Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Chính sách Thương mại quốc tế của Cuba trong điều kiện cấm vận của Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.37 KB, 39 trang )

Giới thiệu tổng quan về Chính sách Thương mại quốc tế của
Cuba

I.

1.

Giới thiệu chung về Cuba

Cuba, tên gọi chính thức là Cộng hòa Cuba là Quốc gia bao gồm đảo
Cuba (hòn đảo hình con cá sấu vươn dài trên biển Caribe, cũng là hòn đảo
lớn nhất của quần đảo Đại Antilles), cùng với đảo Thanh Niên (Isla de la
Juventud) và các đảo nhỏ xung quanh. Cuba nằm ở phía bắc Vùng Caribe ở
giao điểm của ba miền biển lớn: Biển Caribe, Vịnh Mexico và Đại Tây Dương.
Cuba là quốc gia đông dân nhất vùng Caribe. Dân chúng và văn hóa Cuba kết
hợp từ nhiều nguồn dựa trên quá trình nhân chủng, lịch sử và địa lý: bộ tộc
người bản xứ Taíno và Ciboney, lịch sử thời kỳ Tây Ban Nha thống trị, chế độ
đồn điền nhập cư nô lệ Châu Phi, và vị trí địa lý gần Hoa Kỳ.
1.1

Chính trị

.- Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, chế độ
một viện.
Hiến pháp thông qua ngày 24 tháng Hai năm 1976, sửa đổi năm 1992.
Có 14 tỉnh và 1 thành phố là những đơn vị hành chính trực thuộc Trung
ương.
- Đảng cộng sản là đảng chính trị hợp pháp duy nhất. Đại hội Đảng bầu ra uỷ
ban Trung ương. Uỷ ban Trung ương bầu ra Bộ chính trị và Ban Bí thư. Các
hội đồng của các thành phố và huyện lỵ được các cử tri từ 16 tuổi trở lên bầu
ra với nhiệm kỳ 2 năm rưỡi. Quốc hội gồm 601 đại biểu, được bầu trực tiếp


từ danh sách các ứng cử viên do uỷ ban bầu cử đặc biệt giới thiệu, với nhiệm
kỳ 5 năm. Quốc hội bầu ra Hội đồng Nhà nước, gồm 31 thành viên. Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước (người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ) thành lập Hội
đồng bộ trưởng.
1.2 Kinh tế
Kinh tế Cuba phản ánh mối quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế tại Cộng
hòa Cuba.
1.2.1
Quản lí
Nền kinh tế Cuba là một nền kinh tế chủ yếu là quốc doanh, kế hoạch
hóa do chính phủ kiểm soát dù vẫn có một số lượng doanh nghiệp đầu từ
nước ngoài đáng kể ở Cuba. Phần lớn các phương tiện sản xuất thuộc chính
phủ và phần lớn lực lượng lao động làm cho nhà nước. Đầu tư vốn bị hạn
chế và cần phải được chính phủ chấp thuận. Chính phủ Cuba quy định phần
lớn giá cả các mặt hàng và định mức phân phối hàng cho công dân.


Những năm gần đây, đã có xu hướng chuyển dịch lao động sang lĩnh vực
tư nhân. Năm 2006, lĩnh vực công cộng sử dụng 78% lực lượng lao động và
tư nhân sử dụng 22% so với tỷ lệ này năm 1981 là 91.8% và 8.2%. [67] Đầu tư
vốn bị hạn chế và buộc phải được sự đồng ý của chính phủ.
Chính phủ Cuba áp đặt hầu hết các loại giá cả và khẩu phần lương thực
cho các công dân. Hơn nữa, bất kỳ một công ty nào muốn thuê nhân công
Cuba phải trả tiền cho chính phủ Cuba, và chính phủ sẽ trả tiền trực tiếp cho
người đó bằng đồng peso Cuba.
Bắt đầu từ cuối thập niên 1980, các khoản viện trợ của Xô viết cho nền
kinh tế quản lý nhà nước của Cuba bắt đầu cạn kiệt. Trước khi Liên bang Xô
viết sụp đổ, Cuba phụ thuộc vào Moskva về thị trường xuất khẩu và những
khoản viện trợ tối cần thiết. Người Xô viết từng trả giá cao cho sản phẩm
đường của Cuba trong khi cung cấp dầu mỏ cho nước này với giá thấp hơn

thị trường. Sự biến mất của các khoản trợ cấp đó đã khiến nền kinh tế Cuba
rơi vào một giai đoạn suy thoái nhanh chóng, được gọi là Giai đoạn Đặc
biệt tại Cuba. Có thời điểm, Cuba nhận được các khoản viện trợ lên tới sáu tỷ
dollar Mỹ.
1.2.2

Khủng hoảng

Năm 1992, Hoa Kỳ thắt chặt lệnh cấm vận thương mại. Một số người tin
rằng điều này có thể đã tới sự sụt giảm tiêu chuẩn sống tại Cuba và chạm tới
điểm khủng hoảng chỉ trong vòng một năm
Từ cuộc Cách mạng Cuba năm 1959, tiêu chuẩn sống người dân Cuba
luôn trượt theo một vòng xoáy đi xuống. Năm 1962, chính phủ đưa ra chính
sách phân phối lương thực, càng trở nên gắt gao sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Ngoài ra, Cuba đã trải qua tình trạng thiếu hụt nhà ở vì chính phủ không thể
đáp ứng nổi sự gia tăng nhu cầu.
Khi số lượng hàng hóa phân phối giảm suát, người Cuba dần phải quay
sang chợ đen để có được những sản phẩm căn bản: quần áo, thực phẩm, đồ
dùng gia đình, vật dụng chăm sóc sức khoẻ.

1.2.3

Khả quan


Tương tự các quốc gia xã hội chủ nghĩa và có xu hướng xã hội chủ nghĩa
sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Cuba đưa ra các biện pháp theo định
hướng thị trường tự do giới hạn nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm
nghiêm trọng thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, và dịch vụ xảy ra khi các khoản
viện trợ của Liên Xô chấm dứt. Những biện pháp này gồm cho phép một số

công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa sự
sử dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại và khuyến khích du lịch. Năm 1996
du lịch đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành nguồn thu
ngoại tệ lớn nhất cho Cuba. Cuba đã tăng gấp ba thị phần du lịch của mình tại
Caribbean trong thập kỷ qua, với sự đầu tư to lớn vào hạ tầng du lịch, tỷ lệ
tăng trưởng này được dự đoán sẽ còn tiếp diễn. [69] 1.9 triệu du khách đã tới
Cuba năm 2003 chủ yếu từ Canada và Liên minh Châu Âu mang lại khoản tiền
2.1 tỷ dollar cho nước này.[70] Sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực du
lịch trong Giai đoạn Đặc biệt đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế xã hội Cuba.
Nó đã dẫn tới dự báo về sự xuất hiện của một nền kinh tế hai thành
phần[71] và tạo điều kiện thuận lợi cho một kiểu du lịch apartheid nhà nước
trên hòn đảo này.
Chính phủ Cuba đã phát triển đáng kể khả năng Du lịch y tế của họ, coi
đó là một trong những phương tiện quan trọng mang lại thu nhập cho đất
nước. Trong nhiều năm, Cuba đã phát triển các bệnh viện đặc biệt điều trị
bệnh riêng cho người ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài. Mỗi năm,
hàng ngàn người Châu Âu, người Mỹ Latinh, người Canada và người Mỹ tới
đây để sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế có giá cả thấp hơn tới 80% so với
tại Hoa Kỳ.

