Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai thu hoach mo dun 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.23 KB, 4 trang )

BÀI THU HOẠCH
MÔ ĐUN 7 : Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non.
Mỗi con người đều sinh ra, lớn lên trong môi trường và chịu sự tác động to lớn của môi
trường. Giống như trồng cây, trước khi gieo hạt phải cuốc đất, nhổ cỏ dại, phải tạo ra môi
trường tốt để những hạt mầm có thể bén rễ; việc giáo dục con trẻ muốn thành công trước tiên
phải tạo ra được môi trường giáo dục thuận lợi.
Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó nhà giáo dục và người được
giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một
cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên. “Các phương tiện
và điều kiện vật chất - kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác động thường xuyên và tạm thời, được người
dạy và người học sử dụng một cách có ý thức, để đảm bảo cho hoạt động dạy và học tiến hành
thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục”.[1]
Ở đây, xin đề cập tới môi trường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đó là môi trường gia đình và môi trường nhà
trường.
Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Gia đình là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và
là trường học đầu tiên của mọi thành viên xã hội. Môi trường gia đình là nơi nhen nhóm lên
lòng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lòng dũng cảm, đức hy sinh… là những phẩm chất cơ bản
của mọi nhân cách.
Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành một cách tự
phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thức được giáo dục con
cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình. Các gia đình đã thực hiện chức năng này một cách
tự giác với một tình cảm tự nhiên. “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực
đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh”[2]. Tất
cả những gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn
tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời.
Thời phong kiến, mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng chung sống, trẻ
em được lớn lên trong môi trường khuôn phép rất nghiêm ngặt với các thủ tục, nghi lễ có tính
giáo dục cao: ngày đầu đứa trẻ đến trường gia đình phải làm lễ “khai tâm”, mười lăm tuổi được
làm lễ “cân” (trẻ được đội khăn xếp-khăn đóng lên đầu)... Các lễ này có ý nghĩa tâm lý rất quan
trọng, nó đánh dấu các bước trưởng thành của trẻ và giúp trẻ tự ý thức được sự khôn lớn của


mình sau các sự kiện này.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình gia đình VN đang có sự biến động hết
sức mạnh mẽ. Mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ đang bị phá vỡ, thay vào đó là mô
hình gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và các con. Trong đó, sự tiếp xúc giữa các thành viên ngày
càng hạn chế. Cha mẹ mải mê kiếm tiền, làm giầu, thăng tiến … con cái mải mê “chạy sô” các
lớp học từ chính khóa đến học thêm. Truyền thống văn hóa gia đình, những kinh nghiệm
sống… còn rất ít thời gian để chuyển giao giữa các thế hệ, hoặc chuyển giao một cách lệch lạc
hoặc sơ sài, mai một. Có một nghịch lý là: gia đình hiện nay ít con nhưng sự quan tâm dạy bảo
của các thế hệ cha ông lại không được nhiều và không thường xuyên như gia đình đông con
ngày trước. Phần lớn gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái. Các bậc cha
mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết về khoa học giáo dục, không rõ dạy cái gì và dạy con
như thế nào? Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chất lượng còn thấp.
Việc định hướng mục đích học tập cho con cái của cha mẹ có nhiều bất cập. “Phần lớn
lớp trẻ và cha mẹ học sinh đều hướng con em mình vào mục đích học để thi đỗ vào các trường
đại học, để có bằng cấp, để có cơ hội tìm việc làm và còn để thăng quan tiến chức”[3]. Điều đó
nảy sinh mâu thuẫn giữa mục tiêu đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc với thi cử, bằng cấp, tìm việc làm. Trong nhiều năm qua, nhà trường chủ yếu là nơi dạy
chữ, vấn đề giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách cho học sinh không được quan tâm đúng
mức. Triết lý giáo dục của thế giới hiện đại: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học


