Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Quan hệ thương mại hàng hóa việt nam trung quốc hiện tại và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.52 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc: Hiện tại và
triển vọng

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Quang Minh
Sinh viên thực hiện : Bùi
Thùy Doan
Lớp : KTTG 17A

Bùi
1 | Page

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG



Hà Nội, Tháng 3/2011

Mục lục
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG..........................................................................1
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ............................................................................1
Đề tài:......................................................................................................1
Mục lục....................................................................................................2
Lời nói đầu:..............................................................................................3
Chương I: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa 2 nước Việt NamTrung Quốc...............................................................................................4
1.Phương thức:........................................................................................................ 5
1.1 Quan hệ thương mại Việt Trung trong khuôn khổ hiệp định khung về hợp tác
kinh tế toàn diện Asean- Trung Quốc( thành lập khu vực mậu dịch tự do ACFTA):
............................................................................................................................. 6
1.2 Quan hệ thương mại biên mậu Việt Trung:.....................................................7
2.Mặt hàng, giá cả, chủng loại:...............................................................................8
3.Thị trường tiêu thụ:............................................................................................. 10
4. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa Việt Trung:.........................................11
4.1.Những điểm tích cực trong thương mại song phương:..................................11
Nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Thương mại Việt Trung kể từ khi bình
thường hóa quan hệ đến nay, có năm mặt được:...............................................11
4.2.Hạn chế:....................................................................................................... 12
Chương II: Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và
Trung Quốc:............................................................................................15
Bùi
2 | Page

Thị

Thùy


Doan-

CH17A

KTTG


1. Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa 2 nước:..........................................15
1.1. Những quan diểm cơ bản trong phát triển quan hệ thương mại Việt NamTrung Quốc:........................................................................................................ 15
1.2. Mục tiêu phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc
đến năm 2020:................................................................................................... 16
2. Một số giải phát nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại hàng hóa Việt NamTrung Quốc:........................................................................................................... 19
Kết luận:................................................................................................21
Tài liệu Tham khảo:................................................................................22

Lời nói đầu:
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, có
đường biên giới chung dài hơn nghìn km với sự tiếp giáp của nhiều tỉnh thành
và khu tự trị của 2 bên. Quan hệ về kinh tế, thương mại, ngoại giao, giao lưu
văn hóa giữa 2 nước là quan hệ lâu đời và bền vững. Tuy nhiên qua mỗi giai
đoạn lịch sử lại có những biến động về chính trị làm thay đổi đến quan hệ về
kinh tế giữa 2 nước, có lúc thịnh, lúc suy song xét về cả quá trình thì hoạt
động kinh tế, thương mại giữa 2 bên ngày một thêm phồn thịnh, vững bền,
phù hợp với xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế vì hòa bình, ổn định
và phát triển.
Có thể nói, việc đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt- Trung đã
đáp ứng nguyện vọng của 2 nhà nước, 2 đảng, nhân dân 2 nước, góp phần
tăng thu ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ
mặt kinh tế-văn hóa và xã hội của nhân dân 2 bên vùng biên giới. Mặc dù
trong giai đoạn những năm vừa qua, hoạt động thương mại giữa 2 nước đã

Bùi
3 | Page

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


đạt những thành tựu vượt bậc, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh
tế cửa khẩu, đóng góp tích cực vào xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa mỗi nước, song cũng phát sinh nhiều những vấn đề phức tạp
cần thẳng thắn nhìn nhận và giải quyết kịp thời, đúng đắn, phù hợp với chủ
trương, đường lối mối quốc gia. Tình hình thực tiễn đó, đòi hỏi cần có những
phân tích cơ bản, toàn diện về hoạt động thương mại hai nước, đánh gía mặt
tích cực và cả những tiêu cực để từ đó có những kiến nghị, chính sách phù
hợp, cụ thể, sát thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở hệ thống lý
luận dã được học tập và nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ, huớng dẫn của TS
Nguyễn Quang Minh, người viết xin mạnh dạn lựa chọn đề tài:” Quan hệ
thương mại hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc: hiện tại và triển vọng” với mong
muốn đóng góp một phần nhỏ vào chương trình nghiên cứu, phân tích quan
hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong phạm vi của đề
tài tiểu luận, người viết xin đề cập khái quát đến quan hệ thương mại Việt
Trung trong giai đoạn từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ (1991) đến
nay.Nội dung chủ yếu của tiểu luận được bố cục trong 3 chương:

Chương I: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa 2 nước Việt Nam- Trung
Quốc.
Chương II: Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung
Quốc.

Chương I: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa 2 nước Việt
Nam- Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc( còn gọi là quan hệ Việt Trung) là chủ đề
mang tính thời sự trong suốt 4000 năm lịch sử của Việt Nam. Là 2 nước láng
giềng, chung đường biên giới trên bộ và cả trên biển, có quá trình gắn bó,
tương tác lâu dài về văn hóa lịch sử, cũng nhưng có các cuộc chiến tranh qua
lại giữa 2 nước làm cho quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy
cảm. Cùng với quan hệ ngoại giao, văn hóa, quan hệ thương mại giữa 2 nước
là 1bộ phận ko thể tách rời trong quan hệ Việt Trung. Với mối giao bang hữu
Bùi
4 | Page

