Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.21 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta gặp
rất nhiều khó khăn. Điều này tác động lớn đến hoạt động của các doanh
nghiệp. Năm 2013, cả nước có 60,7 ngàn doanh nghiệp giải thể và ngừng
hoạt động. 1
Giải thể doanh nghiệp là vấn đề rất nóng hổi và đang được quan tâm
hiện nay. Trong vòng đời doanh nghiệp, khi gặp khó khăn, doanh nghiệp có
thể ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Đây là một dạng rút lui tạm thời khỏi thị trường. Tuy nhiên, khi không thể
tiếp tục hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường
thông qua hình thức giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Em xin phân tích
đề tài: “Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp”.
NỘI DUNG
I.

Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải thể doanh

nghiệp
1.

Khái niệm

Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định tại khoản 7 Điều 4: “Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh
doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh
đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp Luật.
2.

Đặc điểm của giải thể doanh nghiệp



Giải thể doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:

1

/>

Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp về pháp lý và thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp đó không còn tồn tại trên thị trường.
Thứ hai, giải thể doanh nghiệp là thủ tục mang tính hành chính. Để
chấm dứt sự tồn tại, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục như chấm
dứt hiệu lực của mã số thuế, nộp hồ sơ giải thể,các nghĩa vụ về thuế và tài
chính, hủy con dấu, làm thủ tục giải thể tại cơ quan đkí kinh doanh,…
Thứ ba, giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai loại trường hợp giải thể
doanh nghiệp. Đó là tự nguyện giải thể và bắt buộc bị giải thể. Trường hợp
tự nguyện giải thể bắt nguồn từ ý chí của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu
doanh nghiệp, họ có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Đây là
trường hợp giải thể mang tính chất hoàn toàn tự nguyện. Ngoài ra, nếu
những doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện để tiếp tục kinh doanh
hay vi phạm các quy định của pháp luật như nội dung kê khai trong hồ sơ
đăng kí doanh nghiệp là giả mạo, doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh
01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan
thuế,… theo điều 211 LDN 2014 thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp. Trường hợp này, doanh nghiệp bị giải thể theo ý chí của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, việc giải thể mang tính bắt buộc.
Thứ tư, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Đây là đặc trưng của
giải thể doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể liên

quan đến tài chính của doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp giải thể với bất kỳ lí
do gì thì doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Chỉ khi có điều kiện này thì doanh nghiệp


mới được giải thể. Đây cũng là tiêu chí phân biệt với phá sản, tạm ngừng
kinh doanh, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện….
Thứ năm, nhà nước không đặt ra chế tài hạn chế quyền tự do kinh
doanh của người quản lý, điều hành doanh nghiệp, không cấm đảm nhiệm
các chức vụ điều hành quản lý doanh nghiệp khác sau khi giải thể doanh
nghiệp.
3.

Các trường hợp giải thể và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp giải thể trong 4 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
201 Luật Doanh nghiệp 2014.
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có
quyết định gia hạn. Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên về
thành lập, hoạt động của công ty trong đó đã thỏa thuận về thời hạn hoạt
động. Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ mà các thành viên
không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty đương nhiên phải tiến hành
giải thể theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Theo quyết định giải thể của chủ thể có thẩm quyền đối với từng loại
hình doanh nghiệp, cụ thể là: Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với
doanh nghiệp tư nhân; Hội đồng thành viên công ty hợp danh đối với công
ty hợp danh; Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của

Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp.
Thời hạn để công ty thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
là 6 tháng kể từ ngày công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu.
Nếu công ti không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, dẫn đến công ty tồn


tại không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục thì công ti
phải giải thể.
- Khi doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp nhất định phải có giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp vi phạm các quy định của
pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì doanh nghiệp
không thể tiếp tục tồn tại, hoạt động. Trong những trường hợp này công ti
phải giải thể theo khoản 1, Điều 211 Luật doanh nghiệp 2014
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bị
xoá tên trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo
khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông
báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 209 của Luật này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngàyhết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Về điều kiện giải thể, khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp quy định
doanh nghiệp chỉ được giải thể khi “bảo đảm thanh toán” hết các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
4.


Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

4.1. Giải thể tự nguyện được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều
201 LDN 2014


Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐCP và quy định của Chính Phủ,việc giải thể doanh nghiệp trong các trường
hợp tại điểm a,b và c khoản 1 Điều cụ thể bao gồm các bước:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
Quyết định giải thể doanh nghiệp được coi như thông báo của doanh
nghiệp đến cơ quan đăng kí kinh doanh, cơ quan thuế, các chủ nợ, người có
quyền và nghĩa vụ, lợi ích liên quan, người lao động trước khi doanh nghiệp
chấm dứt hoạt động.Việc thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp được
thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp về triệu tập họp và
thông qua quyết định của hội đồng thành viên (đối với công ti trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải được số phiếu đại diện ít nhất 75%
tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; đối với công ti hợp
danh là phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, trừ
trường hợp điều lệ công ty quy định khác), của đại hội đồng cổ đông của
công ty cổ phần (phải được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả
các cổ đông dự họp chấp thuận) hoặc do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân,
chủ sở hữu công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực tiếp quyết định.
Quyết định giải thể doanh nghiệp bắt buộc phải có các nội dung sau: Tên,
địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lí do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh
lí hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp (thời hạn thanh
toán nợ, thanh lí hợp đồng không được không được vượt quá 06 tháng kể từ
ngày thông qua quyết định); phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán nợ

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công
ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ
trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.


Quy định này nhằm tạo sự chủ động hơn cho doanh nghiệp, giúp đẩy
nhanh thời gian và hiệu quả thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Thanh toán các khoản nợ là vấn đề rất quan trọng, chủ yếu của doanh
nghiệp giải thể. Việc thanh toán các khoản nợ là rất phức tạp vì liên quan
đến quyền lợi của nhiều người. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh
toán theo thứ tự:
- Đầu tiên là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội
theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo
thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Tiếp theo là nợ thuế và các khoản nợ khác.
- Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh
nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ
đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Trường hợp giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính
còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải
được trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển
cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương
tự.Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với
nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có Thỏa thuận với cá
nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn
viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.(căn cứ khoản 3 Điều 8
Nghị định 96/2015/NĐ-CP).
Bước 3: Gửi quyết định giải thể; công khai quyết định giải thể.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải
thể và biên bản cuộc họp phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh,cơ

quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết


công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
( Ngoài ra thì Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh
nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm
theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ
(nếu có))
Bước 4: xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng kí kinh doanh.
Để xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ
giải thể đến cơ quan đăng kí kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhậnđược quyết định giải thể mà
không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của
các bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ khi
nhận đủ hồ sơ giải thể doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật
tình trạng pháp lý doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.
4.2. Giải thể bắt buộc được quy định tại điều 203 Luật Doanh nghiệp
2014.
Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo tình trạng doanh
nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của
Tòa án đã có hiệu lực thi hành. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có

hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Quyết định


giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực phải được gửi đến Cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và
phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh
nghiệp.Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì
phải đồng thời gửi kèm theo quyết định giải thể của doanh nghiệp phương
án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên
quan.
Bước 3: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị
giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày
thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Bước 4: Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể
doanh nghiệp theo quy định mà không nhận được phản đối của bên có liên
quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải
thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh
nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3.3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được quy định tại khoản 1, điều 204 Luật
Doanh Nghiệp 2014. Theo đó, hồ sơ giải thể bao gồm:

Thông báo về giải

thể doanh nghiệp; Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ
và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ
tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh
nghiệp (nếu có); Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có); Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện
theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp.


Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh
nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu
cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
5.

Quy định đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên

quan đến giải thể doanh nghiệp.
Việc đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến việc giải
thể doanh nghiệp được thực hiện bằng hai quy định: Một là cấm doanh
nghiệp thực hiện một số hành vi nhất định. Hai là trách nhiệm của người
quản lí doanh nghiệp bị giải thể.
Điều 205 Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ về các hoạt động bị cấm
kể từ khi có quyết định giải thể như sau:Kể từ khi có quyết định giải thể
doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động sau đây: cất giấu, tẩu tán tài sản; từ bỏ hoặc giảm bớt
quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ
có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; ký kết hợp đồng mới trừ trường
hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê
tài sản; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; huy động vốn dưới mọi
hình thức. Các hành vi kể đây đều là các hành vi vi phạm pháp luật nhằm
trốn tránh nghĩa vụ, gây ảnh hưởng tới người liên quan.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi
nhánh, văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung
thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại
diện.

Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thành viên Hội
đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách
nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của


doanh nghiệp phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh
toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải
quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh
trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ
quan đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm
thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi
nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp
cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
6.

Thẩm quyền trong giải thể doanh nghiệp.

Thứ nhất, Cơ quan cấp đăng kí kinh doanh có thẩm quyền thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải
thể (điểm e, khoản 1, Điều 209 Luật doanh nghiệp 2014).
Thứ hai, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính có
thẩm quyền kiến nghị cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh
Thứ ba, Toà án có thẩm quyền quyết định tuyên bố giải thể doanh
nghiệp (Điều 203, Luật Doanh nghiệp 2014); quyết định chấm dứt hoạt động
của dự án đầu tư
Thứ tư, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về các quyền lợi
và nghĩa vụ tài sản khi Doanh nghiệp muốn giải thể

II.

Bình luận quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp

1.Ưu điểm:
- Luật Doanh nghiệp 2014 có những điểm mới về giải thể doanh
nghiệp, trong đó quy định rõ hơn và hợp lý hơn về các trường hợp, điều kiện
giải thể, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp. Ví dụ: LDN 2014 đã bổ sung
thêm trường hợp giải thể tại khoản 1 điểm c và khoản 2 Điều 201 LDN


2014. Đây là điểm mới của LDN 2014. Điều này sẽ góp phần hạn chế tình
trạng bức xúc của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian vừa qua
về các vấn đề như: doanh nghiệp “chết” mà không được chôn, tình trạng
doanh nghiệp chật vật xin được chết...; đồng thời, sẽ góp phần làm “sạch” dữ
liệu về doanh nghiệp.
Nhằm khắc phục những vướng mắc nêu trên, quy trình giải thể doanh
nghiệp quy định đã được thiết kế theo hướng “tự động”. Theo đó, thời hạn
tối đa để cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục xóa tên doanh nghiệp
là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể. Đồng thời, doanh nghiệp
sẽ được tự động giải thể sau 180 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh
doanh nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các
cơ quan, đặc biệt là cơ quan thuế sẽ phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết
toán thuế cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng bổ sung quy định về giải thể
doanh nghiệp trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án. Quy định này mang tính chất cần
thiết, thể hiện tính cưỡng chế của nhà nước đối với các doanh nghiệp có
hành vi vi phạm pháp luật.
- Đối với doanh nghiệp: giải thể doanh nghiệp xuất phát từ ý chí tự

nguyện của chủ doanh nghiệp, góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng công
nợ, thanh lý tài sản. Sau khi giải thể doanh nghiệp cũ, giám đốc doanh
nghiệp giải thể có thể đứng ra làm chủ một doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp
giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang
một ngành nghề kinh doanh khác.
- Quy định của pháp luật góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng công
nợ, thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép của doanh nghiệp.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan được đảm bảo hơn.


- Tạo sự minh bạch và rõ ràng trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, mở
ra lối đi cho họ tạo điều kiện cho công ty tiếp tục hoạt động thông qua việc
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền
trong giải thể doanh nghiệp khá hợp lý. Về nguyên tắc, cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là cơ quan có thẩm quyền
thu hồi loại giấy chứng nhận này. Do vậy, trong quá trình kiểm tra, thanh tra,
xử lí vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, cơ quan có thẩm
quyền xử lí vi phạm hành chính chỉ có thẩm quyền kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng kí do doanh nghiệp. Quy dịnh rõ
vai trò của Tòa Án cũng như cơ quan trọng tài trong việc giải thể doanh
nghiệp.
2. Hạn chế, bất cập:
Quá trình thực thi pháp luật về trường hợp giải thể và điều kiện giải thể
theo quy định trên đây đã nảy sinh khá nhiều vướng mắc:
Thứ nhất, tại điểm a khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014, quy
định về thời hạn hoạt động không phải là nội dung bắt buộc trong điều lệ
(Điều 25, Luật doanh nghiệp 2014. Trong thực tế, nhiều điều lệ công ty
không ghi thời hạn hoạt động nên sẽ không xuất hiện trường hợp giải thể khi
kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty. Mặt khác, một số

