Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH CHINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CHẤT LƯỢNG,
NGẮN NGÀY TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH CHINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CHẤT LƯỢNG,
NGẮN NGÀY TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN NGỌC



THÁI NGUYÊN - NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Hoàng Đình Chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, khoa sau đại học,

khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phạm
Văn Ngọc - giáo viên khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm - người đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo giảng dạy
chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ hoàn
thiện đề tài và có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Gia đình anh Lù A Sử, bản Sàn Phàng Thấp xã Khun Há huyện Tam
Đường đã giúp đỡ tôi thực hiện các công thức thí nghiệm ở vụ Mùa năm 2014 và vụ
Đông xuân 2015.
- Các cán bộ phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông
tỉnh đã giúp đỡ tôi thực hiện đánh giá chất lượng cơm của các giống tham gia khảo
nghiệm.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy
giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Hoàng Đình Chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3
1.2. Vai trò của giống lúa và bộ giống lúa nước ta hiện nay ...................................... 4
1.2.1. Vai trò giống lúa trong sản xuất ........................................................................ 4
1.2.2. Nghiên cứu bộ giống lúa đang sử dụng ở nước ta hiện nay.............................. 5
1.2.3. Định hướng sản xuất giống của nước ta trong thời gian tới ............................. 7
1.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chất lượng trong và ngoài nước ........ 8
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 8
1.3.2. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng ở Việt Nam ................................. 11
1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo ................................................................................. 13
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam .......................................................... 13
1.4.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Lai Châu .......................................... 17
1.4.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Tam Đường và xã Khun Há................. 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 26
2.4. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 27
2.5. Kỹ thuật áp du ̣ng ................................................................................................ 27
2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 28
2.6.1. Một số đặc điểm nông sinh học ...................................................................... 28
2.6.2. Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh hại ........................................................ 30
2.6.3. Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh ............................... 33
2.6.4. Chỉ tiêu cấu thành năng suất ........................................................................... 33
2.6.5. Đánh giá chất lượng các giống lúa .................................................................. 34
2.7. Phương pháp sử lý số liệu .................................................................................. 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
3.1. Diễn biến của thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của các
giống lúa tham gia khảo nghiệm ............................................................................... 36
3.1.1. Diễn biến thời tiết vụ Mùa 2014 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triể n
của các giống tham gia khảo nghiệm ........................................................................ 36
3.1.2. Diễn biến thời tiết vụ Đông xuân 2015 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triể n của các giống tham gia khảo nghiệm ................................................................ 38
3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống khảo nghiệm ở Tam Đường ............. 40
3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các giống khảo nghiệm ................... 42
3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng chịu lạnh và biểu hiện sâu bệnh hại của các
giống khảo nghiệm trên đồng ruộng ......................................................................... 50
3.4.1. Khả năng chịu lạnh của các giống tham gia khảo nghiệm .............................. 50
3.4.2. Kết quả theo dõi mức độ biểu hiện sâu bệnh hại của các giống tham gia

khảo nghiệm .............................................................................................................. 51
3.5. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống
khảo nghiệm .............................................................................................................. 55
3.5.1. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các
giống lúa khảo nghiệm ở vụ Mùa 2014 và vụ Đông xuân 2015 .............................. 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

3.5.2. Đánh giá ảnh hưởng mùa vụ gieo cấy đến năng suất các giống lúa thí nghiệm ...... 60
3.6. Kết quả đánh giá chất lượng gạo và cơm các giống khảo nghiệm .................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 70
1. Kết luận: ................................................................................................................ 70
2. Đề nghị: ................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 71
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 73
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM ................................................................... 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CV

Hệ số biến động

Đ/c

Đối chứng

ĐX2015

Đông xuân 2015

FAO:

Food and Agriculture Organization of the United
Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc.

GL105

Gia lộc 105

HT1

Hương thơm số 1

IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế


M2014

Vụ mùa 2014

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

P

Xác xuất.

TB

Trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 ................ 14
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Lai Châu từ 2010 - 2014 ........... 19
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyê ̣n Tam Đường từ năm
2010-2014 ................................................................................................ 21
Bảng 1.4. Cơ cấu và năng suất các giống lúa ở huyê ̣n Tam Đường vu ̣ Đông
xuân và vu ̣ Mùa 2014 .............................................................................. 23

Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái các giống khảo nghiệm ở huyện Tam
Đường ...................................................................................................... 41
Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trưởng các giống khảo nghiệm ở 2 mùa vu ̣ khảo
nghiê ̣m ..................................................................................................... 43
Bảng 3.4. Đặc điểm nông học các giống lúa khảo nghiệm ở 2 mùa vu ̣ khảo
nghiê ̣m ..................................................................................................... 45
Bảng 3.5. Đặc điểm nông ho ̣c các giống lúa khảo nghiệm ở 2 mùa vu ̣ khảo
nghiê ̣m ..................................................................................................... 47
Bảng 3.6. Mức độ chịu lạnh của các giống tham gia khảo nghiệm .......................... 50
Bảng 3.7. Mức đô ̣ biể u hiê ̣n bê ̣nh ha ̣i trên đồng ruộng các giống khảo nghiệm ....... 51
Bảng 3.8. Mức đô ̣ biể u hiê ̣n sâu ha ̣i trên đồng ruộng các giống khảo nghiệm ......... 53
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống khảo nghiệm ......... 55
Bảng 3.10. Giá trị biến động các nguồn biến động của năng suất ............................ 60
Bảng 3.11.Năng suất trung bình các giống lúa thí nghiệm qua 2 vụ khảo nghiệm ....... 61
Bảng 3.12: Ảnh hưởng mùa vụ đến năng suất thí nghiệm ........................................ 62
Bảng 3.13. Chất lượng xay xát các giống lúa khảo nghiê ̣m ..................................... 63
Bảng 3.14. Chất lượng cơm các giống khảo nghiệm ................................................ 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1a: Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy các giống lúa khảo
nghiệm ở vụ Mùa 2014 tại Tam Đường - Lai Châu ................................ 36
Hình 3.1b: Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy các giống lúa khảo
nghiệm ở vụ Xuân 2015 tại Tam Đường- Lai Châu ................................ 39


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Lai Châu là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước, cả tỉnh có
5/7 huyện thị là huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a về chương trình phát triển
nhanh và bền vững 61 huyện nghèo của Chính phủ (tính tại thời điểm ban hành
Nghị quyết). Toàn tỉnh có trên 414 nghìn người với trên 80% dân số sống ở vùng
nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nghề sản xuất chính của người dân. Vì vậy, lúa
gạo có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người dân, cung cấp lương
thực hàng ngày và một phần thu nhập của nông dân. Bên cạnh đó lúa gạo, cùng với
ngô, sắn là những sản phẩm góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại địa bàn. Tuy
sản xuất lúa gạo của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ sinh hoạt tại chỗ,
song lúa gạo đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân,
an ninh, quốc phòng được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn được giữ vững.
Tỉnh Lai Châu có 19.554 ha đất sản xuất lúa nước, trong đó số diện tích sản
xuất 02 vụ lúa (Đông xuân và lúa Mùa) chỉ đạt trên 6.200 ha, tập trung tại các xã
vùng thấp có độ cao khoảng dưới 700 m so với mực biển và ở những cánh đồng
rộng lớn như Bình Lư, Mường Than, Mường So... còn lại trên 13.000 ha người dân
chỉ sản xuất 1 vụ lúa Mùa rồi bỏ không. Nguyên nhân chủ yếu do sản xuất lúa Đông
xuân tại tỉnh Lai Châu còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các xã vùng cao
trên 700m so với mực nước biển, bởi vì vụ Đông xuân thường xảy ra rét đậm, rét
hại gây chết mạ và lúa mới cấy làm ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân.
Bên cạnh đó, các giống lúa khi được gieo cấy tại các địa điểm trên thường bị kéo

dài thời gian sinh trưởng từ 20 - 25 ngày, thậm chí có những giống bị kéo dài thêm
tới 45 ngày làm ảnh hưởng đến thời vụ gieo cấy lúa Mùa. Chính vì những lý do nêu
trên, nhiều vùng trong tỉnh Lai Châu, người nông dân không gieo cấy lúa Đông
xuân mặc dù có đất bỏ hoang và nước tưới chủ động. Đứng trước khó khăn như
vậy, tỉnh Lai Châu đã đặt ra mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh gieo cấy
được 8.000 ha lúa Đông xuân, tức là phải mở rộng diện tích gieo cấy tăng thêm
2.000 ha từ nay đến năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

Xuất phát từ thực tế trên, để mở rộng diện tích sản xuất vụ Đông xuân đạt
hiệu quả tại các xã vùng cao của tỉnh, góp phần mở rộng diện tích sản xuất 2 vụ lúa,
từ đó nâng cao diện tích và sản lượng lúa của tỉnh, hoàn thành mục tiêu đề ra, cần
phải lựa chọn được một số giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với
điều kiện khí hậu của địa phương, cho năng suất và chất lượng phù hợp điều kiện
địa bàn tỉnh Lai Châu.
Chính vì lý do đó tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng,
phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện Tam Đường
tỉnh Lai Châu”
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Chọn giống lúa năng suất cao, chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái
huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, làm cơ sở khoa học từng bước phát triển mở rộng
sản xuất.
2.2. Yêu cầu
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, khả năng

chống chịu sâu bệnh hại và năng suất các giống lúa khảo nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nắm được các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả
năng chống chịu các giống mới thí nghiệm tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.
- Việc lựa chọn các giống lúa mới có triển vọng và từng bước mở rộng ra sản
xuất sẽ làm đa dạng nguồn gen giống lúa gieo trồng tại địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chọn được giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phù hơ ̣p
với điều kiện sinh thái huyê ̣n Tam Đường tỉnh Lai Châu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Đối với cây lúa, ngoài các yếu tố về kỹ thuật thì yếu tố giống đóng một vai
trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của con người. Giống tốt sẽ cho năng
suất cao, chất lượng tốt, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập trên một đơn vị diện
tích. Đặc tính của giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định đến
năng suất. Kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi
trường. Những giống được so sánh qua một loạt môi trường thì biểu hiện năng suất
thường khác nhau. Vì vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với môi trường
thường được sử dụng để đánh giá giống.
Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đều nghiên cứu về

