Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đề cương ôn tập Quan hệ kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.5 KB, 38 trang )

ĐỀ CƢƠNG MÔN
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

HN
20/12/2010


Chƣơng 1: Tổng quan về quan hệ kinh tế quốc tế
1. Hãy nêu khái niệm, chủ thể và những hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế?
- KN: là tổng thể các mối quan hệ KTĐN của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế
giới. (góc độ toàn thế giới)
* Quan hệ KTĐN: là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ
của 1 nền kinh tế với bên ngoài. (góc độ 1 nền kinh tế)
- Chủ thể:
+ các quốc gia, vùng lãnh thổ, nền kinh tế (>200QG+VLT; phát triển,
đang phát triển, kém phát triển)
+ các tổ chức quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế (ASEAN, NAFTA, EU;
APEC, ASEM; WB, IMF; FAO, UNDP, UNIDO, UNCTAD,... -> LHQ)
+ các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, hãng, doanh nghiệp,... (đông nhất,
ra đời, phát triển nhanh, có thể biến mất)
2. Trình bày bối cảnh phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế.
- Trật tự thế giới cũ mất đi làm giảm nguy cơ chiến tranh hủy diệt ở quy mô toàn thế
giới nhưng những xung đột quốc tế vẫn còn gia tăng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình
phát triển của kinh tế thế giới.
- Cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, với nội dung rộng lớn ngày càng
tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội ở tất cả các nước, nền kinh tế thế
giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
- Toàn cầu hóa kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia của hầu hết các
nước trên thế giới.
- Trong nhiều thập kỷ gần đây, khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã nổi lên,
trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhất thế giới.


- Loài người đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi cần phải có sự hợp tác giữa
các nước để cùng nhau giải quyết: vấn đề môi trường, các căn bệnh thế kỷ, sự bùng nổ
dân số, thất nghiệp gia tăng, nghèo đói,...
3. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế, những biểu hiện và tác động của toàn cầu hoá
kinh tế?
- KN: là hiện tượng/quá trình liên kết KTQT trên phạm vi toàn cầu
- Biểu hiện:
tự do.

+ Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các thỏa thuận thương mại
+ Sự gia tăng vai trò của các liên kết khu vực, liên khu vực
+ Các tổ chức kinh tế mang tính chất toàn cầu ngày càng đóng vai trò

quan trọng


- Tác động:
+ Tích cực: mở ra nhiều cơ hội, mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh
tế xã hội của từng nước.
+ Tiêu cực: phí tổn và nguy cơ đe dọa nền kinh tế các quốc gia (tài
nguyên, phân hóa giàu nghèo,...)
4. Trình bày những ƣu điểm, hạn chế của chính sách đóng của kinh tế và chính
sách mở của kinh tế? Tại sao mở cửa kinh tế là một yêu cầu khách quan đối với các
nƣớc đang phát triển hiện nay ?
Đóng cửa

Mở cửa

- Ít bị ảnh hưởng bởi những biến động - Tận dụng các nguồn lực bên ngoài
xấu từ bên ngoài.

phát triển kinh tế trong nước.
Ưu điểm

- Tiềm năng đất nước được khai thác - Nguồn thu ngoại tệ  tăng khả
và phát huy tối đa để xây dựng, phát năng nhập khẩu máy móc thiết bị,
triển đa dạng các ngành sản xuất.
công nghệ
- Quyền tự quyết về chính trị.

Hạn chế

- Tăng trưởng kinh tế khá cao và
nhanh.

- Đóng cửa thời gian dài gây bất lợi - phụ thuộc, dễ chao đảo
lớn, không phù hợp với quy luật khách - phát triển phiến diện, mất cân đối
quan.
về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ
- Không tận dụng được cơ hội tăng - chênh lệch lớn về trình đọ phát
nguồn vốn đầu tư phục vụ quá trình triển, mức sống
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Tụt hậu.

* Mở cửa nền kinh tế là sự lựa chọn tất yếu của các nước trên thế giới hiện nay nến
muốn tồn tại phát triển, không bị tụt hậu về kinh tế so với các nước khác.


Chƣơng II: Thƣơng mại quốc tế
5. Trình bày nội dung chính của chủ nghĩa trọng thƣơng. Ƣu điểm, nhƣợc điểm của
trƣờng phái này.