1.3
-

-

Xã hội
Giáo dục: Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên ở Cu Ba. Các bậc học đều miễn
phí. Giáo dục bắt buộc đối với trẻ em tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Hầu hết học sinh
đều theo học trung học, sau đó thi vào đại học hoặc các trường dạy nghề, có
các trường đặc biệt cho trẻ khuyết tật, có 46 trung tâm giáo dục đại học.

Y tế: Chính phủ Cuba điều hành một mạng lưới y tế quốc gia và đảm trách tất
cả các nghĩa vụ thuế và hành chính đối với việc chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân. Mọi người Cu Ba được chăm sóc sức khoẻ miễn phí và được dùng
những loại thuốc tốt nhất có thể. Những bệnh viện ở Cuba không có cảnh


bệnh nhân phải chung nhau một giường . Cả nước Cu Ba có 267 bệnh viện và
42 phòng khám phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, cứ 260 người
dân có 1 bác sĩ. Có 20 trường đào tạo cán bộ y tế, các bệnh xã hội, truyền
nhiễm và suy dinh dưỡng trẻ em cơ bản được giải quyết; Cu Ba có nhiều
thành tựu nổi tiếng thế giới về y, dược học.
Tuổi thọ trung bình đạt 76,21 tuổi, nam: 73,84, nữ: 78,73 tuổi.
- Du lịch: Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô Laha-ba-na, núi Xi-ê-ra, Mác-xti-a, hang động ở San-tô Tô-mét, thành phố Sanchia-gô đơ Cu-Ba, công viên quốc gia và bãi tắm nổi tiếng....
1.4 Văn hóa
Văn hóa Cuba chịu ảnh hưởng nhiều ở thực tế đây là đất nước tiếp thu
và hòa nhập nhiều nền văn hóa, chủ yếu từ Tây Ban Nha và Châu Phi. Nước
này là nơi sản sinh ra khá nhiều tác phẩm văn học, gồm cả từ những nhà văn
không phải người Cuba như Stephen Crane, và Ernest Hemingway.
- Thể thao là niềm đam mê của người dân Cuba. Vì những mối liên hệ lịch sử
với Hoa Kỳ, nhiều người Cuba yêu thích những môn thể thao phổ biến tại Bắc
Mỹ, chứ không phải các môn thể thao truyền thống tại các nước Mỹ Latinh
khác.
- Âm nhạc: rất phong phú và là khía cạnh nổi tiếng nhất của văn hóa. "Hình
thức trung tâm" của âm nhạc này là Son, đã trở thành nền tảng của nhiều
phong cách âm nhạc khác như salsa, rumba và mambo và một biến thể tiết
tấu chậm hơn của mambo làcha-cha-cha.
- Văn học đã bắt đầu có tiếng vang từ đầu thế kỷ 19. Chủ đề chủ chốt của thời
kỳ ấy là độc lập và tự do đã được thể hiện qua các tác phẩm của José Martí,
người lãnh đạo phong trào Hiện đại trong văn học Cuba
- Ẩm thực: là hỗn hợp của ẩm thực Tây Ban Nha và các phong cách ẩm thực

Caribbean. Công thức chế biến món ăn của Cuba sử dụng cùng loại hương vị
và kỹ thuật với Tây Ban Nha, với một số ảnh hưởng vùng Caribbean trong gia
vị và mùi vị. Một bữa ăn truyền thống của Cuba sẽ không bao giờ được phục
vụ theo kiểu từng món một; mà tất cả thức ăn sẽ được đưa ra cùng lúc.
2.
2.1

Các thể chế thương mại mà Cuba tham gia

Cuba là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế và khu vực
2.1.1 Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế
giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định
GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm


bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu
quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:


Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ
cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;



Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và
tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ
thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công
pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước
kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng

của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước
này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới;



Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành
viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
WTO thực hiện 5 chức năng sau:



Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại
đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho
các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.



Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa
phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng
WTO.



Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc
thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa
phương và nhiều bên.




Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo
đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy
định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (Phụ lục 3) đã quy định một cơ chế
kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành
viên.



Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ
Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự
báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.


2.1.2

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Châu Mỹ Latin và vùng
Caribbean - Economic Commission for Latin America and
the Caribbean (ECLAC).

ECLAC được thành lập với mục đích góp phần vào sự phát triển kinh tế
của Mỹ Latinh, phối hợp hành động hướng tới mục tiêu này, và củng cố các
mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và với các quốc gia khác trên thế
giới. Thúc đẩy phát triển xã hội của khu vực này sau đó được trong những
mục tiêu chính của nó.
Nhiệm vụ của ECLAC trong lĩnh vực thương mại quốc tế là tạo ra và phổ
biến, phân tích và đề xuất chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của khu
vực Mỹ Latinh và Caribbean trong thương mại toàn cầu và thúc đẩy hội nhập
khu vực, đặc biệt là khi nó liên quan đến các vấn đề kinh tế. Cụ thể hóa,
ECLAC phát hành, nghiên cứu các ấn phẩm, tổ chức các hội thảo, hội nghị,
cung cấp hỗ trợ kĩ thuật cho các chính phủ và các cơ quan trong cộng đồng

để thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
2.1.3

G77 và Trung Quốc

G77 và Trung Quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1964 bởi
77 nước đang phát triển tham gia kí kết “Tuyên bố chung của Bảy mươi bảy
nước đang phát triển” tại Geneva. Các quốc gia này tập hợp lại nhằm thúc
đẩy các lợi ích kinh tế tổng thể của các thành viên và tạo ra một năng lực đàm
phán mạnh mẽ tại Liên hợp quốc.
2.1.4

Nhóm ACP (Châu Phi, Caribe, Thái Bình Dương)

Các nước ACP là các nước ký kết Công ước Lomé. ACP là từ viết tắt tiếng
Anh của "Châu Phi, Ca-ri-bê, và Thái bình dương" (Africa, Caribbean, Pacific).
Công ước Lomé ra đời tại Lomé, Togo, vào năm 1975. Công ước được ký
kết dựa trên ý muốn của Châu Âu muốn có một sự tự đảm bảo đối với nguồn
cung cấp nguyên liệu thô từ các nước khác, và nhằm duy trì một vị thế có lợi
tại các thị trường nước ngoài. Nó cũng xuất phát một phần từ ý thức trách
nhiệm của Châu Âu đối với các thuộc địa cũ của nó.
Công ước Lomé là một chương trình hợp tác giữa 15 nước của Liên
minh Châu Âu và 71 nước ở Châu Phi, Caribbean, và khu vực Thái bình
dương. Nó dựa chủ yếu trên một hệ thống thuế quan ưu đãi giúp các nước


này tiếp cận được với thị trường Châu Âu và các quỹ đặc biệt nhằm bình ổn
giá các mặt hàng nông sản và khai khoáng.
2.1.5


Hiệp hội liên kết Kinh tế Mỹ Latinh (ALADI)

