Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Địa lí tự nhiên đại cương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.42 KB, 12 trang )













1. Khái niệm thổ nhưỡng. Sự hình thành đất.
Theo nhà thổ nhưỡng học người Nga VV. Đôcutsape “Đất là một
vật thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản phẩm của hoạt động tổng
hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tuổi và địa hình địa phương”.
Nhược điểm:
+ Chưa phân biệt được sự khác biệt giữa đất và đá
+ Chưa đề cập đến đặc trưng cơ bản của đất, độ phì nhiêu của đất,
chất lượng của đất
Sau này Viliam đã nêu ra định nghĩa về đất một cách đầy đủ
hơn: “Đất là lớp tơi xốp ở bề mặt lục địa, có khả năng cho thu hoạch
thực vật. Độ phì là một tính chất hết sức quan trọng của đất, là đặc
trưng cơ bản của đất.”
Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp cho thực vật:
nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (nhiệt độ, khí…) để
chúng sinh trưởng và phát triển
+ Độ phì nhiêu của đất gồm các loại
Độ phì tự nhiên
Độ phì tiềm tàng
Độ phì hữu hiệu


Độ phì kinh tế
Độ phì nhân tạo
Độ phì nhiêu biểu thị cho chất lượng của đất
Sự hình thành đất là sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các đại
tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật.
Mâu thuẫn:
Đại tuần hoàn địa chất: giải phóng năng lượng, phong hóa, bào mòn.
Tiểu tuần hoàn sinh vật: tích lũy, tổng hợp chất hữu cơ (mùn)
Thống nhất: là 2 nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hình
thành đất
Đại tuần hoàn địa chất là cơ sở của quá trình hình thành đất, còn
bản chất của qúa trình hình thành đất là tiểu tuần hoàn sinh vật.
2. Các nhân tố hình thành đất.
- Đá mẹ:
+ Đá mẹ có tác dụng chi phối các tính chất lí hóa, thành phần cấu tạo
của đất
+ Màu sắc của đất cũng được quyết định bởi đá mẹ
- Địa hình: có tác dụng chủ yếu tới sự phân phối lại lượng nhiệt và độ
ẩm không khí
=> phân phối lại vật chất và nguyên liệu.
- Khí hậu: ảnh hưởng đến cường độ và chiều hướng phát triển của quá
trình hình thành đất.
1


- Sinh vật: thể hiện ở sự phân hủy và tổng hợp chất hữu cơ
- Thời gian: tuổi của đất được tính từ khi một loại đất được hình thành
cho tới ngày nay (tuổi tuyệt đối của đất). Đất còn có loại tuổi tương
đối, đó là sự chênh lệch về giai đoạn phát triển giữa các loại đất có
cùng tuổi tuyệt đối.

- Nhân tố con người: tác động của con người đã làm thay đổi quá
trình hình thành đất, biến đổi nó từ một loại đất này sang loại đất
khác.
3. Sự thay đổi nhiệt độ trong đất. Các chế độ nước trong đất.
* Sự thay đổi nhiệt độ trong đất
Tất cả các hiện tượng hấp thụ, truyền dẫn, tích tụ và phản xạ
nhiệt trong đất đã tạo nên chế độ nhiệt của đất.
- Sự biến động nhiệt độ đất:
+ Trong một ngày đêm, nhiệt độ mặt đất cực đại vào lúc 13 giờ và cực
tiểu trước lúc Mặt Trời mọc (sự biến đổi này là do mặt đất chịu tác
động trực tiếp của bức xạ Mặt Trời: ban ngày mặt đất thu nhận lượng
nhiệt mặt trời tăng dần từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc cường độ bức
xạ mặt trời lớn nhất trong ngày lúc 13 giờ. Sau đó lượng nhiệt Mặt
Trời và mặt đất nhận được sẽ giảm dần và đạt cực tiểu khoảng 4 giờ
sáng. Do trực tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời lớn, nên nhiệt độ
lớp đất mặt vào ban ngày sẽ cao hơn nhiệt độ lớp không khí sát mặt
đất. Trái lại vào ban đêm nhiệt độ lớp đất mặt lại thấp hơn nhiệt độ
không khí sát mặt đất)
+ Trong năm, nhiệt độ lớp mặt đất ở bán cầu Bắc cực đại vào tháng 7,
cực tiểu vào tháng 1. Ở bán cầu Nam nhiệt độ lớp mặt đất cực đại vào
tháng 1, cực tiểu vào tháng 7.
- Sự cân bằng nhiệt của đất: Tương quan giữa tổng lượng nhiệt
được đất hấp thụ và tổng lượng nhiệt chi phí cho các quá trình xảy ra
trong đất trong một thời gian nào đó.
*Chế độ nước
có 5 kiểu chế độ nước:
- Chế độ nước xuyên thấm: đặc trưng bởi sự xuyên thấm nước qua các
tầng đất và chảy vào tầng nước ngầm. Kiểu chế độ nước này đặc
trưng cho các cảnh quan ẩm ướt của các vùng nhiệt đới ẩm và ôn đới
lạnh, là những nơi có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.