giống lúa để lựa chọn, lai tạo ra những giống lúa có phẩm chất tốt nhất để đưa vào
sản xuất đại trà. Một giống lúa được coi là tốt khi nó có đầy đủ các phẩm chất tốt
như: Có độ thuần cao và ổn định qua nhiều thế hệ, thích nghi với điều kiện khí hậu
và thổ nhưỡng tại địa phương, có tiềm năng năng suất cao, chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận như rét, khô hạn, và đặc biệt là sâu bệnh hại.
Như vậy, để một giống lúa được đưa vào sản xuất tại địa phương phải được
tiến hành các khâu sản xuất thử nghiệm từ 2 đến 3 vụ liên tục để đánh giá tính thích
ứng của giống với điều kiện khí hậu thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương, khả
năng chống chịu sâu bệnh hại và tiềm năng năng suất cũng như tính ổn định của
giống qua mỗi thời vụ khác nhau. Để kết luận là giống lúa tốt, phù hợp với địa
phương thì giống lúa đó phải đạt các yêu cầu sau:
- Sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng
của địa phương.
- Chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: lạnh, hạn… và
chống chịu sâu bệnh.
- Chịu thâm canh, có tiềm năng năng suất cao. Năng suất ổn định trong các
vụ khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

- Thời gian sinh trưởng không quá dài, đặc biệt là trong vụ Đông xuân. Độ
thuần đồng ruộng cao, không bị lẫn giống.
- Chất lượng gạo tốt, đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Tỉnh Lai Châu trong những năm qua đã tích cực thử nghiệm các giống lúa
mới nhằm tìm ra những giống có tiềm năng năng suất cao nhằm thay thế những
giống lúa cũ hoặc giống lúa địa phương cho năng suất thấp nhằm nâng cao năng

suất, sản lượng lúa của tỉnh. Vì vậy một loạt các giống lúa mới như lúa lai: Nghi
hương 2308, Thục hưng 6, Nam dương 99, LC25…hay các giống lúa thuần như:
Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, Khang dân 18 đã được đưa vào sản xuất để thay
thế các giống cũ như Nhị ưu 838 hay bao thai…Tuy nhiên, đối với các xã vùng cao
có cao trình trên 700m so với mực biển của tỉnh vẫn cần có những giống lúa có khả
năng chống chịu tốt, đặc biệt là chịu lạnh trong điều kiện vụ Đông xuân, có thời
gian sinh trưởng ngắn để thuận lợi cho việc bố trí vụ Mùa là điều hết sức cần thiết.
Vì vậy cần lựa chọn thêm các giống lúa mới để bổ xung vào cơ cấu giống của tỉnh,
đặc biệt là cho các xã vùng cao.
1.2. Vai trò của giống lúa và bộ giống lúa nước ta hiện nay
1.2.1. Vai trò giống lúa trong sản xuất
Giống là tư liệu sản xuất, không có giống thì không thể sản xuất ra một thứ
nông sản phẩm nào, vì vậy giống tốt là cơ sở nội tại, là tiềm năng để nâng cao năng
suất cây trồng. Ông cha ta đã có câu: “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, điều đó đã
nói lên vai trò to lớn có tính quyết định của yếu tốt giống trong việc tạo tiềm năng
năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho
thấy, các giống lúa mới đã góp phần làm tăng sản lượng tới 60 - 70% so với các
giống lúa cũ (Lê Duy Thành, 2010) [14]. Còn theo Bùi Chí Bửu, trong thời kỳ đổi
mới (1986 - 2005), năng suất lúa tăng bình quân từ 2,81 tấn/ha lên 4,82 tấn/ha (tức
là tăng 1,71 lần) là do kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giống
đóng vai trò đặc biệt quan trọng, (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [2]. Theo Mai
Văn Quyền thì chỉ cần nâng cao phẩm chất hạt giống đã phổ biến trong sản xuất
cũng có thể nâng cao năng suất lúa từ 10 - 20%, (Nguyễn Văn Luật, 2008) [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5


