô điểm. Thứ
hai, ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ, chứ không phải là một hiện tượng tri nhận.
Thứ ba, cơ sở của ẩn dụ là dựa trên sự tương đồng.
1.3.3.2. Ẩn dụ theo cách nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận
Bản chất của ẩn dụ không nằm trong ngôn ngữ mà trong cách con người ý
niệm hóa một miền tinh thần nào đó trên cơ sở một miền khác. Ẩn dụ được định
nghĩa là việc “hiểu một miền ý niệm này dựa trên một miền ý niệm khác” [111]. Hai
miền tham gia vào ÂDYN được gọi là miền nguồn (source domain) và miền đích



8
(target domain). Miền nguồn thường mang tính cụ thể, vật chất (cuộc hành trình,
chiến tranh, ngôi nhà) trong khi đó, miền đích thường có tính khái quát và trừu tượng
(tình bạn, tình yêu, hôn nhân).
Theo Lakoff & Johnson [113], cần phân biệt ẩn dụ với các biểu đạt ẩn dụ. Ẩn dụ
nghĩa là cơ chế ánh xạ qua các miền trong hệ thống ý niệm. Thuật ngữ “biểu đạt ẩn dụ”
nhằm để chỉ các biểu đạt ngôn ngữ bề mặt (từ, ngữ, câu) của ánh xạ qua các miền đó.
1.3.4. Thành ngữ chỉ quan hệ xã hội
1.3.4.1. Thành ngữ
Mặc dù còn những tranh cãi trong cách xác định thành ngữ, chúng tôi thống
nhất lựa chọn ba đặc điểm được nhiều học giả đồng thuận làm căn cứ cho nghiên cứu
của luận án: (1) về mặt cấu tạo, thành ngữ là tổ hợp từ, (2) về mặt cấu trúc, thành ngữ
thường cố định; (3) về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ thường mang nghĩa bóng/ nghĩa
hình tượng, khó suy đoán từ nghĩa thành phần.
1.3.4.2. Quan hệ xã hội
Mặc dù các mối quan hệ rất phức tạp, nhưng có thể quy về hai loại quan hệ
chính: quan hệ quyền thế và quan hệ kết liên [21, tr.199]. Một mối QHXH được mã
hóa trong ngôn ngữ là mối quan hệ của quyền lực (Power) và mức độ thân mật
(Solidarity) [66], sự tự nguyện và mức độ thân mật [151, tr.95]. Bên cạnh mối quan
hệ huyết thống thì tình bạn, tình yêu, hôn nhân là các mối quan hệ cơ bản nhất, có
tính chi phối cao nhất trong đời sống của con người.
Theo chúng tôi, các mối QHXH trong phạm vi nghiên cứu của luận án này
(tình bạn, tình yêu, hôn nhân) đều dựa trên quan hệ kết liên, chủ yếu dựa trên cơ sở tự
nguyện và mức độ thân mật. Bên cạnh đó, những mối quan hệ liên nhân này có sự
liên hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau: tình bạn được xem là cơ sở cho tình yêu nam
nữ, còn tình yêu đôi lứa đóng vai trò là nền tảng của hôn nhân.
1.3.4.3. Thành ngữ chỉ quan hệ xã hội
Trong số 872 thành ngữ trong tiếng Việt và Tiếng Anh biểu thị ÂDYN về 3
mối QHXH, số lượng các thành ngữ biểu thị ÂDYN về tình bạn chiếm một tỷ lệ

tương đối thấp (136/ 872 thành ngữ (chiếm 15,6%). Tuy nhiên, số lượng thành ngữ
biểu thị ý niệm ẩn dụ về tình yêu trong tiếng Việt và tiếng Anh lại tương đối lớn (419
thành ngữ, chiếm 48.05%). Trong 317 thành ngữ liên quan đến ÂDYN hôn nhân
(chiếm 36.35%), số lượng thành ngữ tiếng Việt (223 thành ngữ) vượt trội hơn hẳn so
với tiếng Anh (94 thành ngữ).


9
1.4. Tiểu kết chƣơng 1
Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh đã trải qua nhiều
giai đoạn phát triển khác nhau, tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thành ngữ.
Cùng với sự phát triển của NNH tri nhận, các nghiên cứu đã nhấn mạnh đến mối
quan hệ giữa thành ngữ và ÂDYN bởi thành ngữ là nơi biểu hiện rõ nhất cơ sở tri
nhận, đời sống tư duy, văn hóa, xã hội của người bản ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay,
chưa có một nghiên cứu nào về thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và
tiếng Anh.
Mặc dù tồn tại nhiều quan niệm và hướng tiếp cận khác nhau liên quan đến
thành ngữ, trong luận án này, chúng tôi thống nhất xem thành ngữ là tổ hợp từ cố
định; nghĩa của thành ngữ không được suy ra từ nghĩa thành phần; và nghĩa bóng
(nghĩa hình tượng) là đặc trưng cơ bản của thành ngữ.
Nghiên cứu về các mối QHXH góp phần làm sáng tỏ bản sắc riêng trong cách
nhìn, cách nghĩ về thế giới cũng như vai trò của văn hóa ở mỗi dân tộc. Đề tài luận án
lấy cơ sở lý thuyết của Ngữ nghĩa học tri nhận, từ đó, phân tích và chỉ ra những tương
đồng và dị biệt của các thành ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh.


