CHƯƠNG 7
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
VÀ GIẢI QUYẾT CÁC
VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Chương 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN
HÓA
II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT
CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Định nghĩa văn hóa của UNESSCO:
Văn hóa là một phức thể tổng thể các đặc trưng diện
mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, được khắc
họa lên bản sắc của một cộng đồng, một vùng miền quốc
gia hay của xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
thuật văn chương mà bao gồm cả lối sống, quyền cơ bản
của con người, những truyền thống tinh thần, tín ngưỡng,
tôn giáo… Văn hóa được tích lũy trong các di sản, đó là
di sản văn hóa hữu thể và vô thể.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Quan niệm của Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, cũng như các công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
[Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.3, tr.431].
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
1. Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ
trước đổi mới
a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới
- Đầu năm 1943, Ban thường vụ TW Đảng thông qua
Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng bí
thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo. Đến đây, đường lối
văn hóa của Đảng đã thật sự hiện diện trên đời sống văn
hóa của đất nước.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Từ năm 1943, quá trình hình thành và phát triển đường lối
văn hóa dân tộc trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: 1943- 1954, gắn với cuộc đấu tranh giành
độc lập tự do và kháng chiến chống Pháp xâm lược.
+ Nền văn hóa ấy có ba đặc trưng: Dân tộc- Khoa học- Đại
chúng
+ Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và
tân dân chủ về nội dung.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Giai đoạn 2: 1955- 1986, gắn liền cuộc đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây dựng CNXH ở
miền Bắc và trên phạm vi cả nước.
+ Đó là một nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và
tính dân tộc.
+ Sau khi cả nước thống nhất, Đại hội IV và Đại hội V khẳng
định: nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội
chủ nghĩa, có tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân
sâu sắc.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Giai đoạn 3: từ 1986 đến nay
Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa gắn
liền với thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
b. Đánh giá sự thực hiện đường lối
* Thành tựu?
* Hạn chế và nguyên nhân?
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
2. Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong thời
kỳ đổi mới
a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền
văn hóa
- Đại hội VI (1986) của Đảng nhấn mạnh vị trí của văn
hóa nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh,
tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống
của con người, là một nhu cầu thiết yếu trong toàn bộ
đời sống của con người.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Đại hội VII (1991) xác định:
+ Một trong sáu đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam
là: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Đại hội khái quát, nâng cao và đưa văn hóa - tư
tưởng Hồ Chí Minh trở thành một trong những yếu tố cốt
lõi của nền văn hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
-
-
Đại hội VIII (1996) của Đảng đã chính thức khẳng định:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Cả Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng đều khẳng định:
Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt, là quốc
sách hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu và theo kịp trình độ trên thế giới.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa VIII (7/1998) đã nêu
lên mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa.
- Các Hội nghị TW 9, 10 khóa IX (2004) cũng xác định
thêm: “phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”,
đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi của văn hóa dưới tác
động của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát
triển nền văn hóa
* Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
+ Vì văn hóa có một chức năng quan trọng là điều chỉnh xã
hội thông qua cách ứng xử và thái độ của con người đối
với những gì diễn ra xung quanh, góp phần tạo nên sự ổn
định và đồng thuận của cả xã hội.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Nền văn hóa dân tộc có chứa đựng hệ các giá trị, giá trị
truyền thống và lối sống, lối nghĩ của cả một dân tộc. Các
giá trị ấy chính là nền tảng tinh thần cho dân tộc, cùng với
tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên sức mạnh cho cả dân
tộc trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình
Vì vậy, Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển
văn hóa để cho các giá trị văn hóa ấy trở thành nền tảng
tinh thần của dân tộc, biến thành sức mạnh nội tại của dân
tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Cổng làng
Việt Nam
Đình làng
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:
+ Tổ chức UNESCO đã đưa ra quan niệm: phải tìm trong
văn hóa trọng tâm, động cơ và mục đích của sự phát triển.
Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc nằm
sâu trong văn hóa, trong cội nguồn của mỗi quốc gia dân
tộc.
+ Những năm gần đây, vấn đề khai thác các giá trị truyền
thống nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển luôn được
các quốc gia đặt ra trong chiến lược phát triển của mình.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng
nằm trong các giá trị văn hóa đang được phát huy, xuất
phát từ sự đổi mới tư duy, giải phóng về tư tưởng sự phát
triển về năng lực, trình độ và sự phát triển toàn diện của
con người.
+ Trong lịch sử dân tộc, việc khai thác và phát huy các giá trị
truyền thống phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng
đất nước đã được tiến hành rất có hiệu quả.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Trong công cuộc đổi mới, vấn đề đặt ra là việc nhận thức
đâu là những giá trị cần được kế thừa và tiếp thu để trở
thành động lực của sự phát triển.
+ Trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học và công
nghệ như hiện nay, yếu tố quyết định nhất cho sự tăng
trưởng kinh tế là tri thức, trí tuệ, thông tin, là ý tưởng sáng
tạo và sự đổi mới không ngừng. Những yếu tố đó thuộc về
tiềm năng sáng tạo của con người, là những yếu tố cấu
thành văn hóa.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Văn hóa tác động đến thị trường thông qua thói quen, năng
lực, cách đánh giá, phân tích và phông tri thức của nguồn
nhân lực.
Do vậy, cần xóa bỏ quan điểm cho rằng văn hóa xa
rời kinh tế.
→ Văn hóa không phải cái đi sau, đi cùng mà là cái đi
trước sự phát triển của kinh tế.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển:
+ Mục tiêu của cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hóa
là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh. Đó chính là mục tiêu văn hóa của sự phát triển.
+ Sự phát triển kinh tế không thể đem lại sự tiến bộ xã hội,
hạnh phúc và sự phát triển con người một cách toàn diện.
Đó chính là những nhu cầu và giá trị về mặt tinh thần, văn
hóa xã hội của con người. Hay chính là mục tiêu văn hóa
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG
LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
+ Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000 của
Đảng ta đã xác định: Mục tiêu và động lực chính cho sự
phát triển là vì con người và do con người; Tăng trưởng
kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát
triển văn hóa và bảo vệ môi trường.
Thực chất đó chính là quá trình văn hóa hóa đời sống
xã hội và văn hóa hóa ngày càng cao bản thân con người.