Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giải pháp tự phục hồi trong mạng Evolved Packet Core LTE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.45 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

NGUYỄN VIỆT ANH

GIẢI PHÁP TỰ PHỤC HỒI TRONG MẠNG EVOLVED
PACKET CORE LTE

Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 60.52.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2016


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhân

Phản biện 1: TS. Dư Đình Viên
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Nhật Thăng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: 9 giờ 30 ngày 20 tháng 8 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông




3

MỞ ĐẦU
3GPP Long Term Evolution (LTE) được xem là một công nghệ
không dây di động tương lai có ưu thế về hiệu năng và trải nghiệm người
dùng. Với tiến bộ công nghệ của mạng không dây, sự phụ thuộc và tác
động kinh doanh của các dịch vụ mạng di động đã tăng lên nhanh chóng.
Do đó, vấn đề quan trọng được đặt ra là phải giải quyết được các vấn đề
liên quan đến cơ sở hạ tầng mạng và lỗi dịch vụ. Giải pháp tự phục hồi
được cho mạng LTE Evolved Packet Core (EPC) nhằm duy trì dịch vụ liên
tục trong trường hợp các phần tử mạng lõi là MME và S-GW lỗi. Những
lỗi của các phần tử mạng lõi có tác động đáng kể đến một số lượng lớn các
thuê bao so với những lỗi của các thành phần truy cập mạng.
Từ các vấn đề trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tự
phục hồi trong mạng Evolved Packet Core LTE”. Giải pháp được đề xuất
nghiên cứu với 2 kiến trúc khác nhau là kiến trúc tập trung active-backup
và phân tán active-active và thực hiện với những kịch bản lỗi khác nhau.
Đánh giá các kiến trúc thông qua các tham số về lưu lượng, trễ khôi phục
dịch vụ.
Kết cấu luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về LTE Evolved Packet Core (EPC)
Chương 2: Giải pháp tự phục hồi tại EPC.
Chương 3: Đánh giá hiệu năng của giải pháp phục hồi
Kết luận: Trong phần này đưa ra những kết luận vấn đề làm được
trong luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


4


Học viên hy vọng luận văn có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị
cho những người bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về giải pháp tự phục hồi
trong EPC.


5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LTE EVOLVED PACKET
CORE (EPC)
1.1. Sơ lược về công nghệ mạng LTE (Long Term Evolution)
LTE là sự phát triển của mạng UMTS/HSPA, mục tiêu của LTE là
tăng dung lượng và tốc độ dữ liệu của các mạng dữ liệu không dây bằng
cách sử dụng các kỹ thuật điều chế và DSP (xử lý tín hiệu số) mới được
phát triển vào đầu thế kỷ 21. LTE thiết kế lại và đơn giản hóa kiến trúc
mạng thành một hệ thống dựa trên nền IP với độ trễ truyền dẫn tổng giảm
đáng kể so với kiến trúc 3G.
LTE đã đưa ra một kiến trúc truy cập mạng mới gọi là Evolved
Universal

Terrestrial Radio Access Network (E-UTRAN), sử dụng

Orthogonal Frequency Division Multiple Access (OFDMA) là công nghệ
truy cập cho đường xuống và Single Carrier Frequency Division Multiple
Access (SC-FDMA) sử dụng cho đường lên. Không giống như các công
nghệ 3GPP khác, LTE E-UTRAN là một kiến trúc đơn giản và phẳng chỉ
gồm một nút duy nhất, eNodeB sẽ thực hiện chức năng của UMTS/HSPA
NodeB và Radio Network Controller (RNC).
1.1.1. Mạng truy cập E-UTRAN


Mạng truy cập vô tuyến LTE là eNodeB, một trạm phát vô tuyến
điều khiển tất cả các chức năng vô tuyến. Nút kế thừa các chức năng của
3G NodeB. Ngoài ra, hầu hết các chức năng hoặc giao thức thực hiện trong
3G Radio Network Controller (RNC) được chuyển giao cho eNodeB.
1.1.2. Mạng Evolved Packet Core (EPC)

LTE-EPC có các thành phần chính:
 Mobility Management Entity (MME).