Còn theo Nguyễn Trí Ngọc, nguyên cục trưởng Cục Trồng trọt thì giống lúa vừa là
mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo,
(Nguyễn Trí Ngọc, 2006) [12]. Sử dụng giống lúa tốt là biện pháp tăng năng suất
lúa ít tốn kém nhất, là cơ sở hàng đầu để nâng cao năng suất lao động. Giống tốt
được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn
hàm lượng chất xám trong nông sản. Nếu giống tốt, giống thích hợp tốt với thổ
nhưỡng, thời tiết thì mùa màng bội thu, còn nếu ngược lại thì thất thu.
Như vậy, yếu tố giống đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, là một
trong những yếu tố chính góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Bên cạnh đó,
giống còn góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao sức chống chịu cho cây.
Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sống của cây lúa đã có
nhiều biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi cho cây lúa phát triển như: Nhiễm
mặn, nhiễm phèn, hạn hán, tố lốc…và xuất hiện nhiệu loại sâu bệnh hại lúa. Việc lai
tạo, chọn lọc các giống lúa trong những năm qua đã cho ra đời các giống lúa có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt trong những điều kiện bất lợi đó, như các giống lúa
chịu mặn, chịu hạn, chống đổ.., các giống lúa có khả năng chống chịu hoặc kháng
được một số đối tượng sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng
cũng như chất lượng lúa gạo. Từ đó chúng ta có thể kết luận, giống lúa có vai trò rất
quan trọng trong sản xuất hiện nay.
1.2.2. Nghiên cứu bộ giống lúa đang sử dụng ở nước ta hiện nay
Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất
trên thế giới, tuy nhiên năng suất và chất lượng lúa gạo của chúng ta chưa đủ sức
cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ và
khả năng thâm canh của chúng ta còn thấp và đặc biệt quan trọng là bộ giống lúa
của chúng ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn: Nhiều giống có tiềm năng năng suất
thấp, tính chống chịu kém, chất lượng gạo thấp. Chính vì vậy nên giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam luôn thấp hơn so với gạo của các nước xuất khẩu trong khu vực, đặc
biệt là Thái Lan.
Thực tế hiện nay là Việt Nam có quá nhiều giống lúa dẫn đến loạn giống,
trong khi chưa có một giống lúa nào có thương hiệu tầm cỡ thế giới. Nhiều ý kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

cho rằng: Bộ giống lúa của chúng ta hiện nay chủ yếu là giống du nhập từ nước
ngoài chứ thực tế các viện tạo được giống đủ sức cạnh tranh là rất ít. Miền Bắc chủ
yếu là giống du nhập từ Trung Quốc, Miền Nam chủ yếu là giống từ nguồn IRRI,
(Lê Duy Thành, 2010) [14].
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong giai đoạn 1986 đến 2004, tỷ lệ giống
được chọn tạo trong nước chiếm 42,2% diện tích gieo trồng, tỷ lệ giống nhập nội
chiếm 43,8% diện tích, số còn lại là giống lúa địa phương. Giai đoạn 1984 - 2000,
trong tổng số 131 giống được công nhận chỉ còn 94 giống có mặt trong sản xuất và
trong tổng số 680 giống lúa đang gieo trồng (tính cả giống bản địa) có 43 giống
không còn trong sản xuất sau khi được công nhận giống vài năm và 27 giống có mặt
với diện tích rất ít, (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [2]. Điều này cho thấy, chất
lượng các giống lúa được lai tạo, chọn lọc vẫn còn có nhiều tồn tại, hạn chế nên
mặc dù đã được công nhận giống chính thức nhưng không thể đưa vào sản xuất,
không được người nông dân chấp nhận.
Nhìn chung, trong những năm qua, chúng ta đã ứng dụng thành công nhiều
giống lúa mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa. Tuy
nhiên các giống lúa tốt để phục vụ cho sản xuất đại trà còn rất thiếu, bộ giống lúa
của chúng ta vẫn tồn tại một số bất cập cần phải được khắc phục, cụ thể là:
- Chưa có nhiều giống tốt (kể cả về số lượng và chủng loại) để phục vụ nhu
cầu sản xuất.
- Chất lượng gạo của giống còn thấp.
- Khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi và tính thích ứng với các điều
kiện sinh thái khác nhau còn hạn chế.

- Hiện tượng thoái hóa giống gia tăng, làm mất đi nhiều đặc tính, tính trạng
quý hiếm của giống.
- Công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, cung ứng giống chưa được chú
trọng đúng mức nên chưa chủ động cung ứng được đầy đủ giống tốt, chất lượng cao
cho sản xuất, thiếu nguồn giống mới bổ sung, thay thế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

1.2.3. Định hướng sản xuất giống của nước ta trong thời gian tới
Chính vì thực trạng giống lúa của nước ta trong những năm qua còn nhiều
hạn chế nên Đảng và Nhà nước ta đã định hướng và đầu tư cho công tác giống nông
nghiệp và coi đó là một trong những khâu tối quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho người nông dân và tăng
sức cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo Bộ Nông nghiệp
và PTNT, định hướng sản xuất giống lúa trong thời gian tới là:
- Mục tiêu trước mắt:
Tập trung nghiên cứu chọn tạo và sản xuất ra các loại giống lúa có năng suất
cao, kể cả lúa lai và lúa thuần.
Chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng,
chất lượng chế biến và có giá trị thương phẩm hàng hóa cao.
Chọn tạo các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận.
Chọn tạo ra các giống lúa có đặc tính nông sinh học phù hợp nhằm đáp ứng
nhu cầu của sản xuất và người tiêu dùng: Chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, khả
năng cơ giới hóa và bảo quản.
- Mục tiêu lâu dài: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
về phát triển nông nghiệp nông thôn, đã xác định về lâu dài, sản xuất nông nghiệp

