Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG TRONG các môn học ở TIỂU học TRƯỜNG TIỂU học TRẦN QUỐC TOẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 39 trang )

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
GV: Lê Thanh Lâm


* CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Phương pháp diễn giảng
Định nghĩa:
Diễn giảng là phương pháp dạy học
trong đó giáo viên sử dụng lời nói để
trình bày tương đối tỉ mỉ một vấn đề
nào đó có liên quan đến bài học.


1. Phương pháp diễn giảng

Cách thức tiến hành:
1. Xác định mục đích diễn giảng.
2. Chuẩn bị hệ thống ý tưởng cần trình bày.
3. Tìm và nghiên cứu thơng tin tư liệu liên
quan, điều chỉnh hệ thống ý sau khi nghiên
cứu tư liệu, chuẩn bị các ví dụ minh họa càng
nhiều càng tốt.
4. Giải thích hoặc trình bày với ngơn ngữ
đơn giản và nhiều sự kiện chi tiết minh họa
cụ thể.


2. Sử dụng mạng ý nghĩa/ bản đồ ý nghĩa


Định nghĩa:
Mạng ý nghĩa hoặc bản đồ ý nghĩa là một
cách thức trình bày bằng đồ họa các ý
nghĩa liên quan đến một từ hay một khái
niệm nào đó. Các phương tiện có tính
chất đồ họa là: sơ đồ, bảng đồ, bảng biểu,
biểu đồ


2. Sử dụng mạng ý nghĩa/ bản đồ ý nghĩa

Các bước tiến hành:
1. Cho học sinh biết lớp sẽ cùng nhau tạo
ra một mạng ý nghĩa là một bản đồ nghĩa
của từ và những mối quan hệ.
2. Viết những ý kiến của học sinh quanh từ
và nhóm chúng lại theo mối quan hệ tương
đồng và kết nối những điểm cùng loại bằng
một đường thẳng.
3. Gợi ý thêm một số đặc điểm khác về
khái niệm/đối tượng, những đặc điểm mà
học sinh chưa nghĩ tới.


2. Sử dụng mạng ý nghĩa/ bản đồ ý nghĩa

Các bước tiến hành:
4. Khi các ý kiến đã hết, đề nghị học sinh
đặt tiêu đề cho các nhóm ý tưởng đã được
hình thành. Đưa ra vài ba đề nghị và trao

đổi, thuyết phục học sinh đấy là những
tiêu đề/tên gọi thích hợp nhất.
5. Tiếp tục cho học sinh tìm hiểu để đưa
thêm ý tưởng về khái niệm/đối tượng
đang nghiên cứu…


3. Đàm thoại gợi mở
Định nghĩa:
Đàm thoại gợi mở gọi tắt là đàm thoại là một
phương pháp dạy học trong đó thầy và trị cùng
xây dựng bài giảng (hoặc một phần) bàng cách
giáo viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi để
dẫn dắt học sinh đạt được những kiến thức và
kĩ năng cần đạt trong bài. Do vậy phương pháp
đàm thoại cũng là một hình thức tổ chức hoạt
động học tập theo phương pháp hợp tác.


3. Đàm thoại gợi mở
Cách thức tiến hành:
1. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi.
2. Tổ chức cho học sinh làm việc với câu hỏi


4. Làm mẫu
Định nghĩa:
Làm mẫu là phương pháp trình bày kiến thức
về cách thức thực hiện một việc gì đó bằng
cách biểu diễn hệ thống các thao tác thực

hiện cụ thể để người học có thể quan sát, bắt
chước, lĩnh hội và làm theo.


4. Làm mẫu
Cách thức tiến hành:
1. Giới thiệu kĩ năng cần thực hành và mục tiêu rèn kĩ
năng ấy.
2. Trưng bày và liệt kê các vật dụng cần thiết nếu cần.
3. Làm mẫu từng bước kết hợp với giảng giải.
4. Làm mẫu lại giải thích cặn kẽ từng bước (nếu cần).


4. Làm mẫu
Cách thức tiến hành:
5. Trao đổi, cho phản hồi.
6. Để học sinh tự thực hiện thao tác.
7. Trao đổi cho phản hồi: Học sinh cảm thấy khó
khăn hay dễ dàng khi thực hiện, ở điểm nào, vì sao?
Học sinh có thể sử dụng điều này trong những
nhiệm vụ học tập khác không trong cuộc sống
không?


5. Phương pháp động não
Định nghĩa:
Phương pháp động não là cách thức
dạy học trong một thời gian ngắn nảy
sinh và xem xét nhiều ý tưởng, nhiều
giả định về một vấn đề nào đó.



5. Phương pháp động não
Các bước thực hiện:
1. Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học
sinh rõ ràng.
2. Viết trọng tâm cần động não lên bảng rồi
gạch dưới hay khoanh trịn nó.
3. u cầu học sinh phát biểu và lắng nghe
người khác nói để khơng đưa ra những ý
tưởng trùng lắp.