để cùng chung sống” vẫn là điều gì đó xa vời mà lẽ ra việc này nhà trường phải làm thật tốt để
bù vào sự thiếu hụt của giáo dục gia đình.
Môi trường xã hội ngày càng ít an toàn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Các giá
trị truyền thống, các chuẩn mực tinh thần của xã hội dường như đang bị xem nhẹ. Lối sống
trọng tiền, trọng vật chất dường như lấn át các giá trị tinh thần. Người thành đạt là người có vị
thế cao, kiếm được nhiều tiền chứ không phải là người tinh thông nghề nghiệp, sống lương
thiện, trung thực, hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với cộng đồng, cống hiến nhiều cho xã hội.
Mặt khác, chính sách tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp, hư danh, đánh đồng người có bằng cấp
cao là người tài gây khó cho việc tuyển dụng được người thực tài vào các vị trí cần thiết…vô

tình đẩy cả xã hội vào vòng xoáy khoa cử, chạy theo bằng cấp. Tâm lý trọng khoa cử, từ mấy
ngàn năm đến nay vẫn còn đè nặng trong xã hội.
Những tác động nêu trên đã tạo nên môi trường không thuận lợi cho sự phát triển nhân
cách của trẻ, gây áp lực xấu cho việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà
trường. Thầy cô giáo không thể thuyết phục trẻ đi học nghề để trở thành thợ giỏi nếu gia đình
và xã hội chỉ đánh giá đứa trẻ tốt nghiệp đại học mới là thành đạt. Và như vậy, hai mục đích đặc
biệt quan trọng của giáo dục là “Học để làm việc, học để làm người”không được quan tâm đúng
mức.
Trong những năm qua, nhà trường phổ thông chịu quá nhiều áp lực của việc thi cử, của
“Bệnh thành tích”, chạy theo tỉ lệ đậu Tốt nghiệp.. nên chỉ chú trọng “dạy chữ” mà xem nhẹ
mục đích “dạy người”. các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo
dục kỹ năng sống, tư vấn học đường …chỉ được thực hiện một cách hình thức, chiếu lệ…nên
hiệu quả giáo dục chưa cao. Môn giáo dục công dân chỉ dành phần học kì I của lớp 11 với nội
dung khô khan và ít ỏi cho giáo dục đạo đức. Việc tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn
học khác chưa được thực hiện như mong muốn.
Vấn đề đặt ra là phải nhận thức lại một cách thấu đáo, đầy đủ vai trò của gia đình và nhà
trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống là điều rất khó khăn và cần có
quá trình lâu dài. Trước mắt có thể đề xuất một số biện pháp cần thiết có tính cấp bách như sau:
Nhà nước cần có một chiến lược toàn diện, lâu dài về sự phát triển các gia đình Việt
Nam. Có chủ trương chính sách về kinh tế-xã hội nhằm hỗ trợ các gia đình, nhất là các gia đình
đối tượng chính sách để nâng cao chất lượng gia đình.
Các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet… có
ảnh hưởng rất tích cực hoặc tiêu cực tới trí tuệ, tình cảm trí tuệ, đạo đức, tình cảm và thế giới
tâm hồn của trẻ, nhà nước cần quản lý chặt chẽ và phát huy có hiệu quả thế mạnh của các
phương tiện thông tin này.
Các phong trào thi đua, vận động “xây dựng gia đình văn hóa” cần được phát động và
duy trì thường xuyên với nội dung thiết thực, cụ thể trong đó đề cao tình đoàn kết, lòng yêu
thương, tính trung thực, lòng tự trọng, thái độ sống vì mọi người…
Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên và lâu dài của mỗi con người nhưng họ hầu như

