Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Tiểu luận biến động giá dầu thế giới và tác động của nó tới nền kinh tế việt nam năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 57 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, xăng dầu là một nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc
sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.Xăng dầu vừa là nhiên liệu cho các loại phương
tiện giao thông vận tải hiện đại, vừa nhiên liệu dùng cho máy móc hoạt động trong các
nhà máy xí nghiệp nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống con người. Vì vậy
xăng dầu cho ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, thương mại.
Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế đã kéo theo một lượng cầu lớn về các
nguồn năng lượng đặc biệt là xăng dầu. Chính vì vậy, những biến động của giá dầu
trên thế giới sẽ có những ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và kinh tế của hầu hêt các
nước trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu xăng dầu nên cũng chịu tác
động rất lớn từ việc giá xăng dầu biến động. Do đó một vấn đề được đặt ra là cần tìm
ra những nguyên nhân gây biến động giá dầu thế giới, tác động của việc giá dầu biến
đổi đến đời sống kinh tế các nước, từ đó đưa ra được các giải pháp cần thiết và bài
học kinh nghiệm dành cho các nước đặc biệt là những tác động và những giải pháp
dành cho Việt Nam trước sự biến động bất ngờ của giá xăng dầu hiện nay.
Từ những yêu cầu trên, nhóm em chọn đề tài: "Biến động giá dầu thế giới và tác
động của nó tới nền kinh tế Việt Nam năm 2015".
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
-Tìm hiểu đặc điểm và vai trò của mặt hàng xăng dầu.
- Nghiên cứu sâu về nguyên nhân dẫn đến những biến động của mặt hàng xăng dầu trong

thời gian qua
-Phân tích những tác động của nó đến một số nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam.
-Đưa ra những giải pháp, bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của
việc biến đổi giá xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh... Các số liệu được sử dụng trong tiểu luận được thống
kê từ nhiều nguồn tài liệu: các bài phân tích trên các website, tạp chí, các phương tiện


trao đổi thông tin đại chúng...
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nội địa; diễn biến giá

cả trên thị trường xăng dầu.
-Phạm vi nghiên cứu: những diến biến giá cả của mặt hàng xăng dầu trên thế giới.
2


Kết cấu tiểu luận:
Gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu
CHƯƠNG 2: Diễn biến, nguyên nhân và tác động của sự biến động giá dầu thế
giới 2015
CHƯƠNG 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp đối phó với các
trường hợp giá dầu biến động tương tự năm 2015
Trong quá trình hoàn thành tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong thầy đóng góp, chỉ bảo để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Nhóm em xin
chân thành cảm ơn thầy Phạm Xuân Trường đã hướng dẫn và có những ý kiến đóng
góp để nhóm em hoàn thành tiểu luận này.

3


CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU
1.1. Tổng quan về thị trường xăng dầu
1.1.1.Sản phẩm chính

Sản phẩm chính Xăng dầu là chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng
làm nhiên liệu. Các sản phẩm lọc dầu thô dưới các điều kiện nhiệt độ khác nhau sẽ tạo

ra các sản phẩm xăng dầu khác nhau. Mỗi loại sản phẩm có chức năng riêng, được
dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống sinh hoạt và sản xuất. Sản phẩm bắt nguồn là
dầu thô, hiện nay được dùng chủ yếu để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu
hoặc để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu… Các thành phần hóa học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp
chưng cất phân đoạn sẽ tạo ra các sản phẩm dầu mỏ. Khi chưng cất dầu thô ở nhiệt độ
khác nhau sẽ thu được các sản phẩm khác nhau như sau: Xăng ê te: 40 - 70 độ C (được
sử dụng như là dung môi). Xăng ê te thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ như là
sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và dầu hỏa nặng hơn. Xăng nhẹ: 60 100 độ C: xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy,
cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho
các loại động cơ xăng. Xăng nặng: 100 - 150 độ C: dùng làm nhiên liệu cho ô tô.Trên
thị trường xăng dầu hiện nay tồn tại hai loại: xăng pha chì và xăng không pha chì.
Xăng pha chì có hại cho môi trường và sức khỏe con người, giá thành thấp hơn xăng
không pha chì. Các quốc gia vẫn đang nghiên cứu các phương án để loại bỏ hoàn toàn
loại xăng pha chì trên thị trường.
Ngoài các loại xăng, dầu thô còn được chưng cất thành sản phẩm dầu như sau:
Dầu hỏa nhẹ: 120 - 150 độ C: dùng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản
phẩm làm khô nhanh khác. Dầu hỏa: là hỗn hợp của các hydrocacbon lỏng không màu,
dễ bắt cháy. Nó thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ từ nhiệt độ 150 độ C đến 275
độ C. Trước kia dầu hỏa được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, hiện nay
nó được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực. Một dạng dầu hỏa
khác là RP - 1 được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Dầu diezen: 250 - 350 độ C, là
một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm
giữa dầu hỏa và dầu bôi trơn. Chúng được dùng làm nhiên liệu cho động cơ diezen
hoặc làm dầu sưởi. Các nhiên liệu diezen nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi từ 315 - 425
độ C còn gọi là dầu Mazut. Dầu diezen thường được sử dụng cho tàu thủy. Dầu bôi
trơn: > 300 độ C, dầu bôi trơn động cơ, còn gọi là dầu nhớt, dầu nhờn. Dầu bôi trơn
động cơ chiếm khoảng 40% dầu bôi trơn ở các nước công nghiệp.

