Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương ôn tập Chính sách thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.61 KB, 10 trang )

,

Câu hỏi ôn tập Chính sách thương mại
1. Tại sao nói Ngoại thương là 1 phương thức sản xuất gián tiếp? là 1 công nghệ khác
để tạo ra của cải vật chất xã hội
- Mục đích sản xuất là tạo ra giá trị sử dụng.
- Cách tạo ra giá trị sử dụng: trao đổi và sản xuất.
- Ngoại thương: qua quá trình trao đổi với bên ngoài biến giá trị sử dụng ra tạo ra thành
những giá trị sử dụng mà ta cần.
- Là quá trình kết nối giữa việc tạo ra sản phẩm nhưng không tiêu dùng trong nước, tiêu
dùng xảy ra tại lãnh thổ khác.
2. Xuất khẩu lao động hiện nay khác gì so với việc mua bán nô lệ xuyên biên giới?
(xuất khẩu lao động tách khỏi thương mại quốc tế)
Xuất khẩu lao động
-

Sức lao động là hàng hóa
Dịch chuyển sức lao động
Không nằm trong thương mại quốc tế,
được điều chỉnh riêng

Mua bán nô lệ xuyên biên giới
-

Nô lệ là hàng hóa
Dịch chuyển người lao động
Nằm trong thương mại quốc tế (do nô
lệ bị coi là hàng hóa)

3. Phân biệt giữa hoạt động ngoại thương và nội thương?
Ngoại thương


- Chủ thể: các pháp nhân, tư cách pháp
nhân có thể có quốc tịch khác nhau.
- Giá cả quốc tế, phụ thuộc vào nước có
kim ngạch xuất khẩu cao nhất mặt hàng
đó
- Luật điều chỉnh: Luật, hiệp ước, công ước
quốc tế, tập quán quốc tế, hợp đồng kinh
tế quốc tế

Nội thương
- Các chủ thể có cùng quốc tịch.
- Giá cả nội địa, lên xuống theo quan hệ
cung cầu trong nước
- Luật điều chỉnh: Luật Pháp quốc gia, hợp
đồng kinh tế thông thường.

4. Tại sao nói quan hệ kinh tế đối ngoại là phương thức mà 1 quốc gia tham gia vào
phân công lao động thế giới?
- Phân công lđ QT: quá trình phân công lđ qua biên giới quốc gia ( chuyên môn hóa
quốc tế)
- Trao đổi và phân công lđ, chuyên môn hóa là quá trình k thể tách rời: hình thành trao
đổi là do PCLĐ và CMH; k có trao đổi thì k có PCLĐ.
5. Nhập siêu và xuất siêu, cái nào có lợi hơn?
Trên ảnh hưởng chung đến nền kinh tế xuất siêu có lợi hơn, tuy nhiên theo tình trạng cụ
thể của xuất nhập khẩu thì chưa thể kết luận. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam,
nhập khẩu máy móc, công nghệ là cần thiết, xuất khẩu phần lớn là hàng tiêu dùng và sản


,
phẩm nông nghiệp, bị ảnh hưởng bởi giá máy kéo nên nhập siêu là khó tránh khỏi. Trung