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


hảo của hơn 2000năm từ sơ khai nhất là hình thức buôn bán của các thương
nhân cổ với muối, vải vóc, giấy,…đến các quan hệ thương mại song

phươngđa dạng, toàn diện giữa 2 nước như hiện nay. Từ khi bình thường hóa
quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ thương mại Việt Trung đã được khôi
phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa 2 nước từ hơn
30 triệu USD vào năm 1991 đã tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2009 tức gấp
khoảng 700 lần. Năm 2004,Trung Quốc vươn lên trở thành bạn hàng lớn nhất
của Việt Nam.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc:
Năm
Chỉ tiêu
VN XK sang TQ
VN NK từ TQ

2001

2006

1,418
1,629

Đơn

3,030
7,309

2007

2008

2009


KH
2010

3,356
12,502

4,536
17,123

4,781
15,970

5,000
16,800

vị:

Triệu

USD

( Nguồn: Bộ Công Thương)
Về lĩnh vực thương mại, kim ngạch giữa 2 nước luôn đạt những mức tăng
trưởng vượt bậc, đạt và vượt chỉ tiêu mà 2 Đảng, 2 Nhà nước đề ra trong
từng thời kỳ. Trong giai đoạn 2001-2008 bình quân khoảng 25%.Năm 2004,
tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước là 7,2 tỷ USD, lần thứ 2
vượt mục tiêu do 2 chính phủ đặt ra là hoàn thành mục tiêu 5 tỷ USD vào
năm 2005. Và đến năm 2008, Kim ngạch thương mai Việt Trung lần thứ 3
vượt kế hoạch đạt 20tỷ USD vào năm 2010.
1. Phương thức:

Quan hệ thương mại chính ngạch cũng như quan hệ thương mại biên mậu
diễn ra ngày càng sôi nổi. Việt Nam đang được sự quan tâm sâu sắc của các
doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ là các doanh nghiệp ở các tỉnh bien giới
giáp ranh với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam mà các doanh nghiệp ở các
tỉnh xa hơn như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thượng Hải, Triết Giang, Bắc Kinh,
Quảng Châu… và nhìn nhận Việt Nam như một thị trường có tiềm năng lớn.
Bùi
5 | Page

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đồng nghĩa
với đó cánh cửa thị trường Việt Nam càng thêm rộng mở với các doanh
nghiệp Trung Quốc. Quan hệ thương mại song phương 2 nước có thêm những
cơ hội và thách thức mới.
1.1 Quan hệ thương mại Việt Trung trong khuôn khổ hiệp định
khung về hợp tác kinh tế toàn diện Asean- Trung Quốc( thành
lập khu vực mậu dịch tự do ACFTA):
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Asean va Trung Quốc được
ký kết tại Phnom Penh( Campuchia) ngày 04/11/2002 và nghị định thư sửa
đổi đã thể hiện rõ cam kết của các bên trong việc thành lập khu vực mậu

dịch tự do Asean- Trung Quốc về thương mại hàng hóa vào năm 2010 đối với
Asean-6 và 2015 đối với các thành viên còn lại của Asean. Theo đó với mong
muốn giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết
kinh tế giữa các bên, giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư nội vùng, tăng
hiệu quả kinh tế và tạo ra thị trường rộng hơn với những cơ hội mới, tối ưu
hóa hiệu quả kinh tế theo quy mô. Hiệp định khung đã quy định chi tiết thực
hiện chương trình thu hoạch sớm. Chương trình Thu hoạch sớm là một cơ chế
ưu đãi thuế quan được đặt ra nhằm thực hiện sớm các lợi ích của ưu đãi thuế
quan trong khuôn khổ mậu dịch tự do Asean- Trung Quốc trên cơ sở có đi có
lại. Trong chương trình này, Việt Nam có 484 mặt hàng dành thuế suất ưu đãi
cho Trung Quốc bao gồm các sản phẩm nông sản và thủy sản, Trung Quốc có
531 mặt hàng dành thuế suất ưu đãi cho Việt Nam ( và các nước Asean khác)
bao gồm các sản phẩm nông sản và thủy sản nằm trong chương 1 đến
chương 8 của biểu thuế XNK Trung Quốc. Theo lộ trình cắt giảm thuế cam kết
thì dến ngày 01/01/2006, Thuế suất mà TQ cam kết là 0%. Việt Nam chậm
hơn cam kết cắt giảm thuế trong giai đoạn 4 năm từ 2004 đến 01/01/2008.
Như vậy Việt Nam sẽ hưởng ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu sang
Trung Quốc và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam
như sữa, các sản phẩm từ sữa, quả và hạt ăn được, động vât sống, ..
Bùi
6 | Page

