Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

Kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến van tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 32 trang )

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VAN TIM


Mục tiêu

- Mô tả được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh
van tim.
- Xác định được nhu cầu cần chăm sóc với bệnh nhân bị bệnh van
tim.
- Lập được kế hoạch chăm sóc và thực hiện tốt các kế hoạch
chăm sóc người bệnh
.


ĐẠI CƯƠNG
Bệnh van tim là bệnh do các tổn thương tại van và bộ máy dưới van(dây chằng, cột cơ, vòng

van)
biểu hiện bằng: dầy, vôi hóa, thoái hóa , nhiễm trùng van và tổ chức dưới van gây hậu quả là
hẹp và/ hoặc hở van tim.
Nếu bệnh nhân không được điều trị, cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim có thể tử vong.
Bệnh van tim do nhiều nguyên nhân gây ra.






- Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 50% bệnh nhân bị bệnh tim mạch nằm điều trị tại bệnh viện.

Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là tương đương nhau đối với bệnh van tim nói chung.


 Phương pháp điều trị gồm: điều trị triệu chứng, biến chứng và điều trị nguyên nhân gây
bệnh.
Bệnh van tim có tiên lượng điều trị rất tốt nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và
phòng bệnh tốt.




YẾU TỐ THUẬN LỢI
- Điều kiện vệ sinh, điều kiện sống không đảm bảo làm bệnh nhân hay bị viêm họng do liên
cầu beta tan huyết nhóm A
- Người mẹ khi mang thai bị nhiễm Virus ảnh hưởng đến quá trình hình thành tổ chức của
thai nhi
- Người bệnh bị một số bệnh lý về da liễu, nhiễm trùng máu, bệnh khớp, bệnh thận, bệnh
mạch vành...
- Người cao tuổi


NGUYÊN NHÂN
+ Bệnh Thấp tim là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh van tim.

+ Bẩm sinh: Động mạch chủ có 2 lá van, sa van hai lá, xẻ van hai lá, hội chứng Lutembacher...
+ Thoái hóa ở người cao tuổi
+ Biến chứng của các bệnh khác: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, viêm đa
khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, giang mai, bệnh thận...


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
+ Cơ năng: Mệt, tức ngực, đánh trống ngực, ho, đau ngực...
+ Thực tổn:

Rối loạn nhịp tim.
Nghe tim có tiếng thổi.
Các biểu hiện của biến chứng như: phổi có ran, gan to, phù, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp
thấp...


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
+ Điện tâm đồ: dày nhĩ, dày thất, nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu...
+ Siêu âm tim: Hình ảnh hẹp hoặc hở van tim. Mức độ hẹp van hoặc hở van như: mức độ nhẹ,
vừa hay nặng. Mức độ tổn thương van và tổ chức dưới van như: mức độ dày, mức độ vôi hóa
của van và tổ chức dưới van. Mức độ giãn vòng van, rách van, thủng van hoặc đứt dây chằng,
cột cơ...
+ Chụp tim phổi: Rốn phổi đậm, hình tim to, cung động mạch phổi phồng...
+ Các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân: Thông tim chụp buồng tim, chụp mạch
vành, chụp MRI tim


CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
+ Hở van hai lá, hở van ba lá:

Lâm sàng nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim, trong mỏm tim.
 Siêu âm-Doppler tim có dòng màu phụt ngược từ tâm thất vào tâm nhĩ thời kỳ tâm thu.
+ Hẹp van hai lá, hẹp van ba lá:
Lâm sàng ghe thấy tiếng rung tâm trương, T1 đanh ở mỏm tim, trong mỏm tim.
Siêu âm-Doppler tim thấy van hai lá, van ba lá di động dạng song song, biên độ mở van hạn
chế, có chênh áp cao qua van.