4



1.1.2.Nguồn cung xăng dầu

Cung xăng dầu là số lượng xăng dầu mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu
xăng dầu có khả năng bán và sẵn sàng bán ra ở các mức giá khác nhau. Nguồn cung
xăng dầu vận động theo xu hướng tỷ lệ thuận với giá cả, giá cao thì cung tăng, giá thấp
thì cung giảm. Ngoài tác động của giá cả, cung xăng dầu còn chịu ảnh hưởng của rất
nhiều yếu tố khác như: chính trị, xã hội,nguồn tài nguyên dầu mỏ, trình độ khoa học
công nghệ, nhu cầu tiêu dùng,…
Hiện nay, lượng cung cấp xăng dầu trên thế giới chủ yếu đến từ các quốc gia khu
vực Trung Đông như Isarel, Ả Rập, Libi… thông qua sự phân phối của các hãng lớn
như BP, Castrol, Shell, ESSO, Total,…
Nguồn cung xăng bao gồm nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất trong nước, cho
tới giai đoạn hiện nay, nguồn cung trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thay đổi theo từng năm, trong đo đó mặt hàng xăng có xu
hướng tăng, còn các mặt hàng khác như Diesel, Dầu hỏa, dầu mazut có xu hướng
giảm.
1.1.3.Nguồn cầu xăng dầu

Cầu xăng dầu là số lượng xăng dầu mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau. Tổng nhu cầu xăng dầu bao gồm: nhu cầu cho giao
thông vận tải, công nghiệp, thương mại dịch vụ, an ninh – quốc phòng, nhu cầu cho tái
xuất, nhu cầu cho bổ sung dự trữ.
Nguồn cầu xăng dầu cũng bị tác động trực tiếp từ giá cả và một số nhân tố khác
như: thu nhập của người dân, nguồn cung xăng dầu, quy mô của thị trường, giá cả của
những hàng hóa khác có liên quan, mong muốn của người tiêu dùng.
Nguồn tiêu thụ xăng dầu chủ yếu đến từ các nền kinh tế mạnh như Trung Quốc,
Ấn Độ, Mỹ,… Theo như nghiên cứu của OPEC, Trung Quốc đã nhập kỷ lục 7.8 triệu
thùng dầu/ngày trong tháng 12/2015, tương đương với mức tăng trưởng vững chắc

hằng năm là 9%.
Có thế nói, xăng dầu nắm giữ vi trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia nên hầu hết quốc gia nào cũng đều có nguồn cầu lớn về xăng dầu trong hiện
tại và tương lai.

1.1.4.Thị trường xăng dầu Việt Nam

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động phân phối xăng dầu cũng đã trải qua
5


các giai đoạn tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áo dụng một mức
giá do Nhà nước quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế.
Trong 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam đặt viên gạch đầu tiên xấy dựng nền móng
của thị trường xăng dầu năm 1989, quá trình chuyển đổi phân chia thành nhiều giai
đoạn khác nhau song thị trường xăng dầu nước ta luôn đặt dưới những cơ chế, chính
sách quản lý về xăng dầu khác nhau qua mỗi giai đoạn.
Đầu tiên là giai đoạn trước năm 2000, với quy định của nhà nước về giá chuẩn,
doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại
tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ
giá phù hợp nên đã huy động được số ngoại tệ nhập khẩu gần 60% nhu cầu xăng dầu
cho nền kinh tế sau khi không còn xăng dầu theo Hiệp định. Ở giai đoạn này nhà nước
đã đạt được một số những mục tiêu đề ra song cũng bộc lộ những nhược điểm khá rõ
trong cơ chế quản lý – điều hành. Vào cuối giai đoạn, giá thế giới có dấu hiệu biến
động mạnh làm cho các cân đối về cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
và lạm phát … có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng này kéo dài.
Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008, trên khắp cả nước đã tạo ra một hệ thống
phân phối rộng khắp với gần 10000 cửa hàng xăng dầu, góp phần ổn định, lành mạnh
hóa thị trường trước đây khá lộn xộn khi thiết lập quan hệ giữa người nhập khẩu và đại

lý, tổng đại lý khi gắn trách nhiệm, quyền lợi của các doanh nghiệp đầu mối với các
đại lý, tổng đại lý. Việc nhà nước áp dụng một biện pháp duy nhất ( biện pháp bù giá)
trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã nhiều lần hình thành
mặt bằng giá cao hơn… đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ
nguồn lực phát triển, việc kìm giá và điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền kinh
tế…
Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu tập trung vào lĩnh vực thăm dò khai thác
dầu và sản xuất dầu đã đạt được kim ngạch xuất khẩu khá cao. Một thống kê công bố
mới đây của ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB) cho thấy xuất khẩu dầu thô của Việt
Nam đạt mức đỉnh điểm là 19.5 triệu tấn vào năm 2004 trong khi sản lượng sản xuất
cũng đạt mức kỷ lục là 20.05 triệu tấn. Kể từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào
hoạt động năm 2009, xất khẩu dầu thô của Việt Nam đã giảm đáng kể. Lượng dầu thô
xuất khẩu từ năm 2010 đến nay chỉ dao động từ 8-9 triệu tấn trong khi lượng sản xuất
cũng dao động từ 15-17 triệu tấn.
Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã đóng góp không nhỏ trong kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa nói chung, khiến dầu thô trở thành một trong những mặt hàng xuất
khẩu lớn và giữ vị trí chiến lược trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
6


Về nhu cầu xăng dầu trong nước, hiện nay, theo thông tin được Thứ trưởng Bộ
Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra trong bài phát biểu về “Môi trường và chính sách
về đầu tư của Việt Nam” tại diến đàn kinh tế Việt – Nga lần thứ nhất, mức tiêu thụ
năng lượng thương mại của Việt Nam hiện vào khoảng 36 triệu tấn dầu quy đổi, trong
đó nhu cầu xăng dầu khoảng 17 triệu tấn.
Theo Bộ Công Thương, năm 2015 nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu nội địa ước tang
khoảng 6% so với năm 2014 và đạt khoảng 16,4 triệu tấn ( nếu quy đổi mỗi tấn bằng 7
thùng và mỗi thùng khoảng 159 lít thì tương đương 114.800.000 lít, trong đó khoảng
50 % sẽ nhập khẩu).
1.2. Vai trò của xăng dầu với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

