Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

Tài liệu ngôn ngữ lập trình C++, nnlt c++ cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.8 KB, 53 trang )

Chuyên đề 1
Một số nội dung NNLT C++


*NNLT C++
-C++ là ngôn ngữ lập trình hỗ
trợ lập trình thủ tục, dữ liệu
trừu trượng, lập trình hướng đối
tượng, và lập trình đa hình. C+
+ chứa một lượng lớn các
chương trình viết sẵn nằm trong
thư viện chuẩn C++ (STL Standard Template Library).


*NNLT C++
-Ngôn ngữ lập trình C++ được cho là ngôn ngữ
lập trình phổ biến nhất hiện nay vì tính tiện dụng
và linh hoạt. Các nhà lập trình dùng nó để thiết
kế và cài đặt các phần mềm ứng dụng lớn. C++
có thể can thiệp sâu vào các phần mềm hệ thống
và phần cứng.
-Các ứng dụng nổi tiếng như HĐH Windows,
máy tìm kiếm Google…Sau khi biết về ngôn ngữ
lập trình C++, ta rất dễ tiếp cận các ngôn ngữ lập
trình bậc cao khác như C#, Visual C++, Visual
studio .NET, Java hay PHP …


*NNLT C++
-Có nhiều phần mềm để soạn thảo
và biên dịch chương trình C++ về


ngôn ngữ máy, với học sinh thường
sử dụng hai phần mềm sau:
+Codeblock 13.12
+Dev C++

-Các website:
+
+
+
+


Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN


I. Cấu trúc chương trình
***Chương trình 1


I. Cấu trúc chương trình/ ***Chương trình 1
-Dòng 1: // my first program in C++
Là dòng chú thích với nội dung “my first program in C+
+”.
1. Cách viết chú thích trong C++
Cách 1: // …chú thích đến hết dòng…
Cách 2: /* ….chú thích …*/ : chú thích trên nhiều dòng
liên tiếp.
Chú thích được NLT dùng để minh họa, giải thích hay
bình phẩm trong mã nguồn. Được bỏ khi biên dịch chương
trình.



I. Cấu trúc chương trình/ ***Chương trình 1

Minh họa:


I. Cấu trúc chương trình/ ***Chương trình 1
-Dòng 2 #include <iostream>: Đây là khai báo thư viện
iostream chứa các lệnh, hàm… vào ra cơ bản trong C++.

2. Khai báo thư viện:
Khi lập trình, để sử dụng chương trình có sẵn trong thư
viện nào thì ta phải khai báo thư viện đó, khai báo thư viện
như sau:
#include <tên thư viện>
-Nếu cần khai báo nhiều thì mỗi thư viện viết trên một
dòng.
Ví dụ:
#include<iostream>
#include<cmath> //chứa các thuật toán toán học.


I. Cấu trúc chương trình/ ***Chương trình 1
-Dòng 3 “using namespace std;" cho phép sử dụng không
gian chuẩn làm mặc định và khi tham chiếu đến các thực
thể trong nó thì không cần có tiền tố std::
Ví dụ: std::cout<<“Hi”; và cout<<“Hi”;
-Dòng 4 int main ()
Hàm main() là thân chương trình chính, không phụ

thuộc vào vị trí đặt hàm (ở đầu, cuối hay ở giữa của mã
nguồn) nó luôn được thực hiện đầu tiên khi chạy chương
trình, mọi chương trình C++ đều tồn tại một hàm main().


I. Cấu trúc chương trình/ ***Chương trình 1
3. Dòng đầu ra chuẩn (standard output stream)
cout là luồng đầu ra chuẩn được định nghĩa trong thư
viện iostream, kết hợp với toán tử << để đưa thông tin ra
thiết bị xuất. Ví dụ:
cout<< “NNLT C++”<cout<< “Xin chao 10Tin K25” <<“\nChuc cac ban hoc
GIOI”;
-endl và \n để đưa con trỏ xuống đầu dòng mới.
-Dấu chấm phảy (;) xác định kết thúc mỗi lệnh trong C+
+.


I. Cấu trúc chương trình/ ***Chương trình 1
-Dòng 6 return 0;
Lệnh kết thúc hàm main() và trả về giá trị 0. Đây là một
kết thúc bình thường của một chương trình không có một
lỗi nào trong quá trình thực hiện.
-Cặp ngoặc { } thể hiện là một câu lệnh ghép hay khối
lệnh, hoặc bắt đầu và kết thúc hàm.


I. Cấu trúc chương trình
*** Chương trình 2. Chương trình nhận vào bán kính r từ
bàn phím, hiện chu vi và diện tích ra màn hình.



I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
-Dòng 2 #define PI 100 là khai báo hằng tên là PI mang giá
trị 3.14. Trong các biểu thức liên quan ta dùng PI thay vì giá
trị 3.14.
4. Hằng
Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong thời thực
hiện chương trình. Gồm có:
-Hằng không tên: là các giá trị cụ thể
+Hằng số nguyên
•Trong hệ 10: 2,10…
•Trong hệ cơ số 8, thêm số 0 ở đầu: 012,055…
•Trong hệ cơ số 16, thêm 0x ở đầu số: 0x35…
Ví dụ số 65(10) trong hệ 8 là 101(8) và hệ 16 là 41(16), cách viết
tương ứng 65, 0101, 0x41 cùng biểu diễn giá trị 65(10).