+ Hở

van động mạch chủ, hở van động mạch phổi: - Lâm sàng nghe thấy tiếng
thổi tâm trương ở khoang liên sườn 2- 3 cạnh ức trái.
- Siêu âm-Doppler tim thấy dòng màu phụt ngược từ động mạch chủ vào thất trái,
từ động mạch phổi vào thất phải trong thì tâm trương.
+ Hẹp van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi:
- Lâm sàng nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở khoang liên sườn 2 cạnh ức phải, liên
sườn 2 cạnh ức trái.. -Siêu âm- Doppler tim thấy van động mạch chủ, van động
mạch phổi mở kém. Có chênh áp cao qua van


BIẾN CHỨNG
- Rối

loạn nhịp: Ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh, nhịp chậm, rung nhĩ...
- Ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu.
- Khó thở: Lúc đầu khó thở khi gắng sức, sau đó mức độ khó thở tăng dần và cuối cùng là
khó thở cả khi nghỉ.
- Suy tim: với các biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đánh trống ngực, phù, gan to, tĩnh mạch
cổ nổi, phổi có ran ẩm ứ đọng...
- Tắc mạch: Tắc mạch não gây liệt nửa người, tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi, tắc mạch chi
gây phù hoặc hoại tử vùng không có mạch nuôi...


ĐIỀU TRỊ

Điều trị triệu chứng
- Điều trị biến chứng

- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị những yếu tố làm nặng bệnh

thêm


PHÒNG BỆNH
- Với bệnh nhân bị

bệnh thấp tim cần phải điều trị phòng thấp cấp 2 bằng tiêm Penicilline
chậm liên tục và kéo dài(vì chưa có vacine phòng bệnh).
- Với những bệnh nhân có các bệnh mạch vành, bệnh thận, bệnh viêm đa khớp dạng thấp,
viêm cột sống dính khớp, bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường... cần điều trị bệnh và không
để bệnh tiến triển nặng dẫn đến biến chứng gây hở van tim


- Với bà mẹ mang thai cần giữ gìn tránh bị nhiễm virus hoặc các bệnh khác để ảnh hưởng đến sự phát
triển bình thường của thai nhi
Với những người chưa mắc bệnh cần:
Duy trì lối sống lành mạnh,
Ăn-uống điều độ,
Tập thể lực 30-45 phút/ ngày.
Không hút thuốc lá- thuốc lào.
Hạn chế rượu- bia.
Hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật.
Tránh những căng thẳng thần kinh quá mức(Stress)...
-












LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC


HỎI BỆNH
- Bệnh nhân mắc bệnh từ bao giờ? Trước đây có mắc bệnh thấp tim hay bệnh gì khác không?
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc hay các loại khác không phải là thuốc không?
- Gia đình có ai mắc bệnh tim mạch hay bệnh khác không?
- Bệnh nhân đã dùng thuốc gì chưa? Nếu đã dùng thì được bao nhiêu lâu? Có điều trị thường xuyên hay
không?
- Bệnh nhân có mệt nhọc không?
- Có khó thở không?
+ Khó thở khi gắng sức?
+ Khó thở thường xuyên cả khi nằm nghỉ?
+ Có Cơn khó thở về đêm không?
- Có hồi hộp, đánh trống ngực không? Cơn xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
- Có cơn đau thắt ngực không? Cơn xuất hiện khi nào và kéo dài trong bao lâu? Cơn đau ngực tự hết hay
phải dùng thuốc?
- Có ho không? Ho khan hay ho có đờm hay ho ra máu?
- Bệnh nhân có đau đầu, có mất ngủ không?
- Bệnh nhân có bị rối loạn tiêu hóa không?
- Có tăng cân hay giảm cân đột ngột không?



QUAN SÁT
-

- Tình trạng tinh thần mệt hay tỉnh táo?

- Thể trạng : gầy, Trung bình hay béo?
- Có tím da, niêm mạc không(Môi, đầu chi, toàn thân)?
- Có xuất huyết ( dưới da, chảy máu chân răng....) không?
- Móng tay, móng chân có khum không? Có dùi trống không?
- Màu da: có thiếu máu không?
- Kiểu thở có khó thở không?
- Quan sát đờm: Màu sắc, có bọt hồng hay cá đờm lẫn tia máu....
- Tĩnh mạch cổ có nổi không?
- Có phù không? Phù mặt, Phù toàn thân hay phù 2 chi dưới
- Mỏm tim đập có mạnh không? Và đập ở khoang liên sườn mấy?
- Nước tiểu: Khối lượng, màu sắc, Tính chất...