1.2.1.Vai trò của xăng dầu với các quốc gia phát triển và đang phát triển
Xăng dầu là sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với mọi quốc gia. Trên
phương diện kinh tế, mọi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra đều bao hàm giá trị
xăng dầu. Từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, đời sống xã hội,
…tất cả đều cần xăng dầu và các chế phẩm từ dầu mỏ để có thể hoạt động. Nói một
cách khác chính xăng dầu đã gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nhân tố
quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia.
Kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải, công nghiệp,… càng cần
tiêu thụ nhiều xăng dầu để tạo ra của cải, vật chất, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thêm
vào đó mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu sử dụng xăng dầu lại càng lớn.
Bởi khi đó yêu cầu về năng lượng cho các thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng trong
gia đình, cho các phương tiện giao thông đi lại lại càng nhiều hơn. Đây cũng chính là
lý do giải thích vì sao, xăng dầu lại được tiêu thụ với số lượng lớn chủ yếu ở các quốc
gia phát triển hơn là ở các quốc gia đang và chậm phát triển.
Ví dụ như khu vực tiêu thụ lượng dầu lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ. Trong giai
đoạn 2002 - 2006, mỗi ngày khu vực này tiêu thụ trung bình từ 24 - 25 triệu thùng dầu.
Riêng nước Mỹ đã tiêu thụ trung bình khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày và luôn là
quốc gia tiêu thụ dầu nhiều nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Trong khi
đó, các khu vực như Âu Á và châu Phi chỉ tiêu thụ khoảng từ 3 - 4 triệu thùng
dầu/ngày và tốc độ tiêu thụ tăng không đáng kể.
Nhưng dù thế nào, xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chính cần thiết cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế
giới.
Xăng dầu là mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược, có vai trò hết sức quan trọng
đối với nền kinh tế. Nó tác động đến rất nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh và đời
7


sống người dân. Đặc biệt với Việt Nam, chúng ta phải nhập khẩu trên 70% xăng dầu
cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cho nên giá xăng dầu nội địa phụ thuộc rất lớn vào thị

trường xăng dầu thế giới.
1.2.2.Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia xuất nhập khẩu xăng dầu

Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, dầu mỏ là một trong những mặt hàng
xuất khẩu quan trọng, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, làm tăng GDP
và làm tăng lượng ngoại tệ. Dầu mỏ là tài nguyên thiên nhiên nên quốc gia nào có ưu
thế về tài nguyên dầu mỏ và biết khai thác một cách hợp lý thì sẽ đem lại lợi ích không
nhỏ cho nền kinh tế. Một số quốc gia trước đây có nền kinh tế chậm phát triển, nghèo
nàn nhưng nhờ có những mỏ dầu lớn nên đã nhanh chóng trở nên giàu có như Libi,
Mexico, Ả Rập Saudi…
Đối với các nước nhập khẩu xăng dầu,việc nhập khẩu xăng dầu có thể mang lại
những tác động tích cực cũng như tiêu cực cho nề kinh tế nước đó. Nếu giá dầu tăng,
lượng nhập khẩu dầu sẽ giảm, làm giảm nguồn cung năng lượng cho các ngành như
công nghiệp, sản xuất, dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ. Theo quy luật giá cánh kéo, giá
dầu tăng cao sẽ kéo giá cả hàng hóa tăng cao, chi phí sản xuất đầu vào tăng sản xuất
gặp nhiều khó khăn, nguy cơ lạm phát…Do vậy, nếu dầu mỏ tăng giá nhanh trong thời
gian dài có thể gây ra thiệt hại to lớn về kinh tế cho các nước chủ yếu nhập khẩu xăng
dầu, gây ra khủng hoảng dầu mỏ dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, các nước
nhập khẩu dầu lớn hầu hết là các nền kinh tế phát triển, giữ vai trò chi phối đối với nền
kinh tế thế giới. Cho nên, nếu các nước phát triển chịu tác động xấu của biến động giá
dầu thì cũng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia khác như: tiền tệ mất
giá, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài giảm…
Từ những ảnh hưởng lớn của biến động giá dầu tới nền kinh tế cho thấy rằng dầu
mỏ là một trong những mặt hàng quan trọng, có khả năng chi phối lớn tới nền kinh tế
của mỗi quốc gia dù là quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu dầu mỏ.
1.2.3.Vai trò của xăng dầu đối với Việt Nam

Xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu, là mặt hàng chiến lược, có vai trò vô
cùng quan trọng trong mỗi nền kinh tế quốc dân. Để tạo ra một sản phẩm, hàng hóa
nào đó đều cần đến một lượng xăng dầu nhất định. Vậy nên chi phí xăng dầu luôn là

chi phí quan trọng, ảnh hưởng đến giá thành của chính sản phẩm được sản xuất ra.
Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, thị trường xăng dầu Việt Nam
góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và nhu cầu sinh hoạt trong đời
8


sống của nhân dân. Hơn thế, ở nước ta, thị trường xăng dầu không chỉ đem lại hiệu quả
kinh tế cao mà còn thúc đẩy sản xuất, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát và
tăng tích lũy cho Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên giá cả xăng dầu thế giới cũng có những tác động nhất định tới nền
kinh tế nước ta. Giá cả xăng dầu biến động có thể khiến nhiều nước rơi vào tình trạng
suy thoái và lạm phát. Ví dụ như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm
chấn động tới tình hình chính trị- kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới. Kể cả
các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc,… cũng bị đảo lộn, mà một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do biến động của giá dầu trên
thế giới. Đứng trước tình hình này, chính phủ Việt nam đã phải áp dụng rất nhiều cơ
chế, biện pháp khác nhau như thuế, phí, quỹ hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu,… để can
thiệp góp phần ổn định tình hình kinh tế trong nước.

