Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn CÔNG PHÁP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.71 KB, 90 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
CHƯƠNG I:
Câu 1: Khái niệm Luật quốc tế hiện đại?
Trả lời:
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ thể
của luật quốc tế (bao gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế) thỏa thuận
xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp
sinh giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và
được đảm bảo thực hiện bởi chính các chủ thể đó.
Câu 2: Phân tích các đặc trưng của Luật quốc tế để so sánh với pháp luật
quốc gia?
Trả lời:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh, nếu đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia
là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia thì đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc gia thường được hiểu là luật
điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể: nhà nước, cá nhân, pháp nhân ở trong phạm vi
lãnh thổ của một quốc gia. Trong khi đó, luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ quốc
tế, giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế. Ở đây
cần phân biệt quan hệ này với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được thiết lập
giữa các cá nhân, pháp nhân có quốc tịch khác nhau được điều chỉnh bởi tư pháp quốc
tế.
Khi đề cập đến sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia thì tính chất “liên quốc gia” thường được nhắc đến như một tiêu chí cơ bản.
Đặc trưng về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế hàm chứa hai yếu tố chính. Một là,
các quan hệ thuộc điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ phát sinh trong mọi
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội vượt khỏi phạm vi lãnh thổ của các quốc gia. Hai là,
những quan hệ này là những quan hệ chỉ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể
khác của luật quốc tế mà thôi.
Thứ hai, về phương thức xây dựng pháp luật, nếu như luật quốc gia thường
được xây dựng bởi một cơ quan làm luật là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia,
đại diện cho ý chí của nhân dân thì luật quốc tế được xây dựng thơng qua sự thỏa


thuận và thừa nhận của các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
Điều này cũng có nghĩa là khơng tồn tài một cơ quan lập pháp quốc tế chung giống
như cơ quan lập pháp quốc gia. Cơ sở của vấn đề này là quan hệ quốc tế trước tiên và
cơ bản là quan hệ giữa các quốc gia, đây là những thực thể có chủ quyền và bình đẳng
về phương diện pháp lý. Chính vi lẽ đó khơng thể có sự tồn tại của một cơ quan tập
trung có chức năng lập pháp quốc tế để ban hành, ấn định các quy phạm pháp luật
ràng buộc các chủ thể của luật quốc tế. Sự tồn tại của một cơ quan lập pháp quốc tế
như vậy không phản ánh được bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận, thống nhất
về ý chỉ giữa các chủ thể của luật quốc tế.
Ngồi ra, việc khơng tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế chung có thể dẫn đến
sự khác biệt về cấu trúc của hai hệ thống pháp luật. Trong luật quốc gia, các quy phạm
pháp luật có thể được sắp xếp theo thứ bất tương đối rõ ràng. Ví dụ, hiến pháp có giá
trị cao nhất trong hệ thống văn bản luật, kế đến là các luật và văn bản dưới luật. Hay


trong các quốc gia theo hệ thống thông luật, các quy định xuất phát từ án lệ của tòa
cấp càng cao sẽ có giá trị càng lớn. Trong khi đó, quy phạm trong luật quốc tế không
được ban hành bởi một cơ quan lập pháp quốc tế, do đó hệ thống pháp luật quốc tế là
một tổng thể các quy phạm mà trong đó khơng có sự sắp xếp một cách hệ thống, có
thứ bậc, vị trí rõ ràng như trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Thứ ba, về chủ thể của luật, nếu chủ thể của pháp luật quốc gia là nhà nước (đại
diện bởi các cơ quan công quyền), các cá nhân, pháp nhân thì chủ thể của pháp luật
quốc tế là các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh
giành quyền tự quyết và một số vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt. Sự khác biệt rõ rệt
giữa hai hệ thống pháp luật này còn được thể hiện qua vị trí và vai trị của từng loại
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà mỗi hệ thống điều chỉnh. Trong pháp luật quốc
gia, cá nhân và pháp nhân là hai chủ thể cơ bản và chủ yếu nhất có khả năng tham gia
vào hầu hết các quan hệ pháp luật. Quốc gia/nhà nước trong luật quốc gia chỉ có sự
tham gia nhất định vào một số quan hệ pháp luật đặc thù như hành chính, hình sự hoặc
thậm chí trong quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ thể đặc biệt. Trong

pháp luật quốc tế, quốc gia là một chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia vào tất cả các
quan hệ pháp luật quốc tế. Cho đến nay, về nguyên tắc, luật quốc tế hiện đại vẫn
không thừa nhận tư cách chủ thể luật quốc tế của các cá nhân và pháp nhân.
Cũng cần phải thấy rằng, quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia có sự bất
bình đẳng: quốc gia là chủ thể đặc biệt, có quyền quan trọng trong việc chi phối, xác
lập địa vị pháp lý của các chủ thể cịn lại, thơng qua việc thiết lập các quy tắc pháp lý
mà các chủ thể này buộc phải tuân thủ. Trong khi đó, các chủ thể chủ yếu của luật
quốc tế - các quốc gia – có quan hệ bình đẳng, khơng phụ thuộc vào chế độ chính trị,
diện tích, dân số, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong luật quốc tế,
khơng chủ thể nào có vai trị giống như nhà nước trong luật quốc gia. Do đó, các quy
phạm của luật quốc tế chỉ có thể được ra đời và thực hiện nếu chính các chủ thể của
luật quốc tế tự nguyện xây dựng hoặc thông qua.
Thứ tư, về phương thức thực thi pháp luật, việc thực thi pháp luật quốc gia
được thực hiện một cách tập trung, thống nhất, thông qua hoạt động và phối hợp của
hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quân đội, cơ quan kiểm sát, cơ
quan tòa án, cảnh sát, nhà tù. Hệ thống các cơ quan này được lập ra nhằm đảm bảo thi
hành pháp luật cũng như đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng bởi tất cả các cá nhân
và tổ chức trong quốc gia đó. Hệ thống cơ quan với những đặc điểm như trên không
tồn tại trong quan hệ pháp luật quốc tế. Nói cách khác, trong luật quốc tế khơng có
một hệ thống các cơ quan chun biệt và tập trung làm nhiệm vụ đảm bảo thi hành
luật quốc tế. Về mặt lý luận, quan hệ quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các
quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về pháp lý, do đó việc tồn tại
một hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành hoặc cưỡng chế thi hành luật quốc tế tập trung
sẽ được hiểu như vi phạm đến sự bình đẳng giữa các quốc gia. Mặt khác, hệ thống các
nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là do chính các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, thông qua đấu tranh và thương
lượng, chính vì vậy, việc tuan thủ các ngun tắc và quy phạm pháp luật quốc tế này
cũng dựa trên cơ sở tự nguyện. Sự cưỡng chế thi hành luật quốc tế nếu có cũng phải
do chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện. Do đó, khơng
thể cho rằng trong luật quốc tế không tồn tại các biện pháp chế tài. Điểm khác biệt so

với luật quốc gia là ở chỗ, các biện pháp chế tài cá thể (như tự vệ, trả đũa hợp pháp,


trừng phạt) hoặc tập thể(như trừng phạt phi vũ trang hoặc vũ trang) là do chính các
chủ thể luật quốc tế tự thực hiện.
Câu 3: Đài Loan, Palestine có phải là quốc gia hay không?
Trả lời:
Điều 1 Công ước Montevideo về quyền và nghĩa vụ của quốc gia năm 1933 quy
định như sau:
“Quốc gia được coi là chủ thể của luật quốc tế cần có các điều kiện sau đây:
1.
Dân cư ổn định;
2.
Lãnh thổ xác định;
3.
Chính phủ;
4.
Có khả năng tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác”.
Đài Loan
Hiện nay, về việc Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) có phải là một quốc gia theo
định nghĩa nêu trên vẫn cịn có nhiều tranh cãi giữa các quốc gia trên thế giới.
Trường hợp này Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) không được coi là một quốc
gia theo Công ước Montevideo bởi lẽ mặc dù họ có dân cư ổn định, chính phủ có chủ
quyền với quyền tài phán trên bán đảo Đài Loan cùng một số đảo khác và một bộ
ngoại giao thực sự. Tuy nhiên về vấn đề lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc, Hiến
pháp của họ cho rằng lãnh thổ của họ bao gồm toàn bộ Trung Quốc hiện nay, tuy
nhiên trên thực tế họ chỉ sở hữu và nắm chủ quyền trên bán đảo Đài Loan cùng một số
đảo khác, đồng thời, vấn đề lãnh thổ của họ vẫn cịn đang có rất nhiều tranh chấp với
Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, vì vậy nên điều kiện “lãnh thổ xác định” này không
được đảm bảo. Đồng thời, nói về “khả năng tham gia vào mối quan hệ với các quốc

gia khác” thì Đài Loan cũng khó đảm bảo được, bởi lẽ thực tiễn quốc tế đã cho thấy
rằng các quốc gia phát triển trên thế giới đều có xu hướng thiết lập quan hệ ngoại giao
với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn là với Trung Hoa Dân Quốc, sở dĩ có điều này
là do có sức ép từ phía Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa khi đã tuyên bố không giữ
quan hệ ngoại giao với bất kỳ quốc gia nào công nhận Trung Hoa Dân Quốc. Với mối
quan hệ ngoại giao eo hẹp như vậy thì việc tham gia và các quan hệ quốc tế của Trung
Hoa Dân Quốc là rất khó khăn (huống chi họ đã bị cấm gia nhập Liên Hiệp quốc).
Palestin
Đất nước Palestine tuyên bố thành lập ngày 15 tháng 11 năm 1988 tuy nhiên đến
nay việc cơng nhận Palestine có phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền hay khơng
vẫn cịn nhiều tranh cãi. Ngày 29/11/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức
cơng nhận Palestine là nhà nước độc lập với tỷ lệ 138/193 thành viên Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Dù đã được công nhận nhưng chắc chắn cuộc sống của
người Palestine sẽ không có nhiều thay đổi, ngồi những niềm an ủi về mặt tinh thần.
Trên thực tế, phần lớn lãnh thổ Palestine vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của Nhà nước
Do thái Israel bao gồm khu Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem. Trong khi đó, chắc
chắn quyết định cơng nhận của LHQ sẽ chẳng có nhiều tác dụng với Israel và đồng
minh thân cận Mỹ bởi Washington và Tel Aviv nằm trong danh sách 9 nước từ chối
bỏ phiếu.
Tuy nhiên, về mặt lý luận theo tiêu chuẩn của Công ước Montevideo thì quốc gia
Palestin khơng đủ để được cơng nhận là một quốc gia độc lập vì: Thứ nhất, Palestine
khơng có một lãnh thổ xác định, lãnh thổ Palestine mà nói đúng hơn là những nơi


thuộc quyền quản lí của chính quyền Palestinene manh mún phân tán khơng xác định,
hơn nữa lại có tranh chấp với Israel. Thứ 2, chính quyền của Plalestine khơng hồn
tồn độc lập và tự quyết được, chịu nhiều ảnh hướng và chi phối của các thế lực bên
ngồi. Vì thế, Palestin không được coi là quốc gia độc lập.
Câu 4: Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có phải là chủ thể của Luật quốc tế
với tư cách là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết hay không?