Thị

Thùy

Doan-

CH17A


KTTG


1.2 Quan hệ thương mại biên mậu Việt Trung:
Với hiệp định tự do thương mại Asean- Trung Quốc( ACFTA), các mặt hàng
xuất nhập khẩu chính ngạch, đáp ứng các điều kiện ưu đãi, xuất xứ theo quy
định sẽ được hưởng lợi. Song với, Việt Nam, mua bán tiểu ngạch với Trung
Quốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của ACFTA cũng là vấn đề quan trọng
không kém.
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới dài hơn 1350Km với 7 tỉnh của
Việt Nam giáp danh với Trung Quốc. Ở các đia bàn này hình thức buôn bán
biên mậu( chưa tính đến buôn lậu và gian lận thương mại) rất phổ biến. Theo
thống kê của Bộ công thương trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động thương
mại biên giới giữa 7 tỉnh của Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng về
giá trị tuyệt đối, bình quân mỗi năm là trên 40%. Thống kê của Việt Nam
trong năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua đường tiểu ngạch
chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua Trung Quốc. Sở dĩ
kênh buôn bán này phát triển mạng với tốc độ như vậy là do thói quen buôn
bán của doanh nghiệp 2 nước. Hơn nữa hình thức giao thương qua cửa khẩu
có những cách làm dễ dàng hơn xuất qua đường chính ngạch do thủ tục đơn
giản, chỉ cần khai báo hải quan. Đồng thời hình thức này cũng không chịu sự
kiểm soát khắt khe, nên chi phí thấp hoặc chỉ chịu các loại phí biên mậu.
Có một thực tế đã xảy ra là xuất hàng theo hình thức biên mậu, hàng hóa
thường bị đánh đồng về chất lượng, bị ép giá và thậm chí còn chịu bán lỗ. Do
việc mua bán này thường không có hợp đồng, hàng hóa mang tới cửa khẩu
mới tìm khách để bán nên các doanh nghiệp trong nước thường gặp nhiều rủi
ro như trường hợp dưa hấu bị ứ đọng ở biên giới như một vài năm vừa qua.
Thêm nữa, các chính sách mà Trung Quốc áp dụng để quản lý hàng hóa, XNK
thường xuyên thay đổi linh hoạt với mục đích điều chỉnh lượng hàng cũng
như giá hàng xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc. Những chính sách này thực

chất là nhắm hạn chế hàng nhậo khẩu của Việt Nam nhưng áp dụng với hàng
hóa xuất qua đường tiểu ngạch nên không vi phạm quy định của WTO. Ngoài
ra phía đối tác Trung Quốc cũng áp dụng một số quy định rất khắt khe về địa
Bùi
7 | Page

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


bàn, cửa khẩu để xuất hàng hóa như hoa quả chỉ được xuất qua cửa khẩu
Lào Cai hoặc Tân Thanh( Lạng Sơn), cao su chỉ đi qua Móng Cái hoặc Lục
Lầm, Thủy hải sản chỉ qua cửa khẩu Móng Cái. Theo đó, mức phí biên mậu
cũng thay đổi theo từng thời điểm. mùa vụ và cách thức kiểm dịch lỏng hay
chặt là để kiểm soát việc xuất khẩu.
Từ năm 2008, hàng loạt các chính sách biên mậu của Trung Quốc đã thay
đổi, ví dụ như hình thức thương mại tiểu ngạch không được hưởng ưu đãi mà
thay vào đó là nâng hạn mức miễn thuế( giảm 50% thuế suất thông thường
cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam)nhưng chỉ áp dụng đối với hình thức
trao đổi buôn bán cặp chợ biên giới và chỉ cho cư dân các tỉnh giáp biên được
hưởng. Hơn nữa các mặt hàng được áp dụng hình thức này cũng chưa có quy
chế chung mà do các tỉnh giáp biên tự quy định theo danh mục tạm thời do
vậy các doanh nghiệp Việt Nam khá bị động.

Trong những năm qua, hình thức giao thương buôn bán tiểu ngạch này, ngoài
những khó khắn trên còn gặp phải những rủi ro vốn. Chính vì thế, sau khi đã
kí kết hiệp định hợp tác toàn diện, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam
nên thực thi ACFTA một cách nghiêm túc và đầy đủ nhằm giảm thiểu bớt các
rủi ro trong buôn bán với Trung Quốc.
2. Mặt hàng, giá cả, chủng loại:
Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa 2 nước đã phát triển mạnh
mẽ, các mặt hàng XNK giữa 2 nước phong phú đa dạng về chủng loại, mẫu
mã, chất lượng, giá thành, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thành phần dân
cư. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khác biệt.
Trong khi Việt Nam xuất sang Trung Quốc 3 nhóm sản phẩm chủ yếu là:


Nhóm hàng nguyên liệu: dầu thô, cao su, than đá...

Bảng 2: Kim ngạch Xuất khẩu nhiên liệu Việt Nam
sang Trung Quốc:
Mặt hàng

2004
Bùi

8 | Page

Thị

2005
Thùy

Doan-


CH17A

KTTG


Kim ngạch
(triệuUSD)

Tăng
giảm %

Kim ngạch
(triệuUSD)

Tăng
giảm %

1471
357
134

73.53
143.45
174.24

116
519
370


-21.15
45.06
176.18

Dầu thô
Cao Su
Than đá

( Nguồn: Hải Quan Việt Nam 2006)


Nhóm hàng nông sản: thuỷ hải sản, rau quả tươi, và chế biến, chè cà
phê...

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu một số sản mặt hàng nông
sản Việt Nam sang Trung Quốc:
Mặt hàng

2004
Kim ngạch
Tăng
(triệu USD)
giảm

Hạt điều
Hải sản
Rau quả
Gạo
Cà phê
Chè các loại

Dầu mỡ động thực
vật

7,021
4,815
2,496
1,921
588
349
234

34.07
-38.14
-62.78
15.88
352.26
89.73

2005
Kim
ngạch
( Triệu
USD)
9,736
6,197
3,494
1,196
762
607
125


Tăng
giảm
38.66
27.71
39.96
-37.72
29.54
73.73
-46.43

( Nguồn: Tổng cục Hải Quan 2006)


Nhóm hàng công nghiệp nhẹ: máy vi tính, linh kiện máy tính, hàng
điện tử, sản phẩm gỗ và giầy dép các loại.