- Nội dung:

+ đề cao vai trò của tiền tệ
+ coi trọng các hoạt động thương mại, trước hết ngoại thương
+ lợi nhuận thương mại là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, là

sự lừa gạt.
+ đề cao vai trò của Nhà nước trong điều tiết kinh tế
- Ưu điểm:

+ lần đầu tiên hiện tượng kinh tế được giải thích bằng lý luận

+ đề cao vai trò thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế  cách
mạng về nhận thức
+ nhận thức vai trò của nhà nước
- Nhược điểm: + quan niệm chưa đúng về nguồn gốc của sự giàu có
+ quan niệm chưa đúng về lợi nhuận
+ chưa nêu lên bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế
6. Trình bày nội dung chính của lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Cho
ví dụ minh hoạ.
- Nội dung: + Nguồn gốc của sự giàu có không phải là do ngoại thương mà là do sản
xuất công nghiệp
+ Thương mại quốc tế giữa các quốc gia dựa trên cơ sở tự nguyện và các
bên cùng có lợi. Sự trao đổi phải là ngang giá.
+ Cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia là lợi thế tuyệt đối của các nước.
* Lợi thế so sánh tuyệt đối: khả năng 1 nước có thể sản xuất hang hóa với chi phí thấp
hơn sơ với những nước khác.
- VD:
Nước


Dầu mỏ (thùng) do 1 đơn vị nguồn
lực sản xuất ra

Gạo (tấn) do 1 đơn vị nguồn lực
sản xuất ra

Iraq

10

2

VN

6

3


7. Trình bày nội dung của lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo. Cho ví dụ
minh hoạ.
- Nội dung:

+ Các nước đều có thể có lợi khi tham gia vào TMQT

+ 1 QG có lợi thế so sánh khi QG đó có khả năng sản xuất 1 hàng hóa
với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các QG khác.
- VD:
Đơn vị sản phẩm


1h lao động ở Mỹ tạo ra

1 h lao động ở TQ tạo ra

Quần áo (bộ)

1

1/4

Máy tính (chiếc)

1/5

1/28

* Chi phí cơ hội sản xuất quần áo ở Mỹ: (1/5):1=1/5
Chi phí cơ hội sản xuất quần áo ở TQ: (1/28):(1/4)=1/7
1/7<1/5  TQ chuyên môn hóa sx quần áo
8. Trình bày khái niệm giá cả quốc tế của hàng hóa? Các tiêu chí chủ yếu xác định
giá cả quốc tế của hàng hóa?
- KN: là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa
- Tiêu chí xác định:
+ Giá đó là giá của những hợp đồng mua bán với khối lượng
lớn, mang tính chất thường xuyên, trên các thị trường tập trung phần lớn khối lượng giao
dịch hang hóa đó.
+ Giá đó phải được tính bằng các đồng tiện mạnh.
9. Nêu khái niệm giá quốc tế của hàng hóa. Trình bày các đặc điểm chủ yếu của
giá quốc tế của hàng hóa?
- KN: là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa

- Đặc điểm:
+ xu hướng biến động rất phức tạp (ảnh hưởng bởi năng suất lao động,
chi phí sản xuất, khả năng áp dụng KHCN vào sản xuất, sức mua, thu nhập, điều kiện tự
nhiên, chính trị, xã hội, lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái, khủng hoảng,…)
+ hiện tượng nhiều giá đối với 1 mặt hàng (phương thức mua bán, thanh
toán, vận chuyển, điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau)
+ hiện tượng “giá cánh kéo” (khác nhau trong xu hướng biến động giá
của 2 nhóm hàng: thành phẩm CN, máy móc thiết bị - nguyên vật liệu, tho sơ chế, nông
sản: giá tăng  nhóm I tăng nhanh hơn; giá giảm  nhóm I giảm chậm hơn)


10. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của tỷ lệ trao đổi? Biện pháp khắc phục
tình trạng bất lợi trong tỷ lệ trao đổi?
- KN: là tỷ số so sánh giữa chỉ số biến động của giá hàng hóa xuất khẩu với chỉ số biến
động của giá hàng hóa nhập khẩu của 1 QG trong 1 thời gian nhất định, thường là 1
năm.
- Công thức: T = PE/PI
Trong đó:

+ PE: chỉ số biến động của giá hàng xuất khẩu
+ PI: chỉ số biến động của giá hàng nhập khẩu

n

PE 

 PE
i 1
n


 PE
i 1

i1

.QEi 0

i0

.QEi 0

PEi1: giá hàng hóa XK thứ i ở kỳ nghiên cứu
PEi0: giá hàng hóa XK thứ i ở kỳ gốc
QEi0: lượng hàng hóa XK thứ i ở kỳ gốc
*Tương tự với PI
- Ý nghĩa:
+ Cho biết 1 nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi
quốc tế khi gặp biến động về giá cả.
+ T>1 : thuận lợi
+ T<1 : bất lợi
+ T=1 : không có tác động
+ phản ánh sự thay đổi trong sức mua của hàng xuất khẩu của 1 nước
đói với hàng hóa nhập khẩu.
11. Trình bày hiện tƣợng giá cánh kéo trên thị trƣờng thế giới và cho biết tác động
của nó đối với các nƣớc tham gia thƣơng mại quốc tế.
- KN : là hiện tượng khác nhau trong xu hướng biến động giá của 2 nhóm hàng :
+ Nhóm I : Hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị
+ Nhóm II : Hàng nguyên vật liệu, thô sơ chế, nông sản
Giá tăng  Nhóm I tăng nhanh hơn
Giá giảm  Nhóm I giảm chậm hơn

* xu hướng doãng ra
- Tác động:

+ có lợi cho nước phát triển, bất lợi cho nước đang phát triển


+ các nước đang phát triển cần nâng cao khả năng cạnh tranh
12. Trình bày các đặc điểm chính của thƣơng mại quốc tế hiện đại ?
- Thương mại quốc tế có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh (TMHH, TMDV)
- Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa trong hoạt động thương mại
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò rất lớn trong thương mại quốc tế
- Thương mại quốc tế tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, tuy nhiên vai trò của các
nước đang phát triển có xu hướng tăng
- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển làm thương mại quốc tế thay đổi cả về cơ
cấu hàng hóa trao đỏi cũng như cách thức hoạt động
- Thương mại quốc tế diễn ra trong những mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt
13. Hãy trình bày xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại trên thế giới hiện nay.
- Tự do hóa thương mại là quá trình các quốc gia cắt giảm và tiến tới xóa bỏ các rào
cản thương mại, bao gồm quá trình cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, xóa
bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng nhằm tạo ra môi trường thuận lợi
cho thương mại phát triển.
- Hình thức: đơn phương, thông qua các hiệp định thương mại song phương, thông qua
hội nhập với khu vực, đa phương
- Bảo hộ thương mại vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi hơn: trợ cấp sản xuất nội
địa, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, quy định về xuất xứ (nông nghiệp, dệt
may,…)
14. Trình bày những thay đổi về cơ cấu hàng hoá trao đổi và cách thức tiến hành
thƣơng mại quốc tế hiện nay?
- Cơ cấu hàng hóa:
+ Giảm tỷ trọng buôn bán nhóm hàng thô sơ chế, nông sản,

các nguyên vật liệu truyền thống
+ Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ và khí
đốt tăng
+ Nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến đặc biệt là máy
móc, thiết bị, thiết bị toàn bộ tăng nhanh đáng kể về số lượng tuyệt đối và số lượng
tương đối.
- Cách thức tiến hành: + Thương mại điện tử: sử dụng các phương tiện điện tử
để thực hiện hoạt động thương mại.
15. Trình bày hiện tƣợng giá cánh kéo trong thƣơng mại quốc tế?


Chƣơng III: Chính sách thƣơng mại quốc tế
16. Chính sách thƣơng mại quốc tế là gì ? Hãy trình bày những nhiệm vụ cụ thể
của Chính sách thƣơng mại.
- Hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật để thực
hiện những mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một
nước trong 1 thời kỳ xác định.
- NV: 2 nv chính:
o Bảo vệ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa
o Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị
trường bên ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế.
17. Chính sách bảo hộ mậu dịch là gì ? Các ƣu điểm và nhƣợc điểm của chính
sách này
- Là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế, trong đó nhà nước áp
dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản
xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
- Ưu điểm và nhược điểm:
o Ưu điểm:
 Các nguồn lực trong nước được khai thác tối đa để phục vụ cho
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.

 Hạn chế nhập khẩu sẽ giúp nề sản xuất trong nước phát triển, đặc
biệt là các ngành công nghiệp non trẻ.
 Ngân sách nhà nước tăng 1 lượng đáng kể từ việc đánh thuế cao
với hàng hóa nhập khẩu
o Nhược:
 Dẫn đến trì trệ trong sản xuất nếu áp dụng kéo dài do không có
môi trường cạnh tranh, thị trường trong nước nghèo nàn về số


lượng và chủng loại, chất lượng hàng hóa kém, người tiêu dùng
không có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu.
18. Chính sách mậu dịch tự do là gì ? Trình bày ƣu và nhƣợc điểm của chính
sách này? Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hóa trong chính
sách thƣơng mại của các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam ?
- Chính sách mậu dịch tự do là một hình thức trong chính sách thương mại quốc
tế trong đó nhà nước từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ những cản trở
trong quan hệ buôn bán với bên ngoài, thực hiện vuệc tư do hóa thương mại.
- Ưu, nhược điểm:
o Ưu điểm:
 Góp phần thúc đẩy lưu thong hàng hóa giữa các nước.
 Kích thích sản xuất trong nước phát triển do có môi trường cạnh
tranh với nước ngoài
 Người dùng có sự lựa chọn tối ưu hơn với giá cả rẻ hơn
o Nhược điểm:
 Đối đầu với các thách thức nhất định như chi phí, phí tổn liên
quan đến cán cân thanh toán, việc làm hay phân phối thu nhập.
 Những ngành sản xuất chưa đủ mạn mẽ sẽ dễ bị phá sản trước sự
cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu từ bên ngoài.
- Thực tiễn mối quan hệ:
o Các nước trên thế giới:

 Thực tế hiện nay hầu hết các nước đều không đơn thuần áp dụng
chỉ một chánh sách, dù tự do hóa là xu hướng cơ bản trong
thương mại quốc tế.


