Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

khởi động động cơ y, ∆, thuận, nghịch và chiếu sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ- CƠ KHÍ- XÂY DỰNG

----

BÁO CÁO ĐỒ ÁN 1A
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ Y,∆,THUẬN,NGHỊCH VÀ
CHIẾU SÁNG

GVHD: GIẢNG VIÊN NGUYỄN THỊ HUỆ
SV THỰC HIỆN: LỚP 13CĐI1


LỚP 13CĐI1
NGUYỄN HỮU ANH

1304359

LÂM QUỐC DŨNG

1303305

HOÀNG THANH GIANG

1303605

MAI THẾ HẢI


1304328

NGUYỄN HOÀNG HẢI

1303378

TRẦN MINH HOÀNG

1304888

TRỊNH NGUYỄN QUANG HUY

1304640

NGUYỄN ANH KHOA

1303936

PHAN VĂN LƯỢNG

1304254

ĐỖ NGỌC MINH

1303763

ĐẶNG THANH NAM

1304234


LƯƠNG QUANG PHỤNG

1303527

MAI XUÂN THẢO

1305866

ĐOÀN VĂN THUẬN

1303645

PHẠM THÀNH TRUNG

1303426

TRẦN ĐÌNH TUẤN

1303814


MỤC LỤC


I/GIỚI THIỆU CHUNG:

Khí cụ điện (KCĐ) là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự
động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng
trong các trường hợp sự cố.
Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước

khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.


Khí cụ điện được sử dụng rộng rãi ở các nhà mát phát điện, các trạm biến áp, trong
các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông vận tải và quốc
phòng.

II/ PHÂN LOẠI KHÍ CỤ ĐIỆN:
Khí cụ điện thường được phân loại theo chức năng, theo nguyên lý và môi trường
làm việc, theo điện áp .
1)Theo chức năng KCĐ được chia thành những nhóm chính như sau:
 Nhóm khí cụ (KC) đóng cắt:
Chức năng chính của nhóm KCĐ này là đóng cắt bằng tay hoặc tự động.
Thuộc về nhóm này có: Cầu dao, áptômát, máy cắt, dao cách ly, các bộ chuyển đổi
nguồn…
 Nhóm KC hạn chế dòng điện, điện áp:
Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá
cao. Thuộc về nhóm này gồm có: Kháng điện, van chống sét …
 Nhóm KC khởi động, điều khiển:
Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ…
 Nhóm KC kiểm tra theo dõi:
Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng và biến
đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện.
Thuộc nhóm này: Các rơle, các bộ cảm biến…
 Nhóm KC tự động Đ/C, khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của
đối tượng:
Các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ …
 Nhóm KC biến đổi dòng điện, điện áp cho các dụng cụ đo:
Các máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường…



2)Theo nguyên lý làm việc KCĐ được chia thành:






KCĐ làm việc theo nguyên lý điện từ.
KCĐ làm việc theo nguyên lý cảm ứng.
KCĐ làm việc theo nhiệt.
KCĐ có tiếp điểm.
KCĐ không có tiếp điểm.

3)Theo nguồn điện và điện áp KCĐ được chia thành:





KCĐ một chiều.
KCĐ xoay chiều.
KCĐ hạ áp (Có điện áp <1000 V).
KCĐ cao áp (Có điện áp > 1000 V).

4)Theo điều kiện môi trường, điều kiện bảo vệ KCĐ được chia thành:
− KCĐ làm việc trong nhà, KCĐ làm việc ngoài trời.
− KCĐ làm việc trong môi trường dễ cháy, dễ nổ.
− KCĐ có vỏ kín, vỏ hở, vỏ bảo vệ…


III/ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI KCĐ:
 Phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật định mức. Nói một cách
khác nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép thì thời
gian lâu bao nhiêu cũng được mà không gây hư hỏng cho KCĐ.
 KCĐ phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải có khả
năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải
dòng điện lớn có thể gây hư hỏng cho khí cụ.
 Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện
không bị chọc thủng.
 KCĐ phải đảm bảo làm việc chính xác an toàn, xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia
công lắp đặt, kiểm tra sửa chữa.
 Ngoài ra KCĐ phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác
nhau.


