Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: Vườn rau em trồng (liên môn hóa học, sinh học và công nghệ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.31 KB, 14 trang )

BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN HÓA HỌC, SINH HỌC
CÔNG NGHỆ THEO CHỦ ĐỀ: VƯỜN RAU EM TRỒNG
I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện
1. Tên chủ đề: Vườn rau em trồng.
2. Nội dung chủ đề:
Chủ đề dành cho đối tượng học sinh lớp 11 – Chương trình Nâng cao.
Chủ đề gồm 2 nội dung lớn:
- Phân đạm, phân lân, phân kali, một số phân khác.
- Trồng rau vừa sạch vừa cho năng suất tại vườn nhà.
3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 3 tuần, trong đó có 3 tiết học trên lớp.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
1.1. Môn Hóa học
- Nêu được khái niệm phân bón hóa học và phân loại.
- Nêu được tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali.
1.2. Môn Sinh học
- Nêu được các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng.
- Vai trò của các nguyên tố đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
1.3. Môn Công nghệ
Biết được cách chọn rau trồng phù hợp cho mỗi loại đất.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Hóa học
Giải được bài tập: Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một
lượng nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên
quan.
2.2. Môn Sinh học
Thực hành: Bón phân cho cây trồng.
2.3. Môn Công nghệ
Thực hành: Xác định pH của đất.
3. Thái độ
- Chăm chỉ, say mê học tập




- Có thái độ hợp tác trong các hoạt động nhóm.
4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
III. Phương pháp dạy học theo chủ đề
Phương pháp dạy học theo dự án.
IV. Tiến trình dạy học theo chủ đề:
* Giai đoạn 1: Thiết kế dự án
1. Ý tưởng dự án
Rau là thực phẩm thiết yếu cho mọi người nhưng trong thực tế rau là loại
thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất so với các loại nông sản khác. Hiện nay rau sạch
đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi trên thị trường rau quả, người tiêu
dùng luôn phải đối mặt với các loại rau củ quả có sử dụng dư lượng thuốc trừ sâu,
thuốc kích thích, vi khuẩn, hóa chất gây bệnh... Các nhóm đóng vai trò là các
nhóm nhà nghiên cứu “Phân đạm”, “Phân lân”, “Phân kali”, “Một số loại phân
khác” nhằm giải quyết vấn đề “Làm thế nào để trồng rau sạch và năng suất”. Mỗi
nhóm trình
bày về một trong các loại phân bón trên bằng powerpoint và nộp tập san với tên
“vườn rau + (tên loại rau)” nói về quá trình trồng rau tại vườn nhà.
2. Mục tiêu dự án (chính là mục tiêu của chủ đề đã nêu ở trên).
3. Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để có rau ăn an toàn đảm bảo không bị ngộ độc
khi ăn mà lại tiết kiệm chi phí?
Câu hỏi bài học
Câu hỏi nội dung
- Làm thế nào để lựa chọn loại rau phù hợp - Cách xác định độ pH của đất ?
với đất trồng ở vườn nhà?


- Tìm loại rau phù hợp với độ ẩm và
độ pH của đất?

- Làm thế nào để rau phát triển nhanh và - Cây trồng cần những nguyên tố
khỏe mạnh?

dinh dưỡng nào?
- Có mấy loại phân bón? Đặc điểm
của mỗi loại
- Mỗi loại phân bón có tác dụng gì


đối với cây trồng?
- Trong quá trình chăm sóc cây cần lưu ý - Làm thế nào để cây không bị thiếu
những điểm gì?

nước, độ thoáng, ánh sáng?
- Mỗi loại phân bón phù hợp với mỗi
thời điểm nào trong giai đoạn phát
triển của cây?