 Căn cứ vào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và những cam kết
quốc tế, các nước đều tìm cách kết hợp khéo léo cả bảo hộ và tự
do hóa.
o Việt Nam:
 Bảo hộ phải trên cơ sở tự do hóa, có mức độ và thời hạn nhất
định, trên cơ sở bình đẳng đối với các thành phần kinh tế.
 Bảo hộ có chọn lựa, không bảo hộ tràn lan.
 Thực hiện tự do mậu dịch với những ngành kém hiệu quả không
thể cải thiện năng lực cạnh tranh.
 Tự do mậu dịch với những ngành có năng lực cạnh tranh cao.
19. Nêu nội dung, phạm vi áp dụng, lĩnh vực áp dụng, mục đích (tác dụng) của
nguyên tắc MFN ?
- Nội dung:
o Các bên tham gia ký kết cam kết dành cho nhau những thuận lợi và ưu
đãi không kém hơn những thuận lợi và ưu đãi mà một bên đang và sẽ
dành cho bất kỳ một nước thứ 3 nào.
o Cách tiếp cận của WTO: Những lợi ích, ưu đãi, miễn giảm và đặc quyền
mà các thành viên áp dụng đối với hàng hóa xấu khẩu hoặc nhập khẩu từ
nước khác phải được áp dụng vô điều kiện và ngay lập tức đối với các
hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên khác.
- Phạm vi: Trong thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
- Đối xử tối huệ quốc thường được áp dụng trong các lĩnh vực: thương mại, đầu
tư, sở hữu trí tuệ, miễn trừ ngoại giao và công nhận các phán quyết của toà án
nước ngoài.
- Tác dụng: Xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán, tạo ra môi

trường cạnh tranh bình đẳng để thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.


20. Trình bày các ngoại lệ, cơ sở pháp lý và cách áp dụng nguyên tắc MFN.
- Ngoại lệ:
o Mậu dịch biên giới.
o Những ưu đãi trong các Hiệp định và thỏa thuận thương mại tự do
o Mua sắm chính phủ
o Những ưu đãi đặc biệt mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các
nước đang và chậm phát triển.
o Ngoài ra còn một số như các biện pháp tự về trong thương mại; cấm
nhập khẩu một mặt hàng nào đó nếu nó ảnh hưởng tới lợi ích quốc
phòng, an ninh,…
- Cơ sở pháp lý:
o Hiệp định thương mại được ký kết giữa các nước và trong hiệp định
thương mại đó có điều khoản quy định về MFN.
o Quy định của các tổ chức quốc tế.
- Cách áp dụng:
o Áp dụng MFN vô điều kiện: Các nước dành cho nhau MFN mà không
kèm theo điều kiện nào;
o Áp dụng MFN có điều kiện: Quốc gia được hưởng MFN phải chấp nhận
thực hiện những điều kiện về kinh tế hoặc chính trị mà quốc gia cho
hưởng đòi hỏi.
21. Nội dung, phạm vi áp dụng, lĩnh vực áp dụng và mục đích (tác dụng) của
nguyên tắc NT. Trình bày các ngoại lệ của nguyên tắc NT và phân biệt giữa
NT và MFN.
- Nội dung: Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại cam kết dành
cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước kia những ưu đãi trên thị trường nội



địa giống như những ưu đãi dành cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước
mình.
- Phạm vi:
o Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam;
o Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;
o Đầu tư và Nhà đầu tư nước ngoài;
o Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Lĩnh vực: hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, các quyền sở hữu trí tuệ.
- Mục đích: Tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ, đầu tư trong nước và
ngoài nước.
- Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:
o Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của
Chính phủ
o Các hoạt động thương mại có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
o Thanh toán các khoản trợ cấp chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất kinh
doanh trong nước.
- So sánh NT và MFN:
-

Giống nhau:
·

đều là các nguyên tắc đưa ra nhằm chống phân biệt đối xử trong thương
mại

·

áp dụng với các quốc gia thành viên của WTO.

·


Trong thương mại dịch vụ áp dụng với những lĩnh vực mà nước thành
viên đã cam kết mở cửa thị trường, còn những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì
hạn chế sẽ áp dụng tùy thuộc vào cam kết cụ thể.

-

Khác nhau:


Nguyên tắc đối xử tối huệ

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

quốc (MFN)
Đối
tượng áp
dụng
Ý nghĩa

Yêu cầu một thành viên

Yêu cầu một nước thành viên phải

không được phân biệt đối xử

đối xử bình đẳng giữa hàng hóa nhập

giữa các nước thành viên


khẩu và hàng hóa tương tự sản xuất

khác nhau.

trong nước.

thể hiện sự công bằng dành

thể hiện sự công bằng cho những

cho những đối tượng (nhà

hàng hoá nhập khẩu đã qua biên giới

kinh doanh, hàng hoá) ngoài

của nước nhập khẩu với hàng hoá

biên giới.

trong nước.