6

 Serving Gateway (S-GW).
 Packet Data Network (PDN) Gateway
1.1.3. Giao diện LTE

Giao diện LTE thường được gọi là các điểm tham chiếu, LTE đưa ra
một số giao diện mới và một số giao diện kết hợp với mạng
UMTS/HSDPA sẵn có, bao gồm các giao diện: LTE-Uu, X2, S1-U, S1MME, S11, S5, S8, S6a, Gx, SGi…
1.1.4. Các giao thức sử dụng trong mạng LTE

Giao thức sử dụng trong mạng LTE được sử dụng trên mặt phẳng
điều khiển (control plane) và mặt phẳng dữ liệu (user plane). Chức năng
chính của mặt phẳng điều khiển là thiết lập cho mặt phẳng dữ liệu như
khởi tạo, chỉnh sửa và giải phóng mặt phẳng dữ liệu. Mặt phẳng điều khiển
sẽ truyền dữ liệu người dùng giữa các người dùng hoặc ứng dụng. Các giao
thức sử dụng trên 2 mặt phẳng: NAS, RRC, PDCP, RLC, MAC, S1-AP,
X2-AP, SCTP, GTP-C, GTP-U…
1.1.5. LTE EPS Bearer và QoS


1.1.5.1 LTE EPS Bearer
Tại LTE, kênh mang EPS (EPS Bearer) được thiết lập tại mạng EPS
(mạng lõi EPC và mạng truy cập E-UTRAN) được dùng để truyền dữ liệu
người dùng từ UE tới PDN. Có 2 loại kênh mang EPS: kênh mang mặc
định (bearer default) và kênh mang dành sẵn (bearer dedicated). Khi một
UE kết nối tới mạng LTE, kênh mang mặc định EPS được thiết lập. Khi
người dùng yêu cầu một dịch vụ cần có QoS cao hơn QoS hiện thời của
kênh mang mặc định (ví dụ dịch vụ IPTV, video on Demand,…) một kênh


7

mang dành sẵn (bearer dedicated) được thiết lập nhằm đáp ứng được
những yêu cầu cao hơn về QoS.
1.1.5.2 QoS LTE
QoS (Quality of Service) là khả năng của mạng để đạt được băng
thông tối đa cũng như việc xử lý các yếu tố liên quan tới hiệu năng của
mạng như độ trễ, tỷ lệ mất gói,…Chất lượng dịch vụ cũng liên quan tới
việc kiểm soát và quản lý tài nguyên của mạng bằng cách thiết lập các độ
ưu tiên khác nhau cho các loại dịch vụ khác nhau. QoS bao gồm một số
tham số: QCI, ARP, GBR, Non-GBR, MBR, APN-AMBR, UE-AMBR.
1.1.6. Thông tin ngữ cảnh UE (UE Context Information)

Khi UE kết nối với mạng, MME sẽ khởi tạo thông tin ngữ cảnh UE
(UE context information). Thông tin ngữ cảnh sẽ chứa thông tin thuê bao
của người dùng được lấy từ HSS. Thủ tục này đảm bảo rằng MME không
cần phải giao tiếp với HSS mỗi khi có yêu cầu một kênh mang mới hoặc
các yêu cầu tương tự. Thông tin ngữ cảnh UE còn chứa các thông tin thành
phần (information elements) (IEs) như International Mobile Subscriber
Identity (IMSI), UE security contexts, EPS bearer context(s)…


1.2. Mạng tự điều khiển SON
1.2.1. Chức năng chính của SON trong LTE

Bao gồm các chức năng:
 Tự cấu hình
 Tự tối ưu hóa
 Tự phục hồi


8

1.2.2. Kiến trúc LTE SON

Bao gồm 3 loại kiến trúc:
 Kiến trúc SON tập trung: Trong kiến trúc SON tập trung, các thuật
toán SON được thực hiện tại các cấp quản lý mạng hoặc trong OAM.
Trong trường hợp này, số lượng nhỏ các phần tử mạng cấp cao hơn
có chứa các chức năng SON. Ưu điểm của phương pháp này là nó ít
phức tạp trong việc triển khai và quản lý công việc.
 Kiến trúc SON phân tán: Trong kiến trúc SON phân tán, việc ra
quyết định tại SON diễn ra ở mức độ thấp của mạng, ví dụ, các phần
tử truy cập mạng hoặc các eNodeB. Các eNodeB khác nhau có thể
chia sẻ thông tin qua giao diện X2 chuẩn hóa. Cách tiếp cận này là
nhanh chóng và linh hoạt hơn so với SON tập trung và làm giảm sự
phức tạp của việc SON phải hỗ trợ nhiều nhà cung cấp.
 Kiến trúc SON hỗn hợp:Trong kiến trúc SON hỗn hợp, một số
thuật toán SON được thực hiện trong các mạng truy cập hoặc
eNodeB và các chức năng khác được thực hiện tại các cấp quản lý
hoặc OAM. Đó là tính linh hoạt và có những ưu điểm của cả hai