5. Phương pháp động não
Các bước thực hiện:
4. Khi học sinh đưa ra được một ý thì đề nghị
người kế tiếp.
5. Khi lớp hết ý kiến, yêu cầu các em kiểm tra
lại danh mục các ý để đảm bảo các ý đều thích
hợp, có thể hủy bỏ những ý tưởng không phù
hợp.
6. Tổng hợp các ý tưởng và cho học sinh sử
dụng các danh mục như nguồn tư liệu đã định.


6. Giảng dạy hội thoại
Định nghĩa:
Giảng dạy hội thoại là một chiến lược
dạy học trong đó một cuộc đối thoại
giữa giáo viên và học sinh được tạo ra

nhằm giúp học sinh phát triển các kĩ
năng tiên đoán, làm sáng tỏ vấn đề,
đặt câu hỏi và tóm tắt. Học sinh dần
dần đảm nhiệm vai trò đặt câu hỏi của
giáo viên.


6. Giảng dạy hội thoại
Các bước thực hiện:
1. Tiên đoán:Tập trung vào tựa bài, các tiêu đề,
tranh ảnh,…Cho học sinh nói lên suy nghĩ và
tiên đốn của mình.
2. Làm sáng tỏ vấn đề: Giáo viên đặt câu hỏi
cảm thấy học sinh khó hiểu và khuyến khích
các em trả lời.
3. Đặt câu hỏi: Câu hỏi tức thì (học sinh trả lời
ngay), câu hỏi tìm kiếm và tìm thấy (học sinh
hiểu ý nghĩa thì trả lời mới được), câu hỏi ngồi
văn bản (câu trả lời khơng có trong văn bản
nhưng liên quan đến bài học)


6. Giảng dạy hội thoại
Các bước thực hiện:
4. Tóm tắt:
- Tóm tắt nội dung bài trong một vài câu.
- Tóm thật nhanh và chuẩn bị cho phần kế
tiếp.



7. Giải quyết vấn đề
Định nghĩa:
Giải quyết vấn đề là phương pháp dạy
học trong đó học sinh tham gia vào
quá trình giải quyết một vấn đề do
giáo viên đặt ra và thơng qua q trình
giải quyết vấn đề ấy học sinh tự mình
khám phá ra kiến thức cần học tập và
lĩnh hội một số kĩ năng học tập, ngôn
ngữ và kĩ năng xã hội liên quan.


7. Giải quyết vấn đề
Cách thức thực hiện:
1. Nêu tình huống có vấn đề hay tình
huống giả định.
2. Học sinh tìm hiểu, xác định vấn đề.
3. Hệ thống những cơng việc hay hệ
thống câu hỏi để học sinh giải quyết
vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Học sinh thể hiện sản phẩm hoặc
kết quả hoạt động.
5. Đánh giá kết quả


8. Dạy học theo dự án
Định nghĩa:
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy
học thể hiện rõ nét quan điểm tích hợp
trong dạy học. Với phương pháp dạy

học này, học sinh sẽ được thực hiện một
đề án mà nội dung của nó là vấn đề
mang ý nghĩa thực tiễn gắn với đời sống
cộng đồng. Đề án này cho phép học sinh
vận dụng nhiều loại kiến thức kĩ năng
có liên quan đến đề tài dự án.


8. Dạy học theo dự án
Các bước thực hiện:
1. Bắt đầu gieo vào tâm trí học sinh một
sản phẩm cần thực hiện.
2. Học sinh nghiên cứu và đề ra kế
hoạch thực hiện.
3. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
quá trình thực hiện cho đến hồn thành
nhiệm vụ.


9. Luyện tập thực hành
Định nghĩa:
Luyện tập thực hành là tiến trình tổ chức
các hoạt động ứng dụng nhằm giúp học
sinh nắm vững tri thức lí thuyết hoặc phát
triển những kĩ năng học tập cụ thể nào đó.


9. Luyện tập thực hành
Cách thức thực hiện:
1. Xác định kĩ năng cần cho học sinh thực

hành và nội dung tri thức liên quan hỗ trợ
việc rèn kĩ năng.
2. Xác định các bước thực hiện rèn luyện
và hình thức học tập (lớp, nhóm, cá nhân,
thẻ chữ, tranh ảnh, trị chơi,…)
3. Tìm hoặc xây dựng các phương tiện
thực hành: phiếu bài tập, bảng nhóm,…


9. Luyện tập thực hành
Cách thức thực hiện:
4. Nêu yêu cầu thực hiện, làm mẫu, trao
đổi rút ra cách thức thực hiện.
5. Cho học sinh thực hành theo hình thức
và với phương tiện đã định.
6. Học sinh phản hồi, trao đổi nhận xét kết
quả thực hiện, rút kinh nghiệm thực hành.


10. Sắm vai
Định nghĩa:
Phương pháp sắm vai là một dạng luyện tập
thực hành đặc biệt, trong đó học sinh giả vờ
nhập những vai nhân vật để thể hiện các lời
thoại trong một tình huống thực tế đời sống.
Qua đó, học sinh hình thành hoặc củng cố
những kiến thức hoặc phát triển những kĩ năng
học tập. Đây cũng được xem là một dạng trò
trò chơi học tập.



×