Quốc xuất siêu tạo ra tranh chấp, xung đột thương mại nên cũng chưa chắc đã tốt.
6. Lợi ích từ thương mại quốc tế, cơ chế thương mại quốc tế đem lại gì cho các quốc
gia?
- Mở rộng khả năng tiêu dùng: 2 cách
+ thông qua trao đổi
+ cho phép một sự thay đổi cơ cấu sản xuất.
- Đa dạng hoá sp
- Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
- Lợi ích thúc đẩy cạnh tranh.
- Hợp lý hoá sx, phân phối
- Tăng tốc độ phong phú về sp có lợi cho người tiêu dùng và sx
- Hạn chế rủi ro liên quan đến điều kiện sx và rủi ro liên quan đến thị trường.
7. Trình bày về lợi thế so sánh?
- Nội dung: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sản xuất
ra nhiều sản lượng đầu ra một cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với
một khối lượng tương đương khác. Hoặc, 1 quốc gia có lợi thế so sánh trong một mặt
hàng nếu quốc gia đó có khả năng sản xuất nó với hiệu quả cao hơn một cách tương
đối so với quốc gia kia.
- Nguồn gốc về ltss: sự khác biệt về năng suất lao động tương đối, hiệu quả sản xuất
tương đối
8. Tại sao nói lợi thế so sánh toàn diện hơn lợi thế tuyệt đối?
- Lợi thế tuyệt đối mở rộng ra giải thích được bằng lợi thế so sánh.
- Lợi thế so sánh có thể không giải thích được bằng lợi thế tuyệt đối:
+ Quốc gia không có lợi thế thế tuyệt đối nhưng có lợi thế so sánh thì vẫn có lợi ích khi
tham gia thương mại quốc tế.
+ Quốc gia có lợi thế tuyệt đối nhưng không có lợi thế so sánh thì không có lợi ích khi
tham gia thương mại quốc tế.
9. Nếu cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế mở quy mô nhỏ, việc chính phủ quy định
tăng lương cơ bản sẽ ảnh hưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam như thế nào?
- Tăng lương => Tăng chi phí => Cung dịch về phía bên trái (Giảm) => Giảm Xuất

Khẩu, Tăng NK
- Thu nhâp tăng => Cầu dịch sang phải (Tăng) => Tăng Nhập khẩu, Giảm XK
=> Điều chỉnh tỷ giá hối đoái
10. Nêu đặc điểm hđ ngoại thương trong nền kinh tế mở, quy mô nhỏ?
- Điều kiện chấp nhận giá: các nhà sản xuất của nền kinh tế quy mô nhỏ sẽ phải chấp
nhận bị chi phối về giá bởi các nước sản xuất lớn.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trên thế giới.
- Cung cầu được cân bằng bởi mức giá quốc tế.
- Sự thay đổi cung và cầu sẽ dẫn tới sự thay đổi về số hàng xuất, nhập khẩu hơn là thay
đổi về giá.
11. Nêu nội dung của chiến lược, cơ chế, chính sách, công cụ trong khuôn khổ chính
sách thương mại. Làm rõ mối quan hệ giữa 4 phạm trù trên.


,
Mối quan hệ giữa 4 phạm trù trên
- Chiến lược được hiểu là đường hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra (mục tiêu);
cơ chế là sự tương tác giữa các yếu tố cấu thành hệ thống (tổ chức)=> cần tổ chức
như thế nào để đạt đc mục tiêu
- Chính sách là phương thức tương tác trong sử dụng, quản lý, cơ chế; công cụ là
phương tiện thực hiện chính sách
 4 phạm trù có mối quan hệ thống nhất vs nhau
12. Nêu nội dung của cơ chế độc quyền ngoại thương.
- Độc quyền về quản lý chỉ đạo
- Độc quyền về sở hữu tài sản ngoại thương
- Độc quyền về quan hệ trong hoạt động ngoại thương
- Độc quyền về kinh doanh hoạt động ngoaị thương
13. Sau 1986 từ độc quyền ngoại thương nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia vào hoạt động ngoại thương dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Nội
dung của sự thay đổi này là gì?