ALADI, được thành lập từ năm 1980, hiện gồm 12 nước Mỹ Latinh với
10 quốc gia Nam Mỹ và Mêhicô và Cuba. Liên minh kinh tế này chiếm tới 95%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 86% diện tích lãnh thổ và 86% dân số của khu
vực Mỹ Latinh, với các công cụ hội nhập chính là Hiệp định kinh tế bổ sung,
Hiệp định thương mại từng phần, Hiệp định khu vực và Hiệp định ưu đãi
thuế quan.
Các nước Mỹ Latinh tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại cho phép
tiến hành đối thoại công bằng với Mỹ, châu Âu và các nước khác trên thế giới
2.1.6 Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ chúng ta (ALBA)
Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ chúng ta (ALBA) là một tổ
chức hợp tác quốc tế thành lập năm 2004, dựa trên ý tưởng về hội nhập kinh
tế, chính trị và xã hội của các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribbe. Tổ chức
này có liên quan với các chính quyền dân chủ xã hội và xã hội chủ nghĩa và
đây là một nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực dựa trên một tầm nhìn về phúc
lợi xã hội, trao đổi và viện trợ kinh tế lẫn nhau.
Trải qua 10 năm hoạt động, đến năm 2014, ALBA gồm 9 quốc gia thành
viên: Antigua-Barbuda, Cuba, Bolivia, Dominica, Ecuador, Nicaragua, Saint
Lucia, San Vicente-the Grenadines và Venezuela, có tổng cộng 74 triệu dân
trong đó 47% trong độ tuổi lao động; diện tích 3 triệu km 2 (1% tổng diện tích
Mỹ La tinh); GDP toàn khối hiện nay gần 350 tỷ USD.
Trong văn bản thành lập, ALBA khẳng định mục tiêu chung là: “Cải tạo
các xã hội Mỹ La tinh theo hướng ngày càng công bằng, văn minh, tham dự
và đoàn kết thông qua các chính sách khắc phục bất bình đẳng xã hội, cải
thiện chất lượng cuộc sống và động viên nhân dân tham gia có hiệu quả vào
quá trình tự làm nên tương lai của mình”
Trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ALBA, chứa đựng khá
nhiều đặc sắc, đặc thù:



Thứ nhất, ALBA xem thương mại và đầu tư không có mục đích tự thân, mà
chỉ là công cụ nhằm đạt tới sự phát triển công bằng và bền vững; hội nhập
Mỹ La tinh đích thực không thể là sản phẩm mù quáng của thị trường; không
thuần túy là chiến lược mở rộng thị trường bên ngoài và thúc đẩy buôn bán;


nó yêu cầu nhà nước phải vững vàng trên vị trí điều tiết và phối hợp các hoạt
động kinh tế.


Thứ hai, ALBA không chấp nhận cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các nền
sản xuất, thay vào đó là sự hợp tác và bổ trợ kinh tế.


Thứ ba, có chính sách thích hợp với từng quốc gia phù hợp với trình độ
phát triển và quy mô nền kinh tế cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho tất cả các nước thành viên tham gia và cùng được hưởng lợi.

ALBA đúng là một tổ chức liên kết khu vực, hội nhập quốc tế, nhưng
trên hết và trước hết, đó là một dự án địa chính trị cách mạng của các lực
lượng cánh tả, tiến bộ Mỹ La tinh. ALBA thành công trong 10 năm qua, không
phải chủ yếu nhờ sức mạnh kinh tế, mà là nhờ tầm nhìn đúng đắn, bản lĩnh
chính trị kiên định của các nguyên thủ quốc gia, trong đó có các lãnh tụ Fidel
Castro, Hugo Chavez, Rafael Correa, Evo Morales, Daniel Ortega... ALBA là
thiết chế hội nhập của các dân tộc, là hiệp định thương mại của nhân dân Mỹ
La tinh.
2.1.7

Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribbe (CELAC)


Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe (CELAC - Community of
Latin American and Caribbean States) có nhiệm vụ phát triển liên kết kinh tế
và trên cơ sở đồng thuận sẽ thông qua quyết định về tất cả các vấn đề khu
vực và thế giới. Tư tưởng của liên kết này nhằm hướng tới việc tiến kịp với
các nước phát triển cao và trông cậy nhiều hơn vào sự hợp tác với các nước
đang phát triển. CELAC ra đời năm 2011, đúng vào lúc quá trình thực hiện ý
tưởng Liên minh Á-Âu do Thủ tướng Nga V.Putin đề xuất đang có những dịch
chuyển mới đáng kể.
2.2

Cuba đã ký nhiều hiệp định khu vực, đa phương và song phương
với các quốc gia châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean:

1. Hiệp định khu vực về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật ( Hiệp định
khung)- Regional Agreement (RA No. 6) on Scientific and Technological
Cooperation (Framework Agreement) (LAIA).


2. Hiệp định khu vực về Hợp tác trao đổi Văn hóa, Khoa học, Giáo dục –
Regional Agreement (RANo.7) on Cooperation and Exchange of Assets in the
Cultural, Educational and Scientific Fields (LAIA).
3. Hiệp định khung về Xúc tiến thương mại bằng các biện pháp Vượt qua
các rào cản Kỹ thuật hướng tới Thương mại - Framework Agreement (RA No.
8) for the Promotion of Trade by Overcoming the Technical Barriers to Trade
(LAIA).
4. Hiệp định khu vực về Ưu đãi thuế quan khu vực- Regional
Agreement(RANo.4) related to Regional Preferential Tariffs (RPT) (LAIA).
5. Hiệp định từng phần cho Thông thương và Mở rộng thương mại
trong khu vực- Partial Agreement(Ag.No.2)for the Liberation and Expansion

of Intra- regional Trade in seeds.
6. Hiệp định thương mại và hợp tác Cuba – CARICAOM ( Cuba-CARICOM
Cooperation and Trade Agreement).
Cuba và CARICOM đã ký Hiệp định tự do thương mại năm 2000 và hai
lần tổ chức hội nghị cấp cao để thúc đẩy hợp tác song phương. Hiện có hàng
nghìn chuyên gia Cu-ba trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đang làm việc ở các
nước CARICOM và hơn 5.000 sinh viên của khu vực này đang theo học tại
hòn đảo "Tự do". Venezuela, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ năm trên
thế giới, tích cực triển khai dự án hợp tác năng lượng Caribe (PETROCARIBE)
để giúp đỡ và cung cấp nguồn năng lượng giá ưu đãi cho các nước thành
viên CARICOM.
Hiệp định hợp tác từng phần thực thi kinh tế giữa Cuba – Mercosur
(Partial- Scope Agreement on Mercosur-Cuba Economic
Complementarity (ECA No. 62).
Mercosur là khối thị trường chung Nam Mỹ, được thành lập năm 1991
với 4 thành viên. Đến nay, Mercosur gồm 10 thành viên: Braxin, Argentina,
Uruguay, Paraguay, Venezuela, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru.
Ngày 21/7/2006, các nguyên thủ quốc gia nhóm Mercosur ký thỏa thuận
tăng cường hợp tác thương mại với Cuba, nhằm giảm dần và tiến tới xóa bỏ
hoàn toàn thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu của Mercosur sang quốc
7.


gia vẫn bị Mỹ cấm vận kinh tế hơn 4 thập kỷ qua.
Các hiệp định ký bởi các nước thuộc Tổ chức Mercosur cho
phép Cuba tiếp cận với các sản phẩm của các nước này với lãi suất thấp. Như
vậy, Cuba không còn phải chịu sức ép của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS)
luôn bị Hoa Kỳ thao túng.
2.3


Các hiệp định kinh tế song phương mà Cuba đã ký kết:

Các hiệp định từng phần bổ trợ nền kinh tế này được kí kết
nhằm mục đích:




Tạo thuận lợi, mở rộng, đa dạng hóa và thúc đẩy thương mại giữa các
bên và tất cả các hoạt động liên kết với nó.
Đảm bảo rằng các dòng chảy song phương của dòng chảy thương mại
nước ngoài trên cơ sở hài hòa và cân bằng.
Tăng cường thương mại bằng cách cấp thuế quan và phi - ưu đãi thuế
quan giữa Cuba và nước tham gia kí kết

Hiệp định này dựa chủ yếu vào các cam kết ưu đãi về thuế quan và các
hàng rào phi thuế quan, các rào cản kĩ thuật đối với hàng hóa trong danh
sách cấp hỗ trợ giữa các nước thành viên, cũng như việc áp dụng một cách
thống nhất nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc, Cuba và
các nước tham gia kí kết thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, hỗ trợ xuất
nhập khẩu, phát triển kinh tế.
1.