10
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ Ý NI M QUAN H
TRONG TH NH NG


H I

TI NG VI T V TI NG ANH

2.1. Dẫn nhập
Dựa trên sáu nhóm ẩn dụ mà Kövecses [107] đề xuất, chúng tôi phân chia và
khảo sát đặc điểm của ÂDYN về tình bạn, tình yêu, hôn nhân trong thành ngữ tiếng
Việt và tiếng Anh.
2.2. Ẩn dụ ý niệm tình bạn
2.2.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp
Có 35/136 thành ngữ biểu thị ẩn dụ TÌNH BẠN LÀ SỰ CHIA SẺ, chiếm tỷ lệ
cao nhất trong nhóm ẩn dụ giao tiếp. Một số thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố vật
chất cụ thể, hữu hình, gần gũi với cuộc sống con người như con chấy, miếng cơm,
manh áo (con chấy cắn đôi, nhường cơm sẻ áo).
[V-44]. Minh Hằng và cô bạn 'con chấy cắn đôi' Hoàng Thùy Linh .
Ý niệm tình bạn sử dụng nhiều ẩn dụ giao tiếp, con người và sự trải nghiệm.
Điều khiến cho tình bạn khác với các mối quan hệ khác chính là bản chất của các trải
nghiệm được chia sẻ, cách thức chia sẻ và mức độ thân mật mà những chia sẻ này
hướng đến.
2.2.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc
Ẩn dụ thuộc nhóm này liên quan đến sự gần gũi. Các yếu tố như nhiệt (lửa), sự
mê hoặc hay lực hoàn toàn không thấy xuất hiện.
Dựa trên trải nghiệm về khoảng cách không gian thực tế, chúng ta có ẩn dụ
TÌNH BẠN LÀ SỰ GẦN GŨI. Sự gắn bó giữa hai người bạn được thể hiện qua biểu
đạt ngôn ngữ cụ thể, sinh động gắn liền với một bộ phận cơ thể con người.
[V-24]. tôi muốn tự mình lái xe đưa người bạn chí cốt tìm một nơi thanh vắng
để tâm tình.
2.2.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái
Số lượng thành ngữ biểu thị tình bạn dựa trên ý niệm về sợi dây ràng buộc

chiếm tỷ lệ cao nhất (10 thành ngữ); tiếp theo là giao dịch kinh tế, vật sở hữu và sự
hợp nhất.
Mặc dù được xem là một mối quan hệ mang tính tự nguyện, tình bạn còn được
ý niệm hóa dựa trên sợi dây ràng buộc vật chất giữa hai người.


11
[V-25]. Họ chẳng phải là anh em ruột, là bạn nối khố của Tám Sang đó sao?
Trong nhóm này, tình bạn được ý niệm hóa trên cơ sở vật chứa những gì sâu
kín nhất, trạng thái thuộc tính ổn định, có mối quan hệ bền vững và có sự tương tác
lợi ích qua lại với nhau.
2.2.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện
Số lượng thành ngữ tiếng Anh cao gấp 4 lần tiếng Việt (19 và 5), đặc biệt là ẩn
dụ liên quan đến ý niệm cuộc hành trình.
[A-58]. So, ten years from now, when we're on the same boat, and she can't
get over.
Tình bạn còn được ý niệm là cuộc chiến hay trò chơi. Số lượng thành ngữ
thuộc nhóm này không đáng kể, do đó, chúng tôi cho rằng, đây không phải là điển
dạng của tình bạn.
2.2.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp
Điểm chung trong các ÂDYN thuộc nhóm này là các miền nguồn đều là vật thể
phức hợp. Ẩn dụ NG I NHÀ liên quan đến việc tạo dựng và tính ổn định, ẩn dụ C
MÁY liên quan đến chức năng hoạt động và ẩn dụ SINH V T S NG liên quan đến
khía cạnh phát triển của tình bạn. Trong đó, ẩn dụ liên quan đến miền nguồn sinh vật
sống có số lượng thành ngữ nhiều nhất (10/19 thành ngữ).
[A-91]. So why do celebrities find best friends in other celebrities? Birds of a
feather flock together.
2.2.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực
Tình bạn được xem là một mối quan hệ tích cực, là cái có giá trị, điều đáng mơ
ước, dựa trên các ánh xạ từ ẩn dụ ý niệm về hàng hóa có giá trị. Có 12 thành ngữ liên

quan đến ẩn dụ ý niệm này.
[A-177]. So he had cold feet about his friends, but they wouldn't get the better
of him.
2.2.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình bạn
Nguồn gốc của các ẩn dụ đều xuất phát từ 6 nhóm ẩn dụ cơ bản. Giao tiếp,
được hiểu là việc chia sẻ các vật thể giữa những người bạn, là đặc trưng nổi trội nhất
của các ÂDYN về tình bạn. Bản chất của tình bạn là sự gần gũi dựa trên cơ sở tự
nguyện và có lựa chọn. Các yếu tố liên quan đến việc mất kiểm soát như lực, sự mê
hoặc không phải là điển dạng trong mối quan hệ liên nhân này. Tình bạn được ý niệm
hóa thành một dạng đặc biệt của trạng thái thuộc tính: ổn định (vật sở hữu), quan hệ


12
bền vững (sợi dây ràng buộc) và có sự tương tác lợi ích qua lại với nhau (giao dịch
kinh tế). Bên cạnh đó, tình bạn cũng thừa kế một phần đặc điểm của ẩn dụ cấu trúc sự
kiện. Trong nhóm ẩn dụ hệ thống phức hợp, tình bạn được đặc trưng bởi một loạt các
ánh xạ ở cấp độ khái quát. Các ẩn dụ thuộc nhóm này dựa trên kết cấu chung và đặc
trưng của vật thể phức hợp.
2.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu
Tình yêu dường như là một hiện tượng mang tính phổ quát, xuất hiện trong tất
cả các nền văn hóa [151]. Có 419 thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN
tình yêu, chiếm tỷ lệ 48.05%.
2.3.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp
Trong 65 thành ngữ thuộc nhóm này (chiếm 15.5% các ẩn dụ về tình yêu), số
lượng tiếng Anh vượt trội so với tiếng Việt. Các thành ngữ biểu thị ẩn dụ TÌNH YÊU
LÀ V T CHỨA chiếm tỷ lệ cao nhất (51 thành ngữ, chiếm tỷ lệ 78.46%).
Bản chất của tình yêu bao gồm niềm tin, thái độ, mong ước, cảm xúc tri nhận
(chiếm hữu người yêu), hành vi (quan hệ tình dục), tác động vật lý (tăng nhịp tim),
v.v... Vật chứa với hình dạng, kích thước, dung tích, v.v.. được xem là cơ sở cho các
ánh xạ từ miền nguồn- vật chứa đến miền đích - tình yêu. Tất cả các yếu tố này đều

