Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tám mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.99 KB, 30 trang )

Tám mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
1.

Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY
Trong tất cả các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đạt
được tiến bộ ấntượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1
về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỷ lệ
nghèo, từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm
2008. Tỷ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24,9% năm
1993 xuống còn 6,9% năm 2008. Tỷ lệ nghèo đã giảm
đi ở tất cả các nhóm nhân khẩu, các khu vực thành thị
cũng như nông thôn và trên khắp các vùng miền địa
lý. Kết quả đạt được trong việc hạn chế tỷ lệ suy dinh
dưỡng cũng rất lớn, giảm từ 41% xuống còn 11,7%
năm 2011.

GIỮ VỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Mặc dù tỷ lệ nghèo chung đã giảm một cách ngoạn
mục, song tốc độ giảm nghèo chưa đồng đều giữa các
vùng miền cũng như các nhóm dân số. Tỷ lệ nghèo
vẫn còn cao và vẫn còn tình trạng nghèo dai dẳng,


nhất là ở các dân tộc thiểu số và các nhóm người dễ bị
ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ và dân di cư tự do cũng
như ở các khu vực chịu thiệt thòi. Một dạng nghèo
mới đang bắt đầu xuất hiện là nghèo thành thị. Nguy
cơ tái nghèo là cao, do tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu, do tình trạng bất ổn của nền kinh tế


vĩ mô, cũng như do nhiều thiên tai nghiêm trọng xảy
ra hoặc do nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Để vượt
qua các thách thức giảm nghèo trong những năm tới,
cần có các phương pháp tiếp cận đa ngành và chuyên
biệt, xem xét nghèo là một hiện tượng đa chiều, chứ
không đơn thuần chỉ là nghèo về tiền.
Nghèo ở các dân tộc thiểu số
Tính đến năm 2008, 50% các dân tộc thiếu số vẫn
sống dưới chuẩn nghèo chung và có tới 31% vẫn thiếu
đói. Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng
số người nghèo ở Việt Nam và tốc độ giảm nghèo của
họ chậm hơn rất nhiều so với đa số người Kinh.
Nghèo dai dẳng là hiện tượng phổ biến ở người dân
tộc thiểu số nghèo. Tỷ lệ nghèo cao nhất là ở Tây Bắc
(45,7%) và Tây Nguyên (24,1%) nơi có nhiều người
dân tộc thiểu số sinh sống, và một số nhóm dân tộc
thiểu số như Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Cờ-ho, H’mông và


Mường. Tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số
về các khía cạnh khác ngoài thu nhập như giáo dục, y
tế, nước, vệ sinh môi trường và nhà ở cũng chậm hơn
so với tốc độ trung bình trên toàn quốc.
Nghèo ở trẻ em
Gần đây, Việt Nam đã xây dựng phương thức tính
toán đa chiều của riêng mình để đo lường nghèo ở trẻ
em. Phương pháp này dựa vào một số yếu tố về nghèo
bao gồm giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước sạch
và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi giải trí, hòa nhập
xã hội và bảo vệ trẻ em.

Áp dụng phương thức mới này cho các số liệu từ Điều
tra Hộ gia đình năm 2008 cho thấy khoảng 1/3 trẻ em
dưới 16 tuổi là trẻ em nghèo. Con số này bao gồm
khoảng 7 triệu trẻ em hoặc tỷ lệ nghèo ở trẻ em là
28,9%. Theo cách tính đa chiều này thì tỉ lệ nghèo ở
trẻ em cao nhất là trẻ em sống ở nông thôn, trẻ em dân
tộc thiểu số và trẻ em sống ở vùng Tây Bắc và vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, vùng Tây Bắc và
vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nghèo trẻ em
cao nhất là 64,6% và 52,8%.