của nước ta vẫn là một trong những ngành kinh tế chủ lực, trong đó việc đảm bảo,
ổn định an ninh lương thực được đặc biệt quan tâm, đồng thời phấn đấu giữ vững
cạnh tranh trên thị trường thế giới về xuất khẩu gạo. Muốn vậy chúng ta phải:
Chủ động chọn tạo và nhập nội được nhiều loại giống lúa có đặc tính tốt,
năng suất chất lượng cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn giống lúa tốt
cho sản xuất, thay thế bộ giống lúa năng suất, chất lượng thấp, hiệu quả kém.
Phát triển giống lúa đáp ứng cả hai yêu cầu về an toàn lương thực và có khả
năng cạnh tranh cao về chất lượng nông sản.
Phát triển giống lúa có năng suất cao và ổn định, hướng lâu dài đột phá
ngưỡng trần (>8 - 10 tấn/ha/vụ).
Phát triển giống lúa có phẩm chất gạo ngon, đáp ứng thị hiếu thị trường nội
địa và xuất khẩu, (Lê Duy Thành, 2010) [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

1.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chất lượng trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Công tác chọn tạo giống lúa có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao
năng suất và sản lượng, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa, vì vậy việc
bảo tồn và lưu giữ nguồn gen lúa để phục vụ công tác chọn tạo giống đã được con
người chú trọng từ rất lâu. Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Thế giới (FAO) đã
tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề ra phương hướng thúc đẩy việc xây dựng ngân
hàng gen phục vụ cho việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ lợi ích lâu
dài của nhân loại. Trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới đã hình thành nhiều tổ chức
quốc tế, đảm nhận việc thu thập tập đoàn giống trên thế giới đồng thời cung cấp
nguồn gen để cải tạo giống lúa trồng, (Trần Đình Long, 1992) [9]. Năm 1924 Viện

nghiên cứu cây trồng Liên Xô (cũ) được thành lập, nhiệm vụ chính là thu nhập và
đánh giá bảo tồn nguồn gen cây trồng. Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI thành lập
năm 1960 đến năm 1962 đã tiến hành thu thập nguồn gen cây lúa, đến năm 1977
chính thức khai trương ngân hàng gen, tại đây đã thu thập tập đoàn cây lúa từ 110
quốc gia trên thế giới trong bộ sưu tập có hơn 80 nghìn mẫu, trong đó có các giống
lúa trồng ở Châu Á, O. sativa chiếm đến 95% còn 2.194 mẫu đang ở thời kỳ hạt nhân,
chuẩn bị đăng ký vào ngân hàng gen cây lúa, (Gomez, KA, 1995) [18]. Đến năm
1995, viện lúa Quốc tế IRRI đã có một ngân hàng gen của khắp thế giới. Đã thu thập
được 81.000 mẫu giống, trong đó lúa Châu Á có 76.620 mẫu, lúa Châu Phi có 3.000
mẫu và lúa dại có 2.400 mẫu. Ngân hàng gen đã được bảo quản rất cẩn thận trong
kho lạnh, có thể giữ sức nảy mộng tới 100 năm, Bùi Huy Đáp, dẫn theo (Nguyễn Văn
Luật, (2008) [10]. Đối với nguồn tài nguyên phong phú, cùng với đội ngũ các nhà
khoa học giầu trí tuệ và những phương tiện nghiên cứu hiện đại IRRI đã thực hiện
được vai trò trung tâm trong cuộc cách mạng xanh, đã góp phần thúc đẩy việc sản
xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia trồng lúa ở trên thế giới. IRRI đã có quan hệ
chính thức ở Việt Nam ta từ năm 1975 trong chương trình thí nghiệm giống quốc tế
trước đây và hiện nay là chương trình đánh giá nguồn gen cây lúa, trong quá trình
hợp tác Việt Nam đã nhập được 279 tập đoàn lúa gồm hàng ngàn mẫu giống, mang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

nhiều đặc điểm sinh học tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận
như nhiệt độ, nhiễm mặn, hạn hán, úng lụt vv.. (Shen,J.H, 2000) [22].
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã lai tạo chọn lọc hàng trăm giống lúa tốt được
gieo trồng phổ biến trên thế giới. Các giống lúa IR8, IR5, IR6, IR30 và những giống
lúa khác đã tạo ra sự nhảy vọt về năng suất.

