Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Chuyên đề 7 PHONG CÁCH một số NHÀ văn VIỆT NAM HIỆN đại phong cách nhà văn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.12 KB, 49 trang )

Chuyên đề 7: PHONG CÁCH
MỘT SỐ NHÀ VĂN VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI
Phong cách nhà văn Nam Cao.
Nhóm 2


I.CUỘC ĐỜI.
1.Tiểu sử.
• Nam Cao (1917-1951) tên khai
sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra
trong một gia đình nông dân tại
Đại Hoàng, tổng Cao đà, huyện
Nam Sang, tỉnh Hà Nam.
• Ông học hết bậc Thành Chung,
sau đó vào Sài Gòn và có ý
định du học, nhưng do sức
khỏe nên phải về quê và thất
nghiệp; có thời gian ông dạy
học cho một trường tư ở Hà
Nội, nhưng do chiến tranh,
trường đóng cửa, ông chật vật
với nghề viết văn và gia sư.


• Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê
nhà. Năm 1946, ông có mặt trong đoàn
quân Nam tiến; sau đó ông lên chiến khu Việt
Bắc làm công tác văn nghệ. Năm 1950, ông
tham gia chiến dịch Biên giới. Năm 1951, ông hi
sinh trên đường làm công tác.




2.Con người
• Bề ngoài, Nam Cao vụng về, ít nói, lạnh lung,
nhưng đời sống nội tâm luôn sục sôi, căng
thẳng: ông thường lấy làm xấu hổ những tư
tưởng mà ông tự thấy là tầm thường, hèn kém
của mình, đồng thời muốn khắc phục những tư
tưởng ấy để sống xứng đáng với danh hiệu Con
Người. Trong tâm hồn Nam Cao, thường xuyên
diễn ra xung đột gay gắt giữa lòng nhân đạo và
thói ích kỷ, giữa dũng cảm với hèn nhát, giữa
chân thực với giả dối, giữa khát vọng cao cả và
dục vọng tầm thường.


• Nam Cao rất giàu ân tình đói với những người
nghèo khổ bị áp bước và bị khinh miệt. Theo
ông, không có tình thương với đồng loại thì
không đáng được gọi là con người. Những tác
phẩm ông viết về người nông dân nghèo là một
thiên trữ tình đầy xót thương đối với những kiếp
sống lầm than.
• Nam Cao luôn suy tư về bản thân, cuộc sống,
đồng loại từ thực tế mà để rút ra những khái
phát triết lí sâu sắc.


II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC.
1. Quan điểm sáng tác.

• Với tư cách là nhà văn, Nam Cao rất có ý thức
về quan điểm nghệ thuật của mình. Chủ nghĩa
hiện thực từ đầu thế kỷ XX đến Nam Cao mới
thật sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc
sáng tác của nó.


• “Trăng sáng”, “Đời thừa” được xem như những
tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Ông phê
phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen
tối, bất công, phục vụ thị hiếu “lãng mạn” của
bọn trưởng giả no nê, nhàn rỗi, xem đó là thứ
“ánh trăng lừa dối”.


• DC: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng
lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ
thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ
những kiếp lầm than… Điền cứ đứng trong lao
khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động
của đời.” (Trăng sáng)


• Nam Cao chủ trương văn học phải phản ánh
chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của
nhân dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Một
tác phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa
đựng nội dung nhân đạo sâu sắc, mang nỗi đau
nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.



• DC: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên
trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác
phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa
đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn,
lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình
bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người
gần con người hơn” (Đời thừa).


• Văn chương là một hoạt động sáng tạo, đòi hỏi
người cầm bút phải biết khơi sâu, tìm tòi, khám
phá cái mới.
• DC: “Văn chương chỉ dung nạp những người
biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn
chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.”
(Đời thừa).