Nghèo ở thành thị
Tỷ lệ nghèo ở các khu vực thành thị giảm từ
25,1% năm 1993 xuống còn 3,3% năm 2008 cho
thấy nghèo về thu nhập không còn là hiện tượng phổ
biến ở các khu vực thành thị. Tuy nhiên, đô thị hóa
nhanh và làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành
phố lớn trong những năm qua làm nảy sinh những
vấn đề mới, bao gồm nhà ở không đảm bảo, nước
sạch và vệ sinh môi trường, ô nhiễm và hạn chế
trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản cũng
như an sinh xã hội, nhất là đối với công nhân nghèo
là người di cư và công nhân làm việc tự do. Do đó,
tỷ lệ các nhóm dân thành thị có nguy cơ nghèo khổ
về nhiều phương diện của cuộc sống con người
ngoài vấn đề nghèo về thu nhập ngày càng tăng. Với
nhiều bản chất khác nhau, cần phải có các chiến
lược khác nhau để giải quyết nghèo thành thị.
2.


Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY
Việt Nam đã có được những tiến bộ đáng kể trong
việc đạt được phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2009,
tỷ lệ nhập học tinh ở cấp tiểu học là 95,5%, tỷ lệ
hoàn thành tiểu học là 88,2% và tỷ lệ người dân từ
15-24 tuổi biết đọc biết viết là 97,1%. Tỷ lệ nhập


học tinh ở cấp tiểu học của trẻ em trai và trẻ em gái
chỉ chênh nhau có 1%.
GIỮ VỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Tiếp tục phát huy và đảm bảo giữ vững thành tích
này, cần chú ý đến một số lĩnh vực, đặc biệt là bình
đẳng và chất lượng giáo dục.
Bình đẳng trong giáo dục
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ, song các nhóm
chịu thiệt thòi, nhất là các hộ gia đình nghèo nhất,
dân tộc thiểu số và người khuyết tật vẫn bị tụt hậu
trong giáo dục. Ví dụ, tỷ lệ nhập học tinh ở cấp tiểu
học ở các hộ gia đình nghèo nhất là 88,9%, trong khi
tỷ lệ này ở các hộ giàu nhất là 98,3%. Tỷ lệ nhập học
tinh ở cấp tiểu học của các nhóm dân tộc thiểu số
người H’Mông và người Khơ-me thậm chí còn thấp
hơn: 72,6% và 86,4%. Tỷ lệ biết đọc biết viết của đa
số người Kinh là 95,9% trong khi tỷ lệ đó của người
H’Mông chỉ có 37,7% (theo Tổng điều tra Dân số
năm 2009). Tỷ lệ biết đọc biết viết ở người khuyết
tật trong độ tuổi từ 15-24 là 69,1%.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình


đẳng như trên bao gồm nghèo, tình trạng xa xôi hẻo
lánh (như trường ở quá xa), cơ sở hạ tầng yếu kém
(như điều kiện đường xá không tốt gây lo ngại về sự
an toàn cho trẻ, trường lớp kém chất lượng, nước
không sạch và vệ sinh kém) và các thói quen tiêu
cực (như không khuyến khích trẻ em gái tiếp tục học
lên cao).
Chất lượng giáo dục
Việt Nam đã và đang thực hiện một số hoạt động cải
cách giáo dục để khuyến khích hoạt động dạy và học
tích cực. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục yếu kém
vẫn là một vấn đề còn tồn tại. Trong năm học 20062007, đã phát hiện ra chỉ có 61% học sinh lóp 5 đủ
trình độ đọc được tiếng Việt để có thể tự học khi vào
lớp 6.
Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng giáo
dục chưa đạt yêu cầu là do cơ hội học tập linh hoạt
và theo yêu cầu của các nhóm trẻ chịu thiệt thòi còn
hạn chế. Ví dụ, nhiều trẻ dân tộc thiểu số gặp khó
khăn về ngôn ngữ lúc ở trường vì các em hiểu hoặc
nói được rất ít hoặc hầu như không hiểu và nói được
tiếng Việt. Liên quan đến tình trạng này là việc phân


công đội ngũ giáo viên chưa hài hòa, nhất là thiếu
giáo viên dân tộc thiểu số ở các khu vực dân tộc
thiểu số. Ngoài ra, mặc dù Chính phủ đã tiến tới thực
hiện chương trình học cả ngày, thời gian giảng dạy