22.Khái niệm thuế quan và các trình bày các cách phân loại thuế quan.
- Thuế quan: loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó đi quan lãnh thổ hải
quan của một nước.
- Phân loại thuế quan theo:
o Mục đích đánh thuế
o Đối tượng đánh thuế
o Phương pháp tính thuế
o Mức thuế

23. Trình bày các loại thuế quan theo cách phân loại căn cứ vào mức tính thuế.
Cho ví dụ.
- Căn cứ vào mức tính thuế, gồm có:
o Thuế quan tính theo số lượng: Là loại thuế được ổn định dựa theo khối
lượng hoặc trọng lượng của hàng hóa xuất nhập khẩu
o Thuế quan tính theo giá trị: là loại thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm
của giá hàng


o Thuế quan tính hỗn hợp: là loại thuế kết hợp cả 2 cách tính trên.
24. Trình bày khái niệm, đặc điểm của Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập
(GSP) và các điều kiện để sản phẩm đƣợc hƣởng GSP ?
- Khái niệm: là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước phát triển dành cho
sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển
- Đặc điểm:
o Mức thuế nhập khẩu được quy định thấp hơn so với mức thuế MFN,
hoặc được miễn thuế
o Chỉ ưu đãi về thuế quan
o GSP chỉ dành cho sản phẩm NK từ các nước đang phát triển, mang tính
đơn phương, không yêu cầu có đi có lại
o Không mang tính cam kết lâu dài
- Điều kiện:
o Hàng hóa phải có giấu chứng nhận xuất xứ mẫu A
o Hàng hóa phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước được hưởng GSP
o Hàng hóa phải đáp ứng quy định về hàm lượng xuất xứ của nước cho
hưởng
25. Trình bày tác động của thuế nhập khẩu, việc đánh thuế nhập khẩu quá cao
sẽ gây ra những tác động tiêu cực gì ?
- Tác động:
o Đối với giá: Khi đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ làm tang giá

bán hàng hóa trên thị trường nội địa
o Đối với sản xuất trong nước: Ở nội địa khi giá cao hơn, các nhà sản xuất
trong nước sẽ cung cấp nhiều hơn. Tiêu dùng hàng ngoại trong nước sẽ


bị giảm sút và ngươi tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng hàng
tương tự được sản xuất trong nước với giá thấp hơn.
o Tác động đối với hoạt động trao đổi quốc tế: Đánh thuế nhập khẩu sẽ
làm cho khối lượng hàng hóa trao đổi trong buôn bán quốc tế giảm đi, vì
nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu giảm do phải trả mọt
mức giá cao đối với hàng hóa đó.
- Nếu đánh thuế quá cao, tác động bảo hộ và kích thích sản xuất không còn đồng
thời sẽ tỷ lệ thuận với buôn lậu
26. Nêu tên các biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan. Trình bày cụ thể
một trong số các biện pháp đó.
- Các biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan:
o Hạn ngạch nhập khẩu
o Hạn ngạch thuế quan
o Cấp giấy phép nhập khẩu
o Cấm nhập khẩu
o Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
o Các biện pháp tài chính tiền tệ
o Quy định về xuất xứ hàng hóa
o Thủ tục hải quan
o Hàng rào kỹ thuật trong TMQT
o Các bp khác
27. Khái niệm hạn ngạch nhập khẩu (quota) và tác động của hạn ngạch nhập
khẩu.
- Khái niệm: Quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị hàng hóa cao nhất
được phép nhập khẩu trong một thời gian nhất định (thường là một năm)



- Tác động:
o Tích cực:
 Đảm bảo cam kết giữa các Chính phủ
 Dự đoán trước lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa
 Bảo hộ sản xuất trong nước
 Tiết kiệm ngoại tệ
 Hướng dẫn tiêu dùng
o Tiêu cực
 Thất thu chính phủ
 Hiện tượng độc quyền cho người cung cấp hạn ngạch
 Cản trở phát triển của TMQT
 Duy trì sản xuất kém hiệu quả và gây thiệt hại cho xã hội
28. Khái niệm hạn ngạch thuế quan ? Phân biệt hạn ngạch thuế quan và hạn
ngạch tuyệt đối. Quan điểm của WTO về việc sử dụng 2 công cụ này ?
- Hạn ngạch thuế quan là hạn ngạch quy định nếu nhập khẩu vượt quá giá trị
hoặc số lượng cho phép thì phần nhập khẩu vượt quá sẽ phải chịu mức thuế
nhập khẩu cao hơn.
- Hạn ngạch tuyệt đối: Là hạn ngạch quy định chỉ được nhập khẩu số lượng
hoặc giá trị hàng hóa đã cho phép
- Theo quy định của WTO, các nước thành viên không được sử dụng chế độ hạn
ngạch trong quan hệ thương mại với nhau nhưng lại cho phép áp dụng hạn
ngạch thuế quan với điều kiện không có sự phân biệt đối xử giữa từng nước.
29. Trình bày nội dung 2 biện pháp giấy phép nhập khẩu và cấm nhập khẩu.
- Giấy phép nhập khẩu


o Khái niệm: Là quy định của nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải có
giấy phép NK khi NK hàng hóa vào nội địa