IV/ CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN THÔNG DỤNG:
1) Nút nhấn:
Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa
các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện
điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ… Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V và
mạch điện xoay chiều

điện áp 500V, tần số

50Hz; 60Hz, nút nhấn

thông dụng để khởi

động, dừng và đảo


chiều quay động cơ điện

bằng cách đóng và ngắt các cuôn dây của

contactor nối cho động

cơ.
Nút nhấn thường

được đặt trên bảng

điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút

nhấn. Nút nhấn thường

được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không có hơi hóa
chất và bụi bẩn. Nút nhấn có thể bền tới 1.000.000 lần đóng không tải và 200.000 lần
đóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn nút cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.
a.Cấu tạo:

1. Nút nhấn (dùng tay ấn)
2. Lò xo của nút ấn
3. Thanh mang tiếp điểm thường đóng và thường mở


4. Tiếp điểm thường mở
5. Tiếp điểm thường đóng
b. Nguyên lý hoạt động:
Nút nhấn gọi là nút điều khiển, đây là loại thiết bị khí cụ điển dùng để đóng ngắt
điện từ xa, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng ngắt mạch cuộn dây hút của

công tắc tơ (khởi động từ) hoặc các relay trung gian. Khi ta dùng tay ấn nút số (1) đi
xuống thì tiếp điểm thường đóng mở ra, tiếp điểm thường mở đóng lại, khi thả tay ra do
lực lò xo số (2) nó phục hồi các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu, nhưng mạch điện vẫn
họat động bình thường nhờ các tiếp điểm duy trì của công tắc tơ hay relay trung gian.
Hiện nay các mạch điện điều khiển, mạch điện động lực có tiếp điểm sử dụng nút ấn loại
này rất phổ biến.
c. Cách sử dụng:
Khi ta dùng tay ấn nút số (1) đi xuống thì tiếp điểm thường đóng mở ra, tiếp điểm
thường mở đóng lại, khi thả tay ra do lực lò xo số (2) nó phục hồi các tiếp điểm trở lại
trạng thái ban đầu, nhưng mạch điện vẫn họat động bình thường nhờ các tiếp điểm duy trì
của công tắc tơ hay relay trung gian
d. Tính toán lựa chọn công tắc và nút điều khiển:

Iđmcôngtắc,nútnhấn ≥ Itt
Uđmcôngtắc,nútnhấn ≥ Unguồn

2) Cuộn cảm:
Là một linh kiện cơ bản trong điện tử, nhưng nó xuất hiện trong các mạch điện
tử với tần số thấp hơn điện trở và tụ điện. Tuy không phải là một thành phần quen thuộc
trong mạch điện tử nhưng nó lại là một thành phần cực kỳ rắc rối trong mạch.


Cuộn cảm là một linh kiện điện tử thụ động dùng để chứa từ trường. Cuộn cảm
được cấu tạo bởi một cuộn dây dẫn quấn thành nhiều vòng, lõi cuộn dây có thể là không
khí hoặc là vật liệu dẫn từ hay lõi thép kỹ thuật.

Ký hiệu:

Ký hiệu của cuộn cảm trong các mạch điện


Cuộn cảm được đùng trong tụ


a.Công dụng:
- Trong điện tử, cuộn cảm thường dùng để:
- Dẫn dòng điện môt chiều.
- Chặn dòng điện cao tần.
- Ghép nối tiếp hoặc song song với tụ để thành mạch cộng hưởng
b. Phân loại:
Tùy theo cấu tao và phạm vi sử dụng, cuộn cảm được phân loại:
-

Cuộn cảm cao tần.

-

Cuộn cảm âm tần.