- Chế độ nước không xuyên thấm: k có sự duy chuyển của nước tới
nước ngầm. Chế độ nước nay đặc trưng cho các cảnh quan kho hạn,
nước ngầm nằm sâu.
- Chế độ nước phan xuyên thấm: dòng nước từ nước ngầm đi lên là
chủ yếu, tổng lượng nước bốc hơi và hút lớn hơn lượng mưa. Chế độ
nước này đặc trưng cho các tầng nước ngầm gần mặt đất.
2


- Chế độ nước đọng: đặc trưng cho vùng lòng chảo thuộc khí hậu ẩm
ướt, mực ước ngầm cao, độ ẩm kk cao, trị số nước bốc hơi và nước
hút do thực vật nhỏ hơn lượng mưa, dẫn tới sự hình thành tầng nước
ngầm cao làm cho đất bị hóa lầy.
- Chế độ đông giá: đặc trưng cho các vùng có băng vĩnh cữu phủ trên
mặt đất và trong tầng đất.
4. Khái niệm keo đất , một số tính chất cơ lí đất.
* Khái niệm keo đất
- Phần tử cơ giới đất có kích thước từ 1 nm đến 200 nm được gọi là
hạt keo đất.
- Những phần tử nhỏ hơn 1nm (nghĩa là nhỏ hơn 1/tr mm) là các phần
tử, còn những phần tử lớn hơn 200 nm là hạt thô.
* Tính chất cơ lí của đất
- Tính liên kết của đất:
+ Là lực dính kết các phần tử đất với nhau.
+ Tính liên kết phụ thuộc vào độ ẩm, thành phần cơ giới, thành phần
cation hấp phụ và lượng mùn trong đất.
+ Đất có thành phần cơ giới nặng: tính liên kết lớn thì độ ẩm giảm.
Vd: đất set khi ở trạng thái khô thì độ liên kết rất chặt.
-Tính dính của đất:
+ Là khả năng liên kết của đất với các vật tiếp xúc, khi đất ở trạng

thái ẩm
+ Tính dính phụ thuộc vào độ ẩm, tỉ lệ sét, tp cation hấp phụ và kết
cấu đất. Đất khô không có tính dính
+ Tính dính của đất tăng tỉ lệ thuận với hàm lượng sét trong đất. Đất
cát hầu như không có tính dính.
-Tính dẻo của đất:
+ Đất chỉ có tính dẻo khi đủ ẩm.
+ Ở trạng thái khô sức hút phân tử của màng nước bị giảm, đất dễ bị
nứt vỡ chứ không dẻo.
+ Ở trạng thái quá ẩm thì màng nước lớn khoảng cách giữa các hạt đất
lớn, do đó đất sẽ bị nhão khi thôi tác động.
-Tính trương và co của đất:
+ Sự tăng giảm thể tích của đât khi độ ẩm đất thay đổi
+ Tính trương và co của đất phụ thuộc vào lượng sét và thành phần
cation trong đất
5. Các quy luật phân bố đất
- Sự phân bố đất theo vĩ tuyến:
Những năm 1890-1900, Đôcutsaep đã nhận thấy rằng một số loại đất
trên Trái Đất được phân bố theo đới:
3