diễn ra trong một vật chứa cụ thể như ở ví dụ [A-248].
[A-248]. "love will find a way" whirling about in her poor love-starved heart.
2.3.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc
Trong 94 thành ngữ thuộc nhóm này, ẩn dụ liên quan đến lực chiếm tỷ lệ cao
nhất (52/94 thành ngữ, chiếm 55.31%). Các ẩn dụ đều liên quan đến khía cạnh cường
độ của tình yêu: tình yêu là lửa có thể đốt cháy mọi thứ (TÌNH YÊU LÀ LỬA); tình
yêu là lực cuốn trôi mọi thứ (TÌNH YÊU LÀ LỰC); tình yêu là điều kỳ diệu khiến
con người ta bị mê hoặc (TÌNH YÊU LÀ SỰ MÊ HOẶC).
[V-336]. Bao nhiêu ý nghĩ ngổn ngang bay đi hết nhường chỗ cho một sự thật
về người đàn bà bằng xương bằng thịt cháy như thiêu như đốt.
2.3.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái
Trong số 62 thành ngữ thuộc nhóm này, có 29 thành ngữ tiếng Việt và 33
tiếng Anh. Trong ẩn dụ về sự hợp nhất, những người yêu nhau xem họ là một sự
hợp nhất của hai phần để tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo (như hình với bóng, heart
and soul, v.v..).
[V-319]. Trở về rồi thì thằng Junkim bám Hường như hình với bóng.


13
2.3.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện
Trong nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện, ý niệm nguồn về cuộc hành trình, cuộc
chiến, trò chơi được sử dụng trong các ánh xạ sang miền đích- tình yêu. Nổi bật nhất
là ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (58 thành ngữ, chiếm tỷ lệ 65.9%).
Trong tình yêu, hai người có quan hệ đặc biệt, cùng theo đuổi mục tiêu sống chung.
[A-215]. We have come a long way and you know, like I say, I have a lot of
successful women in my life.
2.3.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp
Trong nhóm này, chiếm số lượng nhiều nhất là thành ngữ biểu thị ẩn dụ TÌNH
YÊU LÀ THỨC ĂN (41 thành ngữ, chiếm 52.56%). Tiếp theo là ẩn dụ TÌNH YÊU
LÀ SINH V T S NG (33 thành ngữ, chiếm 42.3%).

[V-447]. Của đáng tội cũng có mấy cô săn lùng chàng, sùng sục cả lên,
nhưng cô nào cũng xôi hỏng bỏng không.
2.3.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực
Số lượng thành ngữ biểu thị ẩn dụ đánh giá tích cực/ tiêu cực chiếm một tỷ lệ
nhỏ (32/ 419 thành ngữ, chiếm 7.64%) nhưng cũng cho thấy việc ý niệm hóa tình yêu
dựa trên miền nguồn hàng hóa có giá trị và những người yêu nhau là người trao đổi
hàng hóa với nhau.
[A-234]. I want you all to know that my relationship with you is one that
I hold very dear.
2.3.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình yêu
Mô hình tri nhận tình yêu được khảo sát trong luận án khá lý tưởng, bao
gồm niềm tin, thái độ (nhóm ẩn dụ giao tiếp), tình yêu thương, sự gần gũi (nhóm
ẩn dụ tình cảm, cảm xúc), mong ước, khát khao (nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực và
phức hợp).
Trong nhóm ẩn dụ giao tiếp, tình yêu được xem là một trải nghiệm riêng tư
và diễn ra ngay bên trong cơ thể con người. Tình yêu được ẩn dụ hóa là vật chứa
những tình cảm sâu kín nhất, gắn liền với nhu cầu được gần gũi về mặt thể xác với
người mình yêu. Khía cạnh cường độ được xem là yếu tố trung tâm trong nhóm
tình cảm, cảm xúc: tình yêu được ý niệm hóa dựa trên yếu tố lửa, lực, sự mê hoặc.
Tình yêu được ý niệm hóa thành cuộc hành trình, cuộc chiến hay trò chơi. Đối với
nhóm ẩn dụ trạng thái, dường như miền đích - tình yêu đã lựa chọn các miền
nguồn tương ứng (vật sở hữu, sự hợp nhất, sợi dây ràng buộc) dựa trên các đặc


14
trưng trạng thái sinh học nhất định như mối quan hệ tình dục (sự hợp nhất) hay
tình mẫu tử (sợi dây ràng buộc). Các đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến sự ổn định,
vững chắc của miền nguồn được ánh xạ lên miền đích và cho chúng ta các biểu đạt
ngôn ngữ tương ứng.
2.4. Ẩn dụ ý niệm hôn nhân