Và đồng thời chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều nhóm mặt hàng thiết
yếu với giá trị kim ngạch cao gấp nhiều lần so với giá trị xuất khẩu thu về.


Nhóm hàng Xăng dầu: Đây là nhóm hàng mà Việt Nam đã nhập khẩu
từ Trung Quốc có giá trị ngày càng tăng trong những năm qua do nhu
cầu tiêu dùng trong nước tăng.



Nhóm hàng phục vụ hàng may mặc: vải - sợi – nguyên phụ liệu dệt
may cho cả sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bùi


9 | Page

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG




Nhóm hàng công nghiệp: máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép – kim
loại nguyên liệu, phân bón hoá chất, linh kiện ô tô – xe máy , máy tính
và linh kiện hàng điện tử... có thể nói, đây là nhóm hàng Việt Nam
nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc, nhưng là những mặt hàng thiết yếu
phục vụ cho nhu cầu sản xất trong nước và là tài sản cố định cho nhiều
nghành sản xuất quan trọng trong nước.

Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng có tên
tuổi, thương hiệu, chất lượng đảm bảo trong khi đó hàng Trung Quốc nhập
khẩu vào Việt Nam đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng, thượng vàng
hạ cám và có cả các hàng hóa, sản phẩm làm giả của các thương hiệu, mẫu
mã nổi tiếng trên thế giới. Giá hàng Trung Quốc tại thị trường Việt Nam cũng
rất rẻ, cạnh tranh gay gắt với hàng sản xuất trong nước. Thậm chí một số
mặt hàng chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trừơng trong nước do mẫu mã

phong phú, giá thành rẻ, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Nhưng
thực sự chất lượng của hàng hóa Trung Quốc cũng gây ra bài toán hóc búa,
nam giải cho các nhà quản lý Việt Nam. Các vấn nạn liên quan đến hàng
Trung Quốc như an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, chưa
chất độc hại, gây ô nhiễm mỗi trường,…
3. Thị trường tiêu thụ:
Hàng Trung Quốc vào Việt Nam bằng bất kỳ cửa khẩu nào, đường bộ, đường
biển, đường không trong khi hàng Việt Nam xuất sang nước bạn bị buộc phải
đi qua một hoặc một số cửa khẩu do phía Trung Quốc quy định. Do vậy đã
hạn chế bớt khả năng xâm nhập của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Trung
Quốc. Trong khi hàng Trung Quốc len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống
người dân Việt, có mặt ở mọi tỉnh thành, mọi địa phương trong cả nước từ địa
đầu tổ quốc đến mũi Cà Mau, từ đô thị lớn đến bản làng hẻo lánh, xa xôi thì
hàng Việt Nam chỉ có thể quanh quẩn tại một số tỉnh phía Nam, Tây Nam đại
lục. Hơn nữa nạn buôn lậu, trốn thuế, gian lân thường mại từ Trung Quốc

Bùi
10 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG



chảy sang Việt Nam cũng làm cho hàng hóa nước bạn trở nên phổ biến, giá
rẻ, cạnh tranh gây gắt thập chí là chiếm lĩnh thị trường Việt.
4.

Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa Việt Trung:

4.1.Những điểm tích cực trong thương mại song phương:
Nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Thương mại Việt Trung kể từ khi bình
thường hóa quan hệ đến nay, có năm mặt được:
Thứ nhất: Đó là tiềm năng và tính bổ sung lẫn nhau trong phát triển kinh tế
giữa 2 nước ngày càng khai thác được các lợi thế, phát huy được tiềm năng
của mỗi nước, thể hiện qua cơ cấu hàng hóa trao đổi ngày càng phản ánh sát
thực lực, trình độ phát triển kinh tế, nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau của hai nền
kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang
kinh tế thị trường , cùng tiến hành cải cách mở cửa và hướng ra xuất khẩu.
Hàng Việt xuất sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô, than đá, các nông sản
nhiệt đới như cao su, rau quả, hạt điều, hạt tiêu, đồ gỗ cao cấp, thực phẩm
chế biến, thủy sản,…Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm máy móc thiết
bị, sắt thếp, phân bón, vật tư nông nghiệp, hóa chất, phương tiện vận tải,
nguyên phụ liệu dệt may, da..Các nhóm hàng trên chiếm trên 90% kim
ngạch xuất khẩu hàng năm từ Trung Quốc.
Thứ hai phương thức mậu dịch ngày càng đa dạng và phát triển. Giai đoạn
1991-2000 quan hệ thương mại 2 nước chủ yêu là thông qua mậu dịch biên
giới. Từ 2001 đến nay, mậu dịch chính ngạch dã chiếm tỷ trọng áp đảo trong
tổng giá trị thương mại, với nhiều hình thức đa dạng như tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu, quá cảnh, gia công…
Thứ 3, quan hệ hợp tác thương mại giữa các địa phương 2 nước từ chỗ chỉ
tập trung ở các tỉnh biên giới phía bắc nước ta với hai tỉnh Quảng Tây, Vân
Nam đã phát triển rộng đến các tỉnh thành nằm sâu trong nội địa.
Thứ tư, bộ mặt đời sống của người dân vùng biên đã thay đổi rõ rệt. Hoạt