- Chuyển hoạt động NT từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh
- Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
- Tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối vs hoạt động ngoaij thương bằng
luật pháp và chính sách
14. Chi phí cơ hội tăng dần là gì? Tại sao có chi phí cơ hội tăng dần?
CPCH tăng dần : để sx thêm bất kì 1 đơn vị hàng hóa nào đó, phải cắt giảm 1 lượng ngày
càng tăng mặt hàng còn lại.
Lí do: tính thích ứng của các nguồn lực sx trong việc sx các mặt hàng khác nhau.
15. Tại sao khi chi phí cơ hội tăng dần đường giới hạn khả năng sản xuất lại cong lồi ra
xa gốc tọa độ?
Độ dốc của PPF phụ thuộc vào tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên MRT= giá tương quan =
CPCH. Do CPCH tăng dần nên giá tương quan tăng dần, MRT tăng làm cho độ dốc của
đường PPF tăng dần, cong lồi so với gốc tọa độ.
16. Đường bàng quan của một quốc gia là gì? Ý nghĩa.
Đường bàng quan –IC: tập hợp tất cả các điểm lựa chọn tiêu dùng giữa 2 mặt hàng , đem
lại cùng 1 mức thặng dư tiêu dùng.
Ý nghĩa: + Thế hiện mức thặng dư tiêu dùng của nền kinh tế
+ Là cơ sở xác định điểm sản xuất của nền kinh tế.
17. Trong điều kiện tự cung tự cấp làm thế nào xác định điểm sản xuất, tiêu dùng của
mỗi quốc gia?
Trên đường giới hạn khả năng sản xuất, tại tiếp điểm vs đường bàng quan cao xa nhất so
vs gốc tọa độ. Tại đó, MRT=MRS (chung đường tiếp tuyến)=> cung gặp cầu. đó cũng
chính là điểm cân bằng của nên KT.
18. Khi có tự do hóa thương mại và chuyên môn hóa xảy ra các quốc gia lựa chọn sản
xuất tại đâu?
Khi có tự do hóa thương mại và chuyên môn hóa sản xuất xảy ra, các quốc gia lựa chọn
sản xuất nhiều hơn vào mặt hàng có lợi thế so sánh, điểm lựa chọn sản xuất là giao điểm
giữa đường giới hạn khả năng sản xuất PPF và đường tỷ lệ trao đổi quốc tế.



,

19. Các quốc gia sẽ lựa chọn tiêu dùng tại đâu sau khi trao đổi?
Sau khi trao đổi, các quốc gia sẽ lựa chọn tiêu dùng tại điểm cao hơn là tiếp điểm của
đường bàng quan IC và đường tỷ lệ trao đổi quốc tế. Tiêu dùng đạt được mức cao hơn do
giá cả của các mặt hàng giảm đi sau khi trao đổi.
20. Ý nghĩa của tam giác thương mại?
- Thể hiện khối lượng và tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia
- Thể hiện lợi ích khi tham gia thương mại quốc tế của quốc gia.
21. Kết luật rút ra từ các lý thuyết chuẩn tắc về thương mại quốc tế so với lý thuyết cổ
điển.
- Thương mại tự do làm cân bằng mức giá cả trên thị trường các quốc gia.
- Các quốc gia SX nhiều hơn mặt hàng có lợi thế so sánh.
- Các quốc gia tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng bất lợi thế so sánh.
- Lý thuyết cổ điển hướng đến chuyên môn hóa hoàn toàn; lý thuyết mới hướng đến
chuyên môn hóa không hoàn toàn.
22. Trong những nội dung định hướng chính sách nhập khẩu, thế nào là bảo hộ chính
đáng, nội dung của bảo hộ chính đáng?
Trả đũa trợ cấp, đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh( bán phá giá), khi
những ngành sx tương tự trong nước nước quá yếu không thể cạnh tranh với hàng nhập
khẩu, cho phép bảo hộ từ WTO, thường là 5 năm-> là bảo hộ có chọn lọc, và có thời hạn
23. Có ở đâu có chính sách khuyến khích đẩy mạnh nhập khẩu không? Tại sao?
Không có chính sách khuyến khích đẩy mạnh nhập khẩu vì hạn chế nhập khẩu là một
trong những biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên, tại một số quốc gia
đang phát triển sẽ có thời điểm khuyến khích nhập khẩu công nghệ để đẩy mạnh quá trình
phát triển kinh tế.
24. So sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp tính thuế tương đối và tuyệt đối.
Thuế tuyệt đối

Thuế tương đối


Ưu điểm

Giá hàng nhập khẩu cao, thấp không ảnh Số tiền thu thuế được biến động theo sự
hưởng đến quy mô thu thuế, cách tính
thay đổi của giá hàng nhập khẩu.
đơn giản.

Nhược điểm

Khi giá cả nhập khẩu biến động gây ra
không công bằng giữa các đối tượng.

Nếu giá nhập khẩu thấp thì thuế thu được
thấp và không thể hiện rõ sự bảo hộ, cách
tính thuế phức tạp do khâu định trị giá.