hiện tại chưa đầy 700 giờ một năm đối với tiểu học
cũng góp phần làm cho chất lượng giáo dục yếu
kém.
Một lý do khác khiến chất lượng giáo dục yếu kém
là chưa có cách tư duy và cách học độc lập, mang
tính phê bình, sáng tạo và cải cách và điều này hạn
chế phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề. Các hệ
thống đánh giá vẫn nặng về đánh giá kiến thức dạy
và học trong nhà trường chứ chưa đánh giá về thực
lực. Các nhà quản lý ngành giáo dục cũng chưa đủ
năng lực cần thiết để đảm nhận những trách nhiệm
mới được chuyển giao, kết quả của quá trình phi tập
trung hóa quản lý giáo dục, cũng như để đáp ứng với
những yêu cầu mới của hệ thống giáo dục và đào
tạo.
Để tất cả trẻ em, trai và gái đều thực hiện được
quyền được hưởng nền giáo dục có chất lượng và để
đạt được thành công MDG2 cũng như giữ vững
những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cần cải thiện


3.

hệ thống giáo dục để tạo ra nhiều cơ hội học tập đa
dạng, phù hợp và linh hoạt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của tất cả học sinh. Việc lập kế hoạch giáo dục
dựa trên các số liệu cập nhật, đáng tin cậy và có
phân loại cùng là cần thiết.
Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị
thế cho phụ nữ

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn về các mục
tiêu bình đẳng giới. Việt Nam đã rất thành công
trong việc nâng cao tỷ lệ trẻ em gái học tiểu học và
trung học cơ sở. Hiện tại, tỷ lệ nhập học tiểu học đối
với trẻ em gái là 91,5% và trẻ em trai là 92,3%. Tỷ
lệ nhập học trung học cơ sở là 82,6% đối với trẻ em
gái và 80,1% đối với trẻ em trai. Tỷ lệ nhập học
trung học phổ thông của trẻ em gái là 63,1% và của
trẻ em trai là 53,7%. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực
lượng lao động là 73% trong khi tỷ lệ của nam giới
là 82%. Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc
hội là 24,4%.
GIỮ VỮNG CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Bất bình đẳng giới có nguyên nhân sâu xa đối với


mỗi xã hội và Việt Nam cũng không phải là một
ngoại lệ. Bất bình đẳng giới tạo ra tác động tiêu cực
tới những thành tựu đã đạt được từ trước đến nay.
Các gia đình vẫn tiếp tục thiên vị và đầu tư nhiều
hơn cho con trai và nam giới trong gia đình. Sự yêu
thích con trai và không coi trọng con gái được thể
hiện rất rõ qua sự gia tăng mất cân đối tỷ số giới tính
khi sinh, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh hiện nay
là 111,9 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái. Tỷ số chênh
lệch này có thể tăng rất cao, lên tới 115 trẻ em trai
trên 100 trẻ em gái trong thập kỷ này, và sẽ đẩy Việt
Nam lên gần vị trí đứng đầu theo quan sát trên toàn
thế giới. Lựa chọn giới tính thường cao hơn ở các

gia đình có kinh tế khá giả, với giá trị tỷ số giới tính
khi sinh cao nhất ở hai nhóm kinh tế xã hội giàu nhất
và và thấp đối với các hộ nghèo và dân tộc thiểu số
(Theo Điều tra Thay đổi Dân số của GSO năm
2011).
Bạo lực trên cơ sở giới cũng là một trong các vấn đề
nghiêm trọng hiện nay, xảy ra ở mọi nơi, nông thôn
cũng như thành thị và trong tất cả các nhóm xã hội.
Theo một nghiên cứu về bạo lực gia đình do GSO
thực hiện năm 2010, cứ ba phụ nữ đã lập gia đình
(32%) thì có một người cho biết họ đã từng bị chồng


bạo lực về thể xác hoặc tình dục vào một thời điểm
nào đó trong đời. Và hơn một nửa phụ nữ (58%)
trong đời từng chịu bạo lực thể xác, tinh thần và tình
dục. Cần thiết phải thay đổi quan niệm xã hội,
khuyến khích các hộ gia đình đầu tư vào trẻ em gái
và phụ nữ, tăng cường các dịch vụ xã hội thuận lợi
và khuyến khích nam giới và trẻ em trai tham gia
phòng chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm thay đổi
các khuynh hướng này.
Việc làm
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam, chiếm 48,4% lực lượng lao động. Tuy
nhiên, phụ nữ thường tham gia vào các công việc
không chính thức và dễ bị tổn thương. Theo Điều tra
về Nhà ở và mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm
2008, chỉ có 24,22% phụ nữ làm các công việc phi
nông nghiệp trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 35,5%.