o Các loại giấy phép:
 Giấy phép NK tự động là giấy phép được cấp ngay mà không cần
điều kiện gì.
 Giấy phép nhập khẩu không tự động: là giấy phép được cấp nếu
doanh nghiệp NK đáp ứng một số điều kiện nhất định.
- Cấm nhập khẩu
o Khái niệm: Là biện pháp quản lý của Nhà nước trong đó Nhà nước cấm
nhập khẩu những mặt hàng nhất định vào thị trường nội địa.
o Hình thức cấm: Cấm theo mặt hàng và thị trường.
30. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế ? Nêu một số rào
cản kỹ thuật chủ yếu và cho ví dụ minh họa.
- Khái niệm: Là quy định của nước nhập khẩu về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với
hàng nhập khẩu để được thong quan vào thị trường nội địa
- Rào cản kỹ thuật chủ yếu:
o Quy định về tiêu chuẩn đối với sản phẩm:
 Các thông số kỹ thuật
 Công suất
 Mức tiêu hao nhiên liệu
 Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng
 Mức độ gây ô nhiễm mỗi trường của sản phẩm
o Quy trình và phương pháp sản xuất có ảnh hưởng đến đặc tính của sản
phẩm
 Nguyên liệu sản xuất


 Công nghệ
o Các thuật ngữ, ký hiệu, yêu cầu về đóng gói, ghi nhận mác áp dụng cho
sản phẩm
 Quy định về kích thước, kiểu chữ in, thong tin về thành phần
 Bao bì không được sản xuất từ các nguyên liệu bị cấm, bao bì có

khả năng tái chế
31. Trình bày tóm tắt nội dung một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. Liên hệ
thực tiễn của Việt Nam.
- Các biện pháp tín dụng:
+ Tín dụng xuất khẩu: nhà nước, tư nhân cho nhà nhập khẩu nước ngoài 1 khoản
tín dụng khi mua hàng của nước mình:
 Do nhà xuất khẩu trực tiếp cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài
 Do cơ quan tín dụng của nước xuất khẩu cấp
 Do chính phủ nước xuất khẩu cấp
+ Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu
- Chính sách trợ cấp: Là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà
trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được
- Bán phá giá hàng hóa: Là hành động mang sản phẩm của 1 nước sang bán ở 1
nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó
(hoặc sản phẩm tương tự sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường
nội địa nước xuất khẩu)
- Bán phá giá hối đoái: Là việc xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn giá của đối
thủ cạnh tranh, nhưng người thực hiện bán phá giá hối đoái vẫn thu được lợi
nhuận phụ thêm nhờ vào sự mất giá của đồng tiền, trong đó mất giá đối ngoại của
đồng tiền > mất giá đối nội của đồng tiền đó.
- Các hiệp định thương mại: văn bản ký kết giữa các chính phủ, trong đó bao gồm
những nguyên tắc & quy định chung để điều chỉnh mối quan hệ thương mại và
các vấn đề có liên quan giữa các bên; ký kết song phương hoặc đa phương với các
điều khoản chính là xóa bỏ những hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thực hiện tự
do hóa thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu
- Mở rộng nhập khẩu tự nguyện (VIE): Là thỏa thuận theo đó 1 nước đồng ý mở
rộng nhập khẩu của mình từ 1 nước khác đối với 1 mặt hàng xác định với 1 mức
tối đa trong 1 thời gian nhất định



32. Trình bày khái niệm trợ cấp xuất khẩu và các hình thức trợ cấp xuất khẩu
và tác động của nó.
- KN: là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện
thông thường doanh nghiệp không thể có được nhằm khuyến khích và đẩy mạnh
xuất khẩu.
- Hình thức:
+ Chính phủ trực tiếp cấp tiền (cho không, cho vay với điều kiện
ưu đãi, cấp thêm vốn)
+ Bảo lãnh trả các khoản vay
+ Hoãn các khoản thuế phải nộp
+ Cung cấp hoặc mua hàng hóa, dịch vụ với giá thuận lợi cho
doanh nghiệp…
- Tác động:
+ Nước xuất khẩu mơ rộng được thị trường ra nước ngoài do hàng
xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá
+ Gây khó khăn cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước
nhập khẩu
33. Nêu khái niệm bán phá giá hàng hóa, các điều kiện để áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá.
- KN: Là hành động mang sản phẩm của 1 nước sang bán ở 1 nước khác, với mức
giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm
tương tự sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa nước
xuất khẩu)
- Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá:
+ Hàng nhập khẩu có bán phá giá
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá & thiệt hại
nói trên
34. So sánh bán phá giá hàng hóa và bán phá giá hối đoái (khái niệm, tác dụng,
cơ chế thực hiện, phạm vi tác động,..nêu ví dụ).


