Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: Chất khoáng cho thực vật (liên môn hóa học và sinh học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.03 KB, 13 trang )

BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ:
CHẤT KHOÁNG CHO THỰC VẬT
I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện
1. Tên chủ đề: “Chất khoáng cho thực vật”.
2. Nội dung chủ đề
Chủ đề gồm 4 nội dung lớn:
- Chất khoáng cần thiết cho thực vật gồm những chất nào.
- Vai trò của chất khoáng đối với thực vật.
- Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
- Cách bổ sung chất khoáng cho thực vật.
3. Thời lượng thực hiện chủ đề
Thời lượng của chủ đề “Chất khoáng cho thực vật” áp dụng phương pháp
dạy học webquest là 2 tiết học trên lớp.
II. Mục tiêu
Mục tiêu của chủ đề đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình
hiện hành trên quan điểm phát triển năng lực học sinh.
Ví dụ mục tiêu của chủ đề “Chất khoáng cho thực vật”:
1. Kiến thức
* HS nêu được:
- Các chất khoáng cần thiết cho thực vật.
- Các loại phân bón chính cung cấp chất khoáng cho thực vật.
* HS giải thích:
- Vai trò của chất khoáng đối với thực vật.
- Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
* HS vận dụng:
- Nhận biết thực vật thiếu chất khoáng gì.
- Cách bổ sung chất khoáng cho thực vật.
2. Kĩ năng
Tìm hiểu, thu thập thông tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận.
3. Thái độ
- Nhận thức rõ vai trò của chất khoáng đối với thực vật.




- Có ý thức bổ sung chất khoáng cho thực vật phát triển khỏe mạnh.
4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự học.
III. Phương pháp dạy học chủ đề
Phương pháp dạy học webquest.
IV. Tiến trình dạy học theo chủ đề
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (10ph)
Từ buổi học trước, sau khi dạy xong nội dung của bài “Axit photphoric và
muối photphat”, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm và cung cấp địa chỉ trang
webquest:

/>
khoang-cho-thuc-vat
Một số hình ảnh minh họa cho webquest

Chủ đề 1: "Chất khoáng cho thực vật"
I. Giới thiệu
Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ bản
nhất của tế bào và các cơ quan. Các nguyên tố khoáng có khả
năng làm tăng tính chống chịu ...

II. Nhiệm vụ
Một ngôi làng nọ, ở một vị trí vô cùng khắc nghiệt của thiên
nhiên. Nơi đây thực vật khó có thể sinh sôi, phát triển được ...


III. Tiến trình

1.Những thông tin cần tìm hiểu...
2.Thiết kế powerpoint.
IV. Nguồn tư liệu
1. Thông tin chung về chất khoáng cho thực vật ...
2. Một số minh họa cây thiếu chất khoáng ...

V. Đánh giá
1. Tiêu chí đánh giá nhóm ...
2. Đánh giá cá nhân qua bài kiểm tra 15ph ...
3. Nhóm và Cá nhân tự đánh giá ...
VI. Kết luận
Chúc mừng các em đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình.
Qua bài học này, các em không những biết được tầm quan trọng
của các chất khoáng ...

Giới thiệu
Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ bản nhất của tế bào và
các cơ quan. Các nguyên tố khoáng có khả năng
làm tăng tính chống chịu của thực vật đối với các
điều kiện bất lợi như: sâu bệnh, hạn hán, lạnh
giá…Chất khoáng cần thiết cho thực vật gồm
những chất nào? Vai trò của chúng ra sao? Bổ
sung chúng bằng cách nào? Có phải các loài thực vật đều cần chúng với lượng như
nhau không?...Chúng ta sẽ được biết qua bài học này.
Nhiệm vụ
Một ngôi làng nọ, ở một vị trí vô cùng khắc nghiệt của thiên nhiên. Ở nơi đây
thực vật khó có thể sinh sôi, phát triển được. Một bác nông dân sau nhiều năm xa