4. Kế hoạch đánh giá dự án
Trước khi bắt đầu

Trong quá trình

Sau khi hoàn tất

dự án
Biểu đồ

Thảo
K-W-L
luận,
chia sẻ
qua diễn
đàn.

thực hiện dự án
dự án
Biểu đồ K-W-L
Phiếu phân
Biểu đồ
Bảng tiêu
Bảng tiêu chí
công và đánh
K-W-L
chí đánh
đánh giá tập
giá công việc
giá tập san,
san, bài trình
bài trình
diễn
Diễn đàn
diễn
Nhật ký học tập
Giáo viên sử dụng Biểu đồ K-W-L (Know – Want - Learn) để đánh giá nhu

cầu học sinh trước, trong và sau dự án. Trước khi bắt đầu dự án, giáo viên đánh
giá kiến thức và nhu cầu tìm hiểu về bài học của học sinh bằng cách yêu cầu các

em điền vào cột K và cột W. Thông tin ở hai cột này cũng giúp học sinh có sự định
hướng trong quá trình thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành dự án, giáo viên đánh
giá kiến thức của học sinh căn cứ vào những thông tin ở cột L.
Biểu đồ K-W-L
K

W

L

(Những điều đã biết)

(Những điều muốn biết)

(Những điều đã học

……………….

……………….

được)
……………….

……………….
……………….
……………….
Diễn đàn là phương tiện để học sinh và giáo viên chia sẻ và phản hồi thông
tin trực tuyến trong quá trình học sinh thực hiện dự án.



Giáo viên đưa ra Bảng tiêu chí đánh giá tập san, bài trình diễn giúp học
sinh có sự định hướng trong khi thực hiện dự án. Kết thúc dự án, giáo viên và các
nhóm học sinh sẽ dựa vào bảng tiêu chí này, đánh giá sản phẩm dự án của các
nhóm.
Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá tập san, bài trình diễn
Sản phẩm

Tiêu chí
Thiết kế trang bìa:
- Màu sắc hài hòa với chủ đề.
- Bố cục logic.
- Nội dung rõ ràng.
Lựa chọn rau phù hợp với đất:
- Cách xác định pH đúng, có kết

Tập san

quả xác định pH của đất.
- Lựa chọn đúng rau phù hợp với
đất.
Quá trình trồng chăm sóc rau:
- Trồng rau đúng cách.
- Bón phân, tưới nước cho rau
đúng cách.
Những lưu ý khi trồng rau:
- Có lưu ý về cách bón phân
đúng cho rau.
- Có một số lưu ý khác trong quá
trình trồng rau gặp phải.


Giáo
Viên

Điểm cho bởi
Nhóm Nhóm



Nhóm



Bố cục:
- Tiêu đề rõ ràng.
- Cấu trúc mạch lạc, logic.
Nội dung:
- Đầy đủ thông tin.

Powerpoin
t

- Thông tin chính xác.
Hình thức:
- Phông chữ, màu sắc, cỡ chữ
hợp lí.
- Thiết kế sinh động, sáng tạo.
Trình bày:
- Trình bày rõ ràng, thu hút người
nghe.
- Phân bổ thời gian hợp lí.

- Trả lời được câu hỏi từ GV và

HS khác.
Nhật kí học tập là bảng ghi chép, theo dõi các hoạt động thực hiện dự án
của học sinh được giáo viên sử dụng nhằm đánh giá quá trình làm việc của các
nhóm và sự tiến bộ của học sinh.
Nhật kí học tập
Ngày
…………………

Nội dung thảo luận
…………………

Kết quả
…………………

…………………
…………………
…………………
Phiếu phân công và đánh giá công việc được học sinh sử dụng để biết được
các công việc phải thực hiện và đánh giá kết quả làm việc của các thành viên trong
nhóm.
Phiếu phân công và đánh giá công việc
Nhiệm vụ