-

Cuộn cảm trung tần.

c. Thông số kỹ thuật cơ bản:
Hệ số tự cảm định luật (Fanraday)
Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có
dòng điện biến thiên chạy qua.
L = ( µr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l
L : là hệ số tự cảm của cuôn dây, đơn vị là Henrry (H)
n : là số vòng dây của cuộn dây.
l : là chiều dài của cuộn dây tính bằng mét (m)

S : là tiết diện của lõi, tính bằng m2
µr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi .
d. Cảm kháng:
Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn
dây đối với dòng điện xoay chiều .

ZL = 2.3,14.f.L
Trong đó :
ZL: là cảm kháng, đơn vị là Ω
f:

là tần số đơn vị là Hz


L : là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry
e. Điện trở thuần của cuộn dây:
-Điện trở thuần của cuộn dây là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng hồ vạn
năng, thông thường cuộn dây có phẩm chất tốt thì điện trở thuần phải tương đối nhỏ so
với cảm kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở tổn hao vì chính điện trở này sinh ra
nhiệt khi cuộn dây hoạt động.
f. Tính chất nạp , xả của cuộn cảm:
Cuộn dây nạp năng lương : Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp
một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức

W = L.I2 / 2
W : năng lượng ( June )
L : hệ số tự cảm ( H )
I : dòng điện.
g. Số liệu kĩ thuật của cuộn cảm:
Trị số điện cảm: cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi

có dòng điện chạy quá. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi,
số vòng dây và cách quấn dây.
Đơn vị đo là henry (H), các ước số thường dùng là:
1mili henry(mH)= 10^-3 H
1 micro henry =10^-6 H
Cảm kháng của cuộn cảm X(L): là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm
đối với dòng điện chạy qua nó

XL= 2 x 3.14 x f x L
trong đó:
XL: cảm kháng . đơn vị là Ω
f : là tần số đơn vị là Hz


L : là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry
Thí nghiệm về cảm kháng của cuộn dây với dòng điện xoay chiều
Thí nghiệm trên minh hoạ : Cuộn dây nối tiếp với bóng đèn sau đó được đấu vào
các nguồn điện 12V nhưng có tần số khác nhau thông qua các công tắc K1, K2 , K3 , khi
K1 đóng dòng điện một chiều đi qua cuộn dây mạnh nhất ( Vì XL = 0 ) => do đó bóng
đèn sáng nhất, khi K2 đóng dòng điện xoay chỉều 50Hz đi qua cuộn dây yếy hơn ( do XL
tăng ) => bóng đèn sáng yếu đi, khi K3 đóng , dòng điện xoay chiều 200Hz đi qua cuộn
dây yếu nhất ( do XL tăng cao nhất) => bóng đèn sáng yếu nhất.
=> Kết luận : Cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ với hệ số tự cảm của cuộn dây và tỷ lệ với
tần số dòng điện xoay chiều, nghĩa là dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua
cuộn dây càng khó, dòng điện một chiều có tần số f=0 Hz vì vậy với dòng một chiều
cuộn dây có cảm kháng XL=0
Nhận xét:
- Nếu là dòng điện 1 chiều (f=0) lúc này XL=0. CUộn cảm lí tưởng có r=0 không cản trở
dòng điện 1 chiều.
- Nếu là dòng xoay chiều, tần số f càng cao thì XL càng lớn. Như vậy cuộn cảm đã cản

trở dòng điện xoay chiều. DO đó người ta còn gọi là cuộn cản cao tần hoặc cuộn chặn cao
tần.
h.Hệ số phẩm chất Q:
Đặc trung cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm, ĐÓ là tỉ số của cảm kháng
( điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số (f) cho trước: Q= 2 x 3.14
x f x L/r.


3)Contactor:

Contactor là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng ngắt thường xuyên các mạch
điện động lực có dòng điện ngắt không vượt qua giới hạn dỏng điện quá tải của mạch
điện.
Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện tử, cơ cấu khí
động hoặc cơ cấu thủy lực. Nhưng thông dụng nhất là contactor điện từ.
a. Cấu tạo:
Contactor điện từ có những bộ phận chính như sau: tiếp điểm, mạch từ, cuộn hút,
hộp dập hồ quang, vỏ.