APP.CE No. 40- Hiệp định từng phần bổ trợ nền kinh tế với Venezuela.
2. APP.CE No. 42 - Hiệp định từng phần bổ trợ kinh tế với Chilê.

3. APP.CE No. 46- Hiệp định từng phần bổ trợ kinh tế với
Ecuador.
Hiệp định này có hiệu lực từ năm 2000 với những cam kết duy trì ưu đãi
thuế quan với những hàng hóa giao dịch theo quy định. Các Bên sẽ khuyến

khích vận tải hàng không, hợp tác lớn hơn và sâu hơn để đảm bảo phục vụ có
hiệu quả giữa các vùng lãnh thổ tương ứng, thông qua việc thành lập các cơ
chế để tạo điều kiện phát triển hoạt động theo lịch trình và không - dự kiến
hành khách và hàng hóa, để tăng cường du lịch và thương mại giữa hai
nước. Các bên cam kết tạo điều kiện và tài trợ cho các sáng kiến chung để


thúc đẩy phát triển, mua lại và phổ biến công nghệ, để đóng góp vào mức
tăng của năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất của họ, tương ứng với
các Hiệp định hợp tác kỹ thuật, kinh tế và khoa học giữa nước Cộng hòa Cuba
và Cộng hòa Ecuador, ký ngày 13 tháng 10 năm 1987.
4. APP.CE No. 47- Hiệp định từng phần bổ trợ nền kinh tế với Bolivia
Ngoài những mục tiêu đã nêu trên, Hiệp định APP.CE No.47 còn đưa ra
một số mục tiêu sau:





Khuyến khích sự sáng tạo và sự phát triển của quan hệ thương mại
giữa hai nước.
Áp dụng các biện pháp và phát triển các hành động thích hợp để đạt
được một mức độ tốt hơn của hội nhập giữa hai nước, mà hành động
hợp tác thúc và khuyến khích hợp tác kinh tế-bổ.
Tăng cường việc trao đổi bằng cách cấp ưu đãi thuế quan và phi thuế
quan giữa Bolivia và Cuba.

Các nước ký kết sẽ khuyến khích việc thành lập các chương trình tiếp
cận và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các hoạt động của cơ quan đại
diện chính thức và tư nhân, các tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo tiến hành

thông tin, nghiên cứu thị trường và các hoạt động khác nhằm mục đích tốt sử
dụng các ưu đãi của các chương trình tự do hóa và các cơ hội phát sinh trong
các vấn đề thương mại.
5. AAP.CE No. 49- Hiệp định từng phần bổ trợ kinh tế với Colombia.
6. AAP.CE No. 50- Hiệp định từng phần bổ trợ kinh tế với Peru.
Các AAP.CE 50 có quy định về chương trình tự do hóa và những người
khác liên quan đến thương mại hàng hoá. Ngoài ra, Ủy ban hành chính gồm
các quan chức từ phó Bộ thương mại nước ngoài của Peru và Cuba, mà có
thể triệu tập các nhóm làm việc để xem xét và đề xuất các dòng hành động
để điều trị các vấn đề cụ thể của Hiệp định được tạo ra.
Thông qua thỏa thuận, Cuba đã thích Peru trên 426 dòng thuế
NALADISA, trong đó có 202 tăng 50% biên độ ưu đãi và 57 thu được 100%
biên độ ưu đãi. Việc ưu đãi do Cuba là dệt may và các sản phẩm quần áo, kim
loại phổ biến và hóa chất.


Mặt khác, Peru cấp ưu đãi trên 197 dòng thuế NALADISA, trong đó có 108
tăng 50% biên độ ưu đãi và 29 thu được 100% biên độ ưu đãi. Việc ưu đãi do
Peru đang tập trung vào máy móc, dược phẩm và nông nghiệp.

7.AAP.CE No. 51- Hiệp định từng phần bổ trợ nền kinh tế với Mexico.

8.AAP.CE No.62- Hiệp định từng phần bổ trợ nền kinh tế với Mercosur
Các bên ký kết sẽ hỗ trợ các chương trình và các hoạt động tuyên
truyền, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các hoạt động của cơ quan
đại diện chính thức và tư nhân, các tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo tiến
hành thông tin, nghiên cứu thị trường và các hoạt động khác dẫn đến sử
dụng tốt hơn Hiệp định này.
Ngoài ra, Cuba còn kí kết nhiều hiệp định thương mại khác như: Hiệp
định từng phần bổ trợ kinh tế với Bolivia, Venezuela và Nicaragua; Hiệp

định từng phần bổ trợ kinh tế với Panama; Hiệp định khu vực - Tính lương
cho thị trường mở cửa Bolivia-Tất cả các nước thành viên; khu vực Hiệp Biên chế cho thị trường mở cửa Ecuador-Tất cả các nước thành viên; khu
vực Hiệp - Biên chế cho thị trường mở cửa Paraguay-Tất cả các nước thành
viên,…

2.4

Các Hiệp định thương mại đang đàm phán

Hiện tại, hiệp định thương mại mà Cuba đang tiến hành đàm
phán phải kể đến Hiệp định giữa Cuba- EU, Cuba- Mexico, …
3.

Cơ chế quản lí Xuất nhập khẩu của Cuba
3.1

Chủ thể điều chỉnh:


Các cơ quan lập pháp, hành pháp từ trung ương đến địa phương

Quốc hội

Chủ tịch hội đồng nhà nước

Chính phủ trung ương

Các bộ ngành liên quan

Bộ thương mại


Hội đồng nhân dân tỉnh

Hội đồng nhân dân hạt & cơ s
Cơ quan kiểm soát & quản lý cấp tỉnh & hạt

Các cơ quan cấp tỉnh & hạt liên quan

3.2



Đối tượng điều chỉnh:
Các nhà máy, các trung tâm lao động của nhân dân.
Các doanh nghiệp kinh doanh tư nhân dưới quyền kiểm
soát của nhà nước


3.3

Công cụ điều chỉnh
Chính sách XNK

Cs Nhập khẩu

Thuế quan

Phi thuế quan

CS xuất khẩu


Cs khuyến khích

Cs quản lí XNK

Các loại hình phi thuế quan :
- hạn ngạch số lượng hạn chế nhập khẩu; hạn chế xuất khẩu;
hạn chế xuất khẩu tự nguyện; cấm vận và cấm xuất nhập khẩu; đối
lưu, vv
-thuế giá những hạn chế, chống bán phá giá; thuế đối kháng;
điều chỉnh thuế biên giới; tiền biến / hạn ngạch thuế quan.
-Quy định hạn chế cấp giấy phép; nội dung trong nước và yêu
cầu trộn; tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPSS); quy định
an toàn và tiêu chuẩn công nghiệp; đóng gói, dán nhãn và nhãn hiệu
hàng hoá quy định; quảng cáo và truyền thông quy định.
-Đầu tư hạn chế trao đổi và kiểm soát tài chính khác.
-yêu cầu tiền gửi hạn chế-advance Hải quan; thủ tục định giá
hải quan; thủ tục phân loại hải quan; thủ tục thông quan.
-Chính phủ trực tiếp can thiệp trợ cấp và viện trợ khác; chính
sách công nghiệp của chính phủ và các biện pháp phát triển trong
khu vực; chính phủ tài trợ nghiên cứu và chính sách công nghệ khác;
thuế quốc gia và bảo hiểm xã hội; chính sách cạnh tranh; chính sách
nhập cư; chính sách mua sắm của chính phủ; thương mại nhà nước,
độc quyền của chính phủ, và nhượng quyền thương mại độc quyền.
4.