Nhiều người trong số các chị em phụ nữ phải tự tạo
việc làm hoặc làm việc trong gia đình mà không
được trả công. Theo số liệu về khuynh hướng việc
làm tại Việt Nam, 53% phụ nữ làm việc gia đình mà
không được trả công, trong khi con số này đối với
nam là 32%. Phụ nữ làm việc trong các khu vực


không chính thức có tiền công thấp hơn, tay nghề
thấp hơn và ít cơ hội nâng cao tay nghề và đào tạo
hơn nam giới. Ước tính, tỷ lệ thu nhập kiếm được
của nữ so với nam là 0,69, nghĩa là cứ 100.000 đồng
nam giới kiếm được thì nữ giới chỉ kiếm được
69.000 đồng.
Trách nhiệm song song của người phụ nữ vừa chăm
sóc con cái vừa làm nội trợ, cũng như tạo thu nhập
cản trở người phụ nữ tham gia vào các công việc
được trả công, đặc biệt công việc trong khu vực
chính thức. Để hỗ trợ sự tham gia của phụ nữ, cần
thiết phải giải quyết những bất bình đẳng như cơ hội
được đào tạo, quyền được cấp giấy sử dụng đất cũng
như phải có hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện.
Đại diện phụ nữ trong Quốc hội
Hiện nay, phụ nữ chiếm tỷ lệ 24,4% trong Quốc hội,
đây là tỷ lệ thấp nhất trong bốn khóa Quốc hội gần
đây. Hiện tượng sụt giảm này đi ngược lại với xu
hướng toàn cầu hiện nay là tỷ lệ phụ nữ tăng lên
trong Quốc hội ở các quốc gia. Để giải quyết tình
trạng này, cần có những thay đổi lớn, ví dụ chấm dứt
sự phân biệt về tuổi làm việc chính thức giữa phụ nữ



4.

và nam giới và tạo điều kiện bình đẳng cho cả hai
giới được lựa chọn thời điểm về hưu trong một độ
tuổi nhất định. Đảm bảo rằng những phụ nữ có phẩm
chất và trình độ cao được giữ các trọng trách và đề
bạt thêm nhiều phụ nữ vào các vị trí cao trong Đảng
và chính quyền sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục
tiêu là 35% phụ nữ được bầu vào các vị trí trong
Quốc hội vào năm 2016.
Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY
Việt Nam đã đạt được các mục tiêu về giảm tỉ lệ tử
vong ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh, với cả hai tỉ lệ
trên đều giảm một nửa từ năm 1990 đến năm 2006.
Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4 trên 1.000
ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 14 trên 1.000 ca đẻ
sống năm 2011 (MICS 2011). Tỷ lệ tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi cũng đã giảm đáng kể, từ 58 trên 1.000
ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 16 năm 2011
(MICS 2011). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân
giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 18,9% năm
2009.
GIỮ VỮNG CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC


Mặc dù đã đạt được những thành tựu, song tình
trạng chênh lệch đang ngày càng gia tăng, chủ yếu

liên quan đến vấn đề dân tộc, nơi cư trú, thu nhập
của hộ gia đình cũng như trình độ học vấn của mẹ.
Ví dụ, tỷ suất tử vong ở trẻ em đối với các dân tộc
thiểu số từ năm 2006 đến năm 2011 đã tăng lên và
vẫn cao gấp 3,5 lần so với tỷ lệ đó của dân tộc Kinh
chiếm đa số. Tỷ lệ được tiêm chủng đầy đủ đối với
trẻ em nằm trong 20% dân số nghèo nhất thấp hơn
22% so với trẻ em nằm trong 20% dân số giàu nhất
và tình trạng chênh lệch này đã tăng lên.
Chính phủ đã xác định một số các ưu tiên trong
khuôn khổ kế hoạch y tế tổng thể cũng như các
chương trình mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng, tiêm
chủng, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe sinh sản.
Tất cả các kế hoạch và chương trình này đều xác
định bất bình đẳng thực sự là một vấn đề và cần có
các can thiệp nhằm vào các cộng đồng dân cư khó
tiếp cận, các khu vực có tỷ lệ trẻ dưới 1 tháng tuổi tử
vong cao và tỷ lệ còi cọc cao.
Tử vong ở trẻ dưới 1 tháng tuổi
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng


phần lớn số trẻ tử vong dưới 1 tuổi vẫn xảy ra ở
tháng đầu tiên, chiếm gần 70% các ca tử vong ở trẻ
dưới 1 tuổi và 52% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
(JAHR 2010). Các nghiên cứu cho thấy vẫn xảy ra
tình trạng chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1
tháng tuổi giữa các vùng miền và giữa các nhóm
khác nhau ở Việt Nam. Tỷ lệ tử vong ở các khu vực
nông thôn miền núi cao gấp 2 đến 2,5 lần tỷ lệ đó ở

các khu vực nông thôn đồng bằng và thành thị.
Để trẻ sơ sinh sống sót được liên quan chặt chẽ đến
sức khỏe bà mẹ và đảm bảo an toàn hơn cho mẹ
cũng là yếu tố hết sức quan trọng để cứu được trẻ sơ
sinh. Với tình trạng chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở trẻ
dưới 1 tháng tuổi ngày càng lớn thì điều quan trọng
là phải tăng cường củng cố hệ thống chăm sóc sức
khỏe, nhất là ở cấp cộng đồng cũng như đảm bảo
đầu tư đầy đủ để nhân rộng các can thiệp cần thiết
cho trẻ sơ sinh đối với các bà mẹ và trẻ em người
dân tộc thiểu số ở các khu vực khó tiếp cận. Nhiều
phụ nữ sống ở miền núi không tiếp cận được với các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, bao gồm khám
thai, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh, tiêm phòng và tiếp
cận được với các dịch vụ chăm sóc và điều trị
thường ngày.


Vai trò ngày càng tăng của khu vực tư nhân trong
việc cung cấp các dịch vụ y tế, và những tác động
của khu vực này đến sự công bằng trong tiếp cận các
dịch vụ y tế cũng cần được chú ý. Thêm vào đó,
không phải tất cả trẻ sơ sinh đều được đăng ký khai
sinh ngay sau khi sinh. Thực tế này cũng làm cho
các số liệu thiếu chính xác. Hơn một nửa trẻ sơ sinh
tử vong trước khi 1 tháng tuổi không được đăng ký
khai sinh.
Còi cọc
Trong mười năm qua, tỷ lệ trẻ nhẹ cân cũng như tỷ
lệ trẻ còi cọc (thấp lùn hơn so với độ tuổi) trên toàn

quốc đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, đối với một nước
có thu nhập trung bình thì tình trạng còi cọc phổ
biến ở mức gần 30% (ảnh hưởng đến khoảng 2,1
triệu trẻ em dưới 5 tuổi) vẫn còn là tỷ lệ rất cao.
Nguyên nhân còi cọc là do thiếu dưỡng chất kéo dài
và thường xuyên bị viêm nhiễm. Ảnh hưởng của còi
cọc là chậm phát triển cơ vận động, suy yếu chức
năng nhận thức và khả năng học hành kém.
Điều tra Dinh dưỡng Quốc gia mới nhất cho thấy


đang xảy ra tình trạng chênh lệch liên quan đến địa
vị kinh tế-xã hội và giữa các tỉnh và các nhóm dân
tộc. Mức độ còi cọc của trẻ em ở các hộ gia đình
nghèo nhất cao hơn gần 3 lần so với trẻ em ở các hộ
giàu nhất. Tỷ lệ còi cọc phổ biến ở mức trên 40% ở
các tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong khi ở thành phố
Hồ Chí Minh là dưới 8% và ở các nhóm dân tộc
thiểu số người H’Mông, Ba Na và Gia Rai là trên
50% trong khi ở trẻ em người Kinh là 23%.
Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia mới cho giai đoạn
2011-20120 thừa nhận cần thiết phải tập trung vào
giảm tỷ lệ còi cọc và tăng cường can thiệp để giải
quyết tình trạng còi cọc ngay từ trước khi sinh và
trong 2 năm đầu đời của trẻ.
Cũng cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các bộ ngành
trong các nỗ lực giải quyết trình trạng còi cọc cũng
như phân bổ ngân sách nhiều hơn nữa cho hệ thống
chăm sóc sức khỏe y tế dự phòng để thu thập số liệu
thường nhật. Cuối cùng, độ bao phủ, chất lượng và