Khái
niệm

Bán phá giá hàng hóa

Bán phá giá hối đoái

Là hành động mang sản phẩm của 1
nước sang bán ở 1 nước khác, với mức
giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông
thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm
tương tự sản phẩm đó) khi bán cho

Là việc xuất khẩu hàng hóa với giá
thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh,
nhưng người thực hiện bán phá giá
hối đoái vẫn thu được lợi nhuận phụ
thêm nhờ vào sự mất giá của đồng


người tiêu dùng ở thị trường nội địa tiền, trong đó mất giá đối ngoại của
nước xuất khẩu)
đồng tiền > mất giá đối nội của đồng
tiền đó.
*Mất giá đối ngoại: sự sụt giá của
đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ
Mất giá đối nội: sự sụt giảm giá trị
của bản thân đồng nội tệ


Tác
dụng


chế
thực
hiện

- Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh - Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm
thị trường, tăng xuất khẩu
lĩnh thị trường, tăng xuất khẩu
- Thu lợi nhuận độc quyền

- Thu lợi nhuận độc quyền

- Giải quyết hàng tồn kho

Giải quyết hàng tồn kho

- Nhà xuất khẩu phải có tiềm lực kinh tế
mạnh để theo đuổi chiến lược bán phá
giá & thị trường nước nhập khẩu không
áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá

- Mất giá đối ngoại > mất giá đối nội
 sức mua của đồng tiền trong nước
> ở thị trường nước ngoài.

- Doanh nghiệp sản xuất thanh toán

nguyên liệu, tiền lương... với số
- Bán giá cao trong nước: Các doanh lượng đơn vị tiền tệ được ấn định
nghiệp đẩy giá bán trong nước lên cao, trước khi phá giá đồng tiền
đẩy mạnh xuất khẩu để tận dụng tối đa - Trong xuất khẩu thành phẩm, với
công suất, giảm được chi phí, tăng thêm số ngoại tệ thu được số lợi nhuận
lợi nhuận của phần bán sản phẩm trong ngoại ngạch nhiều hơn bình thường
nước
- Để đẩy mạnh xuất khẩu, nhà xuất
- Nhờ lợi nhuận thu được sau khi đã khẩu có thể bán hàng của mình trên
chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu: Nhiều thị trường nước ngoài với giá thấp
doanh nghiệp tại các nước công nghiệp hơn của đối thủ cạnh tranh bằng cách
phát triển, sau khi bóp chết ngành công thu hẹp phần lợi nhuận ngoại ngạch.
nghiệp tại nước nhập khẩu bằng việc
bán phá giá hàng hóa, họ đã nâng giá
bán lên để dành lợi nhuận tối đa
- Có các khoản tài trợ của Chính phủ, có
sự hỗ trợ hữu hiệu của Nhà nước đối với
sản phẩm bán phá giá thông qua khuyến
khích sự thỏa thuận trong nước về giá
cả, bảo hộ mậu dịch

Phạm Hàng hóa xuất khẩu & thị trường nước Tất cả hàng hóa 1 cách tự động
vi tác nhập khẩu
động


Nhà sản xuất xe máy TQ bán xe máy
sang thị trường VN với giá
1000USD/chiếc, trong khi đó cũng chiếc
Ví dụ

xe máy đó bán ở thị trường trong nước
với giá 1500USD/chiếc thì nhà sản xuất
xe máy của TQ đã thực hiện bán phá giá


Chƣơng IV: Thƣơng mại dịch vụ quốc tế
35. Nêu khái niệm dịch vụ, các đặc điểm của dịch vụ.
- KN: là 1 hoạt động mang lại lợi ích vô hình hoặc hữu hình; có thể thỏa mãn 1 hay
nhiều nhu cầu nhất định của con người; phản ánh quan hệ trực tiếp giữa người
cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ trên cơ sở có sự thỏa thuận trước.
- Đặc điểm: + Tính vô hình
+ Tính không tách rời (sản xuất & tiêu thụ)
+ Tính không cất trữ được
+ Tính không đồng nhất
36. Nêu khái niệm và trình bày một số cách phân loại dịch vụ.
- KN: là 1 hoạt động mang lại lợi ích vô hình hoặc hữu hình; có thể thỏa mãn 1 hay
nhiều nhu cầu nhất định của con người; phản ánh quan hệ trực tiếp giữa người
cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ trên cơ sở có sự thỏa thuận trước.
- Phân loại:
+ Căn cứ theo tính chất thương mại của dịch vụ:
 Dịch vụ mang tính chất thương mại
 Dịch vụ không mang tính chất thương mại: dịch vụ công, dịch vụ do các
đoàn thể, tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng
+ Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ:
 dịch vụ về hàng hóa: phân phối, sản xuất
 dịch vụ về tiêu dùng: xã hội, cá nhân
+ Phân loại theo GATS/WTO:
 Dịch vụ kinh doanh:
 Dịch vụ truyền thông
 Dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình

 Dịch vụ phân phối
 Dịch vụ giáo dục
 Dịch vụ môi trường
 Dịch vụ tài chính
 Dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe
 Dịch vụ du lịch và lữ hành