Khái quát tổng quan nội dung của chính sách thương mại

Hàng rào phi thuế quan
Do bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận của Mỹ và cũng không tham gia các cộng

đồng chung như cộng đồng Caribe, thị trường chung Mỹ la tinh, khu vực mậu
dịch tự do Mỹ,… Do vậy Cuba cũng đã phải đặt ra những quy tắc hết sức khắt
4.1

-


khe để bảo hộ các ngành hàng trong nước. Để tiến hành các hoạt động
thương mại với các doanh nghiệp xuất khẩu Cuba phải có hai loại giấy phép:
Giấy phép thông hành và giấy phép xuất khẩu.
-

Hàng hóa chỉ được phép nhập khẩu vào Cuba thông qua các tổ chức nhà
nước và các công liên doanh được cấp phép hoạt động đối với từng loại hàng
hóa cụ thể. Trong khi các đại lý và các bên trung gian đang tiếp nhận xử lý
hàng hóa nhập khẩu, họ không thể tiến hành các hoạt động phân phối.

-

Một môi giới đã được cấp phép tại Cuba phải xử lý toàn bộ các thủ tục hải
quan. Một số nhà nhập khẩu lớn hơn phải sắp xếp một đội ngũ nhân viên
được đào tạo, cấp phép và phải nộp lệ phí 50$ hàng tháng để duy trì hoạt
động nội bộ.

-

Việc kiểm tra thông quan cũng được tiến hành một cách gắt gao. Bất kì sự sai
phạm nào trong việc ghi nhãn, vệ sinh, kiểm dịch thực vật,… cũng có thể bị
tiến hành tịch thu.
4.2


Hàng rào thuế quan

-

Chế độ thuế quan của Cuba được nêu trong Nghị định 124 năm 1990. Nghị
định 162 năm 1996 đã bổ sung thêm các chức năng và hoạt động của hệ
thống tập quán. Theo Worldbank, mức thuế bình quân của Cuba là 9,4%,
tăng từ 8,2%.

-

Mức thuế bình quân của 5400 mặt hàng giảm từ 11,5% xuống 10,4% theo
phần trăm tối huệ quốc (MFN). Mức thuế MFN tối đa là 30%. Cuba được áp
dụng mức thuế suất MFN đối với hàng hóa có nguồn gốc từ các nước có thỏa
thuận song phương. Mức thuế không MFN trung bình là 17,9%.

-

Trong một số trường hợp đặc biệt, các bên có thể được hưởng ưu đãi miễn
thuế đối với một số hoặc tất cả các mặt hàng như là một phần của các hiệp
định kinh tế hoặc thỏa thuận liên doanh.

Cuba và lệnh cấm vận của Mỹ

II.
1.

Nguồn gốc, nội dung lệnh cấm vận
1.1.


Nguồn gốc


a.

Ngày 2/12/1823, Tổng thống Mỹ khi đó là James Monroe đã trình bày
trước Quốc hội Học thuyết Monroe, trong đó nêu rõ, những nỗ lực trong
tương lai của các nước Âu châu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của
các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như
vậy đòi hỏi sự can thiệp của nước Mỹ. Học thuyết này được đưa ra vào lúc
hầu hết các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại châu Mỹ Latinh đã
giành được độc lập, ngoại trừ Cuba và Puerto Rico.
Mặc dù vẫn còn là thuộc địa của Tây Ban Nha, nhưng đầu tư, cũng như
nhập khẩu của Mỹ tại thị trường Cuba đã vượt xa Tây Ban Nha. Do đó, khi
người Cuba tiến hành cuộc cách mạng giành độc lập từ Tây Ban Nha thì Mỹ
đã tìm cách không để cho phe cách mạng Cuba giành được chủ quyền. Khi
người Tây Ban Nha sắp thất bại hoàn toàn, Mỹ liền can thiệp buộc hai bên
phải ngừng giao tranh và ký hiệp định đình chiến tại Paris. Người Cuba bị gạt
ra ngoài những cuộc đối thoại đó. Một điều khoản sửa đổi trong hiệp định
cho phép Mỹ đặt quyền kiểm soát chính trị, kinh tế và đã thay thế Tây Ban
Nha ở Cuba. Vào ngày 1/1/1899, sau khi quân Tây Ban Nha cuốn gói, cờ Mỹ
đã được kéo lên trên bầu trời La Habana, không phải cờ Cuba. Điều khoản bổ
sung trên được hủy bỏ vào năm 1934.
1.2.
Nội dung lệnh cấm vận
Chiều dài lịch sử lệnh cấm vận
Các lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba bắt đầu khi Tổng thống
Eisenhower quan hệ bị cắt đứt với Cuba vào đầu năm 1961 dưới các giao
dịch với Đạo luật Enemy (TWEA) cho phép tổng thống để áp đặt các biện

pháp trừng phạt kinh tế đối với một nước thù địch trong chiến tranh "hoặc
bất kỳ khoảng thời gian khác khẩn cấp quốc gia được tuyên bố bởi Tổng
thống."
Ngày 19/10/1960, chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower
đã cắt quan hệ ngoại giao với La Habana và áp đặt lệnh cấm vận thương mại,
cấm xuất khẩu vào Cuba.
Chỉ chưa đầy hai năm sau đó, ngày 7/2/1962, chính quyền Tổng thống
John F. Kennedy tuyên bố cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với Cuba. Lệnh hạn
chế thương mại, du lịch đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế Cuba vốn phụ thuộc
nặng nề vào Mỹ.


b.