THĂM KHÁM
- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Tình trạng mạch: Đều hay không đều, nhanh hay chậm.
- Sờ: Có thấy mỏm tim đập mạnh hay nhẹ và có lan rộng không?


THAM KHẢO HỒ SƠ BỆNH ÁN

- Tiền sử cá nhân.
- Tiền sử gia đình.
- Cách thức điều trị của bác sĩ.

- Các xét nghiệm ( sinh hóa, huyết học, aslo.....)
- Các xét nghiệm thăm dò chức năng( Điện tâm đồ, siêu âm tim....)
-X – quang.
- Các thuốc đã dùng và cách dùng thuốc.


CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG

Mệt mỏi do giảm tưới máu cơ quan tổ chức?
 - Có rối loạn chức năng sinh tồn:
+ Mạch nhanh hay chậm?
+ Huyết áp cao hay tụt?
+ Nhịp thở: Rối loạn nhịp thở? Cơn ngừng thở?
+ Nhiệt độ: cao hay thấp?
- Có rối loạn ý thức? lơ mơ hay hôn mê?
- Khó thở do ứ huyết ở phổi, rối loạn nhịp hay suy tim?
- Tăng tích dịch Trong cơ thể do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên?
- Thiếu kiến thức về bệnh do chưa được tư vấn hoặc tư vấn chưa đầy đủ hoặc không tuân thủ theo tư
vấn của nhân viên y tế.


LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

- Theo

dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Theo dõi tình trạng khó thở của người bệnh
- Theo dõi các biến chứng bất thường
- Theo dõi tiến triển của các biến chứng, tiến triển của bệnh
- Theo dõi các xét nghiệm

- Theo dõi tuân thủ điều trị, dùng thuốc
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc


THỰC HIỆN Y LỆNH TÍCH CỰC
- Thực

hiện thuốc, xét nghiệm theo y lệnh của bác sĩ
- Thực hiện y lệnh điều trị khác
- Thực hiện các thủ thuật, kỹ thuât theo y lệnh của bác sỹ
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ sửa hoặc thay van, trước can thiệp nong van hoặc thay
van qua da.


CHĂM SÓC CƠ BẢN

Chế độ ăn uống
 - Chế độ nghỉ ngơi
- Chế độ vệ sinh
- Chế đô tập luyện, phục hồi chức năng
- Chăm sóc tinh thần và các chăm sóc cơ bản để đáp ứng nhu cầu của người bệnh


GIÁO DỤC SỨC KHỎE
cho người bệnh và gia đình ngườibệnh

Chế độ ăn, uống
- Chế độ nghỉ ngơi và luyện tập
- Chế độ dùng thuốc, theo dõi tác dụng không mong muốn
- Chế độ phòng bệnh


.


THỰC HIỆN KẾ HOACH CHĂM SÓC
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở từ 2 lần trở lên/ngày tùy tình trạng người bệnh và thực hiện theo yêu cầu của
bác sĩ.
-Theo dõi liên tục người bệnh để phát hiện những bất thường, nhất là về ban đêm người bệnh có những cơn khó thở
- Theo dõi cân nặng hàng ngày: Nếu thấy cân nặng tăng nhanh( ví dụ 01 kg/ ngày) là người bệnh có suy tim có phù cần báo
ngay bác sĩ để có hướng điều trị sớm, can thiệp thuốc men và kiểm tra chế độ ăn uống của người bệnh.
- Theo dõi số lượng nước tiểu: Nếu người bệnh đái ít < 500ml/24h hoăc đái nhiều trên 3000ml/24 h cần báo ngay cho bác sĩ ,
điều dưỡng cần theo dõi sát để nhắc nhở người bệnh ăn hạn chế muối và uống ít nước.
- Theo dõi người bệnh có xuất huyết không ( nếu có dùng thuốc chống đông máu)
- Theo dõi xét nghiệm : nếu có chỉ số nào bất thường cần báo ngay cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc kịp thời cho bệnh nhân.
- Theo dõi người bệnh có tuân thủ dùng thuốc hay không?


×