làng đã mang về hạt giống của một loài cây lạ và

trồng ở làng mình. Cây bắt rễ rất nhanh, nhưng lại
sinh trưởng rất chậm.
Nhóm thanh niên có học trong làng quyết định
cùng nhau nghiên cứu sách về ngành sinh học và
hóa học để giúp cây phát triển tốt. Cuối cùng họ đã tìm được “chất khoáng” cần
thiết cho cây.
Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ dưới để cùng nhau trải nghiệm công việc mà
nhóm thanh niên trong làng đã làm.
* Nhóm 1: Tìm hiểu về những chất khoáng cần thiết cho cây
Trả lời các câu hỏi sau và sử dụng phần mềm
powerpoint để báo cáo:
1. Chất khoáng cần thiết cho thực vật gồm những
chất nào?
2. Quan sát hình ảnh và cho biết
- Cây thiếu chất khoáng gì? Tại sao em biết (dựa vào biểu hiện của cây)?
- Khắc phục bằng cách nào?
* Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của chất khoáng đối với thực vật
Trả lời các câu hỏi sau và sử dụng phần mềm powerpoint để báo cáo:
1. Vai trò của chất khoáng đối với thực vật? Nêu vai trò của một số nguyên tố
khoáng đa lượng.
2. Quan sát hình ảnh và cho biết
- Cây thiếu chất khoáng gì? Tại sao em biết (dựa vào biểu hiện của cây)?


- Khắc phục bằng cách nào?
* Nhóm 3: Tìm hiểu về nhu cầu chất khoáng của thực vật
Trả lời các câu hỏi sau và sử dụng phần mềm powerpoint để báo cáo:
1. Nhu cầu chất khoáng của thực vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.
2. Quan sát hình ảnh và cho biết
- Cây thiếu chất khoáng gì? Tại sao em biết (dựa

vào biểu hiện của cây)?
- Khắc phục bằng cách nào?
* Nhóm 4: Giới thiệu một số loại phân bón
Trình bày trên powerpoint về một số loại phân bón chính bổ sung chất khoáng cho
thực vật.
Lấy một số hình ảnh minh họa về cây trước và sau khi dùng mỗi loại phân bón.
Tất cả các nhóm trình bày vấn đề tối đa trong vòng 10 phút. Sau đó giáo viên
và học sinh nhóm khác sẽ nhận xét, trao đổi với nhóm báo cáo trong vòng 5ph.
Cuối buổi báo cáo, cả lớp sẽ làm một bài trắc nghiệm nhỏ trong vòng 15ph
gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan, bao gồm tất cả nội dung mà các nhóm đã báo
cáo (có tính điểm).

Tiến trình


1. Những thông tin cần tìm hiểu
* Nhóm 1
- Tìm hiểu về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây (Sinh học lớp 11).
- Tìm hiểu về biểu hiện thiếu chất khoáng trên lá cây ngô.
- Lựa chọn loại phân bón phù hợp.
- Tìm hiểu cách bón phân để tránh tình trạng cây bị thiếu chất khoáng trên.
* Nhóm 2
- Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây (Sinh học lớp 11)
- Tìm hiểu về biểu hiện thiếu chất khoáng trên lá cây ngô.
- Lựa chọn loại phân bón phù hợp.
- Tìm hiểu cách bón phân để tránh tình trạng cây bị thiếu chất khoáng trên.
* Nhóm 3
- Tìm hiểu nhu cầu của các nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây .
- Tìm hiểu về biểu hiện thiếu chất khoáng trên lá cây ngô.
- Lựa chọn loại phân bón phù hợp.



- Tìm hiểu cách bón phân để tránh tình trạng cây bị thiếu chất khoáng trên.
* Nhóm 4
- Tìm hiểu về khái niệm, phân loại, điều chế (nếu có), cách sử dụng một số loại
phân bón chính (Hóa học lớp 11).
- Sưu tầm một số hình ảnh về cây thiếu chất khoáng.
2. Thiết kế powerpoint.
Lưu ý:
- Trước khi làm học sinh cần đọc trước toàn bộ kiến thức về "Phân bón hóa học"
trong SGK Hoá học lớp 11 và "Vai trò của các nguyên tố khoáng" trong SGK
Sinh học lớp 11.
- Trong quá trình làm, nếu có vấn đề chưa rõ học sinh có thể hỏi lại giáo viên.
Nguồn tư liệu

1. Thông tin chung về chất khoáng cho thực vật.
/> /> />

/> />5476495.pdf?rand=11824
/> />index=detail&type=b&idtin=220
/> />2. Một số minh họa cây thiếu chất khoáng
/> />
Đánh giá

1.