• Nam Cao quan niệm nhà văn phải là con người
chân chính, phải có lương tâm, có nhân cách
xứng đáng với nghề nghiệp của mình, không
được dối trá, cẩu thả, chạy theo đồng tiền.
• DC: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là
một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong
văn chương thì thật đê tiện” (Đời thừa).


• Sau CMT8 1945, Nam Cao vẫn tiếp tục sáng tạo
theo quan điểm tích cực, song ông đã có cái

nhìn toàn diện hơn về hiện thực. Tác phẩm “Đôi
mắt” là một bản tuyên ngôn nghệ thuật khác của
Nam Cao. Theo ông, phải có đôi mắt của tình
thương mới thấu hiểu được bản chất tốt đẹp của
nhân dân lao động; nhờ giác ngộ về vai trò cách
mạng của quần chúng nhân dân , Nam Cao
không chỉ nhìn họ bằng đôi mắt của tình thương
mà còn cảm phục.


• DC: “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt
ráo hoảnh của phường ích kỉ, và nước mắt là
một miếng kính biến hình của vũ trụ…” (Nước
mắt).
• “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu
ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ
gàn dở và ngu ngốc… Toàn những cớ để cho ta
tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những
người đáng thương; không bao giờ ta thương.”
(Lão Hạc)


• Tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì của
dân tộc, Nam Cao đã tự nguyện đặt cách mạng
lên trên nghệ thuật. Tuy ấp ủ hoài bão sáng tác
nhưng ông vẫn tận tụy trong mọi công tác phục
vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy
viết”, “góp sức vào công việc nghệ thuật lúc này
là để sửa soạn cho tôi một thứ nghệ thuật cao
hơn” (Nhật kí ở rừng) hay “nếu chưa cầm súng

một phen thì cầm bút cũng vọng về”, “muốn vứt
cả bút đi để cầm sung” (Đường vô nam). Như
Nguyễn Đình Thi đã viết: “Anh nắm cổ nghệ
thuật của anh, bắt nó phục vụ cho cuộc chiến
đấu sống chết của dân tộc.”
=>> Nam Cao là nhà văn có quan niệm sáng
tác tiến bộ.


2. Phong cách nghệ thuật.
• Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh
thần của con người, luôn có hứng thú khám phá
“con người bên trong con người”. Nam Cao luôn
đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý đến
hoạt động bên trong con người, coi đó là nguyên
nhân của những hành động bên ngoài.
• DC: “Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống
cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là
phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra
hành động” (Sống mòn).


• Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực
tâm lí. Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội
tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người.
Ông có biệt tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân
vật. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là
đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Ông
tỏ ra sắc sảo trong việc phân tích và diễn tả
những trạng thái, những quá trình tâm lí phức

tạp, những hiện thượng dở khóc dở cười, mấp
mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền và dữ,
giữa con người với con vật.


+ Đối với Nam Cao, cái quan trọng nhất của tác
phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cớ,
hoàn cảnh mà là con người trước sự kiện, biến
cố. Nam Cao không tốn công miêu tả, phân tích
hoàn cảnh, mà những hoàn cảnh, sự kiện, tình
tiết chỉ đóng vai trò khiêu khích, để cho nhân vật
bộc lộ những nét tính cách, tâm lí của mình.
DC: “Đời thừa” không hướng ngòi bút vào việc
miêu tả nỗi khổ áo cơm mà tập trung thể hiện
phản ứng tâm lí của con người trước gánh nặng
áo cơm làm mai một tài năng và xói mòn nhân
cách.


+ Nam Cao còn phân tích quá trình tích tụ những
biểu hiện tâm lí nhỏ nhặt nhất của nhân vật, làm
nảy sinh những phẩm chất mới trong tâm hồn
con người.
DC: Trong “Chí Phèo”, Nam Cao đã phân tích
tâm lí của Chí Phèo từ lúc tỉnh dậy cho đến lúc
được Thị Nở cho ăn cháo hành, từ bang
khuâng, bang hoàng, thức tỉnh lương tri cho đến
lo lắng, khát khao hạnh phúc để làm rõ được
bản chất lương thiện vẫn còn sống trong tâm
hồn Chí.