Contactor thường có 3 đến 4 tiếp điểm chính (đóng ngắt mạch động lực) và một
vài cặp tiếp điểm phụ (đóng ngắt mạch điều khiển). Các tiếp điểm của contactor được chế
tạo bằng đồng và bề mặt tiếp xúc thường được mạ bạc, để tăng độ nén giửa tiếp điểm tĩnh
và tiếp điểm động, trên mổi tiếp điểm động có bố trí lò xo.
Mạch từ gồm 2 phần:
Phần tĩnh thường có dạng chữ E, trên trụ có đặt cuộn hút.
Phần động thường có dạng chữ E hoặc I. Phần động liên kết cơ khí với tiếp điểm
động. Khi phần động

chuyển động, tiếp điểm động chuyển động làm


thay đổi trạng thái
Cuộn hút có thể
một chiều thỳ

của tiếp điểm.
dùng loại một chiều hoặc xoay chiều. Cuộn hút
mạch từ của nó được làm bằng sắt từ mềm và

lõi thép ít bị nóng so
xoay chiều. Cuộn hút
được ghép lại từ các
(thép pha 2% kim loại

với so với cuộn hút
xoay chiều thỳ mạch
là thép kỹ thuật điện
silic mỏng) để hạn

chế tốc độ của vòng xoáy

Fu-cô. Trong mạch từ

cuộn hút xoay chiều có bố

trí vòng ngắn mạch

để chống rung.
Hộp dập hồ quang bao gồm cuộn dây thổi từ vách ngăn, cuộn dây này gồm một
vài vòng dây lõi không khí mắc nối tiếp với tiếp điểm và đặt gần tiếp điểm có hồ quang

sao cho từ trường do cuộn dây tạo ra vông góc với dòng điện hồ quang, khi tiếp điểm mở
ra, dòng mất, sinh ra sức điện động tạo dỏng cảm ứng phóng qua hai tiếp điểm tạo hồ
quang điện, dòng điện qua cuộn thổi sẻ tạo ra từ trường tác động vào dỏng điện hồ quang,
chia nhỏ vào các vách ngăn và kéo dài sự tắt.
b. Nguyên lý hoạt động:


Khi cuộn dây ko có điện. Lò xo kéo vào trạng thái off, tiếp điểm thường mở ra và
tiếp điểm thường đóng thỳ đóng lại. Khi có điện tiếp điểm thường mở đóng lại và tiếp
điểm thường đóng mở ra.
c. Cách sử dụng:
Contactor thường được sử dụng cho mạch điều khiển và mạch động lực, trên
contactor có các tiếp điểm thường đóng và thường hở để tự duy trì cho contactor khi hoạt
động và điều khiển.
d. Các thông số cơ bản của contactor trong tủ điều khiển:
Điện áp định mức của Contactor trong tủ điện:
Điện áp định mức của Contactor Uđm là điện áp của mạch điện trong tủ điện điều
khiển tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt, chính là điện áp đặt vào hai đầu
cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại.
Cấp điện áp định mức trong tủ điện : 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V,
500V xoay chiều.
Dòng điện định mức của Contactor trong tủ điện:
Dòng điện định mức của Contactor trong tủ điện Iđm là dòng điện định mức đi
qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc lâu dài.
Dòng điện định mức của Contactor trong tủ điện hạ áp thông dụng có các cấp là: 10A,
20A, 25A, 40A, 60A, 75A, 100A, 150A, 250A, 300A, 600A. Nếu đặt trong tủ điện thì
dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 10% vì làm kém mát, dòng điện cho phép qua
Contactor còn phải lấy thấp hơn nữa trong chế độ làm việc dài hạn.