Tên thành

Phương tiện

Thời hạn


Sản phẩm

viên
…….
…….
* Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án
Dự án được thực hiện trong vòng 3 tuần ( trong đó có 3 tiết học trên lớp).
Tuần 1 – Tiết 1: Làm quen với dạy học dự án


và hoàn thành các công việc để chuẩn bị thực hiện dự án
Hoạt động 1 (10 phút): Giới thiệu phương pháp dạy học theo dự án
Giáo viên giới thiệu khái niệm và các bước tiến hành theo phương pháp học
theo dự án .
Hoạt động 2 (10 phút): Lựa chọn chủ đề, xác định ý tưởng dự án .
GV dẫn dắt và nêu câu hỏi khái quát cho HS thảo luận để kích thích hứng
thú học tập của các em. Từ đó giáo viên xác định chủ đề và ý tưởng của dự án.
Giới thiệu website là diễn đàn trao đổi học tập của dự án.
Hoạt động 3 (15 phút): Đánh giá nhu cầu; Xác định nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào cột K và cột W ở bảng K-W-L.
Dựa vào bảng K-W-L với bộ câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung, giáo viên
định hướng cho học sinh các nhiệm vụ phải làm để có vườn rau vừa sạch, vừa
năng
suất.
Nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm hiểu về loại rau phù hợp với pH của đất,
dinh dưỡng khoáng ở thực vật và thực hành trồng rau tại vườn. Sau đó mỗi nhóm
trình bày về một trong các loại phân bón: phân đạm, phân lân, phân kali, một số
loại phân khác; sử dụng powerpoint để báo cáo và nộp tập san với tên “vườn rau +
(tên loại rau)” nói về quá trình trồng rau tại vườn nhà.

* Nội dung chính của powerpoint và tập san:
Powerpoint:
- Tên loại phân bón mà nhóm trình bày.
- Vai trò của loại phân này và vai trò của nguyên tố mà phân bón này cung
cấp đối với cây trồng.
- Đặc điểm một số phân bón thuộc loại phân bón này (nếu có): Công thức
hóa học, điều chế, đặc tính.
Tập san:
- Cách xác định pH của đất.
- Chọn rau phù hợp với pH của đất, giải thích?
- Quá trình trồng và chăm sóc rau.


- Những lưu ý khi trồng rau.
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định độ pH của đất bằng máy đo pH.
- Bước 2: Tìm loại rau phù hợp với độ pH của đất.
- Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu chất khoáng, các loại phân bón và cách bón các
loại phân này cho rau.
- Bước 4: Trồng và chăm sóc rau.
- Bước 5: Làm tập san và powerpoint.
GV đưa ra bảng tiêu chí đánh giá tập san, bài trình diễn.
Hoạt động 4 (10 phút): Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và đặt tên “Phân đạm”, “Phân lân”, “Phân
kali”, “Một số loại phân khác”.
Nhóm trưởng phối hợp với giáo viên phân công nhiệm vụ đến từng học
sinh, lập thời gian biểu, thời hạn hoàn thành của mỗi thành viên. Thư kí ghi nội
dung vào
phiếu phân công và đánh giá công việc .
Tuần 2 – Triển khai dự án (Thực hiện tại nhà)

HS làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ
ứng
với các nhiệm vụ đã đặt ra.
Trong quá trình thực hiện, học sinh và giáo viên cần thường xuyên lên web
“ để cùng trao đổi,
giải đáp thắc mắc.
GV theo dõi, góp ý cho các nhóm và điền vào phiếu phân công và đánh giá
công việc để đánh giá sự tiến bộ của nhóm, từng cá nhân HS và có sự điều chỉnh
đối tượng, điều chỉnh dự án phù hợp.
Tuần 3 – Tiết 2, 3: Báo cáo và đánh giá sản phẩm
Báo cáo sản phẩm và nhận xét, góp ý. Mỗi nhóm có tối đa 20 phút trong
đó: 15 phút để trình bày về 1 loại phân bón bằng powerpoint và trình bày tập san,
5 phút để lắng nghe phản hồi và giải đáp.
Giáo viên và các nhóm khác đánh giá sản phẩm của nhóm báo cáo theo
bảng tiêu chí đánh giá tập san, bài trình diễn.