25. Làm rõ đặc điểm quản lý của biện pháp hàng rào kỹ thuật và những nguyên tắc cơ
bản của hiệp định TBT để hạn chế những tác động trong hàng rào nhập khẩu: trở
ngại không cần thiết?
Đặc điểm quản lý
- Các quy định quá khác biệt trong TBT giữa các quốc gia
- Các quy định trong TBT quá khắt khe vs hh nhập khẩu, phân biệt đối xử vs hh nội địa
- Thủ tục đánh giá sự phù hợp=> cản trở không cần thiết đối vs hh nhập khẩu, phân
biệt đối xử vs hh nội địa
Quy định TBT


,
-


Mục tiêu chính đáng: an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, ngăn
chặn hành vi không trung thực.
- Về tiêu chuẩn kĩ thuật và quy chuẩn kĩ thuât: bình đẳng, dựa trên cơ sở khoa học,
không gây trở ngại không cần thiết
- Thủ tục đánh giá: bình đẳng, không phát sinh chi phí không cần thiết cho DN nhập
khẩu
- Dựa trên quy tắc thừa nhận lẫn nhau và các quy chuẩn khác của quốc tế.
26. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời? Trình bày điểm khác biệt giữa các biện
pháp này?
- Gồm có chống trợ cấp, chống bán phá giá và tự vệ tạm thời
- Phân biệt:
+ 2 bp đầu được tiến hành đối vs hàng hóa nhập khẩu có giá thấp hơn hàng hóa nội
địa do được trợ cấp về giá hoặc được bán phá giá. Tự vệ tạm thời tiến hành với hàng
hóa nhập khẩu có số lượng tăng đột ngột so với hàng hóa trong nước
+ 2 biện pháp đầu không có nghĩa vụ bồi thường. Bp 3 phải bồi thường nếu gây ra
thiệt hại với nước xuất khẩu.
+ Nghĩa vụ điều tra 2 bp đầu đơn giản hơn bp cuối.
27. Nêu sự khác biệt trong tác động hạn chế nhập khẩu của thuế nhập khẩu và hạn chế
xuất khẩu của thuế xuất khẩu đặt trong bối cảnh Việt Nam. So sánh.
- Đối với nhập khẩu: Thuế thường được cộng vào giá vì quyền lực trong tay người bán
=> người tiêu dùng phải chịu mức giá cao => dùng hàng nội địa => hạn chế NK
- Đối với xuất khẩu: người bán phải chịu mức thuế này => chi phí tăng => lợi nhuận
giảm => cân nhắc nên hay không nên XK => hạn chế XK.
28. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam và những điểm liên quan?
-

Năm 1960, than đá đc coi là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam
Những năm 1990 thì dầu thô, gạo là là những mặt hàng chủ lực của nước ta
Năm 2008-2009, dẫn đầu danh sách là các mặt hàng dầu thô, dệt may,giày dép, thủy

sản, gạo.
Hiện nay, thứ tự các MHCL là dệt may, giầy dép, tủy sản, đâu thô, điện tử, máy tính,
linh kiện Nhà nước có những chính sách ưu đãi phát triển mạnh hơn các mặt hàng chủ
lực để đẩy mạnh xuất khẩu

-

Mặt hàng chủ lực phải đảm bảo:
+ Có giá trị kim ngạch XK cao ( trên 100tr USD/1 năm )
+ Có điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi
+ Có thị trường tiêu thụ ổn định và có khả năng cạnh tranh trên thị trường đó

29. Tại sao nói gia công xuất khẩu là một hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ, hàng
hóa mua bán ở đây là gì?
Vì người lao động làm thuê ngay trong nước, người lao động không dịch chuyển, chỉ có
sức lao động dịch chuyển.=> hàng hóa là sức lao động
30. Có thể xem gia công xuất khẩu như một hình thức để đẩy mạnh xuất khẩu lâu dài,
bền vững hay không?


