Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tóm tắt Kinh tế vi mô 2: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.97 KB, 10 trang )

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1. Khái niệm
- Thị trường có vô số người bán, vô số người mua
- Sản phẩm được cung cấp giống hệt nhau

VD: nông sản, trà đá vỉa hè, rửa xe, xe ôm, đậu phụ…
2. Đặc điểm
- Doanh nghiệp là người chấp nhận giá
- Không có sức mạnh của thị trường
- Không có rào cản gia nhập
- Thông tin kinh tế hoàn hảo
- Không có các hình thức cạnh tranh phi giá (quảng cáo, hàng khuyến mại…)
- Việc lựa chọn nhà cung cấp là không cần thiết
3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên
- Đường cầu của DN song song với trục hoành
- Đường doanh thu cận biên trùng với đường cầu DN và trùng với doanh thu

bình quân
MR ~ P ~ AR

4. Quyết định sản xuất trong ngắn hạn

πmax tại điểm MR = MC
Mà MR = P => πmax đạt được khi P = MC
π = TR – TC = Q(P – ATC)
P > ATCmin : Hãng sản xuất có lãi
P = ATCmin : Hãng hòa vốn
P < ATCmin : Hãng lỗ vốn
1



Khi AVCmin < P < ATCmin : hãng tiếp tục sản xuất
Khi P < AVCmin : hãng đóng cửa sản xuất
5. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Trùng với MC tính từ AVCmin
-

Đường cung của ngành trong ngắn hạn là tổng cung cá nhân trong ngắn hạn ( cộng
theo chiều ngang tại mỗi mức giá)
Ví dụ: P = 10 + Q1, P = 10 + 2Q2
=> Q1 = P – 10, Q2 = (P – 10)/2;
QT = Q1 + Q2 = (P – 10) + (P – 10)/2 = 3P/2 - 15

6. Thặng dư sản xuất PS

Là diện tích ngăn giữa đường MC và P (trên cung dưới giá)
PS = TR – VC = π + FC
2


7. Cân bằng trong dài hạn:

Cân bằng dài hạn đạt được khi không có hãng mới gia nhập thị trường, không có hãng
rời bỏ thị trường
Khi không có hãng mới gia nhập thị trường, tức là lợi nhuận kinh tế = 0
Khi không có hãng mới rời bỏ thị trường, tức là lợi nhuận kế toán > 0
Lợi nhuận kế toán = chi phí cơ hội OC
TR – TC kế toán – OC = 0
π kinh tế = TR – TC kinh tế = 0
P = LACmin

? Thị trường cạnh tranh hoàn hảo cân bằng khi P = LATC min

3


8. Đường cung của ngành trong dài hạn

Ngành có chi phí không đổi

Doanh nghiệp, hãng

Ngành, thị trường

Ban đầu, thị trường đạt cân bằng tại A(Q1, P1)
Khi cầu thị trường đột ngột tăng, D1 dịch sang D2, làm giá tăng lên từ P1 đến P2
Ban đầu, hãng sản xuất mức Q1, giá P1, tại Q1 có LMC = P1. Khi giá tăng đến P2,
doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, từ Q1 sang Q2.
Các hãng đều có lãi và mở rộng quy mô sản xuất, có hãng mới gia nhập ngành, làm
cung của ngành dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2.
Cân bằng mới của thị trường tại B(P1, Q2). Tại đây các hãng không mở rộng sản xuất,
không gia nhập thêm.
 Đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi là đường nằm ngang

4


Ngành có chi phí tăng

Ban đầu, thị trường cân bằng tại A(Q1, P1)
Khi cầu tăng đột ngột, cầu D1 dịch sang D2, làm giá tăng từ P1 sang P2

Cầu tăng, các hãng muốn sản xuất nhiều hơn, tăng sản xuất từ Q1 sang Q2 dọc theo
đường MC1.
Các hãng đều có lãi và mở rộng quy mô sản xuất, có hãng mới gia nhập ngành, làm
cung của ngành dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2.
Ngành có chi phí sản xuất tăng nên đường cung dịch sang phải ít hơn so với ngành có
chi phí sản xuất không đổi. Thị trường cân bằng tại điểm C với giá P3, các hãng không
mở rộng quy mô sản xuất, không có hãng mới gia nhập thị trường
Sở dĩ có giá mới P3 là do khi giá các yếu tố sản xuất tăng, làm LAC 1 của hãng dịch
chuyển lên trên thành LAC2, kéo theo MC1 dịch lên MC2. P3 = LACmin mới
 Đường cung trong dài hạn của ngành có chi phí tăng là một đường dốc lên

Ngành có chi phí giảm
Ngược lại với trường hợp ngành có chi phí tăng, đường cung dài hạn của ngành có chi
phí giảm là một đường dốc xuống
? Đường cung trong dài hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn là một đường dốc
lên?
Bài tập: Hàm cầu thị trường của sản phẩm A trên thị trưởng cạnh tranh hoàn hảo có
dạng P = 8260 – Q

5


Một doanh nghiệp sản xuất A có hàm chi phí dài hạn là: LTC = Q2/4 + 100Q + 1024
a. Xác định Q cân bằng dài hạn của DN
b. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng dài hạn của ngành?
c. Giả sử các DN trong ngành đều có hàm chi phí sx dài hạn giống nhau thì có bao
nhiêu DN sản xuất trong ngành?
THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
1. Khái niệm
Là thị trường chỉ có duy nhất 1 nhà cung cấp và sản phẩm bán ra trên thị trường là

duy nhất
VD: điện nước, đường sắt, tem…
2. Nguyên nhân
- Tính kinh tế của quy mô
- Quy định của chính phủ
- Sở hữu bằng phát minh, sáng chế
- Độc quyền yếu tố đầu vào
- Độc quyền về vị trí địa lý
3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên
Đường cầu: dốc xuống từ trái sang phải và tương
đối dốc
Đường doanh thu cận biên: nằm dưới đường cầu, có
độ dốc gấp 2 lần độ dốc đường cầu (trừ điểm đầu
tiên
Đường cầu: P = -a.Q + b
Đường MR = -2aQ + b
? Tại sao đường doanh thu cận biên dốc gấp 2 lần
đường cầu?