+ Nam Cao thường đặt nhân vật trong “hoàn cảnh
nhỏ”, tập trung khai thác, khám phá, phát hiện,
miêu tả cụ thể và sinh động tâm lí của con người
bộc lộ trong cuộc sống hằng ngày => Chủ nghĩa
hiện thực tâm lí đời thường.
DC: Trong “Đời thừa”, Hộ vốn nghèo lại phải
gánh vác gia đình, phải “xoay tiền”, “điên lên vì
con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để
cho hắn viết hay đọc sách…” Hộ lang thang, u
buồn, nuối tiếc “những mộng đẹp ngày xưa”, sau
còn say, chửi mắng, đánh đập vợ con.


+ Nam Cao cũng thường rọi chiếu những hcỉ tiết
tâm lí của nhân vật ánh sáng cuản hững tư
tưởng có màu sắc triết lí thâm trầm, sâu sắc, khi
thì nặng trĩu buồn thương, lúc pha hài hướcm
hóm hỉnh.=> Chủ nghĩa hiện thực tâm lí-triết lí.
DC: “Chao ôi! Cuộc sống như cuộc sống của
chúng ta đang sống bây giờ đã thật có gì đáng
cho ta thấy vui chưa? Người ta ghét nhau hoặc
yêu nhau, nhưng bao giờ cũng làm khổ nhau
cả.” (Sống mòn).


+ Nam Cao đã mở rộng việc phản ánh hiện thực
bằng cách khai thác sâu sắc thế giới tâm hồn
con người, kể cả những “con người bé nhỏ” như

Chí Phèo, Thị Nở. Nhiều nhân vật của ôngđã
“mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của
đời”. Trong truyện Nam Cao, thế giới bên trong
nhân vật, mặc dù là thế giới riêngm nhưng vẫn
liên quan mật thiết đến thế giới bên ngoài. Đối
với Nam Cao, việc “phân tích tâm lí nhân vật”
không thể tách rời việc “phân tích xã hội”. Đây là
khuynh hướng phân tích mới cho hiện thực chủ
nghĩa trong văn học ViệtNam.


- Truyện Nam Cao có tính triết lí sâu sắc, triết lí mà
không khô khan, xuất phát từ chính cuộc sống
thực và từ tâm tư dằn vặt, đau đớn của nhà văn.
DC: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng
còn nghĩ gì đến ai được nữa, cái bản tính tốt của
người ta bị những lo lắng, buồn đau ích kỷ che
lấp mất.” (Lão Hạc).


- Nhiều tác phẩm của Nam Cao được dệt nên từ
những “cái hằng ngày” nhỏ nhặt, xoàngxĩnh liên
quan đến đời sống riêng tư của các nhân vật mà
không thường gọi là “những chuyện không
muốn viết”. Thế nhưng qua đó, Nam Cao đã
chạm đến vấn đề có tính nhân bản, đặt ra những
vấn đề xã hội có ý nghĩa lớn lao, về thân phận
con người, chứa đựng những triết lí nhân sinh
sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ và vấn đề
xã hội về tương lai của dân tộc và nhân loại. Bị

kịch của đời thường, của những cái vặt vãnh
hang ngày, qua ngòi bút của Nam Cao, đã trở
thành những bi kịch vĩnh cữu.


• DC: Những tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng
cũng đủ sức lôi tuột văn sĩ Điền xuống với biết
bao khổ cực lầm than. (Trăng sáng).
- Cái lí tưởng nhân đạo cao cả, hoài bão nghệ
thuật chân chính đều có nguy cơ “chết mòn”
trước sự tấn công quyết liệt và dai dẳng, tàn bạo
của cái đói, miếng ăn.( Đời thừa).


×