động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp cùng với sự ra đời của hai khu
Bùi
11 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


kinh tế tại cửa khẩu đã giúp các địa phương điều chỉnh cơ cấu phù hợp với xu
thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm, xuất hiện điểm sáng trong quan hệ thương mại hai nước đó là quan
hệ đầu tư. Các dự án đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực chế biến nguyên liệu
và các dự án hợp tác kinh tế như hành lang kính tế Đông Tây, dự án đường
xuyên Á,..đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, tạo đà cho những
bước phát triển, hợp tác mạnh mẽ, toàn diện hơn trong giai đoạn sắp tới.
4.2.Hạn chế:
Tuy quan hệ thương mại giữa 2 nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, song
vẫn tồn tại những hạn chế lớn. Thứ nhất, cán cân thương mại giữa hai nước
ngày càng mất cân đối, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam ngày càng tăng. Năm
2001 mức nhập siêu từ Trung Quốc là 200 triệu USD đến năm 2009 đã tăng
lên 11.1 tỷ USD gấp 55 lần so với năm 2001.

Bảng4 : Nhập siêu Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2001-2010

Năm
Chỉ tiêu
VN XK sang TQ
VN NK từ TQ
VN nhập siêu
(NS)
Tỷ lệ NS
XK của cả nước
NK của cả nước
Cả nước NS
Tỷ lệ NS của
cả nước
Tỷ trọng NS từ
TQ/ NS của cả
nước

2001

2006

2007

2008

2009

1,418
1,629
211


3,030
7,309
4,279

3,356
12,502
9,146

4,536
17,123
12,587

4,781
15,970
11,189

KH
2010
5000
16,800
11,800

14.88%

141.22
%
39,826
44,891
5,065
12.70

%
84.48
%

272.53
%
48387
60,783
12,398
25.60
%
73.77
%

277.49
%
62,685
80,714
18,031
28.80
%
69.81
%

234.03
%
56,584
68,83
12,246
21.60

%
91.37
%

236.00
%
60,544
72,66
12,016
19.80
%
98.20
%

15,029
16,217
1,118
7.90%
18.87%

Bùi
12 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A


KTTG


Đơn vị: Triệu USD

( Nguồn: Số liệu

tổng hợp Bộ Công Thương)
Điều này nói lên một thực trạng rất đáng báo động trong quan hệ thương mại
hai nước. Trong khi một số thị trường như Pháp, Úc, Anh,…Việt Nam xuất siêu
thì tại thị trường Trung Quốc, tỷ trọng nhập siêu ngày càng áp đảo. Đáng
buồn hơn chỉ nhập khẩu ở thị trường này nhữn kỹ thuật thâps, sao chép, thải
loại không tranh thủ được nguồn hàng từ những nền kinh tế nguồn, hàng đầu
thế giới ví dụ như xi măng lò đứng, nhà máy mía đường là một điển hình cụ
thể.
Hơn nữa khi xuất khẩu chúng ta chỉ thu được Nhân dân tệ- Đồng tiền rất khó
tiêu dùng ở các thị trường khác, nhất là các nước phát triển. Và vì xuất không
đủ, Việt Nam lại huy động các nguồn ngoại tệ mạnh như USD, EUR,..để nhập
hàng từ Trung Quốc về kiến cho một lượng ngoại hối lớn của Việt Nam chảy
vào túi người láng giềng Trung Quốc.
Thứ hai, danh mục các hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 nước cũng có những
bất cập rõ ràng. Hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là dạng thô sơ, hàm lượng
kỹ thuật thấp, đồ tươi sống, chưa qua chế biến bảo quản ví dụ như than đá,
mủ cao su, quặng, nông sản, gỗ, thủy sản,…Điều này dẫn đến giá trị xuất
khẩu không cao, Trung Quốc là bạn hàng lớn nên luôn ép giá dẫn đến trình
trạng Việt Nam chảy một nguồn tài nguyên lớn của mình sang Trung Quốc.
Trong khi nhập khẩu xong, nước bạn chỉ qua 1 vài công đoạn chế biến sẽ tái
xuất sang nước thứ 3 thậm chí là tái xuất lại Việt Nam với giá trị lớn, thu
ngoại tệ về. Hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam dù nói là máy móc

thiết bị, nguyên vật liệu nhưng thực chất hầu hết là các máy nông nghiệp, xe
vận tải, phương tiện giao thông, sắt thép , phân bón, vật tư nông nghiệp,..giá
thành cao nhưng chất lượng cũng méo mó, chưa kiểm chứng cụ thể dẫn đến
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc bị đẩy lên cao. Chất lượng
hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam cũng là đề tài bàn bạc rất nhiều.
Những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, độc hại, gay ảnh hưởng đến sức
Bùi
13 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


khỏe người dân, mất vệ sinh an toàn thực phẩm là những điều mà chúng qua
cần quan tâm.
Thứ ba, về việc quản lý buôn bán qua biên giới giữa 2 nước đã có những kết
quả đáng khích lệ những vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Tình trạng buôn lậu,
trốn thuế, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng tràn lan gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng. Chưa kể đến
những quy định, chính sách về xuất nhập khẩu không ngừng thay đổi, những
quy định về cửa khẩu để thông quan hàng hóa, mức phí nhập khẩu luôn thay
đổi khiến không ít doanh nghiệp Việt lâm vào tình trạng điêu đứng, dở khóc,
dở cười.Mức tăng trưởng mậu dịch giữa 2 nước chưa phản ánh đúng tiềm