Trả lời:
Theo quan điểm về dân tộc của chủ nghĩa Marx – Lenin, dân tộc là khối cộng
đồng gồm nhiều người, khối ổn định được hình thành trong quá trình lịch sử sinh ra
trên cơ sở một ngơn ngữ chung, một lãnh thổ chung, một cấu tạo tâm lý chung và
được biểu hiện qua một nền văn hóa chung.
Quyền dân tộc tự quyết là quyền của dân tộc tự mình xác định vận mệnh chính
trị của mình.
Do đó, khơng phải bất cứ cộng đồng nào cũng được coi là “dân tộc” và có quyền
“tự quyết” để trở thành chủ thể của luật quốc tế. Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy
chỉ những “dân tộc” nào thỏa mãn hai điều kiện cần và đủ sau mới được coi là chủ thể
của luật quốc tế.
Thứ nhất, “dân tộc” đó đang:
1.
Đấu tranh chống chế độ thuộc địa và phụ thuộc (các dân tộc là thuộc địa
đứng lên đấu tranh giánh độc lập cho dân tộc mình, thốt khỏi chế độ thuộc địa và phụ
thuộc sau năm 1945);
2.
Đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc;
3.
Đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngồi.
Thứ hai, dân tộc đó phải thành lập được cơ quan lãnh đạo phong trào đấu tranh
thì mới chính thức trở thành chủ thể của luật quốc tế.
Quay lại vấn đề của các dân tộc thiểu số ở Tây Ngun thì nhóm cho rằng các
dân tộc này khơng là chủ thể của Luật quốc tế với tư cách một dân tộc đang đấu tranh
giành quyền tự quyết được vì các lý do sau đây:
Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không đấu tranh chống chế độ thuộc địa hoặc
phụ thuộc, phân biệt chủng tộc hoặc chống lại sự thống trị của nước ngoài. Mặc dù
trên thực tế vẫn có những cuộc bạo động của một số dân tộc ở Tây Nguyên đòi tách ra
khỏi Việt Nam, tuy nhiên sự bạo động này là do có sự khiêu khích, tham gia của một
số phần tử phản động, chống phá Nhà nước đã xuyên tạc chính sách dân tộc của nước

Việt Nam làm cho các dân tộc này nghĩ mình đang bị lệ thuộc và bị áp bức dẫn đến
đấu tranh. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta ln có những chính sách đề cao
vấn đề dân tộc, đồng thời tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng cuộc sống của đồng
bào dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao, đồng thời, trong mối quan hệ giữa Nhà nước
Việt Nam với các dân tộc này khơng hề có sự bóc lột và áp bức mà đó là sự bảo trợ,
giúp đỡ lẫn nhau.
Vì nội dung và mục đích đấu tranh của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị chi
phối bởi các thế lực phản động, thù địch, do đó việc họ thành lập một cơ quan lãnh
đạo phong trào đấu tranh cũng không được dùng để đánh giá họ có là chủ thể của Luật
quốc tế hay không.
Câu 5: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, đặc điểm của các nguyên tắc
cơ bản.


Trả lời:
Các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chính trị - pháp lý mang tính chỉ đạo,
bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp
luật quốc tế.
Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế cần được phân biệt với khái
niệm “nguyên tắc pháp luật chung” (general principles of law). Những nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế là những quy phạm pháp luật cơ bản được các quốc gia trên thế
giới thừa nhận rộng rãi để áp dụng điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Trong khi đó, các
nguyên tắc pháp luật chung được hiểu là những nguyên tắc và tư tưởng pháp lý được
vận dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh cả trong quan hệ quốc tế và quốc gia,
đặc biệt khi khơng có quy phạm pháp luật cụ thể để áp dụng. Khái niệm “những
nguyên tắc pháp luật chung” được đưa vào khoản 1 Điều 38 của Quy chế Tòa án
Quốc tế như một loại nguồn được Tòa áp dụng để giải quyết những vấn đề chưa được
điều chỉnh bởi luật quốc tế (non liquet). Hiện nay, mặc dù vẫn cịn có những khác biệt
về việc xác định những ngun tắc pháp luật chung, các chuyên gia luật quốc tế
dường như thống nhất với nhau về những nguyên tắc như: quốc gia có hành vi sai trái

quốc tế có nghĩa vụ bồi thường cho hành vi đó; thừa nhận phán quyết của Tòa án giải
quyết tranh chấp (res judicata); thiện chí (good faith), cơng bằng (equity)…
Vị trí, vai trị và ý nghĩa của luật quốc tế đã được khẳng định qua các văn kiện
pháp lý quốc tế phổ cập. Nội dung và tinh thần của từng nguyên tắc cơ bản đã được
thể hiện trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ở cấp độ khu vực và toàn cầu,
được viện dẫn và áp dụng để giải quyết các vấn đề quốc tế.
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trước hết trong
Hiến chương LHQ, Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng LHQ và trong rất
nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác. Hiện nay, 7 nguyên tắc sau đây đã
được thừa nhận rộng rãi như những nền tảng cho một trật tự pháp lý quốc tế:
• Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
• Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hịa bình;
• Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia;
• Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia khác;
• Các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết;
• Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;
• Tơn trọng các cam kết quốc tế.
Các nguyên tắc nói trên có những đặc điểm sau đây:
• Tính bắt buộc chung: Đây là những quy phạm mệnh lệnh có giá trị cao nhất,
bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia và mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. Chúng là
cơ sở để xây dựng các quy phạm điều ước và tập quan, là tiêu chí để xác định tính hợp
pháp của các quy phạm luật quốc tế.
• Tính phổ biến (được thừa nhận rộng rãi): Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế được các quốc gia và các chủ thể quốc tế thừa nhận một cách rộng rãi và được ghi
nhận trong các văn bản pháp lý quan trọng. Có thể kể đến hai văn kiện quốc tế quan
trọng đó là Hiến chương LHQ và Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
năm 1970. Giá trị phổ biến của các nguyên tắc này thể hiện qua việc các chủ thể của
luật quốc tế công nhận rộng rãi và không bàn cãi về nội dung và vai trò của chúng.
Một điểm đáng chú ý là mặc dù các nguyên tắc này không được nhắc đến một cách rõ
ràng trong khoa học pháp lý phương Tây nhưng chính các nước này bằng hình thức



này hay hình thức khác đều cơng nhận tính đúng đắn và giá trị của chúng. Trong khi
đó, do khơng được thừa nhận rộng rãi, một số nguyên tắc khác tuy cũng có tính tiến
bộ nhưng vẫn khơng trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong tương lai,
một khi các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thống nhất với nhau về ý
nghĩa, vai trò cũng như nội dung của một số nguyên tắc được đề xuất thì chúng có thể
trở thành những nguyên tắc cơ bản mới của luật quốc tế, chẳng hạn như các nguyên
tắc về bảo vệ môi trường quốc tế, bảo đảm các giá trị của con người…
• Tính bao trùm: Nội dung của các nguyên tắc cơ bản được thể hiện trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là các nguyên tắc của luật
quốc tế được giải thích và áp dụng thống nhất, bắt buộc trong các quan hệ về chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… bao trùm mọi lĩnh vực hợp tác quốc tế giữa các
quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế.
• Tính kế thừa: Một mặt, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế khơng được
hình thành cùng một lúc. Chẳng hạn, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền đã ra đời từ
thời tư bản, trong khi đó nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau được
xem như một nguyên tắc cơ bản mới được công nhận của luật quốc tế để thích ứng với
sự phát triển của quan hệ quốc tế và nhu cầu hợp tác chặt chẽ và sâu rộng giữa các chủ
thể luật quốc tế. Mặt khác, nội dung của các nguyên tắc cơ bản khơng bất biến. Trải
qua q trình phát triển lâu dài của luật quóc tế, những nội dung phản động, lạc hậu bị
loại bỏ và những nội dung tiến bộ, dân chủ được ghi nhận và bổ sung. Chẳng hạn,
nguyên tắc về cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế trước đây có những nội dung
khơng phù hợp như: cho phép sử dụng vũ lực nếu không thể giải quyết được tranh
chấp bằng biện pháp hịa bình. Sai đó, việc sử dụng vũ lực bị hạn chế dần và ngày
nay, việc sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế bị nghiêm cấm. Những nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế vì thế thể hiện nội dung ngày càng tiến bộ của luật quốc tế,
đồng thời phản ánh một quá trình đấu tranh lâu dài về quyền lợi giữa các quốc gia, các
hệ tư tưởng.
• Tính tương hỗ: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu và áp dụng

trong một chỉnh thể và giữa chúng có sự liên hệ mật thiết với nhau. Nguyên tắc này là
hệ quả và sự đảm bảo cho những nguyên tắc khác. Chẳng hạn, tôn trọng và thực thi
nghiêm chỉnh nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế đòi hỏi các quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế phải giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa họ
với nhau chỉ bằng phương pháp hòa bình. Việc tơn trọng chủ quyền quốc gia trong
quan hệ quốc tế địi hỏi các quốc gia khơng được tiến hành các hành vi nhằm can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Câu 6: Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc nào không
được ghi nhận tại Điều 2 Hiến Chương Liên Hợp quốc?
Trả lời:
Điều 2 Hiến chương LHQ quy định như sau:
“Để đạt được những mục đích nêu ở Điều 1, Liên hợp quốc và các thành viên
Liên hợp quốc hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây:
1. Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả
các quốc gia thành viên.


2. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa
vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các
quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế
của họ bằng biện pháp hồ bình, sao cho khơng tổn hại đến hồ bình, an ninh quốc tế
và cơng lý;
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh
thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái
với những mục đích của Liên hợp quốc.
5. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên
hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh
giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa

hoặc cưỡng chế;
6. Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp
quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hồ
bình và an ninh thế giới;
7. Hiến chương này hồn tồn khơng cho phép Liên hợp quốc được can thiệp
vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và
khơng địi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra
giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan
đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII”.
Theo quy định nêu trên, trong số các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã
được trình bày ở trên thì những nguyên tắc đã được ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương
LHQ là:
• Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
(khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ);
• Nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hịa
bình (khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ);
• Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau (khoản 5 Điều 2 Hiến
chương LHQ);
• Ngun tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia (khoản 1 Điều 2 Hiến
chương LHQ);
• Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (khoản 2 Điều 2 Hiến
chương LHQ);
• Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác (khoản 7
Điều 2 Hiến chương LHQ).
Như vậy, trong số các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì nguyên tắc tất cả
các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết đã khơng được ghi nhận tại Điều 2 Hiến
chương LHQ, bởi lẽ nguyên tắc này đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 1 và Điều 55
Hiến chương LHQ.
Câu 7: Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa
dùng vũ lực.

Trả lời:
Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.


• Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc được quyền sử dụng mọi lực lượng vũ
trang để bảo vệ quyền phịng thủ chính đáng để giải phóng mình, chống chủ nghĩa
thực dân.
• Cơ sở pháp lý: nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết (Điều 1.2 và Điều 55 Hiến
chương Liên hợp quốc).
• Như vậy, khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá
thể hoặc tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hịa
bình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Câu 8: Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Không can thiệp vào công
việc nội bộ của quốc gia khác
Trả lời:
Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Không can thiệp vào công việc nội bộ
của quốc gia khác:
• Thứ nhất: Nếu một quốc gia nào đó có xảy ra xung đột vũ trang nội bộ, mà
xung đột này nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hịa
bình và an ninh quốc tế, thì Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có quyền can thiệp trực
tiếp hay gián tiếp vào xung đột đó. Các biện pháp can thiệp có thể là các hình thức
cấm vận kinh tế, đường sắt, đường biển, đường khơng, bưu chính, viễn thơng... hoặc
can thiệp về qn
• Thứ hai: Hội đồng bảo an của LHQ có quyền can thiệp khi có vi phạm nghiêm
trọng các quyền cơ bản của con người: phân biệt chủng tộc, diệt chủng. Khoản 3, Điều
1, Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ghi nhận mục đích hoạt động của Liên Hợp quốc là
‘khuyến khích phát triển và sự tôn trọng các quyền con người và các tự do cơ bản cho
tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.” Và
trong Điều 2, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 cũng đã ghi nhận về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý: Điều 39, 40, 41, Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Ví dụ: Chế độ Apartheid ở Nam Phi.
Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính
trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc). Chính sách phân lập
đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ
một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự
phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý
các nhóm người trong xã hội. Nam Phi đã bị cơ lập cả ở khu vực và trên trường quốc
tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp
Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc,
chính thức đưa ra một khn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện
pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ apactheid ở Nam Phi, địi chính phủ này
phải thay đổi các chính sách của họ. Cơng ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976.
Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tịa án Hình sự Quốc tế đã xác
định Apartheid là một trong số 11 tội chống lại nhân loại. Với sự phản kháng quyết
liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế
ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ apartheid khơng cịn sự lựa
chọn nào khác ngồi việc phải thực hiện chính sách hịa giải dân tộc với người da đen,
chấp nhận hủy bỏ các chế định phân biệt chủng tộc. Hoặc nếu các biện pháp nêu trên
nếu áp dụng trong thực tế khơng hiệu quả thì Hội đồng Bảo an LHQ sẽ thi hành quyết


định như: biểu dương lực lượng, phong tỏa, hành quân do các lực lượng hải, lục,
không quân của các nước Liên hiệp quốc thực hiện (Điều 42 Hiến chương LHQ năm
1945).
Nói tóm lại, dù có là một trong những nguyên tác bắt buộc của Luật quốc tế,
nhưng khi đặt nguyên tắc này trong hệ quy chiếu là việc “duy trì hịa bình và an ninh
thế giới” thì việc tồn tại những ngoại lệ như trên là rất hợp lý.
Câu 9: So sánh biện pháp thực thi luật quốc tế với biện pháp thực thi luật
quốc gia.

Trả lời:
Biện pháp thực thi luật quốc tế với biện pháp thực thi luật quốc gia.
Luật quốc gia

Biện pháp thực thi:
• một cách tập trung, thống nhất một cách tuyệt đối thông qua các hoạt động và phối hợp của h
• Mục đích: Đảm bảo việc thi hành pháp luật và việc pháp luật được tôn trọng
Sở dĩ biện pháp thực thi bằng hệ thống các cơ quan có thẩm quyền nhà nước
khơng tồn tại trong luật quốc tế. Bởi về mặt lý luận thì quan hệ quốc tế trước tiên và
chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về
pháp lý, do đó nếu tồn tại một hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành hoặc cưỡng chế thi
hành luật quốc tế tập trung sẽ là một sự vi phạm đến quyền bình đẳng giữa các quốc
gia.
• Mặt khác, việc xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là do
chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên dựa trên cở sở
tự nguyện nên việc tuân thủ nguyên tắc và quy phạm này cũng phải dựa trên sự tự
nguyện. Sự cưỡng chế thi hành luật quốc tế nếu có cũng phải do các quốc gia và các
chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện. Từ đó có thể rút ra rằng điểm khác biệt về
việc thực thi luật quốc tế so với luật quốc gia là ở chỗ các biện pháp chế tài cá thể hay
tập thể là do chính các chủ thể luật quốc tế tự thực hiện.
• Tuy nhiên, khơng phải hầu hết các biện pháp chế tài đều do các chủ thể luật
quốc tế thực hiện mà đôi khi cịn có sự can thiệp, ví dụ như của Liên Hợp Quốc.
Nhưng việc cưỡng chế thực hiện pháp luật quốc tế thực hiện pháp luật bởi các cơ quan
chuyên biệt cũng không được coi là sự tồn tại của một cơ quan cưỡng chế tập trung
bởi khi đó, Liên Hợp Quốc thực thi nhiệm vụ trên cơ sở sự cho phép của các nước
thành viên nhằm đạt được mục đích là gìn giữ hịa bình thế giới. Luật pháp quốc tế
cũng thường ghi nhận quyền khởi kiện một quốc gia khác của quốc gia bị thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia kia gây ra và hơn nữa cũng công nhận
quyền khởi kiện của các quốc gia khác nếu hành vi đó ảnh hưởng đến hịa bình thế
giới. Hơn thế nữa, Hồi đơng Bảo an cũng sẽ hành động trong những trường hợp vi

phạm nghiêm trọng và kéo dài đối với quyền con người. Ví dụ như : việc hội đồng
bảo an thơng qua nghị quyết thành lập hai tịa hình sự quốc tế với các trường hợp Nam
Tư cũ và Rwanda. Bên cạnh đó nhiều điều ước quốc tế cũng quy định cơ chế xử phạt
bắt buộc các tranh chấp liên quan đến điều ước.



• Như vậy, có thể đặt ra vấn đề về hậu quả của việc không tuân thủ luật pháp
quốc tế. Có thể thấy việc khơng tn thủ này có thể dẫn đến các hậu quả bất lợi cho
quốc gia đó như: Danh dự của quốc gia bị ảnh hưởng, quốc gia bị thiệt hại sẽ áp dụng
các biện pháp trừng phạt, các quốc gia bị thiệt hại sẽ không thực hiện nghĩa vụ với
quốc gia này,…

Câu 10: Chứng minh sự hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế ln là
kết quả của sự thỏa thuận của các quốc gia.
Trả lời:
Sự hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế luôn là kết quả của sự thỏa thuận
của các quốc gia.
• Quy phạm pháp luật quốc tế được hiểu như là những quy tắc xử sự do các chủ
thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp
lý. Các quy tắc đó ghi nhận quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như khả năng gánh chịu
trách nhiệm pháp lý quốc tế của các chủ thể của luật Quốc tế. Chúng có giá trị ràng
buộc đối với các chủ thể luật Quốc tế và là công cụ để điều chỉnh các quan hệ quốc tế.
• Các quy phạm quốc tế là cơ sở pháp lý để đánh giá tính hợp pháp của các hành
vi của các chủ thể mà luật quốc tế khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Sự
vi phạm các quy phạm Luật quốc tế là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế
của chủ thể khi tham gia luật quốc tế.
• Các quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành từ kết quả của sự thỏa thuận,
tự nguyện, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, vì hướng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, cũng như là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Minh chứng rõ ràng nhất là

khơng có cơ quan lập pháp trong hệ thống pháp luật quốc tế, vì nếu thành lập cơ quan
lập pháp rõ ràng và bắt các quốc gia phải tuân theo thì rõ ràng đã trái với nguyên tắc
nền tảng của pháp luật quốc tế, mất đi tính linh hoạt và tính tự nguyện giữa các quốc
gia khi ký kết điều ước nhất định. Và cơ quan cưỡng chế luật quốc tế cũng khơng
được thành lập, mà chỉ có các bên tham gia thỏa thuận, ký kết điều ước giám sát việc
thực thi pháp luật quốc tế lẫn nhau.
Câu 11: Phân tích, cho các ví dụ thực tế để chứng minh giữa hệ thống luật
quốc tế và pháp luật quốc gia có sự tác động qua lại tương hỗ lẫn nhau.
Trả lời:
Hệ thống luật quốc tế và pháp luật quốc gia có sự tác động qua lại tương hỗ lẫn
nhau.
Ảnh hưởng của Luật quốc gia đối với luật quốc tế:
• Xét từ khía cạnh thứ nhất: Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình
thành và phát triển của Luật quốc tế thông qua sự tham gia của các quốc gia vào quan
hệ pháp luật quốc tế. Xét về mặt lí luận, luật quốc gia chi phối nội dung của luật quốc
tế. Mỗi quốc gia khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế đều cố gắng đưa vào
đó những nội dung, ảnh hưởng và lợi ích riêng của mình. Tuy nhiên luật quốc tế có sự
dung hịa lơi ích chung xuất phát từ quá trình hợp tác, đấu tranh và thương lượng. Nội
dung của luật quốc tế có xu hướng ghi nhận những nguyên tắc, quy phạm tiến bộ của
quá trình đấu tranh thương lượng và sự phát triển của các quy phạm, các chế định luật
quốc tế phụ thuộc vào mức độ hòa hợp quyền lợi chung của các quốc gia.