Các nước có diện tích trồng lúa lớn trên thế giới rất chú trọng trong công tác
bảo tồn, lưu giữ nguồn gen để chọn tạo các giống lúa có năng suất và phẩm chất tốt,
mang đặc trưng của mỗi quốc gia. Như ở Thái Lan, từ năm 1950 đã thu nhập và làm
thuần một số giống lúa địa phương, đưa các giống lúa cổ truyền vào trồng. Nhiều
trung tâm nghiên cứu, chọn tạo giống lúa đã được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là
chọn lọc, phục tráng và lai tạo ra các giống lúa có chất lượng tốt phục vụ cho nội tiêu
và xuất khẩu. Điển hình là các giống lúa nổi tiếng như Khaw Dawk Mali, Jasmin
(Hương nhài), (Hoang, CH, 1999) [19]. Hay như tại Trung Quốc, vào những năm
1960, 1970 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã cho ra đời hàng loạt các giống lúa có
năng suất cao, phẩm chất tốt như: Bao Thai, Chân Châu lùn, Mộc Tuyền... (Lin, SC,
2001) [21]. Các giống này cũng đã nhập vào Việt Nam và cho tới nay nhiều giống
vẫn được một số địa phương gieo trồng, đặc biệt là giống bao thai tại Lai Châu.
Ấn Độ cũng là một nước đi đầu trong công cuộc cách mạng xanh về cải tiến
giống lúa. Viện nghiên cứu giống lúa trung ương của Ấn Độ được thành lập vào
năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa đóng vai trò đầu tầu trong việc nghiên cứu, lai tạo
các giống lúa mới phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra tại các bang của Ấn Độ đều có
các cơ sở nghiên cứu, trong đó các cơ sở quan trọng ở Madras heydrabat, Kerala,
hoặc Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á nhiệt đới (ICRISAT). Các giống lúa nổi
tiếng của Ấn Độ có thể kể đến như Basmati, Brimphun...
Indonesia là nước đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích trồng lúa. Đây cũng là
nước có rất nhiều giống lúa chất lượng cao, có nguồn gốc bản địa hoặc được lai tạo
tại các cơ sở nghiên cứu. Các giống lúa chất lượng nổi tiếng của nước này là Peta,
BenWan, Sigadis, Synthe, Pelita1-1 và Pelita1-2 (IRRI 1997) [20].
Ngoài ra, nhiều nước ở khu vực Đông Á đã chọn tạo được những giống lúa
nổi tiếng, như: ở Nhật Bản có giống Koshihikari là giống lúa cổ truyền của Nhật,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10

thuộc loài phụ Japonica, có chất lượng cao, hương vị rất được ưa thích trong những
bữa ăn chính của người Nhật. Giống lúa Koshihikari được xem như là lúa Basmati
của Nhật với diện tích gieo trồng chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng lúa ở nước
này, Khuất Hữu Trung [15]. Hay ở Hàn Quốc có giống Tongil, Đài loan có giống Tai
chung 1, Tai chung 2, Gang changi, Đee - Geo-Woo-Gen ... (Hoang, CH, 1999) [19].
Trong sản xuất lúa, giống là yếu tố vô cùng quan trọng, đóng góp vào việc
tăng năng suất và sản lượng. Điều đó được đúc kết qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống” của cha ông ta. Vì vậy, các viện nghiên cứu, trường đại
học trong và ngoài nước luôn ưu tiên công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa
mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Chỉ tính riêng viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế
IRRI cũng đã lai tạo và đưa ra sản xuất hàng nghìn giống lúa các loại, trong đó tiêu
biểu là các giống lúa như: IR5, IR6, IR8, IR30, IR34, IR64, Jasmin... Đặc biệt là hai
giống IR64 và Jasmin là những giống có phẩm chất gạo tốt, được trồng rộng rãi ở
nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay viện IRRI đang tập trung
vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa có năng suất siêu cao (siêu lúa) có thể đạt
13 tấn/ha/vụ, đồng thời tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có chất
lượng cao (giàu vitamin A, giàu Protein, giàu Lisine, có mùi thơm...) để vừa hỗ trợ
các nước giải quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng, (Cada, E.C, 1997) [16]. Một số nước có tốc độ thay đổi
giống lúa mới khá nhanh như Philippin 20,6%, Hàn Quốc 16,1%, Ấn Độ 13,5%,
Thái Lan 6,7%. Nhu cầu ngày càng tăng về giống lúa không những về số lượng và
còn cả về chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ngày càng tăng trên thế giới, nhất là các
giống lúa chất lượng, nhiều phương pháp chọn tạo giống đã được áp dụng để có thể
đưa ra được các giống lúa có chất lượng cao, có hương thơm, độ dẻo và cân bằng
các thành phần dinh dưỡng. Các phương pháp chọn tạo giống truyền thống như lai
tạo với phương pháp lai hai dòng, lai ba dòng thực hiện chủ yếu ở Trung Quốc đã
thành công, tạo ra các giống lúa lai có chất lượng cao và có khả năng chống chịu

sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường cao hơn các giống lúa chất lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

