Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Tom tat luan van tot nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.94 KB, 12 trang )





phát huy tính tích cực của học sinh
qua sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học mĩ thuật ở tiểu học
Người hướng dẫn: Cử nhân Nguyễn Đức Vượng
Người thực hiện: SV Trần Thị Bích Hồng




Cấu trúc luận văn: 4 phần
a- phần mở đầu
1- Lí do chọn đề tài
2- Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4- Phương pháp nghiên cứu
5- Cấu trúc đề tài
b- Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phát huy tính tích cực của học sinh qua sử dụng đồ dùng trực
quan trong giờ học Mĩ thuật ở Tiểu học
Chương 3: Thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật
ở trường Tiểu học Trưng Vương
c- kết luận và ý kiến đề xuất
d-tài liệu tham khảo





Chương 2: Phát huy tính tích cực của học sinh qua
sử dụng Đdtq trong giờ học Mĩ thuật ở Tiểu học
1- Sử dụng đdtq trong phân môn Vẽ theo mẫu
Để thực hiện những yêu cầu của phân môn này đặt ra, đồng thời phát
huy được tính tích cực của HS trong quá trình học, GV cần lưu ý từ
khâu chuẩn bị đdtq. đdtq ngoài yêu cầu là đối tượng cho HS quan
sát, phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học. Nó còn có yêu cầu về
mặt thẩm mĩ để thu hút sự tập trung chú ý của HS và tạo nên không
khí nghệ thuật cho giờ học.
Đối với việc bày mẫu, GV cũng cần quan tâm tới yếu tố ánh sáng và
tính thẩm mĩ. Đồng thời phải đảm bảo cho HS cả lớp đều quan sát
mẫu ở tư thế thoải mái nhất. GV có thể tổ chức cho HS chuẩn bị mẫu
và bày mẫu theo nhóm. Cách tổ chức này không ngừng tạo điều kiện
cho HS hoạt động tích cực, hứng thú mà còn giúp các em chủ động
trong việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng vận dụng vào cuộc sống hàng
ngày. Điều này góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS.




Trong quá trình khai thác kiến thức trên đdtq, GV cần linh hoạt,
sáng tạo, phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau giúp HS tự
giác và chủ động trong việc nắm rõ đặc điểm của đối tượng, nắm đư
ợc quy trình vẽ, HS phát huy được tính tích cực của bản thân qua
quá trình tri giác và tư duy.
2- Sử dụng ĐDTQ trong phân môn Vẽ trang trí
Đối với vẽ trang trí, những kiến thức: hình mảng, màu sắc, đậm nhạt,
gam màu, hoạ tiết, HS tiếp thu được đều thông qua quan sát mẫu.
Như vậy đdtq không thể thiếu trong phân môn này. Đối với mỗi loại

bài vẽ trang trí lại có những đồ dùng riêng để khai thác. Tuy nhiên, nếu
GV nêu ngay kiến thức trên đồ dùng thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức
một cách thụ động. Nếu như GV sử dụng ĐDTQ trên cơ sở đa dạng
hoá các phương pháp dạy học (trực quan, quan sát, gợi mở vấn đáp,),
HS cả lớp cùng quan sát, suy nghĩ và phát hiện vấn đề để trả lời câu hỏi
thì tính tích cực của HS được phát huy.




Đặc biệt, GV có thể sáng tạo một số trò chơi để giờ học thêm sinh
động, tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của HS.
3- Sử dụng ĐDTQ trong phân môn Vẽ tranh
Một bài vẽ tranh hay, sinh động yêu cầu giáo viên phải có cách
truyền tải kiến thức sinh động. GV chỉ trình bày bài giảng bằng
lời nói suông thì không thu hút được sự chú ý của HS mà yêu cầu
phải có ĐDTQ để minh hoạ. Như vậy, ĐDTQ trong phân môn
này cũng quan trọng không kém ở hai phân môn Vẽ theo mẫu và
Vẽ trang trí.
Sử dụng ĐDTQ, GV có thể phối hợp nhiều phương pháp dạy học
khác nhau. Phương pháp phân tích, gợi mở vấn đáp có thể áp
dụng để giúp HS liên hệ thực tế, tưởng tượng và nhớ lại những
hình ảnh có liên quan đến đề tài: khung cảnh, màu sắc, hình dáng
nhân vật, Đây là khâu quan trọng để hình thành biểu tượng về
nội dung đề tài cần thiết để vẽ tranh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×