9


CHƯƠNG II – DIẾN BIẾN, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN
ĐỘNG GÍA DẦU THẾ GIỚI 2015
2.1. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2015
2.1.1.Diễn biến giá dầu thế giới quý I/2015

Năm 2015 là một năm đầy biến động đối với thị trường dầu mỏ thế giới. Động
thái nổi bật và xuyên suốt chủ đạo trên thị trường dầu thô thế giới vẫn là tình trạng
cung vượt cầu; giá cả bình quân có lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung là giảm mạnh,

giảm nhiều nhất là tới 30%, giảm kỉ lục trong 5 năm gần đây.
Hình 1: Giá dầu WTI và Brent từ năm 2010 đến 2015

Trong quý 1/2015 giá dầu biến động theo hình sin giảm từ đầu năm, sau đó bắt
đầu đổi chiều tăng khoảng từ đầu tháng 2, tiếp đó đầu tháng ba lại đổi theo chiều giảm.
Phiên ngày 20/3 giá dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 4/2015 tại New York tăng 1,76
USD, tương đương 4%, lên 45,72 USD/thùng, tăng mạnh nhất kể từ 12/2. Trong khi
đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2015 tại London tăng 89 cent, tương đương 1,6%, lên
55,32 USD/thùng.
Phiên hôm 13/1 giá dầu Brent đã giảm xuống 45,13 USD/thùng thấp nhất kể từ
tháng 3/2009, gần ngang với dầu WTI. Giá dầu WTI ngọt nhẹ kỳ hạn đã giảm xuống
mức thấp nhất trong quý 1 vào ngày 16/3 tại 43,88 USD/thùng, ghi nhận mức thấp
nhất kể từ tháng 3/2009.

10


Hình : Giá dầu WTI và Brent quý 1/2015

Nguồn:
Việc giá dầu WTI giảm mạnh này diễn ra vài ngày sau khi Cơ quan Năng lượng
Quốc tế (IEA) cảnh báo về việc Hoa Kỳ sắp hết chỗ chứa dầu. Trong ngắn hạn, tồn
kho dầu tiếp tục tăng và sản lượng khai thác vẫn gây áp lực lên giá – giảm 52% trong
gần 6 tháng qua và giảm 59% kể từ mức đỉnh hồi tháng 6/2014.
Giới đầu tư theo dõi sát sao số giàn khoan đang hoạt động của Hoa Kỳ, coi đây là
dấu hiệu kéo giảm nguồn cung và dư cung toàn cầu.
Theo số liệu của công ty dịch vụ giếng dầu Baker Hughes Inc., số giàn khoan của
Hoa Kỳ đã giảm hơn 40% kể từ đầu năm. Tuy nhiên sản lượng dầu của Hoa Kỳ vẫn
đạt gần 9,4 triệu thùng/ngày cao nhất kể từ năm 1983.
2.1.2.Diễn biến giá dầu thế giới quý II/2015


Giá dầu thế giới có xu hướng tăng trong quý II. Giá dầu đã bật tăng trở lại kể từ
cuối tháng 3 sau khi giảm mạnh hơn 50% kể từ tháng 6/2014. Trong quý II giá dầu thô
thế giới đã tăng khoảng 30%. Giá dầu WTI kỳ hạn đã lên mức cao nhất kể từ
9/12/2014 vào phiên 10/6 tại 61,43 USD/thùng. Sau khi dầu thô ngọt nhẹ WTI lên tới
mốc 60 USD/thùng thì đã dao động quanh mốc này trong tháng 6 khi giới đầu tư xem
xét mối quan hệ giữa dư cung và những dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang hồi phục cùng
với đồn đoán sản lượng dầu có thể đang giảm. Đối với dầu thô Brent sau khi lên mức
đỉnh từ đầu năm tại 67,77 USD/thùng vào ngày 6/5, đã có xu hướng giảm nhẹ.
HÌnh Giá dầu WTI và Brent quý II/2015

11


Nguồn:
Mới nhất chốt phiên ngày 19/6 dầu giảm khi giới đầu tư dõi theo cuộc đàm phán
nợ của Hy Lạp và hạn chót về thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu WTI xuống 59,61
USD/thùng, còn giá dầu Brent kỳ hạn giảm xuống 63,02 USD/thùng.
Đối với RON 92 trên thị trường Singapore cũng có diễn biến phù hợp với giá dầu
thô thế giới, giá RON 92 đã lên mức cao nhất năm nay vào ngày 10/6 tại 85,02
USD/thùng sau đó giá giảm nhẹ quanh mốc 82 USD hay 83 USD/thùng.