năng và tính bổ sung của mỗi nước.
Thứ tư, về lĩnh vực hợp tác kinh tế, với các khoản viên trợ phát triển, các
khoản vay ưu đãi mà phía bạn dàng cho nước ta từ năm 1992 đến 2000 chủ
yếu tập trung vào các nhà máy do Trung Quốc xây dựng trước đây như gang
thép Thái Nguyên, phân đạm Bắc Hà, Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long,
… Từ năm 2000 đến nay nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc tập trung vào
các lĩnh vực như điện, khai khoáng,phân bón, hóa chất, cơ khí,..Đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng mạnh.Đến tháng
12/2008 FDI thực hiện Trung Quốc vào Việt Nam là 271 triệu USD, bao gồm
628 dự án với vốn cam kết là 2,2 triệu USD, đứng thứ 13 trong tổng 64 nước
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhìn có vẻ khả quan nhưng thực
chất chưa phản ánh đúng tiềm năm đầu tư của Trung Quốc. Do cơ chế giải
ngân chậm, tiến độ thực hiện không đạt cam kết. Thêm nữa với các gói thầu
công khai của Việt Nam mà Trung Quốc tham gia đấu thấu thì phía bạn
thường là người trúng thầu do có giá bỏ thầu rẻ nhưng thực chất công nghệ
và kỹ thuật mà họ sử dụng chưa phải là tiên tiến hiện đại mà như người ta
nói” tiền nào vải nấy”. Do đó cũng cần xem xét và nhìn nhận lại người bạn
láng giềng này.

Bùi
14 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A


KTTG


Chương II: Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa giữa Việt Nam
và Trung Quốc:
1. Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa 2 nước:
1.1. Những quan diểm cơ bản trong phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam- Trung Quốc:
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc và các nước khác trên thế giới,
Đảng và nhà nước nhất quán, vì mục tiêu chung là ổn định, phát triển, lấy lợi
ích quốc gia, dân tộc kết hợp với lợi ích quốc tế chân chính và hiệu quả kinh
tế xã hội làm chuẩn. Đối với Việt Nam, quan hệ với các nước láng giềng đóng
vai trò hết sức quan trọng. Do đó, ngoài những nguyên tắc chung, Đảng và
Nhà Nước còn có những chính sách đặc thù riêng nhằm kết hợp chặt chẽ,
hiệu quả về kinh tế, xã hội với ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh. Để
thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt- Trung theo hướng tích cực, tạo
ra các động lực cho phát triển kinh tế hàng hóa của nước ta cần kiên trì tin
tưởng theo các chủ trương, đường lối:
Thứ nhất, Quan hệ thương mại Việt- Trung phải đổi mới, phát triển trên cơ sở
thực sự bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp, làm ảnh hưởng đến công
việc nội bộ của nhau. Đây là quan điểm cơ bản nhất, là nguyên tắc quan
trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Đó là cơ sở bền vững, lâu dài
đặc biệt khi 2 nước Việt Trung lại là 2 nước láng giềng có quan hệ truyền
thống lâu đời.
Thứ hai, mở rộng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt- Trung
phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục đích chính, nhằm thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Quan điểm này đòi
hỏi chúng ta phải tập trung khai thác các tiềm lực, lợi thế so sánh của các
tỉnh thành trong nước nhưng cũng cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi
trường, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và quan tâm đến chất

lượng sống của người dân.
Bùi
15 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


Thứ ba, phát triển quan hệ thương mại phải góp phần chuyển dịch kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ tư, phát triển quan hệ thương mại Việt Trung được thực hiện dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của nhà nước với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế để đảm bảo quan hệ song phương phát triển lành mạnh,
đúng mục tiêu, đường lối, vì lợi ích chung của cả quốc gia, dân tộc.
1.2. Mục tiêu phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt NamTrung Quốc đến năm 2020:
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật
Bản và cũng là thị trường nhập khẩn hàng hoá lớn nhất hiện nay của Việt
Nam. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao và ổn định như hiện
nay cùng một thị trường với gần 1,4 tỉ người đang trong quá trình chuyển
biến mạnh mẽ về cơ cấu tiêu dùng, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục giữ
vị trí là thị trường trọng điểm và rất quan trọng đối với Việt Nam. Năm 2020,
tổng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến lên tới
5000 tỷ USD.

Dự báo kim ngạch hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2010 có thể đạt
1.000 tỷ USD và có thể lên đến 2.000 tỷ USD vào năm 2020. Qua đó có thể
thấy dung lượng thị trường Trung Quốc là rất lớn và là điều kiện rất thuận lợi
cho xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên cho đến nay, hàng
xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm một thị phần tương đối khiêm tốn
trong dung lượng này.
Với tốc độ phát triển kinh tế cao như hiện nay, chắc chắn nhu cầu về năng
lượng của Trung Quốc sẽ rất lớn. Theo dự báo của Uỷ ban Phát triển Cải cách
Nhà nước Trung Quốc nhu cầu dầu thô của Trung Quốc đến năm 2015 sẽ vào
khoảng 300 triệu tấn, trong đó nhập khẩu chiếm khoảng 50% và nhu cầu
than đạt trên 1,8 tỷ tấn đến năm 2015. Bên cạnh đó dưới tác động của tốc độ
phát triển kinh tế cao, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho
sản xuất (ví dụ như các sản phẩm về cao su, chất dẻo...) cũng sẽ tăng mạnh,
Bùi
16 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


song song với việc đó thu nhập người dân sẽ được nâng cao khiến cho nhu
cầu về các sản phẩm tiêu dùng cũng sẽ rất lớn.
Tất cả những nhân tố này đã chứng tỏ tiềm năng và triển vọng của thị trường