trường hợp thời hạn hoạt động lại được ghi nhận trong giấy chứng nhận đầu
tư chứ không phải ghi trong điều lệ công ty.
Thứ hai, về trình tự, thủ tục giải thể.
Ta có thể nhận thấy Điều 202 và Điều 203 có những điểm chung. Tuy
nhiên, khi nhìn vào điều 202, ta có thể hiểu rằng Điều 202 áp dụng cho tất cả
các thủ tục giải thể chung. Mặc dù về bản chất Điều 202 và Điều 203 là khác
nhau. Ta thấy, quy định về giải thể doanh nghiệp còn chưa rõ ràng, chi tiết,


cần có một hướng dẫn chi tiết cụ thể về các trường hợp giải thể, trình tự thủ
tục; tránh việc hiểu sai, áp dụng sai các quy định của pháp luật doanh nghiệp
mới. Bên cạnh đó, việc công khai quyết định giải thể là không rõ ràng bởi
pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp nào phải đăng báo và
đăng báo những nội dung gì. Đồng thời, quy định về tổ chức thanh lí và
thanh toán tài sản đã không quy định về thanh toán nợ có đảm bảo.
Thứ ba, luật doanh nghiệp chưa có chế tài đủ sức răn đe với các chủ
doanh nghiệp không thực hiện chấp hành đúng quy định pháp luật về giải
thể.
Ngoài ra, các quy định của LDN 2014 về giải thể chỉ phù hợp với các
trường hợp giải thể tự nguyện, khó áp dụng trong trường hợp giải thể bắt
buộc do bị thu hồi giấy chứng nhạn đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết
định của Tòa án, chưa quy định cách xử lý doanh nghiệp đã ngừng hoạt
động mà không làm thủ tục giải thể, phá sản.
IV. Kiến nghị hoàn thiện chế định giải thể doanh nghiệp
- Xây dựng hoàn thiện hơn nữa về việc hướng dẫn chi tiết các điều
kiện, trường hợp giải thể, cũng như vấn đề quy định trình tự, thủ tục cần
được quy định rõ ràng, minh bạch.
- Tăng cường quản lý kiểm tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời có chế tài
xử lý những sai phạm, tạo dựng lại kỷ cương, kỷ luật điều hành quản lý theo
pháp luật; đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên xây

dựng báo cáo các doanh nghiệp hiện còn đang hoạt động, hoặc chấm dứt
hoạt động; kịp thời tháo gỡ khó khăn linh hoạt trong điều hành để phát hiện
các trường hợp vi phạm, trường hợp ngừng hoạt động mà chưa thực hiện thủ
tục giải thể.
- Nên bổ sung quy định về thủ tục thanh toán nợ có đảm bảo nhằm đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của chủ nợ có đảm bảo.


- Nên quy định buộc mọi trường hợp giải thể phải đăng công khai quyết
định giải thể.
- Quy định chặt chẽ hơn về việc ghi thời hạn hoạt động của công ty để
đảm bảo vấn đề giải thể doanh nghiệp khi kết thúc thời hạn hoạt động mà
không được gia hạn. Theo quan điểm cá nhân, chúng ta nên sửa hoặc xóa bỏ
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014, quy định về
thời hạn hoạt động không phải là nội dung bắt buộc trong điều lệ.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, chúng ta có nhìn nhận toàn diện hơn về chế
định giải thể của LDN 2014, bên cạnh những mặt tích cực, Luật DN còn bộc
lộ nhiều hạn chế. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2014 là cần thiết, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp rút khỏi thương trường một cách thuận lợi nhất,
trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo lợi ích của các chủ thể có liên
quan. Điều đó cũng góp phần làm cho nền kinh tế nước ta phát triển hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập

1), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2015

2.

Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Đoàn Trung Kiên, Vũ Phương

Đông, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Như Chính, Hỏi và đáp luật thương mại,
Nxb. Chính trị-hành chính, 2011.
3.

Luật Doanh nghiệp năm 2005;

4.

Luật Doanh nghiệp 2014;

5.

Luật đầu tư năm 2014;

6.

Nghị định số 78/2015/NĐ CP

7.

Nghị định số 96/2015/NĐ-CP

8.

Nguyễn Thị Dung, Thực trạng pháp luật về giải thể doanh


nghiệp, một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện, tạp chí luật học số 10/2012;



×