+ Ở bán cầu Bắc, trong dải vĩ độ gần cực Bắc, khí hậu lạnh thường có
băng giá => thực vật chỉ có địa y và rêu mọc thưa thớt => đất ở vùng
này là đất đài nguyên (nhiệt độ thấp, thực vật kém phát triển)
+ Các vĩ độ thuộc ôn đới lạnh ( 45-50o đến khoảng 70o vĩ Bắc) tuy vẫn

lạnh rét nhưng lượng mưa khá hơn, thực vật rừng lá kim thống trị =>
đất điển hình cho đới là pốtdôn.
+ Trong dải vĩ độ thuộc cận nhiệt đới và nhiệt đới (nhiệt độ và độ ẩm
tăng) với khí hậu nóng ẩm, thực vật rừng lá rộng rụng lá hoặc thường
xanh, hình thành các loại đất có hàm lượng sắt và nhôm cao => đất
đỏ, vàng cận nhiệt và đất feralit.
- Sự phân bố đất theo chiều cao.
+ Địa hình núi cao làm cho khí hậu thay đổi => các vành đai khí hậu
khác nhau sẽ tạo nên các vành đai thực vật tương ứng. Do tác động
của các nhân tố chủ đạo này mà các vành đai đất theo chiều cao được
hình thành.
+ Sự thay đổi của cac vành đai đất theo chiều thẳng đứng cũng có quy
luật tương tự như sự thay đổi của các đới đất theo chiều ngang từ xích
đạo tới cực.
+ Sự phân bố đất theo chiều cao còn chịu sự chi phối của quy luật địa
đới theo chiều ngang (vĩ độ) và điều kiện địa phương (địa ô).
-Sự phân bố đất theo địa phương.
+ Nhiều loại đất không tuân theo quy luật địa đới hoặc quy luật đai
cao, chúng được hình thành do tác dụng quyết định của nhân tố ưu thế
nào đó.
+ Những nhân tố này có thể xuất hiện trong nhiều vùng địa lí khác
nhau, độ xa hoặc gần biển, địa hình trũng và thừa nước, nước ngầm
giàu muối, phù sa bồi tụ.
+ Các loại đất địa phương như: đất lầy, đất mặn, đất phù sa có thể có
ở nhiều vùng địa lí khác nhau.
6. Khái niệm sinh quyển, đặc tính và vai trò
*Khái niệm: Ranh giới sinh quyển gần trùng với vỏ địa lí, bao gồm
tầng đối lưu, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
*Trong lớp vỏ địa lí có một số đặc tính:
Khối lượng sinh chất: trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với

khối lượng vật chất của các quyển khác trong lớp vỏ địa lí
Đặc tính tích lũy năng lượng
Các cơ thể sống của sinh quyển đã tham gia tích cực vào các
vòng tuần hoàn vật chất, tức là chu trình sinh địa hóa giữa lớp vỏ
phong hóa - đất - sinh vật
*Vai trò:
4


- Sự có mặt của sinh quyển đã làm thay đổi thành phần hóa học của
khí quyển.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thổ nhưỡng
- Sinh quyển cũng ảnh hưởng đến thủy quyển thông qua quá trình trao
đổi vật chất giửa các thủy sinh vật với môi trường nước
7. Khái niệm quần xã, khái niệm hệ sinh thái
*Khái niệm quần xã: Quần xã sinh vật là một tập hợp các loài sinh
vật cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh), được
hình thành trong một quá trình, liên hệ với nhau do tính chất chung
nhất các đặc trưng sinh thái, biểu hiện đặc tính thích nghi giữa sinh
vật và ngoại cảnh.
* Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã
sinh vật với môi trường vật lí mà quần xã đó tồn tại, trong đó có sự
tương tác giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường
thông qua chu trình vật chất và năng lượng
8. Các quy luật phân bố sinh vật
- Quy luật địa đới:
+ Đó là sự thay đổi một cách có quy luật của tất cả các thành phần và
cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về 2 cực).
+ Các quần xã sinh vật, các hệ sinh thái tồn tại và phát triển chủ yếu
dựa vào nguồn năng lựng bức xạ Mặt Trời, điều kiện nhiệt-ẩm của khí