2.4.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp
Chiếm số lượng lớn nhất là các thành ngữ biểu thị ÂDYN liên quan đến vật
chứa (20/39 thành ngữ, chiếm 51,28%) và sự chia sẻ (11/39 thành ngữ, chiếm 28.21%).
Sự chia sẻ trong hôn nhân có thể được xem là một cam kết, theo đó, vợ chồng
chia sẻ cả 4 loại nhu cầu: nhu cầu bên trong (về mặt tình cảm), nhu cầu bên ngoài
(vấn đề tài chính, vật chất), nhu cầu sinh lý (quan hệ tình dục), nhu cầu hình thức
(tình trạng pháp lý).
[V-46]. Chị quyết định ly hôn sau tháng ngày dài dày vò trăn trở, buông tay
người chồng từng đồng cam cộng khổ.
Bên cạnh đó, chúng ta có ẩn dụ H N NHÂN LÀ V T CHỨA với những đặc
điểm giới hạn không gian như trước sau (có thủy có chung), trên dưới, trong ngoài
(trong ấm ngoài êm),..
[V-432]. Tôi thì không thích kiểu “ông chằng bà chuộc”. Nên gia đình tôi vẫn
được sự thuận hòa trong ấm ngoài êm.
2.4.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc
Trong 20/317 thành ngữ thuộc nhóm này, ẩn dụ liên quan đến sự gần gũi
chiếm tỷ lệ cao nhất (15/20 thành ngữ, đạt 75%). Các yếu tố như lửa/ nhiệt, lực hay
sự mê hoặc không thấy xuất hiện nhiều. Sự gần gũi thể hiện qua khoảng cách (ăn cận
nằm kề), qua sự tiếp xúc thể xác (đầu ấp tay gối, ra đụng vào chạm).
[V-152]. Vợ chồng người ta đang là đồng tịch đồng sàng, đồng sinh đồng tử,
cưu mang đồng lần.
2.4.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái
Trong nhóm này, thành ngữ liên quan đến sự hợp nhất chiếm tỷ lệ cao nhất
(47/127 thành ngữ, chiếm 37%), tiếp theo là sợi dây ràng buộc (38/127 thành ngữ) và
yếu tố tiền định (18/127 thành ngữ)
Sự hợp nhất phi vật chất được nảy sinh từ cấu trúc của miền nguồn liên quan
đến sự hợp nhất vật chất [111, tr.222]. Sự hợp nhất phi vật chất là đặc điểm cốt lõi
của ý niệm hôn nhân.



15
[V-234]. Bởi vì chàng không được kết tóc trăm năm với Cẩm Vân thì chẳng
còn trông mong gì nữa mà học.
Ý niệm duyên/ kiếp xuất hiện trong một số thành ngữ tiếng Việt: căn duyên
thiên định, cái duyên cái kiếp, ông tơ bà nguyệt. Đặc biệt, không có thành ngữ nào
biểu thị ÂDYN này trong tiếng Anh.
[V- 45]. Tại cái duyên cái số cả đấy. Ông ta đã ngoài năm mươi. Còn cái
Huyền mới bước sang tuổi hai mươi ba.
2.4.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện
Trong nhóm này, ẩn dụ liên quan đến cuộc hành trình chiếm tỷ lệ cao nhất (45
thành ngữ, chiếm 84.9%). Các đặc điểm của cuộc hành trình được ánh xạ lên miền
đích - hôn nhân.
[A-28]. She shared in a battle that had begun when she was at one of many
crossroads in her marriage.
Bên cạnh đó, ý niệm nguồn liên quan đến cuộc chiến cũng được áp dụng cho
miền đích hôn nhân.
2.4.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp
Thành ngữ biểu thị ÂDYN hôn nhân liên quan đến miền nguồn thức ăn (25/58
thành ngữ), sinh vật sống (17/58 thành ngữ), ngôi nhà (15/58 thành ngữ). Ẩn dụ ngôi
nhà liên quan đến kết cấu vật thể và sự ổn định của mối quan hệ.
[A-408]. Now they are back under the same roof.
Ẩn dụ liên quan đến thức ăn thể hiện qua thành ngữ trong ví dụ [V-435].
[V-435]. Tuần trăng mật trôi đi nhanh, cô và Tùng lại hối hả bước vào cuộc
sống mưu sinh.
2.4.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực
Trong nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực/ tiêu cực, hôn nhân được ý niệm thành
hàng hóa: giữ giá làm cao, như bắt được vàng,
[V- 317]. Lấy được Liên, Quân như bắt được vàng.
2.4.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm hôn nhân
Không chỉ xoay quanh các ý niệm nguồn như cuộc hành trình, các ÂDYN về

hôn nhân liên quan đến nhiều yếu tố khác như sự gần gũi, sự hợp nhất, sự ràng
buộc, v.v..
Bản chất của hôn nhân là sự gắn kết của hai cá thể lại với nhau nên yếu tố gần
gũi trong hôn nhân mang tính điển hình, thể hiện qua khoảng cách giữa hai vợ chồng


16
và qua sự tiếp xúc thể xác Hôn nhân còn được định nghĩa là sự ràng buộc về mặt
pháp lý, tình cảm. Ẩn dụ liên quan đến sợi dây ràng buộc thể hiện khía cạnh liên kết,
ràng buộc của hôn nhân. Trong hệ thống ẩn dụ cấu trúc sự kiện, hôn nhân được ý
niệm hóa thành cuộc hành trình dài. Bên cạnh đó, cơ sở tri nhận mối quan hệ hôn
nhân được xác định có nguồn gốc từ các vật thể phức hợp; trong đó, đáng kể nhất là ý
niệm liên quan đến ngôi nhà, sinh vật sống hay thức ăn.
2.5. Tiểu kết chƣơng 2
Thứ nhất, các ÂDYN QHXH đều chia sẻ chung một cơ sở trải nghiệm: xuất
phát từ những vật thể, sự kiện gần gũi nhất trong đời sống hàng ngày để ý niệm các
mối QHXH trừu tượng, phức tạp.
Thứ hai, thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH đều chia sẻ chung một số đặc điểm
ngữ nghĩa như sự gần gũi, thân mật, sự chia sẻ, sự ràng buộc, v.v.. Mặc dù các biểu
đạt ngôn ngữ được lựa chọn để biểu đạt ÂDYN QHXH là khác nhau giữa hai ngôn
ngữ, tình bạn, tình yêu, hôn nhân đều là những mối quan hệ liên nhân mang tính phổ
quát trong đời sống của con người.
Thứ ba, số lượng và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh biểu thị ÂDYN QHXH có những điểm khác biệt. Điều này phản ánh một thực tế
rằng, có sự liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ, quá trình ý niệm hóa và sự trải nghiệm.
Chỉ bằng việc nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta mới có thể có một cái nhìn đầy đủ và
toàn diện hơn về quá trình ý niệm hóa và sự trải nghiệm của con người.