6


4. Tối đa hóa lợi nhuận

πmax  MR = MC

Sự mất không của xã hội DWL?
5. Đường cung của doanh nghiệp độc quyền
Doanh nghiệp độc quyền KHÔNG có đường cung
=> Do không có mối quan hệ 1:1 giữa giá và sản lượng. không có mối quan hệ hàm

số giữa P, Q
? Đường cung của doanh nghiệp độc quyền là một đường dốc lên?
6. Sức mạnh thị trường
Khả năng chi phối thị trường, được thể hiện thông qua chỉ số Lerner
L= = = ;0 L 1
Cầu càng ít co giãn, || càng nhỏ, L càng lớn, sức mạnh độc quyền bán càng lớn và
ngược lại, cầu càng co giãn, sức mạnh độc quyền bán càng nhỏ

7


7. Phân biệt giá
Phân biệt giá cấp 1 (Phân biệt giá hoàn
hảo):
Khái niệm: Là hình thức phân biệt giá nhà
độc quyền đặt giá cho sản phẩm đúng bằng
giá người mua sẵn sàng trả
Đặc điểm:
Thặng dư tiêu dùng bằng 0
Đường giá trùng với đường cầu
Đường doanh thu cận biện của hãng trùng
với đường cầu

Điều kiện áp dụng:
Hàng hóa, dịch vụ không thể mua bán trao đổi giữa những người tiêu dùng
Nhà độc quyền có cơ hội tiếp xúc 1 – 1 với từng khách hàng
 Khó áp dụng trên thực tế

Ví dụ: luật sư, phẫu thuật thẩm mỹ…
? Phân biệt giá cấp 1 làm tăng thặng dư sản xuất, tăng sự mất không của xã hội?

? Phân biệt giá cấp 1 làm giảm thặng dư tiêu dùng?
? Điều kiện áp dụng của phân biệt giá cấp 1?
Bài tập: Tính lợi nhuận, lợi nhuận tăng thêm khi phân biệt giá cấp 1:
Π = PS – FC
PS: Thặng dư sản xuất, phần diện tích giữa 2 đường cung và đường giá (trên cung, dưới
giá). PS =
FC: Chi phí cố định
Ví dụ: Cho hãng có đường cầu P = 60 – Q, VC = Q2, FC = 0. Tính P, Q, TC khi hãng đạt
được lợi nhuận tối đa.
A, Khi không phân biệt giá cấp 1
B, Khi phân biệt giá cấp 1
8


Phân biệt giá cấp 2:
Khái niệm: Nhà độc quyền chia hàng hóa thành từng khối và đặt giá khác nhau cho các
khối này theo nguyên tắc dùng càng nhiều, giá càng rẻ
Ví dụ: Taxi
Chỉ áp dụng với DN có hiệu suất tăng theo quy mô
Các đường chi phí dốc xuống
Khi MUA NHIỀU, người mua và người bán đều có lợi

? Đường chi phí cận biên trong phân biệt giá cấp 2 có hình chữ U?
? Người mua luôn có lợi khi nhà độc quyền áp dụng hình thức phân biệt giá cấp 2?

9


Phân biệt giá cấp 3:
Khái niệm: Nhà độc quyền đặt giá khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau căn cứ

vào nhu cầu và sự sẵn sàng trả giá của họ với sản phẩm sao cho doanh thu cận biên mỗi
thị trường bằng doanh thu cận biên tổng và bằng chi phí cận biên
MC = MR1 = MR2 = MRT
Ví dụ: xem phim, vé công viên, vé xe tàu, vé xe bus…
? Trong phân biệt giá cấp 3, nhóm khách hàng có cầu co giãn hơn sẽ được đặt giá thấp
hơn?
? Trong phân biệt giá cấp 3, nhóm khách hàng có cầu co giãn hơn sẽ có lợi hơn?
Bài toán: Cho 2 phương trình đường cầu của hãng và đường chi phí. Tìm giá, sản lượng
hãng bán ra cho từng nhóm khách hàng khi phân biệt giá cấp 3
Cách làm:
B1: Tìm phương trình đường cầu tổng và MR tổng
B2: Tìm sản lượng tổng QT thông qua phương trình MRT = MC
B3: Tìm sản lượng Q1, Q2 thông qua MR1 = MR2 = MC với QT ở bước 2
Chú ý: Khi tìm đường cầu tổng, phải để phương trình ở dạng Q1,2 = f(P) rồi mới cộng
QT = Q1 + Q2 theo vế
Khi tìm đường MR tổng, phải để phương trình đường cầu ở dạng P = f(Q) rồi mới tìm
MR tổng
Ví dụ: Cho 2 phương trình đường cầu của hãng độc quyền:
Nhóm khách hàng 1: Q1 = 90 – P
Nhóm khách hàng 2: Q2 = 150 – 2P
Cho VC = Q2, FC = 0
Tính P, Q mà hãng độc quyền đặt cho từng nhóm khách hàng khi phân biệt giá cấp 3 và
khi không phân biệt giá cấp 3.

10



×