truyền thống. Ngoài ra, các phương pháp chọn tạo giống khác như: chọn giống đột
biến, chọn giống liên kết với các chỉ thị phân tử gần đây cũng đã được áp dụng và
cũng đã có được những thành tựu đáng kể. Phương pháp chọn giống đột biến sử
dụng các tác nhân hóa học và vật lý để biến đổi kiểu gen của lúa qua quá trình chọn
lọc đã chọn tạo được các giống lúa chất lượng có các đặc điểm cải tiến hơn so với
các giống gốc, cho năng suất cao hơn, chống đổ, chịu hạn, chịu mặn…nhưng vẫn
giữ được phẩm chất như các giống lúa gốc. Các phương pháp sinh học phân tử ngày
càng phát triển đã giúp cho việc chọn tạo giống lúa chất lượng trở nên thuận lợi, rút
ngắn được thời gian cũng như giảm đáng kể nguồn chi phí. Các gen quy định tính
trạng chất lượng như gen mùi thơm như badh2, gen mã hóa enzyme tổng hợp tinh
bột wx đã được xác định và giải trình tự ở các giống lúa chất lượng và sự thiết lập
được bản đồ các gen cũng như các chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng chất lượng
đã góp phần thúc đẩy cho việc chọn tạo giống lúa chất lượng trở nên dễ dàng và
nhanh chóng.
Ngày nay việc chọn tạo giống chất lượng được phát triển theo hướng kết hợp
giữa chọn giống truyền thống như lai tạo hoặc đột biến với phương pháp liên lết với
chỉ thị phân tử (Marker assisted selection- MAS) để có thể chọn lọc một cách chính
xác và hiệu quả với chi phí ít tốn kém hơn và thời gian cũng ngắn hơn, (Khuất Hữu
Trung, 2012) [15].
1.3.2. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nơi được gọi là quê hương của lúa trồng. Lịch
sử nhân loại đã ghi nhận Việt Nam có nền văn minh trồng lúa nước từ khi lập nước.

Đã có rất nhiều giống lúa chất lượng thuộc loại lúa địa phương được đưa vào gieo
trồng như Nàng Thơm Chợ Đào ở miền Nam, Tám thơm ở miền Bắc, lúa Dự, lúa
Di, miền Trung có lúa Gié (hoặc De) như Gié An Cựu và các giống lúa nương.
Theo những thu thập chưa đầy đủ của cơ quan Canh nông thời Pháp và sau 1945
của ta, đã có 1.000 mẫu giống ở miền Bắc và 1.500 mẫu giống ở Miền Nam, tất cả
đều thuộc loài O. Sativa, (Bùi Huy Đáp, dẫn theo Nguyễn Văn Luật, 2008) [10].
Còn theo Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, (dẫn theo Nguyễn Văn Luật, 2008) [10]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Công việc sưu tập quỹ gen của Việt Nam bắt đầu từ năm 1977 với các vùng trọng
tâm được xác định là Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, vùng
ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 1.800 mẫu giống lúa cổ truyền và 160
quần thể lúa hoang dại được sưu tầm và bảo quản tại viện Lúa. Viện lúa Đồng bằng
sông Cửu Long cũng đã tiến hành bảo quản 438 mẫu giống lúa trồng có nguồn gốc
từ nước khác bao gồm 400 mẫu thuộc Indica, 38 mẫu thuộc Japonica làm vật liệu du
nhập từ bên ngoài. Hiện nay Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật thuộc Viện
khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã bảo quản hơn 5.000 mẫu giống lúa địa
phương, trong đó có khoảng 1.200 mẫu giống lúa nếp cổ truyền và có nhiều giống
lúa thơm, có phẩm chất gạo ngon như: Một bụi, Trắng tép (vùng bán đảo Cà Mau),
Móng chim, Xương gà, Bằng tây (Long An, Tây Ninh)...Trong 711 giống lúa địa
phương phía Bắc Việt Nam đã xác định có 68 giống lúa thơm, chiếm 9,6%. Trong
tổng số 577 giống lúa Japonica phía Bắc Việt Nam có 363 giống lúa nương, chiếm
62,9%, (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2007) [13].
Xác định yếu tố giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nên
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề chọn lọc, lai tạo các giống lúa mới

để đưa vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân. Viện Cây Lương thực và Cây
thực phẩm đã được thành lập từ năm 1968 với rất nhiều các nhà nông học nổi tiếng
như Giáo sư, Bác sỹ nông học Lương Đình Của, Giáo sư, Viện sỹ Vũ Tuyên
Hoàng...Tại đây đã có nhiều giống được lai tạo và chọn lọc như các giống P4, P6,
nếp K12 hay các giống như P9, GL105, ĐB6, ĐB5, ĐB1..
Hiện nay cả nước có 25 đơn vị nghiên cứu tham gia chọn tạo giống cây trồng
mới, trong đó 15 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, 7 thuộc Bộ Giáo dục và
đào tạo, 1 thuộc Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và 2 thuộc Bộ Công
nghiệp. Bên cạnh đó, còn có hàng chục công ty nước ngoài, công ty trong nước
đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội giống phục vụ sản
xuất, (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [2].
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là một viện nghiên cứu nông
nghiệp hàng đầu ở Việt Nam được thành lập năm 2005 và đã có nhiều thành tựu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

trong việc chọn tạo các giống lúa, nhất là các giống lúa chất lượng cao như: IR64,
IR66, NN9A, hay các giống lúa PC6, HT6, HT9, P6 đột biến, GL102... Viện Di
truyền Nông nghiệp nghiên cứu tạo ra các giống lúa mới, nổi tiếng như: DT10,
DT12, V18... Viện Bảo vệ thực vật chọn tạo được nhiều giống lúa có chất lượng tốt
năng suất cao như: CR203, C70, C71...
Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long là một viện nghiên cứu chuyên sâu về
các giống lúa đặt tại trung tâm của châu thổ sông Cửu Long. Các giống lúa
MTL241, MTL305, MTL385, MTL386, MTL389, OM35-36 do viện chọn lọc, lai
tạo đang được trồng phổ biến ở đồng bằng này, tạo ra bước ngoặt lớn về năng suất
và chất lượng.