Trung Quốc đối với Việt Nam trong thời gian tới, vì vậy cần phát huy những
ưu thế về địa lý, về tính chất bổ sung trong cơ cấu hàng hoá giữa hai nước và
các nhân tố có lợi khác để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo dự báo của Bộ Công Thương đến năm 2015, triển vọng kim ngạch
thương mại hai chiều Việt – Trung sẽ đạt 30 tỷ USD và 50 tỷ USD vào 2020.
Với phương châm là tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc để
tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, quản lý tốt thương mại biên
mậu, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, trao đổi thương mại trên cơ
sở quan hệ kinh doanh thương mại bình đẳng theo đúng khung khổ WTO,
những định hướng lớn phát triển thương mại Việt Nam với Trung Quốc cần lưu
ý là:
Về xuất khẩu: Trước hết, phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường Trung
Quốc. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất
khẩu thô. Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng
đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Tận dụng cơ hội của mở cửa
thương mại và đầu tư để thu hút FDI đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào
chuỗi giá trị hàng hóa của khu vực. Phấn đấu tăng tỷ trọng hàng công nghiệp
xuất khẩu trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Đẩy mạnh hợp
tác thương mại theo hướng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Về nhập khẩu: Trong giai đoạn 2007 - 2015, nhập khẩu của Việt Nam từ thị
trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh do mở cửa thương mại và nhu cầu về
nguyên liệu, thiết bị, máy móc của ta vẫn còn lớn. Sẽ có sự chuyển giao công
nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những ngành sử dụng nhiều lao
động như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử. Dự báo, tốc độ tăng nhập khẩu

Bùi
17 | P a g e

Thị


Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


vẫn ở mức cao từ nay cho đến 2015, trong đó giai đoạn 2008 - 2010 tăng cao
hơn. Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12%/năm.
Về xử lý nhập siêu: Do nhu cầu của Việt Nam về nhập khẩu các loại hàng hóa
từ Trung Quốc còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ
ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, trong khi xuất
khẩu của Việt Nam tăng có mức độ và các giải pháp hạn chế nhập siêu chưa
thể phát huy tốt hiệu quả, thì tình hình nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn
2008 - 2015 chưa thể có sự thay đổi lớn, thậm chí còn tăng đến 2015. Tuy
nhiên, việc nhập siêu từ Trung Quốc phải được nhìn nhận trên góc độ tổng
thể và dài hạn. Nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này là điều kiện để
tăng xuất khẩu ở thị trường khác. Như vậy, Việt Nam chỉ có thể đặt vấn đề là
không để nhập siêu từ Trung Quốc tăng quá mức.
Về phát triển mậu dịch biên giới: Phấn đấu đến năm 2010, tiến tới lành mạnh
hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của biên mậu Việt Nam - Trung Quốc để
góp phần phát triển kinh tế, thương mại của các tỉnh giáp biên giới hai nước.
Phấn đấu xây dựng các trung tâm hàng hóa tại các tỉnh giáp biên giới để
phục vụ cho hoạt động xuất nhập của cả nước qua biên giới Việt Nam - Trung
Quốc. Cần xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ
Trung ương đến địa phương. Phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự
nhiên biên giới với Trung Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai

nước. Phát triển biên mậu Việt Nam - Trung Quốc theo hướng văn minh, hiện
đại, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo
đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
Về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại: Tăng cường hợp tác xây dựng kết
cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại như đường giao thông, các khu kinh
tế cửa khẩu, nâng cấp các cảng chu chuyển. Đẩy mạnh hợp tác về ngân
hàng, thanh toán, kết cấu hạ tầng về thông tin. Đầu tư cho công tác hải
quan, kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu

Bùi
18 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


2. Một số giải phát nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại hàng hóa
Việt Nam- Trung Quốc:
Để quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc phát triển theo các quan điểm,
mục tiêu trên, chúng ta cần thực hiện tốt mốt số giải pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hợp tác thương mại với Trung
Quốc: Rà soát lại những hiệp định đã ký kết giữa hai bên để có những điều
chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế (WTO, ACFTA), đồng thời nâng cao

tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết. Điều chỉnh và bổ sung các
chính sách giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơn nữa
cho hoạt động thương mại trên các hành lang; hoàn thiện chính sách thuế
tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư, như áp dụng chính sách
ưu đãi tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu; cải thiện hệ thống thanh toán,
tăng cường sự phối hợp trao đổi định kỳ các biện pháp quản lý và giám sát
buôn bán qua biên giới.
Tranh thủ những thuận lợi có được sau khi gia nhập WTO và bối cảnh hội
nhập khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển xuất khẩu và
thay thế nhập khẩu. Đây là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại với Trung
Quốc. Trước hết, cần cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI vào các lĩnh
vực công nghệ cao, kết cấu hạ tầng và công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, Việt
Nam cần có chính sách để kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, ô
nhiễm môi trường.
Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu để tận dụng lợi thế cạnh tranh trong
quan hệ thương mại với Trung Quốc. Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
theo hướng xác lập lợi thế so sánh trong những ngành liên quan đến máy
móc. Phát huy lợi thế so sánh để khai thác khu vực thị trường mở ASEAN Trung Quốc. Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và
đã đứng chân được tại thị trường Trung Quốc, tiếp tục nghiên cứu mở rộng
mặt hàng để có đầu tư dài hạn.
Bùi
19 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-