Tới năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson thông qua đạo luật
cho phép người Cuba tị nạn ở Mỹ được cấp quyền công dân. Lý do để vây
hãm Cuba được thay đổi theo thời gian.
Mỹ còn tiếp tục tăng cường cấm vận với những làn sóng cấm vận kinh tế
nặng nề hơn với Đạo luật Torricelli vào năm 1992 và Helms-Burton vào tháng
3/1996, dưới hình thức sắc lệnh tổng thống từ thời chính quyền Kennedy.
Đạo luật Helms-Burton cũng thắt chặt cấm vận với việc phạt nhà đầu tư nước
ngoài làm ăn với Cuba và quy định rõ lệnh cấm vận chỉ có thể được dỡ bỏ
trong những trường hợp cực kỳ đặc biệt.
Tháng 8/1997, Mỹ nhất trí nới lỏng tạm thời lệnh hạn chế du lịch với
Cuba nhân chuyến thăm của Giáo hoàng Paul II. Và tới tháng 3 năm sau, Tổng
thống Mỹ Bill Clinton cho phép nới lỏng kiểm soát vận chuyển lương thực,
dược phẩm cứu trợ nhân đạo và tạo cơ hội để người Mỹ gốc Cuba được
chuyển 1.200 USD/năm về quê nhà.
Tháng 10/2003, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố thắt chặt lệnh
trừng phạt Cuba, bao gồm tăng cường kiểm soát biên giới đối với khách lữ

hành và hàng hóa giữa 2 nước.
Tháng 5/2009, chính quyền của Tổng thống Obama dỡ lệnh hạn chế du
lịch đối với người Mỹ gốc Cuba, cũng như chính sách gửi kiều hối về Cuba, và
cho phép các công ty viễn thông Mỹ tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Cuba.
Ngày 17/12, sau hơn 18 tháng (từ tháng 6/2013) đàm phán bí mật với
sự giúp đỡ của Chính phủ Canada và Giáo hoàng Francis, Tổng thống Mỹ
Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro đã thống nhất nối lại quan hệ
ngoại giao. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí chương trình trao đổi tù nhân, mở
Đại sứ quán ở mỗi nước và nới lỏng cấm vận kinh tế, thương mại. Tổng thống
Obama tuyên bố, muốn chấm dứt cái gọi là chính sách cứng nhắc nhằm cô
lập Cuba nhưng không thể thay đổi được hòn đảo này.
Nội dung lệnh cấm vận
Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đầu tiên chống lại Cuba vào
năm 1960 bằng cách ngăn chặn hoàn toàn nhập khẩu mía từ Cuba. Đây là lời
đáp để quốc hữu hóa tài sản nước ngoài và các doanh nghiệp, phần lớn
thuộc sở hữu của công dân Mỹ của Cuba. Kể từ đó, chính phủ Mỹ đã củng cố
và mở rộng phạm vi của các biện pháp trừng phạt đối với Cuba. Các lệnh cấm
vận thương mại ban đầu đã mở rộng thành một tập toàn diện hơn về lệnh


trừng phạt kinh tế, tài chính và thương mại mà nghỉ ngơi chủ yếu vào các đạo
luật và các quy định sau đây:









Thương mại Với Đạo Luật thù địch năm 1917.
Đạo luật này (TWEA) cho Tổng thống Mỹ thẩm quyền để áp đặt các biện
pháp trừng phạt kinh tế đối với các quốc gia nước ngoài bằng cách cấm, hạn
chế hoặc điều tiết thương mại và các giao dịch tài chính với các nước thù
địch trong thời gian chiến tranh. Căn cứ vào các điều khoản của "tình trạng
khẩn cấp quốc gia", Tổng thống Dwight D. Eisenhower đình chỉ thương mại
với Cuba.
TWEA cấm bất kỳ loại hình thương mại, giao dịch tài chính, bao gồm cả
những người liên quan đến du lịch, vận chuyển, kinh doanh, trong thời gian
chiến tranh hoặc khi tình trạng khẩn cấp quốc gia đã được công bố liên quan
đến một quốc gia cụ thể. Những điều cấm áp đặt một lệnh cấm đi du lịch
đến và đi từ Cuba, thương mại và các khoản nộp.
Đạo luật Viện trợ nước ngoài của năm 1961.
Năm 1961, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Viện trợ nước ngoài,
trong đó nghiêm cấm bất cứ hỗ trợ cho tất cả các quốc gia cộng sản, trong đó
có Cuba, và bất kỳ nước nào khác mà đã hỗ trợ cho Cuba. Nó cũng cho phép
Tổng thống Mỹ để "thiết lập và duy trì một số lệnh cấm vận trên tất cả các
thương mại giữa Hoa Kỳ và Cuba"
Quy định kiểm soát tài sản Cuba năm 1963.
Các mục tiêu đã nêu của các biện pháp trừng phạt là "cô lập chính phủ
Cuba về kinh tế và tước đoạt của Mỹ USD." Các biện pháp trừng phạt đóng
băng tất cả tài sản Cuba ở Mỹ và bắt buộc Bộ Tài chính Mỹ để điều chỉnh tất
cả các giao dịch thương mại với Cuba, trong đó có du lịch có thẩm quyền
Cuba của các công dân Mỹ. Mặc dù quy định không cấm tự do đi lại, việc đi
lại giữa Mỹ và Cuba đã được hạn chế bởi vì tất cả các giao dịch liên quan đến
du lịch đến Cuba bị hạn chế. Chúng bao gồm ăn, ở khách sạn, vận chuyển,
các mục để sử dụng cá nhân của khách du lịch và bán vé máy bay ở Mỹ.
Dân chủ Luật Cuba năm 1992, còn được gọi là Đạo luật Torricell.
Đạo luật cấm các công ty con của công ty Mỹ từ giao dịch với Cuba, cấm
người quốc tịch Mỹ từ du lịch đến Cuba và kiều hối được gửi về nước. Một

trong những mục tiêu đã nêu trong Luật Dân Chủ Cuba (CDA) là để "tìm kiếm
một sự chuyển tiếp hòa bình cho dân chủ và nối lại tăng trưởng kinh tế ở
Cuba thông qua các ứng dụng cẩn thận của các biện pháp trừng phạt nhắm
vào chính quyền Castro và hỗ trợ cho nhân dân Cuba". Các quy định khác của




-

-



2.

CDA bao gồm cấm 180 ngày từ việc xếp dỡ trong lãnh thổ Mỹ của bất kỳ tàu
mà đã bước vào Cuba để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trong một nỗ lực để
hạn chế các chính phủ Cuba từ việc tiếp cận tiền tệ Mỹ, CDA hạn chế kiều hối
về Cuba chỉ để tài trợ cho việc đi lại của người dân Cuba sang Mỹ.
Cuba độc lập và Dân chủ Đoàn kết, Đạo luật năm 1996.
Trong tháng 3 năm 1996, Tổng thống Bill Clinton ký thành đạo luật này.
Hành động này tiếp tục viết thành luật các biện pháp trừng phạt đối với
Cuba. Đặc biệt, nó tìm cách "tăng cường biện pháp trừng phạt quốc tế đối
với chính quyền Castro", và "kế hoạch hỗ trợ của một chính phủ chuyển tiếp
dẫn đến một chính phủ được bầu dân chủ ở Cuba”.
Điều 1: “Tăng cường biện pháp trừng phạt quốc tế đối với chính quyền
Castro” với mục tiêu cắt mối quan hệ hỗ trợ và giao dịch kinh tế của Cuba với
các nước thứ ba, và chống lại thành viên của Cuba trong các tổ chức tài chính
quốc tế bằng cách hướng dẫn giám đốc điều hành của Mỹ ở mỗi tổ chức để

phản đối việc tham gia của Cuba như một thành viên.
Điều 2: “Hỗ trợ cho một Cuba tự do và độc lập” để thiết lập các bước cho
việc "Chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba".
Điều 3: “Bảo vệ quyền sở hữu của quốc gia Hoa Kỳ” cho việc bồi thường và
cho phép công dân khởi kiện các công ty nước ngoài coi là đã đạt được từ
các khoản đầu tư vào bất động sản Mỹ (Đạo luật sử dụng thuật ngữ "giao
thông vào bất động sản") thuộc về Mỹ Công dân trước khi quốc hữu hóa của
nó bởi chính phủ Cuba.
Các Xử phạt Triển Cải cách và xuất khẩu nâng cao (TSRA), đạo luật năm 2000.
Đạo luật bắt đầu để thư giãn thực thi lệnh cấm vận kinh tế, thương mại
và cho phép bán hàng hóa nông nghiệp và thuốc men cho Cuba vì lý do nhân
đạo. Từ năm 2002, Hoa Kỳ đã trở thành nhà cung cấp chính của thực phẩm
và nông sản sang Cuba. Theo TSRA, xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và
nông nghiệp cho Cuba vẫn được quy định bởi Bộ Thương mại và đòi hỏi phải
có giấy phép xuất khẩu hoặc tái xuất. Việc xuất khẩu các loại thuốc và vật tư y
tế tiếp tục được giới hạn nghiêm ngặt.