phương pháp tập trung và phân tán khi mà công việc tối ưu đơn giản
và nhanh chóng diễn ra trong eNodeBs và công việc tối ưu hóa phức
tạp được thực hiện trong OAM.
1.3. Kết luận
Chương 1 đã trình bày khái quát về kiến trúc cũng như giao thức
giao tiếp giữa các thực thể mạng, các tham số quan trọng trong mạng lõi
EPC LTE. Đồng thời cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về các kiến
trúc mạng SON, nhìn thấy được ưu và nhược điểm của các kiến trúc mà
luận văn sẽ tập trung nghiên cứu.


9

Chương 2: GIẢI PHÁP TỰ PHỤC HỒI TẠI EPC
2.1

Gi i thiệu chung về hệ thống tự phục hồi
Để thiết kế hệ thống tự phục hồi, kiến trúc SON tập trung và phân

tán sẽ được xem xét áp dụng. Như đã đề cập trong chương 1, kiến trúc
SON tập trung thực hiện các thủ tục, thuật toán tại các cấp quản lý, trong
kiến trúc SON phân tán thì được thực hiện trong các cấp thấp hơn. Trong
phương pháp tập trung, kiến trúc hệ thống tự phục hồi được thực hiện tại
OAM trong khi hệ thống phân tán tự phục hồi được thực hiện tại MME/SGW.
2.2

Kiến trúc hệ thống chịu lỗi
Trong các giải pháp tự phục hồi, sự kết hợp của nút hoạt động và nút

dự phòng phải được sử dụng để duy trì dịch vụ trong trường hợp lỗi thành

phần cốt lõi.
2.2.1 C u hình N:M Active-Backup
Trong cấu hình N:M active-backup, một vùng của các liên kết nối dự
phòng từ xa (remote dự phòng) MME/S-GW sẵn sàng để hỗ trợ nhiều
MME/S-GW hoạt động (active) trong trường hợp lỗi. Nhìn chung, một
MME/S-GW dự phòng hỗ trợ một số MME/S-GW hoạt động. Nhưng trong
nhiều kịch bản lỗi MME/S-GW, MME/S-GW dự phòng khác cũng có thể
tham gia vào quá trình phục hồi nếu xét về nguồn lực và các vấn đề hiệu
năng. Các biện pháp phục hồi phối hợp nên được thực hiện ở phía OAM để
tạo điều kiện hỗ trợ này.
Các nút dự phòng có liên quan, giải pháp này tạo thêm chi phí cho
việc thiết kế tự phục hồi. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp hỗ trợ hiệu quả về
năng lực và tài nguyên trong trường hợp của một hoặc nhiều MME/S-GW
lỗi. Trong cấu hình này, khi một UE được kết nối với các MME/SGWs


10

hoạt động, thông tin UE context được sao chép từ các nút hoạt động sang
các nút dự phòng. Các nút dự phòng sử dụng UE context để tái tạo lại UE
sóng mang (bearer) nếu như nút hoạt động tương ứng lỗi. Cấu hình khác
cũng như các dữ liệu động của các nút hoạt động có thể được nhân rộng
cũng như để các nút từ xa cho các mục đích dự phòng nhằm giải quyết các
tình huống thiên tai.
2.2.2 C u hình 1:1 Active-Active
Trong cấu hình này 2 MME/S-GW hoạt động độc lập nhưng đồng
thời có thể hoạt động như 2 nút dự phòng khác trong thời gian lỗi. Kiến
trúc SON phân tán được xem xét trong trường hợp này, nơi MME/S-GW
hoạt động có cơ chế quản lý hồi phục với cấu hình và thông tin trạng thái
của các nút ngang hàng. Mỗi MME/S-GW có trách nhiệm giám sát và phát