không được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để giáo dục con cái. Nên chăng, Trường
Cán bộ QLGD TP HCM phối hợp với Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp quận, huyện mở các lớp
“Giáo dục tiền hôn nhân” cho các cặp nam nữ trước khi kết hôn, trước khi sinh con hoặc các lớp
dành cho các cặp cha mẹ trẻ… với những hình thức mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng nhằm trang bị
những hiểu biết căn bản để họ sẵn sàng làm cha, làm mẹ, làm người “thầy giáo gia đình”.
Cùng với sự tác động tới gia đình, các nhà trường từ Mầm Non đến Trung học phổ thông
cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giáo dục nhằm bù đắp sự thiếu hụt này. Thực tế là ở
các trường phổ thông hiện nay không hề có giáo viên nào được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
cho các hoạt động giáo dục. Nên chăng, Trường Cán bộ QLGD phối hợp với các sở GD-ĐT,
thường xuyên mở các lớp cho đối tượng giáo viên phụ trách các mảng: Tư vấn học đường, hoạt
động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống… để các hoạt
động này được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, có chất lượng.


Trong nhà trường, người gần gũi, sâu sát, thấu hiểu HS nhất là Giáo viên chủ
nhiệm(GVCN). Hầu hết thông tin và xử lý các thông tin trong quan hệ HS- nhà trường- cha mẹ
HS đều thông qua GVCN. Vì thế, đội ngũ này cần được tuyển lựa, bồi dưỡng một cách cẩn
trọng, thường xuyên. Các cấp quản lý cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát nhằm nâng cao tinh
thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và dành cho họ những ưu đãi về vật chất, tinh thần để họ có
thể toàn tâm, toàn ý với công việc của mình. GVCN phải thực sự là người “Bạn lớn”gần gũi,
thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ với trẻ những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống
trên cơ sở đó định hướng, dẫn dắt trẻ đi theo những chuẩn mực đạo đức.
Việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong giáo dục nhân cách, đạo đức HS. Ý nghĩa của công tác Xã hội hóa giáo
dục thể hiện rõ nhất trong sự kết hợp này. Khi đứa trẻ được cả gia đình, nhà trường, xã hội quan
tâm một cách đúng mức, kịp thời và khoa học nhất định sẽ phát triển trở thành những công dân
tốt của xã hội, những người con thành đạt (theo đúng nghĩa của từ này).
Cha mẹ là người thường xuyên gần gũi con cái từ thủa nhỏ, được con cái tin yêu; nhà
trường là tổ chức có chuyên môn giáo dục, có trách nhiệm cùng với gia đình giáo dục đạo đức,
nhân cách, lý tưởng cho học sinh. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để xây

dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho học sinh phát triển nhân cách có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Để công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ XI đã đề ra được thực hiện thành công , thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến đổi
mới môi trường giáo dục ở gia đình, đổi mới công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường
mà việc đầu tiên là đào tạo bồi dưỡng giáo viên phụ trách công tác này, kể cả “thầy giáo ở
trường” và “thầy giáo ở nhà”.
2. Mục tiêu của giáo dục Mầm non.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;
hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính
nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
3. Các nguyên tắc và yêu cầu về phương pháp trong giáo dục trẻ mầm non.
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó;
đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất
giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ,
chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống
phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy
giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích
cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên,
thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa
chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần;
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật
và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo môi
trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải
nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu

cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm "chơi mà học, học bằng chơi". Chú trọng đổi mới tổ
chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm
và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong
nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục
phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với


độ tuổi của nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều
kiện thực tế.
4. Liên hệ với việc áp dụng tại nhóm lớp của mình.
Qua quá trình học tập và áp dụng tại lớp kết hợp với các phưng pháp đánh giá sự tiến bộ
của trẻ khi áp dụng các nguyên tắc đã học tập tôi nhận thấy :
Đánh giá sự phát triển của trẻ ( bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai
đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời
điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong
đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến
bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp Mẫu giáo lớn 5 tuổi tôi thấy việc nghiên cứu và áp dụng các
nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tại nhóm lớp rất thiết thực, tạo cho trẻ môi
trường thân thiện khi đến lớp, chính giáo viên là người tạo cho các cháu niềm tin, gắn bó với cô
và thích đến lớp, đến trường.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×