GV đánh giá quá trình học tập của học sinh dựa vào: Nhật ký học tập, phiếu
phân công đánh giá, biểu đồ K-W-L kết hợp với điểm đánh giá của nhóm.
* Giai đoạn 3: Kết thúc dự án
Giáo viên tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung, đánh
giá quá trình làm việc thực hiện dự án của từng nhóm, thông báo kết quả học tập
của
mỗi học sinh.
Học sinh thảo luận, rút kinh nghiệm, chia sẽ những điều học tập được.
V. Kiểm tra, đánh giá
Học sinh làm bài kiểm tra 10 phút cuối chủ đề gồm 10 câu trắc nghiệm khách
quan.
Bảng 2.5: Ma trận đề kiểm tra chủ đề vườn rau em trồng
Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng
Phân đạm
1
1
Phân lân
1
Phân kali
1
Một số phân khác
1
Đo pH của đất
1
Kĩ thuật trồng rau
Kĩ thuật bón phân
Tổng
1
1
4
Bài 1. Phân nitrat và phân amoni ít được sử dụng do

V.Dụng cao

1
3
4

Tổng
2
1
1

1
1
1
3
10

A. khó bảo quản và sử dụng kém hiệu quả.
B. dễ chảy rữa, dễ phân hủy.
C. dễ bị rửa trôi.
D. khó tan trong nước.
Bài 2. Phân đạm ure thường chỉ chứa 46% nitơ. Khối lượng (kg) ure đủ để cung
cấp 70kg nitơ là bao nhiêu ?
A. 152,2.

B. 145,5.

C. 50,9.

D. 200.

Bài 3. Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ chứa với 40%
P2O5. Hàm lượng Ca(H2PO4)2
A.69%

B. 65,9 %

C. 71,3%

D. 89,6%


Bài 4. Phân kali clorua sản xuất từ quặng xinvinit (chứa NaCl và KCl) thường chỉ
ứng với 50% K2O. Hàm lượng % KCl trong phân bón đó là:


A. 79,2

B.75,5

C.79,4

D.78

Bài 5. Tại sao dùng tro bón cho cây trồng?
A. Vì tro cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng.
B. Vì tro cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng.
C. Vì tro cung cấp nguyên tố photpho cho cây trồng.
D. Vì tro cung cấp nguyên tố sắt cho cây trồng.
Bài 6. pH thích hợp để trồng các loại rau ăn lá là
A. 6 < pH < 7.

B. pH > 7.

C. pH > 6.

D. pH > 5.

Bài 7. Hạt giống của rau phát triển tốt nhất khi được reo trồng trong điều kiện
A. đất khô.

B. đất ẩm ướt, được tưới nước.


C. đất ẩm ướt, có bón lót.

D. đất ẩm ướt, có bón thúc.

Bài 8. Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt?
A. Vì nước giải cung cấp K cho cây trồng.
B. Vì nước giải cung cấp N cho cây trồng.
C. Vì nước giải cung cấp P cho cây trồng.
D. Vì nước giải cung cấp Fe cho cây trồng.
Bài 9. Phân đạm là loại phân bón hoá học được dùng phổ biến để bón cho rau
xanh. Cách bón phân đạm đúng là
A. bón vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
B. bón vào lúc giữa trưa khi nhiệt độ đang cao.
C. bón vào hôm trời mưa rào.
D. bón vào hôm trời có nắng to.
Bài 10. Cách bón vôi và đạm amoni (NH4NO3, NH4Cl) đúng là
A. bón cùng lúc.
B. không nên bón cùng lúc.
C. bón vôi thì không nên bón phân đạm trong suốt thời kì phát triển của
cây.
D. bón phân đạm trước khi bón vôi.


GIÁO ÁN
Chủ đề “Vườn rau em trồng”
I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện
1. Tên chủ đề: Vườn rau em trồng.
2. Nội dung chủ đề:
Chủ đề dành cho đối tượng học sinh lớp 11 – Chương trình Nâng cao.