hậu => Sự phân bố của sinh vật cũng mang tính địa đới, biểu hiện ở
sự phân bố của các đới sinh vật theo vĩ độ.
+ Ở dải vỉ độ cận cực thuộc khí hậu hàn đới, lạnh giá quanh năm,
lượng mưa ít, lượng bốc hơi không đáng kể hình thành đới đài
nguyên
+ Các vùng khí hậu thuộc ôn đới lạnh, điều kiện nhiệt-ẩm thuận lợi
cho các loài cây lá kim phát triển, hình thành đới rừng lá kim
+ Trong dải vĩ độ gần chí tuyến, khí hậu hậu khô, nóng quanh năm
hình thành đới hoang mạc
+ Ở vùng xích đạo, khí hậu nóng, ẩm quanh năm hình thành đới rừng
mưa nhiệt đới
-Quy luật phi địa đới:
+ Sự phân bố sinh vật theo địa ô: sự phân bố đất liền và biển làm cho
khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây. Càng vào trung tâm lục địa
thì độ lục địa của khí hậu càng tăng, khí hậu khô hơn, biên độ nhiệt
ngày đêm và mùa càng lớn, ảnh hưởng đến dạng sống và phân bố
sinh vật nhất là thảm thực vật, ven biển và đại dương, độ ẩm lớn
thuận lợi cho kiểu thực vật bì rừng. Còn ở sâu trong lục địa, khí hậu
khô khan, nên xuất hiện cây bụi đồng cỏ hoang mạc
+ Sự phân bố sinh vật theo đai cao: điều kiện nhiệt-ẩm của khí hậu
5


không chỉ thay đổi theo vĩ độ mà con thay đổi theo chiều cao địa hình,
tương ứng với các đai cao khí hậu là các đai cao sinh vật, nó tương tự
như sự thay đổi của đới sinh vật theo chiều vĩ đồ từ xích đạo đến hai
cực
9. Quy luật địa lí chung của TĐ và ví dụ
9.1. Quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ cảnh quan
- Khái niệm: Vỏ cảnh quan Trái Đất là một địa tổng thể thống nhất và

hoàn chỉnh về mặt cấu trúc thành phần, đồng thời không đồng nhất về
mặt không gian, nên có sự phân chia thành các địa tổng thể lớn nhỏ.
- Bất kỳ địa tổng thể ở qui mô nào cũng là một hệ thống có các đặc
điểm sau:
+ Gồm nhiều thành phần cấu tạo nên và giữa chúng có mối quan hệ
trao đổi vật chất và năng lượng.
+ Có mối liên hệ với bên ngoài và do đó, mỗi địa tổng thể là một bộ
phận của một hệ thống lớn hơn.
+ Sự thống nhất nội hệ thống chỉ có tính chất tương đối, do đó, mỗi
địa tổng thể lại có thể phân hóa thành những địa tổng thể nhỏ hơn, tạo
nên đặc tính cấu trúc bậc của hệ thống.
+ Nếu một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi
theo.
Ví dụ:
Sự gia tăng dioxit cacbon trong khí quyển
Trái đất nóng lên
Băng ở vùng cực và trên núi cao sẽ tan dần
Mực nước biển dâng cao
Các vùng đất ven biển bị ngập
Địa bàn sinh sống của con người và nhiều loại sinh vật bị thu
hẹp.
-Ý nghĩa thực tiễn:
+ Yêu cầu con người phải nghiên cứu cẩn thận và toàn diện cấu trúc
địa lý của bất kỳ lãnh thổ nào muốn đưa vào sử dụng trong mọi hoạt
động kinh tế.
*Hiện tượng El Nino và Lanina:
+ Trong điều kiện bình thường:
. Hệ thống thời tiết áp cao ổn định ở Đông TBD
. Tín phong và dòng hướng tây, nước trồi và dòng lạnh dọc bờ Nam
Mỹ

. Dòng nóng Tây TBD
=> Mưa ở Úc và Inđônêxia
+ Ảnh hưởng của El Nino:
. Hệ thống thời tiết áp cao và hoàn lưu hướng tây bị phá vỡ
6