hiện lỗi của các MME/SGW khác và phổ biến các thông báo lỗi đến các
thành phần mạng truy cập và lõi.
Khi cả hai nút hoạt động và dự phòng đang hoạt động, mỗi nút phải
dành một số nguồn tài nguyên dự phòng để xử lý lưu lượng các đối tác của
mình trong trường hợp lỗi. Ba chính sách có thể được áp dụng để giải
quyết vấn đề. Đầu tiên, thuê bao dự phòng có thể được thực hiện trong cả
hai nút mà mỗi nút dự trữ đủ nguồn lực tài nguyên cho việc khác. Những
nhược điểm rõ ràng của chính sách này là nguồn lực tài nguyên của một
nút sẽ nhàn rỗi cho đến khi lỗi xảy ra. Thứ hai, quản lý phục hồi có thể
theo dõi tình trạng tải của các liên kết backhaul và MME/SGWs. Tại thời
điểm lỗi, một khi xác định rằng các nút backup có đủ nguồn lực tài nguyên
để hỗ trợ các nút lỗi, chỉ sau đó nó mới bắt đầu các thủ tục chuyển đổi dự
phòng. Thứ ba, việc nhân rộng UE context của các nút active khác và tình


11

trạng tải của nó, các nút backup có thể dự đoán bao nhiêu UE mà nút có
thể hỗ trợ mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nó.
2.3

Phát hiện lỗi, thông báo và cô lập lỗi
Phát hiện lỗi là bước đầu tiên trong một giải pháp tự phục hồi. Các

nút hoạt động có thể gặp phải các loại lỗi khác nhau - phần cứng hoặc phần
mềm, một phần hoặc mất điện hoàn toàn. Bản tin heartbeat định kỳ theo
định dạng "hello" hoặc "I am alive" có thể được trao đổi giữa các OAM
hoặc giữa các nút ngang hàng. Nếu nút giám sát không nhận được phản hồi
trong vòng một thời gian ngưỡng xác định trước, nó xem xét các nút là lỗi
hoặc tắt. Cần lưu ý rằng một số chỉ số như SCTP keep-alive message được

trao đổi qua giao diện S1 giữa các eNodeB và MME có thể được sử dụng
để phát hiện MME/S-GW lỗi từ phía eNodeB. Bằng cách phân tích các
thông tin heartbeat, các OAM hoặc nút ngang hàng (peer nodes) phát hiện
sự cố và thông báo cho các eNodeB và PGW bị ảnh hưởng về sự cố này và
điều khiển backup MME/S-GW để tiếp nhận các chức năng của các nút lỗi.
eNodeB có trách nhiệm thông báo cho UE về sự cố lỗi tương ứng. Sau khi
tiếp nhận bản tin thông báo, các UE khởi thủ tục phục hồi.
Lỗi thiết bị cô lập (cô lập lỗi) là một bước tiến quan trọng của hệ
thống chịu lỗi và tự phục hồi. Mục đích của cô lập lỗi là để giảm thiểu hậu
quả của vấn đề và do đó, hạn chế tác động của lỗi. Mặc dù quá trình phục
hồi có tác động đáng kể về hiệu năng của mạng nhưng lỗi trong MME/SGW không phổ biến cho những MME/S-GW hoạt động khác hoặc gây ra
sự suy giảm các dịch vụ được cung cấp bởi những MME/S-GW này.
2.4

Phối hợp hệ thống lỗi
Thủ tục phối hợp hệ thống lỗi được mô tả ở đây từ quan điểm các

kiến trúc tập trung. Khi MME/S-GW mới được thêm vào mạng, các OAM


12

chỉ định một nút dự phòng chuyên dụng cho nó từ vùng dự phòng
MME/SGW. Các nút hoạt động có thể bắt đầu nhân rộng dữ liệu UE
context đến nút dự phòng ngay lập tức. Yêu cầu đối với việc lựa chọn một
nút dự phòng của OAM có thể thay đổi tùy vào loại kịch bản triển khai và
tình trạng mạng.
Để tạo thuận lợi cho chính sách chuyển đổi dự phòng có hiệu quả,
các OAM nên theo dõi tất cả những thay đổi đó diễn ra tại các nút mạng và
cập nhật liên quan cho phù hợp. Thay đổi khác nhau về tải trọng, cấu hình

và chính sách có thể xảy ra trong mạng. Năng lực của bất kỳ nút active
MME/S-GW có thể tăng theo thời gian do việc bổ sung eNodeB hoặc cung
cấp các chính sách thuê bao. Tất cả các thông tin động này là cần thiết để
được trao đổi giữa các nút hoạt động và dự phòng và OAM giúp cho mạng
lưới hoạt động hiệu quả. Để thuận lợi cho việc phối hợp và quá trình ra
quyết định, một chương trình quản lý phục hồi được đề cập trong các nút
hoạt động và dự phòng, OAM mà hoạt động theo cách thức client-server.
2.5