• Xét khía cạnh thứ hai: Luật quốc gia chính là phương tiện thực hiện luật quốc
tế. Về mặt lí luận, việc thực thi pháp luật quốc tế trong phạm vi quốc gia có thể diễn ra
ở dạng gián tiếp hoặc trực tiếp.
Trường hợp thứ nhất dạng gián tiếp, pháp luật quốc tế khi thực hiện trên lãnh thổ
của một quốc gia cần phải trải qua một quá trình chuyển hóa vào pháp luật quốc gia:
chính là việc chuyển hóa nội dung của pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Để
trên cơ sở đó, các quốc gia thực hiện pháp luật quốc tế bằng chính các quy định của

pháp luật quốc gia đó. Cách thức chuyển hóa phổ biến là ban hành văn bản pháp luật
mới thể chế hóa ghi nhận những quy định của pháp luật quốc tế, sửa đổi bổ sung
những văn bản hiện hành hoặc bãi bỏ những văn bản khơng cịn phù hợp.
Đối với trường hợp thứ hai pháp luật quốc tế được áp dụng trực tiếp trên lãnh
thổ quốc gia thông qua tuyên bố công nhận giá trị pháp lý của quy phạm điều ước
hoặc tập quán đối với quốc gia cũng như quy định rõ về vị trí và thứ bậc của chúng
trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Do đó cơ chế thi hành pháp luật quốc gia đóng vai trị quan trọng trong việc đưa
nội dung của các quy phạm pháp luật quốc tế vào áp dụng trên thực tế.
Tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia .
• Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.
Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ thực hiện luật quốc tế và việc chuyển hóa
luật quốc tế vào pháp luật quốc gia, làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến
bộ, do ảnh hưởng của những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế. Sự phát triển của hệ
thống pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại, minh chứng rất rõ cho việc
này.

Câu 12: Ngày 21/08/2013 một cuộc tấn cơng bằng vũ khí hóa học xảy ra ở
khu vực ngoại ô Ain Tarma, Zamalka và Jobar ở vùng Ghouta, gần Damascus,
Syria làm chết ít nhất 1.300 người. Hãy cho biết và bình luận:
1.
Việc sử dụng vũ khí hóa học có được phép khơng?
Trả lời:
Việc sử dụng vũ khí hóa học là khơng được phép.
• Vì theo Khoản 4 Điều 2 HIến chương Liên hợp quốc quy định thì khơng được
có hành động sử dụng dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ
quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.
Mà việc sử dụng vũ khí hóa học là sử dụng một thiết bị sử dụng các hóa chất để sát
hại hoặc gây hại cho lồi người. Chúng có thể được phân loại là vũ khí hủy diệt hàng

loạt. Vũ khí hóa học khác với vũ khí sinh học (lây lan bệnh), vũ khí hạt nhân và vũ khí
phóng xạ (vũ khí sử dụng sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố hóa học). Tác dụng
sát thương của vũ khí hóa học dựa trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân
sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá hủy mùa màng. Nó có sức hủy diệt sự
sống q lớn và chính việc sử dụng nó là làm trái với mục đích của Liên hợp quốc
(Điều 1 Hiến chương Lien hợp quốc).
2. Có Điều ước quốc tế nào qui định về việc sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí
sinh học?
Trả lời:


Khơng có Điều ước quốc tế nào qui định về việc sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí
sinh học.
3. Hội đồng bảo an LHQ có quyền can thiệp vào Syria trong trường hợp này
không?
Trả lời:
Hội đồng bảo an LHQ có quyền can thiệp vào Syria trong trường hợp này.
4. Thực tế vụ việc trên đã được Mỹ, Nga giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Thực tế vụ việc trên đã được Mỹ, Nga giải quyết: Nga và Mỹ buộc Syria giao
nộp hệ thống vũ khí hóa học đặt dưới sự kiểm soát của quốc tế.
Câu 13: Ngày 29/12/2013 một vụ đánh bom ở sảnh ra vào của nhà ga xe lửa,
giết ít nhất là 16 người và một quả bom nổ tung xe bus ngày 30/12/2013, giết ít nhất
10 người ở Volgograd, Nga. Hãy bình luận:
1.
Hai vụ đánh bom trên, theo Luật quốc tế, được gọi là gì?
2.
Các quốc gia bị thiệt hại được quyền làm gì?
Trả lời:


Câu 14: Iran khẳng định khơng ngừng chương trình làm giàu Uranium, một
q trình có thể tiến tới sản xuất vũ khí hạt nhân.
1.
Tại sao các cường quốc lại có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân? Iran,
Bắc Triều Tiên có quyền này không?
Trả lời:
Theo quy định tại Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân thì hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều khơng có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân, ngoại trừ các quốc gia
sau: Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô (sau này được kế thừa bởi Liên
Bang Nga), Anh và Hoa Kỳ. Sở dĩ các nước này có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân là vì
đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm hiệp ước được ký kết,
cũng là các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Năm nước
này thoả thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc
gia khơng có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý khơng mưu cầu có vũ khí hạt nhân.
Năm quốc gia có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân (VKHN) cam kết không sử dụng
chúng để chống lại các nước khơng có VKHN trừ khi phải đánh trả một cuộc tấn công
hạt nhân hoặc một cuộc tấn công qui ước có liên minh với quốc gia có VKHN. Tuy
vậy, những cam kết này khơng được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chi
tiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian.
Như vậy, ngoài năm nước kể trên thì các nước khác khơng có quyền sở hữu vũ
khí hạt nhân, bao gồm cả Iran và Bắc Triều Tiên.


Đối với Iran, Iran đã tham gia Hiệp ước, nhưng từ năm 2004 bị Hoa Kỳ nghi ngờ
vi phạm hiệp ước vì xúc tiến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế tiến hành điều tra. Iran cho biết chỉ muốn phát triển năng
lượng hạt nhân. Đến năm 2006, một vài nước Châu Âu như Anh, Pháp và Đức cũng
chia sẻ với Hoa Kỳ mối nghi ngờ về chủ đích của Iran, nhất là sau một loạt những
động thái cứng rắn của tổng thống tân cử, Mahmoud Ahmadinejad, tuyên bố rằng
Israel nên bị "xoá khỏi bản đồ".

Đối với Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã phê chuẩn Hiệp ước, nhưng lại rút
khỏi hiệp ước ngày 10 tháng 1 năm 2003, sau những cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng
Bắc Triều Tiên đã khởi động chương trình làm giàu urani; khi ấy Hoa Kỳ đình chỉ
việc vận chuyển dầu nhiên liệu đến Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ Khung Thoả
thuận năm 1994 nhằm giải quyết các vấn đề vũ khí plutoni. Ngày 10 tháng 2 năm
2005, Bắc Triều Tiên công bố sở hữu vũ khí hạt nhân và tuyên bố rút khỏi những cuộc
đàm phán sáu bên do Trung Quốc đứng ra tổ chức nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại
giao cho vấn đề. "Chúng tôi đã rút khỏi Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân và
đã chế tạo vũ khí hạt nhân cho mục đích phịng vệ để đối phó với chính sách trắng
trợn của chính phủ Bush nhằm cơ lập và bóp nghẹt nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên", lời của một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên. Những cuộc
đàm phán sáu bên được tái tục vào tháng 7 năm 2005, nhưng lại ngưng vào ngày 7
tháng 8 mà khơng có tiến bộ nào. Các bên đã lại gặp nhau ngày 29 tháng 8. Ngày 19
tháng 9 năm 2005, Bắc Triều Tiên tuyên bố chấp nhận thoả ước sơ bộ, theo đó nước
này sẽ huỷ bỏ các loại vũ khí hạt nhân hiện có cũng như các cơ sở sản xuất, tái gia
nhập hiệp ước và tái chấp nhận đoàn thanh tra của IAEA. Vấn đề cung cấp lò phản
ứng nước nhẹ để thay thế chương trình nhà máy điện hạt nhân của Bắc Triều Tiên,
theo Khung Thoả thuận năm 1994, sẽ được giải quyết sau. Nhưng ngày hôm sau Bắc
Triều Tiên lặp lại quan điểm cũ của mình rằng chỉ khi nào nước này được cung cấp lị
phản ứng nước nhẹ thì mới huỷ bỏ kho hạt nhân và gia nhập hiệp ước.
2. Hội đồng bảo an có quyền gì đối với Iran, Bắc Triều Tiên?
Trả lời:
Theo quy định tại Chương VI và Chương VII của Hiến chương LHQ thì Hội
đồng Bảo an LHQ có các quyền sau đây đối với Iran và Bắc Triều Tiên:
• Điều tra tranh chấp về vũ khí hạt nhân giữa Iran, Bắc Triều Tiên với các nước
trên thế giới, qua đó u cầu các bên tranh chấp tìm cách giải quyết tranh chấp trước
hết bằng con đường hòa bình thơng qua các biện pháp như đàm phán, điều tra, trung
gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực,
hoặc bằng các biện pháp hịa bình khác tùy theo sự lựa chọn của họ (Điều 33, Điều 34
Hiến chương LHQ).