 Dịch vụ văn hóa giải trí
 Dịch vụ vận tải
 Dịch vụ khác
37. Trình bày các phƣơng thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO. Cho
VD.
- Cung cấp qua biên giới:
+ dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ nước thành viên
này sang lãnh thổ nước thành viên khác
+ chỉ bản thân dịch vụ di chuyển qua biên giới, người
cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước được nhận dịch vụ
+ VD: tư vấn qua điện thoại, fax, email, vận tải quốc
tế…
- Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: + Người tiêu dùng 1 nước thành viên (hoặc tài sản của
họ) tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ 1 nước thành viên khác
+ dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng ở ngoài
lãnh thổ mà người tiêu dùng đó cư trú thường xuyên
+ VD: khách du lịch nước ngoài tiêu dùng dịch vụ
khách sạn, giải trí tại nước họ đến, ra nước ngoài chữa bệnh, du học, đưa đồ ra nước
ngoài sửa chữa
- Hiện diện thương mại:
+ 1 công ty nước ngoài thành lập chi nhánh, góp vốn
liên doanh hoặc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài,… để cung cấp dịch vụ ở

nước khác
+ đầu tư trực tiếp đến thị trường nước khác để thiết lập
công việc kinh doanh
+ VD: tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức thiết lập
các hệ thống phân phối ở Việt Nam để cung cấp dịch vụ thương mại bán buôn cho
người tiêu dùng Việt Nam; Hội đồng Anh,…
- Hiện diện thể nhân:
+ Sự hiện diện trực tiếp của thể nhân 1 nước thành
viên tại 1 nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ
+ Cá nhân cung cấp dịch vụ độc lập của 1 nước thành
viên trực tiếp sang cung cấp dịch vụ tại nước thành viên khác
+ VD: luật sư, tư vấn, chuyên gia y tế, các nhà hoạt
động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thể thao,…
38. Trình bày vai trò của phát triển thƣơng mại dịch vụ quốc tế.
- Thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển


- Góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư trên toàn thế giới
- Tạo ra số lượng việc làm đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.
39. Trình bày những xu hƣớng phát triển của thƣơng mại dịch vụ quốc tế.
- Tổng giá trị thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng ngày càng tăng
- Cơ cấu thương mại dịch vụ thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vận tải & tàu biển,
tăng tỷ trọng dịch vụ du lịch
- Nhóm các nước phát triển chiếm 90% tổng lượng xuất khẩu dịch vụ thế giới v&
vẫn là những nhà xuất nhập khẩu dịch vụ chủ yếu. Tỷ trọng các nước đang phát
triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong thương mại dịch vụ thế giới ngày càng
tăng.
- Xu hướng tự do hóa thương mại dịch vụ diễn ra trên quy mô toàn cầu
40. Trình bày nội dung nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT quy định trong Hiệp
định GATS của WTO. Cho ví dụ.

- MFN: + Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định
này, mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các
nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận
lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ
tương tự của bất kỳ 1 nước nào khác.
+ VD: Nếu 1 thành viên cho phép và tạo điều kiện cho các ngân hàng
nước ngoài nào đó (kể cả nước không phải thành viên) hoạt động, thì thành viên đó
cũng phải cho phép và tạo điều kiện bình đẳng như vậy cho các ngân hàng của các
thành viên khác.
- NT:
+ Các thành viên phải dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ
tương tự trong nước.
+ VD: khi mặt hàng máy bơm đã được nhập vào nước A hợp lệ, nộp
xong các khoản thuế tại hải quan thì sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế, phí hay
những ràng buộc nào khác mà mặt hàng máy bơm sản xuất tại nước A không phải
chịu.


Chƣơng V: Đầu tƣ quốc tế
41. Khái niệm đầu tƣ quốc tế. Phân tích chủ thể, phƣơng tiện và mục đích của
đầu tƣ quốc tế.
- KN: là 1 hình thức của QHKTQT, trong đó diễn ra việc di chuyển các phương
tiện đầu tư giữa các chủ thể của QHKTQT trên phạm vi thế giới để tiến hành các
hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc
đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội khác.
- Chủ thể: nhà đầu tư (các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế: EU, OPEC, ADB,
WB, các tổ chức của LHQ, chính phủ các quốc gia, tư nhân, tổ chức phi chính phủ
- NGO)
- Phương diện: vốn đầu tư được góp dưới nhiều hình thức (tiền, tài sản hữu hình,

tài sản vô hình, cổ phần, cổ phiếu, vàng, bạc, đá quý,…)
- Mục đích: sinh lợi, lợi ích kinh tế xã hội
42. Trình bày nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tƣ quốc tế
- Trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phân bố không
đồng đều giữa các yếu tố sản xuất của sản xuất xã hội giữa các quốc gia (vốn, lao
động, công nghệ, tài nguyên
- Quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo nên môi trường thuận
lợi cho sự di chuyển các nguồn lực, trong đó có đầu tư giữa các nước
- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật cũng là động lực quan
trọng thúc đẩy dịch chuyển đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế là 1 phương thức hữu hiệu để vượt qua hàng rào bảo hộ ngày càng
tinh vi chặt chẽ của các nước, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bành trướng sức
mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia
- Đầu tư quốc tế là hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện
các mục đích chính trị
43. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).
Từ góc độ chủ đầu tƣ, hình thức này có ƣu điểm và nhƣợc điểm gì?
- KN: là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ
hoặc 1 phần vốn đủ lớn vào dự án đầu tư, cho phép họ giành quyền quản lý hoặc
trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư.
- Đặc điểm: + Chủ đầu tư giành quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đầu



×