Cơ chế phục hồi và thủ tục duy trì dịch vụ liên tục
Phần này tập trung vào các thủ tục chuyển đổi dự phòng và dịch vụ

liên tục cho kiến trúc tập trung tại OAM chịu trách nhiệm tổng thể về cơ
chế tự phục hồi. Khi một MME/S-GW hoạt động lỗi, OAM quản lý phục
hồi phát hiện lỗi từ sự biến mất của bản tin heartbeat. Khi lỗi đã được xác
nhận, nó nhanh chóng thông qua các thủ tục chuyển đổi dự phòng dựa trên
cấu hình và cập nhật thông tin trạng thái mới nhất và chính sách phục hồi.
Sau đó nó sẽ thực hiện gửi các bản tin tới các nút liên quan để thực hiện cơ
chế phục hồi và thủ tục duy trì dịch vụ.


13

2.6

Kết luận
Chương 2 đã trình bày về các thành phần trong giải pháp tự phục hồi,

nêu lên được chức năng, kiến trúc mà các khối sẽ quản lý. Chỉ rõ được giao
tiếp giữa các thành phần trong kiến trúc cũng như tác động tới các thực thể

mạng trong mạng lõi EPC qua các thủ tục trao đổi giữa các thực thể.


14

Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA GIẢI PHÁP PHỤC
HỒI
3.1

Mô hình khảo sát đánh giá giải pháp tự phục hồi
Trong phần này hiệu năng của giải pháp tự phục hồi sẽ được đánh

giá và phân tích theo các kịch bản lỗi khác nhau. Một hệ thống đã được
phát triển trong môi trường mô phỏng OPNET, cho phép thực hiện các
khảo sát cho các cấu hình mạng, kịch bản tự phục hồi khác nhau [1].
3.1.1. Xây dựng mô hình mô phỏng

Mô hình mạng sẽ biểu diễn UE, eNodeBs, EPCs, nút giám sát.
Phương pháp tập trung tại OAM có trách nhiệm thực hiện quá trình phục
hồi lỗi được dùng trong môi trường mô phỏng. eNodeB quản lý một cell
lục giác (hexagonal cell) nơi UE được phân tán ngẫu nhiên. Trong mô hình
khảo sát, một nút EPC duy nhất đại diện một mạng kết hợp của MME, SGW và P-GW. Các máy chủ bên ngoài (external server) đại diện cho một
Packet Data Network (PDN). Các nút giám sát được kết nối với EPCs và
eNodeBs. Phát hiện lỗi và chương trình thông báo của hệ thống phục hồi
được thực hiện tại các nút giám sát.
3.1.2. Thời gian phục hồi dịch vụ

Thời gian khôi phục dịch vụ cho một UE được định nghĩa là khoảng
thời gian giữa thời điểm khi active EPC lỗi tới thời điểm khi UE đặt tình
trạng treo kênh mang (bearer) của nó hoạt động trở lại.

biểu thị thời gian phục hồi trung bình được biểu diễn bởi công
thức 3.1
=

+

+

+

+

(3.1)


15

3.1.3. Tải bản tin báo hiệu

Những bản tin báo hiệu được chia thành hai loại:
 Bản tin được yêu cầu để phục hồi các phiên lỗi.
 Bản tin được tạo ra do các UE mới trong quá trinh phục hồi
Nếu tổng số thuê bao active tại thời điểm lỗi là C thì tổng số bản tin
được tạo ra tại MME để thu hồi phiên lỗi là:
=8*

*C

(3.3)


Tổng số bản tin được tạo ra tại MME/SGW cho phiên mới:
= 10 *

*

*

3.2. Khảo sát kết quả mô phỏng hệ thống sử dụng giải pháp tự
phục hồi và đánh giá giải pháp
3.2.1. C u hình N:1 Active-Backup