Tiêu chí đánh giá nhóm :

Giáo viên và các nhóm đánh giá cho điểm nhóm khác theo tiêu chí dưới:


Thời gian

4 điểm
Đúng giờ quy
định.

3 điểm
Quá 1’ quy định.

2 điểm
Quá 2’ quy
định.

1 điểm
Quá 3’ quy định
trở lên.


Tổ chức
báo cáo

Có từ 3 thành
viên trở lên
không tham gia
quá trình trình
bày hoặc vắng
mặt không xin
phép.
Bài báo
- Thiết kế đẹp. - Thiết kế xấu.

- Thiết kế xấu. - Thiết kế xấu.
cáo
- Bố cục rõ
- Bố cục rõ ràng. - Bố cục không - Bố cục không
ràng.
rõ ràng.
rõ ràng.
- Đầy đủ nội
- Đầy đủ nội
- Đầy đủ nội
- Không đầy đủ
dung.
dung.
dung.
nội dung.
- Thuyết trình
- Thuyết trình trôi - Thuyết trình - Thuyết trình
trôi chảy
chảy
trôi chảy
không trôi chảy.
Trả lời câu - Một số thành - 1 thành viên trả - 1 thành viên - 1 thành viên
hỏi
viên trả lời.
lời.
trả lời.
trả lời.
- Nhanh.
- Nhanh.
- Chậm.

- Chậm.
- Chính xác.
- Chính xác.
- Chính xác.
- Không chính
xác.
2.
Đánh giá cá nhân
Mỗi cá nhân HS sẽ hoàn thành bài kiểm tra 10 câu/ 15 phút.
3.
Nhóm và Cá nhân tự đánh giá
Mỗi nhóm nộp 1 bảng điểm chứa điểm của các thành viên trong nhóm, điểm này do
các thành viên trong nhóm tự đánh giá trên cơ sở đóng góp của thành viên vào sản
phẩm.

Kết luận

Các thành viên
trong nhóm đều
tham gia vào
quá trình trình
bày.

Có 1 thành viên
không tham gia
quá trình trình
bày hoặc vắng
mặt không xin
phép.


Có 2 thành
viên không
tham gia quá
trình trình bày
hoặc vắng mặt
không xin phép.


Chúc mừng các em đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Qua bài học này,
các em không những biết được tầm quan trọng của các chất khoáng với thực vật
mà còn biết cách chăm sóc cho cây có đủ dinh dưỡng. Cô hy vọng các em vận
dụng tốt kiến thức này để phát hiện các cây trồng trong vườn, ngoài ruộng …xem
có bị thiếu chất khoáng nào không nhé.
- Lưu ý học sinh:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS có thể trao đổi với GV khi cần
thiết tại lớp hoặc qua email. Buổi báo cáo sẽ diễn ra vào 2 tiết học tới, cụ thể:
+ Tiết 1: Nhóm 1, 2, 3 sẽ tiến hành báo cáo.
+ Tiết 2: Nhóm 4 báo cáo; 15 phút tiếp theo giáo viên củng cố kiến thức;
15 phút còn lại cả lớp làm bài kiểm tra 10 câu/15 phút.
+ Mỗi nhóm báo cáo không quá 10 phút, giáo viên và học sinh nhóm
khác sẽ nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau khi các nhóm trình bày.
* Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Vai trò, nhu cầu chất khoáng cần thiết cho cây
- Hoạt động 1: Báo cáo về chất khoáng cần thiết cho thực vật (15 phút)
Nhóm 1 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm
1.
- Hoạt động 2: Báo cáo về vai trò của chất khoáng đối với thực vật (15
phút)

Nhóm 2 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm
2.
- Hoạt động 3: Báo cáo về nhu cầu chất khoáng của thực vật (15 phút)
Nhóm 3 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV
và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm 3.
TIẾT 2
Giới thiệu một số loại phân bón hóa học