Chủ đề gồm 2 nội dung lớn:
- Phân đạm, phân lân, phân kali, một số phân khác.
- Trồng rau vừa sạch vừa cho năng suất tại vườn nhà.
3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 3 tuần, trong đó có 3 tiết học trên lớp.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
1.1. Môn Hóa học
- Nêu được khái niệm phân bón hóa học và phân loại.
- Nêu được tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali.
1.2. Môn Sinh học
- Nêu được các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng.
- Vai trò của các nguyên tố đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
1.3. Môn Công nghệ
Biết được cách chọn rau trồng phù hợp cho mỗi loại đất.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Hóa học
Giải được bài tập: Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một
lượng nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên
quan.
2.2. Môn Sinh học
Thực hành: Bón phân cho cây trồng.
2.3. Môn Công nghệ
Thực hành: Xác định pH của đất.
3. Thái độ
- Chăm chỉ, say mê học tập


- Có thái độ hợp tác trong các hoạt động nhóm.
4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.
III. Phương pháp dạy học theo chủ đề
Phương pháp dạy học theo dự án.
IV. Tiến trình dạy học theo chủ đề:
Dự án được thực hiện trong vòng 3 tuần ( trong đó có 3 tiết học trên lớp).
Tuần 1 – Tiết 1: Làm quen với dạy học dự án
và hoàn thành các công việc để chuẩn bị thực hiện dự án
Hoạt động 1 (10 phút): Giới thiệu phương pháp dạy học theo dự án.
Hoạt động của GV-HS
- GV dẫn dắt:

Nội dung

+ Hôm nay Cô sẽ hướng dẫn các em - Khái niệm DHDA: Dạy học theo dự
phương pháp dạy học mới có tên “dạy án là một hình thức dạy học, trong đó
học theo dự án” để các em vận dụng người học thực hiện một nhiệm vụ học
phương pháp này cùng những kiến thức tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý
đã học ở các môn học khác, hoàn thành thuyết và thực hành, có tạo ra các sản
tốt nhiệm vụ được giao.

phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này
được người học thực hiện với tính tự
lực cao trong toàn bộ quá trình học tập.

+ Chiếu powerpoint về khái niệm, các - Các bước học theo dự án:
bước dạy học theo dự án.

Bước 1: Thiết kế dự án
+ Lựa chọn chủ đề, ý tưởng dự án.
+ Xác định nhiệm vụ.

+ Lập kế hoạch thực hiện .
Bước 2: Thực hiện dự án.

Bước 3: Tổng hợp kết quả.
Hoạt động 2 (10 phút): Lựa chọn chủ đề, xác định ý tưởng dự án .
Hoạt động của GV-HS
- GV dẫn dắt:
+ Việc lựa chọn chủ đề dự án là việc làm

Nội dung


rất quan trọng, chủ đề của dự án phải xuất
phát từ những tình huống của thực tiễn.
Hiện nay rau sạch đang là vấn đề được
quan tâm hàng đầu khi trên thị trường rau
quả, người tiêu dùng luôn phải đối mặt với
các loại rau củ quả có sử dụng dư lượng
thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, vi khuẩn,
hóa chất gây bệnh...
Như vậy làm thế nào để có rau ăn an toàn
đảm bảo không bị ngộ độc khi ăn mà lại
tiết kiệm chi phí?”
HS trả lời:
+ Mua rau ở siêu thị.
+ Rửa sạch rau trước khi ăn.
+ Trồng rau

Lựa chọn dự án: “Vườn rau em




trồng”

- GV kết luận: Biện pháp trồng rau sẽ giúp
đảm bảo có rau sạch và trồng rau cho năng Rau là thực phẩm thiết yếu cho mọi
suất sẽ tiết kiệm được chi phí.

người nhưng trong thực tế rau là loại
thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất so với

- GV: Chiếu powerpoint về ý tưởng và các loại nông sản khác
bảng tiêu chí đánh giá