,
Không. Vì gia công chỉ có thể giải quyết đc những vấn đề trong ngắn hạn về việc làm và
tiếp thu khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trong dài hạn, không nên coi gia công xuất khẩu
là một hình thức xuất khẩu chủ lực lâu dài vì gia công là công đoạn có mức lương thấp
nhất, công nghệ được chuyển giao thường không cao, gây những hậu quả về môi trường
và phụ thuộc vào nước có đơn hàng gia công.
31. Phân loại: Đặt trong điều kiện của Việt Nam chúng ta nên khuyến khích loại hình
nào? Vì sao?
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh tế: Gia công sản phẩm công nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả
tiểu thủ công nghiệp); Gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu (gồm trồng trọt và

chăn nuôi)=> nên phát triển gia công hàng công nghiệp vì có thể tận dụng nguồn
nhân lực rồi rào và có thể phát triển nền công nghiệp sản xuất trong nước. Nông
nghiệp việt nam tương đối phát triển=> nên sản xuất trọn gói để nhận toàn bộ giá trị
- Căn cứ vào mức độ chuyển giao nguyên vật liệu của bên đặt hàng gia công:Bên đặt
hàng giao cả nguyên vật liệu- có chuyên gia hướng dẫn; Bên đặt hàng chỉ giao
nguyên vật liệu; Bên đặt hàng giao một phần nguyên vật liệu.=> nên gia công bộ
hàng hóa có chuyên gia hướng dẫn để có thể nhận chuyển giao công nghệ
32. Giải thích tính đặc biệt của các khu kinh tế mở?
- Có đăc điểm kinh tế, hành chính, pháp lý khác biệt vs phần còn lại lãnh thổ quốc gia
+ Kinh tế: ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Hành chính: ưu tiên hơn về thủ tục hành chính
+ Pháp lý: cơ chế khác bên ngoài
- Đc đầu tư đặc biệt
- Có tính chất “mở” nhất ( so vs các khu khác)
33. 1989: Việt Nam học TQ, đưa chủ trương xây dựng khu kinh tế đặc biệt, xây dựng
khu chế xuất Tân Thuận. 1999 thủ tướng cho phép xây dựng 5 khu chế xuất, sau đó
chỉ còn 2 khu, 3 khu đã biến đổi sang khu công nghiệp. Hiện tại có tới 150 khu công
nghiệp. Tại sao? ( tại sao khu chế suất không còn là mô hình KT hợp lí mà thay vào
đó là khu CN)
- Mục đích của khu chế suất là thu hút đầu tư, k hợp lí nữa vì ko thu hút được đầu tư.
Khu CN hợp lý hơn vì cơ chế quản lý XNK của Việt Nam đã khác, giữa 2 khu có những
điểm khác nhau rất cơ bản. Khu chế xuất( Mở của nước ngoài, đóng trong nước;hàng
trong khu chế xuất bán ra phải chịu thuế MFN), khu công nghiệp( xuất khẩu ra nc ngoài,
mở cửa nội địa => theo cơ chế chung)
34. So sánh tác động bảo hộ của hạn ngạch và tác động bảo hộ của thuế?
Giống nhau
- Giúp bảo hộ nền sx trong nước : làm tăng giá hàng nhập khẩu, tăng lượng sản xuất
trong nc
- Gây thất thoát, lãng phí cho xã hội
Khác nhau


Tác động tới ngân sách

Thuế

Hạn ngạch

Tăng

Không làm tăng


,
Kiểm soát

Không thể khống chế đc lượng Có thể khống chế đc lượng
hàng nhập khẩu
hàng nhập khẩu

Cơ chế

Tác động tới giá=> giảm Q

Làm giảm Q=> tăng giá

35. Ưu nhược điểm của hàng rào phi thuế quan và thuế quan, cho ví dụ?
Thuế quan

Phi thuế quan


Rõ ràng, công khai

Mức độ bảo hộ nhanh, mạnh
hơn

Ưu điểm
Ổn định, dễ dự đoán
Dễ đàm phán cắt giảm mức
bảo hộ

Phong phú về hình thức

Tăng thu ngân sách
Công bằng hơn

Nhiều rào cản phi thuế quan
chưa bị cam kết cắt giảm hay
loại

Không tạo đc rào cản nhanh
chóng

Không công khai -> Không rõ
ràng, khó dự đoán

Đáp ứng nhiều mục tiêu

Nhược điểm

Thực thi khó khăn, tốn kém

trong quản lý
Thất thu ngân sách
Tổn thất ròng xã hội lớn hơn
Gây độc quyền -> ko công
bằng