I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
4. Hằng
-Hằng không tên:
+Hằng số thực: Dạng dấu phảy tĩnh: 3.0, -7.0, 3.14… Dạng dấu
phảy động: 25e3 (=25x1000), 314e-2 (=3.14)...
+Hằng kí tự: là các kí tự trong bảng mã chuẩn ASCII của máy
tính như ‘a’ mã 97, ‘A’ mã 65, ‘b’ mã 98… đặt trong cặp nháy đơn
(‘’)
+Hằng logic: True (1), False (0)
+Hằng xâu kí tự: là dãy các kí tự: “I love you”; “Lop 10 Tin”; đặt
trong cặp nháy kép (“ ”).



I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
4. Hằng
-Hằng mang tên – hằng chuẩn:
được ngôn ngữ lập trình quy định sẵn như INT_MAX,
INT_MIN… và được viết IN HOA trong thư viện climits.
Người sử dụng phải khai báo thư viện chứa hằng khi muốn
sử dụng chúng.


I.Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.

4. Hằng
-Hằng do người lập trình tự định nghĩa (khai báo):
Cú pháp: #define <tên_hằng> <giá trị>
Hoặc const <kiểu_dữ_liệu> <tên_hằng> = <giá_trị>;
Hoặc const <tên_hằng> = <giá_trị>;
-Ví dụ:
#define PI 3.14
#define MAXN 10000 //hằng MAXN nhận giá trị là 10000
const float X = 4; // hằng X kiểu thực, có giá trị là 4.0
const D = 7; // hằng D kiểu int, giá trị là 7


I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
-Dòng 5 float r, dt, cv; khai báo biến r, dt, cv kiểu số thực
float để lưu giá trị bán kính, diện tích và chu vi.
5. Biến
-Biến là đại lượng được đặt tên để mang giá trị và có thể
thay đổi khi thực hiện chương trình. Trong lập trình,

muốn lưu trữ giá trị nào đó thì phải khai báo biến để mang
nó.
-Khi khai báo, máy tính cấp cho mỗi biến một vùng nhớ
tương ứng với kích thước tên kiểu dữ liệu được khai báo.
-Biến phải được khai báo trước khi sử dụng và có thể
khai báo ngay tại vị trí bắt đầu dùng.


I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
5. Biến

Cách khai báo (declaring variables):
-Cách 1: khai báo thường.
Tên_Kiểu_dữ_liệu <biến1>, <biến2>, …;

-Cách 2: khai báo và khởi tạo giá trị đầu.
C1: Tên_Kiểu_dữ_liệu biến1=<giá trị 1>, biến2=<giá trị 2>,
…;
Ví dụ:
-long a,b; //khai biến a và b kiểu long
-int n=10; //khai báo và khởi tạo biến n=10
-int i(2),k=n + 5;// biến i nguyên và khởi tạo bằng 2, k bằng 15
-float eps=1.0e-6;
// biến thực eps khởi tạo bằng 10-6
-char c = 'Z'; // biến c kiểu kí tự và khởi tạo bằng 'Z'


I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
-Dòng 7 cin>>r; khi chạy chương trình, máy
chờ người nhập vào giá trị số từ bàn phím, máy

sẽ lưu trữ giá trị đó vào ô nhớ r.
6. Dòng đầu vào chuẩn (standard input
stream)
cin là luồng đầu vào chuẩn, kết hợp với toán
tử >> để đọc dữ liệu từ thiết bị vào và lưu vào ô
nhớ của biến ngay sau >>
Cú pháp: cin>>biến_1 >>biến_2 …
Khi nhập các giá trị khác nhau phải cách
nhau 1 dấu cách hoặc dấu “enter”


I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
-Dòng 8 dt=PI*r*r; và dòng 9 cv=PI*r; là các
công thức tính diện tích và chu vi theo r (bán
kính).
7. Toán tử gán - công thức
Dấu bằng (=) gọi là toán tử gán, bên trái dấu
= bắt buộc là một biến, bên phải là một biếu
thức. Biểu thức có thể là hằng, biến hoặc là sự
kết hợp giữa hằng, biến, phép toán và dấu
ngoặc tròn - ().
Máy tính giá trị của biểu thức ở vế phải và
gán cho biến ở bên trái lưu trữ.


I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.

7. Toán tử gán - công thức
-a=100; // gán giá trị 100 cho biến a
-a=a+1; // tính a+1, gán lại cho biến a

-x1=(a1*c2-a2*c1)/(a1*b2-a2*b1)
C++ cho phép toán tử gán ở vế phải
-a = 2 + (b = 5); // b = 5; a = 2 + b; hoặc
-a = b = c = 5; //gán 5 cho c, c gán cho b và b
gán cho a


I. Cấu trúc chương trình *** Chương trình 2.
8. Phép toán số học

Operator

Meaning

Example

+

Cộng

x + y

-

Trừ

x - y

*


Nhân

x * y

/

Chia

x / y

%

Phần dư- Modulus

x % y


II. Phần mềm codeblocks
1. Giới thiệu
-CodeBlocks là một Môi trường phát triển tích hợp (IDE) hỗ
trợ lập trình C++, có giao diện đẹp và miễn phí. CodeBlocks
kết hợp trình biên dịch MinGW cho phép soạn thảo, biên dịch
(compiler) và gỡ lỗi (debbuger) rất thuận tiện.
-Biểu tượng phiên bản 13.12:


II. Phần mềm codeblocks
1. Giới thiệu
-Link tải phần mềm: http://
www.codeblocks.org/downloads và Chọn

codeblocks- 13.12mingw-setup.exe
-Cài đặt phần mềm: Chạy tệp tải về và chấp
nhận các tùy chọn mặc định.
-Thiết lập dịch: Từ cửa sổ CodeBlocks, kích
Settings/Compiler, x.h hộp thoại Compiler
Settings.
+Tại "Selected Compiler", chọn "GNU GCC
Compiler“
+Tại "Toolchain Executables" và kiểm tra các thông
tin "Compiler's Installation Directory“ (mặc định).


×