• Hội đồng Bảo an LHQ cũng có thể kiến nghị những thủ tục hoặc phương thức
giải quyết thích đáng cho các bên tranh chấp (Điều 36 Hiến chương LHQ).
• Nếu Hội đồng Bảo an LHQ xét thấy có sự đe dọa hịa bình, có sự phá hoại hịa
bình hoặc có hành vi xâm lược của Iran hoặc Bắc Triều Tiên thì có thể yêu cầu các
thành viên của LHQ áp dụng những biện pháp như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan
hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vơ tuyến điện và
các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao. (Điều 41 Hiến
chương LHQ).


• Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở trên là khơng thích hợp
thì Hội đồng Bảo an có quyền thi hành bằng hành động của lực lượng hải, lục, không
quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khơi phục hịa bình
và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là các cuộc biểu dương lực lượng,
phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân mà
các nước thành viên LHQ thực hiện. (Điều 42 Hiến chương LHQ).

Câu 15: Bình luận vụ CHLB Nga đưa quân vào Crimea, sau đó sáp nhập
Crimea (sau khi Crimea trưng cầu dân ý) vào lãnh thổ của Nga.
Trả lời:
Bối cảnh
Crimea là một bán đảo lớn của Châu Âu, phía Nam đất liền Ukraina và phía Tây
miền Kuban thuộc Nga. Có vị trí thuận lợi ở biển Đen nên ngay lập tức trở thành điểm
nhấn chiến lược trong kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga.
Xét về mặt lịch sử, lãnh thổ Crimea bị chiếm đóng nhiều lần, đến thế kỉ XVIII
Crimea bị Nga chinh phục sau khi chiếm từ tay Đế chế Ottoman. Năm 1954, Crimea
được nhà lãnh đạo Liên xô Nikita Khrushchev trao cho Ukraina như một món q.
Mãi tới khi Liên Xơ tan rã năm 1991 khu tự trị này mới chính thức thuộc về Ukraina
độc lập.
Tháng 11 năm 2013 cuộc cách mạng Maidan bắt đầu. Tổng thống Ukraine

Yanukovic phải đấu tranh để duy trì quyền lực. Ngày 22/2 Quốc hội UA đã bỏ phiếu
thông qua nghị quyết bãi miễn TT Yanulovich vì rời bỏ nhiệm sở với 328 phiếu thuận
trên tổng số phiếu 340.
Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị của Tổng thống
Nga Vladimir Putin cho phép ông được quyền đưa quân đội vào Ukraina để hỗ trợ
chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu. Ngày 16-03, dưới áp lực của những
người lính lạ, cơng dân Crimea đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp
nhập Crime vào Nga. Ngày 21-03, Tổng thống Vladimir Putin đã ký luật hoàn tất thủ
tục sáp nhập Crimea vào Nga và ký luật thành lập 2 khu vực hành chính mới của nước
này là Crimea và thành phố cảng Sevastopol.
Quan điểm của Nga
Căn cứ vào khoản G, Điều 102, phần 1 Hiến pháp Liên Bang Nga: “Nga được
quyền bảo vệ các quyền và sự tự do của con người và công dân Nga”.
Nga dựa trên học thuyết Trách nhiệm bảo vệ R2P: Trách nhiệm bảo vệ là quyền
can thiệp vào một quốc gia nào đó để “bảo vệ nhân quyền” ngay cả trong những
trường hợp đó chỉ là cơng việc nội bộ của các nước.
Ngồi ra Nga cịn dựa vào việc tổng thống Ukraina, ơng Yanukovich đã lên tiếng
nhờ Nga đưa quân vào Crimea để bảo vệ dân Nga trên lãnh thổ này. Đồng thời theo
thỏa thuận Kharkov tháng 4/2010 giữa tổng thống Ukraina và Nga thì Hạm đội Biển
Đen của Nga được phép hiện diện ở cảng quân sự Sevastopol, thuộc bán đảo Crimea,
cho đến năm 2042. Việc đưa quân vào Crimea xem như việc tăng cường quân đồn trú
theo thỏa thuận có sẵn này.
Quan điểm của Ukraina và các nước phương Tây
Bộ Ngoại giao Ukraina tuyên bố không công nhận hiệp ước ký tại Moscow hôm
nay về việc sáp nhập Crimea vào Nga, trong khi Anh đình chỉ mọi hợp tác quân sự với
Nga còn Mỹ gọi hành động của Moscow là "cướp đất".


Anh quyết định ngừng mọi hợp tác quân sự với Nga để phản đối hành động của
Moscow đối với khu vực Crimea. Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết quyết

định ngừng hợp tác bao gồm cả kế hoạch tập trận hải quân chung giữa Pháp, Nga,
Anh và Mỹ, đồng thời hủy đề xuất tàu của Hải quân Hoàng gia Anh tới thăm St.
Petersburg.
Tổng thống Pháp Francois Hollande thì lên án hiệp ước sáp nhập Crimea và
Nga, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu có phản ứng mạnh mẽ hơn nữa.
Tổng thống Mỹ cho rằng "những hành động của Nga đang xâm phạm chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine".
Quan điểm của Hội đồng Bảo an LHQ
Nga là nước duy nhất đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án cuộc
trưng cầu ý dân tại Crimea. Trong tổng số 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an, có 13
phiếu thuận, 1 phiếu trắng của Trung Quốc và 1 phiếu chống của Nga. 13 thành viên
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua giải pháp kêu gọi tất cả các quốc gia tơn
trọng tồn vẹn lãnh thổ của Ukraine đồng thời lên án cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp.
Quan điểm cá nhân
Trong vấn đề này Nga đã xâm phạm đến một số nguyên tắc sau của Luật quốc tế
khi đưa quân vào Crimea, gây áp lực khiến cho Crimea phải tổ chức một cuộc trưng
cầu dân ý về việc xác nhập vào Nga, cụ thể như sau:
• Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
(khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ);
• Ngun tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia (khoản 1 Điều 2 Hiến
chương LHQ);
• Ngun tắc khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của quốc gia khác (khoản 7
Điều 2 Hiến chương LHQ).
Căn cứ vào khoản 4, Điều 2 Hiến chương Hiến chương Liên Hợp Quốc “không
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực” trong quan hệ Quốc tế nhằm chống lại sự bất
khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ một quốc gia nào. Và
Nga đã vi phạm nghiêm trọng điều này.
Nga còn vi phạm thỏa thuận Kharkov tháng 4/2010. Thỏa thuận chỉ cho phép
Nga đưa quân canh giữ tại cảng quân sự trong khi thực chất Nga đã rải rác quân khắp
Crimea.

Về Học thuyết Trách nhiệm bảo vệ, Hiến pháp Liên bang Nga và lời nhờ của
tổng thống Ukraina khơng mang tính pháp lý quốc tế.
Hành động của Crimea đã vi phạm hiến pháp Ukraine. Điều 73 Hiến pháp
Ukraina 2004 quy định: “Mọi vấn đề về thay đổi lãnh thổ của Ukraina sẽ được giải
quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý của toàn thể nhân dân Ukraina”. Như vậy hành
động ly khai của Crimea chưa đảm bảo được sự đồng ý của tồn thể nhân dân
Ukraina. Cuộc hội Ukraina khơng có văn bản công nhận cuộc trưng cầu này. Cuộc
trưng cầu dân ý của chính phủ Crimea cịn diễn ra dưới 30.000 họng súng của quân
đội Nga tại đây.
Như vậy, Nga đã vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, mặc dù cho trước đó
Crimea có thuộc về Liên Xơ và đã có thời gian có quyền tự chủ, tuy nhiên, khi Liên
Xơ giải thể thì Crimea đã được khơi phục quyền tự chủ như trước kia, do đó việc Nga
đưa quân vào lãnh thổ Crimea với mục đích “địi lại” Crimea về tay của mình là bất
hợp pháp, thậm chí đã xâm phạm đến chủ quyền của Crimea. Đồng thời cuộc trưng


cầu dân ý diễn ra tại Crimea ngày 16/3/2014 ít nhiều đã có sự can thiệp từ phía Nga
khi đưa quân gây áp lực cho người dân đi bỏ phiếu. Chính vì vậy nhóm ủng hộ quan
điểm của Ukraine, Mỹ, các nước phương Tây cùng với Hội đồng Bảo an LHQ về việc
phản đối việc sát nhập Crimea vào lãnh thổ của Nga.
CHƯƠNG II:
Câu 1: Khái niệm nguồn của Luật quốc tế? Nguồn của Luật quốc tế có những
điểm gì khác với nguồn của pháp luật Việt Nam?
Trả lời:
• Nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng, biểu hiện, nguyên tắc
các quy phạm PL quốc tế. Cơ sở xác định nguồn là khoản 1 điều 38 Quy chế tịa án
cơng lý quốc tế liên hợp quốc, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc
pháp luật chung, phán quyết cơ quan tài phán quốc tế, các học thuyết về luật quốc tế.
• Nguồn của Luật quốc tế có những điểm khác với nguồn của pháp luật Việt
Nam:

1.
Định nghĩa:
- Nguồn của pháp Luật Việt Nam là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm
quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp
dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Nguồn của pháp luật
Việt Nam bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức.
+ Nguồn nội dung là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các
chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật.
+ Nguồn hình thức là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong
thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là
những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc
pháp lý xảy ra trong thực tế.
- Nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng, biểu hiện, nguyên tắc
các quy phạm pháp luật quốc tế. Nguồn của Luật quốc tế bao gồm nguồn thực định và
nguồn hình thức.
+ Nguồn thực định là các QPPL quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế xây
dựng (điều ước quốc tế) hoặc thừa nhận (tập quán quốc tế) trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng, có chức năng điều chỉnh trực tiếp các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể
của luật quốc tế.
+ Nguồn hình thức là những tư tưởng chính trị - pháp lý quốc tế được thể hiện
trong các nguyên tắc chung của pháp luật được các quốc gia, dân tộc thừa nhận.
2. Các loại nguồn luật:
- Luật Việt Nam:
a) Nguồn nội dung:
• Đường lối chính sách của Đảng.
• Nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước.
• Các tư tưởng học thuyết pháp lý.
1.
Nguồn hỗn hợp:
• Các nguyên tắc chung của pháp luật.

• Văn bản qui phạm pháp luật.
• Các điều luật quốc tế.
• Phong tục tập quán.


