Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.73 KB, 10 trang )

Sở Giáo dục và Đào Tạo Cần Thơ
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ninh Kiều

- Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
- Địa chỉ: 148 Mậu Thân, phường An Nghiệp,
Quận Ninh Kiều,TP. Cần Thơ
- Điện thoại: 07103732711
- Email: ………………………………………
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH

HỌ VÀ TÊN NHÓM HỌC SINH LỚP 9A2
1. Trần Yến Nhi Ngày sinh: 03/4/1999
2. Ngô Bảo Ngọc Trâm Ngày sinh: 05/7/1999
3. Trần Thị Ngọc Ngân Ngày sinh: 13/01/1999

1


I. Tên tình huống
Một đoàn khách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ để tham quan.
Những người khách ấy đến khu phố em để được giới thiệu cho đoàn du khách
ấy.Và nhiệm vụ em sẽ viết thành một bài văn nghị luận về quê hương mình.
II. Đặt vấn đề
Tôi được sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ - mảnh đất hiền hòa đầy thân thương, có
câu hát rằng:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”


Vâng, dù có đi đâu xa quê nhưng mỗi lần nghe đến hai tiếng “Cần Thơ”
là lòng tôi lại bùi ngùi nhớ về nơi ấy, nơi chôn nhau cắt rốn cùng với bao kỷ
niệm đẹp thời thơ ấu của mình.
III. Giải quyết tình huống
1. Lịch sử hình thành
Vùng đất Cần Thơ quê tôi được hình thành cách đây khoảng 2000 -2500
năm, được phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. Trước đây phần lớn đất còn
hoang vu, là nơi có nhiều thú dữ sinh sống. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của
vương quốc Phù Nam và nền văn hóa Óc Co dài 6 thế kỷ đầu công nguyên. Do
có đặc điểm địa lý khắc nghiệt nên vùng đất hoang vu. Được Mạc Cửu – một
người từ Trung Quốc cùng vợ con và một số quân lính đi tàu sang Việt Nam.
Ông thấy vùng đất Hà Tiên xưa hoang vu không có ai sinh sống nên ông cho
khai phá từ Hà Tiên ngược trở lên. Còn ở Việt Nam xưa, do chiến tranh Trịnh
Nguyễn phân tranh nên chúa Nguyễn rút vào miền nam. Ông cũng bắt đầu khai
khẩn, sau một thời gian chúa Nguyễn và Mạc Cửu gặp nhau. Thấy Mạc Cửu có
công khai khẩn đất nên chúa Nguyễn phong ông làm Tổng binh trấn Hà Tiên.
Lúc đó có ba dinh và một trấn: trấn Biên Dinh (Biên Hòa ngày nay), Phiên trấn
dinh (Gia Định ngày nay), Long Hồ dinh (Vĩnh Long ngày nay) và trấn Hà Tiên.
Khi Mạc Cửu mất, con ông là Mạc Thiên Tích đã nối nghiệp cha, đến năm 1739
thì hoàn tất với bốn vùng đất mới: Long Xuyên (Cà Mau ngày nay), Kiên Giang
(Rạch Giá ngày nay), Trấn Giang (Cần Thơ ngày nay) và Trấn Di (Bạc Liêu
hiện nay) được sát nhập vào Hà Tiên. Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiến
lược vững chắc để làm hậu cứ để chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường
2


xuyên xâm lấn nên Mạc Thiên Tích cho tập trung xây dựng: quân sự, kinh tế,
thương mại, văn hóa…
Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiên nhưng không chiếm được Trấn Giang.
Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một điểm quan trọng,

phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy biến động. Về sau dân cư càng đông
đúc và lập nên nhiều thôn làng. Nhờ sự siêng năng, kiên nhẫn, ham học hỏi, tìm
hiểu mà người dân nơi đây đã biến những vùng đất hoang vu trước kia thành nơi
sản xuất, ruộng lúa mênh mông, cây trái tốt tươi, có gạo thơm và nổi tiếng trong
hai thế kỷ.
Về hành chính, Cần Thơ đã được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương
ngày 01 tháng 01 năm 2004, sau khi tách ra từ Hậu Giang. Năm 2012, dân số
của Cần Thơ là một triệu hai trăm mười bốn ngàn một trăm người. Với dân
thành thị đạt đến bảy trăm chín mươi mốt ngàn người và dân ở nông thôn là bốn
trăm lẻ tám nghìn năm trăm người. Mật độ dân số là tám trăm sáu mươi hai
người/km2.
2. Kinh tế:
Là trung tâm công nghiệp, thương mại, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa của đồng
bằng sông Cửu Long. Đồng thời cũng là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông
Mê Kông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc
tế có vị trí quốc phòng, an ninh. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt đến 14,64%
đạt 2.346 USD. Đầu năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,36 % so với
cùng kỳ năm 2011 tăng 12,21 %. Trong sáu tháng đầu năm 2012 nông nghiệp
chiếm 44,45%, dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Cây công nghiệp chính của
cần Thơ là lúa với sản lượng 1.194,7 tấn. Ngành chăn nuôi chủ yếu là nuôi heo
và gia cầm. Còn có nhiều khu thương mại và mua sắm lớn như: metro, coop mart, trung tâm thương mại Cái Khế…
3. Địa lí:
Với khí hậu cận xích đạo, phân làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô, ít chịu ảnh
hưởng của gió bão, thiên tai. Ngoài ra hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng
chịt, chế độ nước mưa và thủy triều có ảnh hưởng quan trọng đến việc tươi tiêu,
tháo mặn, rửa chua trên đồng ruộng, vận tải trên sông. Đất phù sa chiếm đa số
và còn nhiều loại đất khác thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại cây ăn
quả. Nhiều cây công nghiệp có vai trò to lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho
ngành thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp xuất
khẩu.

3


4. Công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và bưu chính viễn thông:
Với những chính sách Cần Thơ đã đưa nền kinh tế nơi đây hội nhập cùng các
nước ngoài. Nền công nghiệp của thành phố đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ
trong và ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu của Cần Thơ được trồng theo các
vùng chuyên canh lớn. Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hình thức
chăn nuôi trang trại, chuyển đổi giống có năng suất cao…. tỷ trọng chăn nuôi cơ
cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần trở thành nghề sản xuất
chính. Cầu Cần Thơ đã phát huy tốt hiệu quả của hệ thống đường bộ, thúc đầy
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Hệ thống bưu chính viễn thông của
Cần Thơ có tốc độ phát triển khá nhanh. Thương mại phát triển mạnh ở thành
phố Cần Thơ. Hoạt động ngoại thương của Cần Thơ có sự phát triển tích cực.
5. Du lịch:
Du lịch có tiềm năng phát triển nhất là du lịch sinh thái, văn hóa. Số lượng
khách du lịch tăng khá nhanh, Cần Thơ đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây
dựng và phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du
lịch, nâng cao chất lượng du lịch … nhằm đưa hoạt động du lịch trong tương lai
gần trở thành một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Và cũng có một số
điểm tham quan du lịch hấp dẫn như: bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, khu du
lịch Mỹ Khánh, khu du lịch Phù Sa, đình Bình Thủy…

BẾN NINH KIỀU
4


DU IỊCH PHÙ SA


CHỢ NỔI CÁI RĂNG
5


DU LỊCH MỸ KHÁNH

6


ĐÌNH THẦN BÌNH THỦY
7


Cần Thơ, xứ sở tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp,
xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê tôi. Tôi
nguyện sẽ cùng mọi người góp phần xây dựng hoàn thiện nó để nó ngày càng
phát triển và sánh vai các thành phố lớn của cả nước.
IV. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như lịch sử, địa lý vào môn ngữ văn rất
quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức
thuyết phục hơn đối với bài văn thuyết minh. Như vậy, kiến thức liên môn tạo
điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, thêm những hiểu biết về quê
hương, giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành, rèn luyện các kỹ
năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. Tuy nhiên tình huống đó trong khi
chúng ta nghĩ chúng không đáng để chúng ta phải bận tâm đến, nhưng khi thực
sự cần giải quyết chúng là một điều không dễ chút nào. Vì vậy chúng ta hãy vận
dụng kiến thức liên môn, những kỹ năng mà chúng ta đã được học, được biết
trên lớp hay ngoài xã hội để giúp chúng ta giải quyết tình huống. Nó sẽ giúp ích
cho chúng ta rất nhiều đấy.


8


- Sở Giáo dục và Đào Tạo Cần Thơ
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ninh Kiều
- Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

9


- Địa chỉ: 148 Mậu Thân, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều,TP. Cần Thơ
- Điện thoại: 07103732711
- Email:

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

- Thông tin về học sinh:
1. Học và tên: Trần Yến Nhi
Ngày sinh: 03/4/1999
Lớp: 9A2
2. Họ và tên: Ngô Bảo Ngọc Trâm
Ngày sinh: 05/7/1999
Lớp: 9A2
3. Họ và tên: Trần Thị Ngọc Ngân
Ngày sinh: 13/01/1999
Lớp: 9A2


10



×