2.1.3.Diễn biến giá dầu thế giới quý III/2015

Giá dầu trong quý III có diễn biến rất phức tạp nhưng nói chung vẫn theo xu
hướng giảm. Giá đã giảm mạnh khoảng 30%, liên tiếp từ cuối tháng 6 đến cuối tháng
8. Phiên ngày 24/8 giá đã xuống đáy mới trong 6 năm, chốt phiên dầu WTI ngọt nhẹ
12



trên sàn Nymex New York đã giảm xuống 38,24 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng
2/2009, dầu Brent xuống 42,69 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Sau đó giá
quay lại tăng liên tiếp 5 trong 6 phiênvới dầu Mỹ tăng 22% và Brent tăng 19% so với
mức thấp nhất 6 năm ghi nhận hôm 24/8.
HÌnh :Giá dầu WTI và Brent quý III/2015

Nguồn:
Giá xăng tại thị trường Singapore cũng có diễn biến theo giá dầu thô trên thị
trường thế giới. Giá đã giảm mạnh từ 77,88 USD/thùng vào 30/6 xuống còn 54,61
USD/thùng vào 26/8 sau đó tăng trở lại lên 61,58 USD/thùng vào 17/9.
2.1.4.Diễn biến giá dầu thế giới quý IV/2015

Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11/2015 trên sàn Nymex (WTI) giảm nhẹ
2 xu xuống 46,64 USD/thùng, đánh dấu phiên giảm giá thứ 3 liên tiếp; Hợp đồng xăng
giao tháng 11/2015 giảm chỉ hơn nửa xu còn 1,308 USD/gallon trong khi hợp đồng
dầu sưởi giao tháng 11/2015 tăng 1,3 xu (tương ứng 0.9%) lên 1,483 USD/gallon; Hợp
đồng khí thiên nhiên giao tháng 11 nhận 2 xu (tương ứng 0.8%) lên 2,518
USD/MMBtu. Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 11/2015 trên sàn ICE Futures rớt 9
xu (tương ứng 0,2%) còn 49,15 USD/thùng…
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trong năm (ngày 31/12), trên thị trường New
York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giảm 10 cent xuống còn 36,50 USD/thùng. Tại thị
trường London, giá dầu Brent Biển Bắc cũng giảm 4 cent, xuống 36,42 USD/thùng,
gần chạm mức thấp nhất trong 11 năm là 36,11 USD/thùng được ghi nhận trong phiên
giao dịch ngày 22/12 vừa qua. Giá dầu chốt năm đánh dấu 2 năm giảm liên tiếp kể từ
cuối năm 2013 và tính chung cả năm 2015, giá dầu trên thế giới đã giảm hơn 30%.
HÌnh :Tổng quan giá dầu WTI và Brent năm 2015

13



2.2. Nguyên nhân dẫn tới biến động giá dầu thế giới năm 2015
2.2.1.Nguyên nhân về kinh tế
a. Sự phát triển của dầu đá phiến tại Mỹ
i. Dầu khí đá phiến là gì?

Quá trình hình thành dầu khí bắt nguồn từ hàng trăm triệu năm trước, khi xác các
sinh vật chìm dưới đáy biển và bị chôn vùi rất sâu trong lòng đất, hình thành lớp bùn
lắng hữu cơ. Năm này qua năm khác, quá trình này tiếp diễn, các lớp bùn lắng hữu cơ
trộn lẫn với trầm tích và nhiều vật chất khác tiếp tục bị chôn vùi sâu hơn và hình thành
nên những lớp đá phiến hạt mịn. Càng nhiều trầm tích chồng lên nhau thì càng tạo ra
môi trường áp suất lớn và nhiệt độ cao, khiến lớp bùn lắng hữu cơ bị phân giải, hình
thành dầu và khí (gọi tắt là dầu khí), len lỏi trong các lớp đá có độ thấm và độ rỗng
cao, và dồn về nơi có áp suất thấp hơn tạo thành các túi dầu thô và khí đốt mà con
người đã và đang khai thác trong hơn 100 năm qua. Đây được gọi là dầu khí truyền
thống(conventional oil & gas). Nhưng, khi ở độ sâu chưa đủ tạo ra áp suất và nhiệt độ
cao và ở những lớp đá có độ thấm và độ rỗng thấp thì dầu khí không thể tập trung vào
một chỗ mà tích tụ trong các lỗ hổng nhỏ, không liên thông, nằm xen kẽ giữa các lớp
đá phiến. Các lớp đá phiến này thường nằm ở độ sâu chừng hơn 1-6 km trong lòng đất,
tùy theo cấu tạo địa chất từng vùng. Dầu khí được hình thành trong trạng thái như vậy
được gọi là dầu khí bị “nhốt” trong đá phiến, gọi tắt là dầu khí đá phiến (shale oil &
gas) hay dầu khí phi truyền thống(unconventional oil & gas).

14


Tuy nhiên, do đặc điểm các túi dầu phân tán và nằm sâu dưới lòng đất nên việc
khai thác gặp khá nhiều trở ngại, sản lượng thấp và chi phí rất cao. Chính vì vậy, vào
khoảng thập niên 50-60 của thế kỉ trước, hầu hết các quốc gia đã dừng các dự án khai
thác dầu đá phiến do dầu mỏ rẻ hơn trong khi chi phí xử lí dầu đá phiến lại quá cao.
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, sản lượng dầu đá phiến trên thế giới

đạt đỉnh là 46 triệu tấn năm 1980, sau đó giảm nhanh chóng xuống còn 16 triệu tấn
năm 2000 do sự cạnh tranh gay gắt từ dầu mỏ truyền thống.
Công nghệ dầu đá phiến đã phục sinh trở lại vào những năm đầu thế kỉ XXI, với
công nghệ nứt vỡ thủy lực, nước Mỹ đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành dầu
khí đá phiến khi việc khai thác loại dầu này ngày càng dễ dàng và rẻ hơn.

ii. Tác động của dầu khí đá phiến đến nước Mỹ

Theo ước tính của EIA( cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ), tổng trữ lượng
dầu đá phiến ước đạt 345 tỷ thùng tại 42 quốc gia được khảo sát, con số này có thể còn
tăng hơn nữa do sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Theo đó, Hoa kỳ là nước có trữ
lượng loại dầu này đứng thứ 2 thế giới sau Nga, ước đạt 58 tỷ thùng. Nhờ thành tựu
vượt bậc trong kĩ thuật khai thác dầu khí đá phiến nên Mỹ sớm vượt qua các nước
trong lĩnh vực này. Từ năm 2005-2013, sản lượng khai thác dầu khí đá phiến của Mỹ
tăng từ 5% lên đến 35% tổng lượng dầu khai thác của nước này. Theo ước tính của cơ

15


quan năng lượng quốc tế (IEA), trữ lượng dầu khí đá phiến của Mỹ vào khoảng 58 tỷ
thùng, chiếm 1/4 tổng trữ lượng dầu mở của nước này.
HÌnh :Mô hình khai thác dầu khí đá phiến bằng phương pháp nứt vỡ
thủy lực.