17

Chƣơng 3
CƠ SỞ TRI NH N V ĐẶC TRƢNG VĂN H A CỦA ẨN DỤ Ý NI M
QUAN H
H I TRONG TH NH NG TI NG VI T V TI NG ANH
3.1. Dẫn nhập
Trong chương 3, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động đến
ẩn dụ tri nhận (kinh nghiệm, văn hóa, xã hội, v.v..), những nét tương đồng và dị biệt
trong các ÂDYN về QHXH giữa thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
3.2.1. Khái niệm văn hóa
Khi văn hóa được xem là những hiểu biết chung đặc trưng cho một nhóm
người, mối liên hệ giữa ẩn dụ và văn hóa trở nên rõ ràng hơn [110].
3.2.2. Các đặc điểm của văn hóa
Trần Ngọc Thêm [39] đã khái quát bốn đặc trưng cơ bản nhất: tính nhân sinh,
tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử. Đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép
phân biệt văn hóa với những khái niệm có liên quan.
3.2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
Xét về bản chất, ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ biện chứng với
nhau [41]. Ngôn ngữ là yếu tố hàng đầu mang sắc thái văn hóa dân tộc rõ nhất. Thông
qua các lựa chọn ngôn ngữ mà con người sử dụng, chúng ta có thể thấy sự tồn tại của
mối quan hệ này.
3.3. Các mô hình tri nhận liên quan đến ẩn dụ ý niệm QHXH
Có một số quan điểm khác nhau liên quan đến mô hình tri nhận của ẩn dụ ý
niệm QHXH. Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng nền tảng kinh nghiệm lựa
chọn ÂDYN tương ứng và các ÂDYN góp phần tạo ra mô hình văn hóa. Các phân
tích và nhận định trong luận án dựa vào trên mô hình này kết hợp với mô hình ba cấp
độ của ẩn dụ do Kövecses [111] đề xuất.
3.4. Sự tƣơng đồng của ẩn dụ ý niệm QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh
3.4.1. Sự tương đồng về loại miền nguồn

Các miền nguồn phần lớn đều liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người.
Đây không phải là một khảo sát hoàn chỉnh về các miền nguồn liên quan đến ÂDYN.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, các miền nguồn là một thế giới đã được đơn giản hóa
hết mức, nhưng nó chính là bản chất của thế giới cho phép con người sử dụng để tạo
ra các ý niệm trừu tượng hơn như các mối QHXH.


18
3.4.2. Sự tương đồng trong nét nghĩa ẩn dụ ý niệm
Thứ nhất, cơ sở tri nhận về ba mối QHXH giữa hai cộng đồng bản ngữ là khá
tương đồng: ẩn dụ giao tiếp được xem là điển dạng của tình bạn; ẩn dụ tình cảm, cảm
xúc là đặc điểm nổi trội trong tình yêu; sự ràng buộc hay cam kết là yếu tố cốt lõi
trong hôn nhân.
Thứ hai, một số lượng lớn các ÂDYN có nền tảng liên quan đến kinh nghiệm
nghiệm thân. Những biểu hiện tương ứng giữa việc đạt được mục đích và đi đến đích,
khao khát tình cảm và tăng nhiệt,… tồn tại trong các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Tuy nhiên, nền tảng nghiệm thân mà con người dựa vào trong quá trình tri
nhận các ý niệm trừu tượng mang tính tự nhiên và được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ
chấp thuận.
3.5. Sự khác biệt văn hóa và cơ sở tri nhận của ẩn dụ ý niệm về QHXH
trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
3.5.1. Sự khác biệt giao văn hóa
3.5.1.1. Khác biệt về loại ẩn dụ ý niệm
Trong tiếng Việt, hôn nhân được xem là ý niệm phổ biến, đậm nét nhất (223
thành ngữ). Ngược lại, số lượng thành ngữ biểu thị ÂDYN tình yêu trong tiếng Anh
chiếm gần một nửa (226/419 thành ngữ). Sự khác biệt được thể hiện trong các loại
ÂDYN mà mỗi ngôn ngữ và nền văn hóa sử dụng để ý niệm hóa nguồn đích QHXH.
(a). Thành ngữ biểu thị ÂDYN tình bạn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cả hai ngôn
ngữ, trong đó, số lượng thành ngữ tiếng Anh thuộc nhóm ẩn dụ giao tiếp cao gấp 5
lần so với tiếng Việt.

(b). Tình yêu là một phạm trù được ý niệm hóa cao trong cả hai ngôn ngữ. Thứ
nhất, số lượng thành ngữ tiếng Anh biểu thị ẩn dụ liên quan đến vật sở hữu, giao dịch
kinh tế đều cao hơn so với tiếng Việt. Thứ hai, số lượng thành ngữ biểu thị ÂDYN có
liên quan đến ý niệm nguồn cuộc hành trình, cuộc chiến và trò chơi đều có sự chênh
lệch (tiếng Anh: 57; tiếng Việt: 31). Thứ ba, tiếng Việt chiếm 2/3 số lượng thành ngữ
(27) liên quan đến trạng thái mê hoặc.
(c). Hôn nhân là một phạm trù có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống
cũng như tư duy của người Việt, thể hiện qua nhóm ẩn dụ trạng thái. Trong đó, số
lượng các thành ngữ tiếng Việt đều cao hơn nhiều so với tiếng Anh: sợi dây ràng
buộc (26 và 12); sự hợp nhất (45 và 2); và yếu tố tiền định (18 và 0). Yếu tố ràng
buộc trở thành ý niệm cơ sở trong đời sống người Việt: kết tóc trăm năm, chồng chắp
vợ nối, rổ rá cạp lại,v.v. Đối với văn hóa trọng tình như Việt Nam, sự hòa hợp trở
thành yếu tố quan trọng. Trong mọi mối quan hệ phải duy trì sự hòa hợp lẫn nhau,