tính thực tế của các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản
khác trên toàn quốc, đặc biệt là ở vùng núi xa xôi
cũng rất quan trọng góp phần cải thiện tình trạng trẻ
còi cọc.


5.

Nâng cao sức khỏe bà mẹ
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY
Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm một cách đáng kể trong
vòng hai thập kỷ qua, từ 233 ca chết trên 100.000 ca
sinh sống vào năm 1990 xuống còn 69 ca chết trên
100.000 ca sinh sống vào năm 2009, giảm khoảng
2/3 số ca tử vong mẹ liên quan đến thai sản đã trở
nên an toàn hơn. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong
việc nâng cao tiếp cận sức khỏe sinh sản cho tất cả
mọi người bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
sơ sinh; kế hoạch hóa gia đình; tăng cường việc sử
dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; xây dựng các
chương trình, chính sách và luật pháp về sức khỏe
sinh sản và quyền, cũng như các dịch vụ có chất
lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn
thương.
GIỮ VỮNG CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Mặc dù sức khỏe bà mẹ đã được cải thiện một cách
đáng kể nhưng tỷ suất tử vong mẹ (MMR) vẫn
không thay đổi trong giai đoạn 2006-2009. Cần
nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được Mục tiêu Thiên
niên kỷ là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ (xuống còn



58,3 ca chết trên 100.000 ca sinh sống).
Vẫn còn có sự khác biệt lớn về tỷ suất tử vong mẹ
giữa các vùng miền mà chúng ta cần phải giải quyết.
Tỷ suất tử vong mẹ còn cao ở các khu vực miền núi
và đồng bào dân tộc thiểu số. Các yếu tố về địa lý,
trình độ học vấn của bà mẹ và phong tục tập quán ở
vùng sâu, vùng xa thường cản trở các bà mẹ tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Để giải quyết những vấn đề này, Việt Nam cần củng
cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ của đội
ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cần phải ưu tiên vào đội ngũ
hộ sinh có kỹ năng và hệ thống chuyển tuyến tới các
cơ sở y tế có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn
diện bao gồm chăm sóc sản khoa và trẻ sơ sinh. Nếu
đáp ứng được các vấn đề then chốt này thì tử vong
và tai biến bà mẹ sẽ giảm được một cách đáng kể.
Sức khỏe sinh sản
Đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên và người di cư
vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao


gồm các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Các khu vực
miền núi còn thiếu mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu đội
ngũ nhân viên y tế cũng như điều kiện làm việc chưa
được đảm bảo.


6.

Nghiên cứu cho thấy 1/3 thanh niên Việt Nam vẫn
còn gặp trở ngại khi muốn tiếp cận thông tin và các
dịch vụ sức khỏe sinh sản. Theo Điều tra Đa chỉ số
(MICS) năm 2010, thanh niên chưa lập gia đình có
nhu cầu tránh thai rất cao. Ví dụ, nhu cầu tránh thai
chưa được đáp ứng của các nhóm thanh thiếu niên từ
15 đến 19 tuổi và từ 20 đến 24 tuổi là 35,4% và
34,6%. Vì thế, đã xảy ra tình trạng rất nhiều thanh
thiếu niên, đặc biệt là thanh niên chưa lập gia đình
có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn.
Hơn nữa, tỷ lệ thanh thiếu niên sinh con là 46/1.000.
Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm có trình độ học vấn
thấp hơn, ở 20% dân số có mức sống nghèo khổ hơn
và ở các nhóm dân tộc thiểu số sống ở vùng trung du
miền Bắc và các khu vực miền núi cũng như các
vùng nông thôn.
Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY


Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng
khung pháp lý và chính sách liên quan đến HIV vào năm
2012. Một chiến lược quốc gia mới về HIV đến năm
2015 phù hợp với các mục tiêu toàn cầu đã được thông
qua. Việt Nam cũng đã phê duyệt chương trình Mục tiêu
Quốc gia đầu tiên về HIV/AIDS cho giai đoạn 20122015. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ước tính ở mức 16,7% năm

2009 đối với nam giới có quan hệ tình dục đồng giới,
13,4% đối với nam giới tiêm chích và 3% năm 2011 đối
với phụ nữ làm nghề mại dâm. Từ tháng 12 năm 2009
đến cuối năm 2011, tổng số người được điều trị kháng vi
rút (ART) đã tăng 1,5 lần với độ bao phủ ART ở mức
53% đối với người lớn và 83% đối với trẻ em. Tuy
nhiên, mặc dù đã đạt được những tiến bộ ấn tượng như
vậy song Việt Nam vẫn có khả năng không đạt được
mục tiêu của MDG trong việc đẩy lùi dịch HIV/AIDS.
Các bước tiến rất ấn tượng của Việt Nam trong lĩnh vực
phòng, chống sốt rét cho thấy Việt Nam đã đạt được mục
tiêu MDG về phòng, chống sốt rét. Việt Nam cũng được
công nhận là đã khống chế rất tốt các dịch bệnh khác
như SARS, H5N1 và H1N1.
GIỮ VỮNG CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC


Dù có tiến bộ trên nhiều lĩnh vực và Chính phủ Việt
Nam đã nỗ lực rất nhiều để ứng phó với HIV trong
những năm gần đây, nhưng các rào cản trong việc sử
dụng các dịch vụ HIV bao gồm cả tình trạng chưa có
một gói dịch vụ chuẩn cũng như tình trạng kỳ thị và
phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp vẫn đang
tạo điều kiện cho vi rút HIV lặng lẽ lây lan và cản trở
Việt Nam đạt được tiến bộ trong việc đạt mục tiêu
MDG. Để đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm chặn
đứng và đẩy lùi sự lây lan của HIV, Việt Nam cần sử
dụng ưu tiên nguồn lực vào dự phòng HIV cho các nhóm
dân số chính, sử dụng các bằng chứng đã có và bảo đảm
tính bền vững của ứng phó quốc gia với HIV.

Mở rộng độ bao phủ các dịch vụ HIV cho các nhóm
dân số chính




Xây dựng chương trình ưu tiên cho HIV dựa vào
bằng chứng và các chính sách dựa trên quyền cho
các nhóm dân số chính có nguy cơ cao cũng như
khuyến khích xã hội dân sự tham gia vào thiết kế và
thực hiện chương trình sẽ giúp Việt Nam đạt được
MDG 6.
Vì phần lớn các ca nhiễm HIV ở Việt Nam là do
tiêm chích không an toàn và tình dục không an toàn


nên các hoạt động dự phòng HIV toàn diện nhằm
vào các hành vi này sẽ ngăn chặn và đẩy lùi hiệu quả
sự lây lan của HIV.






Việc quan trọng là mở rộng các chương trình giảm
hại, trong đó có chương trình điều trị duy trì bằng
Methodone và bơm kim tiêm sạch dành cho những
người tiêm chích ma túy (PWIDs); cũng như mở
rộng chương trình bao cao su cho người tiêm chích

ma túy, người bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng
giới và bạn tình của họ.
Xây dựng và triển khai gói dịch vụ chuẩn toàn diện
dành cho các nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao là
điều thiết yếu.
Xét nghiệm sớm và điều trị sớm có thể phòng chống
hiệu quả lây lan HIV khi kết hợp với các chiến lược
phòng chống khác như sử dụng bao cao su.

Duy trì ứng phó với HIV ở cấp quốc gia
Thực hiện những việc dưới đây rất quan trọng đối với
Việt Nam trong việc phòng, chống HIV về lâu dài:


Tăng tỷ lệ nguồn lực trong nước dành cho HIV và
phân bổ nguồn lực dựa vào bằng chứng và các động
lực của dịch bệnh tập trung ở Việt Nam.