- Hoạt động 1: Báo cáo giới thiệu một số loại phân bón (15 phút)
Nhóm 4 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm
4.
- Hoạt động 2: Củng cố kiến thức (15 phút)
GV hệ thống hóa kiến thức, nội dung trọng tâm bài học bằng sơ đồ tư
duy.
- Hoạt động 3: Kiểm tra (15 phút)
Tất cả học sinh trong lớp làm bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan
trong vòng 15 phút.
V. Kiểm tra, đánh giá
1. Xây dựng bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy
học chủ đề.
2. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả
dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh (phần câu hỏi, bài tập
kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Tăng cường các
bài tập vận dụng, bài tập có tình huống và gắn với thực tiễn, thực nghiệm)”.
Ví dụ ma trận, đề kiểm tra đánh giá cho chủ đề “Chất khoáng cho thực

vật”.
Ma trận bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan /15 phút cuối chủ đề:
Nội dung

Nhận

Thông

biết
2

hiểu

Vận dụng

Chất khoáng cho thực vật
Vai trò của chất khoáng
3
Nhu cầu chất khoáng
2
Bổ sung chất khoáng
Tổng
2
3
2
Câu 1. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:

Vận dụng

Tổng


cao

3
3

2
3
2
3
10

A. Các nguyên tố đại lượng cần thiết cho cây chỉ gồm: C, H, O.
B. Nguyên tố vi lượng là nguyên tố chiếm < 200 mg/kg chất khô của cây.
C. Các nguyên tố vi lượng chỉ gồm: S, Ca, Mg.


D. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được chia thành
nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
Câu 2. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là
A. nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
B. không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác.
C. phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
D. cả A, B, C.

Quan sát hình dưới và trả lời các câu 3, 4, 5

Thông tin: Các cây a, b, c, d có cùng độ tuổi, là
các cây trưởng thành đang trong thời kì ra quả
Câu 3. Biết rằng cây a được bón đủ chất khoáng, như vậy cây b thiếu

A. Nitơ.

B. Photpho.

C. Kali.

D. Mg.

Câu 4. Biết rằng cây a được bón đủ chất khoáng, như vậy cây c thiếu
A. Nitơ.

B. Photpho.

C. Kali.

D. Mg.

Câu 5. Biết rằng cây a được bón đủ chất khoáng, như vậy cây d thiếu
A. Nitơ.

B. Photpho.

C. Kali.

D. Mg.

C. Kali.

D.


Vi

C. Kali.

D.

Vi

Câu 6. Chất khoáng mà cây lấy lá cần nhiều là:
A. Nitơ.

B. Photpho.

lượng.
Câu 7. Chất khoáng mà cây lấy củ cần nhiều là:
A. Nitơ.
lượng.

B. Photpho.


Câu 8. Vào vụ đông xuân, trời rét, khi vừa gieo mạ xong người ta thường rắc lên
ruộng mạ một lớp tro mỏng, với mục đích
A. làm cho mạ dễ hấp thu nitơ, phát triển nhanh.
B. làm cho mạ dễ hấp thu nước.
C. ủ ấm cho mạ.
D. cung cấp kali tăng tính chịu rét cho mạ.
Câu 9. Để tăng năng suất cây trồng, một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long
đi mua phân bón. Cửa hàng phân bón của huyện có một số loại phân đạm. Phân
đạm phù hợp với loại đất ở đồng bằng sông Cửu Long để tăng năng suất của cây


A. amoni sunfat (NH4)2SO4 .

B. amoni nitrat NH4NO3.

C. ure (NH2)2CO.

D. canxi nitrat Ca(NO3)2.

Câu 10. Phân bón X có chứa 80% NH4NO3. Phân bón Y có chứa 82% Ca(NO3)2
. Một bác nông dân cần 65 kg Nitơ để bón ruộng thì nên chọn loại phân nào và
mua bao nhiêu kg?
A. Chọn phân X, 200 gam

B. Chọn phân Y, 200 gam

C. Chọn phân X, 400 gam

D. Chọn phân Y, 400 gam



×