Các nhóm đóng vai trò là các nhóm
nhà nghiên cứu “Phân đạm”, “Phân
lân”, “Phân kali”, “Một số loại phân
khác” nhằm giải quyết vấn đề “Làm
thế nào để trồng rau sạch và năng
suất”. Mỗi nhóm trình bày về một
trong các loại phân bón trên bằng
powerpoint và nộp tập san với tên
“vườn rau em trồng vừa sạch vừa
năng suất” nói về quá trình trồng rau


tại vườn nhà.
- GV: Cung cấp link diễn đàn để học sinh />vào trao đổi thảo luận
forum/vuon-rau-em-trong
Hoạt động 3 (15 phút): Đánh giá nhu cầu; Xác định nhiệm vụ

- Giáo viên: Yêu cầu học sinh điền vào cột K và cột W ở bảng K-W-L.
- Học sinh:
K

W

L

(Những điều đã biết)
Cách trồng cây

(Những điều muốn biết)
Trồng rau sạch

(Những điều đã học được)

Bón lót và bón thúc

Trồng rau cho năng suất

…..

……

Hoạt động của GV-HS
- Giáo viên dẫn dắt:

Nội dung
- Lựa chọn loại rau phù hợp với đất


Qua bảng điều tra cho thấy hầu hết các trồng ở vườn nhà:
em đều đã có kĩ thuật cơ bản về trồng + Xác định độ pH của đất ?
cây nhưng chưa biết cách trồng sao cho + Tìm loại rau phù hợp với độ ẩm và độ
đảm bảo “sạch” và “năng suất”. Theo pH của đất?
các em, để trồng rau sạch và năng suất
thì cần những nhiệm vụ cụ thể nào?
- HS trả lời :
+ Giữ đất tơi xốp
+ Bón phân

- Tìm hiểu cách làm rau phát triển nhanh
và khỏe mạnh?
+ Cây trồng cần những nguyên tố dinh
dưỡng nào?
+ Có mấy loại phân bón? Đặc điểm của
mỗi loại

+ Tưới nước

+ Mỗi loại phân bón có tác dụng gì đối



với cây trồng?

- Giáo viên tổng hợp ý kiến và chiếu - Trong quá trình chăm sóc cây cần lưu ý
powerpoint về nhiệm vụ học sinh cần những điểm gì?
thực hiện.

+ Làm thế nào để cây không bị thiếu

nước, độ thoáng, ánh sáng?
+ Mỗi loại phân bón phù hợp với mỗi
thời điểm nào trong giai đoạn phát triển
của cây?


Hoạt động 4 (10 phút): Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và đặt tên “Phân đạm”, “Phân lân”, “Phân
kali”, “Một số loại phân khác”.
Các nhóm học sinh phân công công việc.
Tuần 2 – Triển khai dự án (Thực hiện tại nhà)
HS làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ
ứng với các nhiệm vụ đã đặt ra. Nhóm trưởng sẽ ghi chép vào nhật kí học tập.
Trong quá trình thực hiện, học sinh và giáo viên cần thường xuyên lên diễn
đàn để cùng trao đổi, giải đáp thắc mắc.
Tuần 3 – Tiết 2, 3: Báo cáo và đánh giá sản phẩm
* Báo cáo:
Mỗi nhóm có tối đa 20 phút trong đó: 15 phút để trình bày về 1 loại phân
bón bằng powerpoint và trình bày tập san, 5 phút để lắng nghe phản hồi và giải
đáp.
Giáo viên và các nhóm khác đánh giá sản phẩm của nhóm báo cáo theo
bảng tiêu chí đánh giá tập san, bài trình diễn.
GV đánh giá quá trình học tập của học sinh dựa vào: Nhật ký học tập, phiếu
phân công đánh giá, biểu đồ K-W-L kết hợp với điểm đánh giá của nhóm.
V. Kiểm tra, đánh giá
Học sinh làm bài kiểm tra 15phút/10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.




×