4)Rơ le thời gian:



a.Khái niệm:
Rơ le thời gian là một khí cụ điện tạo thời gian mở chậm hoặc đóng chậm của hệ
thống tiếp điểm so với thời điểm đưa tín hiệu tác động vào rơ le.
b. Cấu tạo:
Gồm một động cơ điện xoay chiều một pha M có vòng ngắn mạch có điện áp làm
việc như của động cơ máy nén. Trục động cơ qua một bánh răng giảm tốc truyền động
cho một bánh cam có tốc độ một vòng trong 24 giờ. Tùy theo sự sắp xếp các vấu trên
bánh cam ta có sự đóng ngắt tiếp điểm theo những chu kỳ thời gian nhất định.


c.Nguyên lý hoạt động:
Khi cấp điện cho tủ lạnh, tiếp điểm 1 – 4 của timer đóng, động cơ M có điện trở lớn
có đủ điện áp làm việc sẽ quay. Sau một thời gian chu kỳ đến thời gian phá băng, trục
cam tác động động tiếp điểm 1 – 4 của timer mở ra, tiếp điểm 1 – 2 đóng khi đó có dòng
điện đi qua rơ le -7, cầu chì 70 và qua dây điện trở, dây điện trở phát nhiệt làm nóng dàn
bay hơi thực hiện quá trình xả đá, khi nhiệt độ dàn bay hơi lớn hơn -7oC, rơle -7 sẽ mở
tiếp điểm ngừng cấp điện cho điện trở xả đá, khi đó động cơ timer có điện trở lại tiếp tục
quay, sau một thời gian khoảng 15 phút tiếp điểm 1-2 của timer mở ra, 1- 4 đóng lại cấp
điện cho máy nén tiếp tục quá trình làm lạnh.
d.Cách sử dụng:
Rơ-le bình thường gồm có 6 chân. Trong đó có 3 chân để kích, 3 chân còn lại nối với
đồ dùng điện công suất cao.
3 chân dùng để kích
+: cấp hiệu điện thế kích tối ưu vào chân này.
- : nối với cực âm
S: chân tín hiệu, tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ kích rơ-le.



Nếu bạn đang dùng module rơ-le kích ở mức cao và chân S bạn cấp điện thế
dương vào thì module rơ-le của bạn sẽ được kích, ngược lại thì không.
Tương tự với module rơ-le kích ở mức thấp.
3 chân còn lại nối với đồ dùng điện công suất cao:
COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện, nhưng mình khuyên bạn nên mắc
vào đây chân lửa (nóng) nếu dùng hiệu điện thế xoay chiều và cực dương nếu là hiệu điện
một chiều.
ON hoặc NO: chân này bạn sẽ nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện xoay chiều và cực
dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.
OFF hoặc NC: chân này bạn sẽ nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng điện xoay chiều và
cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.
e.Phương pháp kiểm tra:
– Trực quan: Các bộ phận của rơ le sạch sẽ; sáng, tiếp xúc tốt; dùng tay vặn cam thấy
quay đều đến một lúc nào đó kêu tạch nghĩa là có tác động tiếp điểm trong tình trạng tốt.
– Dùng Ω kế x 1000 xác định các chân 1,2,3,4 của rơ le.
– Dùng MΩ kế kiểm tra cách điện giữa cuộn dây và tủ nếu RCĐ > 0,5 MΩ là tốt.

Kiểm tra, thay thế
– Dùng Ω kế kiểm tra rơ le xem động cơ M, các chân của rơ le có ở tình trạng tốt không,
rơ le hỏng phải thay thế đúng loại, không sửa chữa được hoặc phải thay thế bằng mạch
điện khác.
– Đấu rơ le thời gian tốt vào mạch điện theo sơ đồ nguyên lý.

5)Rơ le trung gian:
a.Khái niệm :


 Rơ le trung gian là một loại khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động,

cơ cấu điện từ. Rơ le trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị

điều khiển (contactor, Rơ le thời gian …..)