36. Phân biệt NTMs (biện pháp phi thuế quan) và NTBs (hàng rào phi thuế quan)
- Biện pháp phi thuế quan (NTMs) : không liên quan đến thuế và phù hợp vs quy định
của WTO
- Hàng rào phi thuế quan (NTBs) : không liên quan đến thuế nhưng không phù hợp vs
quy định của WTO
37. Hiệp định IPL (nghị định 41) có đối tượng điều chỉnh và mục đích như thế nào?
- Đối tượng điều chỉnh: giấy phép xuất nhập khẩu
- Mục đích: quy định chính thức và đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép không tự động
và cơ chế giải quyết các tranh chấp liên quan.
38. Trình bày quan điểm của các lý thuyết cổ điển.
- Trọng thương: vàng bạc; ngoại thương; trao đổi không ngang giá


,
-

Lợi thế tuyệt đối: khối lượng hh sẵn có ; lý thuyết bàn tay vô hình; cơ chế phân công
và trao đổi
- Lợi thế so sánh: xây dựng dựa trên lý thuyết về lao động; cơ chế sự khác biệt trong
giá tương quan
39. Lợi thế so sánh có thay đổi được không? Nếu có thì như thế nào?
Có. Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ
40. Nêu hạn chế đặc trưng của các lý thuyết cổ điển.
- Đưa ra 1 giả thiết cơ bản rất hạn hẹp

- Chỉ tập trung vào cái lợi của ngoại thương, chưa phân tích đc mặt trái của nó
- Không phân tích và lý giải đc tác động của ngoại thương đến thương mại dịch vụ
- Không giải thích thỏa đáng lợi ích trong mậu dịch giữa các nước
41. Hiệu quả kinh tế quy mô là gì? Tại sao có hiệu quả kinh tế quy mô?
Hiệu quả kinh tế dựa trên quy mô là khi tăng đầu vào vs một tỷ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia
tăng đầu ra ( sản lượng) vs tỷ lệ cao hơn.
Lý do:
- Chi phí cố định, không chia nhỏ được => chi phí không tăng khi tăng sản lượng
- Tính chuyên môn hóa: nếu mỗi công nhân có thể tập trung vào 1 công việc cụ thể thì
có thể giải quyết công việc tốt hơn, do đó có hiệu quả hơn=> giảm chi phí bình quân
- Vs máy móc hiện đại, hiện đại thì ở mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc
có thể giải đều cho 1 số lượng sản phẩm => làm cho chi phí bình quân giảm
42. Hiệu quả kinh tế quy mô tác động như thế nào đến đường giới hạn khả năng sản
xuất (PPF) của quốc gia?
HQKT QM và CPCH tăng dần tác động ngược chiều lên PPF=> tác động của HQKT QM
làm PPF cong lõm
43. Nội dung mô hình thương mại dựa trên hiệu quả kinh tế quy mô?
Hiệu quả kinh tế quy mô là tỷ lệ phần trăm giảm xuống trong chi phí sản xuất bình quân
đạt được nhờ mở rộng tất cả các thông số đầu ra theo một tỉ lệ phần trăm nhất định. Tức
chi phí sản xuất bình quân thấp dần khi đầu ra tăng lên.
44. Kết luận rút ra từ lý thuyết hiệu quả kinh tế quy mô khác gì so với lý thuyết kinh tế
cổ điển?
Trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất trên quy mô, tỷ suất trao đổi quốc tế cũng
đúng bằng mức giá tương quan trước khi có thương mại và mỗi nước mỗi nước thực hiện
chuyên môn hóa hoàn toàn nhưng vs hướng chuyên môn hóa là không xác định=> sự
khác biệt giữa thương mại dựa trên quy mô và thương mại dựa trên lợi thế so sánh
45. Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa tín dụng xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu, ví dụ?
Tín dụng