16


Đây là sản lượng sản xuất dầu đá phiến tại các mỏ chính của Mỹ. Hiện các mỏ
này đang khai thác hơn 1 triệu thùng/ngày, gấp nhiều lần so với sản lượng trước đây.


Chính nhờ việc gia tăng nhanh chóng sản lượng khai thác dầu đá phiến, mà sản
lượng khai thác dầu mỏ của Mỹ đã tăng đột biến. Đây là biểu đồ sản lượng khai thác
dầu tại Mỹ tính theo tỷ lệ trung bình 4 tuần (nghìn thùng/ngày).

17


Từ đợt sụt năm 2008-2009 do khủng hoảng tài chính thế giới, sản lượng khai
thác dầu của Mỹ đã tăng một cách đột biến.
Tăng trưởng sản lượng khai thác dầu của thế giới từ năm 2008-2013, trong đó
Mỹ là nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vượt xa nước đứng thứ hai là Iraq.
Với mức sản lượng tăng như vậy, như một điều tất nhiên sẽ đến, sản lượng nhập

khẩu dầu mỏ của Mỹ liên tục giảm.
Nguồn: Business Insider

18


Và một sự việc đầy bất ngờ với thế giới đã đến, ngày 19-12-2015, việc dỡ bỏ
lệnh cấm xuất khẩu dầu đã được quốc hội Mỹ thông qua và chỉ còn chờ chữ kí của
tổng thống Obama. Sau 40 năm tồn tại, lệnh cấm này đã được dở bỏ.

b. Sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Sau ba thập niên tăng trưởng ở mức hai con số, kinh tế trung quốc đang giảm tốc
và gây tác động mạnh tới phần còn lại của thế giới. Theo số liệu thống kê của nước
này, tăng trưởng GDP năm 2015 vừa qua là 6.9%, thấp hơn mức 7% mà Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường đặt ra hồi đầu năm. Trước đó năm 2014 tăng 7.3% và
năm 2014 tăng 7.7%. Kinh tế Trung Quốc chậm lại là điều tất yếu, nhiều năm trước

các chuyên gia đã cảnh báo mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư của
nước này không có tính bền vững và cần chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên
tiêu thụ và dịch vụ nội địa.
Tuy nhiên từ năm ngoái, kinh tế Trung Quốc đã không cải thiện mà còn xấu đi rất
nhanh, ngoài dự liệu của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Xuất khẩu – trụ cột lớn nhất của kinh
tế Trung quốc trong 30 năm qua đã lao dốc từ mức hai con số xuống mức âm, đầu tư
vào tài sản cố định cũng giảm xuống 7% từ mức 20% trước đây, tác động nặng nề tới
việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ngành xây dựng.
Chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp kích thích tăng trưởng, trong năm
2015, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã sáu lần giảm lãi suất, từ mức 5.6% xuống
4.35% như hiện nay, bốn lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại, từ
mức 19.5% xuống còn 17.5% hiện nay, và đặc biệt Trung Quốc đã phá giá đồng nhân
19


dân tệ 4.4% trong 3 ngày, gây chấn động thị trường tài chính toàn cầu. Những biện
pháp trên nhằm đẩy manhk xuất khẩu, giảm tỉ lệ tồn kho và ổn định sản xuất. Tuy
nhiên các biện pháp này lại có tác dựng ngược là làm giá hàng nhập khẩu tăng, kích
hoạt làn sóng rút vốn đầu tư chuyển từ Trung Quốc sang các nên kinh tế có giá nhân
công rẻ hơn xung quanh như Việt Nam, Ấn Độ, …và hoảng loạn trên thị trường tài
chính. Ngoài ra, Trung Quốc còn phải đối mặt với tình trạng nợ công tăng cao, đã vượt
mức 250% GDP, để lâu, đây sẽ là mối nguy hiểm của nền kinh tế.

Nguồn: Wall Street Journal
Khi kinh tế tăng trưởng chóng mặt, Trung Quốc đương nhiên trở thành thị trường
tiêu thụ khổng lồ của các mặt hàng chiến lược như dầu mỏ, than đá, khoáng sản, linh
kiện bán thành phẩm. Năm 2003, Trung Quốc tiêu thụ mỗi ngày 5.5 triệu thùng/ngày,
tăng lên 7.5 triệu thùng/ngày năm 2007, và bấy giờ là 11.19 triệu thùng/ngày, vượt qua
Mỹ để trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Khi kinh tế Trung Quốc suy giảm, nền sản xuất bị trì trệ, họ không còn nhập

nhiều dầu nữa, điều này đã góp phần đẩy khoảng cách giữa cung cầu trong thị trường
dầu mỏ ngày càng xa, giá dầu do đó lại giảm sâu.
c. Phản ứng của các nước OPEC
Trước đây, dưới sự chèo lái của Arap saudi – thành viên lớn nhất trong tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), mỗi khi giá dầu xuống thấp, các thành viên
OPEC lại nhất trí giảm sản lượng. Gần nhất là năm 2008, khi OPEC quyết định cắt
giảm sản lượng, ngay lập tức giá dầu bật tăng từ mức 40$/thùng lên mức 100$/thùng.
20