Khó khăn của Cuba trong điều kiện cấm vận và những thành tựu
thần kì của họ
2.1.
a.

Những khó khăn của Cuba trong thời kỳ bị Mỹ cấm vận
Kinh tế


Về ngoại thương, theo một bản báo cáo của Cuba gửi lên Liên Hiệp
Quốc hàng năm nhằm đề nghị ra nghị quyết hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận
kinh tế toàn diện và các lệnh trừng phạt khác nhằm vào nước này thì từ
tháng 4/2013-6/2014, lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến nước này thiệt hại 3,9

tỷ USD kim ngạch thương mại, nâng tổng số thiệt hại mà Cuba phải gánh chịu
trong 55 năm qua do cấm vận lên đến 116,8 tỷ USD. Theo báo cáo trên nếu
không có cấm vận thì Cuba đã thu được 205,8 triệu USD trong khoảng thời
gian trên từ việc xuất khẩu xì gà và rượu rum. Nếu tính đến sự mất giá của
đồng USD so với giá vàng quốc tế thì chính phủ Cuba cho rằng con số thiệt
hại phải lên đến 1,11 nghìn tỷ USD.
Cuba phải nhập khẩu hàng tiêu dùng để phục vụ nhu cầu trong nước.
Theo nghiên cứu của Thương vụ, năm 2014 ngân sách của Cuba phục vụ
hoạt động nhập khẩu là khoảng 14,5 tỷ USD, trong đó chi cho nhập khẩu
lương thực là khoảng 2 tỷ USD.
Những yếu tố liên quan tới kinh tế đối ngoại của Cuba gặp nhiều khó
khăn và bất lợi. Khả năng tiếp cận với nguồn tài chính bên ngoài của Cuba
còn rất hạn chế do Cuba không phải là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Phần lớn các khoản vay nợ mà Cuba nhận
được đến từ Trung Quốc, Nga, Bra-xin và Vê-nê-xu-ê-la. Khi các nền kinh tế
này gặp khó khăn, không trợ giúp được nhiều cho Cuba.
Về các hoạt động trao đổi, mua bán trong nước, nông sản và thịt được
bán tại các xí nghiệp theo mức giá quy định của nhà nước. Phần lớn mặt
hàng đại chúng được bán theo tem phiếu và sử dụng đồng peso, nhiều mặt
hàng người dân phải mua với mức giá đắt đỏ và sử đụng đồng cuc (Pesos
Cubanos Convertibles) với tỷ lệ 1 đô la Mỹ bằng 0,87-0,90 cuc và 1 cuc bằng
24 peso hoặc 24.000 đồng Việt Nam ví dụ như thịt lợn với 13 peso, tương
đương 0,49 USD/pound. Mỗi người dân có thể được nhận phần lương thực,
thực phẩm thiết yếu hỗ trợ hàng tháng với số lượng ít gồm đường, hạt, dầu
ăn, trứng và đôi khi cả bánh mỳ.
Về sản xuất trong nước, theo số liệu năm 2012, sản xuất công nghiệp
của nước này chỉ bằng 50% so với trước năm 1989. Công nghiệp dệt may thì
đã tụt hậu cả thế kỷ, ngành khai khoáng vẫn theo cách làm thủ công.



Đối với nông nghiệp, do bao vây cấm vận của Mỹ, Cuba không thể nhập
khẩu phân bón và các loại giống cây trồng phục vụ canh tác, và nhiều nguồn
nguyên liệu tới tay nông dân quá chậm trễ do tổ chức yếu kếm. Chính điều
này làm ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng nông nghiệp của Cuba hàng năm.
Theo cơ quan thống kê quốc gia Cuba thì nước này phải chi mỗi năm từ 1,5
tỷ USD tới 2,5 tỷ USD để nhập khẩu 80% lương thực, thực phẩm phục vụ 11,2
triệu dân.
Nhiều biện pháp khuyến nông đã được áp dụng như giao đất hoang cho
nông dân, tăng giá thu mua nông phẩm và phi tập trung các hoạt động nông
nghiệp nhằm khuyến khích sản xuất, tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả như
mong đợi.
Vào thời điểm cuối năm 2008 sản lượng lương thực, thực phẩm của
nước này liên tục giảm, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại lên tới 10 tỷ
USD.
Về tốc độ tăng trưởng, theo Báo cáo của Bộ Thương mại và Đầu tư
Cuba, công bố tháng 11-2014 mang tên “Danh mục các cơ hội cho đầu tư
nước ngoài” đã thẳng thắn nhìn nhận, tăng trưởng GDP của Cuba từ trước
đến nay vẫn ở mức thấp và vừa, thấp hơn mức trung bình của khu vực.
Biểu đồ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ Latinh năm 2011

Nguồn: Ủy ban Kinh tế về Khu vực Mỹ Latinh và Caribê của Liên Hiệp quốc


Một số chỉ số của nền kinh tế Cuba giai đoạn 2008-2013 được thể hiện
ở dưới bảng sau:

Nguồn: ONEI. Anuario Estadístico de Cuba, năm 2012, Havana, và Panorama
Economico y Social de Cuba, năm 2013. Abril 2014
b.


Dịch vụ

Chính sách cấm vận của Mỹ cũng gây ra những thiệt hại to lớn cho
ngành du lịch của Cuba. Hàng năm ngành du lịch bị tổn thất đến 2 tỷ USD do
những trở ngại đến Cuba đối với những công dân Mỹ.
Đối với những người dân Cuba việc cấm vận của Mỹ đã gây ảnh hưởng
rất lớn tới việc được hưởng các dịch vụ cơ bản, cần thiết và miễn phí.
Người dân Cuba cũng gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận internet.
Cuba là một trong những nước khó kết nối Internet nhất thế giới. Tính tới
năm 2014, chỉ khoảng 30% người dân nước này có cơ hội sử dụng Internet,
xếp hạng 126 trên 202 quốc gia và vùng lãnh thổ về cơ sở hạ tầng mạng
Internet trên toàn thế giới.
c.

Giáo dục

22875 sinh viên ra trường bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại do lệnh
phong tỏa của Mỹ đối với Cuba.
d.