. Nước trồi ngừng hoạt động
. Dòng nóng và mưa di chuyển về phía đông
=> Hạn hán ở Úc và Inđônêxia
*Giải thích hiện tượng: dòng biển El Nino ảnh hưởng đến hoang
mạc Atacama
Hoang mạc Atacama và dòng biển El Nino (nhiệt độ nước biển tăng
lên một cách bất thường ở phía Đông TBD), khi xuất hiện hiện tượng
này, nó sẽ mở rộng phạm vi tác động xuống phía Nam TBD (18-20 oN)
và tác động đến hoang mạc Atacama; xuất hiện các trận mưa, nhiệt
độ, độ ẩm thay đổi -> thay đổi các thành phần khác -> SV phát triển
-> không kéo dài. Qua giai đoạn này, nó sẽ quay lại 2-3 oC trở lại cảnh
quan ban đầu.
9.2. Quy luật về sự tuần hoàn vật chất và năng lượng của vỏ cảnh
quan
- Khái niệm: Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ cảnh quan
được thể hiện qua quá trình trao đổi vật chất và năng lượng.
- Cơ sở của các vòng tuần hoàn: là sự di động và phân bố lại các
nguyên tố hóa học.
- Trong khí quyển: các đới gió, chu trình cacbon, nitơ, photpho
- Trong thủy quyển: vòng tuần hoàn của nước

- Trong sinh quyển: chuỗi thức ăn, vòng tuần hoàn SV
- Vòng tuần hoàn của đá
Ví dụ:
-Sự tuần hoàn của không khí trong khí quyển.
-Vòng tuần hoàn của đá.
-Vòng tuần hoàn của nước.
-Sự lưu thông của nước ở đại dương
-Vòng tuần hoàn của sinh vật.
- Đặc điểm về sự tuần hoàn VC và NL:
+ Không khép kín, xoáy trôn ốc
+ Vật chất có sự thay đổi trạng thái, chuyển hóa năng lượng từ dạng
này sang dạng khác.
+ Các vòng tuần hoàn của các quyển có sự liên kết, xâm nhập vào
nhau.
Mối quan hệ của 2 quy luật: được thực hiện qua trao đổi vật chất
và năng lượng các thành phần (Hỏi mới trả lời)
Vết đen của Mặt Trời ảnh hưởng đến từ trường và khí quyển của
Trái Đất => làm thay đổi khí hậu bất thường trên TĐ (Hỏi mới
trả lời)
9.3. Quy luật về tính nhịp điệu của vỏ cảnh quan
- Khái niệm: Sự lặp lại theo thời gian của các hiện tượng địa lý.
7


- Phân loại:
+ Nhịp điệu thời kì: lặp lại đều đặn sau một khoảng thời gian không
thay đổi
Ví dụ: ngày đêm, mùa
+ Nhịp điệu chu kì: khoảng thời gian lặp lại không đều nhau
Ví dụ: nội thế kỉ, siêu thế kỉ

*Nhịp điệu ngày đêm
- Khái niệm: là nhịp điệu lặp lại trong một ngày đêm
- Nguyên nhân: TĐ hình tựa cầu và tự quay quanh trục
- Biểu hiện:
+ Dao động nhiệt độ không khí
+ Co giãn của đá
+ Gió đất – gió biển, gió núi – gió thung lũng
+ Đồng hồ sinh học của sinh vật
*Nhịp điệu mùa:
- Khái niệm: là nhịp điệu được lặp lại sau thời gian một năm
- Nguyên nhân: do TĐ quay quanh MT, trục TĐ nghiêng với mặt
phẳng hoàng đạo một góc 66o33’ và hướng không đổi.
- Biểu hiện: các mùa khí hậu, thủy văn, sự di cư của động vật, sự thay
đổi diện mạo bên ngoài của thực vật (nẩy lộc, ra hoa, kết trái, rụng
lá...)
*Nhịp điệu nội thế kỉ:
- Khái niệm: lặp lại trong khoảng vài chục năm
- Biểu hiện:
+ Chu kì vết đen của MT là 11 năm, nhưng có thể dao động 9-14 năm,
vòng tròn các thân gỗ...
+ Chu kì 20-50 năm: dao động mực nước hồ, đại dương, băng hà
núi...
*Nhịp điệu siêu thế kỉ:
- Khái niệm: khoảng thời gian kéo dài từ hàng trăm năm, hàng nghìn
và triệu năm.
- Biểu hiện:

8



+ Chu kì 1800 năm, Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một
đường thẳng.
+ Chu kì địa chất: hàng chục và hàng trăm triệu năm
Ví dụ: thời kì nóng hay lạnh đi của khí hậu, tiến hay thoái của băng
hà, biển tiến, biển thoái.