19
trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: chồng hòa vợ thuận, chồng khôn vợ ngoan,.. Ngoài
ra, ý niệm duyên rất phức tạp và đa chiều, nhưng chủ yếu liên quan đến định mệnh:
căn duyên thiên định, cái duyên cái kiếp, phải duyên phải kiếp,v.v.. Quan điểm này
xuất phát từ niềm tin Phật giáo vào nghiệp chướng và học thuyết Thập nhị nhân
duyên về kiếp luân hồi.
Thứ hai, trong nhóm ẩn dụ phức hợp, số lượng thành ngữ tiếng Việt gấp 5 lần
tiếng Anh (49 và 9), thể hiện qua các ẩn dụ liên quan đến ngôi nhà (13 và 2), sinh vật
sống (15 và 2) hay thức ăn (21 và 4). Hôn nhân được ý niệm hóa dựa trên khía cạnh
bền vững và ổn định của mối quan hệ. Văn hóa Việt Nam với tinh thần của người
nông nghiệp định cư coi trọng ngôi nhà là hoàn toàn nhất quán và rõ nét [39]. Bên
cạnh đó, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở phương Đông là điều kiện tốt cho các loại
cây cối phát triển. Nhóm từ thực vật và thực vật đặc thù (cây lúa, cây tre, cây trúc,
cây đào, v.v.. ) chiếm vị trí quan trọng trong các thành ngữ tiếng Việt. Các thành ngữ
liên quan đến miền nguồn thức ăn xuất hiện nhiều trong tiếng Việt như cơm lành

canh ngọt, ăn cơm trước kẻng, v.v.. Theo chúng tôi, điều này cho thấy trong tư duy
người Việt, hôn nhân được ý niệm hóa dựa trên nhu cầu vật chất hết sức thiết thân
trong cuộc sống hàng ngày.
3.5.1.2. Khác biệt về nét nghĩa ẩn dụ ý niệm
Trong một số trường hợp khác, hai ngôn ngữ có thể có cùng ÂDYN nhưng ẩn dụ
sẽ có nét nghĩa riêng trong hai ngôn ngữ đó. Trong tiếng Anh, trái tim được xem là nơi
chứa đựng những tình cảm, cảm xúc yêu đương; from the bottom of my heart, break
one’s heart. Tuy nhiên, trong tiếng Việt chúng ta thấy có một loạt các ý niệm khác được
xây dựng quanh ý niệm lòng, dạ, bụng, ruột như đau lòng xót ruột, một lòng một dạ, v.v
3.5.1.3. Nguyên nhân của sự khác biệt giao văn hóa
Có hai loại nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt giao văn hóa: (i) môi
trường vật chất tự nhiên mà nền văn hóa đó định vị; (ii) ngữ cảnh văn hóa rộng (bối
cảnh xã hội), tức là các nguyên tắc, ý niệm cơ bản trong một nền văn hóa.
(i). Môi trường vật chất tự nhiên
Môi trường vật chất tự nhiên (điều kiện địa lý, quang cảnh, môi trường sống,
v.v..) hình thành nên ngôn ngữ, chủ yếu là vốn từ. Trên cơ sở đó, nó cũng góp phần
hình thành nên các ẩn dụ.
Môi trường khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam góp phần tạo nên những
con sông lớn, địa hình đa dạng, phức tạp. Vì môi trường sống của người Việt gắn liền
với sông nước, nên trong ÂDYN về QHXH dựa trên miền nguồn cuộc hành trình,
yếu tố từ vựng liên quan đến sông nước rất nhiều như đứng mũi chịu sào, lỡ bước


20
sang ngang, ngăn sông cấm chợ.... hay các yếu tố phản ánh đặc điểm địa hình như
trèo đèo lội suối, vượt suối băng rừng, v.v..
Trong khi đó, với địa hình rộng lớn, bằng phẳng, cư dân phương Tây chủ yếu
di chuyển trên bộ bằng ngựa, xe ô tô, tàu hỏa,.. Trên cơ sở trải nghiệm đó, người Anh
ý niệm hóa các mối QHXH thể hiện qua các thành ngữ có yếu tố từ vựng liên quan
đến cách thức di chuyển này như off the road, burn the boat, at the crossroads, v.v..

Bên cạnh đó, đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ, manh mún nên khó
có thể cơ giới hóa được. Chính vì vậy, các nhóm từ chỉ cách thức vận chuyển bằng
sức người (mang, vác, gánh, khiêng…) cũng xuất hiện khá phổ biến trong các thành
ngữ tiếng Việt như giữa đường đứt gánh, đa mang đèo bòng, gánh tương tư, v.v..
Trong khi đó, tiếng Anh lại có các biểu đạt ngôn ngữ liên quan đến miền nguồn cỗ
máy như oil the wheels
Đặc điểm tự nhiên khiến cho đời sống cư dân phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên
nhiên. Hình ảnh của lực tự nhiên như gió, bão, mây, mưa, v.v.. xuất hiện nhiều trong
các thành ngữ tiếng Việt như mây mưa chăn gối, nổi tình mây mưa, nhớ mây thương
gió,v.v..
(ii) Ngữ cảnh văn hóa rộng (bối cảnh xã hội)
Ngữ cảnh văn hóa rộng là bối cảnh xã hội, dân tộc, văn hóa của người sử dụng
ngôn ngữ [21]. Nền kinh tế hàng hóa phát triển gắn liền với các giao dịch kinh tế là
một phần quan trọng trong đời sống cư dân phương Tây. Điều này tác động đến việc
ý niệm hóa các mối QHXH trong tiếng Anh thể hiện qua 39 thành ngữ liên quan đến
ý niệm này như on good terms of, big deals, v.v..Trong khi đó, ý niệm liên quan đến
miền nguồn này trong tiếng Việt không được thể hiện rõ nét như trong tiếng Anh.
3.5.2. Sự khác biệt nội văn hóa
3.5.2.1. Khác biệt về loại ẩn dụ ý niệm
Trong bản thân mỗi một nền văn hóa, có những ẩn dụ cũng có những nét khác
biệt nhất định. Hai ẩn dụ dựa trên cơ sở ánh xạ từ miền nguồn sự hợp nhất và giao
dịch kinh tế sang miền đích tình yêu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
nên hai mô hình văn hóa: tình yêu lý tưởng và tình yêu điển hình. Nếu như tình yêu
truyền thống mang nặng tính hợp nhất lý tưởng, thì tình yêu hiện đại gắn liền với mặt
lợi ích của mối quan hệ liên nhân này.
3.5.2.2. Khác biệt về nét nghĩa ẩn dụ ý niệm
Nghĩa của từ friend trong tiếng Anh đã thay đổi theo thời gian phản ánh những
sự thay đổi ẩn chứa bên trong mối quan hệ con người. Trong các diễn ngôn hiện nay,
cụm từ close friend (bạn thân) là một sự kết hợp tương đối phổ biến. Có thể thấy



