Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tóm tắt luận văn tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.37 KB, 4 trang )

Kính thưa hội đồng, thưa các thầy cô, cùng các bạn học viên.
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
luận văn này và tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nghiêm Thị Thà đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn.
Sau đây tôi xin trình bày “Báo cáo tóm tắt luận văn thạc sĩ” của tôi.
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định”
Người hướng dẫn: PGS.TS Nghiêm Thị Thà.
Bố cục của luận văn gồm: 5 phần:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao HQSD đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
- Kết luận
Đầu tiên là mở đầu, bao gồm 5 mục: 1) Tính cấp thiết của đề tài; 2) Mục tiêu nghiên cứu; 3) Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu; 4)Nội dung nghiên cứu; 5) Phương pháp nghiên cứu.
1) Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con
người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất không chỉ là đối tượng lao
động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nhờ có đất đai con người sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung
cấp cho xã hội. Nhưng đất đai là nguồn lực có hạn trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, việc sử dụng đất có hiệu
quả, bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Việt Nam là đất nước phát triển từ nền
kinh tế nông nghiệp lúa nước, việc nghiên cứu, đánh giá và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa càng trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hải Hậu là huyện nằm phía Đông nam của tỉnh Nam Định hàng năm sản lượng lúa chiếm gần


1/3 tổng sản lượng lúa của tỉnh, thương hiệu “gạo tám Hải Hậu” đã gắn với nhiều thế hệ người Việt ở Việt Nam cũng như ở
nước ngoài. Tuy nhiên, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang tác động mạnh mẽ đến cơ cấu đất nông
nghiệp, đặc biệt là các vùng thuần nông như Hải Hậu, Nam Định. Vì vậy, việc tìm giải pháp để khai thác và sử dụng hợp lý,
có hiệu quả đất trồng lúa trong bối cảnh hiện nay là một trong những vấn đề hết sức cần thiết đối với các cấp chính quyền từ tỉnh
đến xã và từng hộ gia đình nông dân. Xuất phát từ thực tế của địa phương trong bối cảnh hiện nay, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện để đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trong bối cảnh hiện nay của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
2.2. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
- Mô tả và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; chỉ rõ các kết quả,
hạn chế về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại các vùng chuyên canh lúa
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Chọn 3 xã điểm của Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định làm mẫu nghiên cứu do 3 xã này có diện tích đất trồng
lúa lớn và là vùng chuyên canh lúa của Huyện Hải Hậu.
- Về thời gian: Từ năm 2012- 2014.
- Về nội dung: Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.


4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc biệt là diện tích đất trồng lúa của huyện Hải Hậu, Nam Định.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường từ sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu - Nam Định.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của Huyện Hải Hậu – Nam Định.
- Nghiên cứu định hướng và nguyên tắc sử dụng đất trồng lúa một cách hiệu quả trong những năm tới đây tại huyện Hải Hậu
– Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hải Hậu - Nam Định trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Thu tập tài liệu thông qua điều tra khảo sát thực tế các hộ gia đình trồng lúa để thu thập số liệu, sử dụng phầm mềm
Excel để phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, tài liệu từ các công trình khoa học, các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và các

tài liệu thực tế của huyện Hải Hậu và các địa bàn tương đồng, số liệu tổng hợp từ Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên, môi
trường, Phòng Thống kê của Huyện Hải Hậu, các thông tin công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, tạp chí,
Internet…về hiệu quả sử dụng đất. Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp trên phần mềm Excel nhằm xác định các
luận chứng, luận cứ cho các đánh giá, kết luận và đề xuất.
5.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
5.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: Năng suất lúa /ha; giá trị hàng hóa /ha trồng lúa; giá trị sản lượng /ha; giá trị gia
tăng /ha; lợi nhuận bình quân/ha trồng lúa; số vụ khai thác/ha trồng lúa hàng năm...
5.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: Số việc làm /ha; thu nhập bình quân /ha,....


5.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: Diện tích sử dụng /Diện tích tự nhiên; diện tích trồng lúa/diện tích sử dụng,
diện tích lúa cao sản/diện tích trồng lúa, diện tích lúa đặc sản/ diện tích trồng lúa, diện tích đất đa canh/diện tích đất trồng lúa....
Ngoài ra còn sử dụng các tiêu chí định tính như: khả năng đảm bảo an toàn vệ sinh lương thực, thực phẩm; mức độ an toàn
môi trường sinh thái vùng trồng lúa, mức độ an sinh xã hội, phát triển văn hóa, bản sắc dân tộc vùng trồng lúa….
5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
So sánh các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa giữa thực tế đạt được với mục tiêu của Huyện, Tỉnh, so sánh
với các Huyện tương đồng để đánh giá theo mục tiêu của luận văn. Cụ thể:
- Hiệu quả về kinh tế: So sánh năng suất cây trồng, vật nuôi trên diện tích trồng lúa thực tế với kế hoạch, năm sau với năm
trước, có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận, mang lại thu nhập cao, ổn định cho người trồng lúa.....để đánh
giá hiệu quả sử dụng đất lúa.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác, nuôi trồng của người dân và bắt kịp các
tiến bộ khoa học kỹ thuật (Giá trị ngày công lao động nông nghiệp; Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp; Tỷ lệ giảm hộ đói
nghèo; Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động; Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường).....
- Hiệu quả về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ
môi trường sinh thái ( Khả năng bảo vệ và cải tạo đất; Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật), sản phẩm
đảm bảo an toàn thực phẩm.....
5.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu:
Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excel.
TÔI XIN CẢM ƠN HỘI ĐỒNG VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý. XIN HỘI ĐỒNG CHO TÔI NHẬN XÉT!
TÔI CẢM ƠN HỘI ĐỒNG ĐÃ CHO TÔI NHẬN XÉT!




×