Hình 3.3 Lưu lượng đường lên của trường hợp 1
Hình 3.3 biểu diễn lưu lượng đường truyền đường lên (uplink) cho
cấu hình trường hợp 1 (Case#1) Active-Backup trước và sau lỗi. Tại cấu


16

hình này, active EPC xử lý cho 500 người dùng, backup EPC sẽ thực hiện
khởi tạo lại bearers cho các người dùng này sau khi lỗi xảy ra. Sự suy giảm
đường truyền xác định lỗi xảy ra tại mạng lõi và sau đó được phục hồi tại t
= 149s. Trong trường hợp này, backup EPC thực hiện phục hồi tài nguyên
và tỷ lệ phục hồi phiên đạt 100%. Active EPC lỗi tại t = 147s và mất 2s để
OAM phát hiện lỗi.
3.2.2. C u hình 1:1 Active-Active

Hình 3.8 Trễ đường lên của trường hợp 4
Trường hợp 4 (Case#4) mô tả cấu hình của trường hợp 1:1 ActiveActive với mỗi EPC sẽ xử lý 200 người dùng. Mỗi nút active ở đây sẽ làm
việc như một nút backup. Khi một nút active lỗi, tất cả bearer người dùng
sẽ được khởi tạo lại và được xử lý tại nút active kia.

3.2.3. Tính toán thời gian phục hồi dịch vụ
Trọng tâm của nghiên cứu là trễ



.Vì

vậy công thức 3.1 sẽ

được định nghĩa lại là:
=

+

+

(3.5)


17

Bảng 3.3 Giá trị trung bình của các thành phần trễ

,


Tỉ lệ khôi phục

Trường hợp


thành công

#1

582

511

62

100%

#2

2015

899

1106

98.5%

#3

675

559

107


99.5%

#4

853

676

168

100%

Từ kết quả của bảng ta có thể nhận thấy rằngtrễ phục hồi trong cấu
hình 1:1 Active-Active cao hơn N:1 cấu hình Active-Backup. Nếu như trễ
tái kết nối (

) có thể khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện mạng vô

tuyến, chúng ta có thể nhìn vào trễ tái tạo kênh mang thì trường hợp 4 mất
tới 168 ms cho 200 người dùng. Nguyên nhân là các nút backup hoạt động
trong cấu hình này và tham gia vào việc xử lý bearer của 200 người dùng
của riêng nút, nút sẽ phải tái tạo và bổ sung thêm kênh mang của 200
người sử dụng của các nút lỗi từ đó sẽ gây ra một số trễ.


18

Hình 3.9 So sánh trễ phục hồi đối với cấu hình 1:1 Active-Backup
với số lượng người dùng khác nhau
3.3. Kết luận chương

Chương này đã trình bày về các kiểu kiến trúc khác nhau được luận
văn đề xuất cho giải pháp tự phục hồi. Với việc xây dựng các mô hình mô
phỏng với cấu hình khác nhau, các kiến trúc được đánh giá dựa vào các
tham số như lưu lượng đường truyền, độ trễ phục hồi dịch vụ, tải bản tin
báo hiệu. Từ đó nhìn ra được ưu và nhược điểm của từng loại kiến trúc.
Các kết quả phân tích hiệu năng của hệ thống sử dụng các giải pháp
tự phục hồi là một cơ sở quan trọng để tính toán triển khai hệ thống thực tế
nhằm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng đường truyền, khả năng đáp
ứng nhu cầu dịch vụ liên tục cũng như lợi ích kinh tế.


19

K T LUẬN
Trong luận văn đã đề xuất các kiến trúc của hệ thống tự phục hồi, từ
đó nhìn ra được ưu và nhược điểm của từng kiến trúc. Việc thay đổi cấu
hình mạng, số lượng người dùng, tải trên đường truyền… sẽ giúp đánh giá
được chính xác hiệu năng của hệ thống.
Các kết quả phân tích cho thấy rằng, hệ thống sử dụng cơ chế N:1
Active-Backup sẽ có trễ hồi phục là 582 giây cho trường hợp 1 và 675 giây
cho trường hợp 3 trong khi hệ thống sử dụng cơ chế 1:1 Active-Active có
trễ hồi phục là 853 giây. Như vậy, nếu bỏ qua chi phí phần cứng, hệ thống
sử dụng cơ chế Active-Backup sẽ phục hồi nhanh hơn so với hệ thống sử
dụng cơ chế Active-Active.



×