21
nghĩa của từ friend (bạn, bạn bè) đã bị làm mờ đi, yếu đi và để tạo ra một điều gì đó
tương tự như lực, chúng ta buộc phải dùng đến cụm từ close friend.
3.6. Tiểu kết chƣơng 3
Khi xét ẩn dụ trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy, có thể thấy
rằng ẩn dụ có liên quan đến văn hóa.
Các phân tích đã chỉ ra rằng tiếng Việt và tiếng Anh cùng có chung cơ sở tri
nhận về các mối QHXH. Một số miền nguồn được sử dụng với tần suất tương đối cao
trong cả tiếng Anh và tiếng Việt như cuộc hành trình, vật chứa, thức ăn, sự chia sẻ,
v.v... Trong đó, cơ sở tri nhận chung giữa hai nền văn hóa là nền tảng kinh nghiệm
mà con người có được từ đời sống của mình.
Bên cạnh đó, chúng tôi thấy có sự khác biệt trong cơ sở tri nhận và đặc trưng
văn hóa trong các ÂDYN biểu thị QHXH.
Thứ nhất, hôn nhân là ý niệm phổ quát nhất, rõ nét nhất trong thành ngữ tiếng
Việt (223/453 thành ngữ); còn tình yêu lại được phản ánh nhiều hơn trong thành ngữ
tiếng Anh (226/419 thành ngữ).
Thứ hai, số lượng thành ngữ tiếng Việt có yếu tố liên quan đến nhu cầu cơ bản
của con người như ăn, ở, ngủ, đi lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với tiếng Anh, do người
bản ngữ ý niệm hóa các mối QHXH dựa trên các miền nguồn cụ thể, thiết thân trong
đời sống.
Thứ ba, sự khác biệt về điều kiện địa lý dẫn đến những khác biệt về văn hóa. Văn
hóa nông nghiệp lúa nước sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên coi trọng sự ổn
định, hòa hợp. Các miền nguồn như sợi dây ràng buộc, sự hợp nhất của hai vật thể, ngôi
nhà, thức ăn, v.v… được sử dụng nhiều hơn trong các thành ngữ tiếng Việt. Ngược lại,
văn hóa du mục trọng động, thích di chuyển, tôn trọng chủ nghĩa cá nhân. Do đó, số
lượng các thành ngữ biểu thị ÂDYN về QHXH liên quan đến miền nguồn như cuộc
hành trình, cuộc chiến, giao tiếp, lực, vật sở hữu... vượt trội hơn so với tiếng Việt.
Thứ tư, đặc điểm kinh tế, xã hội dẫn đến những khác biệt trong các ÂDYN.
Nền kinh tế nhỏ lẻ, chưa được cơ giới hóa, các yếu tố liên quan đến thực vật, vật

nuôi, di chuyển thô sơ được sử dụng nhiều trong các thành ngữ tiếng Việt. Nền văn
minh phương Tây công nghiệp phát triển, các ÂDYN liên quan đến máy móc, lưu
thông bằng hàng hải... xuất hiện nhiều hơn trong các thành ngữ Tiếng Anh.
Tóm lại, thông qua thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, bức tranh tri nhận về
các mối QHXH trong đời sống của người bản ngữ được tái hiện một cách sinh động
hơn, cụ thể hơn, đầy đủ hơn. Chính những sự khác biệt về văn hóa và tri nhận trong
các ÂDYN QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đã góp phần làm sáng tỏ
thêm cơ chế tri nhận mà con người sử dụng để ý niệm hóa về thế giới.


22
K T LU N
Với cấu trúc 3 chương, đề tài luận án đã khảo sát thành ngữ biểu thị ÂDYN
QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ quan điểm của NNH tri nhận. Dưới đây là
một số kết luận của chúng tôi dựa trên việc phân tích và tổng hợp các đặc điểm ngữ
nghĩa, cơ sở tri nhận, đặc trưng văn hóa của ÂDYN biểu thị QHXH trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh.
1. Quan hệ xã hội là một phạm trù hết sức gần gũi trong đời sống hàng ngày
của mỗi người. Khái niệm về QHXH rất rộng và bao hàm nhiều mối quan hệ liên
nhân. Tuy nhiên, tình bạn, tình yêu, hôn nhân là các mối quan hệ cơ bản nhất của con
người. Các mối quan hệ này chủ yếu dựa trên cơ sở tự nguyện và mức độ thân mật.
Bên cạnh đó, các mối quan hệ này có sự mối quan hệ biện chứng với nhau: tình bạn
được xem là cơ sở cho tình yêu nam nữ, còn tình yêu là nền tảng của hôn nhân.
2. Luận án đã lựa chọn thành ngữ để khảo sát vì đây được xem là đối tượng thể
hiện mối liên hệ giữa ngôn ngữ, sự ý niệm hóa và kinh nghiệm. Thông qua nghiên
cứu ngôn ngữ, cụ thể ở đây là thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị QHXH, kết
quả của luận án giúp chúng tôi thấy rõ nét hơn về quá trình ý niệm hóa và kinh
nghiệm của hai nền văn hóa khác nhau.
3. Luận án đã tiếp cận nghiên cứu thành ngữ từ góc độ NNH tri nhận. Về
phương diện ngữ nghĩa, ngôn ngữ không quy chiếu trực tiếp đến thực tế khách quan,