b.Cấu tạo:
 1 Nam châm điện
 2 Nắp
 3 Lò xo
 4 hệ thống có tiếp

điểm (gồm các tiếp điểm

thường mở và

tiếp điểm thường đóng)


c. Nguyên lý hoạt động:
Khi cuộn dây được cấp điện áp, lực điện từ trong cuộn dây xuất hiện lực này sẽ thắng
lực của lò xo 3 và kéo nắp 2 về phía lõi thép của mạch từ, nên các tiếp điểm thường đóng
mở ra còn các tiếp điểm thường mở đóng lại. Các thanh gắn tiếp điểm động làm bằng
thép lò xo hoặc đồng lò xo mục đích để cho các tiếp điểm tiếp xúc với nhau tốt hơn. Rơle
trung gian dùng để truyền tín hiệu của các rơle bảo vệ trong mạch điều khiển. Do đó số
lượng tiếp điểm của rơle trung gian tương đối nhiều.
d. Các ký hiệu rơ le trung gian
 DPDT: double pole double throw : Gồm 2 cặp tiếp điểm thường đóng và 2 cặp

thường mở. Các cặp này liên kết thành 2 hệ thống gồm 1 cặp tiếp điểm thường
đóng và thường mở chung nhau 1 đầu dây.

 SPDT: single pole double throw : Gồm 1 cặp tiếp điểm thường đóng và 1 cặp


thường mở và hai cặp tiếp điểm này có 1 đầu chung nhau.


e.Ứng dụng:
 Rơ le trung gian được dùng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và các

sơ đồ điều khiển tự động, thường dùng để truyền tín hiệu từ một rơ le chính đến
nhiều bộ phận trong sơ đồ mạch điện. Nó thường nằm ở giữa hai rơ le khác nhau.


7) Ampe kế:
a. Khái niệm:
Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện được mắc nối tiếp trong mạch. Ampe
kế dùng để đo dòng rất nhỏ cỡ miliampe gọi là miliampe kế. Tên của dụng cụ đo
lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe.

b. Cấu tạo:


c. Nguyên lý hoạt động:
Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây, dòng điện chịu lực tác động của từ
trường (do các điện tích chuyển động bên trong dây dẫn chịu lực Lorentz) và bị kéo quay
về một phía, xoắn lò xo, và quay kim. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với
cường độ dòng điện qua cuộn dây. Các ampe kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh
dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự
thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng
dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Foucault. Cuộn
dây được gắn cùng một đĩa kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động
của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Foucault trong đĩa. Dòng này làm nóng đĩa lên, tiêu hao
năng lượng dao động và dập tắt dao động.


8) Vôn kế:


a. Giới thiệu chung:

Vôn kế là dụng cụ đo điện dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (hoặc
các dụng cụ điện như đèn...). Các Vôn kế có thể được cấu tạo từ một gavanô kế, hiển thị
số liệu trên một dải liên tục thông qua một kim chỉ trên thang đo; hoặc ở dạng số không
liên tục trên màn hiển thị, thông qua bộ biến đổi tương tự sang số hóa.
Trong các sơ đồ mạch điện Vôn kế thường được thể hiện bằng ký hiệu (V).
b. Cấu tạo:
Dưới đây là sơ đồ cấu tạo vôn kế (bên trái là hình chiếu bằng). Cơ cấu chỉ thị
(CCCT) điện động được cấu tạo gồm hai phần như hình vẽ dưới đây:
Phần tĩnh: Dòng điện cần đo được đưa vào cuộn dây quấn quanh lá thép cố định
(gọi là lá thép tĩnh), bên trong có khe hở không khí .
Phần động: Lá thép có khả năng di chuyển tương đối (gọi là lá động) với lá tĩnh
trong khe hở không khí. Lá động gắn với trục trên có gắn kim và lò xo phản kháng.


c. Nguyên lý làm việc:
Khi cho dòng điện cần đo I vào cuộn dây 1, lá sắt từ 3 sẽ bị đẩy làm kim quay đi
một góc a. Trong cuộn dây được tích lũy năng lượng từ trường:

WM = LI2 /2
L: Điện cảm của cuộn dây
Mối quan hệ giữa góc lệch của kim chỉ thị a với dòng điện cấn đo I:
a = SI2
S: độ nhạy của cơ cấu đo
c. Đặc điểm và ứng dụng

Ưu điểm :
- Đo được dòng xoay chiều và Một chiều
- Khả năng quá tải lớn do tiết diện dây quấn lớn, đo được dòng và áp lớn


×