Nhưng 5 năm trở lại đây, tình hình đã khác. Với việc các công ty khai thác dầu đá
phiến mọc lên như nấm sau mưa tại Mỹ đã đẩy nguồn cung dầu lên cao, cùng với đấy,
các nước ngoài OPEC cũng tăng mức sản lượng của mình lên mức cao kỉ lục, điển
hình là Nga. Do đó, OPEC quyết định giữ nguyên mức trần sản lượng là 30 triệu
thùng/ngày để bảo vệ thị phần và những mục đích kinh tế chính trị khác. Với nguồn dự
trữ ngoại hối dồi dào của mình, arap saudi – nước đứng đầu trong các nước OPEC đã
quyết định giữ nguyên sản lượng để hạ giá dầu, mục đích là để đánh bại các công ty
dầu đá phiến tại Mỹ, nhân tố đang đe dọa tới quyền lực của các nước này. Họ dự đoán
rằng, với mức giá quanh mức 70$/thùng thì các công ty dầu đá phiến tại Mỹ sẽ không
có lãi, từ đó sẽ dẫn đến sự phá sản của các công ty đó, và OPEC sẽ dành thắng lợi.

Tuy nhiên, thực tế lại không như người ta dự định, chỉ một vài công ty dầu đá
phiến nhỏ lẻ tại Mỹ phá sản, cùng với sự phát triển của công nghệ, các tập đoàn hùng
mạnh vẫn sống khỏe, sản lượng dầu đá phiến vẫn tăng, sản lượng dầu tại Mỹ vẫn tăng.
Cùng với đấy, ngân sách của Saudi Arabi bị thâm hụt nghiêm trọng một phần do trợ
giá dầu, một phần do bị sa lầy trong cuộc chiến ở Yemen, Iraq thì lại cần tiền để chống
IS. Và những nước này buộc phải tăng sản lượng để bù đắp lại ngân sách đang bị thâm
hụt nghiêm trọng, sản lượng dầu của Iraq đã tăng lên 4,307 triệu thùng/ngày, và sản
lượng của OPEC đã phá vỡ mức trần 30 triệu thùng/ngày, lên mức 31.695 triệu
thùng/ngày vào tháng 11-2015. Và bây giờ, nội bộ OPEC lại bị chia rẽ, một phe là

Saudi Arabi, qatar, Kuwat, Iraq, họ muốn đẩy sản lượng để giữ thị phần, và bù đắp sự
21


thiếu hụt ngân sách, một bên là venezuela, lybia, những nước này muốn giảm sản
lượng để tăng giá, vì họ đang trật vật trong khủng hoảng, nhưng với nền sản xuất của
họ không cho phép họ tăng sản lượng. Và như thế nội bộ của OPEC đang bị chia rẽ
nghiêm trọng.
Ngày 16-1-2016, lệnh cấm vận của Iran đã được dở bỏ, 30 triệu thùng dầu dự trữ
sẵn sàng bung hàng, nền khai thác dầu bị cấm vận đang sẵn sàng hồi sinh, sản lượng
Iran tăng lên 4.2 triệu thùng/ngày. Chính diễn biến này, ngày 18-1-2016, giá dầu Brent
có lúc giảm chỉ còn 27,67USD/thùng, đây là mức giá thấp kỉ lục mà các nước xuất
khẩu dầu mỏ khó chịu nổi. Chính vì vậy, OPEC cùng Nga đã quyết định tổ chức một
cuộc họp tại Doha (Qatar) để đóng băng sản lượng. Nhưng do bất đồng trong quan
điểm giữa Saudi Arabi và Iran mà cuộc họp này không đem lại kết quả đáng mong đợi,
tuy nhiên thông tin này đã giúp giá dầu hồi phục một phần.
d. Đồng USD tăng giá

Với việc nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp, ngày 17-122015, FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ, đã quyết định tăng lãi suất từ mức 0% lên mức
0.25% và họ còn dự báo nếu tình hình kinh tế tiếp tục khả quan, họ sẽ tiếp tục tăng lãi
suất. Điều này làm giá đồng USD tăng mạnh trên thị trường thế giới. Giá đống USD
tăng ngay lập tức làm giá dầu giảm 1.7% ngay trong phiên giao dịch ngày 17-12.

2.2.2.Nguyên nhân về chính trị

Mối quan hệ Nga – Mỹ
Nga là nước lớn nhất trong liên bang Xô Viết, sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga
cũng rơi vào tình trạng suy thoái sau do sự cấm vận của các nước Tây Âu và sự tụt hậu
về công nghệ cùng giá dầu giảm. Tuy nhiên, với việc giá dầu tăng cao trong thập niên
2000-2010, và những chính sách hợp lí của Putin, kinh tế Nga phục hồi mạnh và tăng

trưởng mạnh mẽ, người ta dần quen với tiếng nói của Nga, một nước Nga hùng mạnh
như Liên Xô trước kia, trên trường quốc tế và các điểm nóng trên thế giới, điều này
làm Mỹ và phương Tây lo lắng, và người Mỹ không thích điều này, việc Nga trỗi dậy,
họ cảm thấy vị thế của mình đang bị đe dọa. năm 2013-2014, tình hình Ucraina căng
thẳng, Nga sát nhập bán đảo Crưm, sau đó hàng loạt các lệnh trừng phạt từ EU và Mỹ
lên Nga vì cho rằng nước này can thiệp vào Ucraina và sát nhập bán đảo Crưm, nền
kinh tế Nga bị điêu đứng, hàng loạt dòng vốn ngoại tệ chảy ra khỏi nga làm đồng
Ruble suy sụp, dự trữ ngoại tệ bị suy giảm nghiêm trọng. Đúng lúc đấy giá dầu bắt đầu
giảm, Nga buộc phải tăng sản lượng để bù đắp ngân sách suy giảm, sản lượng khai
22


