Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHẦN IIĐề Thi tham khảo môn Luật Tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.52 KB, 4 trang )

PHẦN II: MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO

MỤC 1: ĐỀ THI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

Đề thi môn TTHS1
Lớp QT31B
Thời gian 60'
Được sử dụng tài liệu
1. QHPL TTHS phát sinh từ khi phát hiện dấu hiệu tội phạm.
2. Người bị tạm giữ, bị can và bị cáo là những người ó quyền khai báo.
3. Lời khai báo của người làm chứng là nguồn chứng cứ.
4. Tòa án có quyền hủy biện pháp tạm giam do VKS áp dụng.
Đề thi môn TTHS1
Lớp QT31B
Thời gian 60'
Được sử dụng tài liệu
Câu I (4 điểm): Nhận định
1. Trong một số TH luật định người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố VAHS.
2. Chỉ có CQĐT mới có quyền khởi tố bị can.
3. Các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án.
4. Tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo, kháng nghị không có quyền bổ sung kháng
cáo, kháng nghị theo hướng bất lợi cho bị cáo.
Đề thi Luật Tố tụng hình sự 1.
Thời gian: 75'
Được sử dụng tài liệu
Câu II: Nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
tạm giữ. (1 đ)
2. Chỉ Viện kiểm sát mới có quyền thay thế hoặc hủy bỏ những biện pháp ngăn chặn do họ



áp dụng.
3. Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Cơ quan điều tra phải có sự phê chuẩn của VKS trước
khi thi hành.
4. Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất không được tham gia tố tụng với tư
cách là người làm chứng.
5. Biên bản phạm pháp quả tang do Trưởng công an phường lập là nguồn của chứng cứ.
6. Người thân thích của bị can, bị cáo được tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa.
7. Vật chứng có thể được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp trong quá
trình giải quyết vụ án
Đề thi môn Tố tụng hình sự II
Thời gian: 75'
Được sử dụng tài liệu
Câu 1: Hãy xác định nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?
a. Trong một số trường hợp luật định người bị hại có quyền khởi tố vụ án hình sự.
b. Tại phiên tòa phúc thẩm nếu toàn bộ kháng cáo, kháng nghị bị rút thì vụ án được đình
chỉ.
c. VKS có quyền hủy các quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của các cơ quan
có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
d. Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị.
Đề thi môn : Tố tụng Hình sự (học phần 1)
Lớp Công đoàn 2A (lần 1)
Thời gian : 75 phút
Được sử dụng tài liệu

Câu II - Nhận định đúng sai. Tại sao?
a) bảo lĩnh có thể được áp dụng đ/v bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (1đ).
b) Người bị hại, bị can, bị cáo có quyền nhờ người bào chữa bảo vệ quyền lợi cho mình
(1đ).
c) lời nhận tội của bị can, bị cáo là chứng cứ (1đ).
d) biện pháp "cấm đi khỏi nơi cư trú" không được áp dụng đ/v bị can, bị cáo là người nước

ngoài phạm tội tại VN (1đ).
e) trong TTHS chỉ có VKS mới có quyền thực hiện chức năng buộc tội (1đ).
f) Thư ký tòa án phải tiến hành từ chối tố tụng hoặc bị đề nghị thay đổi nếu là người thân
thích của kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong cùng vụ án (1đ).


g) mọi tình tiết, sự kiện có thật được phản ánh trong nguồn của chứng cứ đều được coi là
chứng cứ (1đ).
ĐỀ THI LUẬT TTHS (Học phần 1 - Phần chung)
Lớp Q5D - Lần 1
---oOo--Câu II: Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1) Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm
chứng. (1 điểm)
2) Cơ quan có quyền ra quyết định trưng cầu giám định là cơ quan tiến hành tố tụng. (1
điểm)
3) Tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo chưa thành niên phạm tội ít nghiêm
trọng. (1 điểm)
4) Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền ra quyeết định
khởi tố VAHS. (1 điểm)
5) Trong mọi trường hợp việc thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều
phải do VKS quyết định. (1 điểm)
6) Thẩm quyền xử lý vật chứng chỉ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. (1 điểm)
7) Trong VAHS có thể không có người tham gia với tư cách là người bị hại. (1 điểm)
ĐỀ THI MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
KHOA KINH TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
---&--Câu 1: Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trường hợp bào chữa bắt buộc không áp dụng đối với người bị tạm giữ.
b. Quan hệ giữa bị can và người bị hại thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS
c. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ sửa án sơ thẩm theo hướng tăng nặng khi có căn cứ và có
kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó.

d. Dân thường phạm tội do tòa án nhân dân xét xử.
ĐỀ THI MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
KHOA KINH TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
---&--Câu 1: Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trong TTHS, nghĩa vụ chứng minh chỉ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.
b. Trong cùng một vụ án, người tiến hành tố tụng chỉ có thể tham gia với một tư cách tố
tụng.
c. Lời khai của người làm chứng là chứng cứ.
d. Trong mọi trường hợp lệnh bắy người của cơ quan điều tra phải được VKS cùng cấp phê
chuẩn.
e. Thủ tục xét xử phúc thẩm phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị
f. Tòa án chỉ xét xử bị cáo theo tội danh mà VKS truy tố.


1. Cơ quan có quyền giải quyết VAHS là cơ quan tiến hành tố tụng.
SAI: Vì còn cơ quan hải quan, kiểm lâm, bộ đội biên phòng, lực lượng cảnh sát biển.
2. Tạm giam không áp dụng đối với bị can-cáo là người chưa thành niên phạm tội nghiêm
trọng.
SAI: chỉ có 3 trường hợp hạn chế tạm giam :
-bị can/cáo đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng
-người già yếu
-người bị bệnh nặng (lết không được) có nơi cư trú rõ ràng
Như vậy người chưa thành niên nhưng đủ 16 tuổi nếu phạm tội nghiêm trọng do cố ý thì
vẫn bị tạm giam.
3 Hội thẩm nhân dân không có quyền tham gia xét xử phúc thẩm tại tòa phúc thẩm TANDTC.
SAI: xem điểm b khoản 1 Đ40
4. Chức danh điều tra viên không có trong ngành kiểm sát.
SAI: Đ110 và pháp lệnh tổ chức điều tra HS
5. Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn
của VKS cùng cấp.

Đúng: Dù bắt nóng hay bắt nguội thì trứơc sau cũng cần sự phê chuẩn của VKS.
6. Chỉ có cơ quan THTT mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định.
Đúng : Đ105
7. Người bị hại, bị can-cáo là những người tham gia tố tụng có quyền nhờ Luật sư bào
chữa cho mình.
SAI: Người bị hại không có quyền nhờ LS bào chữa mà chỉ có thể nhờ Luật sư tham gia tố
tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Luật sư bào chữa
chỉ tham gia bào chữa cho bị can bị cáo khi có yêu cầu.



×