Án lệ hay các quyết định bản án của Tòa án.
Quy tắc của các Hiệp hội nghề nghiệp.
* Luật quốc tế:
1.
Nguồn cơ bản:
+ Điều ước quốc tế.
+ Tập quán quốc tế.
1.
Nguồn bổ sung:
+ Nguyên tắc pháp luật chung.
+ Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế.
+ Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
+ Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.
+ Học thuyết về luật quốc tế.



Câu 2: Các loại nguồn của Luật quốc tế? Điều kiện để được coi là nguồn cơ
bản của Luật quốc tế?
Trả lời:
Cơ sở xác định nguồn là khoản 1 điều 38 Quy chế tịa án cơng lý quốc tế liên
hợp quốc, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, phán
quyết cơ quan tài phán quốc tế, các học thuyết về luật quốc tế.
• Cơ sở thực tiễn:
• Căn cứ vào thực tiễn áp dụng nguồn chia ra hành vi pháp lý đơn phương và

nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
• Căn cứ vào giá trị pháp lý ràng buộc, trực tiếp chứa đựng nguyên tắc quy phạm
có giá trị pháp lý ràng buộc.
• Căn cứ vào giá trị pháp lý ràng buộc: trực tiếp chứa đựng nguyên tắc quy phạm
có giá trị pháp lý ràng buộc.
• Nguồn cơ bản của luật quốc tế:
• Điều ước quốc tế: văn bản pháp lý quốc tế được ký kết giữa các chủ thể luật
quốc tế với nhau, có giá trị pháp lý phù hợp. Chủ thể là chủ thể của luật quốc tế. Hình
thức thể hiện là văn bản. Tên gọi có thể là Hiến chương, Hiệp định, Cơng ước, hiệp
ước. Cơ cấu có ba phần là lời nói đầu, nội dung chính (chứa đựng các thỏa thuận, xác
lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên) và phần kết thúc. Nội dung của điều
ước là các thỏa thuận xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý các bên. Thể hiện bằng
các loại ngôn ngữ là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ả Rập, Nga. Luật điều chỉnh quá trình
ký kết là luật quốc tế.
• Tâp quán quốc tế: tập quán quốc tế là hình thức pháp lý biểu hiện quy tắc xử
sự, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được các chủ thể luật quốc tế thừa
nhận giá trị pháp lý ràng buộc với mình. Các yếu tố vật chất: Quy tắc xử sự, áp dụng
lặp đi lặp lại trong quan hệ quốc tế. Các yếu tố tinh thần: Thừa nhận QTPL ràng buộc.
Con đường hình thành tập quán là: Hình thành từ thực tiễn sinh hoạt giữa các quốc
gia. Quốc gia đưa ra cách thức xử sự mới được dùng lặp đi lặp lại để rồi quy tắc xử sự
mới ra đời. Sau đó được thừa nhận thành tập qn quốc tế. Ngồi ra nó cịn hình thành
từ thực tiễn thực hiện phán quyết cơ quan tài phán quốc tế và thực tiễn thực hiện điều
ước.
• Nguồn bổ trợ:


• Nguyên tắc pháp luật chung: là những nguyên tắc mang tính chất kỹ thuật pháp
lý được ghi nhận trong hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới và được cơ quan
tài phán quốc tế áp dụng. Trong trường hợp khơng có điều ước và tập qn.
• Ngun tắc pháp luật riêng: luật sau thế luật trước. Không ai là thẩm phán vụ

việc của chính mình.
• Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế: Các quyết định giải quyết tranh chấp
cơ quan tài phán quốc tế có vai trò làm sáng tỏ nội dung điều ước và tập quán. Là cơ
sở hình thành lên điều ước và tập quán.
• Nghị quyết của các tổ chức quốc tế: Văn bản được thông qua trong hoạt động
các tổ chức quốc tế, nhằm thể hiện ý kiến, quan điểm của tổ chức quốc tế, vấn đề nào
đó có vai trị sáng tỏ nội dung điều ước, tập quán, là cơ sở hình thành.
• Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia: là những hành vi do cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia thực hiện nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
quốc gia. Là cơ sở hình thành lên điều ước và tập qn.
• Học thuyết về luật quốc tế: Làm sáng tỏ nội dung điều ước, tập quán, cơ sở
hình thành nên điều ước và tập quán.
* Điều kiện để được coi là nguồn cơ bản của Luật quốc tế:
Có sự ký kết văn bản pháp lý quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau, có
giá trị phù hợp với các giá trị pháp lý phù hợp với các chủ thể là chủ thể của luật quốc
tế. Nếu là tập quán quốc tế thì cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần, trong một thời gian dài
liên tục và được các quốc gia thoả thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với
mình. Phải là quy tắc xử sự chung được hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia,
được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện. Quy tắc đó phải có nội
dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc.

Câu 3: Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có những điểm chung nào? Hãy
phân tích những đặc điểm chung đó.
Trả lời:
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có những điểm chung là:
- Cả hai đều là nguồn chính của luật quốc tế
+ Căn cứ vào phương thức hình thành của các loại nguồn luật quốc tế, nguồn
luật quốc tế được chia thành hai loại, nguồn do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên
theo một trình tự pháp lý hết sức chặt chẽ đó là các điều ước quốc tế và nguồn do các
quốc gia thỏa thuận thừa nhận giá trị pháp lý của chúng nhằm điều chỉnh các quan hệ

quốc tế, đó là các tập quán quốc tế.
+ Điều ước quốc tế đươc coi là nguồn cơ bản cả nguồn quốc tế vì tuyệt đại bộ
phận quy phạm của luật quốc tế đều nằm trong điều ước quốc tế và do các quốc gia
xây dựng nên. Tập quán quốc tế là những nguyên tắc sử xự chung ban đầu do một hay
một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau, sau một quá trình áp dụng
lâu dài rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lí bắt
buộc.
- Bản chất như nhau đều là dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ thể với
nhau, điều ước quốc tế thỏa thuận ký kết, tập quán quốc tế thỏa thuận thừa nhận.
+ Thỏa thuận chính là bản chất của luật quốc tế, trên cơ sở cân nhắc về lợi ích
của chính mình mà các chủ thể của luật quốc tế ký kết, tham gia các điều ước của
quốc tế cũng như áp dụng một tập quán quốc tế nào đó.


+ Sự thỏa thuận của điều ước quốc tế là sự thỏa thuận trực tiếp thơng qua đàm
phán kí kết Theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
của Việt Nam năm 2005, điều ước quốc tế là "Thỏa thuận bằng văn bản được ký kết
hoặc gia nhập nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
một hoặc nhiều quốc gia tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế…"
và theo Công ước Vienna 1969;
+ Sự thỏa thuận của tập quán quốc tế là sự thỏa thuận thừa nhận, thỏa thuận
"ngầm", mặc nhiên được thừa nhận trong thực tiễn quan hệ quốc tế do quá trình áp
dụng rộng rãi và lâu dài.
- Chủ thể ký kết của điều ước quốc tế và thừa nhận của tập quán quốc tế đều là
chủ thể của luật quốc tế và đều là các quốc gia độc lập có chủ quyền, các tổ chức quốc
tế liên chính phủ, các dân tộc đấu tranh dành quyền tự quyết và các vùng lãnh thổ có
quy chế pháp lý đặc biệt.
+ Chúng ta đã định nghĩa điều ước quốc tế là do chính các chủ thể của luật quốc
tế tham gia xây dựng lên. Như vậy, chủ thể của điều ước quốc tế cũng chính là chủ thể
của luật quốc tế.

+ Tập quán quốc tế được áp dụng và thừa nhận rộng rãi trên nhiều quốc gia, các
quốc gia này không có quy định giới hạn nên chủ thể thừa nhận của tập quán quốc tế
cũng chính là chủ thể của luật quốc tế.
- Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều chứa đựng các quy tắc xử sự có
chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau
như những quan hệ về chính trị, văn hóa, kinh tế…
+ Phân loại điều ước quốc tế căn cứ vào nội dung và mục dích ký kết quốc tế để
phân thành các điều ước về chính trị, kinh tế…
- Khi đã được các chủ thể của luật quốc tế ký kết hoặc thừa nhận áp dụng để
điều chỉnh các quan hệ quốc tế đều có hiệu lực quốc tế bắt buộc đối với các chủ thể
của luật quốc tế.
+ Kết hợp các định nghĩa định nghĩa về điều ước theo Công ước Vienna 1969 và
Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt nam năm 2005, Điều
ước quốc tế là các thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ thể của Luật
quốc tế trên cơ sở tự nguyện bình đẳng nhằm thiết lập.
Câu 4: Phân tích và làm sáng tỏ vai trị của các phương tiện bổ trợ nguồn đối
với nguồn cơ bản của luật quốc tế.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 38 Quy chế Tịa án quốc tế thì bên cạnh nguồn cơ bản là
các loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế, trực
tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, có giá trị ràng buộc với các chủ thể
quan hệ pháp luật quốc tế, chủ yếu bao gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các
nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận, luật quốc tế cịn có
các nguồn bổ trợ. Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế bao gồm:
• Các nghị quyết xét xử của Tịa án Cơng lý quốc tế.
• Các học thuyết của các chun gia có chun mơn cao nhất về luật pháp công
khai của nhiều dân tộc khác nhau.
Các phương tiện trên không phải là nguồn cơ bản của luật quốc tế (vì chúng
khơng chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế) nhưng chúng có ảnh



hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của luật quốc tế. Đồng thời, chúng được xem là
những phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý của các loại nguồn luật
quốc tế, góp phần làm sáng tỏ tính pháp lý của việc vận dụng các nguồn cơ bản và chủ
yếu của luật quốc tế vào thực tiền.
* Các nghị quyết xét xử của Tịa án Cơng lý quốc tế:
Điều 38 khoản 1 điểm d Quy chế Tịa án quốc tế ghi nhận thuật ngữ “án lệ”.
• Thứ nhất, án lệ được hiểu là những phán quyết (judgment/decision - nghị quyết
xét xử) của Tịa án Cơng lý quốc tế của Liên Hiệp quốc (International Court of
Justice). Ở đây khái niệm "bản án” (nghị quyết xét xử) nêu ra tại Điều 38 sẽ được hiểu
là những phán quyết của Tịa án Cơng lý quốc tế trong việc xét xử những vụ việc
tranh chấp giữa các quốc gia theo quy định của Điều 34 và Điều 35 của Quy chế Tịa
án quốc tế. Do đó, khi Tịa viện dẫn những bản án đã xét xử thì trước hết điều đó được
hiểu đây là những bản án của chính Tịa án Cơng lý quốc tế. Những phán quyết này có
giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp đã đồng ý chấp nhận sự xét xử của
Tòa và có thể được Tịa viện dẫn trong các vụ xét xử tranh chấp tiếp theo gần giống
như việc viện dẫn án lệ (precedent) trong hệ thống thông luật. Tuy nhiên, khác với
việc áp dụng "án lệ” trong hệ thống thơng luật, các phán quyết của Tịa chỉ có giá trị
ràng buộc với các bên tranh chấp và chỉ có giá trị đối với từng vụ việc cụ thể mà
không có giá trị như là "luật” bắt buộc thi hành đối với mọi chủ thể luật quốc tế cũng
như đối với các vụ việc khác tương tự xảy ra sau đó. Trên thực tế, trong các vụ xét xử
của Tịa, những phán quyết trước đây có liên quan đến nội dung của vụ tranh chấp
hoặc tình tiết tương tự về tính chất và nội dung vụ việc thường ln được viện dẫn
nhằm làm rõ hoặc củng cố những lập luận của Tòa và thực tiễn xét xử của Tòa đã cho
thấy sự áp dụng khá phổ biến của các án lệ trước đó.
• Thứ hai, khái niệm án lệ hiểu cũng có thể bao gồm cả những kết luận tư vấn
của Tòa. Mặc dù về nội hàm của Điều 38 được hiểu chỉ bao gồm những phán quyết có
tính ràng buộc về pháp lý mà không bao gồm những kết luận tư vấn, tức là những
khuyến nghị về một vấn đề pháp lý mà Tòa án được yêu cầu phải đưa ra quan điểm.
Xét về ý nghĩa và giá trị của những kết luận tư vấn, thể hiện qua những đóng góp của

chúng vào sự phát triển của hệ thống luật quốc tế nói chung, có thể xem những kết
luận tư vấn này là một dạng "án lệ” hiểu theo nghĩa rộng. Ở cách hiểu này, các bản
"kết luận tư vấn” có tính chất giống như các bản án của Tòa: chúng đề cập đến một
nội dung pháp lý cụ thể và làm sáng tỏ nội dung của chúng, giúp cho việc thực thi và
tuân thủ pháp luật quốc tế một cách thống nhất và đúng đắn. Một số các kết luận tư
vấn của Tịa có giá trị thực tiễn rất lớn, bởi chúng khẳng định nguyên tắc jus cogen
của luật quốc tế, xác định nội hàm pháp lý của những quy phạm pháp luật quốc tế. Do
đó, xét ở góc độ này, các kết luận tư vấn có thể xét như một dạng "án lệ” đặc biệt.
• Thứ ba, tuy thuật ngữ "án lệ” được quy định tại Điều 38 Quy chế Tịa án Quốc
tế, nhưng điều đó khơng có nghĩa là Tịa chỉ viện dẫn những án lệ của chính mình mà
có thể viện dẫn tới những bản án của các cơ quan tài phán quốc tế khác. "Án lệ” do đó
có thể được hiểu là thuật ngữ pháp lý chỉ thực tiễn xét xử của các thiết chế tài phán
quốc tế. Ở cách hiểu này, khái niệm "án lệ” sẽ không chỉ dừng lại trong phạm vi
những bản án đã được Tịa án Cơng lý quốc tế xét xử mà cịn có thể bao gồm các phán
quyết trọng tài do kết quả của việc lựa chọn phương thức trọng tài tự nguyện hoặc bắt
buộc. Như vậy, "án lệ” sẽ bao gồm những bản án, phán quyết của các Tòa án quốc tế
khác như Tòa án quốc tế về luật biển, các Tòa án trọng tài trong việc xét xử các tranh


chấp quốc tế như vụ Trail Smelter, Las Palmas... hoặc các phán quyết của Tòa án như
Tòa án quân sự xét xử các tội phạm chiến tranh Đức và Nhật năm 1945 hay các quyết
định của Ủy ban trọng tài về các đơn kiện của Mỹ và Iran. Theo một số học giả
phương Tây thì khái niệm “án lệ” thậm chí cịn có thể bao gồm cả những phán quyết
của các tòa án quốc gia. Tuy nhiên cách hiểu này không thể được chấp nhận, bởi lẽ
các nguồn của pháp luật trong nước (bản án của các Tòa án quốc gia) không thể viện
dẫn trực tiếp như một nguồn của pháp luật quốc tế, chúng chỉ có thể được viện dẫn với
tư cách nguồn luật tham khảo.
* Các học thuyết của các chun gia có chun mơn cao nhất về luật pháp
công khai của nhiều dân tộc khác nhau:
Theo Điều 38 khoản 2 điểm d Quy chế Tòa án quốc tế, thì các học thuyết của các

chun gia có chun môn cao nhất về luật pháp của nhiều dân tộc khác nhau được
coi là phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý.
Tuy có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng, quan điểm, nhận thức của con người về
pháp luật quốc tế nhưng các học thuyết của các học giả không được xem là một nguồn
của luật quốc tế. Ngun nhân chủ yếu là do:
• Thứ nhất, vì các học thuyết này không phải là văn bản pháp lý ràng buộc giữa
các quốc gia, không thể hiện được ý chí của các quốc gia.
• Thứ hai, vì bản thân các học thuyết đó chỉ nêu lên tư tưởng, quan điểm của các
học giả chứ không bao hàm các quy phạm pháp luật, không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể của luật quốc tế.
• Thứ ba, các học thuyết về luật quốc tế không được các quốc gia chính thức
cơng nhận. Vì chúng chỉ là kết quả nghiên cứu của một hoặc một số tác giả có chun
mơn về luật quốc tế nên việc có áp dụng chúng trên thực tế hay khơng thì tùy vào sự
lựa chọn của các chủ thể của luật quốc tế.
Câu 5: Trong vụ North Continental Shelf (Đức với Đan Mạch và Hà Lan)
1969, Tịa án Cơng lý quốc tế đã công nhận rằng “một quy định trong một điều ước
quốc tế có thể tạo ra một tập quán quốc tế nếu như nó tiềm tàng một đặc tính tạo ra
quy phạm (norm creating character)”. Liên hệ vấn đề trên với quá trình hình thành
quy phạm tập quán quốc tế.
Trả lời:
Điều 38, Khoản 1, Điểm b, Quy chế Tòa án Quốc tế quy định 2 yếu tố hình
thành tập quán quốc tế là sự áp dụng thường xuyên của quốc gia và được thừa nhận là
quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris). Tuy nhiên, nội dung của Điều 38, hướng
dẫn Tòa án Quốc tế áp dụng tập quán quốc tế đã được thừa nhận là quy phạm pháp
luật, bị chỉ trích đã đảo ngược tiến trình hình thành tập quán. Cần lưu ý rằng cả hai
yếu tố này phải được bảo đảm trước khi một tập quán có giá trị ràng buộc toàn cầu,
khu vực hoặc giữa một số quốc gia liên quan đến tiến trình hình thành tập quán. Trong
trường hợp không thể hiện rõ ràng ý định thừa nhận, sự áp dụng thường xuyên của các
quốc gia phải được xem xét có xuất phát từ sự tán thành của quốc gia hay khơng.
• Sự áp dụng thường xuyên

Để được xem là một yếu tố hình thành tập quán quốc tế, sự áp dụng thường
xuyên này phải phổ biến, nhưng khơng địi hỏi sự thừa nhận áp dụng của tất cả quốc
gia trên thế giới hoặc tại một khu vực.
• Được thừa nhận là quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris)


Sự áp dụng thường xuyên của quốc gia chưa đủ, mà cần phản ánh một nghĩa vụ
pháp lý. Tòa án Quốc tế đã xác định nội dung và vai trò của yếu tố này trong tranh
chấp thềm lục địa Biển Bắc, như sau: “Quốc gia không chỉ thực hiện hành vi nhiều
lần, mà còn phải hành động theo một cách thức cho thấy rằng họ nhận thức được đó
là nghĩa vụ luật định”. Sự nhận thức này được ngầm hiểu rằng quốc gia xem hành vi
đó là một quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris sive necessitatis). Như vậy, quốc
gia phải ý thức rằng họ đang thực hiện một nghĩa vụ pháp lý.
Luật tập quán gắn liền với một cơ chế thay đổi. Nếu các quốc gia tán thành nên
thay đổi một quy tắc, một quy tắc mới xuất phát từ sự áp dụng thường xuyên của các
quốc gia có thể hình thành một cách nhanh chóng. Nếu số lượng quốc gia ủng hộ,
hoặc phản đối sự thay đổi quá ít, họ lại phải theo cách xử sự của số đơng. Khó khăn
chỉ thật sự nảy sinh khi số lượng quốc gia ủng hộ và phản đối tương đương nhau.
Trong trường hợp này, sự thay đổi rất khó khăn và chậm chạp. Sự bất đồng có thể tồn
tại rất lâu cho đến khi đạt được sự nhất trí.
Một vấn đề đặc biệt được nhiều học giả nghiên cứu là “tập quán giây lát”
(diritto spontaneo – instant customary law), trong đó phủ nhận tầm quan trọng của sự
áp dụng thường xuyên của quốc gia, mà chỉ dựa trên opinio juris, thể hiện trong các
nghị quyết hoặc tuyên bố không mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, quan điểm này cịn
gây nhiều tranh cãi. Xuất phát từ vai trò cơ bản của sự áp dụng thường xuyên của
quốc gia, chỉ dựa trên opinio juris là khơng đủ để hình thành tập qn, đặc biệt là
trong những lĩnh vực có thể gây tranh cãi. Hơn nữa, khái niệm tập quán ngầm chứa
đựng yếu tố thời gian, và tập quán giây lát thể hiện sự mâu thuẫn ngay trong thuật
ngữ. Nói cách khác, nếu rút ngắn thời gian thì sự áp dụng của quốc gia phải được mở
rộng phạm vi và phải bảo đảm tính thường xun (có nghĩa là phải có nhiều quốc gia

thừa nhận áp dụng thường xuyên).
Câu 6: Hòa ước Nhâm Tuất 1862 có phải là nguồn của Luật Quốc tế khơng?
Trả lời:
• Căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Quy chế tịa án cơng lý quốc tế và thực tiễn thì
nguồn của Luật quốc tế gồm hai loại:
• Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập
quán quốc tế (nguồn bất thành văn).
• Nguồn bổ trợ: đây là các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế, chúng bao
gồm các phán quyết của tịa án cơng lý quốc tế, các ngun tắc pháp luật chung, nghị
quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc
gia, các học thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế.
Hòa ước Nhâm Tuất 1862 là một hịa ước được kí kết giữa hai nước Việt Nam
và Pháp, theo đó Việt Nam nhượng lại một phần lãnh thổ Nam Kì (Biên Hồ, Gia
Định, Định Tường) lại cho Pháp. Do đó Hịa ước Nhâm Tuất 1862 là điều ước quốc
tế. Nhưng điều ước này có là nguồn của Luật quốc tế hay không ta phải xem xét các
điều kiện cần thiết.
* Điều kiện để điều ước quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế:
• Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
• Điều ước quốc tế phải được ký kết phù hợp với trình tự, thủ tục, thẩm quyền
theo quy định của pháp luật của các bên ký kết.


• Điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế.
Theo đó, hịa ước Nhâm Tuất 1862 khơng phải là nguồn của Luật Quốc tế. Bởi
vì, hịa ước này được kí kết trên cơ sở bất bình đẳng. Ngun nhân chính để ký kết
hịa ước này là lúc đó Bắc Kì người dân đang nổi dậy đấu tranh, Nam Kì đã bị quân
Pháp chiếm lấy một số tỉnh. Do đó, so sánh thiệt hơn, vua Nguyễn đã đề nghị kí kết
hịa ước với Pháp để Pháp mang quân đi dẹp loạn ở phía Bắc.


Câu 7: Sinh viên nêu những hiểu biết về Luật quốc tế trên cơ sở kiến thức đã
học.
Trả lời:
1. Khái niệm:
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc
gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó
trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng
chung mà khơng có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia
khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
2. Đặc trưng:
a.
Đặt trưng về chủ thể:
Chủ thể của LQT là các thực thể có quyền năng chủ thể để tham gia vào các
quan hệ pháp lý quốc tế một cách độc lập, bao gồm:
• Các quốc gia độc lập, có chủ quyền: Thơng thường bao gồm các yếu tố sau:
• Lãnh thổ xác định
• Dân cư thường xun sinh sống.
• Có chính quyền thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
• Có chủ quyền quốc gia.
Từ những đặc điểm nêu trên của quốcgia, chúng ta có thể thấy rằng cá nhân hay
pháp nhân trong pháp luật quốc gia không thể đáp ứng được các đặc điểm này
Ví dụ: Đài Loan khơng phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền vì thiếu yếu tố
lãnh thổ.
• Tổ chức quốc tế liên chính phủ: Điều kiện để 1 TCQT trở thành chủ thể của
LQT là phải có: cơ cấu tổ chức bộ máy riêng; hoạt động một cách thường xuyên, liên
tục và có tư cách độc lập khi tham gia vào các mối quan hệ quốc tế
TCQT là sản phẩm của các quốc gia sáng lập ra nó.
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết: Khái niệm"dân tộc"
ở đây được hiểu là bộ phận dân tộc đại diện cho quốc gia, chứ không phải dân tộc theo

nghĩa là một "chủng tộc" hay một "sắc tộc"đơn lẻ. Dân tộc đang đấu tranh giành
quyền dân tộc tự quyết khác với các dân tộc độc lập khác ở chỗ nó chỉ có chủ quyền
dân tộc nhưng chưa có chủ quyền quốc gia.
Ví dụ: Palextin, Việt Nam trước năm 1945.
Nhận xét: Các chủ thể của LQT luôn bình đẳng và "ngang bằng" với nhau
khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế. Ngoài các chủ thể chính
nêu trên, hiện nay trong LQT hiện đại cịn xuất hiện một số các chủ thể
đặc biệt khác như: Tòa thánh Vaticăng, Đài Loan, Hồng Kông, Ma
Cao...mặc dù chúng không được xếp vào một trong những nhóm chủ thể nêu


trên của LQT, nhưng do tính chất đặc thù nên cộng đồng quốc tế vẫn
thừa nhận việc tham gia vào một số các điều ước quốc tế liên quan đến
các vấn đề thương mại, khoa học - kỹ thuật...của các thực thể này.
b. Đặc trưng về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh:
• Dưới góc độ pháp luật quốc tế: Quan hệ do LQT điều chỉnh là quan hệ giữa các
quốc gia hoặc các thực thể khác của LQT.
• Khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tác
động của LQT là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong
bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốctế.
• Những quan hệ đó địi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm luật quốc
tế. Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh của
luật quốc tế.
c. Đặc trưng về sự hình thành luật quốc tế:
• Khơng có cơ quan quyền lực nào có thể đứng trên các quốc gia để ấn định, hay
áp đặt ý chí của mình cũng như các quy phạm pháp lý buộc các quốc gia phải tuân
theo. Thay vào đó, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận thỏa thuận là phương thức duy
nhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế. Thông
thường hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế thường thông qua hai giai đoạn, giai
đoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận cơng

nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã hình thành. Việc hình thành các quy phạm
pháp luật quốc tế theo hai giai đoạn này khơng nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà
là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên ngun tắc bình đẳng về chủ
quyền.
• Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, do các chủ thể LQT bình đẳng với nhau về
chủ quyền. Đây là đặc điểm chỉ tìm thấy trong quá trình xây dựng các nguyên tắc và
quy phạm pháp lý của LQT. Thông thường, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia chủ
yếu do các cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện) ban hành.
d. Đặc trưng về sự thực thi LQTL:
• Cũng như pháp luật trong nước, LQT cũng có các biện pháp chế tài và các quy
định bắt buộc nhằm đảm bảo cho quá trình thực thi LQT của các chủ thể khi tham gia
vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
• Cơ chế cưỡng chế: là tổng thể các biện pháp, cách thức, bộ máy...nhằm đảm
bảo quá trình tuân thủ LQT được gọi là cơ chế tự cưỡng chế.
• Q trình thực thi LQT: Trong đời sống quốc tế khi có hành vi vi phạm, ai hay
tổ chức nào sẽ đứng ra để áp dụng các biện pháp trừng phạt? Khác với sự thực thi luật
quốc gia, luật quốc tế do khơng có cơ quan chun trách lập pháp, do đó cũng không
tồn tại các cơ quan hành pháp như nhà tù, quân đội, cảnh sát...để tiến hành các biện
pháp cưỡng chế. Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của LQT là hệ thống pháp luật
điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng về chủ quyền, nên các chủ thể khơng
có quyền xét xử và cưỡng chế nhau. Do đó, khi xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế, thì chính các chủ thể của luật quốc tế sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp
cưỡng chế theo 2 hình thức: riêng lẻ hoặc
• Các biện pháp cưỡng chế chủ yếu là:
+ Tự vệ hợp pháp.
+ Trả đũa.
+ Cắt đứt quan hệ ngoại giao, thông tin liên lạc.


+ Bao vây, cấm vận kinh tế.

+ Sử dụng lực lượng vũ trang.
3. Bản chất pháp lý của Luật quốc tế:
• Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy rằng, LQT là kết quả của quá trình vừa
hợp tác, vừa cạnh tranh và nhân nhượng lẫn nhau giữa các chủ thể LQT để mỗi bên
đều đạt được lợi ích của sự hợp tác. Vì vậy, LQT khơng phản ánh ý chí duy nhất của
một quốc gia mà là ý chí thỏa thuận của nhiều quốc gia khác nhau trên cơ sở lợi ích
riêng của từng quốc gia. Kết quả của ý chí thỏa thuận này được quy định bởi tương
quan lực lượng giữa các bên khi tham gia vào xây dựng các nguyên tắc và quy phạm
pháp luật quốc tế cụ thể.
• Hiện nay, LQT đang phát triển theo xu hướng ngày càng dân chủ và tiến bộ
hơn, đảm bảo được quyền lợi và lợi ích chung của tồn thể nhân loại. Điều này thể
hiện:
• + LQT hiện đại hủy bỏ các nguyên tắc, quy phạm không dân chủ, không tiến
bộ của LQT cũ (cho phép áp dụng chien tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế...);
• + LQT hiện đại bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của LQT cũ
theo xu hướng dân chủ và tiến bộ hơn (LQT cũ có ngun tắc bình đẳng chủ quyền
giữa các quốc gia. Trên thực tế, nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia văn minh với nhau.
• + LQT hiện đại đưa ra các nguyên tắc, các quy phạm hồn tồn mang tính chất
dân chủ và tiến bộ mới.
4. Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế:
LQT ra đời và phát triển cùng với quá trình xuất hiện nhu cầu thiết lập
các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia với nhau. Theo đó, cùng với q
trình phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ khác nhau, LQT
cũng có lịch sử hình thành, phát triển và hồn thiện qua 4 giai đoạn chính là:
• LQT Cổ đại
• LQT Trung đại
• LQT Cận đại
• LQT Hiện đại
1.

Vai trị của Luật quốc tế:
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khác yếu hơn.
• Tạo ra hành lang pháp lý, trật tự để duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
• Thúc đẩy quan hệ giữa các chủ thể; phương tiện thúc đẩy liên kết các quốc gia
về những sự kiện thế thế giới, quan hệ quốc tế chống lại nguy cơ đe dọa cộng đồng
nhân loại.
• Bảo vệ con người, hịa bình, an ninh thế giới.
• Thúc đẩy quan hệ quốc tế.
5. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế:
a.
Nhóm các nguyên tắc truyền thống:
Ngun tắc tơn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
• Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia ở trong nước và quyền độc
lập của quốc gia đó trong quan hệ qc tế.
• Bình đẳng về chủ quyền khơng mang tính chất đối xứng cũng khơng mang tính
chất tuyệt đối.


×