Y tế


Cuba gặp khó khăn vô cùng lớn trong việc tiếp cận với các tiến bộ khoa
học, công nghệ, dược phẩm trên thế giới. Điều này làm ảnh hưởng sâu sắc
tới chất lượng y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân của hệ thống
bệnh viện tại Cuba. Một báo cáo của Hiệp hội y tế Mỹ cho thấy các bác sỹ ở
Cuba chỉ có thể tiếp cận với chưa đến 50% các loại thuốc trên thế giới. Tổ
chức Ân xá Quốc tế báo cáo vào năm 2011 rằng "điều trị cho trẻ em và thanh
thiếu niên ,thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị trẻ em nhiễm HIV /

AIDS không có sẵn vì các lệnh cấm vận tại chỗ.

2.2.
a.

Những thành tựu thần kỳ của Cuba
Y tế

Thành tựu nổi bật của Cuba chính là về y tế. Tổ chứ Y tế thế giới WHO
đã công nhận Cuba là đất nước sở hữu hệ thống y tế tốt nhất thế giới. Cuba
có chuẩn y tế cao, hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân,
hoàn toàn miễn phí, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, ưu tiên
phòng và chữa bệnh giai đoạn sớm.
Người Cuba có tuổi thọ trung bình là 78 cao ngang với Mỹ. Dù internet,
điện thoại thông minh không phổ biến nhưng người dân đều có bác sĩ gia
đình. Cuba chỉ có 200 bệnh nhân AIDS và không có trường hợp nhiễm viêm
gan B.
Sự phát triển của ngành y tế đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho
Cuba. Hàng năm có hàng ngàn người châu Mỹ Latinh và châu Âu tới đảo quốc
này để tận hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao giá rẻ. Cuba còn là nước có số
lượng cán bộ y tế tham gia các chương trình hợp tác y tế ở nước ngoài nhiều
nhất với gần 39000 người trong đó có 15000 bác sỹ.
b.

Công nghệ sinh học

Cuba là một trong những cường quốc về công nghệ sinh học trên thế
giới. Chính phủ Cuba ưu tiên phát triển công nghệ sinh học, đầu tư cơ sở
mang tầm cơ quốc tế để nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm sinh học.
Những thành tựu lớn của Cuba như là vắc xin viêm màng não đầu tiên trên

thế giới, thuốc điều trị AIDS, vắc xin ngừa ung thư… Các sản phẩm công nghệ
di truyền của Cuba rất có uy tín và được ưa chuộng tại hơn 60 nước trên thế


giới. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm này đã đạt khoảng trên 1 tỉ USD mỗi năm
và không ngừng tăng lên.
c.

Giáo dục

Tỷ lệ người mù chữ ở Cuba chỉ còn 0,2%. Giáo dục ở Cuba hoàn toàn
miễn phí và 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. Năm 2000
nước này đứng thứ 23 thế giới về thành tích giáo dục. Ngân sách đầu tư cho
giáo dục của Cuba chiếm tới 13,8% tổng sản phẩm quốc nội. Cuba là nước
đứng đầu khu vực Mỹ Latinh và Caribe về đào tạo sau đại học với 10300 tiến
sĩ, 45000 thạc sỹ.
d.

Xã hội

Với chính sách “mọi người dân phải có nhà ở”, Cuba là đất nước có tỉ lệ
người vô gia cư thấp hàng đầu thế giới, thấp hơn cả các quốc gia phát triển
Âu – Mỹ. 85% hộ gia đình là chủ sở hữu của ngôi nhà đang ở; 95% lãnh thổ
được điện khí hóa; 95,3% dân số được dùng nước sạch.
Tình trạng phân biệt chủng tộc ở Cuba được xóa bỏ hoàn toàn. Cuba
cũng được công nhận là một trong những quốc gia tiến bộ nhất về bình đằng
giới.
e.

Du lịch


Từ năm 1994, tổng doanh thu của ngành du lịch đã vượt tổng thu nhập
của ngành mía đường, từng là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng nhất của
Cuba trước đây. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, “số du
khách tới Cuba tăng 6 lần, từ vị trí thứ 25 lên thành thứ 9 ở Mĩ Latinh. Thu
nhập từ du lịch tăng hơn 11 lần, từ mức chiếm 4% lên 45% tổng nguồn thu
ngân sách”. Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mạnh nhất của Cuba,
đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Năm 2002, Cuba đón gần 1,8 triệu
khách du lịch, doanh thu đạt hơn 1,8 tỉ USD. Năm 2006, lượng du khách tới
Cuba là 2,32 triệu người với doanh thu trên 2 tỉ USD.
Nhờ định hướng phát triển du lịch đúng đắn, kết hợp điều kiện địa lí tự
nhiên với nhiều bãi biển, khu nghỉ mát đẹp, thơ mộng, nhiều địa danh được
UNESCO công nhận là di sản thế giới và một nền văn hóa dân tộc phong phú,
đặc sắc, người dân cởi mở, mến khách, từ lâu Cuba đã trở thành một điểm


đến lí tưởng, hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Kết quả cuộc thăm dò về
du lịch năm 2004 do hãng Thế giới du lịch, một công ty du lịch quốc tế nổi
tiếng tiến hành cho thấy Cuba được xếp thứ bảy sau Anh, Pháp, Italia,
Mexico, Argentina và Anh trong danh sách 57 nước có nền “công nghiệp
không khói” tốt nhất thế giới.
Từ sau khi thông tin Mỹ - Cuba tiến hành bình thường hóa quan hệ vào
cuối năm 2014 thì du lịch của Cuba đã có thêm những tín hiệu đáng mừng.
Theo các số liệu chính thức của chính quyền La Ha-ba-na gần đây, nếu như
năm 2014, có khoảng 2,8 triệu khách du lịch tới Cuba và lượng du khách này
đã đóng góp gần 3 tỷ USD vào GDP của nước này thì trong 6 tháng đầu năm
2015, lượng du khách đến Cuba đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.
f.

Kinh tế


Trong 2 năm, 2000 và 2001, trong khi kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế
Mĩ Latinh suy thoái nặng nề do tác động của thảm họa khủng bố nước Mỹ,
thì Cuba là nước duy nhất trong khu vực duy trì được sự ổn định trong điều
kiện bị bao vây, cấm vận và đạt mức tăng trưởng bình quân 4%. Từ năm 2001
đến 2006, tốc độ tăng trưởng trung bình của Cuba là 6,3%, trong đó thời kì
2001- 2003 là 2,8%; thời kì 2004 - 2006 là 9,9%. Cụ thế năm 2005, tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế là 11,8%. Năm 2006 đạt 12,5%.
Đã có sự thay đổi quan trọng diễn ra trong cơ cấu hàng xuất khẩu của
Cuba. Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống như đường, chanh, cà phê, xì
gà… đã không còn thích hợp nữa, chúng đã được thay thế bằng các mặt hàng
khác có giá trị cao hơn như niken, thuốc lá, các sản phẩm y tế…
Sự gia tăng nhanh chóng của ngành dịch vụ đã làm thay đổi cơ cấu
ngành xuất khẩu của Cuba. Dịch vụ đã thay thế cho hàng hóa và là ngành
mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế. vào thời điểm năm 1989, xuất khẩu
dịch vụ của Cuba mới chỉ đạt ở mức độ khiêm tốn 10% thì đến năm 2005 đã
là 70%. tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa lại giảm nhanh chóng từ 90% năm 1989
xuống còn 30% năm 2005. Từ 2000 đến 2006, giá trị xuất khẩu dịch vụ của
Cuba đã tăng từ 2,64 tỉ USD lên 7,28 tỉ USD, tăng 2,75 lần, gồm hỗ trợ y tế,
du lịch, công nghệ sinh học.


×