Với trình độ khoa học công nghệ trong chọn tạo giống lúa hiện nay, các Viện
nghiên cứu và các công ty vẫn đang tiếp tục lựa chọn, phục tráng nhiều giống lúa có
chất lượng tốt, năng suất cao như Tám xoan Hải Hậu, Nếp cái hoa vàng và phục
tráng những giống lúa cổ truyền địa phương như Séng cù, Tẻ râu, Nếp tan Co
giàng...để đưa vào sản xuất. Các giống lúa chất lượng được chọn tạo đã góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao năng suất và giá trị lúa gạo của Việt Nam, đưa Việt
Nam trở thành một trong những Quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có từ rất lâu đời so với sự phát triển của nghề
trồng lúa ở các nước Châu Á. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nhận định
rằng Việt Nam là cái “ nôi” của nền văn hóa lúa nước.
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là Đồng bằng Sông Hồng ở phía Bắc
và Đồng bằng Sông Cửu Long ở phía Nam. Tuy nhiên, từ Bắc vào Nam nơi đâu
cũng có lúa trồng. Quá trình khai hoang phục hoá cùng với việc thâm canh tăng vụ
đã đưa tổng diện tích lúa thu hoạch của nước ta từ 4,74 triệu ha năm 1961 lên 7,67
triệu ha năm 2000.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(Tấn/ha)

(triệu tấn)

2009

7,44

5,24

38,95

2010

7,49

5,34

40,00

2011

7,65

5,54


42,4

2012

7,75

5,63

43,66

7,9

5,57

44,04

Năm

2013

Nguồn: Faostat, cập nhật ngày 24/5/2015
Về sản lượng lúa gạo ở Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những
nước có sản lượng lúa gạo lớn và có chiều hướng tăng do ứng dụng thành công các
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ
11,363 lên 15,875 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích
và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2
triệu tấn/năm, (Bùi Huy Đáp, 1999) [5]. Từ năm 1990 đến nay, sản lượng lúa gạo
của Việt Nam không ngừng tăng trưởng nhờ có các giống lúa mới ngắn ngày, đáp
ứng cho nhu cầu mở rộng diện tích canh tác hàng năm. Các biện pháp kỹ thuật canh
tác tốt được áp dụng trên phạm vi rộng, sản lượng và năng suất trên một đơn vị diện

tích tăng đáng kể. Tất cả các yếu tố trên đã làm nên sản lượng lúa của Việt Nam
đứng hàng đầu của thế giới. Sản lượng lúa của nước ta đã có 19,23 triệu tấn (năm
1990) lên 32,51 triệu tấn (năm 2000), (Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương,
2014) [3]. Năng suất và diện tích canh tác lúa tăng liên tục hàng năm đã giúp Việt
Nam lần đầu tiên đạt sản lượng ở mức 42,4 triệu tấn vào năm 2011, 43,66 triệu tấn
vào năm 2012 và 44,04 triệu tấn vào năm 2013.
Có được sự tiến bộ nhanh như vậy là nhờ có công lớn của các nhà khoa học
đã chọn tạo ra những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao giúp cho tăng vụ và với
những biện pháp canh tác thích hợp. Nhờ vậy, Việt Nam từ chỗ là nước thiếu ăn
triền miên trở thành nước không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong
nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về
các nước xuất khẩu gạo (năm 2012 vươn lên đứng thứ nhất về xuất khẩu gạo).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam đạt 7.753.163 ha;
năng suất đạt 56,32 tạ/ha; sản lượng đạt 43,66 triệu tấn.
Về thị trường xuất khẩu gạo theo thống kê tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu
tăng 3% nhưng vẫn còn cạnh tranh so với Thái Lan, thu hút các nhà nhập khẩu gạo
ở châu Á.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tính đến 31/10/2012 Việt Nam
đã vươn lên vị trí số 1 về các nước xuất khẩu gạo, (Nguyễn Huyền, 2014) [6]. Tuy
nhiên, năm 2013 cả nước xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn
(tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%,
đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này, Việt Nam đã
không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm

2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu
cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm
2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo. Các thị trường xuất khẩu gạo
chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines,
Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn
nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn
2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38%
về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt giảm
so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh như: Indonesia (giảm
83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng
và giảm 73,6% về kim ngạch); Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57%
về kim ngạch); Đài Loan (giảm 53,29% về lượng và giảm 49,46% về kim ngạch).
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao
trên 100% về lượng và kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về lượng và
tăng 458,73% về kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về
kim ngạch); U.A.E (tăng 121,22% về lượng và tăng 113,14% về kim ngạch); Hà
Lan (tăng 241,85% về lượng và tăng 145,62% về kim ngạch) và Ba Lan (tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×