mà thông qua các ý niệm được biểu đạt trong ngôn ngữ. Chúng tôi chú trọng đến mối
quan hệ tương tác của các yếu tố: miền nguồn, miền đích, ánh xạ, cơ sở trải nghiệm,
biểu đạt ngôn ngữ, mô hình văn hóa. Cụ thể, một ÂDYN bao giờ cũng có một miền
nguồn và một miền đích cơ sở. Nền tảng kinh nghiệm góp phần lựa chọn cặp nguồn đích cụ thể nào đó. Thông qua các ánh xạ ý niệm giữa miền nguồn - miền đích,
những ÂDYN này lựa chọn các biểu đạt ngôn ngữ tương ứng. Các ÂDYN quy tụ lại
tạo nên mô hình văn hóa. Các mô hình này thể hiện tính đặc thù riêng về văn hóa và
tri nhận của từng dân tộc và từng ngôn ngữ.
4. Luận án đã tiến hành khảo sát, phân tích một cách toàn diện, đa chiều và kỹ
lưỡng ba mối QHXH (tình bạn, tình yêu, hôn nhân) dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa, cơ
sở tri nhận và đặc trưng văn hóa của các ÂDYN trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh. Việc khảo sát đặc điểm các ÂDYN dựa trên 6 nhóm khác nhau cho thấy, phần
lớn những hiểu biết về mối QHXH của con người đều được biểu hiện trong các thành


23
ngữ. Bên cạnh những đặc điểm tương đồng, thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh còn có
những nét khác biệt phản ánh cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa riêng.
5. Luận án cho thấy nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt trong các
ÂDYN về QHXH bao gồm tính nghiệm thân (nền tảng cơ thể con người), kinh
nghiệm văn hóa xã hội (ngữ cảnh) và quá trình tri nhận (phong cách và sự lựa chọn).
Trong luận án của chúng tôi có một số ẩn dụ thống nhất cả ba yếu tố đó, có những ẩn
dụ chỉ có một hoặc hai nhưng không tồn tại ẩn dụ nào không có sự thống nhất với ít
nhất một trong ba yếu tố đó.
6. Luận án đã phân tích và cho thấy cách dùng thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh biểu thị QHXH có mối liên hệ chặt chẽ với sự trải nghiệm của con người. Một
số lượng lớn các ÂDYN dựa vào mối liên hệ có được từ sự trải nghiệm này. Trong
đó, quá trình ý niệm hóa ẩn dụ dựa vào trải nghiệm vật chất rất phổ biến trong thành
ngữ tiếng Việt với những yếu tố liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người như ăn,
ở, ngủ, đi lại. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng tác động đến quá trình ý niệm hóa
các mối QHXH. Chúng tôi cho rằng, những nét tương đồng tương ứng giữa các

ÂDYN biểu thị QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh là những nét tương
đồng do con người trải nghiệm mà có.
7. Luận án đã phân tích và đối chiếu phương diện văn hóa và tri nhận của các
thành ngữ biểu thị QHXH thông qua các ánh xạ ý niệm thường được người bản ngữ
nói tiếng Việt và tiếng Anh sử dụng. Bên cạnh những điểm giống nhau giữa các
ÂDYN về ba mối QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án còn chỉ ra được
những đặc điểm khác biệt.
Thứ nhất, hôn nhân là ý niệm sâu sắc nhất, rõ nét nhất trong đời sống của
người Việt, còn tình yêu được xem là quan trọng hơn đối với người bản ngữ sử dụng
tiếng Anh.
Thứ hai, các biểu đạt ngôn ngữ được sử dụng phản ánh những cách thức khác
nhau trong tư duy của người bản ngữ. Các yếu tố liên quan đến miền nguồn sợi dây
ràng buộc, sự hợp nhất, ngôi nhà, thức ăn, v.v.. xuất hiện nhiều trong các thành ngữ
tiếng Việt. Trong khi đó, thành ngữ tiếng Anh có cơ sở tri nhận liên quan đến cuộc
hành trình, cuộc chiến, giao tiếp, vật sở hữu, v.v.. phổ biến hơn. Điều này cho thấy
người Việt nhấn mạnh đến khía cạnh bền vững, ổn định của mối quan hệ, trong khi
đó, người bản ngữ nói tiếng Anh có xu hướng tập trung vào tính động và phát triển
của các mối quan hệ này.


24
8. Cơ chế hình thành nghĩa của các thành ngữ biểu thị QHXH được đặt trong
sự tương tác với văn hóa và môi trường. Điều này khiến cho các ngôn ngữ có những
nét tương đồng và dị biệt. Việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung, thành ngữ nói riêng
cần linh hoạt; trong đó, chú ý khai thác các đặc điểm mang tính phổ quát ở các ngôn
ngữ, đồng thời, nhấn mạnh đến các đặc trưng văn hóa riêng có của mỗi ngôn ngữ,
nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Với những kết quả đã đạt được như trên, hy vọng rằng luận án có thể góp phần
bổ sung và làm sáng tỏ hơn những nội dung ngữ nghĩa có tính đặc thù về tri nhận các
mối QHXH cơ bản của hai cộng đồng người bản ngữ. Các kết quả nghiên cứu của

chúng tôi có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học
tập ngôn ngữ nói chung, giảng dạy tiếng Anh cho người Việt nói riêng.
Các nghiên cứu trong tương lai theo hướng tiếp cận NNH Tri nhận có thể tập
trung vào những vấn đề sau:
- Nghiên cứu ẩn dụ về tình yêu cuộc sống trong tiếng Việt và tiếng Ạnh từ góc
độ NNH tri nhận.
- Nghiên cứu ẩn dụ về giá trị con người trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh từ góc độ NNH tri nhận.
- Nghiên cứu ẩn dụ về thời gian trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh từ góc
độ NNH tri nhận.


×