thác dầu của Nga tăng cao kỉ lục, điều này trực tiếp lại lamg giá dầu giảm thêm. Trước
tình hình kinh tế Nga suy thoái do trừng phạt và giá dầu giảm, Mỹ đã dở bỏ lệnh cấm
xuất khẩu dầu đã giữ 40 năm của mình, và cũng là nhân tố quan trọng dở bỏ lệnh cấm
vận Iran, Những hành động của Mỹ làm nguồn cung dầu tăng cao và giá dầu đã giảm
mạnh, họ muốn hạ gục nền kinh tế Nga theo cách mà họ đã hạ gục nền kinh tế Liên
Xô. Kinh tế Nga rơi vào tình trạng suy thoái cực kì nghiêm trọng. Tuy nhiên với những
biện pháp tài chính dứt khoát và linh hoạt, nền kinh tế Nga vẫn trụ vững, tuy nhiên
GDP đã bị suy giảm nghiêm trọng, tăng trưởng bị giảm xuống con số âm.
2.3. Tác động tới các nền kinh tế
2.3.1.Tác động tích cực
a. Đối với Mỹ
Trước bối cảnh biến động giá dầu năm 2015 đầy thách thức cho nền kinh tế thế
giới thì Mỹ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự kiện này. Giá dầu giảm khiến cho
nền kinh tế vốn đã trì trệ nhiều năm của Mỹ được phục hồi đáng kể.
Tác động tích cực của giá dầu đến thu nhập khả dụng của người dân Mỹ
Xăng dầu và chất đốt là nguồn nhiên liệu chính chiếm tới 65% lượng chất đốt
được sử dụng tại Mỹ. Giá dầu giảm đồng nghĩa người dân mất ít tiền hơn để mua cùng
một lượng cầu chất đốt như trước, chính vì vậy mà thu nhập khả dụng của người dân

nước này tăng lên một cách đáng kể. Theo cục quản lý thông tin năng lượng của Mỹ
(EIA), trung bình mỗi hộ gia đình Mỹ sẽ có thêm 700 USD tiền tiết kiệm mỗi năm nhờ
ảnh hưởng của việc giảm giá dầu.
Biến động giá dầu theo chiều hướng giảm mạnh những năm gần đây đã tạo cơ
hội để Mỹ đầy lùi lạm phát, vốn là một vấn đề vô cùng thách thức trước đó. Theo số
liệu thống kê gần đây của Ngân hàng Thế giới, lạm phát của Mỹ liên tục giảm và giữ
còn 0.7% vào năm 2015.

23


Biểu đồ lạm phát của Mỹ từ 2006 – 2016

Bureau

of

Nguồn:
Labor

Statistics
Tác
động
đến các
doanh
nghiệp của
Mỹ
Đối
với các
doanh

nghiệp
sử
dụng dầu mỏ là nguồn nhiên liệu đầu vào chủ yếu, khi giá dầu giảm, các doanh nghiệp
giảm được chi phí sản xuất hơn nên tạo ra được nhiều sản phẩm với chi phí ít hơn.
Đồng thời, doanh nghiệp còn có thêm nguồn tư bản dư thừa để mở rộng đầu tư tạo
hiệu ứng kinh tế theo quy mô và dịch chuyển đường cầu lao động sang phải, tạo công
ăn việc làm cho người dân trong nước.
Đối với các doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ,giá dầu lao dốc
sẽ tác động tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh. Số liệu thống kế cho thấy, chỉ trong vòng
3 tháng từ tháng 12 đến tháng 3 năm 2015, có khoảng 850 giàn khoan phải dỡ bỏ vì
nguy cơ thua lỗ nếu tiếp tục sản xuất. Không chỉ vậy nguồn vốn đầu tư cho các doanh
nghiệp này còn bị cắt giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, xét cho cùng, sự tăng trưởng từ các ngành phi hóa dầu khác sẽ lấn át
những ảnh hưởng tiêu cực từ các doanh nghiệp hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu
mỏnên một cách tổng thể nền kinh tế Mỹ đã có những thay đổi tích cực, cụ thể là GDP
thực tế có khả năng tăng thêm với tốc độ từ 0.3% đến 1% /năm.
b. Đối với Anh
Là quốc gia đứng thứ nhất về sản xuất dầu thô và đứng thứ hai về sản xuất khí
gas tự nhiên trong Liên Minh Châu Âu, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt của Anh được
tiêu thụ chủ yếu ở Biển Bắc và đạt đỉnh điểm về doanh thu vào những năm 1990. Tuy
nhiên,một thời gian ngắn sau đó, lượng tiêu thụ của các nước đối với sản phẩm dầu mỏ

24


và khí đốt do Anh sản xuất giảm dần do các nước phát hiện ra nguồn năng lượng sạch
mới và đầu tư nghiên cứu được những phương pháp sản xuất tiến bộ hơn.
HÌnh : Lượng xuất khẩu ròng các sản phẩm từ dầu thô và dầu mỏ ở
Anh


Nguồn: DECC
Việc giá dầu thế giới giảm chỉ còn 50 USD/thùng vào giữa năm 2014 và tiếp tục
giảm đến năm 2015 đã có những tác động tích cực tới nền kinh tế Anh do giá nhiên
liệu đầu vào giảm, đặc biệt là đối với các ngành kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào
xăng dầu.

25


×