Trợ cấp


Đối tượng

Hàng hóa thuộc diện bảo lãnh
tín rộng

Hàng hóa đc tiêu thụ ở thị
trường nước ngoài

Phạm vi áp dụng

Rất rộng

Hẹp hơn

Hình thức

Có nghĩa vụ hoàn trả lại

Không phải hoàn trả lại


,

46. Các biện pháp quy định trong QĐTTCP 113/2001 được xem là tín dụng xuất khẩu
hay trợ cấp xuất khẩu?
- Là trợ cấp xuất khẩu vì hầu hết là cho vay và ưu đãi theo lãi suất ưu đãi.
47. Mỹ và EU tìm mọi cách ép chính phủ Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ. Hãy
lý giải nguyên nhân của hành động này và nêu tác động có thể có đối với hoạt động
ngoại thương cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại khác của Việt Nam?

- Vì việc TQ giữ tỷ giá đồng nội tệ thấp hơn đồng ngoại tệ là biểu hiện của phá giá hối
đoái, đem lại cho TQ những lợi thế tốt hơn nước ngoài trong TMQT, nền sản xuất
trong nước có lợi thế hơn về chi phí, thu hút đầu tư, bảo hộ hàng hóa trong nước và
tạo lợi thế giảm giá thành cho xuất khẩu.
48. Trong khi mọi loại công cụ đều có tác dụng bảo hộ, tại sao quốc gia vẫn sử dụng
công cụ thuế trong khi nó gây ra tổn thất ròng trong phúc lợi xã hội?
- Bởi vì thuế bảo vệ lợi ích tương lai:
+ Tổn hại được chia nhỏ nên không đáng kể
+ Thuế là nguồn thu NSNN
+ Lợi ích nhóm nhưng nhóm này vừa có tiền vừa có quyền điều chỉnh chính sách
của chính phủ
+ Cân bằng cán cân xuất nhập khẩu
(quan trọng nhất lợi ích nhóm)
49. VN tham gia WTO sẽ làm thất thu thuế khi mà ngân sách nhà nước luôn ở tình
trạng bội chi. Nhưng thực tế không phải như vậy, tại sao?
- Trước khi gia nhập WTO ta đã xuất nhiều sang Mỹ, EU, nhập khẩu nhiều từ TQ ,
thuế suất đã được cắt giảm bằng các FTA -> không ảnh hưởng nhiều
- Thuế suất không bị cắt ngay mà có lộ trình
- Thuế = thuế suất * lượng nhập khẩu nên ko phải cứ giảm thuế suất là giảm thuế.
50. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu của chính sách thương mại quốc tế
- Đối tượng: các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn ván của một nước với các nước
khác, tìm hiểu sự hình thành, cơ chế vận động quy luật và xu hướng phát triển của hoạt
động ngoại thương nói chung và chủ yếu là của VN.
- Nội dung:
+các vấn đề lý luận về thương mại quốc tế
+kinh nghiệm thực tiễn hoạt động ngoại thương trong những năm vừa qua
+đường lối, chính sách của nhà nước đối với hoạt động ngoại những năm vừa qua
-Phương pháp:
+nhận thức khoa học
+quan điểm hệ thống và toàn diện trong nghiên cứu

+kết hợp logic và tính chất lịch sử
+đưa ra và kiểm nghiệm các kết luận khoa học trong thực tiễn
51. Đối tượng điều chỉnh của SPS(kiểm dịch động thực vật), ADP(chống bán phá
giá),TBT(hàng rào kỹ thuật), IPLs
- SPS:Động thực vật


,
- ADP: hàng hóa bị bán phá giá
- TBT: Hàng hóa nhập khẩu
- IPLs: giấy phép xuất nhập khẩu
52. Tác dụng của việc dây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- Mở rộng quy mô sản xuất trong nước=> làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH
- Tăng kim ngạch xuất khẩu => tăng ngân sách nhà nước => cải thiện cán cân thanh
toán quốc tế
- Tạo điều kiện giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu
- Tạo cơ sở vật chất để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước
ngoài



×