CH17A

KTTG


Mở rộng các hình thức hợp tác, thúc đẩy phát triển thương mại với Trung
Quốc như đẩy mạnh hợp tác xây dựng cửa khẩu và đường thông thương,
tăng cường hợp tác kỹ thuật và đầu tư, du lịch, hợp tác xây dựng hai hành
lang và một vành đai kinh tế, kết hợp phát triển mậu dịch biên giới với hợp
tác kinh tế, tăng cường hợp tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, hợp
tác về đào tạo nguồn nhân lực...
Đổi mới phương thức hoạt động thương mại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại
và đầu tư, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại, nghiên cứu
các điều kiện về khả năng thực hiện Hiệp định thương mại tự do song phương
với Trung Quốc, xây dựng chiến lược đối tác thương mại của Việt Nam với các
quốc gia có nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực.
Chiến lược Vịnh Bắc Bộ mở rộng được kết cấu thành hai mảng lớn: a- Hợp tác
Vịnh Bắc Bộ mở rộng (quan trọng nhất); b- Tiểu vùng sông Mê Kông với một
trục ở giữa là hành lang kinh tế Nam Ninh- Xin-ga-po được Trung Quốc gọi tắt
là chiến lược "Một trục hai cánh" - theo mô hình chữ M - viết theo tiếng Anh
(được hiểu là tổ hợp hợp tác kinh tế trên biển, hợp tác kinh tế trên đất liền và
hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông) được xem là sự phát triển lô-gíc, sự phát
triển mở rộng của ý tưởng "Hai hành lang một vành đai" do Việt Nam khởi
xướng. Trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc cần xúc tiến triển khai và
đẩy nhanh việc tổ chức, thực hiện "Hai hành lang một vành đai" - hạt nhân nơi thể nghiệm, thực thi thể chế hợp tác của chiến lược "Một trục hai cánh".
Việc tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được xem là
cuộc "tổng diễn tập" hội nhập kinh tế quốc tế và là một minh chứng có sức
thuyết phục về việc Việt Nam đang tiến dần đến một nền kinh tế thị trường
hoàn chỉnh.
Đẩy nhanh tốc độ cải cách, mở rộng cánh cửa hợp tác, hội nhập, nâng cao

năng lực cạnh tranh ở cả 3 phạm vi: quốc gia - doanh nghiệp - sản phẩm,
thực thi tự do hóa thương mại với những bước đi và tốc độ phù hợp với hoàn

Bùi
20 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


cảnh cụ thể của mình... có thể xem là định hướng, là "lối thoát" hợp quy luật
đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Kết luận:
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, giao lưu văn hóa, kinh tế
thương mại là một tất yếu khách quan đòi hỏi mỗi nước phải đặt ra cho mình
những lộ trình và bước đi thích hợp. Quan hệ song phương giữa Việt Nam và
Trung Quốc cũng nằm trong tất yếu đó. Giao lưu về kinh tế, thương mại cùng
với các quan hệ về chính trị, những hội nhập về văn hóa tạo ra những diều
kiện thuận lợi cũng như các thách thức lớn cho mỗi nước. Những năm vừa
qua, mối quan hệ thương mại giữa 2 nước cũng đã được đẩy lên những tầm
Bùi
21 | P a g e


Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


cao nhất định tuy chưa đáp ứng được yêu cầu và triển vọng của mỗi
nước.Những vấn đề như mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu, chất
lượng hàng hóa, cơ chế chính sách đối với hàng xuất nhập khẩu sẽ vẫn tiếp
tục được đặt lên bàn của các chương trình nghị sự, các thỏa luận song
phương cũng như đa phương, để tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp. Với
16 chữ vàng: “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai” cùng 4 tinh thần:” Láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè
tốt và đối tác tốt”, hi vọng trong giai đoạn tới đây, quan hệ thương mại giữa
2 nước sẽ có những bước phát triển mới, những chuyển dịch theo hướng cân
bằng và tạo ra những tiền đề tốt cho phát triển kinh tế mỗi nước.
Do hạn chế về thời gian và những thiếu sót trọng nhận thức, tiểu luận có thể
chưa đề cập được toàn vẹn nội dung, những khía cạnh của quan hệ thương
mại hàng hóa giữa 2 nước. Rất mong nhận được sự đóng góp và hỗ trợ từ
thầy và các độc giả.
Trân trọng cảm ơn./.

Tài liệu Tham khảo:
1. Viện nghiên cứu kinh tế Hồ Chí Minh, 2007,”Triển vọng kinh tế Việt NamTrung Quốc”

2. VCCI, 2010,” Hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam- Trung Quốc: Hướng tới
mục tiêu 25tỷ USD” : />Bùi
22 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-

CH17A

KTTG


3. Phạm Ngọc Nam, Học viện Ngân hàng, 2005,“Quan hệ kinh tế, thương mại
Việt Nam- Trung Quốc: hiện tại và triển vọng”
4. Vương Quang Lương, 2007,“ Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc sau chiến
tranh lanh. Thực trạng và triển vọng”.
5. Một số tài liệu Website:
/> /> />uanHeTM.html
/> />
Bùi
23 | P a g e

Thị

Thùy

Doan-


CH17A

KTTG



×