Những nhận xét chung về tính nhịp điệu của vỏ cảnh quan:
- Mối liên kết giữa các thành phần của cảnh quan tạo nên sự biểu hiện
tổng hợp của tính nhịp điệu của toàn bộ cảnh quan.
- Mỗi thành phần của cảnh quan có độ nhạy cảm với tính nhịp điệu
khác nhau.
- Không khép kín, xoáy trôn ốc.
- Các nhịp điệu xảy ra đồng thời nên chúng có thể chồng chéo lên
nhau.
9.4. Quy luật địa đới.
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí từ
xích đạo về hai cực.
- Nguyên nhân: Dạng hình khối cầu của TĐ và vị trí của nó so với
Mặt Trời.
- Biểu hiện: ở các thành phần tự nhiên và cảnh quan.
Ví dụ:
-Các vòng đai nhiệt
-Hình thế khí áp và hệ thống các loại gió
-Tính đới ở vỏ phong hóa
-Tính đới trong phân bố thổ nhưỡng, thảm thực vật
- Tính địa đới của các quá trình hình thành địa hình
- Các đới cảnh quan trên TĐ
- Biểu hiện tính địa đới ở vỏ phong hóa:
9



+ Vùng hoang mạc cực: phong hóa băng mạnh, phong hóa hóa học
yếu nên vỏ phong hóa không có sét, khoáng vật nguyên sinh bị vỡ.
+ Vùng ôn đới: phong hóa băng yếu, phong hóa hóa học mạnh hơn,
vỏ phong hóa có sialit – sét.
+ Vùng nhiệt đới và cận nhiệt ẩm: phong hóa vật lí và hóa học đều
mạnh, vỏ phong hóa có sialit – ferit và alit rất dầy.
-Đặc điểm của quy luật địa đới:
+ Tính đới biểu hiện rõ rệt trong các cảnh quan
+ Tính đới chỉ thể hiện rõ ở những vùng đồng bằng rộng lớn và ở lớp
bề mặt đất.
+ Tính đới có cơ chế phức tạp, biểu hiện hoàn toàn không giống nhau
trong các môi trường khác nhau, trong các hợp phần của vỏ cảnh
quan.
9.5. Quy luật phi địa đới
- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các hiện tượng địa lí và cảnh
quan địa lí nhưng không phụ thuộc vào sự phân bố bức xạ MT.
- Nguyên nhân: nguồn năng lượng bên trong TĐ, sự phân chia lục địa,
đại dương, các dòng biển và địa hình núi cao.
- Biểu hiện: quy luật địa ô, quy luật đai cao
*Quy luật địa ô
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên
và cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, các dòng
biển làm cho khí hậu phân hóa theo chiều đông – tây. Ngoài ra, còn
do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
- Biểu hiện: sự phân bố thảm thực vật giữa nội địa và ven biển.
*Quy luật đai cao
10



- Khái niệm: Sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan
theo độ cao của địa hình.
- Nguyên nhân: Sự giảm nhiệt theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ
ẩm, lượng mưa.
- Biểu hiện: Phân bố các vành đai đất và thảm thực vật theo độ cao.
=> Kết luận: Như vậy, các đai cao không phải là sự lặp lại của các
đới ngang, chúng chỉ tương tự như nhau vì các nguyên nhân hình
thành không như nhau.

SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA ĐÁ

SƠ ĐỒ KHÍ ÁP VÀ GIÓ
(+)

(-)

(+)

(-)

(+)

(-)

0o

23o27’


66o33’

(-)

(+)
90o
11


*Mối quan hệ giữa nguồn gốc của các đại chủng tộc với các đặc
điểm hình thái của từng chủng tộc: có mối quan hệ mật thiết với
nhau
Gắn với các yếu tố môi trường mang đặc trưng nhất định, theo thời
gian  có sự phân bố khác nhau
*Quy luật phân bố của thực vật và động vật trên lục địa
- Quy luật phân bố không giống nhau
- Đặc điểm sinh học khác nhau
- Động vật di chuyển
- Thực vật không di chuyển
 ...

12



×