7.

Đưa phòng chống HIV trở thành một ưu tiên trong

chương trình nghị sự chính trị và các quy trình xây
dựng kế hoạch ngân sách.
Củng cố hệ thống thông qua việc lồng ghép chương
trình HIV vào các chương trình về chăm sóc sức
khỏe, giáo dục và cung cấp các dịch vụ ngành khác
hoặc cải thiện mối liên kết với các chương trình này.
Củng cố quan hệ đối tác: Sự tham gia tích cực và
mạnh mẽ hơn của cộng đồng và các tổ chức xã hội
dân sự sẽ giúp xây dựng các chương trình can thiệp
thiết thực hơn, phù hợp và được đón nhận nhiều hơn
cũng như bền vững hơn.
Bảo đảm sự hợp tác, điều phối đa ngành và xây
dựng một môi trường pháp lý thuận lợi.
Đảm bảo bền vững về môi trường

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY
Việt Nam đã và đang đạt được những tiến bộ đáng khích
lệ về bền vững môi trường nhưng đến năm 2015 có
nhiều khả năng sẽ không đạt được MDG 7. Biến đổi khí
hậu đang khiến cho việc đạt được các mục tiêu quan
trọng của MDG ngày càng khó hơn. Các thành tựu đã


đạt được cho đến nay bao gồm đưa các nguyên tắc phát
triển bền vững vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
(giai đoạn từ 2011 đến 2020) và vào các kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội (giai đoạn từ 2006 đến 2010 và từ
2011 đến 2015). Diện tích rừng bao phủ tăng từ 28,8%
năm 1990 lên 39,5% tổng diện tích đất năm 2010. Hơn
96% tổng số hộ gia đình đã được sử dụng năng lượng

hiện đại và được sử dụng điện lưới.
Mặc dù tỷ lệ khí thải nhà kính của Việt Nam thấp, chỉ
chiếm 0,3% tổng lượng khí thải toàn cầu năm 2004 song
lượng khí thải CO2 tính theo đầu người đã tăng bốn lần
trong giai đoạn 1990-2008. Việc sử dụng năng lượng
(tương đương kg dầu) trên 1.000 đô la GPD (PPP) giảm
từ 407 năm 1990 xuống còn 267 năm 2008.
Trong khi đó, năm 2011, 92% hộ gia đình đã được sử
dụng nước sạch an toàn, tăng lên từ mức 78,7% vào năm
2000. Các hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước
sạch tăng từ 73,5 lên 89,4% trong thập kỷ qua. Năm
2011, 78% tổng số hộ gia đình và 71,4% các hộ gia đình
ở nông thôn được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tăng lên từ
mức 44,1% và 32,5% vào năm 2000. Tỷ lệ dân sống
trong nhà tạm giảm từ 15,9% năm 1999 xuống còn 7,8%
năm 2009.


GIỮ VỮNG CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Để đạt được MDG 7, Việt Nam cần hết sức chú trọng
hơn vào 3 lĩnh vực quan trọng mà hiện tại đang chậm so
với tiến độ, đó là: nước sạch và vệ sinh, biến đổi khí hậu
và bảo tồn đa dạng sinh học.
Nước sạch và vệ sinh
Vẫn còn sự khác biệt về tiếp cận nước sạch giữa các
vùng, giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ thấp nhất ở
các vùng núi phía Bắc và Tây nguyên là 80,7% và
86,1%. Mức độ tiếp cận nước sạch cao nhất là ở Đồng
bằng Sông Hồng và các vùng Đông Nam bộ (tương
đương 99% và 98,4%). Trên phạm vi toàn quốc, 93,8%

dân cư thành thị và 71,4% dân nông thôn sử dụng nhà vệ
sinh cải tiến trong khi 1,1% dân số thành thị và 8,6% dân
số nông thôn không có nhà vệ sinh cho đại tiện. Tình
trạng không có nhà vệ sinh cho đại tiện chủ yếu xảy ra
đối với người nghèo (22,9%) và các nhóm dân tộc thiểu
số (27,5%). Ba vùng có mức sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây
nguyên và vùng phía Bắc.


×